Đề tài Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn sinh học lớp 7
Sinh học là ngành khoa học sát với thực tế đời sống,vì vậy trong thực tế giảng dạy bộ môn, truyền đạt kiến thức cho học sinh là yếu tố rất quan trọng. Trong giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan nó quyết định thắng lợi 1/2 của bài giảng, đồ dùng trực quan phát huy tính tích cực của học sinh làm cho các em chú ý nghe giảng , quan sát và hăng hái xây dựng bài .
16 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay để tăng cường thu nhập theo đầu người, tiến bộ trong giáo dục sức khỏe, bảo vệ môi trường.Trên thực tế giáo dục là yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời giáo dục cũng là nhân tố tích cực trong việc cải tạo, xây dựng cũng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới .
Lịch sử đã chứng minh vai trò to lớn của giáo dục trên mọi mặt đời sống và xã hội,trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
Nếu như tính tích cực được thể hiện ở các cấp độ bắt trước, tái hiện, tìm tòi, sáng tạo thì học sinh THCS cần vươn tới 2 cấp: Tìm tòi và sáng tạo. Có như thế các em mới trở thành những con người trong xã hội, mới là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt lứa tuổi THCS các em cần phải rèn luyện phấn đấu cả tài lẫn đức.
Chương trình sinh học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản phổ thông và thói quen làm việc khoa học
Đối với môn sinh học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại với các môn khác. Nhiều kiến thức và kỹ năng đạt được qua môn sinh học là cơ sở đối với việc học tập các môn khác.
Phương pháp giảng dạy sinh học một cách đúng đắn, phù hợp với mục tiêu giáo dục, góp phần giáo dục cho học sinh có thái độ trách nhiệm đối với cuộc sống,gia đình xã hội và môi trường
Nhưng thực tế trong nhà trường hiện nay môn Sinh học chưa được quan tâm đúng mức. Số học sinh khá, giỏi còn thấp so với các môn học khác mà phần lớn ở mức độ trung bình. Vậy vì sao? Do trình độ nhận thức của học sinh hay do các em chưa có sự say mê học tập .....Điều đó chưa hoàn toàn đúng cũng như chưa phải là nguyên nhân chủ yếu mà quan trọng ở đội ngũ giáo viên còn nhiều thiếu sót về kiến thức, kinh nghiệm và lòng nhiệt tình say mê trong giảng dạy. Dạy như thế nào? Bằng phương pháp nào? Cho hợp lí với các bài giảng sao cho thật cô đọng giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ vì môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hơn nữa ở lứa tuổi các em rất hiếu động ham hiểu biết, thích quan sát các sự vật hiện tượng cụ thể. Thế nhưng một thiếu sót rất lớn ở trường THCS hiện nay là bỏ qua hoặc ít sử dụng các đồ dùng trực quan .
Đồ dùng trực quan cung cấp cho học sinh tối đa các hình ảnh cụ thể , biểu tượng cụ thể trong sáng muôn hình muôn vẻ của các sự vật hiện tượng mà các em đang học và nghiên cứu. Sử dụng sự quan sát và thí nghiệm phải được xem là phương pháp đặc thù, chúng góp phần đáp ứng về mặt nhận thức ở lứa tuổi học sinh ( 12-13) là lứa tuổi vốn sống ít, sự hiểu biết ít, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế; Các em còn nặng về tư duy thực nghiệm , tư duy hình tượng cụ thể. Việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “Phương tiện trực quan” làm điểm tựa cho quá trình nhận thức. Hơn nữa các phương tiện trực quan còn phát huy được ở các em tính tích cực, tính tự lực, chủ động sáng tạo trong việc dành lấy tri thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của thầy, do đó kiến thức sẽ sâu sắc hơn. Chúng gây hứng thú nhận thức cho học sinh mà hứng thú nhận thức là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng đối với quá trình nhận thức.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy không phải lúc nào vật thật đều đáp ứng yêu cầu sư phạm của một đồ dùng dạy học. Có những vật quá nhỏ, khó quan sát thì phải kết hợp sử dụng các mô hình hoặc tranh vẽ, đặc biệt là hình thức dựa trên mô hình để tìm ra kiến thức
Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên giảng dạy môn học này, luôn trăn trở suy nghĩ tìm hướng giải quyết . Một trong những vấn đề đó là làm sao để khai thác triệt để mô hình trong dạy học sinh học
Do vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn sinh học lớp 7"
II. Thực trạng nghiên cứu
1 . Thực trạng
Các mô hình, tranh vẽ, mẫu vật ngâm tiêu bản, kính hiển vi, kính lúp…. đã cũ và còn thiếu nhiều so với nhu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường.
Với cơ sở vật chất còn thiếu đồ dùng dạy học nên giáo viên dạy bộ môn Sinh thường sử dụng phương pháp dạy thuyết trình là cơ bản .
Kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, gia đình ít quan tâm đến sự học tập của các em. hơn nữa bộ môn Sinh là một bộ môn khoa học thực nghiệm học sinh cho rằng “ Môn Sinh học không quan trọng không phải bộ môn chính” Vì vậy ít đầu tư cho môn học này với suy nghĩ như vậy đa số các em không hiểu rõ bản chất của lí thuyết dẫn đến việc nắm kiến thức gặp nhiều khó khăn vướng mắc do vậy kiến thức của các em bị hổng nhiều dẫn đến bỏ bê việc học môn sinh học.
Kết quả , hiệu quả thực trạng trên
Thực trạng sử dụng và khai thác mô hình trong dạy học sinh học 7 đem lại hiệu quả dạy học chưa cao, để cải thiện tình hình đó trước khi áp dụng nghiên cứu đề tài " Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn sinh học lớp 7". Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 7 tại trường THCS Ngọc Khê 3 năm học 2010-2011 thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
7A: 30
(Lớp thực nghiệm)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
16.6
7
23.4
13
43.4
4
13.3
1
3.3
7B : 32
(Lớp đối chứng)
3
9.3
6
18.8
15
46.9
6
18.8
2
6.2
Kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, học sinh yếu kém nhiều chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục. Vậy việc khai thác và sử dụng triệt để mô hình trong dạy học sinh học 7 là cần thiết.
Sau đây tôi xin được nêu ra một vài biện pháp nhỏ để khai thác triệt để mô hình trong bài sinh hoc 7
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Các giải pháp thực hiện
- Gv chuẩn bị những phương tiện dạy học sinh học 7 được sinh động hơn đặc biệt là các mô hình liên quan đến bài học giúp cho học sinh có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức mới đồng thời dễ hiểu hơn trong khi học và có hiệu quả.
- Giúp cho học sinh cả lớp có thể tham gia cũng cố, tóm tắt những điều cần ghi nhớ của tiết học, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi hướng vaò điều quan trọng của baì và hướng dẫn các em thaỏ luận các câu hỏi mà giáo viên đề xuất.
- Hình thành niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học để giải thích xử lý, giải quyết những vấn đề tương tự với những gì đã học một cách tự tin và sáng taọ
- Xây dựng được tình cảm đối với thiên nhiên, xây dựng được niềm vui, hứng thú trong học tập.
- Đặc biệt có ý thức trong việc bảo vệ các động vật quý hiếm và có lòng yêu thiên nhiên
II. Các biện pháp thực hiện :
1. Hình thành một số kĩ năng
- Học sinh cần có kỹ năng học tập : quan sát trên vật sống, mẫu ngâm, mô hình, hình vẽ các hình tượng sinh học, từ đó phát hiện ra những thông tin cần thiết cho việc xây dựng kiến thức mới.
- Kỹ năng xử lý các thông tin phát hiện được, kết hợp với kiến thức đã có vốn kinh nghiệm của bản thân, bằng những thao tác tư duy (phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hơp…)
- Kỹ năng làm bộ sưu tầm, làm bộ sưu tập nhỏ, biết cách hợp tác trong học tập, biết tự đánh giá những kiến thức tiếp thu. Có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề đơn giản do thực tiễn đặt ra.
2. Các hình thức sử dụng mô hình:
- Dạng bài: chủ yếu là các bài : Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, các bài thực hành
,- Hình thức: GV có thể: Thường xuyên sử dụng phương pháp quan sát nghiên cứu tìm tòi và chia nhóm
Ví dụ: Bài 18: Trai sông
GV: Cho học sinh chia nhóm và kiểm tra mẫu vật
Hình dạng, cấu tạo:
Vỏ trai:
Giáo viên: Cho học sinh tụ quan sát mô hình kết hợp quan sát hình 18.1;18.2
Giáo viên : Cho các nhóm thảo luận câu hỏi SGK sau đó đại diện lên chỉ trên mô hình
Học sinh : Tự rút ra kết luận
-Vỏ trai được chia làm 3 lớp : + Lớp sừng
+ lớp đá vôi
+ Lớp xà cừ
-Hình dạng ngoài: Đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tang trưởng
? Căn cứ vào vòng đó xác định được điều gì?
Học sinh: Xác định tuổi trai
? Muốn mở vỏ trai quan sát ta phải làm gì?
Học sinh: Đại diện trả lời : Cắt dây trằng phía lưng cắt 2 cơ khép vỏ
? Mài mặt ngoài của trai ngửi có mùi khét vì sao?
->Vì lớp sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát nên có mùi khét
b. Cơ trể trai:
Học sinh : Cá nhân tự thu nhận thông tin và quan sat mô hình thảo luận trả lời câu hỏi SGK -> Tự rút ra kết luận
Cơ trể có 2 mảnh vỏ đá vôi che chở bên ngoài
Cấu tạo:
+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước
+ Giữa: Tấm mang
+ Trong: Thân trai
+ Chân rìu
Giáo viên: Đầu bị tiêu giảm
3.Cách thức tổ chức:
* Mục đích: Cho học sinh quan sát mô hình nhằm tăng cường bồi dưỡng kỹ năng kỹ xảo trong khi lĩnh hội kiến thức mới, khám phá khoa học.
* Đối tượng nghiên cứu áp dụng
- Học sinh lớp 7 Trường THCS Ngọc khê 3
* Tổ chức tiết học :
- Học sinh quan sát hình, thông tin SGK đặc biệt mô hình để xác định vị trí các bộ phận trên cơ thể động vật
- Học sinh thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
- Làm phiếu học tập để ghi lại nội dung (nếu có)
4. Một số mô hình sử dụng trong dạy học sinh học 7 cụ thể là :
4.1. MÔ HÌNH TRÙNG ĐẾ GIÀY :
Sử dung cho bài : Thực hành : QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH , TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY (Phần kiến thức cấu tạo và hình dạng ngoài)
Chi tiết
GV. Yêu cầu HS quan sát mô hình trùng đế giày : Nêu hình dạng ? Cấu tạo ?
HS. Quan sát mô hình và lên bảng chỉ trên mô hình cụ thể ,đại diện trả lời ->tự rút ra kết luận
+ Cơ thể hình khối
+ Không đối xứng
+ Giống chiếc giày Mô hình trùng đế dày
Mô hình Thủy Tức :
Sử dụng cho bài : THỦY TỨC (Phần kiến thức hình dạng và cấu tạo ngoài)
Mô hình thủy tức
Gv : Yêu cầu học sinh quan sát tranh hình SGK và kết hợp quan sát mô hình thủy tức :
? Trình bày hình dạng ngoài và cấu tạo cua thủy tức ?
HS : quan sát mô hình , thảo luận đại diện lên bảng chỉ trên mô hình , đại diện nhận xét bổ sung
GV: nhận xét . HS rút ra kết luận
Yêu cầu nêu được :
Cấu tạo ngoài : + Hình trụ
+ Phần dưới đế là bám
+ Phần trên có lỗ miệng , xung quanh có tua miệng
+ Đối xứng tỏa tròn
Mô hình giun đất
Sử dụng cho bài : Giun đất (Phần kiến thức cấu tạo trong)
Mô hình giun đất
GV: Yêu cầu HS quan sát cấu tạo trong của giun đất dựa trên mô hình
? Nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hóa
? Bộ phận sinh dục
? Hệ thần kinh
- Hoàn thành chú thích ở H 16.B và H 16.C ở SGK
HS: quan sát mô hình thảo luận , đại diện nhận xet bổ sung và hoàn thành trên sơ đồ
GV: nhận xét chốt kiến thức đúng
4.4 Mô hình trai sông :
Sử dụng cho bài : Thực hành . Quan sát một số thân mềm
GV : yêu cầu HS quan sát mô hình trai sông phân biệt :
+ Áo trai
+ Khoang áo , mang
+ thân trai , chân trai
+ Cơ khép vỏ
HS : quan sát kĩ mô hình kết hợp thông tin SGK thảo luận , đại diện lên bảng chỉ trên mô hình và hoàn thành chú thích vào H20.4 SGK trang 68
GV : nhận xét trên mô hình về câu trả lời của HS => yêu cầu HS rút ra kết luận
Mô hình tôm sông
Sử dụng cho bài : Tôm sông (phần kiến thức cấu tạo ngoài)
Do mẫu vật thật nhỏ học sinh quan sát khó nên GV sử dụng mô hình này học sinh toàn lớp có thể quan sát được
Mô hình tôm sông
Gv : yêu cầu HS quan sát mô hình kết hợp TT SGK thảo luận các câu hỏi sau :
? Cơ thể tôm gồm mấy phần
?Xác định tên phần phụ trên con tôm
HS : quan sát kĩ mô hình kết hợp TT Sgk và tranh thảo luận
Yêu cầu nêu được :
+ Cơ thể gồm 2 phần : - Đầu - ngực: + Mắt , râu ,
+ Chân hàm
+ Chân ngực
- Bụng: + Chân bụng
+ Tấm lái
HS đại diện lên bảng chỉ trên mô hình ,HS khác nhận xét bổ sung , tự rút ra kết luận
4.6 Mô hình Châu chấu
Sử dụng cho bài : Châu chấu(Phần kiến thức cấu tạo ngoài)
Mô hình châu chấu
Gv : yêu cầu HS quan sát mô hình con châu chấu : Nhận biết các bộ phận ở trên mô hình
Hs đối chiếu với H26.1 xác định các bộ phận trên mẫu vật
HS mô tả các bộ phận trên mô hình
- Một HS trình bày lớp nhận xét bổ sung
Yêu cầu nêu được :
+ Cơ thể gồm 3 phần :
- Đầu : Râu , mắt kép , miệng
- Ngực : 3 đôi chân , 2 đôi cánh
- Bụng : Nhiều đốt , mỗi đốt có một lỗ thở
4.7 Mô hình cá chép
Sử dụng cho bài : Cá chép , Thực hành (Phần kiến thức cấu tạo ngoài và trong)
Cụ thể
+ Quan sát cấu tạo ngoài của Cá chép
Mô hình cấu ngoài của cá chép
Gv : yêu cầu HS quan sát mô hình cá chép đối chiếu với H31.1 trang 103 SGK : Nhận biết các bộ phận trên cơ thể cá chép
HS đối chiếu giữa mô hình và hình vẽ , ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài
Đại diện lên chỉ trên mô hình
HS khác nhận xét bổ sung
+ Thực hành Mổ cá
Quan sát cấu tạo trong của cá
Mô hình cấu tạo trong
Gv: yêu cầu Hs xác định vị trí của nội quan , gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan và ghi kết quả vào bảng trang 107 SGK
HS : quan sát kĩ mô hình xác định vụ trí các nội quan
- Đại diện nhận xet bổ sung trên mô hình
Gv chốt kiến thức
4.8 Mô hình ếch đồng
Sử dụng cho bài Thực hành : Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng
Với bài này do thời gian không đủ để các em thực hành mổ, GV sử dụng mô hình , cho học sinh quan sát để xác định vị trí hệ cơ quan
GV : yêu cầu học sinh chỉ từng hệ cơ quan trên mô hình
HS: Đại diện nhóm lên gỡ nội quan quan sát và kết hợp bảng trang 118 thảo luận, trình bày lần lượt các câu hỏi
? Hệ tiêu hóa của ếch có gì khác so với cá ?
HS: Gỡ nội quan trên mô hình và so sánh với mô hình nội quan ở cá cho biết:
+ Lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan lớn có tuyến tụy
? Vì sao ếch xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi qua da?
HS: phổi đơn giản, trao đổi qua da là chủ yếu
? Tim ếch khác cá ở điểm nào?
HS: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
Mô hình cấu tạo trong của ếch
4.9 Mô hình chim bồ câu
Sử dụng cho bài : Thực hành : Quan sát bộ xương – Mẫu mổ chim bồ câu, Cấu tạo trong của chim bồ câu
Mô hình chim bồ câu
Gv : yêu cầu HS quan sát mô hình kết hợp tranh cấu tạo trong -> Xác định vị trí hệ cơ quan
HS quan sát mô hình đọc chú thích ghi nhớ kiến thức -> Xác định vị trí các hệ cơ quan , hoàn thành bảng tr 139 SGK
Đại diện lên bảng chỉ trên mô hình
Gv nhận xét bổ sung, chốt kiến thức ở bảng chuẩn
Các hệ cơ quan
Các thành phần cấu tạo trong các hệ
- Tiêu hóa
- Hô hấp
- Tuần hoàn
- Bài tiết
- Ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
- Khí quản, phổi, túi khí
- Tim hệ mạch
- Thận, xoang huyệt
Mô hình này GV có thể sử dụng cho bài cấu tạo trong của chim bồ câu , (Phần kiến thức tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng)
Đối với phần này GV yêu cầu học sinh lên bảng chỉ rõ đăc điểm cấu tạo của từng cơ quan ở chim bồ câu để thấy rõ đặc điểm cấu tạo trong thích nghi với đời sống bay lượn
Ví dụ:+ Ống tiêu hóa phân hóa,chuyên hóa với chức năng
+ Phổi có mạng ống khí, một số ống khí thông với túi khí
+ Thận sau, không có bóng đái
4.10 Mô hình thỏ nhà
Sử dụng cho bài :Thỏ
Gv : yêu cầu hs quan sát mô hình cấu tạo thỏ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
Hs : quan sát kĩ mô hình , đại diện lên bảng chỉ trên mô hình trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống lẫn tránh kẻ thù
Gv nhận xét chốt kiến thức ở bảng chuẩn
Yêu cầu hs nêu được : + đặc điểm bộ lông
+ Chi
+ Giác quan
4.11 Mô hình bộ xương thỏ
Sử dụng cho bài : Cấu tạo trong của thỏ
MÔ HÌNH BỘ XƯƠNG THỎ
MÔ HÌNH BỘ XƯƠNG THẰN LẰN
GV : yêu cầu hs quan sát bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn , tìm đặc điểm khác nhau về :
+ Các phần của bộ xương
+ Xương lồng ngực
+ Vị trí của chi so với cơ thể
HS : quan sát mô hình , thu nhận kiến thức , trao đổi nhóm tìm đặc điểm khác nhau
Yêu cầu nêu được : Các bộ phận tương đồng
Đặc điểm khác : 7 đốt sống có xương mỏ ác , chi nằm dưới cơ thể
- Đại diện lên chỉ ra điểm khác nhau trên mô hình
GV nhận xét bổ sung
*KẾT QỦA
Sau một thời gian dài, vận dụng những giải pháp trên,tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh về môn sinh học có những kết quả đáng khích lệ, học sinh có hứng thú tập trung thi đua, linh động sáng tạo, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức và luôn có niềm tin về khoa học, tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động hơn
Kết quả bộ môn sinh học lớp 7A tôi dạy đều đạt 85->90% trung bình trở lên. cụ thể kết quả khảo sát giữa học kì II năm 2010-2011 như sau:
Kết quả thu được
Lớp
Sĩ số
Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
7A: 30
(Lớp thực nghiệm)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
23.3
15
50
8
26.7
7B : 32
(Lớp đối chứng)
3
9.3
6
18.8
15
46.9
6
18.8
2
6.2
* Nhận xét : lớp 7A (lớp thực nghiệm ), áp dụng phương pháp đạt kết quả cao hơn hẳn lớp 7B (lớp đối chứng) khi không sử dụng phương pháp mới
C. KẾT LUẬN
Sinh học là ngành khoa học sát với thực tế đời sống,vì vậy trong thực tế giảng dạy bộ môn, truyền đạt kiến thức cho học sinh là yếu tố rất quan trọng. Trong giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan nó quyết định thắng lợi 1/2 của bài giảng, đồ dùng trực quan phát huy tính tích cực của học sinh làm cho các em chú ý nghe giảng , quan sát và hăng hái xây dựng bài .
Như vậy đồ dùng trực quan là cơ sở, là xương sống cho một bài giảng . Qua quan sát các đồ dùng trực quan học sinh phát triển óc sáng tạo từ đó hình thành các biểu tượng và khái niệm đúng đắn . Đồ dùng trực quan còn chứng minh cho quan điểm biện chứng, nhưng khi sử dụng các đồ dùng trực quan cần phối kết hợp với nhiều phương pháp khác mới đem lại hiệu quả cao.
Ngọc Khê 3. ngày 14.tháng 12. năm 2011
Giáo viên
Lê Thị Hoa
.
.
,
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- skkngvg7_7967.doc