Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 04

+ Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường. + Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt.

doc5 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 04, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: H - LT 04 Hình thức thi: Tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC Câu 1 (02 điểm): Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật khi hàn và cắt kim loại bằng hồ quang? Câu 2 (02 điểm): Vẽ sơ đồ cấu tạo, nêu nguyên lý làm việc của máy hàn xoay chiều một pha có lõi từ di động? Trình bày các ưu nhược điểm khi hàn hồ quang bằng dòng xoay chiều? Câu 3 (03 điểm): Trình bày kỹ thuật bắt đầu, kết thúc và nối liền mối hàn khi hàn hồ quang tay? PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 04 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (02 điểm) Kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật khi hàn và cắt kim loại bằng hồ quang: - Vỏ ngoài của máy hàn và cầu dao cần phải tiếp đất tốt, tránh tình trạng hở điện và gây nên tai nạn. 0.2 - Tất cả những dây dẫn dùng để hàn phải được cách điện tốt, tránh tình trạng bị dò hỏng hoặc bị cháy. 0.2 - Khi ngắt hoặc đóng cầu dao, thường phải đeo găng tay da khô và phải nghiêng đầu về một bên, để tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên lúc mở và đóng cầu dao. 0.4 - Khi làm việc ở những nơi ẩm ướt, phải đi giầy cao su hoặc dùng tấm khô để lót ở dưới chân. 0.4 - Khi làm việc ở trong ống tròn và những vật bằng kim loại, phải đệm những tấm cách điện ở dưới chân, để tránh thân thể tiếp xúc với vật hàn. 0.4 - Nếu thấy có người bị điện giật, thì phải ngay lập tức ngắt nguồn điện hoặc tách người bị điện giất ra khỏi nguồn điện (tuyệt đối không dùng tay kéo người bị điện giật) 0.4 Câu 2 (02 điểm) 1. Cấu tạo: Gồm khung từ B, trên khung từ được quấn 2 cuộn dây sơ cấp W1 và cuộn dây thứ cấp W2. Cuộn dây thứ cấp được chia thành 2 phần, đồng thời để điều chỉnh số vòng dây trên máy có lắp tấm nối dây, dùng để điều chỉnh sơ dong điện, ở giữa hai cuộn dây đặt lõi từ di động để điều chỉnh kỹ dòng điện. 0.5 2. Nguyên lý làm việc: 0.5 Lõi từ di động trong khung dây tạo ra sự phân nhánh của từ thông Ф0. Nếu lõi từ 4 nằm trong mặt phẳng của khung từ 3 thì trị số từ thông Ф0 sẽ chia làm hai phần, một phần là từ thông Ф đi qua lõi từ 4, một phần Ф2 đi qua cuộn dây thứ cấp W2 bị giảm đi, sưc điện động cảm ứng sinh ra trong cuộn thứ cấp nhỏ và dong điện sinh ra trong mạch hàn nhỏ. Ngược lại điều chỉnh lõi từ 4 chạy ra tạo nên khoảng trống không khí lớn thì từ thông sẽ lớn lúc này sức điện động cảm ứng lớn tạo cho dong điện trong mạch hàn lớn. 0.5 3. Ưu nhược điểm khi hàn hồ quang bằng dòng xoay chiều: * Ưu điêm: - Thiết bị đơn gian, dễ chế tạo, giá thành rẻ. - Hồ quang ít bị thổi lệch. 0.25 * Nhược điểm: - Hồ quang không ổn định. - - Không dùng được với tất cả các loại que hàn 0.25 Câu 3 (03 điểm) 1. Bắt đầu mối hàn: Khi mới bắt đầu hàn nhiệt độ vật hàn thấp, nên độ sâu nóng chảy ở phần đầu hơi nông, làm cho cường độ mối hàn yếu đi. Để giảm bớt hiện tượng này, sau khi mồi hồ quang phải kéo dài hồ quang ra tiến hành dự nhiệt vật hàn, sau đó rút ngắn chiều dài hồ quang ra cho thích hợp và tiến hành hàn bình thường. 0.5 2. Kết thúc mối hàn: Là khi kết thúc mối hàn, nếu ngắt hồ quang ngay sẽ tạo cho mặt ngoài của mối hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn, rãnh hồ quang quá sâu làm cho cường độ chịu lực chỗ kết thúc mối hàn giảm, sinh ra ứng suất tập trung gây ra nứt. Vì vậy khi kết thúc đương hàn không nên để lại rãnh hồ quang mà phải lấp đầy nó bằng hai cách: - Khi kết thúc mối hàn phải dừng không que hàn chuyển động, rồi từ từ ngắt hồ quang. - Cũng có thể thực hiện chấm, ngắt hồ quang khi nào rãnh đầy thì thôi. 0.5 3. Sự nối liền của mối hàn: Khi hàn hồ quang tay vì chiều dài que hàn bị hạn chế phải thay que hàn, muốn đảm bảo mối hàn liên tục phải nối chúng lại với nhau. Có 4 loại nối sau: 1. Phần đầu mối hàn nối với phần cuối mối hàn trước. 2. Phần cuối của 2 mối hàn nối với nhau. 3. Phần cuối của mối hàn sau nối với phần đầu mối hàn trước. 4. Phần đầu 2 mối hàn nối với nhau. 0.5 Trong quá trình hàn, 4 loại đầu nối mối hàn nói trên đều được áp dụng ở những chỗ nối mối hàn thường có những thiếu sót sau: Mối hàn quá cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Để phòng ngừa và giảm bớt thiếu sót đó khi áp dụng những loại đầu nối cần chú ý: 0.5 + Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường. 0.5 + Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt. 0.5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doch_lt_04_4315.doc