Đề tài Xây dựng mô hình kinh tế lượng phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng

Phần IV: Kết luận Tóm lại, mức thu nhập và mức tiêu dùng của mỗi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đời sống ổn định phải điều chỉnh tiêu dùng phù hợp với thu nhập. Bên cạnh đó mỗi cá nhân cần hướng tới mức thu nhập cao hơn để cải thiện cuộc sống.

pdf15 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 3581 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình kinh tế lượng phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THU NHẬP VÀ TIÊU DÙNG” Giáo viên hướng dẫn: Dương Nam Hà Hà nội, 6/2014 Danh sách sv nhóm 9 STT Họ Tên Lớp Mã SV 1 Từ Thị Duyên K57KTNNB 573255 2 Nguyễn Thị Thu Hương K57KTB 575861 3 Hoàng Thị Quyên K56KTC 563308 4 Nguyễn Thị Huyền Tâm K57KTNNA 573213 5 Đỗ Thế Tuyền K57KTNNA 573237 Nội dung: 1 Xây dựng mô hình kinh tế lượng lý thuyết 2 Cơ sở lựa chọn biến và mô hình 3 Phương pháp thu thập thông tin cho mô hình , khó khăn 4 Kết luận Phần I: Xây dựng mô hình kinh tế lượng lý thuyết - Mức sống của dân cư không chỉ chịu sự chi phối có tính quyết định của thu nhập của họ mà còn phải được thể hiện ở mức tiêu dùng cho đời sống của họ. - Số lượng, chất lượng sản phẩm tiêu dùng của dân cư tuỳ thuộc mức thu nhập cao hay thấp của hộ dân cư. - Nếu như thu nhập giữ vai trò quyết định đối với tiêu dùng thì ngược lại tiêu dùng cũng có tác dụng mạnh mẽ đến thu nhập. Phần I (tiếp) - Tiêu dùng của dân cư về thực chất là tái sản xuất sức lao động, nếu sức lao động được tái sản xuất có số lượng và chất lượng kém sẽ kéo theo thu nhập giảm sút, còn nếu sức lao động được tái sản xuất có số lượng và chất lượng cao sẽ tác động mạnh mẽ tới sự thúc đẩy tăng thu nhập của dân cư. PHẦN II: Cơ sở lựa chọn biến và mô hình - Để hiểu biết được các yếu tố ảnh hưởng và định lượng được những yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu, hiện nay người ta thường sử dụng mô hình kinh tế lượng. - Khi tiến hành dự báo mức độ tác động, ảnh hưởng bằng mô hình kinh tế lượng, ta sử dụng phân tích hồi qui để ước lượng mối quan hệ giữa biến dự báo gọi là biến phụ thuộc, với một hay nhiều biến độc lập khác. Ước lượng tiến hành dựa vào các dữ liệu đã có trước, giá trị dự báo tương lai là giá trị ngẫu nhiên xác định trên cơ sở sử dụng mô hình hồi qui đã xây dựng. PHẦN II (tiếp) - Tùy thuộc vào mức thu nhập mà người tiêu dùng sẽ quyết định số tiền chi tiêu cho các công việc của mình nhiều hay ít. Mức thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí tiêu dùng. Thu nhập cao thì tiêu dùng sẽ nhiều hơn và ngược lại. Đó là ly ́ do giải thích cụ thể mối tương quan chặt chẽ giữa mức thu nhập của mỗi cá nhân và tiêu dùng của chính cá nhân đó. Xây dựng mô hình: Mô hình gồm 2 biến: + Biến phụ thuộc là tiêu dùng -TD (triệu đồng) + Biến độc lập là thu nhập– TN (triệu đồng) Mô hình kinh tế lượng: - Mô hình hồi quy tổng thể: TNi = B1 + B2TDi + Ui (*) Trong đó: TNi là mức thu nhập thứ i TDi là mức tiêu dùng thứ i. B1, B2 là các tham số của mô hình. Ui là sai số ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn. - Mô hình hồi quy mẫu: TNi = b1 + b2TDi + ei (**) Trong đó: b1 là tham số ước lượng của B1. b2 là tham số ước lượng của B2. ei là ước lượng của ui, gọi là phần dư . Dẫn chứng liên quan:  Thu nhập và chi tiêu bình quân mỗi người năm 2010 • Trong năm 2010, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng tính chung cả nước theo giá hiện hành đạt 1.387 nghìn đồng, tăng 39,4% so với năm 2008. • Tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân 1 người 1 tháng đạt 1.211 nghìn đồng, tăng 52,8% so với năm 2008. Nguồn: Tổng cục dân số-kế hoạch hóa gia đình ( ) Dẫn chứng liên quan: 2008 2010 2012 Thu nhập Tiêu dùng Thu nhập Tiêu dùng Thu nhập Tiêu dùng Đồng bằng sông Hồng 1,048.5 814 1,567.8 1,441 2,337.1 1,889 Đông Bắc 768.0 631 1,054.8 958 1,482.1 1,349 Tây Bắc 549.6 497 740.9 761 998.8 987 Bắc Trung Bộ 641.1 560 902.8 934 1,344.8 1,308 Duyên hải Nam Trung Bộ 843.3 707 1,162.1 1,090 1,698.4 1,508 Tây Nguyên 794.6 671 1,087.9 971 1,643.3 1,483 Đông Nam Bộ 1,649.2 1,293 2,165.0 1,659 3,016.4 2,086 Đồng bằng sông Cửu Long 939.9 709 1,247.2 1,058 1,796.7 1,363 Bảng tổng chi tiêu bình quân và thu nhập bình quân nhân quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo vùng 3 năm 2008, 2010 và 2012 Nguồn: Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) Đơn vị tính/ Unit: 1000 VNĐ Phần III:Phương pháp thu thập thông tin và khó khăn Phương pháp thu thập thông tin: - Thu thập thông tin thứ cấp: lấy từ các cơ quan thống kê nhà nước. - Thu thập không gian mẫu với số lượng khoảng 40 cá nhân có việc làm tại một khu dân cư. - Trong quá trình thực hiện, nhóm đã sử dụng kiến thức của môn kinh tế lượng và một số môn khác như nguyên lý thống kê kinh tế, xác suất thống kê,để hoàn thành bài báo cáo. Phần III (tiếp) Khó khăn: - Mức độ khảo sát còn hạn chế về quy mô nên chưa phản ánh chính xác về mức thu nhập và tiêu dùng của các cá nhân và mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng. - Số lượng biến còn ít nên chưa tìm hiểu được những yếu tố tác động đến thu nhập và tiêu dùng của cá nhân. - Thu nhập của cá nhân có thể không ổn định, Phần IV: Kết luận Tóm lại, mức thu nhập và mức tiêu dùng của mỗi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đời sống ổn định phải điều chỉnh tiêu dùng phù hợp với thu nhập. Bên cạnh đó mỗi cá nhân cần hướng tới mức thu nhập cao hơn để cải thiện cuộc sống. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã cô ́ gắng đưa những hiểu biết và kiến thức của mình vào bài luận một cách tốt nhất. Tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế và kinh nghiệm làm bài chưa nhiều nên bài tiểu luận còn nhiều thiết sót và bất cập. Chúng em rất mong có được sự góp ý và chia sẻ của thầy cùng các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_kinh_te_luong_phan_tich_moi_quan_he_giua_thu_nhap_va_tieu_dung_9262_3112.pdf
Tài liệu liên quan