Đề thi hết môn môn: quản trị học căn bản
Yêu cầu:
a/- Cho biết doanh nghiệp này được tổ chức theo mô hình chức năng, anh (chị) hãy vẽ
mô hình tổ chức của doanh nghiệp này.
b/- Anh (chị) hãy nêu và giải thích những ưu nhược điểm của mô hình tổ chức theo
chức năng.
10 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi hết môn môn: quản trị học căn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HẾT MÔN (Lớp C23)
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
TRƯỜNG TRUNG HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 4
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 4 Độc lập – Tự do
– Hạnh phúc
______________________________--
______________________________________________________________________
_______________________________
______________________________--
______________________________________________________________________
________________________
ĐỀ THI HẾT MÔN (Lớp C23)
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
(Thời gian làm bài: 60 phút)
A. LÝ THUYẾT: (4 điểm)
Anh (chị) hãy nêu các lý do chứng tỏ rằng nhờ chức năng kiểm tra mà nhà quản trị có
thể xuyên suốt cả quá trình quản trị của mình. (Nêu vắn tắt bằng các ý gạch đầu dòng).
B. TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ: (6 điểm)
Cũng như mọi công ty luyện kim khác, công ty thép BTH cũng gặp khó khăn trong
những năm cuối thập kỷ 80. Trong một cuộc họp ban giám đốc, mọi người đều nêu lên
vấn đề lương bổng quá kém nên không tạo ra tinh thần làm việc trong công nhân.
Nhưng giám đốc công ty đã trả lời là ông không quan tâm đến vấn đề đó, ông cũng nhấn
mạnh rằng vấn đề đó là nhiệm vụ của phó giám đốc phụ trách nhân sự. Các cán bộ quản
lý sau cuộc họp đều chưng hửng và có những ý kiến bất mãn.
Được biết vị giám đốc công ty nguyên là một chuyên viên tài chính giỏi, hội đồng quản
trị giao chức vụ giám đốc cho ông với hy vọng tài năng chuyên môn của ông sẽ giúp
cho công ty vượt qua những khó khăn tài chính trầm trọng. Ban đầu, thì mọi chuyện
cũng có những tiến triển, giám đốc công ty dùng các kỹ thuật tài chính để tài trợ cho các
món nợ của công ty, nhưng những vấn đề sâu xa thì ông chưa giải quyết được.
Ông thường bối rối khi phải tiếp xúc đối mặt với mọi người, vì vậy ông thường sử dụng
văn bản giấy tờ cho các chỉ thị hơn là tiếp xúc trực tiếp với mọi người. Ông cũng là
người phó mặc những vấn đề kế hoạch và nhân sự cho các cấp phó của mình vì ông
quan niệm tài chính là quan trọng nhất. Mọi cố gắng cải tổ của công ty đều có nguy cơ
phá sản. Các quản trị viên cấp giữa ít hợp tác, các quản trị viên cấp cao thì không thống
nhất.
CÂU HỎI
Câu 1: Ông Giám đốc thường bối rối khi tiếp xúc đối mặt với mọi người có nghĩa là:
(a) Kỹ năng giao tiếp của ông ta kém.
(b) Kỹ năng dân sự của ông ta kém.
(c) Kỹ năng nhân sự của ông ta kém.
(d) Kỹ năng lãnh đạo của ông ta kém.
Câu 2: Việc Ông Giám đốc phó mặc những vấn đề về kế hoạch và nhân sự cần được
hiểu là:
(a) Đúng, vì ông ta đã ủy nhiệm cho các cấp phó của ông rồi.
(b) Đúng, vì ông ta cần sử dụng chuyên môn tài chính để cứu công ty trước.
(c) Sai, vì ông ta cũng phải có kỹ năng nhân sự, thậm chí hơn các cấp phó để kiểm tra
lại.
(d) Sai, vì ông ta phải chịu mọi trách nhiệm dù phân quyền như thế nào đi nữa.
Câu 3: Tinh thần công nhân làm việc kém do tiền lương thấp, có nghĩa là:
(a) Yếu tố “bình thường” trong thuyết động viên của Herzberg chưa được quan tâm.
(b) Yếu tố “động viên” trong thuyết động viên của Herzberg chưa được quan tâm.
(c) Công nhân hoàn toàn không được thỏa mãn nhu cầu về vật chất theo thuyết 5 bậc
nhu cầu của A. Maslow.
(d) Các công nhân ở đây có bản chất X theo thuyết động viên của Mc. Gregor.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng:
(a) Ông Giám đốc hoàn toàn không có hoạch định vì đã phó mặc cho các cấp phó.
(b) Ông Giám đốc có hoạch định trong những giải pháp tài chính của mình.
(c) Ông Giám đốc có hoạch định là vì đã đặt mục tiêu giải quyết các khó khăn về tài
chính.
(d) Ông Giám đốc không có hoạch định vì ông ta không biết và không chuyên.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai:
(a) Ông Giám đốc có thực hiện chức năng tổ chức vì ít ra ông ta cũng giao việc cho các
cấp phó.
(b) Ông Giám đốc có thực hiện chức năng tổ chức vì có phân quyền cho các cấp phó.
(c) Ông Giám đốc không thực hiện chức năng tổ chức vì không thấy mô tả cơ cấu tổ
chức trong đề.
(d) Ông Giám đốc không thực hiện chức năng tổ chức trọn vẹn.
Câu 6: Ông Giám đốc có thực hiện chức năng điều khiển, ở chỗ:
(a) Ông ta ra chỉ thị bằng giấy tờ.
(b) Ông ta đã giải guyết được khó khăn ban đầu cho công ty.
(c) Ông ta huấn luyện các phó giám đốc làm kế hoạch và nhân sự.
(d) Ông ta đã ủy quyền toàn bộ vấn đề kế hoạch và nhân sự cho các cấp phó.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai:
(a) Ông Giám đốc không thực hiện chức năng kiểm tra trọn vẹn vì khi mọi người báo
cáo trong cuộc họp mới biết tinh thần làm việc của công nhân bị sút giảm.
(b) Ông Giám đốc không cần thực hiện chức năng kiểm tra vì đã phân quyền cho các
cấp phó.
(c) Ông Giám đốc có thể đã có kiểm tra về tác nghiệp tài chính.
(d) Ông Giám đốc có thực hiện chức năng kiểm tra ít nhiều về hành vi các cấp phó.
Câu 8: Hội đồng quản trị có đúng không khi bổ nhiệm vị giám đốc mới đó?
(a) Đúng, vì phải cần ngay người giỏi về tài chính mới có thể cứu công ty tức thời.
(b) Sai, vì đã chọn người không có kỹ năng nhân sự, không biết giao tiếp, phủi trách
nhiệm.
(c) Hơi vội vàng, vì lẽ ra nên chọn người toàn diện các kỹ năng hơn, đặc biệt là tư duy.
(d) Quá vội vàng, nhưng đó là do không còn thời gian để tính toán cho việc chọn lựa.
Câu 9: Có một nhận xét về hoạt động quản trị trong công ty BTH sau là chưa thật chính
xác:
(a) Các chức năng quản trị chưa được thể hiện rõ nét ở các cấp quản trị.
(b) Tình hình công ty hiện nay chưa có gì “sáng sủa” hơn.
(c) Các xung đột, thay đổi,… trong công ty xuất hiện liên tục.
(d) Có sự tranh giành quyền lực trong công ty.
Câu 10: Có thể đánh giá tổng quát về hoạt động quản trị của Ông Giám đốc như sau:
(a) Thực hiện tương đối đầy đủ và trọn vẹn các chức năng của quản trị.
(b) Các kỹ năng quản trị của ông ta tương đối khá, đặc biệt là kỹ năng chuyên môn (tài
chính).
(c) Ông ta thích hợp với công việc chuyên gia hơn là lãnh đạo.
(d) Ông ta là người lãnh đạo giỏi, nhưng là nhà quản trị “tồi”.
Câu 11: Tình hình hiện tại của công ty: mọi cố gắng cải tổ của công ty đều có nguy cơ
phá sản, các quản trị viên cấp giữa ít hợp tác, các quản trị viên cấp cao thì không thống
nhất. Đó là do:
(a) Mọi người không muốn hợp tác với Ông Giám đốc, chống đối ông ta.
(b) Các hoạt động quản trị ở đây chưa thật sự khoa học từ hội đồng quản trị trở xuống.
(c) Ông Giám đốc không đủ năng lực, thờ ơ với mọi người, gây ra tình trạng này.
(d) Công ty chịu ảnh hưởng bởi tình hình khó khăn chung của các công ty luyện kim
khác.
Câu 12: Trước tình trạng hiện nay, theo anh (chị), ông Giám đốc cần phải:
(a) Từ chức
(b) Cách chức những người không hợp tác, đề nghị hội đồng quản trị giúp đỡ về bộ máy
mới.
(c) Đánh giá kỹ mọi vấn đề, tình hình, về mọi người, tự ý thức về mình, rồi quyết định.
(d) Cố gắng tiếp tục công việc, rồi mọi người sẽ hiểu và sẽ họp tác.
Ghi chú:
1. Đối với phần trả lời tình huống, sinh viên ghi số câu hỏi và câu chọn trả lời trong giấy
làm bài.
(Ví dụ: 1 - a, 2 - b, 3 - c, 4 – d,…).
2. Sinh viên nộp bài làm phải kèm theo cả phần đề thi, nếu không xem như không hợp
lệ.
3. Sinh viên được phép tham khảo tài liệu để làm bài.
Ngày 03 tháng 6 năm 1999
GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH
Thạc sĩ NGUYỄN HỮU QUYỀN
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 4 Độc lập – Tự do
– Hạnh phúc
______________________________--
______________________________________________________________________
_______________________________
______________________________--
______________________________________________________________________
________________________
Ngày 20 tháng 8 năm 1999
ĐỀ THI HẾT MÔN LẦN 2 (Lớp C23)
MÔN : QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
(Thời gian làm bài : 60 phút)
1. Câu 1: (5 điểm)
Anh (chị) hãy nêu nội dung và các bước của công tác hoạch định chiến lược.
Theo anh (chị), công tác hoạch định có ý nghĩa (tác dụng) như thế nào đối với:
a/- Một doanh nghiệp.
b/- Một tổ chức phi lợi nhuận.
2. Câu 2:
Một doanh nghiệp có các chức danh và các bộ phận như sau:
- 01 Tổng Giám đốc
- 01 Giám đốc Kinh doanh
- 01 Giám đốc Kỹ thuật
- 01 Giám đốc Nhân sư
- 01 Giám đốc Đầu tư
- Phòng Hành chánh, do Tổng Giám đốc chỉ huy trực tiếp.
- Phòng Tài chính-Kế toán, do Tổng Giám đốc chỉ huy trực tiếp.
- Phòng Bán hàng, được Tổng Giám đốc giao cho Ông Giám đốc Kinh doanh chỉ huy
trực tiếp.
- Phòng Marketing, được Tổng Giám đốc giao cho Ông Giám đốc Kinh doanh chỉ huy
trực tiếp.
- Phòng Kế hoạch- Vật tư, được Tổng Giám đốc giao cho Ông Giám đốc Kinh doanh
chỉ huy trực tiếp.
- Phòng Thiết kế - Kỹ thuật, được Tổng Giám đốc giao cho Ông Giám đốc Kỹ thuật
chỉ huy trực tiếp.
- Phòng Kiểm tra Chất lượng, được Tổng Giám đốc giao cho Ông Giám đốc Kỹ thuật
chỉ huy trực tiếp.
- Phòng Nhân sự, được Tổng Giám đốc giao cho Ông Giám đốc Nhân sự chỉ huy trực
tiếp.
- Phòng Hợp tác quốc tế, được Tổng Giám đốc giao cho Ông Giám đốc Đầu tư chỉ
huy trực tiếp.
- Phòng Xây dựng cơ bản, được Tổng Giám đốc giao cho Ông Giám đốc Đầu tư chỉ
huy trực tiếp.
- Trong Phòng Tài chính-Kế toán, có 02 tổ: Tổ Tài chính và Tổ Kế toán
- Trong Phòng Hành chánh, có 03 tổ: Tổ Hành chánh-Văn thư, Tổ Tài xế, và Tổ Bảo
vệ
- Trong Phòng Kế hoạch-Vật tư, có 02 tổ: Tổ Kế hoạch và Tổ Vật tư
- Trong Phòng Thiết kế –Kỹ thuật, có 03 tổ: Tổ Thiết kế, Tổ Kỹ thuật, và Tổ An toàn
- Trong Phòng Nhân sự, có 02 tổ: Tổ Nhân sự - đào tạo, và Tổ Tiền lương-Bảo hiểm
- Trong Phòng Hợp tác Quốc tế, có 02 tổ: Tổ Nghiên cứu đầu tư và Tổ Xuất nhập
khẩu
- Trong Phòng Xây dựng cơ bản, có 02 tổ: Tổ Kiến trúc và Tổ Kỹ thuật Xây dựng
Yêu cầu:
a/- Cho biết doanh nghiệp này được tổ chức theo mô hình chức năng, anh (chị) hãy vẽ
mô hình tổ chức của doanh nghiệp này.
b/- Anh (chị) hãy nêu và giải thích những ưu nhược điểm của mô hình tổ chức theo
chức năng.
_______________________________
Ghi chú: Sinh viên được phép tham khảo tài liệu để làm bài.
GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH
Thạc sĩ NGUYỄN HỮU QUYỀN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dthiqtcb_2132.pdf