Đề tài Kiểm tra hoạt động dịch vụ DNS
Muốn kiểm tra quá trình hoạt động của dịch vụ DNS ta thực hiện các bước sau:
Khai báo Resolver:
- Để chỉ định rõ cho DNS Client biết địa chỉ máy chủ DNS Server hỗ trợ việc phân giải tên miền.
- Để thực hiện khai báo Resolver ta chọn Start | Settings | Network Connections | Chọn
Properties của Local Area Connection | Chọn Properties của Internet Control (TCP/IP) (ta
tham khảo Hình 1.31), sau đó chỉ định hai thông số .
- Referenced DNS server: Địa chỉ của máy chủ Primary DNS Server.
- Alternate DNS server: Địa chỉ của máy chủ DNS dự phòng hoặc máy chủ DNS thứ hai
11 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kiểm tra hoạt động dịch vụ DNS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 367/555
Hình 1.25: Tạo Resource record A.
Tạo RR CNAME.
Trong trường hợp ta muốn máy chủ DNS Server vừa có tên server.csc.com vừa có tên ftp.csc.com
để phản ánh đúng chức năng là một DNS Server, FTP server,…Để tạo RR Alias ta thực hiện như
sau:
- Click chuột Forward Lookup Zone, sau đó Click chuột phải vào tên Zone | New Alias (CNAME)
(tham khảo Hình 1.26), sau đó ta cung cấp một số thông tin về:
- Alias Name: Chỉ định tên Alias (ví dụ ftp).
- Full qualified domain name(FQDN) for target host: chỉ định tên host muốn tạo Alias(ta có thể
gõ tên host vào mục này hoặc ta chọn nút Browse sau đó chọn tên host).
Hình 1.26: Tạo RR CNAME
Tạo RR MX (Mail Exchanger).
Trong trường hợp ta tổ chức máy chủ Mail hỗ trợ việc cung cấp hệ thống thư điện tử cho miền cục bộ,
ta phải chỉ định rõ địa chỉ của Mail Server cho tất cả các miền bên ngoài biết được địa chỉ này thông
qua việc khai báo RR MX. Mục đích chính của RR này là giúp cho hệ thống bên ngoài có thể chuyển
thư vào bên trong miền nội bộ. Để tạo RR này ta thực hiện như sau:
- Click chuột Forward Lookup Zone, sau đó Click chuột phải vào tên Zone | New Mail Exchanger
(MX) … (tham khảo hình 3), sau đó ta cung cấp một số thông tin về:
- Host or child domain: Chỉ định tên máy hoặc địa chỉ miền con mà Mail Server quản lý, thông
thường nếu ta tạo MX cho miền hiện tại thì ta không sử dụng thông số này.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 368/555
- Full qualified domain name(FQDN) of mail server: Chỉ định tên của máy chủ Mail Server quản
lý mail cho miền nội bộ hoặc miền con.
- Mail server priority: Chỉ định độ ưu tiên của Mail Server (Chỉ định máy nào ưu tiên xử lý mail
trước máy nào).
- Trong Hình 1.27 ta tạo một RR MX để khai báo máy chủ mailsvr.csc.com là máy chủ quản lý
mail cho miền csc.com.
Hình 1.27: Tạo RR MX
Thay đổi thông tin về RR SOA và NS.
Hai RR NS và SOA được tạo mặc định khi ta tạo mới một Zone, nếu như ta cài đặt DNS cùng với
Active Directory thì ta thường không thay đổi thông tin về hai RR này, tuy nhiên khi ta cấu hình DNS
Server trên stand-alone server thì ta phải thay đổi một số thông tin về hai RR này để đảm bảo tính
đúng đắn, không bị lỗi. Để thay đổi thông tin này ta thực hiện như sau:
- Click chuột Forward Lookup Zone, sau đó Click vào tên zone sẽ hiển thị danh sách các RR, Click
đôi vào RR SOA (tham khảo Hình 1.28).
- Serial number: Chỉ định chỉ số thay đổi thao cú pháp (năm_tháng_ngày_sốlầnthayđổitrongngày)
- Primary server: Chỉ định tên FQDN cho máy chủ Name Server(ta có thể click và nút Browse…
để chỉ định tên của Name Server tồn tại sẳn trong zone).
- Responsible person: Chỉ định địa chỉ email của người quản trị hệ thống DNS.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 369/555
Hình 1.28: Thay đổi thông tin về RR SOA.
- Từ hộp thoại (ở Hình 1.28) ta chọn Tab Name Servers | Edit để thay đổi thông tin về RR NS
(Tham khảo Hình 1.29).
- Server Full qualified domain name(FQDN): Chỉ định tên đầy đủ của Name Server, ta có thể
chọn nút Browser để chọn tên của Name Server tồn tại trong zone file(khi đó ta không cần cung
cấp thông tin về địa chỉ IP cho server này).
- IP address: Chỉ định địa chỉ IP của máy chủ Name Server, sau đó chọn nút Add.
Hình 1.29: Thay đổi thông tin về RR NS
- Thay đổi thông tin về RR SOA và NS trong zone nghịch (Reverse Lookup Zone) ta thực hiện
tương tự như ta đã làm trong zone nghịch.
VII.2.4 Kiểm tra hoạt động dịch vụ DNS.
Sau khi ta hoàn tất quá trình tạo zone thuận, zone nghịch, và mô tả một số RR cần thiết (tham khảo
Hình 1.30).
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 370/555
Hình 1.30: Một số cơ sở dữ liệu cơ bản của dịch vụ DNS.
Muốn kiểm tra quá trình hoạt động của dịch vụ DNS ta thực hiện các bước sau:
Khai báo Resolver:
- Để chỉ định rõ cho DNS Client biết địa chỉ máy chủ DNS Server hỗ trợ việc phân giải tên miền.
- Để thực hiện khai báo Resolver ta chọn Start | Settings | Network Connections | Chọn
Properties của Local Area Connection | Chọn Properties của Internet Control (TCP/IP) (ta
tham khảo Hình 1.31), sau đó chỉ định hai thông số .
- Referenced DNS server: Địa chỉ của máy chủ Primary DNS Server.
- Alternate DNS server: Địa chỉ của máy chủ DNS dự phòng hoặc máy chủ DNS thứ hai.
Hình 1.31: Khai báo Resolver cho máy trạm.
Kiểm tra hoạt động.
Ta có thể dùng công cụ nslookup để kiểm tra quá trình hoạt động của dịch vụ DNS, phân giải
resource record hoặc phân giải tên miền. để sử dụng được công cụ nslookup ta vào Start | Run |
nslookup.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 371/555
Hình 1.32: Kiểm tra DNS.
Cần tìm hiểu một vài tập lệnh của công cụ nslookup.
>set type=
Trong đó là loại RR mà ta muốn kiểm tra, sau đó gõ tên của RR hoặc tên miền cần kiểm
tra
>set type=any: Để xem mọi thông tin về RR trong miền, sau đó ta gõ để xem thông
tin về các RR như A, NS, SOA, MX của miền này.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 372/555
Hình 1.33: Ví dụ về nslookup.
Hình 1.34: Xem RR MX.
Hình 1.35: Xem địa chỉ IP của một hostname.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 373/555
Hình 1.36: Kiểm tra phân giải ngược.
Một số thông số cấu hình cần thiết cho DNS Client:
Hình 1.37: Một số thông tin cấu hình khác.
VII.2.5 Tạo miền con(Subdomain).
Trong miền có thể có nhiều miền con, việc tạo miền con giúp cho người quản trị cung cấp tên miền cho
các tổ chức, các bộ phận con trong miền của mình thông qua đó nó cho phép người quản trị có thể
phân loại và tổ chức hệ thống dễ dàng hơn. Để tạo miền con ta chọn Forward Lookup Zone, sau đó
ta click chuột phải vào tên Zone chọn New Domain…(tham khảo Hình 1.38)
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 374/555
Hình 1.38: Tạo miền con.
VII.2.6 Ủy quyền cho miền con.
Giả sử ta ủy quyền tên miền subdomain hbc.csc.com cho server serverhbc có địa chỉ
172.29.14.150 quản lý, ta thực hiện các thao tác sau:
- Tạo resource record A cho serverhbc trong miền csc.com(tham khảo trong phần tạo RR A).
- Chọn Forward Lookup Zone, sau đó Click chuột phải vào tên Zone chọn New delegation… |
Next (tham khảo Hình 1.39),.
Hình 1.39: delegation domain.
- Add Name Server quản lý cơ cở dữ liệu cho miền con hbc.csc.com trong hộp thoại Name
Server (tham khảo Hình 1.40).
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 375/555
Hình 1.40: Add Name Server.
- Sau khi add xong Name Server ở bước trên ta chọn Next | Finish để hoàn tất.
VII.2.7 Tạo Secondary Zone.
Thông thường trong một domain ta có thể tổ chức một Primary Name Server(PNS) và một
Secondary Name Server(SNS), SNS đóng vai trò là máy dự phòng, nó lưu trữ bảng sao dữ liệu từ
máy PNS, một khi PNS bị sự cố thì ta có thể sử dụng SNS thay cho máy PNS.
Sau đây ta sử dụng máy chủ server1 có địa chỉ 172.29.14.151 làm máy chủ dự phòng (SNS) cho miền
csc.edu từ Server chính (PNS) có địa chỉ 172.29.14.149.
- Click chuột phải vào tên Name Server trong giao diện DNS management console chọn New
Zone | Next | Secondary Zone (tham khảo Hình 1.41)
- Secondary Zone : Khi ta muốn sao chép dự phòng cơ sở dữ liệu DNS từ Name Server khác,
SNS hỗ trợ cơ chế chứng thực, cân bằng tải với máy PNS, cung cấp cơ chế dung lỗi tốt.
- Stub Zone: Khi ta muốn sao chép cơ sở dữ liệu chỉ từ PNS, Stub Zone sẽ chỉ chứa một số RR
cần thiết như NS, SOA, A hỗ trợ cơ chế phân giải được hiệu quả hơn.
Hình 1.41: Tạo Secondary Zone
- Chọn Forward Lookup Zone nếu ta muốn tạo sao chép Zone thuận, chọn Reverse Lookup
Zone nếu ta muốn sao chép Zone nghịch. Trong trường hợp này ta chọn Forward Lookup Zone |
Next.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 376/555
- Chỉ định Zone Name mà ta muốn sao chép (ví dụ csc.edu), tiếp theo ta chọn Next.
- Chỉ định địa chỉ của máy chủ Master Name Server(còn gọi là Primary Name Server), sao đó
chọn Add | Next (tham khảo Hình 1.42).
Hình 1.42: Tạo Secondary Zone
- Chọn Finish để hoàn tất quá trình. ta kiểm tra xem trong Zone csc.edu mới tạo sẽ có cơ sở dữ
liệu được sao chép từ PNS, ngược lại trong zone csc.edu không có cơ sở dữ liệu thì ta hiệu chỉ
lại thông số Zone Transfer trên máy Master Name Server để cho phép máy SNS được sao chép
cơ sở dữ liệu, ta thực hiện điều này bằng cách Click chuột phải vào Zone csc.edu trên máy
Master Name Server, chọn Properties | chọn Tab Zone Transfer (Tham khảo Hình 1.43).
Hình 1.43: Allow Zone Transfer.
- Sau khi ta hiệu chỉ xong thông tin Zone Transfer ta Reload cơ sở dữ liệu từ máy SNS để cho máy
SNS sao chép lại cơ sở dữ liệu từ PNS (Tham khảo hình 1.44)
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 3 - Quản trị mạng Microsoft Windows Trang 377/555
Hình 1.44: Reload Secondary Zone.
VII.2.8 Tạo zone tích hợp với Active Directory.
Trong quá trình nâng cấp máy Stand-Alone Server thành Domain Controller bằng cách cài Active
Directory ta có thể chọn cơ chế cho phép hệ thống tự động cài đặt và cấu hình dịch vụ DNS tích hợp
chung với Active Directory, nếu ta chọn theo cách này thì sau khi quá trình nâng cấp hoàn tất, ta có
thể tham khảo cơ sở dữ liệu của DNS tích hợp chung với Active Directory thông qua trình quản lý
dịch vụ DNS(tham khảo Hình 1.45).
Trong Hình 1.45 này ta tham khảo cơ sở dữ liệu của DNS quản lý tên miền csc.com được tích hợp
chung với Active Directory.
Hình 1.45: Active Integrated zone.
Tuy nhiên khi ta cho hệ thống tự động cấu hình cơ sở dữ liệu cho zone thì nó chỉ tạo một số cơ sở dữ
liệu cần thiết ban đầu để nó thực hiện một số thao tác truy vấn và quản lý cơ sở dữ liệu cho Active
Directory. Để cho DNS hoạt động tốt hơn thì ta mô tả thêm thông tin resource record cần thiết vào,
điều cần thiết nhất là ta tạo Reverse Lookup Zone cho Active Integrated Zone vì ban đầu hệ thống
không tạo ra zone này, mô tả thêm thông tin record PTR cho từng resource record A trong Forward
Lookup Zone.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiểm tra hoạt động dịch vụ DNS.pdf