Đề thi tự luyện số 06 Môn Sinh học

Câu 58: Học thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm của Darwin trên những phương diện 1, Chọn lọc tự nhiên không những tác động lên từng gen riêng rẽ mà nó tác động lên toàn bộ kiểu gen của một sinh vật. 2, Chọn lọc tự nhiên không những tác động tới quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi mà nó còn tác động lên quá trình hình thành loài mới. 3, Chọn lọc tự nhiên không những tác dụng lên từng cá thể mà nó còn tác dụng lên cả quần thể. 4, Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và tính di truyền của sinh vật. 5, Làm rõ vai trò định hướng quá trình tiến hóa của chọn lọc tự nhiên. Những phương diện đúng là A. 1; 2. B. 1; 2; 5. C. 1;3; 5. D. 2; 3; 5.

pdf9 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tự luyện số 06 Môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Trong một quần xã sinh vật, nhóm loài có khả năng biến đổi NO3 − thành NH4 + là A. Động vật đa bào. B. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. C. Thực vật tự dưỡng. D. Vi khuẩn phản nitrat hoá. Câu 2: Cho tự thụ phấn một cây lưỡng bội dị hợp về 2 cặp alen phân ly độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất thu được các cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp alen và đồng hợp về 2 cặp alen là : A. 25% và 50%. B. 50% và 50%. C. 25% và 25%. D. 50% và 25%. Câu 3: Theo quan điểm của Darwin, đối tượng và kết quả tác động của CLTN A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản. C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. Câu 4: Một đoạn ADN mạch đơn có tỷ lệ 4 A G T X    được sử dụng để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN mạch đơn có chiều dài tương tự mạch gốc. Về mặt lý thuyết, tỷ lệ các loại nucleotide tự do cần cung cấp cho quá trình này là A. A + G = 20%; T + X = 80%. B. A + G = 25%; T + X = 75%. C. A + G = 80%; T + X = 20%. D. A + G = 75%; T + X = 25%. Câu 5: Xét một locus 2 alen B và b trong quần thể một loài. Người ta nhận thấy, trong quần thể xuất hiện 7 kiểu gen. Mô tả nào dưới đây là chính xác về locus nói trên A. nằm trên NST thường, các alen trội lặn không hoàn toàn, loài lưỡng bội. B. nằm trên NST thường, loài tam bội. C. nằm trên vùng không tương đồng NST X, không có alen tương ứng trên Y, loài lưỡng bội. D. nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính X, Y, loài lưỡng bội. Câu 6 : Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở điểm cơ bản là A. Để duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái nhân tạo, con người bổ sung năng lượng vào hệ sinh thái. B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 7: Tiến hành phép lai hai cá thể mang kiểu gen dị hợp ở 2 locus gen cùng nằm trên một cặp NST ĐỀ THI TỰ LUYỆN SỐ 06 Giáo viên: NGUYỄN THÀNH CÔNG Đây là đề thi tự luyện số 06 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công). Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1 và phần 2). Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - tương đồng. Ở đời sau, người ta thu được 9% số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn ở cả 2 locus. Kết luận nào dưới đây là KHÔNG chính xác ? A. Cặp bố mẹ đem lai, 1 bên là dị hợp tử đều, một bên là dị hợp tử chéo có thể cho kết quả trên. B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%. C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 36%. D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Câu 8: Xét phép hai phép lai đơn gen giữa hai bố mẹ thuần chủng dưới đây: Bố quả đỏ x mẹ quả vàng: F1 thu được 100% quả đỏ Bố quả vàng x mẹ quả đỏ: F1 thu được 100% quả đỏ. Điều này chứng tỏ A. Gen quy định màu sắc quả nằm trên NST giới tính X. B. Gen quy định màu sắc quả nằm trên NST Y. C. Tính trạng do gen nằm ngoài tế bào chất quy định. D. Tính trạng do gen nằm trên NST thường. Câu 9: Dựa trên các bằng chứng cổ sinh vật học thì Quyết trần phát triển cực thịnh ở A. kỉ Cacbon thuộcđại Cổ sinh. B. kỉTriat (Tamđiệp) thuộcđại Trung sinh. C. kỉKrêta (Phấn trắng) thuộcđại Trung sinh. D. kỉCambri thuộcđại Cổ sinh. Câu 10: Ởcà chua, alen A quyđịnh quả đỏtrội hoàn toàn so với alen a quyđịnh quảvàng. Cây tứ bội và cây tam bội giảm phân cho các giao tử lưỡng bội, giao tử đơn bội có sức sống bình thường. Phép lai giữa hai cây cà chua AAaa và Aaa cho tỷ lệ kiểu hình A. 11 cây quả đỏ: 1 cây quảvàng. B. 17 cây quả đỏ: 1 cây quảvàng. C. 35 cây quả đỏ: 1 cây quảvàng. D. 5 cây quả đỏ: 1 cây quảvàng. Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là KHÔNG chính xác khi nói về ưu thế lai? A. Ưu thế lai được biểu hiện ở F1 và sau đó giảm dần qua các thế hệ. B. Ưu thế lai có thể được hình thành nhờ hiện tượng cộng gộp các alen trội có lợi trong một kiểu gen. C. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại. D. Vì ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, do vậy người ta không cho các cá thể mang ưu thế lai sinh sản. Câu 12: Ở cà chua, bộ NST 2n =24. Số NST có mặt trong tam nhiễm kép là A. 26. B. 36. C. 72. D. 38. Câu 13: Hàm lượng ADN trong nhân của một tế bào sinh giao tử lưỡng bội là 6,6pg. Tế bào giảm phân hình thành giao tử, trong trường hợp bình thường, hàm lượng ADN trong nhân tế bào ở kỳ sau giảm phân I là A. 6,6pg. B. 13,2pg. C. 3,3pg. D. 26,4pg. Câu 14: Các hiện tượng sau đây cho thấy sự cách ly sinh sản giữa các loài (1) Voi châu phi và voi châu A không gặp gỡ và giao phối với nhau được. (2) Cừu có thể giao phối với dê, hợp tử tạo thành chết ngay sau khi hình thành (3) Sản phẩm lai giữa lừa và ngựa là con la bất thụ (4) Cấu tạo cơ quan sinh dục đực của loài này không tương thích với cơ quan sinh dục cái loài khác và không giao phối được. Hiện tượng cách ly sau hợp tử thể hiện ở A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (1), (2). Câu 15: Hiện tượng nào dưới đây có thể dẫn tới sự biến đổi đột ngột tần số tương đối của các alen trong Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - quần thể A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Phiêu bạt di truyền. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 16: Ở một loài lúa, khả năng chịu mặn được quy định bởi một gen đơn gồm hai alen trong đó R quy định khả năng chịu mặn và trội hoàn toàn so với r. Một quần thể lúa ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nói trên. Trong một ruộng thí nghiệm, người ta thấy 51% số có hạt thu được có thể mọc trên môi trường ngập mặn. Tần số tương đối của hai alen trong quần thể này là A. pR = 0,3; qr = 0,7. B. pR = 0,7; qr = 0,3. C. pR = 0,8; qr = 0,2. D. pR = 0,2; qr = 0,8. Câu 17: Hiện tượng tiến hóa hội tụ thể hiện qua ví dụ A. Hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, có di tích của nhụy ở giữa B. Chi trước của động vật có xương sống có trình tự phân bố xương tương tự nhau C. Gai cây bưởi là biến dạng của cành, gai hoa hồng là biến dạng của biểu bì thân. D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người có chung nguồn gốc. Câu 18: Bệnh mù màu đỏ lục ở người do một cặp alen lặn m (alen trội M không gây bệnh) nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y gây ra. Trong một gia đình, người bố bình thường còn người mẹ mù màu. Trong số các con sinh ra, có con trai bình thường, có con trai mù màu. Biết rằng không có đột biến cấu trúc NST, quá trình giảm phân ở mẹ bình thường. Kiểu gen của hai người con đó là A. X m Y, X M Y. B. X M X M Y, X m X m Y. C. X M X M Y, X m Y. D. X M X m Y, X m Y. Câu 19: Ở thỏ, alen trội tạo màu đốm trên thân và alen lặn tạo màu đồng đều. Ở một cặp alen khác, alen trội quy định lông ngắn và alen lặn quy định lông dài. Trong phép lai thỏ dị hợp ở cả hai cặp alen nói trên với thỏ lông dài, màu đồng đều thì thu được kết quả: 48 đốm, lông ngắn: 7 lông ngắn, đều: 5 đốm, lông dài và 40 lông dài, đều. Khẳng định nào dưới đây là KHÔNG chính xác trong trường hợp này A. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có sự tiếp hợp, trao đổi chéo. B. Tỉ lệ phân ly kiểu hình không trùng với tỉ lệ 1:1:1:1 trong phép lai phân tích hai tính trạng, do vậy sự di truyền của hai tính trạng trên tuân theo quy luật liên kết. C. Khoảng cách di truyền giữa các gen quy định màu lông và kiểu lông ở thỏ là 12cM. D. Tần số trao đổi chéo trong trường hợp này là 6%. Câu 20: Một người bình thường kết hôn với một phụ nữ bị bệnh máu khó đông. Theo lý thuyết, trong số những đứa con của họ, xác suất sinh ra con trai, mắc bệnh máu khó đông là A. 0%. B. 25%. C. 50%. D. 100%. Câu 21: Dựa trên các bằng chứng sinh học phân tử về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trong bộ Linh trưởng (tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%). Mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài kể trên theo thứ tự A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. Câu 22: Ở một loài thực vật, xét 2 locus di truyền độc lập, tương tác với nhau cùng quy định kiểu hình màu sắc hoa. Phép lai giữa hai cây dị hợp về cả 2 locus (AaBb) cho tỷ lệ màu sắc hoa ở đời con là 9 đỏ: 7 trắng. Cho cây dị hợp về cả 2 locus giao phấn với cây X. Đời sau thu được tỷ lệ 3 đỏ: 1 trắng. Kiểu gen của câyX là A. aabb. B. AABb. C. AaBb. D. aaBb. Câu 23: Một quần thểthực vật có tỉlệcác kiểu genởthếhệxuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ giao phấn, không có sự xuất hiện của các Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - nhân tố tiến hóa là: A. 0,2025AA : 0,495Aa : 0,3025aa. B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. C. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa. D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa. Câu 24: Phát biểu nào dưới đây là chính xác khi nói về chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã A. Mức độ phức tạp của chuỗi và lưới thức ăn tăng dần theo vĩ độ B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Câu 25: So với các loài thú nhiệt đới thì các loài thú vùng lạnh thường A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. Câu 26. Quá trình nguyên phân ở phôi của một hợp tử lưỡng bội người cho thấy hiện tượng một NST của cặp số 3 và một NST của cặp số 5 không phân ly, các NST khác phân ly bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ NST là A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1. B. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1. C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1. D. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1. Câu 27: Nhận định nào dưới đây về các nhân tố tiến hóa là KHÔNG chính xác? A. Chọn lọc tự nhiên quy định tốc độ và chiều hướng của quá trình tiến hóa, áp lực chọn lọc càng lớn thì tóc độ tiến hóa càng cao. B. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể, do vậy nó không được coi là nhân tố tiến hóa. C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng. D. Đột biến tự nhiên xuất hiện với tần số rất nhỏ, nhưng đột biến vẫn được coi là nhân tố tiến hóa. Câu 28: Ở một loài lưỡng bội, xét sự phân ly của 2 locus gen (mỗi locus có 2 alen trội lặn hoàn toàn, dị hợp cả hai locus) trong quá trình sinh tinh, có hiện tượng hoán vị giữa 2 locus nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết thì số loại và tỷ lệ từng loại tinh trùng được tạo ra là A. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. B. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen và phụ thuộc kiểu gen dị hợp tử đều hay dị chéo C. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. D. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1. Câu 29: Ở một loài thực vật, khi nghiên cứu sự di truyền của tính trạng màu sắc hoa người ta nhận thấy nó được chi phối bởi 2 locus. Tỷ lệ đời con ở phép lai hai cá thể có kiểu gen dị hợp về cả hai locus là 9 đỏ:3 vàng:4 trắng. Nhận định nào dưới đây là chính xác về cơ chế di truyền của tính trạng nói trên? A. Hiện tượng tương tác bổ trợ giữa hai gen trội, sự có mặt của một trong hai alen trội sẽ cho kiểu hình màu vàng. B. Hiện tượng tương tương tác át chế của cặp alen lặn của một locus lên một locus khác quy định màu sắc hoa. C. Hiện tượng tương tác bổ trợ, kiểu gen có 1 trong 2 alen trội của mỗi locus cho kiểu hình giống với kiểu hình đồng hợp lặn ở 2 locus. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - D. Hiện tượng hoán vị gen với tần số 50% Câu 30: Khẳng định chính xác về NST giới tính A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. Câu 31: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, sự song song tồn tại loài bậc thấp bên cạnh loài bậc cao là do A. Các sinh vật bậc thấp ít chịu tác động của ngoại cảnh nên nó có thể tồn tại qua một thời gian dài. B. Các sinh vật bậc thấp vẫn thích nghi với môi trường sống của chúng do vậy chúng vẫn tồn tại. C. Các sinh vật bậc thấp tương tác với các sinh vật bậc cao trong hệ sinh thái để tồn tại. D. Các sinh vật bậc thấp được luôn được tạo ra bởi quá trình: tiến hóa hóa học; tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học trong tự nhiên. Câu 32: Khi nói về hiện tượng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể và kích thước tối đa của quần thể, khẳng định nào dưới đây là KHÔNG chính xác? A. Điều chỉnh số lượng cá thể là kết quả sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các yếu tố vô sinh và hữu sinh từ môi trường. B. Sự điều chỉnh số lượng có thể chịu tác động của các hiện tượng như sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay toàn bộ quần thể. C. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể có thể chịu tác động từ sự thay đổi số lượng vật ăn thịt loài này hoặc số lượng thức ăn cung cấp cho quần thể loài trong khu vực sống. D. Khi quần thể ở kích thước tối đa, chúng có xu hướng gia tăng tỷ lệ sinh và giảm tỷ lệ tử cũng như tăng tỷ lệ xuất cư và giảm tỷ lệ nhập cư. Câu 33. Hai con mèo đuôi ngắn giao phối với nhau sinh được 18 mèo con trong đó có 4 không đuôi, 9 đuôi ngắn và 5 đuôi dài. Cách giải thích đơn giản nhất về hiện tượng này là A. Sự tương tác giữa các alen thuộc các locus khác nhau quy định tính trạng nói trên. B. Tính trạng đuôi ngắn là kết quả mối quan hệ trội lặn không hoàn toàn giữa alen quy định đuôi dài và alen quy định không đuôi. C. Hai gen cùng quy định tính trạng chiều dài đuôi. Số lượng gen trội có mặt trong hệ gen quy định chiều dài của đuôi. D. Hai gen quy định chiều dài đuôi, trong số bốn kiểu gen tạo ra có một kiểu gen gây chết. Câu 34: Trong một quần thể ngẫu phối, người ta nghiên cứu 2 locus nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Locus thứ nhất có 3 alen, locus thứ 2 có 5 alen. Cho rằng không có đột biến, số kiểu gen tối đa có mặt trong quần thể đối với 2 locus nói trên là A. 30. B. 90. C. 120. D. 180. Câu 35: Ở một gia đình, bố mẹ bình thường nhưng đứa con sinh ra mắc hội chứng Cleifelter và bệnh mù màu đỏ lục. Giải thích nào dưới đây xảy ra với xác suất là lớn nhất? A. Đột biến gen xảy ra khiến đứa trẻ sinh ra mang alen lặn quy định bệnh mù màu. Hội chứng cleifelter do đột biến dị bội NST giới tính gây ra. B. Mẹ dị hợp về cặp alen quy định bệnh mù màu và truyền cho con alen lặn này. Sự rối loạn giảm phân có thể xảy ra cả ở bố lẫn mẹ để sinh ra đứa con mắc hội chứng này. C. Mẹ dị hợp về cặp alen quy định bệnh mù màu và truyền cho con alen lặn này. Sự rối loạn giảm phân Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - xảy ra ở giảm phân II trong quá trình sinh trứng. Quá trình sinh tinh của bố bình thường. D. Mẹ dị hợp về cặp alen quy định bệnh mù màu và truyền cho con alen lặn này. Sự rối loạn giảm phân xảy ra ở giảm phân I trong quá trình sinh trứng. Quá trình sinh tinh của bố bình thường. Câu 36. Thành tựu của công nghệ gen thể hiện qua: A. Tạo ra chủng E.coli có khả năng tổng hợp hormon insulin. B. Tạo ra dòng thực vật thuần chủng tuyệt đối nhờ nuôi cấy hạt phấn. C. Nhân bản vô tính cừu Dolly D. Tạo ra giống lúa ưu thế lai từ các dạng lúa ban đầu. Câu 37: Khi nói về kích thước tối đa của quần thể, khẳng định nào dưới đây là chính xác? A. Khi kích thước đạt tối đa, nguồn sống của môi trường tăng, đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. B. Số lượng cá thể quá lớn dẫn đến sự cạnh tranh, quần thể sẽ tăng tỷ lệ sinh để tạo ra những quần thể mới thích nghi hơn với quần thể ban đầu. C. Sự cạnh tranh cùng loài tăng dần theo giá trị kích thước quần thể, ở kích thước tối đa, sự cạnh tranh sẽ dẫn đến giảm tỉ lệ sinh, tăng tỷ lệ tử hoặc hiện tượng tách đàn. D. Ở kích thước tối đa, khả năng sinh sản tăng cao do xác suất gặp nhau giữa các cá thể đực và cái tăng lên. Câu 38: Khi nói về dòng năng lượng vận hành trong quần xã, người ta nhận thấy khi chuyển từ bậc dinh dưỡng này sang bậc dinh dưỡng tiếp theo, lượng năng lượng bị thất thoát có thể lên đến 90%. Phần lớn năng lượng đó thất thoát là do A. chất thải của quá trình tiêu hóa và bài tiết B. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...). D. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền A. Tính phổ biến. B. Tính thoái hóa. C. Tính lặp lại trên 1 gen. D. Tính đặc hiệu. Câu 40: Mối quan hệ giữa hai nhóm sinh vật nào dưới đây KHÔNG phải là quan hệ đối kháng? A. Tảo biển gây hiện tượng nước nở hoa và các loài cá tôm sống trong đó. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây ăn quả trong vườn. C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. E. PHẦN RIÊNG ----------- Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II------------- Phần I. Theo chương trình CƠ BẢN (10 Câu, từ Câu 41 đến Câu 50). Câu 41: Một phân tử protein chỉ thực hiện được chức năng của mình khi nó tồn tại ở dạng cấu trúc phù hợp. Ở cấu trúc bậc IV, phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptit ở cấu trúc bậc III hợp thành. Vậy, sự hoàn thiện cấu trúc không gian của phân tử protein ở tế bào nhân thực diễn ra ở đâu? A. Ty thể ở động vật hoặc lục lạp ở tế bào thực vật. B. Ribosome trong tế bào chất. C. Màng lưới nội chất trong tế bào chất. D. Bộ máy golghi. Câu 42: Một đoạn gen có trình tự như sau: 5’ATATAXGTXAT3’ 3’TATATGXAGTA5’ Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 - Xác định phân tử ARN có thể được tạo ra từ đoạn ADN trên A. 5’ UAUAUGXAGUA 3’. B. 5’ AUGAXGUAUAU 3’. C. 5’AUAUAXGUXAU 3’. D. 5’ ATATAXGTXAT 3’. Câu 43: Khẳng định nào dưới đây về phép lai phân tích là KHÔNG chính xác? A. Là phép lai kiểm chứng xem liệu một cá thể là đồng hợp hay dị hợp tử về một cặp alen nào đó. B. Cá thể cần kiểm tra được lai với một cá thể đồng hợp tử lặn về tính trạng cần phân tích. C. Nếu cá thể đem phân tích là dị hợp tử, tỉ lệ các con sinh ra sẽ là 1:1. D. Nếu cá thể đem phân tích là đồng hợp tử, các con sinh ra sẽ theo tỉ lệ 3:1. Câu 44: Giữa di truyền qua tế bào chất và di truyền trong nhân, đặc điểm khác nhau thể hiện ở A. Di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ, còn gen trong nhân đóng vai trò chủ yếu do gen nhân của bố quy định. B. Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo tỷ lệ đặc thù như gen trong nhân và luôn di truyền theo dòng mẹ. C. Di truyền qua tế bào chất cho hiện tượng phân tính theo giới tính còn gen trong nhân luôn cho kết quả giống nhau ở hai giới. D. Trong phép lai thuận nghịch, di truyền qua tế bào chất cho kết quả khác nhau còn gen trong nhân luôn cho kết quả giống nhau. Câu 45: Các phương pháp chọn giống truyền thống cũng như hiện đại đều có những đối tượng chính của chúng. Chẳng hạn, đối với phương pháp chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp thì các đối tượng nào dưới đây tỏ ra thích hợp? A. Các loại bào tử, hạt phấn và các vi sinh vật. B. Các loài động vật và các loại bào tử C. Các loài thực vật và các bào tử, các vi sinh vật. D. Các động vật và các thực vật. Câu 46:Từ các tế bào soma lưỡng bội, tiến hành xử lý bằng conxixin có thể tạo ra các dòng: A. 6n, 8n. B. 4n, 8n. C. 4n, 6n. D. 3n, 4n. Câu 47: Những hiện tượng hay quá trình nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của một quần thể nhưng lại có tác dụng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể đang xét? A. Hiệu ứng thắt cổ chai B. Quá trình đột biến C. Chọn lọc tự nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 48: Trong ngành nông nghiệp hiện nay, sự thiếu hiểu biết của một số người nông dân đã dẫn tới thảm họa. Họ tự ý tăng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt các loài sâu hại. Chúng ta không thể dùng phương pháp tăng nồng độ thuốc để tiêu diệt toàn bộ sâu hại cùng lúc vì A. Liều lượng thuốc cao gây nên những đột biến giúp cho sâu hại thích ứng với sự có mặt của thuốc. B. Với liều xử lý càng cao, sâu hại càng học được khả năng lẩn trốn vào các vị trí chịu ít tác dụng của thuốc. C. Sâu bọ có khả năng điều chỉnh độ dày của vỏ kitin để tránh tác dụng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật. D. Quần thể sâu bọ là quần thể giao phối, chúng có sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, trong đó ít nhiều có sự có mặt của các alen kháng thuốc. Câu 49: Quan hệ hỗ trợ xảy ra khi: A. Lượng thức ăn trong môi trường dư thừa. B. Thức ăn trong môi trường khan hiếm trong khi mật độ cá thể lớn. C. Nguồn thức ăn nhiều nhưng khó khai thác. D. Khí hậu biến đổi. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 - Câu 50: Trong giới hạn sinh thái, khoảng chống chịu là: A. Khoảng mà các nhân tố sinh thái chi phối ở mức độ phù hợp cho việc thực hiện các chức năng sống của sinh vật. B. Khoảng mà các nhân tố sinh thái chi phối hoạt động sống của sinh vật. C. Khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. D. Khoảng của các nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại được. Phần II. Theo chương trình NÂNG CAO (10 Câu, từ Câu 51 đến Câu 60). Câu 51: Khi nói về gen ở sinh vật nhân thực, điều khẳng định nào dưới đây là KHÔNG chính xác? A. Mỗi gen chỉ mã hóa cho một loại chuỗi polypeptit nhất định. B. Mỗi gen có promotor nằm ở đầu 3’ của mạch mang mã gốc chứa tín hiệu khởi động phiên mã. C. Hầu hết các gen đều có vùng mã hóa không liên tục và ngắt quang. D. Gen điều hòa là gen tạo ra những sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác. Câu 52: Thể đột biến là A. Các gen hoặc các nhiễm sắc thể bị đột biến và tồn tại trong cơ thể sinh vật. B. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. C. Những cá thể mang đột biến gen cả ở trạng thái đồng hợp và trạng thái dị hợp. D. Các đột biến thể 1, thể ba hay thể bốn kép ở NST. Câu 53: Trong phép lai của Morgan giữa Ruồi thân xám cánh dài và ruồi thân đen, cánh cụt. Kết quả ở F1 thu được 100% ruồi thân xám, cánh dài. Khi tiến hành lai phân tích ruồi đực F1, thu được 2 lớp kiểu hình với tỷ lệ 1:1, kết quả này không dẫn tới kết luận nào sau đây? A. Thân xám luôn đi kèm với cánh dài, thân đen luôn đi kèm với cánh cụt. Nói cách khác, màu sắc thân và hình dạng cánh di truyền liên kết với nhau. B. Trong phát sinh giao tử đực, alen quy định thân xám và cánh dài liên kết hoàn toàn. C. Các gen nằm trên một NST cùng phân ly, tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng quy định. D. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội của loài đó. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết. Câu 54: Ở cà chua, quả đỏ và lá có lông là hai tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng và lá không có lông. Hai cặp tính trạng này do hai cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau quy định. Cho cây quả vàng, lá không lông giao phấn với cây quả đỏ, lá có lông thu được F1 hoàn toàn giống nhau. Các cá thể F1 của phép lai trên phải được giao phấn với những cá thể có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để ở F2 thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau? A. Cá thể Aabb: kiểu hình quả đỏ, lá không lông. B. Cá thể aabb: kiểu hình quả vàng, lá không lông. C. Cá thể aaBb: kiểu hình quả vàng, lá có lông. D. Cá thể AABB: kiểu hình quả đỏ, lá có lông. Câu 55: Phương pháp chọn, tạo giống vật nuôi cây trồng sử dụng các đặc tính ưu việt của cơ thể lai gọi là A. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp. B. Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến. C. Chọn, tạo giống bằng công nghệ tế bào. D. Chọn, tạo giống bằng công nghệ gen. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9 - Câu 56: Dựa vào những hiểu biết trong phương pháp nghiên cứu di truyền người. Xét trong trường hợp dưới đây: A và B là hai đứa trẻ song sinh, cả hai đều là bé trai, tóc đen. Đây là cặp đồng sinh A. Cùng trứng. B. Khác trứng. C. Cùng tinh trùng. D. Chưa kết luận được. Câu 57: Theo quan điểm vủa N V. Timopheep Rixopxki, một đối tượng nghiên cứu muốn trở thành một đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn ba điều kiện. Trong số các điều kiện đưa ra dưới đây, một điều kiện KHÔNG phải của N V. Timopheep Rixopxki, đó là A. Đối tượng có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian B. Có sự biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ. C. Có mối liên hệ mật thiết với quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Tồn tại thực trong tự nhiên. Câu 58: Học thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm của Darwin trên những phương diện 1, Chọn lọc tự nhiên không những tác động lên từng gen riêng rẽ mà nó tác động lên toàn bộ kiểu gen của một sinh vật. 2, Chọn lọc tự nhiên không những tác động tới quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi mà nó còn tác động lên quá trình hình thành loài mới. 3, Chọn lọc tự nhiên không những tác dụng lên từng cá thể mà nó còn tác dụng lên cả quần thể. 4, Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và tính di truyền của sinh vật. 5, Làm rõ vai trò định hướng quá trình tiến hóa của chọn lọc tự nhiên. Những phương diện đúng là A. 1; 2. B. 1; 2; 5. C. 1;3; 5. D. 2; 3; 5. Câu 59: Trong hệ sinh thái đồng cỏ, cho các chuỗi thức ăn sau: Chuỗi thức ăn chiếm ưu thế trong mùa khô là: A. (1). B. (2). C. (3). D. (1) và (3). Câu 60: Trong rừng có những loài cây có lá mỏng và màu xanh đậm như lá dong, ráy. Các loài này được xếp vào nhóm: A. Thực vật ưa sáng. B. Thực vật ưa bóng. C. Thực vật chịu bóng. D. Tất cả đều đúng. Giáo viên : NGUYỄN THÀNH CÔNG Nguồn : Hocmai.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-06_de_thi_tu_luyen_so_06_day_du_6137.pdf
Tài liệu liên quan