Đề tài Chế độ tỷ giá

Hiện nay, chế độ tỷ giá "bán thả nổi" hay "cố định bò trườn" có nhiều tính ưu việt hơn và được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là "thả nổi" hay "bò trườn" ở mức độ bao nhiêu nên gần với thả nổi hay gần với cố định hơn? biên độ dao động là bao nhiêu? Rất khó để đưa ra một câu trả lời chung cho mọi quốc gia mà phải tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn và mục tiêu của từng quốc gia theo đuổi. Nhìn chung, đối với các nước kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam, với một hệ thống công cụ tài chính còn nhiều yếu kém, sự phối hợp giữa các chính sách còn thiếu đồng bộ, đồng tiền yếu và dự trữ ngoại tệ còn hạn hẹp thì tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý tỏ ra là một chính sách hợp lý nhất.

pdf2 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chế độ tỷ giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế độ tỷ giá Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chế độ tỷ giá thả nổi (từ năm 1973 đến nay): Sau thất bại của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods, vào tháng 7/1976, tại hội nghị Jamaica, các thành viên của IMF đã thống nhất đưa ra những quy định mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Đó là "tỷ giá linh hoạt" hay "tỷ giá thả nổi" được các thành viên IMF chấp nhận. Theo chế độ mới, tỷ giá được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường mà cụ thể là quy luật cung - cầu ngoại tệ. NHTW các nước không có bất kỳ một tuyên bố hay cam kết nào về chỉ đạo, điều hành tỷ giá. Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi: Giúp cán cân thanh toán cân bằng: Giả sử một nước nào đó có cán cân vãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng. Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ. Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài, vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh theo cơ chế PPP để ngăn ngừa các tác động ngoại lai. Nhược điểm: Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài. Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá. Khi mới ra đời, chế độ tỷ giá thả nổi tự do được cho là phương thức hữu hiệu vạn năng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém ổn định. Bởi lẽ, biến động của tỷ giá rất phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, tâm lý, xã hội... đặc biệt là nạn đầu cơ. Trên thực tế thì lại không có thị trường thuần tuý nên không thể có một chế độ tỷ Chế độ tỷ giá 1/2 giá thả nổi hoàn toàn. Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái có những diễn biến thuận lợi hơn nên chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý ngày càng được nhiều quốc gia lựa chọn đặc biệt là các nước đang phát triển. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (bán thả nổi): Đây là chế độ tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của hai chế độ cố định và thả nổi. ở đó, tỷ giá được xác định và hoạt động theo quy luật thị trường, chính phủ chỉ can thiệp khi có những biến động mạnh vượt quá mức độ cho phép. Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ: Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểu và sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó. Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giá chính thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợp với từng thời kỳ. Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỷ giá mở cửa ngày hôm sau và cho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp. Hiện nay, chế độ tỷ giá "bán thả nổi" hay "cố định bò trườn" có nhiều tính ưu việt hơn và được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là "thả nổi" hay "bò trườn" ở mức độ bao nhiêu nên gần với thả nổi hay gần với cố định hơn? biên độ dao động là bao nhiêu? Rất khó để đưa ra một câu trả lời chung cho mọi quốc gia mà phải tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn và mục tiêu của từng quốc gia theo đuổi. Nhìn chung, đối với các nước kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam, với một hệ thống công cụ tài chính còn nhiều yếu kém, sự phối hợp giữa các chính sách còn thiếu đồng bộ, đồng tiền yếu và dự trữ ngoại tệ còn hạn hẹp thì tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý tỏ ra là một chính sách hợp lý nhất. Chế độ tỷ giá 2/2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfche_do_ty_gia_6128.pdf