Đề tài Tìm hiểu về phương thức nối hai máy tính lại với nhau

Bạn vừa mua một máy tính mới và muốn sử dụng những khối lượng dữ liệu lớn đang lưu trong máy tính cũ? Sử dụng một thẻ nhớ USB để “chép qua, chép lại” dữ liệu giữa 2 máy có lẽ là quá thủ công và mất thời gian! Một số phương pháp nhỏ sau đây sẽ giúp bạn kết nối 2 máy tính với nhau để có thể sử dụng dữ liệu giữa 2 máy hệt như trong 1 máy.

pdf6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về phương thức nối hai máy tính lại với nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nối 2 máy tính với nhau như thế nào? Nguồn : quantrimang.com  Bạn vừa mua một máy tính mới và muốn sử dụng những khối lượng dữ liệu lớn đang lưu trong máy tính cũ? Sử dụng một thẻ nhớ USB để “chép qua, chép lại” dữ liệu giữa 2 máy có lẽ là quá thủ công và mất thời gian! Một số phương pháp nhỏ sau đây sẽ giúp bạn kết nối 2 máy tính với nhau để có thể sử dụng dữ liệu giữa 2 máy hệt như trong 1 máy. Cách 1: Kết nối bằng cáp mạng Đây là cách dễ nhất và rẻ nhất mà hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Cách làm như sau: Mua một sợi cáp mạng có chiều dài phù hợp để nối 2 máy tính của bạn. Loại cáp mạng mà bạn mua là loại cáp phổ biến nhất hiện nay, tức loại cáp 8 lõi với 2 đầu cáp có chấu mạng gắn được vào cổng truy cập mạng hữu tuyến tốc độ cao mà hầu như máy tính nào hiện nay cũng có. Giá loại cáp này hiện khoảng 4.000đ/mét và người bán sẽ gắn chấu cắm mạng luôn cho bạn. Bạn cần mua loại cáp mạng như trong ảnh. (Ảnh H.H) Khi nối 2 máy tính cùng chạy Windows XP mà bạn đang dùng bằng sợi cáp đã mua, thì hầu như chúng sẽ tự động “nhận mặt” nhau ngay lập tức và trên nguyên tắc là một mạng nội bộ dạng đơn giản nhất đã được hình thành. Việc còn lại là bạn phải làm sao cho 2 máy tính có thể đọc được qua lại các phân vùng đĩa cứng cần chia sẻ. Cách chia sẻ (Share) một phân vùng đĩa cứng như sau: Qua một số bước thực hiện, khi bạn đăng nhập được vào giao diện này là đã chia sẻ thành công một phân vùng đĩa cứng Vào “My Computer” -> click chuột phải vào phân vùng đĩa cứng cần chia sẻ để xuất hiện menu xổ ra -> chọn “Sharing and Security” -> chọn thẻ “Sharing” -> nhấn vào dòng chữ cảnh báo “If you understand the risk…” -> Tiếp tục nhấn vào dòng chữ “If you understand the security risk...” trong giao diện mới để hiện ra giao diện “Enable File Sharing” -> chọn “Just Unable file sharing” và nhấn OK để hiện ra thẻ “Sharing” đã được “độ” lại để chia sẻ file -> đánh dấu vào “Share this folder” và đánh dấu luôn vào “Allow network user to chang my files” để bạn có thể ngồi ở máy 1 mà vẫn có thể chỉnh sửa được mọi file trong phân vùng đĩa cứng đã chia sẻ ở máy 2 -> sau khi nhấn “Apply” và “OK” là phân vùng đĩa cứng mà bạn đã chọn đã được chia sẻ cho máy bạn. Các phân vùng đĩa cứng và thậm chí ổ CD đã được chia sẻ thành công với máy bạn. Khi quay ngược trở lại “My Computer” bạn sẽ thấy rằng trong biểu tượng của phân vùng đĩa cần chia sẻ xuất hiện thêm một bàn tay nâng biểu tượng đĩa cứng. Để sử dụng dữ liệu của đĩa cứng đã share ở máy bên kia, bạn chỉ cần click vào “Start” và chọn “My Network Places” là toàn bộ mọi đĩa cứng đã share của cả 2 máy tính đều hiện lên để bạn sử dụng như chính đĩa cứng đang nằm trong máy mà mình đang sử dụng. Và từ lúc này, bạn có thể dùng máy tính 1 để xem phim đã lưu trong máy tính 2, hoặc dùng máy tính 2 để xử lý mọi dữ liệu trong máy tính 1. Lưu ý rằng mọi dữ liệu trên phân vùng đĩa cứng đã share đều có thể nằm trong tình trạng “mời cụ xơi” khi bạn kết nối máy tính của mình vào mạng nội bộ hoặc mạng Internet. Nếu bạn không muốn ai dùng dữ liệu trên đĩa cứng của mình thì có thể quay trở lại thẻ “Sharing” và bỏ chọn ở “Share this folder” và “Allow network user to chang my files”. Trong bài viết “Nối 2 máy tính với nhau như thế nào? (Kỳ 1)”, bạn đã biết cách nối 2 máy tính với nhau bằng một sợi cáp mạng đơn giản. Nhưng nhược điểm của cách nối này là 2 đầu của sợi cáp mạng đã chiếm toàn bộ các cổng truy cập mạng hữu tuyến tốc độ cao của 2 máy tính. Điều này có nghĩa là khi 2 máy tính đang nối với nhau thì không có máy nào còn cổng để truy cập mạng hữu tuyến tốc độ cao, như ADSL chẳng hạn. Trong bài kỳ 2 này, chúng tôi sẽ giới thiệu một phương pháp khác, có khả năng kết nối 2 máy tính với nhau một cách toàn diện hơn nhiều so với cách đầu tiên, đó là kiểu kết nối 2 máy tính thông qua cáp kết nối USB 2.0, hoàn toàn không đụng chạm đến cổng nối mạng tốc độ cao của máy tính. Vì là kiểu kết nối ưu việt hơn kiểu cũ, nên cách kết nối 2 máy tính thông qua cổng USB này lại tỏ ra tốn kém và phức tạp hơn so với kiểu nối bằng cáp mạng. Cách 2: Kết nối 2 máy tính với nhau thông qua cáp kết nối USB 2.0 Đầu tiên, bạn phải tìm mua một sợi cáp Link USB 2.0 với giá khoảng 10 USD có kèm theo đĩa driver cài đặt. Đây là dạng cáp đặc chủng, dài khoảng 2 m, với 2 đầu đều có thể cắm vào các cổng USB của máy tính. Bạn chớ vội mừng rằng sau khi cắm 2 đầu của sợi cáp Link vào 2 cổng USB của máy tính là đã có thể “nhào vô” các phân vùng đĩa cứng đã “share” sẵn như đã thực hiện với sợi cáp mạng. Điều phức tạp của dạng cáp Link USB này là máy tính luôn xem nó như một dạng phần cứng mới, bắt buộc phải cài đặt driver thì mới có thể hoạt động được. Sau khi cắm 2 đầu của sợi cáp Link vào 2 cổng USB của máy tính là Windows của từng máy sẽ nhận diện phần cứng mới là “USB 2.0 Data Link”, sau đó là quá trình cài đặt driver sẽ bắt đầu. Việc cài đặt driver cho cáp Link cũng không hẳn là dễ dàng. Sau khi thử nghiệm, chúng tôi nghĩ rằng cài đặt driver từ giao diện “Found New Hardware Wizard” của Windows là hiệu quả nhất. Cách làm như sau: Sau khi cắm cáp Link vào ổ USB của máy tính thì giao diện “Found New Hardware Wizard” sẽ hiện lên -> chọn lấy “No, not this time” và nhấn Next - > chọn lấy “Install from a list…” và nhấn Next -> bỏ đĩa cài đặt vào khay CD -> chọn “Search the best driver…” và đánh dấu luôn vào “Include this location in the search” -> nhấn vào nút “Browse” sau đó tìm đến folder “VirtualNetwork” nằm trong thư mục “USB 2.0 Network Cable” ở đĩa cài đặt Bạn cần phải mua sợi cáp Link USB 2.0 như trong ảnh Tìm đến folder “VirtualNetwork” nằm trong thư mục “USB 2.0 Network Cable” ở đĩa cài đặt -> Nhấn OK để hiện lại giao diện có đường dẫn đầy đủ và nhấn Next để quá trình nhận diện driver bắt đầu -> khi hiện ra giao diện “Please select the best match…” thì bạn chọn lấy thiết bị là “USB Virtual Network Adapter…” và nhấn Next Chọn lấy thiết bị là “USB Virtual Network Adapter…” -> Nếu xuất hiện giao diện “Hardware Installation” thì nhấn vào nút “Continue Anyway” để hoàn tất quá trình cài đặt. Sau khi nhấn “Finish” là biểu tượng kết nối mạng ở khay đồng hồ bắt đầu hoạt động, chỉ vài giây sau là 2 máy tính của bạn đã được xem là “thông mạng” với điều kiện là quá trình cài đặt driver ở 2 máy tính phải thành công. Đối với những bạn chưa quen cài đặt driver thì quá trình thực hiện đã miêu tả ở trên tỏ ra hơi "nhiêu khê" và đôi khi bạn phải thực hiện một vài lần mới có thể thành công. Cách share ổ cứng trong 2 máy tính cũng tương tự như việc kết nối bằng cáp mạng, sau đó bạn chỉ việc đăng nhập vào “My Network Places” là các phân vùng đã chia sẻ thành công sẽ hiện lên để… “mời cụ xơi”. Cách 3: Kết nối 2 máy tính với nhau bằng cáp nối LPT Ngoài cách thức kết nối 2 máy tính với nhau bằng cáp mạng và bằng cáp Link USB 2.0 đã nêu, bạn cũng có thể kết nối 2 máy tính với nhau ngon lành bằng cách sử dụng cáp kết nối máy in vào cổng LPT của máy tính, nhưng độ tiện dụng của cách kết nối này tỏ ra kém hơn hẳn. Nếu ham muốn tìm hiểu thì bạn có thể mua sợi cáp Link LPT chuyên dùng để nối 2 máy tính với nhau về thử nghiệm với cách cài đặt driver cũng tương tự như với cáp Link USB 2.0.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu về phương thức nối hai máy tính lại với nhau.pdf
Tài liệu liên quan