TortoiseSVN là phần mềm quản lý quản lý tài nguyên tốt nhất cho dự án Google Code. Với phần mềm này, hệ thống có thể tự cập nhật, so sánh, kết hợp tài nguyên mới với các phần tài nguyên cũ.
Tuy nhiên, nhóm cũng vấp phải một số khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài như: chưa thực hiện được chức năng Getlock của TortoiseSVN, chưa tìm hiểu được về vấn đề cài đặt Project trên Google Code cho những dự án Private.
35 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn sử dụng google code và tortoisesvn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HÀ NỘI – 12/2013
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Trung Phú
Sinh viên thực hiện: Nhóm 20 - Lớp KTPM1 K5
Nguyễn Đình Sơn
Nguyễn Đức Âu
ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOOGLE CODE VÀ TORTOISESVN
BÁO CÁO
MÔN: CÔNG CỤ VÀ MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN
PHẦN MỀM
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, Ngày … tháng … năm 2013
(Ký tên)
Nguyễn Trung Phú
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ thông tin ngày nay rất phát triển, nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các source code cũng tăng lên. Với những ưu điểm mà những phần mềm mã nguồn mở tạo ra, chúng nhanh chóng được tiếp mọi người tiếp nhận. Với mục đích phát triển các dự án mã nguồn mở, Google đã đưa ra dịch vụ Google Code.
Google Code là sản phẩm của Google đưa ra, nhằm gia tăng chặt chẽ mối quan hệ giữa Google và các nhà phát triển các dự án mã nguồn mở. Qua đề tài “Hướng dẫn sử dụng Google Code và TortoiseSVN” giúp chúng em hiểu hơn về dịch vụ Google Code, cũng như cách sử dụng Google Code để lưu trữ các dự án, sử dụng TortoiseSVN trong việc quản lí mã nguồn trên Google Code.
Chúng em trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Trung Phú đã hướng dẫn chúng em nhiệt tình trong các tiết học để chúng em có cơ hội hoàn thành bài tập lớn này!
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, mặc dù đã cố gắng hết sức những vẫn không thể tránh được những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ cô và các bạn để chúng em có cơ hội hoàn thành bài tập lớn này!
Nhóm 20 – Lớp KTPM1 K5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GOOGLE CODE
Khái niệm phần mềm mã nguồn mở
Phần mềm nguồn mở là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép phần mềm nguồn mở, chẳng hạn General Public Licence - viết tắt là GPL mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại).
Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv... tức là những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào.
Trên thị trường phần mềm, có nhiều loại giấy phép. Có thể chia các giấy phép này đại khái như sau:
Phần mềm thương mại (Commercial Software). Là phần mềm thuộc bản quyền của tác giả hoặc nhà sản xuất, chỉ được cung cấp ở dạng mã nhị phân, người dùng phải mua và không có quyền phân phối lại.
Phần mềm thử nghiệm giới hạn (Limited Trial Software). Là những phiên bản giới hạn của các phần mềm thương mại được cung cấp miễn phí nhằm mục đích thử nghiệm, giới thiệu sản phẩm và kích thích người dùng quyết định mua. Loại sản phấm này không chỉ giới hạn về tính năng mà còn giới hạn về thời gian dùng thử (thường là 60 ngày).
Phần mềm “chia sẻ” (Shareware). Loại phần mềm này có đủ các tính năng và được phân phối tự do, nhưng có một giấy phép khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức mua, tùy tình hình cụ thể. Nhiều tiện ích Internet (như “WinZip” dùng các thuận lợi của Shareware như một hệ thống phân phối).
Phần mềm sử dụng phi thương mại (Non-commercial Use). Loại phần mềm này được sử dụng tự do và có thể phân phối lại bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng các tổ chức kinh tế, thí dụ các doanh nghiệp, ... muốn dùng phải mua. Netscape Navigator là một thí dụ của loại phần mềm này.
Phần mềm không phải trả phần trăm cho nhà sản xuất (Royalties Free Binaries Software). Phần mềm được cung cấp dưới dạng nhị phân và được dùng tự do. Ví dụ: Bản nhị phân của các phần mềm Internet Explorer và NetMeeting.
Thư viện phần mềm không phải trả phần trăm (Royalties Free Software Libraries). Là những phần mềm mà mã nhị phân cũng như mã nguồn được dùng và phân phối tự do, nhưng người dùng không được phép sửa đổi. Ví dụ: các thư viện lớp học, các tệp “header”.
Phần mềm mã nguồn mở kiểu BSD - (Open Source BSD-style). Một nhóm nhỏ khép kín (closed team) đã phát triển các PMNM theo giấy phép phân phối Berkely (BSD – Berkely Software Distribution) cho phép sử dụng và phân phối lại các phần mềm này dưới dạng mã nhị phân và mã nguồn. Tuy người dùng có quyền sửa đổi mã, nhưng về nguyên tắc nhóm phát triển không cho phép người dùng tự do lấy mã nguồn từ kho mã ra sửa (gọi là check-out) và đưa mã đã sửa vào lại kho mã mà không được họ kiểm tra trước (gọi là các “check-in”).
Phần mềm mã mở kiểu Apache (Open Source Apache-style). Chấp nhận nguồn mở kiểu BSD nhưng cho phép những người ngoài nhóm phát triển xâm nhập vào lõi của mã nền (core codebase), tức là được phép thực hiện các “check-in”.
Phần mềm mã mở kiểu CopyLeft hay kiểu Linux (Open Source CopyLeft, Linux-style). Phần mềm mã mở kiểu CopyLeft (trò chơi chữ của Free Software Foundation – FSF – và GNU – Gnu’s Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight !) hay còn gọi là giấy phép GPL (General Public Licence) là một bước tiến quan trọng theo hướng tự do hóa của các giấy phép phần mềm. Giấy phép GPL yêu cầu không những mã nguồn gốc phải được phân phối theo các qui định của GPL mà mọi sản phẩm dẫn xuất cũng phải tuân thủ GPL.
GPL cho người dùng tối đa quyền hạn và tự do đối với các phần mềm mã mở theo GPL, cụ thể người dùng có quyền không những sao chép, sửa đổi, mua bán các phần mềm mã mở dưới CopyLeft mà còn được quyền tự do như vậy đối với các phần mềm dẫn xuất. Tóm lại nếu phần mềm mã mở gốc đã theo CopyLeft thì mọi phần mềm mã mở dẫn xuất của nó cũng đương nhiên theo CopyLeft.
Một số điều cần biết về phần mềm nguồn mở:
Trước đây, khái niệm sử dụng mã nguồn mở trong môi trường doanh nghiệp là không thể hình dung ra được, cho dù quy mô của doanh nghiệp là thế nào. Tuy nhiên, thời gian đã thay đổi và mã nguồn mở đã không còn bị đánh giá thấp nữa. Thực tế, giờ đây mã nguồn mở thường được nhắc đến đầu tiên mỗi khi cần một giải pháp nào đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc rằng khi nghĩ tới mã nguồn mở, bạn cần phải biết một số điều. Nếu suy nghĩ kỹ hơn, có một số điều bất ngờ đang đón chờ bạn.
Với mục đích giúp người dùng mã nguồn mở luôn được tỉnh táo, chúng tôi cho rằng sẽ rất hữu ích khi liệt kê một số điều mọi người nên biết về mã nguồn mở trước khí sử dụng nó.
1: Không chỉ riêng Linux
Đây chính là nơi hầu hết mọi người thường gặp. Mỗi khi nói tới mã nguồn mở, mọi người thường nghĩ tới Linux đầu tiên. Điều này dẫn đến việc dư luận khẳng định mã nguồn mở chỉ dành riêng cho Linux. Tuy nhiên, điều này không hẳn vậy. Có rất nhiều dự án mã nguồn mở hỗ trợ đa nền tảng hoặc chỉ hỗ trợ Windows. Trang này sẽ liệt kê rất nhiều phần mềm mã nguồn mở dành cho Windows. Tuy nhiên, trang này không bao gồm một số phần mềm phổ biến, ví như Apache, MySQL và Drupal.
2: Không phải lúc nào cũng miễn phí
Để là một phần mềm mã nguồn mở, mã nguồn của nó phải mở với tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chính ứng dụng này phải miễn phí. Thực chất, có rất nhiều công ty kiếm được tiền từ dự án mã nguồn mở. Trong nhiều trường hợp, giá được tính cho những tính năng hỗ trợ hoặc tính năng phụ nhưng họ thường tạo một phiên bản miễn phí dành cho cộng đồng. Khi một công ty bán một phiên bản cộng đồng, nó thường là phiên bản bị rút gọn, phiên bản cơ bản của sản phẩm thương mại (nhưng vẫn là mã nguồn mở). Một ví dụ tuyệt vời chúng ta có thể kể tới là Zimbra, một công cụ email và cộng tác mạnh mẽ được cung cấp miễn phí, mã nguồn mở cùng với một phiên bản khác có mất phí (cùng nhiều tính năng hơn).
3: Nó có thể được và không được hỗ trợ
Một số phần mềm mã nguồn mở cunug cấp lựa chọn hỗ trợ (đôi khi với một mức giá phù hợp) và một số phần mềm thì không. Đây thường là phần ngoài hợp đồng của các công ty lớn. Tuy nhiên, ngay cả khi một số phần mềm không có hỗ trợ đường dây nóng 24/7 để gọi mỗi khi có việc cần, nó không có nghĩa là họ không có hỗ trợ. Đôi khi, có những diễn đàn hoặc danh sách email để hỗ trợ. Trong một số trường hợp, bạn còn có thể liên lạc với cả người đã lập trình (hoặc làm việc với) phần mềm đó. Lựa chọn hỗ trợ chắc chắn là có – ngay cả khi hỗ trợ không tương thích với tư duy của doanh nghiệp.
4: Người dùng có đầy đủ quyền truy cập vào mã nguồn
Mặc dù điều này không áp dụng với người dùng thông thường, chúng tôi vẫn liệt kê nó nhằm đảm bảo rằng người dùng có thể hiểu hết các khả năng. Thực tế, mã nguồn mở có nghĩa là bạn có đầy đủ quyền truy cập vào mã nguồn của một phần mềm. Điều này không có nghĩa là bạn cần truy cập vào nguồn. Đây là lời đồn đã có từ rất lâu rồi. Chỉ là bởi mã ở đó và mở không có nghĩa là nó cần thiết. Thực tế, người dùng có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở cả đời và không cần phải động chạm gì đến mã của nó. Tuy nhiên, mỗi khi bạn hoặc công ty bạn cần thực hiện một số chỉnh sửa cho một ứng dụng, mã của ứng dụng này luôn mở cho bạn.
5: Mã nguồn không chỉ dành cho lập trình viên
Rất nhiều người cho rằng bởi tính chất của mã nguồn mở, chỉ các lập trình viên mới sử dụng tới nó. Liệu có phải do mã nguồn có sẵn? Liệu có phải độ mở của mã đồng nghĩa với việc chỉ những người biết cách đọc, chỉnh sửa và xây dựng lại mã mới có thể và nên sử dụng nó? Không phải. Bất kì ai cũng có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở với hoặc không cần kỹ năng chỉnh sửa và xây dựng lại phần mềm. Một điều chắc chắn là hầu hết người dùng mã nguồn mở không có kỹ năng ngôn ngữ lập trình đơn
6: Không phạm luật khi sử dụng nguồn mở
Nhờ có SCO, mọi người trước đây thường cho rằng việc sử dụng nguồn mở là bất hợp pháp. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi SCO bị loại bỏ. Việc sử dụng phần mềm nguồn mở không vi phạm bất kì luật sở hữu trí tuệ nào cả. Vậy nên bạn có thể thoải mái sử dụng nguồn mở và không bị kết tội phạm luật.
7: Không cần là chuyên gia mới có thể sử dụng nó
Điều này liên quan tới entry trước. Hãy nhẩm theo tôi: Tôi không cần phải là một chuyên gia máy tính mới có thể sử dụng phần mềm nguồn mở. Vẫn có một câu hỏi cũ: “Bạn có phải viết riêng driver để sử dụng nó?”. Câu trả lời đã có từ lâu, Không. Rất nhiều người vẫn nghĩ rằng phần mềm mã nguồn mở là dành cho các chuyên gia, những người có thể lập trình phần mềm ngay cả khi ngủ. Thực tế lại không phải vậy. Thực ra, với hầu hết các dự án mã mở, giờ đây bạn không cần phải cài đặt từ nguồn. Hầu hết các nền tảng đều có cài đặt nhị phân với mục đích giúp việc thêm phần mềm mã mở vào máy tính dễ dàng như việc cài đặt phần mềm riêng. Trong một số trường hợp, nó thậm chí còn dễ dàng hơn. Và việc sử dụng hầu hết các phần mềm mã mở cũng tương tự. Mã mở đã phát triển theo hướng ngược lại so với người dùng máy tính thông thường. Khi độ “thông minh” của người dùng máy tính thông thường giảm thì tính dễ sử dụng của phần mềm mã nguồn mở lại tăng.
8: Hầu hết các phần mềm mã nguồn mở đều đáng tin cậy như các phần mềm khác
Phần mềm mã mở ở tất cả mọi nơi. Nó có trên Download.com.vn, Download.com, trên thị trường Android Market, ở bất kì công cụ Add/Remove Software do Linux phát hành, từ các trang trên toàn thế giới,....bất kì nơi nào bạn có thể nghĩ tới. Nếu tìm kiếm trên Google, bạn có thể thấy chúng. Có rất nhiều trang dành riêng cho phần mềm mã mở trên một số nền tảng cụ thể và ngay cả Microsoft cũng dành riêng một trang cho mã nguồn mở. Mã nguồn mở đã phát triển một chặng đường dài từ nguồn gốc ban đầu, khi việc tìm kiếm đối thủ cho một phần mềm bản quyền giống như đi tìm kim trong một đống rơm rạ. Giờ đây thì đống rơm rạ đã thu nhỏ dần còn cái kim thì đã lớn hơn rất nhiều.
9: Phần mềm miễn phí và phần mềm chia sẻ không giống với mã mở
Hầu hết người dùng đều quen thuộc với phần mềm miễn phí và phần mềm chia sẻ. 2 dạng phần mềm này không giống với mã mở. Nếu mã nguồn của phần mềm không mở, phần mềm này không phải là phần mềm mã nguồn mở.
10: Chắc chắn bạn đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở
Bạn đang sử dụng trình duyệt Firefox? Nếu có, bạn đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Thực tế, có rất nhiều người đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở mà không ý thức được điều này. OpenOffice, Thunderbird, Pidgin, Drupal, WordPress, GnuCash, Notepad++, và rất nhiều phần mềm khác đều được sử dụng rộng rãi. Đó là không kể tới các phần nhỏ của mã nguồn mở bằng cách nào đó đã tìm được đường vào các phần mềm độc quyền.
Một xu hướng đang phát triển mạnh
Phần mềm mã nguồn mở không còn tiếng xấu vốn đã gắn với nó từ lúc ban đầu xuất hiện. Rất nhiều ứng dụng mã nguồn mở giờ được đánh giá ngang bằng hoặc vượt trội so với đồng nghiệp của nó. Chúng ta đều hy vọng xu hướng này tiếp tục phát triển, đặc biệt là ngày càng có nhiều người dùng chuyển từ máy tính để bàn truyền thống sang các giải pháp đám mây hoặc ảo hóa.
Nếu đang cân nhắc việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, có những điều bạn nên biết và có rất ít điều bạn cần phải biết. Hãy trang bị cho bản thân thông tin chuẩn, việc bạn sử dụng phần mềm mã nguồn mở sẽ không rắc rối và lo lắng nữa.
Giới thiệu về Google Code
Vào ngày 17-3, Google đã tung ra trang web Google Code ( trang web này đã được thiết kế trong vòng 6 tháng. Google cũng khiêm tốn thừa nhận là trang web này vẫn còn khá “đơn sơ” và hy vọng nó sẽ được phát triển mạnh hơn trong thời gian tới khi có sự tham gia của mọi người.
Mục đích của Google Code
Chris DiBona, giám đốc chương trình mã nguồn mở của Google cho biết: ”Chúng tôi đã nhận được một số lượng lớn các phần mềm từ cộng đồng mã nguồn mở, chính vì vậy mà chúng tôi có cảm giác rằng trang web này sẽ thích hợp để giúp chúng tôi quan hệ gần gũi hơn với các nhà phát triển phần mềm khác, giúp chúng tôi làm tốt hơn những gì thực hiện được hôm nay”.
Trang web này nhắm đến việc cung cấp cho cộng đồng mã nguồn mở các công cụ phần mềm do chính đội ngũ Google thiết kế và sử dụng nội bộ. DiBona cho biết rằng các nhà phát triển phần mềm bên ngoài Google cũng sẽ nhận được nhiều điều hữu ích từ trang web này. Một điểm lợi khác là các nhà phát triển phần mềm của Google cũng sẽ nhận được nhiều phản hồi hữu ích cho sản phẩm của mình.
Google Code chứa đựng nhiều nguồn thông tin kết nối đến các giao diện chương trình ứng dụng mở của Google nhưng mục đích thiết lập nên trang web này không phải là để các nhà phát triển ứng dụng bên ngoài có thể viết các ứng dụng để gia tăng thêm khả năng của Google. Có lẽ Google vẫn “tự hào” rằng đội ngũ lập trình viên của mình có thể “thừa sức” làm được tất cả những gì họ muốn. Google đã thiết lập một trang web khác để dành riêng cho đội ngũ phát triển phần mềm mã nguồn mở của mình.
Tổng quan dịch vụ đặt chỗ của Google Code
Các dịch vụ được Google Code cung cấp gồm:
Xác thực:
Bất kỳ ai với một tài khoản hợp lệ google.com có thể sủ dụng tên và mật khẩu thông thường của họ trên Google để đăng nhập vào Google Code và truy cập tới chức năng đó. Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng bất kỳ dịch vụ web nào của Google như GMail hoặc Calendar, thì bạn đã có rồi một tài khoản của Google Code. Bạn có thể kiểm soát truy cập tới các tài nguyên dự án của bạn bằng việc bổ sung thêm các thành viên dự án của bạn bằng việc sử dụng tài khoản google.com của họ.
Kiểm soát phiên bản:
Các hệ thống kiểm soát phiên bản được sử dụng để theo dõi các thay đổi đối với các tài nguyên của dự án như tài liệu và mã nguồn. Subversion (thường viết tắt là SVN), Git và Mercurial là sẵn sàng để sử dụng trong các dự án. Hệ thống kiểm soát phiên bản là chìa khóa để quản lý những thay đổi trong các nguồn của dự án qua thời gian, theo dõi các đóng góp với lưu ý về quản lý quyền sở hữu trí tuệ IPR và sự cộng tác giữa các lập trình viên.
Truyền thông:
Các danh sách thư và các diễn đàn được sử dụng cho giao tiếp của dự án. Trong khi Google Code không bao gồm những thứ đó, thì chúng có thể được kết nối tới từ dự án. Google Groups, một thành viên khác của họ Google, sử dụng hệ thống xác thực y hệt mà Google Code sử dụng. Điều tuyệt vời về Google Groups là nó có thể được sử dụng như một danh sách thư truyền thống, một diễn đàn trực tuyến hoặc một RSS feed; sự lựa chọn là tùy vào người sử dụng. Tính mềm dẻo làm tối đa hóa các lựa chọn mà bất kỳ người sử dụng nào cũng sẽ đăng ký vào danh sách.
wiki:
Một wiki được cung cấp để làm tài liệu dự án được đơn giản. wiki được cung cấp là đầy đủ chức năng và mềm dẻo, nhưng không cung cấp chức năng rất phức tạp. Nó không thay thế được cho một website đầy đủ thông tin và được quản lý tốt, nhưng nó là tài nguyên tuyệt vời cho lập trình viên ghi chép và là một website cơ bản của dự án. Một trong những ưu thế lớn nhất của wiki của Google Code đối với các giải pháp đặt chỗ dự án khác là bạn có thể soạn sửa nội dung thông qua một trình soạn thảo wiki hoặc thông qua kho của dự án dựa trên web. Điều này làm cho sự truy cập tới và sử dụng các tệp wiki mềm dẻo hơn nhiều.
Theo dõi các vấn đề:
Một trình theo dõi các vấn đề được cung cấp cho phép những người sử dụng báo cáo 'các vấn đề', bất kể chúng là các báo cáo lổi, các yêu cầu tính năng hay các vấn đề cài đặt.
Các bản tải về:
Phần các bản tải về là một khu vực đơn giản cho việc lưu trữ các tệp để tải về. Chúng thường sẽ là các phát hành phần mềm và các gói tài liệu.
Các feed:
RSS và Atom feed toàn diện được cung cấp để tạo thuận lợi cho việc giám sát các dịch vụ và các gadgets có thể được sử dụng trong các trang wiki để giám sát các feed bên ngoài.
Các chức năng quản trị nhóm:
Chúng bao gồm sự quản lý các thành viên dự án và cấu hình của các công cụ có sẵn. Google cũng cung cấp một số dịch vụ khác có thể là hữu dụng cho các dự án được đặt chỗ trên Google Code, hoặc thậm chí ở bất kỳ đâu khác. Không có yêu cầu phải sử dụng chúng, nhưng nó có ý nghĩa nếu bạn cần các tính năng đó, vì các thành viên dự án của bạn được ký rồi trong tài khoản Google của họ và vì thế sẽ hưởng lợi từ hệ thống đăng nhập duy nhất của Google.
Các dịch vụ hữu dụng khác có thể được kết nối tới từ site dự án của bạn gồm:
Lập lịch:
Hữu dụng cho việc giám sát các phát hành của dự án, các cuộc gặp gỡ và điều hành các vấn đề như biểu quyết.
Các tài liệu và bảng tính:
Chia sẻ các tài liệu giữa các thành viên dự án cho sự phát triển cộng tác thực sự là dễ dàng bằng việc sử dụng các ứng dụng văn bản và bảng tính.
Phân tích:
Google Analytics có thể được kích hoạt cho dự ansn để giám sát giao thông web.
CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOOGLE CODE
Hướng dẫn tạo dự án trên Google Code
Chúng ta sử dụng Google Code như một Web hosting, là nơi lưu trữ các dự án, các tài liệu rất hiệu quả. Ngoài ra, khi làm việc nhóm với một dự án nào đó, việc tương tác giữa các thành viên trong đội dự án có thể rất khó kiểm soát. Nhưng với Google Code chúng ta có thể kiểm soát được những vấn đề nảy sinh khi làm việc nhóm.
Để có thể sử dụng được dịch vụ Google Code, chúng ta cần phải có một tài khoản của Google (như Gmail, Calendar. . .). Truy cập địa chỉ Đăng nhập bằng tài khoản Google
Khởi tạo Project và tiến hành nhập các thông tin cần thiết cho Project
Project Name: Tên dự án
Project summary: Giới thiệu tóm tắt về dự án
Description: Mô tả về dự án
Version control system: Lựa chọn phiên bản client quản lí source code
Project label(s): Từ khóa liên quan đến dự án (cái này có thể không cần nhập gì)
Như vậy là chúng ta đã khởi tạo xong một dự án được lưu trữ trên Google Code. Công việc tiếp theo của chúng ta là quản lý dự án đó trên Google Code.
Thiết lập các chức năng của Project
Project Home
Khi khởi tạo thành công dự án trên Google Code, chúng ta sẽ chuyển đến giao diện Project Home của dự án. Tại đây chúng ta có cái nhìn tổng quan về thông tin dự án
Thêm và quản lý thành viên.
Tại Project Home chúng ta chọn mục People để thêm thành viên vào đội dự án, cũng như hiển thị danh sách các thành viên trong đội dự án.
Thêm mới một thành viên vào đội dự án bằng cách nhập Email của thành viên đó trong khung Add Members. Mục Role là thiết lập luật cho thành viên đó, có thể quản trị, thay đổi mọi thứ trọng dự án hay không.
Tab Issues
Là nơi các thành viên trong đội dự án đưa ra các vấn đề phát sinh, các lỗi trong quá trình làm việc, và các hình thức, các giải pháp giải quyết (nếu có).
Tóm tắt vấn đề phát sinh, mô tả vấn đề.
Wiki
Là nơi đưa ra các định nghĩa, các khái niệm rõ ràng cho dự án. Các thành viên có thể dễ dàng tra khảo và hình dung. Nó giống như một từ điển thu nhỏ cho dự án.
Để tạo một Wiki mới. Chọn New Page
Page Name: Tên Wiki
Content: Nội dung của định nghĩa
Label(s): Từ khóa liên quan
Mọi người cũng có thể bình luận trực tiếp cho Wiki đó.
Source
Đây là phần quan trọng nhất của dự án, là nơi chưa toàn bộ mã nguồn của dự án.
Check out:
Tab này cung cấp cho các thành viên trong đội dự án username và password để có thể upload source code lên dự án. Cũng có thể thay đổi password. Về username chính là email của thành viên đó. Password là ngẫu nhiên và không thể thay đổi, trong trường hợp quên password, ta truy cập vào tab này và nhấn Regenerate
Browse: Cây thư mục lưu trữ của dự án
Changes:
Liệt kê những thay đổi phiên bản cùng comment tương ứng, thời gian, người comment và phiên bản của Source.
Administer
Tổng quan về thông tin, phần quyền, các định nghĩa, các vấn đề theo dõi của dự án.
Tại đây bạn có thể thiết lập lại các thông tin về dự án, mô tả, giấy phép. Bạn cũng có thể cài đặt theo dõi, các wiki. . .
CHƯƠNG III: HƯỚNG DẪN SỰ DỤNG TORTOISESVN
Giới thiệu về Subversion
Subversion hay còn gọi là SVN là một hệ thống quản lý phần tài nguyên của một dự án. Hệ thống có khả năng tự cập nhật, so sánh và kết hợp tài nguyên mới vào phần tài nguyên cũ.
Để cài đặt được hệ thống SVN ta cần phải cặt đặt thêm phần mềm TortoiseSVN là client tốt nhất của hệ thống SVN.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TortoiseSVN
Bước 1: Download và cài đặt
Truy cập vào địa chỉ để download phần mềm TortoiseSVN về. Tùy chọn phiên bản 32-bit hay 64-bit tương ứng với hệ điều hành đang sử dụng.
Tiến hành cài đặt phần mềm trên máy.
Nhấn Next để tiếp tục
Chọn I accept terms in the License Agreement rồi nhấn Next
Thay đổi nơi cài đặt bằng cách nhấn nút Browse
Nhấn Next để tiếp tục.
Nhấn Install để tiến hành cài đặt TortoiseSVN
Sau đó, nhấn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt.
Bước 2: Tạo 1 SVN Checkout
Click chuột phải vào nơi muốn tạo chọn SVN check out
Ở đây mình chọn folder “ Lớp KTPM1”.
URL of repository : Mình lấy link mặc định google cho là: https://au-ktpm1-khoa5.googlecode.com/svn/trunk/ ở phần source code.
Xong thì nhấn OK. Ta sẽ có 1 thư mục rỗng
Bước 3: Commit Project
Copy 1 project vào folder “Lớp KTPM1”.
Chuột phải vào folder “Lớp KTPM1” . Xuất hiện Commit
Mỗi người có ID và Password riêng của mình và lấy trên trang code.google.com “Tab Source”.
Click chọn googlecode.com password.
Sau đó điền ID và Password ta được kết quả như sau:
Click OK và bạn đã thành công . Kiểm tra lại bằng cách vào Tab Source/Changes
Như vậy chúng ta đã hoàn thành việc tạo Checkout cũng như Commit source code lên server. Ngoài việc Commit file, chúng ta có thể thực hiện nhiểu thao tác như Getlock, Export, Merge. . . Tất cả đều được thao tác với TortoiseSVN.
KẾT LUẬN
Trong quá trình học tập môn học này, nhóm đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản về phần mềm mã nguồn mở, cũng như tìm hiểu về Google Code và cách tạo mới một dự án trên Google Code. Kết hợp với sử dụng phần mềm TortoiseSVN để quản lý source code. Từ đó đưa ra được những thế mạnh của phần mềm mã nguồn mở, và những ứng dụng của Google Code.
Google Code là sản phẩm của Google đưa ra nhằm gia tăng mối quan hệ giữa các nhà phát triển phần mềm mã nguồn mở, đồng thời cung cấp các API.
Đặc biệt là cũng cấp nơi lưu trữ các dự án, cung cấp các chức năng phù hợp và cần thiết trong quá trình làm việc theo nhóm.
TortoiseSVN là phần mềm quản lý quản lý tài nguyên tốt nhất cho dự án Google Code. Với phần mềm này, hệ thống có thể tự cập nhật, so sánh, kết hợp tài nguyên mới với các phần tài nguyên cũ.
Tuy nhiên, nhóm cũng vấp phải một số khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài như: chưa thực hiện được chức năng Getlock của TortoiseSVN, chưa tìm hiểu được về vấn đề cài đặt Project trên Google Code cho những dự án Private.
Do thời gian còn có hạn, nên không thể tránh được những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành từ thầy và các bạn để nhóm có cơ hội hoàn thành bài tập lớn này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Silde bài giảng môn Công cụ và môi trường phát triển phần mềm của thầy Nguyễn Trung Phú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_20_ktpm1k5_googlecode_svn_2422.docx