Đề thi học kì II ( Năm học 2012-2013) môn Ngữ Văn Lớp 7

- Điểm 5: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt trong sáng, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt còn lủng củng, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, văn viết chung chung chưa đúng yêu cầu của đề, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng.

doc8 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II ( Năm học 2012-2013) môn Ngữ Văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT GIA LAI ĐỀ THI HỌC KÌ II ( Năm học 2012-2013) TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ-KLƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian 90 phút( Không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Ngữ Văn 7 kì 2 - Đề khảo sát một số nội dung kiến thức kĩ năng theo các nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kết hợp trắc nghiệm và tự luận II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận và trắc nghiệm III . MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Tục ngữ số câu: 3 số điểm: 0,75 số câu: 1 số điểm: 0,25 4 1 Văn bản hành chính số câu: 2 số điểm: 0,5 2 0,5 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta số câu: 1 số điểm: 0,25 1 0,25 Đức tính giản dị của Bác Hồ số câu: 1 số điểm: 0,25 1 0,25 Câu đặc biệt số câu: 1 số điểm: 0,25 1 0,25 Dấu chấm lửng số câu: 1 số điểm: 0,25 1 0,25 Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu số câu; 1 số điểm: 1 1 1 Câu chủ động số câu: 1 số điểm: 0,25 1 0,25 Trạng ngữ số câu: 1 số điểm: 1 1 1 Văn nghị luận số câu: 1 số điểm: 0,25 số câu: 1 số điểm: 1 1 6 Tổng số câu Tổng số điểm 9 2.25 3 0,75 3 8 15 10 IV. ĐỀ SỞ GD&ĐT GIA LAI ĐỀ THI HỌC KÌ II ( Năm học 2012-2013) TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ-KLƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian 90 phút( Trắc nghiệm 15 phút, Tự luận 75 phút) Mã đề 135 Họ và tên: ..................................................... Lớp: ............. I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào? A. Văn học dân gian B. Văn học viết. C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Câu 2. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ ? A. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. B. Ếch ngồi đáy giếng. C. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 3. Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết báo cáo ? A. Em bị ốm không thể đi học được. B. Em phải chuyển trường. C. Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài. D. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em. Câu 4. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì? A. Sử dụng biện pháp so sánh. B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ. C. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ . . . đến . . .” D. Sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu 5. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách C. Thuyền bị gió đẩy ra xa D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá . Câu 6. Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì? “Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!” (Trích “Sống chết mặc bay”- Phạm Duy Tốn) A. Biểu thị âm thanh kéo dài B. Biểu thị sự liệt kê chưa hết C. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói D. Làm giãn nhịp điệu câu văn Câu 7. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm. C. Tự sự. B. Nghị luận chứng minh. D. Nghị luận giải thích. Câu 8: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận ? A. Ý nghĩa văn chương B. Cảnh khuya C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta D. Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 9. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Một đêm mùa xuân. B.Tiếng vỗ tay vang lên C. Em Sơn! D. Mây bay. Câu 10: Câu tục ngữ “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” nêu lên bài học gì? A. Học cách nói lễ độ, văn minh, lịc sự B. Cách học làm người có nhân cách, có văn hóa. C. Cách ứng xử lịch thiệp, đúng đắn D. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, đúng đắn Câu 11: Trường hợp nào dưới đây phải viết giấy đề nghị A. Em đi học nhóm, sơ ý bị kẻ gian lấy mất xe B. Em bị ốm và không đi học được C. Sắp thi học kì cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán D. Trong giờ học, em cãi nhau với bạn và gây mất trật tự, cô giáo phải dừng lại để giải quyết Câu 12: Trong các câu tục ngữ sau, câu tục ngữ nào nói về thiên nhiên và lao động sản xuất A. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn B. Lá lành đùm lá rách C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ D. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền SỞ GD&ĐT GIA LAI ĐỀ THI HỌC KÌ II ( Năm học 2012-2013) TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ-KLƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian 90 phút( Trắc nghiệm 15 phút, Tự luận 75 phút) Mã đề 246 Họ và tên: ..................................................... Lớp: ............. I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Em Sơn! B.Tiếng vỗ tay vang lên C. Một đêm mùa xuân. D. Mây bay. Câu 2. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì? A. Sử dụng biện pháp so sánh. B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ. C. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ . . . đến . . .” D. Sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu 3. Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì? “Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi! (Trích “Sống chết mặc bay”- Phạm Duy Tốn) A. Biểu thị sự liệt kê chưa hết. B. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói C. Làm giãn nhịp điệu câu văn D. Biểu thị âm thanh kéo dài Câu 4.Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào? A. Văn học viết. B. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. C. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. D. Văn học dân gian Câu 5 . Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm. C. Nghị luận chứng minh. B. Tự sự. D. Nghị luận giải thích. Câu 6. Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết báo cáo ? A. Em bị ốm không thể đi học được. B. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em. C. Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài. D. Em phải chuyển trường. Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ ? A. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. D. Ếch ngồi đáy giếng. Câu 8. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? A. Thuyền bị gió đẩy ra xa B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách C. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá . Câu 9: Trong các câu tục ngữ sau, câu tục ngữ nào nói về thiên nhiên và lao động sản xuất A. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền B. Lá lành đùm lá rách C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ D. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Câu 10: Trường hợp nào dưới đây phải viết giấy đề nghị A. Em đi học nhóm, sơ ý bị kẻ gian lấy mất xe B. Sắp thi học kì cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán C. Em bị ốm và không đi học được D. Trong giờ học, em cãi nhau với bạn và gây mất trật tự, cô giáo phải dừng lại để giải quyết Câu 11: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận ? A. Ý nghĩa văn chương B. Đức tính giản dị của Bác Hồ C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta D. Cảnh khuya Câu 12: Câu tục ngữ “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” nêu lên bài học gì? A. Học cách nói lễ độ, văn minh, lịc sự B. Cách ứng xử lịch thiệp, đúng đắn C. Cách học làm người có nhân cách, có văn hóa. D. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, đúng đắn SỞ GD&ĐT GIA LAI ĐỀ THI HỌC KÌ II ( Năm học 2012-2013) TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ-KLƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian 90 phút( Không kể thời gian phát đề) II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1(1 đ). Xác định cụm chủ vị để mở rộng thành phần trong câu sau. Cho biết đó là thành phần gì? Người ta bảo anh ấy thất nghiệp. Câu 2: (1 đ) Xác định trạng ngữ trong những câu văn sau và cho biết đó là loại trạng ngữ nào? - Bao giờ cũng vậy, sự cùng quẫn hay khiến người ta nghĩ ngợi và giận dữ . ( Tô Hoài ). - Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bung ra làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. (Nam Cao) Câu 3: ( 5 đ) Giải thích câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn .............................................................................................. SỞ GD&ĐT GIA LAI ĐỀ THI HỌC KÌ II ( Năm học 2012-2013) TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ-KLƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian 90 phút( Không kể thời gian phát đề) II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1(1 đ). Xác định cụm chủ vị để mở rộng thành phần trong câu sau. Cho biết đó là thành phần gì? Người ta bảo anh ấy thất nghiệp. Câu 2: (1 đ) Xác định trạng ngữ trong những câu văn sau và cho biết đó là loại trạng ngữ nào? - Bao giờ cũng vậy, sự cùng quẫn hay khiến người ta nghĩ ngợi và giận dữ . ( Tô Hoài ). - Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bung ra làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. (Nam Cao) Câu 3: ( 5 đ) Giải thích câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn ............................................................................................ SỞ GD&ĐT GIA LAI ĐỀ THI HỌC KÌ II ( Năm học 2012-2013) TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ-KLƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian 90 phút( Không kể thời gian phát đề) II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1(1 đ). Xác định cụm chủ vị để mở rộng thành phần trong câu sau. Cho biết đó là thành phần gì? Người ta bảo anh ấy thất nghiệp. Câu 2: (1 đ) Xác định trạng ngữ trong những câu văn sau và cho biết đó là loại trạng ngữ nào? - Bao giờ cũng vậy, sự cùng quẫn hay khiến người ta nghĩ ngợi và giận dữ . ( Tô Hoài ). - Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bung ra làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. (Nam Cao) Câu 3: ( 5 đ) Giải thích câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ( Năm học 2012-2013) I.TRẮC NGHIỆM : 3 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm ĐỀ 135 : Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 A B D C A C B C C B C D ĐỀ 246 : Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 A C B D C B D A A B D C II. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1.(1 điểm). Mỗi ý được 0,5 điểm Người ta bảo anh ấy / thất nghiệp. C V Cụm chủ vị làm thành phần phụ ngữ Câu 2: (1 đ) Xác định trạng ngữ và chỉ ra các loại trạng ngữ ( mỗi câu 0,5 đ) Bao giờ cũng vậy : Trạng ngữ chỉ thời gian Trên mu bàn tay : trạng ngữ chỉ nơi chốn Câu 3. (5 đ) Yêu cầu về kĩ năng Viêt được bài văn kiểu nghị luận giải thích Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về hình thức: dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả Yêu cầu về kiến thức a. Mở bài: - Dẫn dắt . - Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích. b. Thân bài: *. Giải thích khái niệm: Uống nước: thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người khác, của các thế hệ đi trước. Nguồn: + Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen). + Những người làm ra thành quả đó (nghĩa bóng). *. Ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng. *. Giải thích tại sao Uống nước cần phải nhớ nguồn? - Trong thiên nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo nên. - Lòng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể... tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác. Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân. * Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào? + Giữ gìn và bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra. + Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm. + Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả của dân tộc, của nhân loại. + Có ý thức và có hành động thiết thực để biết đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với Tổ quốc. c. Kết bài: - Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó. - Bài học rút ra cho bản thân. 3. Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt trong sáng, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt còn lủng củng, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, văn viết chung chung chưa đúng yêu cầu của đề, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_thi_hoc_ki_2_van_7_8129.doc
Tài liệu liên quan