Đề thi thử tuyển sinh đại học 2015 môn: Sinh học; Khối B

Câu 50: Dưới đây là tháp sinh thái biểu diễn mối tương quan về sinh khối tương đối giữa động vật phù du và thực vật phù du trong hệ sinh thái đại dương: Động vật phù du Thực vật phù du Sinh khối của động vật phù du lớn hơn sinh khối của thực vật phù du bởi vì: A. các động vật phù du nhìn chung có chu kỳ sống ngắn hơn so với các thực vật phù du. B. các thực vật phù du đơn lẻ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các động vật phù du. C. các thực vật phù du có tốc độ sinh sản cao và chu kỳ tái sinh nhanh hơn so với động vật phù du. D. các động vật phù du chuyển hóa năng lượng hiệu quả.

pdf11 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh đại học 2015 môn: Sinh học; Khối B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 1/9 – Mã đề 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2015 ----------------------- MÔN: SINH HỌC; Khối B ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 9 trang) Mã đề thi 2015 Họ, tên thí sinh:....................................................................... Số báo danh:............................................................................ ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH. Câu 1: Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng? A. Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau. B. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau. C. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương. D. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Berinh ngày nay. Câu 2: Cho các ví dụ sau: 1. Ở chim sẻ ngô, khi mật độ là 1 đôi/ha thì số lượng con nở ra trong 1 tổ là 14, khi mật độ tăng lên 18 đôi/ha thì số lượng con nở ra trong 1 tổ chỉ còn 8 con. 2. Ở voi châu Phi, khi mật độ quần thể bình thường thì trưởng thành ở tuổi 11 hay 12 và 4 năm đẻ một lứa; khi mật độ cao thì trưởng thành ở tuổi 18 và 7 năm mới đẻ một lứa. 3. Khi mật độ mọt bột lên cao, có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng. Các ví dụ trên nói lên ảnh hưởng của mật độ đến đặc trưng nào của quần thể? A. Sức sinh sản và tử vong của quần thể. B. Khả năng chống chịu với các điều kiện sống của môi trường. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi của quần thể. D. Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể. Câu 3: Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là: A. Có thể nuôi cấy ti thể và tách chiết ADN dễ dàng như đối với vi khuẩn. B. Cấu trúc ADN hệ gen ti thể và hình thức nhân đôi của ti thể giống với vi khuẩn. C. Khi nuôi cấy, ti thể trực phân hình thành khuẩn lạc. D. Ti thế rất mẫn cảm với thuốc kháng sinh. Câu 4: Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hêmôglobin trong tế bào hồng cầu có thể tồn tại vài tháng. Tuy nhiên, cũng có nhiều protein có tuổi thọ ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn này là gì? A. Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần. B. Các protein tồn tại quá lâu thường làm tế bào bị ung thư. C. Chúng cho phép tế bào kiểm soát các hoạt động của mình một cách chính xác và hiệu quả hơn. D. Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các protêin khác. Câu 5: Một đoạn ADN có chiều dài 408nm và có hiệu số phần tram giữa nuclêôtit loại A và một loại khác là 20%. Một đột biến xảy ra làm tăng chiều dài đoạn AND thêm 17A0 và nhiều hơn đoạn ADN ban đầu 13 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại A và G sau đột biến lần lượt là: A. 843 và 362 B. 842 và 363 C. 840 và 360 D. 363 và 842 Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 2/9 – Mã đề 2015 Câu 6: Ở một loài chim Yến, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Người ta thực hiện ba phép lai thu được kết quả như sau: Phép lai 1 : ♀lông xanh  ♂lông vàng --> F1 : 100% lông xanh. Phép lai 2 : ♀lông vàng  ♂lông vàng --> F1 : 100% lông vàng. Phép lai 3 : ♀lông vàng  ♂lông xanh --> F1 : 50% ♂ vàng; 50% ♀xanh. Tính trạng màu sắc lông ở loài chim Yến trên di truyền theo quy luật: A. Liên kết với giới tính. B. Tương tác gen. C. Di truyền qua tế bào chất. D. Phân li độc lập của Menđen. Câu 7: Ở một phân tử mARN, tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc có tổng số 720 nuclêôtit. Phân tử mARN này tiến hành dịch mã có 10 ribôxôm trượt qua 1 lần. Số phân tử nước (H2O) được giải phóng trong quá trình dịch mã là: A. 7190 B. 7210 C. 2380 D. 2390 Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự hình thành loài mới? A. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và con đường sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau. B. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau. C. Loài mới được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra chậm chạp. D. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể khác loài dễ dẫn đến hình thành loài mới. Câu 9: Cổ Hươu cao cổ là một tính trạng đa gen. Trong các thung lũng ở Kênia người ta nghiên cứu thấy chiều dài trung bình cổ của Hươu cao cổ ở 8 thung lũng có số đo như sau: 180cm;185cm; 190cm; 197,5cm; 205cm; 210cm; 227,5cm; 257,5cm . Theo anh(chị) sự khác nhau đó là do: A. Ảnh hưởng của môi trường tạo ra các thường biến khác nhau trong quá trình sống. B. Chiều dài cổ có giá trị thích nghi khác nhau tuỳ điều kiện kiếm ăn ở từng thung lũng. C. Chiều cao cây khác nhau, Hươu phải vươn cổ tìm thức ăn với độ cao khác nhau. D. Nếu không vươn cổ lên cao thì phải chuyển sang thung lũng khác để tìm thức ăn. Câu 10: Ở phép lai ♂AaBbDd x ♀Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen bb ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ: A. 4,5% B. 72% C. 9% D. 2,25% Câu 11: Cho các hiện tượng sau đây: (1) Loài cáo Bắc cực (Alopex lagopus) sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám. (2) Lá của cây vạn niên thanh (Dieffenbachia maculata) thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh. (3) Trong quần thể của loài bọ ngựa (Mantis reigiosa) có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô. (4) Màu hoa Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla) thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím. (5) Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axitamin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường. Hiện tượng được gọi là thường biến bao gồm? A. 1, 2, 3 B. 1, 4, 5 C. 1, 3, 4 D. 1, 4 Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 3/9 – Mã đề 2015 Câu 12: Cho các nhóm sinh vật sau: (1) Nhóm cây thông 3 lá trên đồi. (2) Nhóm cây keo tai tượng trên đồi. (3) Nhóm cua trong rừng ngập mặn. (4) Nhóm cây rong đuôi chồn trong ao. (5) Nhóm cá rô trong ruộng lúa. (6) Nhóm hươu sao trong rừng. (7) Nhóm ốc trong ruộng lúa. (8) Nhóm cà cuống trong đầm. (9) Nhóm chim nước cửa sông Hồng. (10) Nhóm ba ba trơn trong đầm. Nhóm sinh vật nào được coi là quần thể? A. 1,2,4,6,8,10 B. 1,2,4,5,6,10 C. 1,2,3,5,8,10 D. 2,4,5,7,9,10 Câu 13: Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và nó sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là 2400. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 Câu 14: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã: (1) Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. (2) Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu (3) tARN có anticodon là 3' UAX 5' rời khỏi ribôxôm. (4) Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé. (5) Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu. (6) Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm. (7) Mêtionin tách rời khỏi chuổi pôlipeptit (8) Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2. (9) Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm. Trình tự nào sau đây là đúng? A. 2-4-1-5-3-6-8-7. B. 2-5-4-9-1-3-6-8-7. C. 2-5-1-4-6-3-7-8. D. 2-4-5-1-3-6-7-8. Câu 15: Để xác định số lượng cá thể của quần thể ốc người ta đánh bắt lần thứ nhất được 125 con ốc, tiến hành đánh dấu các con ốc bắt được và thả trở lại quần thể. Một năm sau tiến hành đánh bắt và thu được 625 con, trong đó có 50 con đực đánh dấu. Nếu tỉ lệ sinh sản là 50% năm, tỉ lệ tử vong là 30% năm. Hãy xác định số lượng cá thể ốc hiện tại của quần thể. Cho rằng các cá thể phân bố ngẫu nhiên và việc đánh dấu không ảnh hưởng sức sống và khả năng sinh sản của các cá thể. A. 630 cá thể B. 854 cá thể C. 991 cá thể D. 729 cá thể Câu 16: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm: (1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. (2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. (3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. (4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/  3/. (5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y. (6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 4, 6. Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 4/9 – Mã đề 2015 Câu 17: Đậu Hà Lan là loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền. Ở loài đậu này, tính trạng màu hạt do một cặp gen quy định, trong đó A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với a qui định hạt xanh. Lấy hạt phấn của cây hạt vàng thuần chủng thụ phấn cho cây hạt xanh được F1, sau đó F1 sinh sản ra F2, F2 sinh sản ra F3, F3 sinh sản ra F4. Theo lí thuyết, ở các cây F3, loại cây vừa có hạt màu vàng vừa có hạt màu xanh chiếm tỉ lệ: A. 100% B. 12,5% C. 25% D. 0% Câu 18: Trong tự nhiên, thể đa bội ít gặp ở động vật vì: A. Động vật khó tạo thể đa bội vì có vật chất di truyền ổn định hơn. B. Đa bội thể dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật. C. Thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính. D. Cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh giao tử. Câu 19: Biết mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe, loại cá thể có ít nhất hai alen trội chiếm tỉ lệ: A. B. C. D. Câu 20: Bằng phương pháp tế bào học người ta phát hiện được các bệnh, tật, hội chứng di truyền nào ở người? (1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). (3) Bệnh máu khó đông. (4) Bệnh bạch tạng. (5) Hội chứng Patau. (6) Hội chứng Đao. (7) Bệnh ung thư máu. (8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (9) Tật có túm lông vành tai. (10) Bệnh phenylketo niệu. A. 1,3,5,7,8,10 B. 1,5,6,7 C. 1,5,6,9,10 D. 2,3,4,7,8 Câu 21: Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng, B qui định thân cao trội hoàn toàn so với b qui định thân thấp. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen nói trên giao phối với nhau đuọc F1. Ở đời F1, chỉ chọn các cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ đem trồng và cho giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Chọn một cây có thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được một cây thuần chủng về cả 2 cặp gen nói trên là: A. B. C. D. Câu 22: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất insulin người. (2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao. (3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4) Tạo giống dâu tằm có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường. (5) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt. (6) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. (7) Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa. (8) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua. Các thành tựu trên được ứng dụng trong công nghệ tế bào là? A. 1,3,5,7 B. 2,4,6,8 C. 1,2,4,5,8 D. 3,4,5,7,8 Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 5/9 – Mã đề 2015 Câu 23: Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 8 (mỗi cặp NST có một chiếc từ bố và một chiếc từ mẹ). Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 32% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 1; có 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 diểm ở cặp số 3; cặp số 2 và cặp số 4 không có trao đổi chéo thì theo lí thuyết, loại tinh trùng mang tất cả NST có nguồn gốc từ bố có tỉ lệ: A. 4% B. 28% C. 2,25% D. 14% Câu 24: Một nhà khoa học làm phép lai ở một loài động vật cho con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F1 toàn lông xám, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có kiếu hình là: -Ở đực : 302 xám và 101vàng -Ở cái : 150 xám và 251 vàng . Cho rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường. Chọn phát biểu đúng: A. Gen quy định tính trạng chỉ nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. B. Đã có gen gây chết. C. Tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính. D. Ông đang làm thí nghiệm với chim bồ câu. Câu 25: Trong rừng Amazon có 1 loài tắc kè chuyên đi ăn các loại côn trùng. Tuy nhiên, nó lại không ăn 1 loài bọ cánh cứng bám trên thân cây gỗ hút nhựa cây do loài côn trùng này tiết ra 1 chất ngọt là thức ăn ưa thích của tắc kè. Ngoài ra, khi tắc kè đến ăn chất ngọt, nó cũng xua đuổi những loài kiến và các loại côn trùng khác "làm phiền" bọ cánh cứng hút mật. Mối quan hệ giữa tắc kè và bọ cánh cứng là: A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Kí sinh. D. Hợp tác Câu 26: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp; gen B qui định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng; gen D qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen d qui định quả vàng; gen E qui định quả tròn trội hoàn toàn so với gen e qui định quả dài. Qúa trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần số 20%, giữa E và e với tần số 40%. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai x loại kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả dài, màu đỏ chiếm tỉ lệ: A. 30,25% B. 56,25% C. 18,75% D. 1,44% Câu 27: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6. (2) Cá cơm ở vùng biển Pêru tức 7 năm có sự biến động số lượng. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Năm 1997 sự bùng phát của virut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là: A. (1), (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (1) và (3). Câu 28: Xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau: Quần thể Tuổi trước Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản sinh sản 1 248 239 152 2 420 234 165 3 76 143 168 Hãy chọn kết luận đúng: A. quần thể 1 có kích thước bé nhất. B. quần thể 3 được khai thác ở mức phù hợp. C. quần thể 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể. D. quần thể 2 có kích thước đang tăng lên. Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 6/9 – Mã đề 2015 Câu 29: Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân đen, mắt trắng; 5% con đực thân xám, mắt trắng; 5% con đực thân đen, mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một gen qui đinh. Phép lai này chịu sự chi phối của các qui luật: 1) Di truyền trội lặn hoàn toàn. 2) Gen nằm trên NST X. 3) Liên kết gen không hoàn toàn. 4) Phân li độc lập. 5) Di truyền theo dòng mẹ. Phương án đúng: A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 30: Các nhóm sinh vật có những đặc tính: A - có khoang chống nóng, hoạt động vào ban đêm hay trong hang, có khả năng chống hạn. B - lá rụng theo mùa. C - sống ở nơi đất bị băng, nghèo kiệt. D - lá hình kim, ít khí khổng. G - ưa nơi nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. E - ưa ngày dài hoặc ngày ngắn, lượng mưa trong năm tương đối ổn định. F - chịu lạnh giỏi. H - có thời kì sinh trưởng rất ngắn, nhưng thời gian ngủ đông rất dài. Một trong 4 vùng phân bố dưới đây chỉ thích hợp cho tập hợp nhóm nào? A. vùng đồng rêu: C + F + H B. vùng ôn đới: A + B + C C. vùng nhiệt đới: G + E + F D. vùng núi cao, nhiệt đới: D + G + E Câu 31: Một loài tứ bội (số lượng NST bằng 40) được lai ngược trở lại với một loài (2n= 20) để kiểm tra đó có phải là loài bố mẹ hay không. Khi F1 đang thực hiện giảm phân, người ta quan sát hình thái nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của GP I. Nếu loài (2n= 20) đó không phải là loài bố mẹ thì hình thái NST sẽ là: A. 30 NST kép không có cặp. B. 20 cặp NST kép và 10 NST kép không có cặp. C. 20 cặp NST kép. D. 10 cặp NST kép và 10 NST kép không có cặp. Câu 32: Ở một loài động vật, cho con đực (XY) thuần chủng mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái (XX) thuần chủng mắt đỏ, đuôi ngắn, F1 được toàn con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu đượ tỉ lệ kiểu hình như sau: + Ở giới cái: 100% mắt đỏ, đuôi ngắn. + Ở giới đực: 40% mắt đỏ, đuôi ngắn: 40% mắt trắng, đuôi ngắn: 10% mắt trắng, đuôi ngắn: 10% mắt đỏ, đuôi dài. Nếu cho con lai F1 lai phân tích thì trong số các cá thể thu được ở đời con, các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 50% B. 10% C. 20% D. 5% Câu 33: Khi học bài: Quần thể sinh vật, hai học sinh là Nam và An thảo luận với nhau: - Nam cho rằng: chuồng gà nhà mình là một quần thể, vì: cùng loài, cùng không gian sống; cùng thời điểm sống, vẫn giao phối tạo ra thế hệ gà con hữu thụ. - An khẳng định: không phải là quần thể và đưa ra một số cách giải thích. Điều giải thích nào của An là thuyết phục nhất? Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 7/9 – Mã đề 2015 A. Mật độ gà trong chuồng nhà bạn không đảm bảo như trong tự nhiên nên không phải là quần thể. B. Gà nhà bạn là do người cho ăn, chứ nó không tự tìm kiếm được nên không phải là quần thể. C. Là quần thể khi các cá thể tự thiết lập mối quan hệ với nhau và với môi trường để thực hiện các chức năng sinh học. D. Tỷ lệ đực/cái trong chuồng gà nhà bạn không như trong tự nhiên nên không phải là quần thể. Câu 34: Mô tả nào dưới đây về lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất là đúng? A. Trong kỉ Cambri (cách nay khoảng 543 triệu năm) lượng oxi trên Trái Đất đã giống như lượng oxi trên Trái Đất hiện nay và hầu hết các ngành động vật như hiện nay đã được xuất hiện ở kỉ này. B. Trong kỉ Cambri (cách nay khoảng 543 triệu năm) lượng oxi trên Trái Đất bằng 5% lượng oxi trên Trái Đất hiện nay và hầu hết các ngành động vật như hiện nay đã được xuất hiện ở kỉ này. C. Thực vật có mạch xuất hiện đầu tiên vào kỉ Đê-vôn. D. Bò sát khổng lồ đầu tiên xuất hiện vào kỉ Pec-mơ. Câu 35: Loài lúa mì hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh “gỉ sắt” trên lá. Loài lúa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. Hai loài này có họ hàng gần gũi có thể lai được với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra được giống lúa mì trồng có gen kháng bệnh “gỉ sắt” từ lúa mì hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mì trồng? A. Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc. B. Cho cây lai F1 lai trở lại với lúa trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần. C. Gây đột biến chuyển đoạn ở cây lai F1 rồi trở lại với lúa mì trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc. D. Lai tế bào xôma rồi tiến hành chọn lọc. Câu 36: Trong mô đang phân chia nguyên phân, xét hai nhóm tế bào trong đó hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc nhóm một chỉ bằng một nửa hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc nhóm hai. Tế bào thuộc nhóm một đang ở X, tế bào thuộc nhóm hai đang ở Y. X và Y lần lượt là: A. pha G2 và pha G1 B. pha G1 và kì đầu C. kì đầu và kì giữa. D. pha G2 và kì đầu Câu 37: Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng, … có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phôtpho (P) và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố C hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do: A. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất còn cacbon có nguồn gốc từ không khí. B. lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể. C. nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cacbon từ môi trường. D. thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời. Câu 38: Ở một quần thể của một loài động vật, gen A nằm trên NST X (không có alen trên Y) có 4 alen; gen B nằm trên NST Y (không có alen trên X) có 5 alen; gen D nằm trên NST thường có 3 alen. Trong trường hợp không có đột biến mới, số loại kiểu giao phối tối đa về ba gen A, B và D trong quần thể loài này là: A. 720 B. 630 C. 270 D. 120 Câu 39: Ở người, gen A nằm trên NST thường qui định da đen trội hoàn toàn so với alen qui định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng di truyền co tỉ lệ người da đen chiếm 36%. Một cặp vợ chồng đều có da đen, xác suất để người con đầu lòng của họ là con trai và có da giống bố mẹ là: A. 14,06% B. 45,83% C. 40,12% D. 79,01% Câu 40: Cấu trúc xương phần trên của tay người và cánh dơi là rất giống nhau, trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các dẫn liệu di truyền đều chứng minh rằng ba loài trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào giải thích đúng? Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 8/9 – Mã đề 2015 A. Người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên còn cá voi được tiến hóa bằng cách thay đổi cấu tạo để phù hợp với môi trường sống. B. Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi. C. Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi. D. Các gen đột biến của cá voi nhanh hơn người và dơi. Câu 41: Ở người, bệnh câm điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường qui định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố và anh trai bị mù mà, có bà ngoại và mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Nếu cặp vợ chồng này dự định sinh 4 người con, xác suất để trong 4 người chỉ có 1 người bị bệnh còn 3 người kia đều bình thường là: A. B. C. D. Câu 42: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa F1 0,49 0,42 0,09 F2 0,49 0,42 0,09 F3 0,4 0,2 0,4 F4 0,25 0,5 0,25 F5 0,25 0,5 0,25 Quần thể chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 43: Khai quật được hóa thạch của một người vượn cổ. Hóa thạch là một mẫu xương hàm và toàn bộ hộp sọ. Bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xa C14 người ta xác định được hàm lượng C14 so với hàm lượng cacbon có trong hóa thạch là 625.10-16. Hoá thạch này có tuổi khoảng: A. 11640 năm B. 5730 năm C. 22920 năm D. 6250 năm Câu 44: Côaxecva được hình thành từ sự kết hợp của: A. Các hợp chất pôlisaccarit tan trong đại dương. B. Các hợp chất lipit với pôlisaccarit trong đại dương. C. Các hợp chất prôtêin với axit nuclêic trong đại dương. D. Các loại dung dịch keo hữu cơ trong đại dương. Câu 45: Khó khăn nhất trong công tác tạo vắc xin phòng bệnh AIDS là: (1) ADN virut HIV cài xen vào hệ gen người. (2) HIV kí sinh vào trong các tế bào bạch cầu. (3) Hệ gen của HIV rất dễ bị đột biến. (4) HIV gây suy giảm hệ thống miển dịch. (5) HIV có khả năng tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu. Đáp án đúng là: A. 1, 3. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4, 5 Câu 46: Điều nào sau đây nói về diễn thế sinh thái là không đúng? A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với điều kiện môi trường sống. Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 9/9 – Mã đề 2015 B. Trong diễn thế: loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, luôn lấn át các loài khác và ngày càng chiếm ưu thế hơn trong quần xã. C. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng…. D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống. Câu 47: Sinh vật chuyển từ nước lên cạn được là vì: A. Mật độ sinh vật đưới nước quá cao do biển thu hẹp lục địa nổi lên. B. Tiến hóa tạo ra được những sinh vật thích nghi với đời sống trên cạn. C. Thực vật đã tạo ra oxi tích lũy trong khí quyển tạo tầng ozon. D. Thực vật đã tạo ra nguồn chất hữu cơ trên cạn khi nước biển rút. Câu 48: Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 5%. Theo lí thuyết , tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là: A. 0,25% B. 9,75% C. 10% D. 5% Câu 49: Xét các sinh vật sau: (1) Nấm rơm. (2) Nấm linh chi. (3) Vi khuẩn hoại sinh. (4) Rêu bám trên cây. (5) Dương xỉ. Những sinh vật có chức năng tạo ra nguồn chất hữu cơ đầu tiên trong hệ sinh thái là: A. 1, 4 và 5. B. 2, 3 và 5. C. 4 và 5. D. 1,2,4 và 5 Câu 50: Dưới đây là tháp sinh thái biểu diễn mối tương quan về sinh khối tương đối giữa động vật phù du và thực vật phù du trong hệ sinh thái đại dương: Động vật phù du Thực vật phù du Sinh khối của động vật phù du lớn hơn sinh khối của thực vật phù du bởi vì: A. các động vật phù du nhìn chung có chu kỳ sống ngắn hơn so với các thực vật phù du. B. các thực vật phù du đơn lẻ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các động vật phù du. C. các thực vật phù du có tốc độ sinh sản cao và chu kỳ tái sinh nhanh hơn so với động vật phù du. D. các động vật phù du chuyển hóa năng lượng hiệu quả. ------------HẾT------------ Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 10/9 – Mã đề 2015 Trường: THPT Lê Anh Xuân BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN --------------------- ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC; Khối B (Đáp án có 2 trang) Câu Mã đề 2015 1 B 2 A 3 B 4 C 5 B 6 A 7 C 8 B 9 B 10 A 11 B 12 A 13 A 14 B 15 D 16 D 17 C 18 D 19 D 20 B 21 D 22 B 23 A 24 D 25 D 26 D 27 C 28 D 29 C 30 B 31 A 32 D 33 C 34 A 35 C Trường THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) Trang 11/9 – Mã đề 2015 36 B 37 A 38 A 39 C 40 C 41 B 42 C 43 C 44 D 45 A 46 B 47 C 48 B 49 C 50 C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_thi_thu_va_dap_an_mon_sinh_dai_hoc_2015_thpt_le_anh_xuan_ben_tre__4871.pdf
Tài liệu liên quan