Đề tài Công nghệ Internet TCP/IP, địa chỉ IP
Nhiệm vụ của giao thức: Cắt thông tin thành những gói dữ liệu để có thể dễ dàng đi qua bộ phận truyền tải trung gian. Tương tác với phần cứng của Adapter. Xác định được địa chỉ nguồn và đích: Máy tính gửi thông tin đi phải xác định được nơi gửi đến. Máy tính đích phải nhận được đâu là thông tin gửi cho mình.
123 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ Internet TCP/IP, địa chỉ IP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Công nghệ Internet TCP/IP Địa chỉ IP Giao thức truyền thông ? Nhiệm vụ của giao thức. Cắt thông tin thành những gói dữ liệu để có thể dễ dàng đi qua bộ phận truyền tải trung gian. Tương tác với phần cứng của Adapter Xác định được địa chỉ nguồn và đích: Máy tính gửi thông tin đi phải xác định được nơi gửi đến. Máy tính đích phải nhận được đâu là thông tin gửi cho mình. Giao thức truyền thông ? Định tuyến : Hệ thống phải có khản năng hướng dữ liệu tới các tiểu mạng, cho dù tiểu mạng nguồn và đích khác nhau về mặt vật lý. Có khản năng kiểm tra lỗi, kiểm soát và xác nhận lỗi trong quá trình truyền (giữa máy tính gửi và nhận phải có cơ chế sửa chữa lỗi trong quá trình truyền). Giao thức truyền thông ? Mô hình tham chiếu OSI TÓM TẮT NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA TỪNG TẦNG Tầng ứng dụng (Application Layer) Quy định giao diện giữa người sd và mô hình OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử dụng để truy cập và sử dụng các dịch vụ của OSI. Điều khác biệt ở tầng này là, nó không cung cấp dịch vụ cho bất kỳ một tầng nào của OSI (ngoại trừ tầng ứng dụng ). Các ứng dụng mà tầng này cung cấp như các chương trình xử lý ký tự, bảng biểu, thư tín…, tương ứng với các dịch vụ hỗ trợ: HTTP, FTP, DNS, SNMP SMTP, POP3, Telnet… Tầng trình diễn (Presentation Layer) Tầng trình diễn chịu trách nhiệm chuyển đổi các thông tin từ cú pháp người sử dụng sang cú pháp lệnh để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể nén dữ liệu truyền và mã hoá chúng trước khi truyền để bảo mật. Nói đơn giản hơn tầng này sẽ định dạng dữ liệu từ tầng 7 gửi xuống,các chuẩn định dạng của tầng này là: Gif, JPG, MP3…. Tầng phiên (Session Layer). Thực hiện việc thiết lập, duy trì và kết thúc các phiên làm việc giữa hai hệ thống. Tầng giao dịch quy định một giao diện ứng dụng cho tầng vận chuyển (transport layer) sử dụng. Nó xác lập ánh xạ giữa các tên đặt địa chỉ, tại các tiếp xúc ban đầu giữa các máy tính khác nhau trên cs giao dịch truyền thông. Nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại riêng với nhau. Tầng vận chuyển (Transport Layer) Tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở giữa hai đầu mút, đảm bảo truyền tin cậy giữa hai máy đầu cuối (end to end). Để đảm bảo việc truyền ổ định trên mạng, tầng vận chuyển thường đánh số các gói tin và đảm bảo chúng truyền theo đúng thứ tự. Tầng vận chuyển còn có chức năng điều khiển luồng và kiểm soát lỗi. Các giao thức hoạt động ở tầng này là : TCP, UDP. Tầng mạng (Network Layer). Tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển hướng,vạch đường các gói tin trong mạng (chức năng định tuyến), các gói tin này có thể đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng. Tầng mạng là tầng liên quan đến các địa chỉ logic trong mạng. Các giao thức thường được sử dụng ở tầng này là: IP, RIP, IPX, Apple Talk. Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer) Tầng Data Link có nhiệm vụ xác định cơ chế truy cập thông tin trên mạng, các dạng thức chung trong các gói tin, đóng gói và phân phát gói tin (dưới dạng Frame). Tầng DataLink có liên quan đến địa chỉ vật lý (MAC address) của các thiết bị mạng, topo mạng, truy cập mạng, có các cơ chế sửa chữa lỗi và điều khiển luồng. Tầng vật lý (Physical Layer) Là tầng thấp nhất của mô hình tham chiếu OSI, Có chức năng truyền dòng bit không có cấu trúc qua đường truyền vật lý . Cung cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ thuật nối mạch điện, điện áp, tốc độ cáp truyền dẫn, giao diện kết nối và các mức kết nối. Chia mạng thành 7 lớp có ưu điểm. Chia hoạt động truyền thông thành các phần nhỏ hơn và có thể dễ quản lý hơn. Tiêu chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép có nhiều nhà chế tạo có thể phát triển và cung cấp sản phẩm. Cho phép các loại phần cứng và phần mềm mạng khác nhau có thể thông tin với nhau. Ngăn chặn các thay đổi tại một lớp ảnh hưởng đến các lớp khác. Nó chia truyền thông mạng thành các phần nhỏ hơn khiến cho việc học chúng dễ hơn. Các giao thức làm việc tương ứng ở các tầng. Các thiết bị mạng hoạt động tương ứng ở các tầng. Repeater, Hub, NIC, Cable NIC, Bridge, Switch Router Luồng dữ liệu được định dạng qua các tầng. Encapsulation Dencapsulation Mô tả chi tiết gói tin đi qua các tầng. Mô tả gói tin đi qua thiết bị mạng. Qua trình làm việc của gói tin qua thiết bị tương ứng với các tầng Giới thiệu bộ giao thức TCP/IP. Đầu những năm 1980, một bộ giao thức mới được đưa ra làm giao thức chuẩn cho mạng ARPANET và các mạng của DoD mang tên DARPA Internet protocol suit, thường được gọi là bộ giao thức TCP/IP hay còn gọi tắt là TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Kiến trúc bộ giao thức TCP/IP. Bộ giao thức TCP/IP được phân làm 4 tầng. Kiến trúc tầng của bộ giao thức TCP/IP TÓM TẮT NHIỆM VỤ CỦA TỪNG TẦNG Tầng ứng dụng (Application Layer) Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự cố mạng, vận chuyển file, điều khiển từ xa, và các hoạt động Internet. Đồng thời hỗ trợ Giao diện Lập trình Ứng dụng (API) mạng, cho phép các chương trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập mạng. Các giao thức làm việc tại tânghf ứng dụng (Application Layer) Tầng vận chuyển (Transport Layer) Giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra lỗi và xác nhận các dịch vụ cho liên mạng. Đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng mạng. Tầng internet (Internet Layer) Cung cấp địa chỉ logic, độc lập với phần cứng, để dữ liệu có giao thông và hỗ trợ việc vận chuyển liên mạng. Thuật ngữ liên mạng được dùng để đề cập đến các thể lướt qua các tiểu mạng có cấu trúc vật lý khác nhau. Cung cấp chức năng định tuyến để giao lưu lượng mạng rộng lớn hơn, kết nối từ nhiều LAN. Tạo sự gắn kết giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic. Các giao thức hoạt động tại tầng mạng (Internet Layer) Tầng truy cập mạng (Network Access Layer) Cung cấp giao diện tương tác với mạng vật lý. Format dữ liệu cho bộ phận truyền tải trung gian và tạo địa chỉ dữ liệu cho các tiểu mạng dựa trên địa chỉ phần cứng vật lý. Cung cấp việc kiểm tra lỗi trong quá trình truyền dữ liệu. Các giao thức hoạt động tương ứng với các tầng TCP/IP. Các giao thức hoạt động tương ứng với các tầng TCP/IP. FTP (File transfer Protocol): Giao thức truyền tệp cho phép người dùng lấy hoặc gửi tệp tới một máy khác. Telnet: Chương trình mô phỏng thiết bị đầu cuối cho phép người dùng login vào một máy chủ từ một máy tính nào đó trên mạng. DNS (Domain Name server): Dịch vụ tên miền cho phép nhận ra máy tính từ một tên miền thay cho chuỗi địa chỉ Internet khó nhớ. Các giao thức hoạt động tương ứng với các tầng TCP/IP. SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Một giao thức thư tín điện tử. SNMP (Simple Network Monitoring Protocol): Giao thức quản trị mạng cung cấp những công cụ quản trị mạng từ xa. RIP (Routing Internet Protocol): Giao thức dẫn đường động. ICMP (Internet Control Message Protocol): Nghi thức thông báo lỗi. Các giao thức hoạt động tương ứng với các tầng TCP/IP. UDP (User Datagram Protocol): Giao thức truyền không kết nối cung cấp dịch vụ truyền không tin cậy nhưng tiết kiệm chi phí truyền. TCP (Transmission Control Protocol): Giao thức hướng kết nối cung cấp dịch vụ truyền thông tin tưởng. IP (Internet Protocol): Giao thức Internet chuyển giao các gói tin qua các máy tính đến đích. ARP (Address Resolution Protocol): Cơ chế chuyển địa chỉ TCP/IP thành địa chỉ vật lý của các thiết bị mạng. Cấu trúc địa chỉ IP Mạng Internet dùng hệ thống địa chỉ IP (32 bit) để "định vị" các máy tính liên kết với nó. Hệ thống địa chỉ này được thiết kế mềm dẻo qua một sự phân lớp. Có 5 lớp địa chỉ IP là : A, B, C, D, E. Sự khác nhau cơ bản giữa các lớp địa chỉ này là ở khả năng tổ chức các cấu trúc con của nó. Địa chỉ IP Cấu trúc địa chỉ IP Trong hệ thống địa chỉ IP được chia ra 2 loại địa chỉ: Địa chỉ IPv4 Địa chỉ IPv6 Trên thực tế nguồn tài nguyên địa chỉ IPv4 đang dần cạn kiệt, địa chỉ IPv6 là một giải pháp nhằm dần thay thế cho địa chỉ IPv4. Tại Việt Nam chúng ta vẫn sử dụng loại địa chỉ IPv4 với lý do chúng ta con quá nhiều máy tính không hỗ trợ cho địa chỉ IPv6. Cấu trúc địa chỉ IP Địa chỉ IPv4 được cấu tạo bởi 32 bit và chia làm 4 octet, mỗi octet chiếm 8 bit. Địa chỉ IP được cấu tạo bởi 2 phần chính là: Network ID (Địa chỉ mạng) Host ID (Địa chỉ host) Cấu trúc địa chỉ IP Các lớp địa chỉ IP Các lớp địa chỉ IP Địa chỉ mạng Địa chỉ mạng thuận tiện trong việc cung cấp các địa chỉ cho 1 mạng riêng hoặc 1 mạng con. 2 host với các địa chỉ mạng khác nhau yêu cầu được phân chia thành các mạng riêng biệt. Để 2 mạng này có thể truyền thông được với nhau yêu cầu phải có 1 thiết bị Router. Địa chỉ mạng là một địa chỉ IP mà tất cả các bit trong Host ID chứa toàn bộ các bit nhị phân là các số 0. Địa chỉ Broadcast Địa chỉ Broadcast có 2 loại: Địa chỉ Broadcast Direct: là địa chỉ IP mà tại phần Host ID có chứa toàn bộ các bit nhị phân là số 1 (VD: 192.168.20.255) Địa chỉ Broadcast Directed: là địa chỉ mà tại phần NetID và Host ID có chứa toàn bộ bit nhị phân 1. (VD: 255.255.255.255) Địa chỉ Broadcast Local Broadcast Address Địa chỉ Broadcast Directed Broadcast Address Ví dụ: 172.16.20.200 172.16.20.200 là địa chỉ IP thuộc lớp B Net ID : 172.16 Host ID : 20.200 Network Add : 172.16.0.0 Broadcast Add : 172.16.255.255 Private IP address Địa chỉ mạng riêng (private IP address) là địa chỉ có thể sử dụng địa chỉ riêng cho mỗi máy trong mạng cục bộ (LAN). Chuẩn RFC 1918 quy định 3 dãy địa chỉ IP cho mạng riêng: Class A: 10.0.0.0 Class B: 172.16.0.0 172.31.0.0 Class C: 192.168.0.0 192.168.255.0 Private IP address Hãy cho biết địa chỉ nào là địa chỉ có thể sử dụng trong mạng nội bộ 150.100.255.255 172.19.255.18 195.234.253.0 10.0.0.23 192.168.221.176 127.34.25.189 203.162.217.73 Cơ chế ARP: Cơ chế phân giải địa chỉ IP thành địa chỉ MAC Tại tầng Network của mô hình OSI , chúng ta thường sử dụng các loại địa chỉ mang tính chất quy ước như IP, IPX… Các địa chỉ này được phân thành hai phần riêng biệt là phần địa chỉ mạng (NetID) và phần địa chỉ máy (HostID). Cách đánh số địa chỉ như vậy nhằm giúp cho việc tìm ra các đường kết nối từ hệ thống mạng này sang hệ thống mạng khác được dễ dàng hơn. Cơ chế ARP Trên thực tế, các card mạng (NIC) chỉ có thể kết nối với nhau theo địa chỉ MAC, địa chỉ cố định và duy nhất của phần cứng. Do vậy ta phải có một cơ chế để chuyển đổi các dạng địa chỉ này qua lại với nhau. Từ đó ta có giao thức phân giải địa chỉ: Address Resolution Protocol (ARP). Cơ chế ARP Khi một thiết bị mạng nào đó muốn biết địa chỉ MAC của một thiết bị khác mà nó đã biết trước địa chỉ IP. Thực hiện gửi một ARP request bao gồm địa chỉ MAC của nó và địa chỉ IP của thiết bị mà nó cần tìm MAC trên toàn bộ miền Broadcast. Mỗi thiết bị nhận được request (yêu cầu) này sẽ so sánh địa chỉ IP trong ARP request với địa chỉ tầng mạng của mình. Cơ chế ARP Nếu so sánh thấy trùng khớp với địa chỉ mạng của mình thì thiết bị mạng đó sẽ Reply (gửi phản hồi) lại một gói tin có đóng gói cả địa chỉ MAC của mình lại cho máy đã gửi ARP request. Thiết bị mạng nhận được gói tin này và sẽ lưu lại địa chỉ MAC của máy đó ứng với địa chỉ IP tương ưng của thiết bị đó. Địa chỉ IP và MAC sẽ được lưu vào 1 bảng gọi là bảng ARP. Bảng ARP được lưu vào RAM. ARP: Address Resolution Protocol Cơ chế RARP: Cơ chế phân giải địa chỉ MAC tìm địa chỉ IP ARP table in host Cơ chế hoạt động của ARP table ARP request Kiểm tra và so sánh địa chỉ IP ARP Reply Cập nhật địa chỉ MAC vào ARP table ARP: Local Destination Default Gateway Là địa chỉ nằm tại cổng ra của một mạng này kết nối với mạng khác hoặc kết nối với Internet. Giao thức TCP Giao thức TCP TCP là một giao thức hướng kết nối (connection-oriented), hoạt động trên lớp giao vận(Transport) của chồng giao thức TCP/IP. TCP cũng là một giao thức truyền thông tin cậy Các giao thức sử dụng trên TCP: HTTP, FTP, SMTP, DNS, Telnet.... Đặc điểm của giao thức TCP bao gồm: Giao thức TCP: Tạo cầu nối, một kết nối được thiết lập giữa các thiết bị đầu cuối trước khi truyền. Tin cậy, điều khiển luồng (follow control) và có cơ chế báo nhận (acknowlegement). TCP cắt bản tin(message) thành các Segment và gửi đi. Tại nơi nhận nó lại tái tạo lại bản tin (message) từ các Segment . Truyền lại bất cứ segment bị lỗi. TCP hỗ trợ các kênh ảo (virtual circuit) giữa các ứng dụng đầu cuối. Quá trình thiết lập kết nối! Cơ chế bắt tay 3 bước: Để 2 máy trong 1 hệ thống mạng có thể truyền tin được cho nhau chúng phải tạo được 1 kế nối đến nhau. Quá trình đó được thực hiện như sau: ULP B giả sử là một chương trình mail server ở Mỹ. Do là server nên lúc nào nó cũng chờ đợi sự kết nối. Cơ chế bắt tay 3 bước: 1. ULP B giả sử là một chương trình mail server ở Mỹ. Do là server nên lúc nào nó cũng chờ đợi sự kết nối. 2. ULP A là chương trình nhận thư điện tử của bạn. Để kết nối, bạn gửi yêu cầu kết nối xuống cho tầng TCP. 3. TCP chuẩn bị một gói dữ liệu TCP với cờ SYN=1 yêu cầu có sự đồng bộ hoá, SEQ có thể lấy bất kì giá trị nào, ở đây là =100 và gửi cho TCP B. 4. Sau khi nhận gói dữ liệu có SYN=1, TCP B gửi trả lại một thông báo có SYN=1, ACK=101, SEQ có thể lấy bất kì giá trị nào, ở đây là =177. Cơ chế bắt tay 3 bước: 5. TCP A nhận được gói dữ liệu từ TCP B sẽ gửi tiếp một gói dữ liệu có ACK=178. 6. TCP A chuyển chấp nhận kết nối lên chương trình A. 7. Sau khi nhận nốt gói dữ liệu có ACK=178, TCP B chuyển chấp nhận kết nối lên chương trình B. Giao thức UDP UDP (User Datagram Protocol) là giao thức phi kết nối (connectionless) hoạt động trên tầng giao vận(Transport) của chồng giao thức TCP/IP. UDP cũng là một giao thức truyền thông không tin cậy. Các giao thúc sử dụng trên UDP: TFTP, SNMP, DHCP, DNS. Các đặc điểm của giao thức UDP: Đặc điểm của giao thức UDP UDP đơn giản và hiệu quả, nhưng không tin cậy UDP là giao thức phi kết nối(connectionless) Không có cơ chế báo nhận(acknowledgement) để đảm bảo dữ liệu đi đến đích. Không cung cấp cơ chế điều khiển luồng(follow control). Tính tin cậy của dữ liệu sẽ được kiểm tra nhờ các giao thức ở lớp trên. Các cổng dịch vụ và dịch vụ. Các cổng dịch vụ: Cả TCP và UDP đều sử dụng các chỉ số port để chuyển thông tin lên các lớp trên. Các chỉ số port dùng để theo dõi các cuộc đàm thoại khác nhau xuyên qua mạng cùng một lúc. Quy định phát triển phần mềm ứng dụng thống nhất dùng các chỉ số port đặc biệt được kiểm soát bởi IANA. Các dải của chỉ số port được quy định: Các chỉ số Port nhỏ hơn 255 cho các ứng dụng công cộng. Các chỉ số Port từ 255-1023 được gán cho các công ty trong các ứng dụng thương mại. Các chỉ số port lớn hơn 1023 không được quy định sắp xếp rõ ràng. Giao thức IPX: Là bộ giao thức độc quyền của hãng Novell, hỗ trợ hệ điều hành Novell Netware. Là giao thức có thể định tuyến trên các router vì vậy có thể kết nối internet bằng giao thức này. Phương pháp đánh địa chỉ dựa trên địa chỉ MAC của các nốt mạng và chỉ số mạng do người quản trị qui định. Cấu trúc IPX: Giao thức NetBios: Là một giao thức, công nghệ nối mạng của Windows. Được thiết kế trong môi trường mạng LAN để chia sẻ tài nguyên dùng chung. Giao thức này thường được sử dụng trong mạng ngang hàng P2P. Giao thức NetBios sử dụng tên máy để truyên thông. Thông thường một mạng dùng giao thức Netbios thường là Netbios Datagram Service (Port 138), Netbios Session Service (Port 139) hoặc cả hai. Dịch vụ DHCP: Dịch vụ DHCP (Dynamic host Configulation Protocol) là dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động cho các host trên mạng. Dịch vụ DHCP tự động cấp phát các địa chỉ IP cho các host mà không cần người dùng cấu hình bằng tay. Cơ chế hoạt động của DHCP: Yêu cầu: DHCP hoạt động theo mô hình client/Server. Yêu cầu bắt buộc trong mạng là phải sử dụng 1 DHCP server. DHCP server phải định nghĩa 1 dãy địa chỉ IP dành để cấp phát cho các host trong mạng. Trên mỗi host trong mạng phải được thiết lập cấu hình để sử dụng DHCP. Cơ chế hoạt động: Khi mỗi host được khởi động nó sẽliên lạc với server và yêu cầu được cấp phát địa chỉ IP. Khi đó DHCP server sẽ chọn ngẫu nhiên 1 địa chỉ IP trong dãy địa chỉ mà nó được cấp phát để cấp phát cho host yêu cầu. Sơ đồ yêu cầu cấp phát và cấp phát IP Các lựa chọn của DHCP DHCP server có thể cấp phát cho các host các tham số sau: IP address. Subnet mask. Default Gateway. DNS server. Dịch vụ DNS. Mọi máy tính, thiết bị mạng (host) trên mạng Internet liên hệ với nhau bằng địa chỉ IP. Để thuận tiện trong việc sử dụng người ta dùng tên miền (Domain) để xác định host trên mạng thay cho dãy địa chỉ IP khó nhớ. Hệ thống DNS server được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP. Hệ thống quản lý tên miền DNS (Domain name System) Internet là môi trường nhiều địa chỉ và các tên miền tương ứng, vì thế để quản lý, định tuyến một cách chính xác cần phải có một hệ thống lưu trữ và xử lý những địa chỉ và tên miền này, hệ thống này được gọi là hệ thống quản lý tên miền (DNS). Trong phạm vi lớn hơn, các máy tính kết nối với internet sử dụng DNS để tạo địa chỉ liên kết dạng URL (Universal Resource Locators). Theo phương pháp này, mỗi máy tính sẽ không cần sử dụng địa chỉ IP cho kết nối mà chỉ cần sử dụng tên miền (domain name) để truy vấn đến kết nối đó Cấu trúc hệ thống tên miền. Hệ thống tên miền được sắp xếp theo cấu trúc phân lớp. Mức cao nhất được gọi là Root và ký hiệu bằng dấu chấm (.). Tổ chức quản lý hệ thống tên miền trên thế giới là The Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers (ICANN). Tổ chức này quản lý mức cao nhất của hệ thống tên miền. Cấu trúc hệ thống tên miền. ICANN có quyền cấp phát các tên miền dưới mức cao nhất này cho các tổ chức và các khu vực, các quốc gia theo những chính sách nhất định. Hệ thống quản lý tên miền (DNS) là tập hợp của nhiều máy chủ quản lý tên miền theo từng khu vực, theo từng cấp trên mạng Internet, thực hiện chức nǎng chuyển đổi từ tên miền thể hiện dưới dạng chữ sang địa chỉ IP thể hiện dưới dạng số và ngược lại. Cấu trúc hệ thống tên miền. Mỗi máy chủ quản lý tên miền (Domain Name Server – dns) theo từng khu vực, theo từng cấp. Máy chủ đó phải đảm bảo thông tin dữ liệu riêng về địa chỉ và tên miền trong khu vực, trong cấp mà nó quản lý. có khả năng hỏi các máy chủ quản lý các khu vực khác hoặc cấp cao hơn nó để có thể trả lời được các truy vấn về những tên miền không thuộc quyền quản lý của nó và cũng luôn sẵn sàng trả lời các máy chủ khác về các tên miền mà nó quản lý. Cấu trúc hệ thống tên miền. Hệ thống các duôi dùng chung. 1- COM : Thương mại (Commercial) . 2- EDU : Giáo dục (Education) . 3- NET : Mạng lưới (Network). 4- INT : Các tổ chức quốc tế (International Organisations). 5- ORG : Các tổ chức khác (Other orgnizations) . 6- BIZ : Các tổ chức thương nhân (Business Orgnisations). 7- INFO : Phục vụ cho việc chia sẻ thông tin (Informations). Hệ thống các duôi dùng chung. 8- AERO : Dành cho các nghành công nghiệp, vận chuyển hàng không (aviation community) . 9- COOP : Dành cho các tổ chức hợp tác (Co-operatives) . 10- MUSEUM : Dành cho các viện bảo tàng . 11- NAME : Dành cho các thông tin cá nhân . 12- PRO : Dành cho các lĩnh vực chuyên nghiệp (Professionals). 13- MIL : Dành cho các lĩnh vực quân sự (Military) . 14- GOV : Chính phủ (Government) . DNS: Resolve www.yahoo.com Request Reply Hoạt động của DNS. Giả sử PC A muốn truy cập đến trang web www.yahoo.com và server vvn chưa lưu thông tin về trang web này, các bước truy vấn sẽ diễn ra như sau: Đầu tiên PC A gửi một request hỏi server quản lý tên miền vnn hỏi thông tin về www.yahoo.com Server quản lý tên miền vnn gửi một truy vấn đến server top level domain. Hoạt động của DNS. Top level domain lưu trữ thông tin về mọi tên miền trên mạng. Do đó nó sẽ gửi lại cho server quản lý tên miền vnn địa chỉ IP của server quản lý miền com (gọi tắt server com). Khi có địa chỉ IP của server quản lý tên miền com thì lập tức server vnn hỏi server com thông tin về yahoo.com. Server com quản lý toàn bộ những trang web có domain là com, chúng gửi thông tin về địa chỉ IP của server yahoo.com cho server vnn. Hoạt động của DNS. Lúc này server vnn đã có địa chỉ IP của yahoo.com rồi. Nhưng PC A yêu cầu dịch vụ www chứ không phải là dịch vụ ftp hay một dịch vụ nào khác. Do đó server vnn tiếp tục truy vấn tới server yahoo.com để yêu cầu thông tin về server quản lý dịch vụ www của yahoo.com. Lẽ đương nhiên khi nhận được truy vấn thì server yahoo.com gửi lại cho server vnn địa chỉ IP của server quản lý www.yahoo.com. Cuối cùng là server vnn gửi lại địa chỉ IP của server quản lý www.yahoo.com. cho PC A và PC A kết nối trực tiếp đến nó. Và bây giờ thì server vnn đã có thông tin về www.yahoo.com cho những lần truy vấn đến sau của các client khác. Đinh tuyến trong liên mạng Mạng diện rộng (WAN): Là mạng truyền thông dữ liệu mà nó kết nối các mạng có địa chỉ mạng khác nhau, trong đó mạng Internet là loại mạng diện rộng điển hình nhất. Router: Router là một thiết bị cho phép gửi các gói dữ liệu dọc theo mạng. Một Router được kết nối tới ít nhất là hai mạng, thông thường hai mạng đó là LAN, WAN hoặc là một LAN và mạng ISP của nó. Mạng diện rộng: Mạng diện rộng Thiết bị Router: Router: Router là thiết bị trung gian giữa 2 mạng LAN và WAN do đó nó có 2 loại giao diện Ethernet và giao diện WAN. Mạng LAN nhìn thấy Router thông qua địa chỉ IP cục bộ được gắn ở port Internet hay người ta còn gọi là Default Gateway. Bản chất của việc sử dụng Internet chính là chúng ta sử dụng các địa chỉ IP do các nhà cung cấp cấp cho các thuê bao. Bảng định tuyến: Bảng định tuyến là bảng mà Router tính toán ra quãng đường đi ngắn nhất cho các gói tin từ mạng nọ sang mạng kia. Các Routing table được nằm tại các Host và các Router. Địa chỉ đích trong bảng định tuyến có thể bao gồm cả địa chỉ mạng, mạng con và các hệ thống độc lập. Bảng định tuyến: Bảng định tuyến có thể tạo ra từ người quản trị (Định tuyến tĩnh) mạng hoặc sự trao đổi thông tin giữa các Router với nhau bằng các giao thức định tuyến động. Các thông tin của bảng định tuyến bao gồm: Các thông tin của bảng định tuyến: Địa chỉ đích của mạng, mạng con hoặc hệ thống độc lập. Địa chỉ IP của giao diện Router kế tiếp phải đến. Giao tiếp vật lý trên Router phải sử dụng để đến chặng kế tiếp. Mặt nạ mạng của địa chỉ đích. Khoảng cách quản trị. Thời gian (tính theo giây) từ khi Router cập nhật lần cuối. Bảng định tuyến trên một Router: Xây dựng một bảng định tuyến. Các giao thức định tuyến: Sự cần thiết phải có các giao thức định tuyến: Chọn đường dẫn tốt nhất cho các gói tin. Cung cấp các tiến trình để chia sẻ thông tin định tuyến. Cho phép Router liên lạc với các router khác để update và duy trì bảng định tuyến. Phân lớp các giao thức định tuyến: Có hai họ giao thức định tuyến là IGP: Trao đổi các tuyến đường bên trong một hệ thống mạng tự trị. EGP: Trao đổi các tuyến đường giữa các hệ thống mạng tự trị. Trong giao thức IGP người ta lại chia thành hai lớp giao thức Distance vector và Link state: Các họ giao thức định tuyến: Giao thức định tuyến Distance vector. Xác định topo mạng theo các liên kết với các router hàng xóm. Thêm các vector khoảng cách từ router này đến router kia. Cập nhật các bảng định tuyến theo địn kỳ. Gửi các copy của bảng định tuyến đến các router hàng xóm. Distance vector: Giao thức Link-State Xác định toàn bộ topo của mạng Tính toán đường dẫn ngắn nhất tới các router khác Cập nhật được bật tắt theo các biến cố mạng, đáp ứng nhanh sự thay dổi của mạng Gửi các thông báo về trạng thái liên kết, để làm tươi các trang thái liên kết đến các router khác. Giao thức Link-State. Các dịch vụ Internet: Dịch vụ Web Dịch vụ thư điện tử Dịch vụ truyền File (FTP) Dịch vụ Telnet. Dịch vụ Web: Khái niệm World Wide Web: World Wide Web (WWW) hoặc Web là một dịch vụ của Internet hoạt động theo mô hình client/server (web brower/ web server) dựa trên giao thức HTTP. Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau. Web là kho thông tin khổng lồ: phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thường xuyên được cập nhật, đổi mới và phá triển không ngừng Dịch vụ Web: Các chương trình Web: Web browser: Là các chương trình ứng dụng nhằm duyệt các trang Web. Ví dụ IE, Avant Browser, Opera, Moliza... Web server: Là các chương trình mà người ta có thể cài đặt một trang Web lên đó để cho các chương trình Web browser duyệt đến nó. Ví dụ như IIS, Apache... HTML và các trang Web: HTML (HyperText Markup Language) Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Móc nối lẫn nhau nhiều loại hình thông tin thành siêu văn bản: Text, hình ảnh, âm thanh Mối nối đến các trang khác (các trang web) Tập hợp các website liên kết với nhau tạo thành WWW. Dịch vụ thư điện tử: Electronic mail (E-mail) - Thư điện tử: Là một dịch vụ của Internet giúp cho việc trao đổi thông điệp giữa những người dùng hay nhóm người dùng trên mạng Dựa trên giao thức chuẩn Internet: Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) Khả năng gửi tới nhiều người cùng một thời điểm Nhanh chóng chuyển giao được tài liệu Chi phí thấp. Dịch vụ thư điện tử (Email) Các thành phần cơ bản: Mail server: Chương trình phục vụ thư Mail Client: Chương trình cho người sử dụng Cách thức giao nhận thư Mail Server: Các phần mềm mail server miễn phí trên Interet như: Pegasus Mail, Mecury,...; Các phần mềm thương mại như: Microsoft Exchange, MDaemon,... Máy phải cài dặt chương trình có nhiệm vụ nhận, chia và chuyển thư đến máy người dùng. Mail client: Máy người sử dụng cài đặt chương trình có nhiệm vụ nhận, đọc thư, viết gửi thư. Các chức năng mở rộng khác như đính kèm tệp, lựa địa chỉ vào sổ địa chỉ, lọc thư không mời mà đến (Spam) Các phần mềm mail client miễn phí trên Interet như: Edora, Mecury,... Các phần mềm thương mại như: Outlook Express, IncrediMail Pro,.. Giao diện microsoft oulook. Các giao thức SMTP và POP3 Giao thức SMTP và giao thức gửi và nhận mail giữa 2 mail server. Giao thức POP3 là giao thức gửi và nhận mail ngay tại mail client. Tài khoản thư điện tử: Bao gồm 2 phần: Tên đăng ký Tên miền Dịch vụ FTP: Dịch vụ FTP (File Transfer Protocol): Dịch vụ cho phép nhận và truyền file từ các host ở xa. Dịch vụ FTP hoạt động dựa trên mô hình Client/Server và giao thức FTP. Dịch vụ FTP thường được sử dụng để Upload các File, các trang Web lên các host được các nhà cung cấp cho thuê. Tuy nhiên dịch vụ này chỉ thực hiện được đối với các host có hỗ trợ dịch vụ FTP. Giao diện phần mềm FTP Dịch vụ Telnet: Telnet là dịch vụ truy nhập các máy chủ từ xa. Phần mềm telnet client cung cấp khả năng login vào trong các host trên internet có chạy ứng dụng telnet server sau đó thực hiện các lênh từ command line như đang ở trong chính host đó Dịch vụ Telnet: Dịch vụ truy cập máy chủ từ xa Lệnh: Telnet hoặc Trong đó: là tên máy chủ muốn truy cập. là địa chỉ của máy chủ muốn truy cập Quá trinh gửi nhận thư:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 326836.ppt