Đề tài Huấn luyện merchandise ngành may mặc công nghiệp

- Làm giá và xác nhận ngày đồng bộ nguyên phụ liệu, giao hàng - Làm mẫu PP - Nhận thông tin duyệt mẫu - Gửi tài liệu sản xuất cho xưởng may ( Rập, định mức, mini marker ) - Thông báo cắt - Vào chuyền sản xuất - Kiểm soát số lượng vào, ra hàng tại chuyền - Hối thúc tiến độ - Giao hàng

docx3 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 13519 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Huấn luyện merchandise ngành may mặc công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUẤN LUYỆN MERCHANDISE NGÀNH MAY MẶC CÔNG NGHIỆP- ĐẠI CƯƠNG ( Kinh nghiệm được rút ra từ thực tế ) NHẬP MÔN : Chào các bạn trẻ, những bạn vừa mới bước ngành may mặc công nghiệp. Các bạn là những sinh viên mới ra trường hay vừa mới làm quen với công việc mới. Công việc merchandise hay còn gọi là nhân viên quản lý đơn hàng trong các công ty may mặc công nghiệp. Tôi tin rằng cũng giống như tôi hơn 7 năm về trước, các bạn sẽ có những bỡ ngỡ khi mới lần đầu làm quen với môi trường mới, với công việc mới. Các bạn sẽ không tài nào thích ứng một cách nhanh nhất với công việc của mình để xử lý, và kiểm soát các qui trình công việc của một merchandiser. Trong khi đó sản xuất thì đang vận hành, sự chậm trễ của các bạn sẽ dẫn đến sự ngưng trệ của sản xuất, hơn vài trăm con người, vài trăm gia đình đang phụ thuộc vào các bạn về kiểm soát thông tin cho sản xuất. Tầm quan trọng của một merchandiser trong may mặc công nghiệp là rất lớn, vì vậy lương bổng cho vị trí này trong một công ty may mặc đặc biệt là may mặc xuất khẩu là tương đối cao. Biết được thực tế đó, với hơn 7 năm làm việc tại vị trí merchandise trong ngành may mặc công nghiệp, và hiện tại tôi đang là giám đốc điều hành của một công ty may mặc chuyên về may mặc đồng phục và thời trang , biên soạn tài liệu này để giúp các bạn làm quen nhanh hơn với công việc merchandiser và một phần nào đó giúp các bạn hoàn thanh tốt hơn công việc của mình. Với cách trình bày dễ hiểu, và chỉ dung những thuật ngữ chuyên môn với trường hợp thật sự cần thiết , tôi tin rằng chỉ cần đọc qua các bạn sẽ nắm được vận đề và vận dụng tốt hơn Vì thời gian không cho phép tôi đầu tư nhiều hơn vào công việc biên soạn tài liệu và viết sách, trong bộ tài liệu này tôi chỉ nêu tổng quan những công việc thiết yêu và trọng tâm nhất của một merchandiser để các bạn thấy rõ được những công việc mà một merchandiser phải làm và hoàn thanh. Trong bộ tài liệu tới tôi sẽ biên soạn chi tiết hơn và cụ thể hơn từng bước công việc cụ thể, cách để xử lý những sự cố trong quá trình làm việc. Rất mong nhận được sự tư vấn và góp ý của các bạn để bộ tài liệu này ngày một hoàn thiện hơn, giúp ích nhiều hơn. I/ Tổng quan về Merchandiser: 1/ Merchandise là gì? Nhân viên merchandiser hay còn gọi là nhân viên quản lý đơn hàng, hay nhân viên theo dõi đơn hàng. Đây là một công việc rất cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất dệt may, xuất khẩu và kể cả nội địa. Merchandise là chiếc cầu nối giữa khách hàng và xưởng sản xuất. Họ là linh hồn của toàn bộ quá trình sản xuất từ kho nguyên phụ liệu, đến công đoạn hoàn thành. Nghĩa là merchandiser là người phổ biến các thông tin về tài liệu, các nhu cầu của khách hàng liên quan đến sản phẩm ngành may để xưởng trực tiếp sản xuất như mong muốn và nhu cầu của khách hàng Merchandise là người cân bằng lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng và nhà máy. Bằng sự đàm phán và thỏa hiệp các giá trị lợi ích, từ đơn giá sản phẩm, đơn giá gia công và đơn giá nguyên phụ liệu. Nếu so sánh nhà máy là một chiếc máy để vận hành. Thì merchandise chính là xăng dầu để vận hành chiếc máy ấy. 2/ Phân loại merchandiser: Theo nhu cầu trực tiếp sản xuất của các nhà máy may mặc thì merchandiser được phân thành: Merchandise đơn hàng FOB. Là nhân viên theo dõi và quản lý đơn hàng với khách hàng nước ngoài hoặc khách hàng trong nước có nhu cầu xuất khẩu, quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm may mặc. Merchandise đơn hàng CMT hoặc CMPT. Là nhân viên theo dõi những đơn hàng gia công hoặc giao công nhưng nhà máy sẽ chịu trách nhiệm mua chỉ, thùng và bao nylon. Merchandise đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa. Merchandise tổng hợp. Là các nhận viên theo dõi tất cả các đơn hàng trên. 3/ Tại sao nhà máy sản xuất và thương mại hàng may mặc phải cần Merchandise: Vì nguyên phụ liệu trong ngành dệt may rất nhiều chủng loại, nó không cố định cho các sản phẩm mà sẽ thay đổi tùy từng đơn hàng và mã hàng. Việc chi tiết trong vấn đề sử dụng nguyên phụ liệu, làm cho các nhà máy sản xuất phải cần một bộ phận chuyên trách vấn đề này. Việc sản xuất ra thành phẩm may mặc rất chi ly, chi tiết đa phần cần phải được thực hiện dựa trên sức lực của công nhân cùng với sự hổ trợ của máy may công nghiệp. Do vậy quá trình sản xuất này rất dễ bị sai so với ý muốn của khách hàng. Nhờ thế Merchandise phải giám xác các thông tin và cung cấp những thông tin chính xác nhất, để giám thiểu các sai xót vì không đáp ứng ý muốn của khách hàng. Việc sử dụng nguyên phụ liệu trong ngành dệt may cần yếu tố chính xác và không bị lẫn lộn trong các mã hàng. Merchandise phải thông tin chính xác việc sử dụng nguyên phụ liệu này. Nhà máy sản xuất, khách hàng và nhà cung ứng họ cần thống nhất với nhà máy các thời gian cụ thể của việc đồng bộ nguyên phụ liệu, ngày xuất hàng. Merchandise phải nắm được thời gian cụ thể này, kết hợp tính toán năng lực sản xuất với bộ phận kế hoạch để chốt ngày xuất hàng, thông tin và thông nhất thời gian cụ thể. Cần một người thỏa thuận đàm phán với khách hàng để cân bằng lợi ích của nhà máy, nhà cung ứng và khách hàng. Và đem lại giá trị lợi ích cao nhất cho các bên. II/ Qui trình công việc của Merchandiser: 1/ Đơn hàng FOB: Phát triển mẫu. + Từ mẫu của thiết kế + Mẫu yêu câu của khách hàng + Nguyên phụ liệu tồn hoặc mua để làm mẫu + Chào mẫu. + Khắc phục lỗi + Chỉnh sửa mẫu + Xây dựng bảng màu Làm giá FOB. + Giá nguyên vật liệu + Giá nhân công + Khấu hao tài sản Báo giá => Nhận confirm giá từ khách hàng => Hợp đồng Làm việc với nhà cung ứng nguyên vật liệu. Ngày giao hàng nguyên vật liệu Làm việc với kế hoạch sản xuất, xác định ngày cần vào chuyền Thông tin ngày đồng bộ nguyên phụ liệu, thời gian có những yếu tố cần cho sản xuất như rập, định mức, mini marker Làm mẫu PP và lấy thông tin duyệt mẫu Liên hệ hối thúc giao nguyên vật liệu Thông báo cắt Vào chuyền và kiểm soát số lượng cắt, vào và ra chuyền tại xưởng sản xuất Hối thúc tiến độ Giao hàng . 2/ Đơn hàng gia công ( CMT) Nhận thông tin đơn hàng từ khách hàng Làm giá và xác nhận ngày đồng bộ nguyên phụ liệu, giao hàng Làm mẫu PP Nhận thông tin duyệt mẫu Gửi tài liệu sản xuất cho xưởng may ( Rập, định mức, mini marker ) Thông báo cắt Vào chuyền sản xuất Kiểm soát số lượng vào, ra hàng tại chuyền Hối thúc tiến độ Giao hàng Trên đây là đại cương để tìm hiểu thêm về merchandiser trong may mặc công nghiệp. Về chi tiết tôi sẽ trình bày trong bộ tài liệu sau. Nếu có những thông tin thắc mắc về Merchandiser, các bạn vui long liên hệ đến: Võ Chí Quyết: 0979917053 Email: vochiquyet89@gmail.com Công ty TNHH Võ Gia Phúc 17B- Tân Long – Tân Đông Hiệp – Dĩ An – Bình Dương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhuanluyenmerchandise_9975.docx