Đề tài Thực trạng nguồn tài nguyên quặng và đá quý nước ta hiện nay

Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Cần chú trọng tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khoáng sản của đất nước; khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường, môi sinh và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản.

docx24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3889 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng nguồn tài nguyên quặng và đá quý nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN QUẶNG VÀ ĐÁ QUÝ NƯỚC TA HIỆN NAY TÀI NGUYÊN QUẶNG: Khái niệm: Quặng là một loại 4%90%C3%A1"đá chứa các 3%A1ng_v%E1%BA%ADt"khoáng vật như 1%BA%A1i"kim loại hoặc 4%90%C3%A1_qu%C3%BD"đá quý, được 3%A1c_m%E1%BB%8F"khai thác từ mỏ và chế biến để sử dụng. Tuy quặng khoáng sản ở nước ta có trữ lượng không lớn nhưng đa dạng, bao gồm quặng kim loại đen, quặng kim loại màu, quặng kim loại quý, quặng kim loại hiếm… 1. Quặng kim loại đen 1.1. Sắt: Phân bố: Cho đến nay trên lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận được hơn 300 mỏ và điểm quặng sắt, chủ yếu tập trung ở phía bắc như: Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tĩnh. So sánh với bảng phân loại trữ lượng hiện đang được sử dụng ở một số nước đang phát triển và phát triển trong khu vực, Việt Nam có 2 mỏ thuộc loại trữ lượng trung bình là Thạch Khê và Quý Xa. Trữ lượng: 700 triệu tấn phân bố rải rác từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ. Những mỏ đạt trữ lượng công nghiệp không nhiều và tập trung ở Bắc Bộ, trong đó mỏ Thạch Khê (Nghệ Tỉnh) có trử lượng ước tính khoảng 500 triệu tấn, chất lượng quặng tốt . Mỏ sắt lớn thứ hai là mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng 119 triệu tấn. Tình hình khai thác: Năm 1979 mới tiến hành khai thác ở mỏ Thái Nguyên và đã luyện được 100.000 tấn thép, năm 1980 chỉ khai thác được 60.000 tấn, đến năm 1989 được 75.000 tấn, năm 1995 khai thác khoảng 150.000 - 175.000 tấn. 1.2. Quặng bauxit Phân bố: chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và các tỉnh Bình Phước, Phú Yên. Diện tích phân bố quặng bauxit khu vực Tây Nguyên khoảng 18.500 km2, trong đó diện tích đã điều tra đánh giá, thăm dò khoảng 3.900 km2 với tổng tài nguyên và trữ lượng khoảng 5,4 tỉ tấn quặng nguyên khai. Nếu được điều tra, đánh giá đầy đủ diện tích còn lại, tổng tài nguyên quặng bauxit có thể đạt trên 10 tỉ tấn, đưa nước ta trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về quặng bauxit. Ngoài ra một số điểm quặng bauxit phân bố rải rác ở các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang). Các mỏ thuộc nguồn gốc trầm tích phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An. Trong số này cụm mỏ ở Lạng Sơn có quy mô trữ lượng lớn, chất lượng tốt và có giá trị công nghiệp. Cụm mỏ Lạng Sơn có 36 mỏ và điểm quặng chủ yếu thuộc loại eluvi- deluvi. Tổng trữ lượng ước tính khoảng vài trăm triệu tấn. Các mỏ bauxit phong hoá từ đá bazan tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Đak Lak, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi. Tổng diện tích chứa bauxit lên đến gần 20.000 km2. Quặng bauxit nguyên khai thường có chất lượng thấp. Các mỏ bauxit phong hoá từ đá bazan có trữ lượng và tài nguyên khoảng 2,3 tỷ tấn. Tài nguyên dự báo đạt khoảng 6,7 tỷ tấn. Quặng titan-zircon: gồm 2 loại hình quặng gốc và quặng sa khoáng. Phân bố: Quặng gốc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung ở vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bà Rịa- Vũng Tàu. Tổng tài nguyên, trữ lượng quặng titan tính đến năm 2008 khoảng 100 triệu tấn. Từ năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Bộ TN & MT, Cục ĐC&KS đã triển khai thực hiện đề án " Điều tra đánh giá quặng titan zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa- Vũng Tàu" trên tổng diện tích 1460 km2. Kết quả điều tra trên diện tích 1460 km2, dự báo tổng tài nguyên đạt trên 500 triệu tấn; nâng tổng tài nguyên quặng titan zircon của nước ta lên 650 triệu tấn. Như vậy, nước ta trở thành nước có tiềm năng quặng titan zircon thuộc hàng đầu thế giới, đủ cơ sở để phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu quặng titan hàng trăm năm. Có thể nhận thấy: "Quặng titan zircon là tài nguyên có giá trị lớn của nước ta, qua báo cáo của Bộ TN & MT cho thấy, có cơ sở để hình thành một ngành công nghiệp có quy mô lớn và đồng bộ về khai thác, chế biến ra các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao." 1.4. Quặng Litium: Quá trình triển khai đề án "Đánh giá triển vọng quặng thiếc và kim loại hiếm (Ta, Li, Be) vùng La Vi - Quảng Ngãi", năm 2009 Cục ĐC&KS đã phát hiện mỏ khoáng sản kim loại hiếm liti. Kết quả cho thấy, quặng liti hàm lượng đạt (khoảng 0,5%), tài nguyên trữ lượng dự báo 10.000 tấn. Đây là một phát hiện đầu tiên về kim loại hiếm ở nước ta, kể cả khu vực Đông Nam Á và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học, kinh tế, mở ra tiền đề tìm kiếm phát hiện các mỏ kim loại hiếm khác trên những vùng có cấu trúc địa chất tương tự ở khu vực Trung Trung Bộ. Mỏ có quy mô trung bình, chất lượng khá. 1.5. Quặng sắt Laterit: Phân bố: Cuối năm 2009, đầu năm 2010, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã phối hợp với Phòng Địa chất khảo sát thực địa tại 662 vị trí thuộc các tỉnh Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông và Lâm Đồng, lấy 192 mẫu laterit. Kết quả điều tra đã phát hiện mới quặng sắt laterit có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên. Trữ lượng: Theo các kết quả điều tra sơ bộ, diện tích có khả năng sinh quặng sắt laterit Tây Nguyên khoảng 2000 km2. Tài nguyên dự tính có thể đạt tới 2 tỉ tấn quặng sắt với điều kiện khai thác thuận lợi. Theo phân loại của các nhà luyện kim đen, quặng laterit vùng Gia Lai thuộc loại quặng sắt nghèo có hàm lượng sắt 30-40%, có thể chế biến để sản xuất gang. Đây là nguồn tài nguyên chiến lược với tổng tài nguyên lớn, có khả năng chế biến thành quặng sắt cho mục đích luyện kim đen, góp phần quan trọng đảm bảo nguồn nguyên liệu khoáng để phát triển ngành luyện kim đen quy mô lớn và bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thép và góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên. 1.6. Khoáng sản Urani có quy mô trung bình nhưng thuộc loại khoáng sản chiến lược ở nước ta có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho dự án Nhà máy Điện hạt nhân. Phân bố: khoáng sản Urani phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên; trong đó, tập trung chủ yếu tại vùng Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trữ lượng: Đến nay, cả nước đã có 6 mỏ Urani được đánh giá và thăm dò với trữ lượng 18.750 tấn U3O8.Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 218.000 tấn; riêng vùng Nông Sơn dự báo khoảng 11.000 tấn, là cơ sở để xây dựng kế hoạch nội địa hóa nguồn nguyên liệu phục vụ các dự án nhà máy địên hạt nhân. 1.7. Quặng nhôm: Phân bố: Quặng bauxit chứa hydroxyd nhôm có trử lượng đạt yêu cầu công nghiệp tập trung ở Ðông Bắc bộ và khu 4 cũ, ở Tây nguyên, Lâm Ðồng... ước tính có 4 tỉ tấn, chất lượng quặng tốt, hàm lượng quặng từ 40 - 43%. Tuy nhiên, việc khai thác vẫn chưa phát triển vì còn thiếu năng lượng và cơ sở hạ tầng. Tương lai ngành khai thác bauxit để lấy nhôm có nhiều triển vọng. 1.8. Quặng thiếc: Quặng thiếc có trữ lượng 70.000 tấn phân bố ở 3 khu vực: khu vực đông bắc Bắc bộ (Cao Bằng, Tuyên Quang); khu vực Bắc trung bộ (Nghệ An, Hà Tỉnh); khu vực Nam Trung bộ ( Lâm đồng, Thuận Hải). Bốn khu vực chứa thiếc chính là Piaoac và Tam Đảo ở miền Bắc, Quỳ Hợp ở miền Trung và Đa Chay, Đà Lạt ở miền Nam. Khu vực Piaoac, cách Cao Bằng 42 km về phía tây và cách Hà Nội khoảng 338 km về phía bắc. Khu vực Piaoac được xác định là có trữ lượng quặng sa khoáng có thể khai thác được là 23 nghìn tấn SnO2 và 1,5 nghìn tấn WO3. Khu vực Tam Đảo cách Hà Nội 130 km về phía bắc. Đây là vùng có diện tích khoảng 1.500 km2 kéo dài theo hướng hướng tây bắc- đông nam. Tổng trữ lượng ước tính là 13.582 tấn SnO2 với hàm lượng 273 g SnO2/m3. Những kết quả thăm dò cho thấy tiềm năng sơ bộ của khu vực Tam Đảo là đầy hứa hẹn với thiếc, vonfam và các nguyên tố hợp khác như bitmut và berili. Trữ lượng quặng gốc ở khu vực Tam Đảo là 45.000 tấn Sn, 45.000 tấn WO3; 17.000 tấn Be và 30.000 tấn Bi. Khu vực Quỳ Hợp nằm ở phần phía tây của tỉnh Nghệ Tĩnh, cách Hà Nội 250 km về phía nam. Vùng này có trữ lượng tổng cộng là 36.000 tấn cassiterite. Trữ lượng quặng gốc ước tính của khu mỏ tổng cộng là 2.065 tấn thiếc. Vùng Đa Chay nằm cách Đà Lạt khoảng 30 km về phía đông bắc. Trữ lượng ước tính của vùng này là 40,000 tấn Sn và 20.000 tấn WO3. 1.9. Mangan: tồn tại dưới dạng trầm tích, thấm đọng và các vành phân tán. Phân bố ở Cát Đằng, Kim Lũ, Đồng Văn... Một số tụ khoáng có triển vọng công nghiệp như mangan Đồng Văn, số khác chưa được nghiên cứu chi tiết. Tụ khoáng Đồng Văn có nguồn gốc trầm tích thấm đọng, nằm trong các đá của hệ tầng Cát Đằng. Hàm lượng mangan trầm tích từ 3,02- 3,19%, mangan thấm đọng có hàm lượng 26,78-40,9% 1.10.Vanadi: tồn tại dưới dạng vành phân tán không có triển vọng công nghiệp, chỉ là dấu hiệu để tìm kiếm các thân quặng gốc hoặc các tổ hợp khoáng vật trong quặng sulfur. 2. Quặng kim loại màu 2.1.Vàng: Vàng là một trong những khoáng sản có diện phân bố rộng nhất Việt Nam, có nhiều nguồn gốc và quặng hoá khác nhau. Phân bố: Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng Sông Piến (Pắc Lạng, Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Mã, hoặc ở phần rìa các khối nâng Hoà Bình (mỏ Kim Bôi), Kon Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty). Trữ lượng: Vàng sa khoáng có liên quan chặt chẽ với các thành tạo trầm tích sông, suối. Trữ lượng dao động từ 200-400 kg mỗi mỏ. Cho đến nay đã phát hiện khoảng 150 mỏ và điểm quặng. Trữ lượng ước tính 5.000 kg và dự báo 11.000 kg. Vàng gốc phát triển chủ yếu trong một số kiểu thành hệ khoáng hoá như: thạch anh- vàng (mỏ Bồ Cu- Thái Nguyên); Thạch anh- sunfua-vàng (Pắc Lạng, Trà Năng, Bồng Miêu); vàng- bạc (Nà Pái, Xà Khía Vàng cộng sinh là nguồn tài nguyên khá quan trọng, hiện nay đã phát hiện vàng cộng sinh với antimon, đồng, thiếc, chì, kẽm song có ý nghĩa kinh tế hơn cả là vàng trong mỏ đồng Sinh Quyền với trữ lượng gần 35 tấn. 2.2. Đồng, chì: Phân bố: chủ yếu tập trung ở vùng Cát Đằng, Sông Nan, Xóm Thôn… Trữ lượng quặng đồng ước tính 600.000 tấn, hầu hết tập trung ở Tây Bắc bộ như ở Tạ Khoa (Sơn La) và Sinh Quyền ( íLào Cai ). Hiện nay khai thác thủ công có sản lượng 2.000kg/ năm. 2.3. Arsen: có điểm quặng ở đỉnh đèo Ngang, nằm trong vùng phát triển đới thạch anh hoá, pyrit hoá có nguồn gốc nhiệt dịch. 3. Quặng kim loại quý Đã tìm thấy vàng qua đãi mẫu trọng sa. Vàng phân bố chủ yếu ở vùng Ca Xen, Đồng Cao, Co Poong La... 4. Quặng kim loại hiếm 4.1. Volfram: gặp dưới dạng quặng lăn ở Kim Lũ và vành phân tán khoáng vật ở Ba Tâm. Hàm lượng volframit trong quặng lăn ở Kim Lũ đạt 30%. 4.2. Thuỷ ngân: phân bố ở Xuân Canh, Ba Đồn... dưới dạng vành phân tán khoáng vật. 4.3. Quặng đất hiếm. Việt Nam có nguồn tài nguyên đất hiếm rất dồi dào, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc, gồm các vùng Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum và Yên Bái. Hàm lượng TR2O3=1,14-14,6%. Tổng trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn. 4.3. Apatit. Phân bố: Ở Việt Nam, nguồn tài nguyên apatit được tìm thấy ở vùng Lào Cai. Dải trầm tích chứa quặng apatit thuộc hệ tầng Cam Đường kéo dài theo phương TB-ĐN với chiều dài gần 100 km , chiều rộng trung bình 1 km, ở trung tâm mỏ phình to đến 3 km. Tổng trữ lượng 1.669 triệu tấn apatit với chất lượng chia ra làm 4 loại: 36-41%; 20-36%; 16-20% và thấp hơn 16% P2O5. Apatit Lào Cai có quy mô trữ lượng lớn, là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân bón cho nông nghiệp. Mỏ Apatit Lào Cai có trữ lượng đã được thăm dò 908 triệu tấn và trữ lượng dự báo 2,1 tỷ tấn, với 3 loại quặng: I, II và III. Các mỏ pyrit đã và đang được đầu tư khai thác là nguồn nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric. Các mỏ này đều có sản lượng thấp 4.4 Quặng cromit: trử lượng chung khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các khu vực phía Bắc, chất lượng quặng không cao, trử lượng lớn tập trung ở Thanh Hóa ước tính khoảng 3,2 triệu tấn, hàm lượng 46%. Việc khai thác được tiến hành từ lâu song sản lượng chưa nhiều. TÀI NGUYÊN ĐÁ QUÝ: Trong từ điển Ngọc học của P.G. Read xuất bản năm 1988, đá quý được định nghĩa là “một khoáng vật được chế tác, có các đặc tính cần thiết như đẹp, hiếm và bền, để sử dụng trong các đồ trang sức”. Đúng là hầu hết đá quý đều là các khoáng vật, như kim cương, corindon, thạch anh…nhưng có một số loại đá như ngọc bích, đá hoa…cũng là đá quý. Ngoài ra còn có những loại đá quý không phải là khoáng vật hoặc đá, như san hô, ngọc trai, ngà voi, xương động vật…chúng có nguồn gốc sinh vật. Vì vậy, ta có thể hiểu định nghĩa đá quý như sau: Đá quý là một loại vật liệu tự nhiên (khoáng vật, tập hợp khoáng vật, đá…), tạo thành do các quá trình địa chất hoặc hoạt động của sinh vật, được con người sử dụng vào mục đích trang sức, trang trí hoặc mỹ nghệ. Đá quý Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1980 của thế kỷ trước với các phát hiện ruby, saphia đầu tiên tại Lục Yên vào năm 1987 trong quá trình lập bản đồ địa chất. Tiếp theo đó là các phát hiện khác về aquamarin, topa, tuamalin, jadeit, nephrit, beryl, thạch anh, opan, canxedon,…có thể nói nước ta có tiềm năng lớn về loại hình khoáng sản này Đá quý nhóm I (Kim cương, ruby và saphia). Khu vực Yên Bái: Các mỏ ruby thuộc tỉnh Yên Bái nằm rải rác dọc theo quốc lộ 70 kéo dài từ thị xã Yên Bái lên huyện Lục Yên, với các điểm mỏ nổi tiếng như Tân Hương (nơi khai thác được viên ruby Ngôi sao Việt Nam nặng 2.58kg và hiện được coi là báu vật Quốc gia), Trúc Lâu (nơi khai thác được viên ruby sao nặng 1.96kg và cũng được coi là báu vật Quốc gia) và Lục Yên. Tại Tân Hương có thể gặp ruby, spinen. Tại Trúc Lâu cũng thường là ruby sao và spinen, còn tại Lục Yên thì ngoài ruby, saphia có thể gặp nhiều loại đá quý khác như spinen, tuamalin, amazonite, granat,…. Mỏ ruby Quỳ Châu: Mỏ ruby Quỳ Châu được phát hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, chủ yếu có ở các xã Châu Bình, Châu Hồng,…với các điểm mỏ nổi tiếng như đồi Tỷ (nơi phát hiện được những viên có giá trị tiền tỷ) và đồi Triệu (nơi phát hiện những viên có giá trị tiền triệu). Về mặt chất lượng, ruby mỏ Quỳ Châu thuộc vào loại ruby đẹp nhất trên thế giới (tương đương với ruby mỏ Mogok của Mianma). Màu đẹp, độ bão hoà màu cao và độ tinh khiết cao. Tại đây đã khai thác được viên ruby nặng 56cts. Miền nam Việt Nam: Các mỏ saphia miền nam nước ta được phát hiện rộng rãi tại các tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai. Ngoài ra tại các khu vực EaHleo, Đơn Dương, Vân Hoà đôi khi cũng phát hiện được các hạt ruby có kích thước nhỏ, màu đỏ hồng, hồng, da cam. Ruby ở đâu có màu khá đẹp độ trong suốt tương đối cao, tuy nhiên kích thước hạt bé nên không thích hợp để làm đồ trang sức. Đá quý nhóm II (còn gọi là đá bán quý) Berin và aquamarin: Các phát hiện đầu tiên của aquamarin và topaz ở Việt Nam là tại Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hoá) vào năm 1985 trong quá trình lập bản đồ địa chất khu vực Bắc Trung Bộ của Liên đoàn địa chất IV. Ngoài Xuân Lẹ, berin, aquamarin còn phát hiện được nhiều trong trong trường pegmatit Thạch Khoán (Vĩnh Phúc). Berin ở đây thường từ trong suốt tới bán trong suốt, kích thước thay đổi mạnh, nhưng thường gặp nhất là kích thước 1-4cm đường kính, chiều dài từ 10-30cm (ảnh dưới). Topaz: Đi cùng với aquamarin là topaz chúng cũng phát triển trong các thân mạch pegmatit. Theo tài liệu của các nhà địa chất (năm 1995) trữ lượng topaz tại mỏ Xuân Lẹ ước chừng khoảng 41,53 tấn. Ngoài ra, một loạt các điểm topaz khác cũng được phát hiện tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) và một số khu vực khác tại Yên Bái.  Tuamalin: Các kết quả khảo sát địa chất đã phát hiện được các thân pegmatit chứa tuamalin tại Lục Yên (tỉnh Yên Bái), tuy nhiên tuamalin có giá trị trang sức lại được khai thác chủ yếu trong sa khoáng, còn bản thân tuamalin phát triển cùng với thạch anh, mica và đôi khi là topaz trong các thân mạch pegmatit lại có chất lượng ngọc rất thấp (chỉ thích hợp cho mẫu sưu tập). Mới đây (năm 2008) một loạt các phát hiện tuamalin tại Bắc Kạn. Tuamalin ở đây thường có màu hồng nhạt, lục nhạt và đen. Nhiều khi cũng gặp các tinh thể có tính phân đới màu giống tuamalin Lục Yên.  Spinen: Spinen chất lượng ngọc được khai thác cùng với sa khoáng ruby và saphia tại Lục Yên, Tân Hương (Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An). Zircon: Zircon được khai thác nhiều trong các sa khoáng liên quan tới basalt  miền nam nước ta và chúng thường đi kèm với saphia tại Kon Tum, Đak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng và Bình Thuận.  Peridot: Peridot được khai thác chủ yếu tại hai mỏ Hàm Rồng và Biển Hồ (Lâm Đồng) Thạch anh, opan, canxedon: Các biến thể thuộc nhóm thạch anh được phát hiện tại nhiều nơi. Trong đó, thạch anh pha lê và thạch anh ám khói được khai thác nhiều tại Xuân Lẹ (Thanh Hoá), Thạch Khoán (Vĩnh Phúc) và Kỳ Sơn (Nghệ An). Thạch anh màu tím (ametit) gặp nhiều tại Đơn Dương (Lạng Sơn) và Gia Lai. Thạch anh đen (morion) gặp ở Lộc Tân (Lâm Đồng). Thạch anh hồng được khai thác nhiều tại Đà Nẵng và một số tỉnh Tây Nguyên và chúng thích hợp cho việc sản xuất hàng mỹ nghệ. Opan, canxendon được khai thác nhiều tại một số tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum,…). Trong những năm gần đây một khối lượng lớn loại này đã được khai thác và sử dụng làm mẫu trưng bày, đá phong thuỷ, tỷ lệ dung được để sản xuất hàng trang sức rất thấp.  Ngọc trai: Việt Nam có vùng biển dài và rất thích hợp cho việc nuôi cấy nọc trai. Hiện nay, ngọc trai được nuôi cấy chủ yếu tại Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang). Một số loại đá quý khác: Jadeit và nephrit: Ngọc jadeit và nephrit đã được phát hiện tại Cò Phương (Sơn La), trong các đá biến chất cao thuộc cấu trúc sông Mã. Chúng thích hợp cho việc sản xuất hàng mỹ nghệ điêu khắc, việc làm hàng trang sức thì hầu như không thể.  Tektit: Tektit được phát hiện nhiều nơi ở Việt Nam từ bắc đến nam. Loại kích thước lớn thường được tìm thấy tại Kon Tum, Lâm Đồng và Phú Quốc. Một số khu vực tại biên giới giữa Việt Nam và Lào cũng là những nơi phát hiện nhiều tektit.  Fluorit: Fluorit được khai thác nhiều tại hai khu vực là Xuân Lãnh (Phú Yên) và Đông Pao (Lai Châu).  Amazonit: Là biến thể màu lục của nhóm feldspat gặp nhiều trong các thân pegmatite vùng Lục Yên (Yên Bái) chúng thường đi cùng với tổ hợp khoáng vật tuamalin, thạch anh và mica. Loại trong suốt có thể mài faxet để sản xuất hàng trang sức, loại đục thường được làm mẫu sưu tập hoặc mài cabochon, điêu khắc mỹ nghệ. PHẦN II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY: TÀI NGUYÊN QUẶNG: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là một trong những ngành công nghiệp quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhu cầu trong nước, phần nào giúp loại trừ sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giúp cho quốc gia sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhất là những nước nghèo và chậm phát triển như nước ta. Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm bảo. Từ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các công trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng, đá quý, thiếc, mangan, sắt, In-me-nhít…. Phương pháp khai thác thủ công hầu như không có cơ sở khoa học về công nghệ. Một số xí nghiệp khai thác cơ giới cũng chuyển sang khai thác thủ công như mỏ thiếc Tĩnh Túc, Sơn Dương, Bắc Lũng, Crômit Cổ Định, do cạn kiệt tài nguyên hoặc do quy mô khai thác giảm, không chịu nổi chi phí của khai thác cơ giới. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên. Về tuyển khoáng cũng được thay thế công nghệ tuyển cơ giới tập trung bằng những xưởng tuyển “mini” thủ công hoặc bán cơ giới. Hình thức này bao trùm hầu hết các ngành khai thác khoáng sản kim loại như thiếc, vàng, crômit, mangan…. Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuyển quặng sunphua kẽm chì Lang Hích, apatít, graphít,… với sơ đồ và thiết bị tuyển đơn giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản có ích đi kèm. 2. Về luyện kim và chế biến sâu: Công nghiệp luyện kim và chế biến sâu khoáng sản chưa được phát triển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang, thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp. Nhà máy gang thép Thái Nguyên với công nghệ luyện gang bằng lò cao (lò cao nhỏ V=100m3). Luyện thiếc bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang và điện phân. Sản xuất bột kẽm bằng lò phản xạ và lò quay. Luyện antimon bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang. Công nghệ thuỷ luyện được áp dụng cho luyện vàng. Nhìn chung, công nghệ luyện kim và chế biến sâu chưa phát triển, thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình, trừ thiếc điện phân đạt loại I thế giới (99,95%Sn). Nhìn chung, trong thời gian qua, ngành khai thác quặng nói riêng và khoáng sản nói chung ở nước ta đã có nhiều bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, do một số hạn chế cả về mặt khách quan và chủ quan nên hoạt động khai thác, chế biến quặng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước, kéo theo đó là những hệ lụy về mặt xã hội và môi trường. Cụ thể: Về khai thác quặng thiếc: những khu vực quặng giàu, dễ khai thác đã bị khai thác gần hết, phần còn lại chủ yếu là những khu vực quặng nghèo hoặc các điểm quặng nhỏ. Việc khai thác thiếc trái phép thường xuyên xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. (Có đến khoảng 50% sản lượng quặng thiếc cung cấp cho các lò luyện thiếc kim loại từ nguồn khai thác trái phép). Về khai thác quặng sắt: Mỏ Trại Cau khai thác quặng sắt bằng phương pháp lộ thiên với sản lượng 200 – 250 ngàn tấn/ năm. Thiết bị khai thác nhìn chung cũ và lạc hậu, năng suất thấp, tổn thất tài nguyên cao. Mỏ sắt Quý Sa, Lào Cai đã được cấp giấy phép, bắt đầu khai thác vào đầu năm 2008 với sản lượng 1,5 đến 3,0 triệu tấn quặng sắt/ năm. Vùng quặng sắt Cao Bằng còn nhiều điểm mỏ, quặng manhetit chất lượng tốt, đang được Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty Gang thép Cao Bằng và một số công ty của địa phương khai thác. Mỏ sắt Thạch Khê đã có dự án khai thác với sản lượng khoảng 10 triệu tấn/ năm và ở đây sẽ xây dựng khu công nghiệp luyện kim lớn. Về khai thác quặng đồng: mỏ đồng Sin Quyền bắt đầu được khai thác từ năm 1992 với sản lượng nhỏ. Hiện nay mỏ này đang được khai thác lộ thiên với sản lượng thiết kế 1,1 triệut ấn quặng nguyên khai/ năm và khối lượng đất bóc trên 3 triệu m3/ năm. Thiết bị khai thác được đầu tư mua sắm các chủng loại có tính năng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Công nghệ tuyển khoáng kết hợp giữa tuyển nổi và tuyển từ. Điều chỉnh các thông số kỹ thuật tuyển khoáng bằng tự động hoá. Tính quặng đồng sau tuyển đạt hàm lượng Cu > 25%. Về khai thác chì - kẽm, tập trung ở các mỏ thuộc tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên. Ở một số địa phương khác có khai thác quặng chì - kẽm song quy mô sản lượng các mỏ đều ở mức thấp. Mỏ cromit Cổ Định, Thanh Hoá trước năm 1990 được trang bị dây chuyền khai thác, tuyển khoáng đồng bộ. Sau năm 1990, công tác quản lý khai thác mỏ bị buông lỏng. Mỏ được phân chia thành nhiều khu vực cho nhiều tổ chức khai thác, thậm chí khoán cho các tổ công nhân hoặc hộ gia đình khai thác. Từ đó việc khai thác thủ công được áp dụng, dẫn đến tình trạng tranh chấp, khai thác bừa bãi trong nhiều năm, gây tổn thất tài nguyên, phá vỡ cảnh quan, môi trường hiện đang được dần khắc phục. Về khai thác quặng mangan : quặng mangan ở nước ta có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác trên địa bàn nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung. Ngoài một số doanh nghiệp được cấp giấy phép để khai thác quặng mangan diễn ra việc khai thác diễn ra khá phức tạp và ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các địa phương có chung biên giới với Trung Quốc. Đối với vàng sa khoáng, đã có một số tổ chức, cá nhân xin khai thác quy mô nhỏ. Tuy nhiên do hàm lượng vàng phân bố không đều, phương pháp quản lý chưa tốt nên nhìn chung hiệu quả kinh tế thấp. Hiện tại, chỉ có màng Bồng Miêu đã được thăm dò và đang đi vào khai thác. TÀI NGUYÊN ĐÁ QUÝ: Tài nguyên đá quý nước ta ít, công nghệ khai thác còn lạc hậu: Theo con số thống kê của Viện Tư vấn phát triển về nguồn tài nguyên đá quý. Thực tế đá quý Việt Nam tuy đa dạng nhưng trữ lượng không lớn. Cụ thể, nhóm đá quý kim loại tuy đa dạng nhưng có trữ lượng rất nhỏ. Còn nhóm đá quý năng lượng (than, dầu khí) trữ lượng trung bình và dự báo sẽ cạn kiệt trong vài chục năm tới. Chỉ có một số loại khoáng sản không kim loại như bô xít, đất hiếm, titan, đá vôi… có trữ lượng lớn, song những loại này trên thế giới cũng có rất nhiều, trong khi nhu cầu lại ít, thậm chí hàng trăm năm nữa mới hết. Trong khi đó, các loại đá quý như kim cương, ruby, saphia… tuy đã được phát hiện nhưng chưa rõ trữ lượng hoặc trữ lượng rất nhỏ. Các thiết bị hiện đại để khai thác cá loại đá quý chưa có chủ yếu là khai thác thủ công. Măc khác sau khi khai thác đem về chế tác nhưng trình độ kĩ thuật không có nên đã làm hao mòn hoặc hư hại đáng kể đến lượng đá quý tìm được. Nạn khai thác tràn lan: Ở nước ta ở nay vẫn tồn tại thực trạng: “Đào tài nguyên đem bán, nhưng nhu cầu đá quý của thế giới ra sao thì lại không nắm được. Cứ phát hiện thấy quặng là bới lên để khai mỏ mà không biết sẽ bán cho ai”. Điều đó cũng lý giải phần nào tình trạng cấp phép ồ ạt và tràn lan như hiện nay, song vai trò của các cơ quan chức năng lại không được phân định rõ. Nhiều địa phương liên tục cấp phép cho các đơn vị khai thác đá quý, một phần là do lãnh đạo mang nặng tư duy nhiệm kỳ, chỉ chú đến tăng trưởng GDP mà ít chú ý đến yếu tố phát triển bền vững. Quản lý nhà nước về đá chưa có tổ chức thống nhất đủ thẩm quyền điều phối các bên liên quan, dẫn đến khi có vấn đề phát sinh thì không rõ trách nhiệm thuộc ngành nào. Mặc dù là một ngành quan trọng, song công tác lập chiến lược quy hoạch lại được triển khai chậm và chất lượng quy hoạch thấp, quản lý cũng quá lỏng lẻo. Ở nhiều địa phương, nạn khai thác đá quý không phép, khai thác tự do chưa được ngăn chặn và để lại nhiều hậu quả về xã hội, về môi trường khôn lường. PHẦN III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN QUẶNG VÀ ĐÁ QUÝ VIỆT NAM: Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là một phần của tài sản tự nhiên đặc biệt quý giá của quốc gia. "Của trời cho" nếu được khai thác tốt sẽ là bệ phóng cho kinh tế, xã hội phát triển.vì vậy công tác quản lý sẽ đóng vai trò quan trong việc tận dụng lợi thế mà thiên nhiên đem lại cho phát triển kinh tế đất nước. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN QUẶNG: Quan điểm phát triển và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác quặng nói riêng và khoáng sản nói chung Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Cần chú trọng tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khoáng sản của đất nước; khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường, môi sinh và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản. Thực trạng quản lý nhà nước đối hoạt động khai thác quặng Công tác điều tra địa chất khoáng sản: Công tác điều tra địa chất khoáng sản trong thời gian qua đã làm rõ tiềm năng của nhiều vùng có triển vọng khoáng sản, góp phần gia tăng đáng kể tài nguyên của các loại quặng vàng gốc, thiếc gốc, chì kẽm, đồng, antimon, urani, fenpast, barit, graphit, mangesit, zeolit, đá vôi các loại, nguyên liệu làm xi măng và đá quý…Một số loại khoáng sản đã được nghiên cứu điều tra, đánh giá làm cơ sở phát triển nguyên liệu mới như serixit, vecmiculit, zeolit, nefelin; điều tra phát hiện nhiều mỏ mới với quy mô từ trung bình đến lớn, có giá trị kinh tế cao . Tuy nhiên, công tác điều tra địa chất khoáng sản còn chậm và hạn chế; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội do công tác đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động điều tra địa chất khoáng sản còn chậm và chưa đồng bộ. Kinh phí Nhà nước cấp hằng năm mới chỉ đáp ứng từ 50-52% so với yêu cầu thực thi các nhiệm vụ của ngành chức năng. Với kinh phí như vậy, không thể hoàn thành mục tiêu của "Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2010, định hướng 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23/7/2007. Bên cạnh đó, công tác điều tra đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia cũng như những điểm mỏ do địa phương quản lý vẫn chưa được coi trọng. Và theo đó công tác quy hoạch phát triển ngành khai khoáng của địa phương hoàn toàn bị bỏ qua. Các điểm mỏ hàng ngày bị xé nhỏ, cấp phép tràn lan cho các doanh nghiệp không có kinh nghiệm kỹ thuật công nghệ, không có tiềm lực tài chính, không có đánh giá địa chất đầy đủ để có thể quyết định đầu tư chế biến sâu ra các sản phẩm có giá trị thương mại cao hơn sản phẩm thô. Tất cả chỉ dừng ở phân chia quyền sở hữu mỏ hoặc khai thác thổ phỉ để xuất khẩu quặng thô. Hoạt động khai thác và chế biến quặng: Trong những năm qua, hoạt động khai thác và chế biến quặng nước ta đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Tuy nhiên, so với tiềm năng về khoáng sản nước ta hiện nay, hoạt động khai thác và chế biến quặng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ở nước ta nhìn chung còn ở trình độ thấp, chưa khai thác triệt để, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên. Số lượng các dự án chế biến sâu khoáng sản chưa nhiều, trình độ công nghệ chưa cao, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Không có quy hoạch khai khoáng ở địa phương: Công nghiệp khai khoáng nước ta mới chỉ có một số cơ sở lớn như khai thác than ở Quảng Ninh, sắt Trại Cau, đồng ở Sinh Quyền (Lào Cai), vàng Bồng Miêu... Còn lại là những cơ sở khai thác chế biến quy mô rất nhỏ như chì, kẽm, thiếc, antimoan, titan, crôm... và một số nguyên liệu khoáng như đá vôi, đá trắng, cao lanh… Phần lớn doanh nghiệp nhà nước của các địa phương có mức độ đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản còn rất hạn chế và hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, chưa có đủ năng lực về tài chính, thiết bị để đảm bảo chế biến sâu; chủ yếu hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc khai thác các khoáng sản kim loại với quy mô nhỏ, xuất khẩu quặng tinh hoặc quặng thô. Bên cạnh đó, nguồn trữ lượng quặng ở nhiều nơi thấp nhưng nhiều doanh nghiệp hoạt động khai thác, trong đó có những doanh nghiệp dừng hoạt động để lại hiện trường ngổn ngang đất đá đào bới gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Năng lực hoạt động thấp nên quá trình khai thác, sơ chế quặng không tránh khỏi ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường trong khu vực. Tình trạng "chảy máu" tài nguyên đang diễn biến phức tạp. Điển hình là nạn khai thác, vận chuyển xuất khẩu than trái phép diễn ra ở Quảng Ninh. Số quặng titan xuất lậu trong năm 2007 vào khoảng hơn 100.000 tấn, đã tăng gấp đôi vào năm 2008. Yên Bái cũng là địa bàn "nóng" về khai thác khoáng sản. Tỉnh này có 107 đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản, phần lớn ở diện quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, trên địa bàn vẫn còn tình trạng cấp phép cho khai thác khoáng sản chưa đúng thẩm quyền. Nhiều cảnh quan núi đá đẹp ở nước ta cũng đã bị tàn phá do khai thác khoáng sản trái phép trong khi đóng góp vào ngân sách từ khai thác khoáng sản còn thấp. Tình trạng "chảy máu" khoáng sản, nhiều địa phương ồ ạt cấp phép cho các đơn vị khai thác khoáng sản một phần là do lãnh đạo ở đây mang nặng tư duy nhiệm kỳ, chỉ chú ý đến tăng trưởng GDP mà ít chú ý đến yếu tố phát triển bền vững. Quản lý nhà nước về khoáng sản chưa có tổ chức thống nhất đủ thẩm quyền điều phối các bên liên quan, dẫn đến khi có vấn đề phát sinh, không rõ trách nhiệm thuộc ngành nào. Ngoài ra, việc quản lý chồng chéo, gián đoạn giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT, chính quyền địa phương các cấp tạo kẽ hở cho một số tổ chức, cá nhân làm giàu từ khai thác TNKS bất hợp pháp. Việc cấp phép khá "thoáng" đã gây ra nhiều hệ lụy: Từ năm 1996 đến 2008, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 928 giấy phép hoạt động khoáng sản. Nhưng chỉ từ tháng 10-2005 đến tháng 8-2008, UBND các tỉnh đã cấp 3.495 giấy phép khai thác khoáng sản, gấp vài lần số lượng cơ quan trung ương cấp trong vòng 12 năm. Ngoài dự án lớn của các tập đoàn kinh tế nhà nước, đầu tư của nước ngoài lựa chọn được công nghệ khá tiên tiến thì phần nhiều dự án khai thác, chế biến khoáng sản ở nước ta có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, tổn thất khai thác khoáng sản là rất cao. Ở nhiều địa phương, nạn khai thác khoáng sản không phép, khai thác tự do, nhất là đối với vàng sa khoáng, chì, kẽm, titan... chưa được ngăn chặn và để lại nhiều hậu quả xã hội, môi trường. Thiệt hại không lường hết. Đáng lưu ý là năm 2009, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 8,5 tỷ USD hàng hóa có nguồn gốc từ khoáng sản nhưng cũng nhập về khoảng 15,5 tỷ USD thiết bị, vật liệu có nguồn gốc từ khoáng sản. Ảnh hưởng đến đời sống xã hội và môi trường: Khía cạnh kinh tế có thể có những bước tăng trưởng khá. Tuy nhiên khía cạnh phát triển xã hội, bảo vệ môi trường thực sự còn nhiều bất cập cần phải được nhanh chóng giải quyết. Công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản cần phải thông suốt quan điểm: phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Hoạt động khai thác khoáng sản đang tạo những mặt tiêu cực cho xã hội, đó là việc khai thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản, gây thất thoát và lãng phí tài nguyên, nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, du lịch… bị ảnh hưởng. Một số khu vực khoáng sản bị khai thác trái phép kéo theo các tệ nạn xã hội phát triển. Một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản do chạy theo lợi nhuận xuống cấp hoặc phá hỏng các công trình dân sinh đã làm cơ sở hạ tầng, gây bụi và tiếng ồn làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân. An toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động trong khai thác khoáng sản chưa được chú ý đúng mức, chưa được quản lý chặt chẽ nên hàng năm tai nạn nghiêm trọng, chết người và số lao động bị bệnh nghề nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng. Khai thác các mỏ quặng còn liên quan đến phá hoại rừng, ảnh hưởng đến sinh thái, động vật hoang dã, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm. Nước thải có độ axit cao được thải trực tiếp chưa qua xử lý. Nước chảy tràn kéo theo bùn đất, gây ô nhiễm bồi lấp sông, suối, đồng ruộng. Một số bãi thải quặng đuôi có chứa hoá chất độc hại bị chảy tràn vào các mùa mưa lũ có thể gây ô nhiễm cho một vùng rộng lớn. Tình trạng sử dụng hoá chất rất độc hại như xianua để tách chiết vàng sau đó thải trực tiếp ra sông suối đã gây nguy hiểm cho cộng đồng dân cư, gia súc, gia cầm và động vật hoang dã. Tình trạng khai thác khoáng sản nhỏ lẻ, manh mún phổ biến hiện nay đang đặt ra bài toán khó cho vấn đề kiểm soát các dạng ô nhiễm một cách hữu hiệu. Doanh nghiệp đang tập trung chú ý nhiều hơn cho khâu lợi nhuận nên chưa chú ý đúng mức cho công tác bảo vệ môi trường. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các dự án khai thác TNKS đều phải có đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng nhiều chủ đầu tư chỉ coi đó là "đồ trang sức" và khía cạnh xã hội đề cập trong ĐTM rất nhạt nhòa. Ngoài ra, công tác ký quỹ phục hồi môi trường mới chỉ được thực hiện trên diện hẹp. Giải pháp giải quyết những yếu kém tồn tại trong việc quản lý hoạt động khai thác quặng khoáng sản Hiện nay, thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường, quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên quặng nói riêng và tài nguyên khoáng sản ở nước ta nói chung đang tiếp tục được Nhà nước ta hoàn chỉnh, quán triệt đầy đủ hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đi liền với việc bảo vệ, cải thiện môi trường, phát triển bền vững. Các hoạt động phòng ngừa, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường; việc kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường ở một số vùng, lưu vực sông, khu công nghiệp, khu vực khai thác mỏ, làng nghề, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng được đẩy mạnh và đã mang lại một số kết quả bước đầu. Bên cạnh đó, Chính phủ đã và đang chỉ đạo rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là những khoáng sản có tiềm năng quy mô lớn nhằm khắc phục tình trạng đầu tư khai thác tràn lan, chế biến và xuất khẩu khoáng sản thô, lãng phí tài nguyên, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng. Đồng thời, tạm dừng việc xuất khẩu khoáng sản dưới dạng quặng thô, siết chặt cơ chế quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản để giữ gìn nguồn nội lực quý giá cho các thế hệ con cháu sau này. Sự "chảy máu" tài nguyên khoáng sản đang diễn ra phức tạp đòi hỏi sự siết chặt về mặt quản lý. Cần phải xây dựng lộ trình đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Theo đó, phải coi tài nguyên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng là nguồn lực ngày càng khan hiếm cần phải được thị trường hóa và coi bảo vệ môi trường là thước đo hiệu quả, tính bền vững của các hoạt động kinh tế để có thể hoạch toán toàn diện và đầy đủ. Với thực trạng khá lộn xộn ở các địa phương hiện nay, việc cấp phép mỏ mới cho các doanh nghiệp nên dừng lại và phải tập hợp các điểm mỏ, lập danh sách theo nhóm nguyên liệu và tổ chức đấu thầu theo nhóm. Tiếp đến là lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính, có kinh nghiệm trong ngành khai khoáng, có dự án đầu tư chế biến và có khả năng tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu nhà đầu tư lập đề án và triển khai đánh giá thăm dò địa chất, quy hoạch các điểm mỏ làm nguồn nguyên liệu, báo cáo kết quả đánh giá thăm dò địa chất. Để đảm bảo hoạt động của doang nghiệp, bảo vệ môi trường, đời sống, sinh hoạt của người dân, tăng khả năng thu hút lao động địa phương của DN đòi hỏi cần có sự nhìn nhận đúng đắn về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn của từng địa phương. Các đơn vị tham mưu cấp phép cho các DN cần đánh giá đúng năng lực của DN, hiệu quả KT-XH, tác động môi trường của dự án, đặc biệt có sự phối hợp chặt chẽ, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao của địa phương, tránh tình trạng đưa nhiều DN vào nhưng hoạt động không hiệu quả. Đối với những DN đã dừng hoạt động cần thu hồi lại giấy phép để trả lại mặt bằng, DN có trách nhiệm thực hiện phục hồi môi trường. Tạo điều kiện thu hút đầu tư có hiệu quả, đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người dân và địa phương. Sự phát triển công nghiệp khai khoáng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn các tỉnh phải bắt đầu từ các dự án khai thác mỏ, cần theo đúng Luật Khoáng sản và theo cam kết của các doanh nghiệp, nếu dự án không triển khai theo đúng tiến độ thì sẽ bị thu hồi. Các dự án hết hạn đều không cho gia hạn. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn công tác kế hoạch thăm dò, khai thác và chế biến sử dụng kết hợp với việc bảo vệ tài nguyên trong lòng đất và môi trường chung quanh, chống ô nhiễm trong quá trình khai thác, phục hồi các hệ sinh thái vùng mỏ, giảm bớt sự tổn thất tài nguyên trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng, đây là vấn đề cần được quan tâm. Các hoạt động khai thác cần cố tránh hoặc hạn chế thấp nhất làm thay đổi địa hình, gây nên sự nhiễm bẩn không khí, nước, đất và ảnh hưởng xấu đến cảnh quang. Cần có sự lựa chọn kĩ càng giữa việc mở công trường khai thác khoáng sản với việc sử dụng đất với mục đích khác sao cho có hiệu quả hơn. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN ĐÁ QUÝ: Quan điểm phát triển và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác đá quý Quan điểm : Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương, phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có đá quý; Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý ổn định và bền vững, với công nghệ tiên tiến, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước; Thực hiện trước một bước các hoạt động thăm dò nhằm tạo cơ sở tài nguyên quặng đá quý tin cậy cho hoạt động khai thác và chế biến đá quý trong giai đoạn quy hoạch; Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng đá quý trên cơ sở lợi thế về tài nguyên, chiếm lĩnh thị trường nội địa sẵn có và điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của từng khu vực có khoáng sản; Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý gắn liền với hợp tác, liên kết với các tập đoàn, công ty nước ngoài để tranh thủ công nghệ và đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm; 1.2. Mục tiêu: Tập trung thăm dò các mỏ, điểm mỏ quặng đá quý, đất hiếm và urani đã được điều tra, đánh giá để đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác và chế biến trong giai đoạn quy hoạch. Khai thác triệt để và tiết kiệm tài nguyên kết hợp chế biến sâu với công nghệ tiên tiến các loại đá quý đá quý, đất hiếm và urani. Đảm bảo hiệu quả kinh tế trong khai thác, chế biến và bảo vệ môi trường sinh thái tại tại các địa bàn hoạt động đá quý. Phấn đấu sản lượng khai thác đá quý đến năm 2015 khai thác quy mô công nghiệp 6 mỏ tại Nghệ An và Yên Bái. Tổng công suất khai thác 200-300 ngàn m3 đất quặng/năm. Sản lượng chế tác mài cabachon ~ 500.000 cts/năm, hàng faset ~ 150.000-200.000 cts/năm. Giai đoạn sau 2015, kêu gọi đầu tư thăm dò khai thác thêm 3 mỏ ở Yên Bái và 4 mỏ tại Nghệ An; tiếp tục đầu tư phát triển gia công, chế tác đá quý đáp ứng nhu cầu trong nước và gia công cho các đối tác nước ngoài. Thực trạng quản lý nhà nước đối hoạt động khai thác đá quý Quản lý chồng chéo Lý do là giữa các cơ quan chức năng chưa có sự phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm rõ ràng. Cụ thể, trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến đá quý thuộc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) và Sở Xây dựng. Thế nhưng, Nghị định 150/NĐ-CP và Nghị định 77/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đá quý lại không quy định thẩm quyền kiểm tra, xử phạt của hai sở này. Theo quy định, việc thẩm định cấp phép khai thác đá quý thông thường thuộc trách nhiệm của Sở TN&MT, nhưng việc quản lý về quy hoạch và xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác lại thuộc về Sở Xây dựng; Quản lý về kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn trong khai thác thuộc Sở Công thương. Do nhiều đầu mối quản lý dẫn đến không quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng sở, đã vậy giữa các sở cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý Nhà nước nên việc quản lý Nhà nước về đá quý và công nghiệp khai thác chế biến đá quý trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.  Quy trình cấp phép chưa hợp lý  Theo quy định của Luật khoáng sản, những trường hợp thăm dò, khai thác các loại đá quý, kim loại quý hiếm, đá quý... thì thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT. Thế nhưng trên thực tế tại nhiều địa phương, chính quyền lại cấp phép khai thác đá quý một cách bừa bãi và không đúng đối tượng.  Các doanh nghiệp xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác đá quý thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT cũng gặp nhiều khó khăn do trình tự thủ tục rườm rà, nhiêu khê.  Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp hồ sơ bị thiếu mà cơ quan thẩm quyền không có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp bổ sung một cách cụ thể, dẫn đến doanh nghiệp bị “hành” đi ra, đi vào nhiều lần, vừa tốn kém, vừa mất thời gian, công sức.   Hiện nay, ở nhiều địa phương còn nhiều trường hợp vi phạm trong khai thác đá quý mà các cơ quan quản lý Nhà nước chưa xử lý triệt để. Phổ biến nhất là các hình thức như: Công suất khai thác và thời gian khai thác vượt quá qui định trong giấy phép, nhiều giấy phép do UBND tỉnh cấp chưa có báo cáo kết quả tham dò đá quý, tên gọi các loại đá quý ghi trong giấy phép chưa thống nhất; báo cáo đánh giá tác động môi trường có công suất lớn hơn công suất mỏ; chia nhỏ những khu mỏ có qui mô lớn thành những khu vực nhỏ để cấp cho nhiều doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, tài nguyên đá quý khai thác, sử dụng chưa triệt để. Giải pháp giải quyết những yếu kém tồn tại trong việc quản lý hoạt động khai thác đá quý Cho phép tổ chức khai thác tận thu các khu vực mỏ đã bị đào đãi trước đây trên cơ sở xây dựng các biện pháp khai thác hàng năm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu đá quý và bán quý từ nước ngoài để gia công tại Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào việc gia công và chế tác hàng xuất khẩu trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu thông qua chính sách điều chỉnh giảm thuế VAT đối với gia công chế tác đá quý và thuế nhập khẩu đá quý (kể cả kim cương) thô phục vụ gia công xuất khẩu.   Đổi mới các thủ tục cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác đá quý nhằm gắn liền thăm dò với khai thác và chế biến sâu đá quý; tăng cường công tác  đấu thầu các diện tích chứa đá quý. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đá quý của Việt Nam thông qua việc tham gia tích cực và thường xuyên các hội chợ quốc tế về đá quý. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và các tiêu chí, thông số phân loại đá quý dựa trên thông lệ quốc tế. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trong lĩnh vực đá quý nhằm đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm giám định, xử lý nhiệt đá quý, cập nhật những thông tin mới về khoa học công nghệ của ngành đá quý. Thu hút và khuyến khích các Viện quốc tế như GAA, GA, thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh doanh đá quý. Tham gia tích cực vào các tổ chức hiệp hội quốc tế về đá quý. Củng cố hoạt động của Hiệp hội Đá quý Việt Nam theo hướng nâng cao vai trò làm đầu mối thực sự cho các doanh nghiệp đá quý. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đá quý, cần phải tổ chức sắp xếp lại bộ máy nhà nước có liên quan đến công tác cấp phép thăm dò, khai thác đá quý một cách khoa học. Đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thẩm định giấy phép, cũng như trách nhiệm trong công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đá quý các cấp. KẾT LUẬN: Theo các nhà khoa học, cách đây gần 20 năm, trên thế giới đã hình thành khái niệm "lời nguyền tài nguyên" gây tranh cãi, rằng các nền kinh tế giàu tài nguyên thiên nhiên có xu hướng phát triển chậm hơn những nền kinh tế không có tài nguyên thiên nhiên đáng kể. Điều tưởng như "ngược đời" này, trong nhiều trường hợp, với nhiều quốc gia lại là thực tế. "Không nên xem việc có được TNKS là điều may mắn tuyệt đối. Sự đóng góp tích cực của tài nguyên tới tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô và nhiều biện pháp khác. Cần chú ý rằng, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là rất quan trọng" - TS Jason Morris-Jung (ĐH California - Berkeley, Hoa Kỳ). Để thoát khỏi “lời nguyền” trên, nhà nước ta cần lưu ý hơn nữa trong hoạt động quản lý và bảo tồn khoáng sản để đạt được những hiệu quả cao trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxqll_ve_tai_nguyen_quang_va_da_quy_5761.docx