Đề cương: Xây dựng định hướng các loại hình du lịch sinh thái tại sapa đối với khách du lịch quốc tế

Đề tài: XÂY D ỰNG ĐỊNH HƯỚNG CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TẠI SAPA ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU . 1 I.Lý do chọn đề tài . 1 II.Mục đích & ý nghĩa nghiên cứu đề tài 2 III.Giới hạn & phạm vi nghiên cứu 2 IV.Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 3 V.Quan điểm vận dụng & phương pháp nghiên cứu . 3 1.Quan điểm vận dụng . 3 1.1 Quan điểm tổng hợp 3 1.2 Quan điểm duy vật biện chứng 3 1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh 3 1.4 Quan điểm hệ thống . 3 1.5 Quan điểm phát triển du lịch bền vững 3 2.Phương pháp nghiên cứu 4 2.1 Phương pháp thu thập & xử lý tài liệu 4 2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 4 2.3 Phương pháp cân đối . 4 2.4 Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ 4 2.5 Phương pháp phân tích SWOT 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI . 5 I.Những khái niệm cơ bản . 5 1.Khái niệm về Du lịch sinh thái . 5 1.1 Mối quan hệ giữa Du lịch sinh thái & các loại hình du lịch khác 6 1.2 Các đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái 6 1.3 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động Du lịch sinh thái 7 1.4 Các đối tượng tham gia hoạt động Du lịch sinh thái . 7 2.Khái niệm về khách du lịch 7 2.1Khách thăm viếng . 7 2.2 Phân loại du khách . 7 2.3 Đặc điểm khách Du lịch sinh thái 8 II.Tài nguyên Du lịch sinh thái 8 1Khái niệm 8 2.Đặc điểm 8 III.Quan hệ giữa Du lịch sinh thái & phát triển . 9 1.Du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học 9 2.Du lịch sinh thái với phát triển cộng đồng 9 3.Du lịch sinh thái với phát triển bền vững 10 SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 2

pdf22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương: Xây dựng định hướng các loại hình du lịch sinh thái tại sapa đối với khách du lịch quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài............................................................................................. 1 II.Mục đích & ý nghĩa nghiên cứu đề tài.......................................................... 2 III.Giới hạn & phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 IV.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3 V.Quan điểm vận dụng & phương pháp nghiên cứu....................................... 3 1.Quan điểm vận dụng....................................................................................... 3 1.1 Quan điểm tổng hợp ................................................................................ 3 1.2 Quan điểm duy vật biện chứng ................................................................ 3 1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh .................................................................... 3 1.4 Quan điểm hệ thống................................................................................. 3 1.5 Quan điểm phát triển du lịch bền vững .................................................... 3 2.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 2.1 Phương pháp thu thập & xử lý tài liệu...................................................... 4 2.2 Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................ 4 2.3 Phương pháp cân đối ............................................................................... 4 2.4 Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ...................................................... 4 2.5 Phương pháp phân tích SWOT ................................................................ 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ........................... 5 I.Những khái niệm cơ bản ................................................................................. 5 1.Khái niệm về Du lịch sinh thái ....................................................................... 5 1.1 Mối quan hệ giữa Du lịch sinh thái & các loại hình du lịch khác.............. 6 1.2 Các đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái .............................................. 6 1.3 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động Du lịch sinh thái............................ 7 1.4 Các đối tượng tham gia hoạt động Du lịch sinh thái ................................. 7 2.Khái niệm về khách du lịch ............................................................................ 7 2.1Khách thăm viếng ..................................................................................... 7 2.2 Phân loại du khách................................................................................... 7 2.3 Đặc điểm khách Du lịch sinh thái ............................................................ 8 II.Tài nguyên Du lịch sinh thái .......................................................................... 8 1Khái niệm........................................................................................................ 8 2.Đặc điểm ........................................................................................................ 8 III.Quan hệ giữa Du lịch sinh thái & phát triển ............................................... 9 1.Du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học................................................ 9 2.Du lịch sinh thái với phát triển cộng đồng ...................................................... 9 3.Du lịch sinh thái với phát triển bền vững ......................................................10 TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 3 CHƯƠNG II:TIỀM NĂNG & HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TẠI SAPA .......................................................11 I.Tiềm năng phát triển .....................................................................................11 1.Tổng quan về Sapa .......................................................................................11 1.1 Vị trí địa lý & hành chính ......................................................................11 1.2 Truyền thuyết tên gọi.............................................................................11 1.3 Lịch sử hình thành .................................................................................12 1.4 Dân số & lao động .................................................................................15 1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................15 2.Tài nguyên Du lịch sinh thái.........................................................................17 2.1 Tài nguyên Du lịch sinh thái tự nhiên ....................................................17 2.1.1 Địa hình............................................................................................17 2.1.2 Khí hậu .............................................................................................17 2.1.3 Tài nguyên nước ...............................................................................18 2.1.4 Thổ nhưỡng ......................................................................................19 2.1.5 Rừng & hệ động thực vật đặc trưng ..................................................19 2.1.6 Cảnh quan & điểm du lịch ................................................................21 2.1.7 Hương sắc Sapa ................................................................................22 2.2 Tài nguyên Du lịch sinh thái nhân văn ...................................................24 2.2.1 Dân tộc .............................................................................................24 2.2.2 Tín ngưỡng, phong tục tập quán........................................................25 2.2.3 Văn hóa lễ hội...................................................................................25 2.2.4 Đặc sản Sapa.....................................................................................25 II.Hiện trạng hoạt động Du lịch sinh thái tại Sapa .........................................29 1. Các loại hình DLST tại Sapa đặc trưng đối với khách du lịch quốc tế.............29 2. Những đặc điểm cơ bản của khách Du lịch sinh thái quốc tế ..........................30 CHƯƠNG III:XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TẠI SAPA ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ...............32 I.Định hướng các loại hình DLST tại Sapa đối với khách du lịch quốc tế.....32 1.Các loại hình Du lịch sinh thái tự nhiên...........................................................32 1.1 Du lịch mạo hiểm(Hardy Tourism) ........................................................32 1.1.1 Hành trình chinh phục Sapa bằng xe mô tô phân khối lớn hoặc xe đạp địa hình ..............................................................................................................34 1.1.2 Chinh phục đỉnh núi Phan Si Păng ....................................................38 1.2 Tham quan các cảnh đẹp & nghiên cứu hệ sinh thái ở núi cao ...............49 1.2.1 Tham quan, tìm hiểu & nghiên cứu hệ thống động thực vật sinh thái trên núi Phan Si Păng .........................................................................................49 1.2.2 Tham quan , tìm hiểu & nghiên cứu hệ thống động thực vật trong Vườn Quốc Gia Hoàng Liên ........................................................................................52 1.2.3 Tham quan cảnh đẹp núi Hàm Rồng .................................................57 1.3 Thám hiểm , nghiên cứu hang động Tả Phìn ..........................................59 2.Các loại hình Du lịch sinh thái nhân văn..........................................................60 TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 4 2.1 Trekking dài ngày thăm các bản làng dân tộc ít người tại Sapa ..............61 2.2 Homestay: ở & tìm hiểu đời sống của người dân bản địa .......................64 2.3 Tìm hiểu truyền thống của đồng bào dân tộc ít người ............................73 2.3.1 Người Dao ........................................................................................73 2.3.2 Người H'Mông..................................................................................77 2.3.3 Người Tày ........................................................................................78 2.3.4 Người Giáy .......................................................................................80 2.3.5 Người Xá Phó ...................................................................................82 2.4 Nét văn hóa chợ phiên ...........................................................................85 2.4.1 Chợ Sapa ..........................................................................................85 2.4.2 Chợ phiên Bắc Hà.............................................................................87 2.4.3 Chợ Cốc Ly ......................................................................................87 II. Tuyến du lịch sinh thái ................................................................................88 III.Những bất lợi khi khai thác quá mức các loại hình DLST tại Sapa .........92 IV.Các giải pháp & chính sách để phát triển các loại hình DLST tại Sapa ..93 KẾT LUẬN....................................................................................................101 TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 5 PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài Du lịch Việt Nam được mệnh danh là "con gà đẻ trứng vàng" bởi nguồn lợi to lớn mà nó mang về cho đất nước. Đặc biệt , khi đời sống của con người ngày một nâng cao, người ta không còn phải lo đến việc ăn no mặc đủ nữa, mà đã hướng đến việc ăn ngon mặc đẹp , đồng thời nhu cầu hưởng thụ của họ ngày một cao hơn , dẫn đến việc đi du lịch có xu hướng phát triển mạnh mẽ & ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Sự bùng nổ các khu đô thị trong những thập niên gần đây đã làm cho con người ngày càng xa rời với thiên nhiên. Con người thường xuyên sống & làm việc trong môi trường công nghiệp với cường độ & áp lực cao, vì vậy họ dễ mắc những chứng bệnh như căng thẳng thần kinh , khủng hoảng tinh thần...Ống khói nhà máy ngày một lan rộng, không khí ngày càng ô nhiễm đã thôi thúc mọi người đua nhau tìm về với thiên nhiên , nhu cầu đi du lịch đến những nơi có không gian yên tĩnh , bầu không khí trong lành , mát mẻ & cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, mộc mạc để nghỉ ngơi , thư giãn, tái tạo sức khỏe của con người ngày càng tăng . Đây chính là cơ hội cho du lịch sinh thái phát triển. Sapa mang vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, hoa lá muôn màu và sở hữu một nét văn hoá dân tộc độc đáo. Sapa – một vùng đất khiêm nhường , lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên . Phong cảnh thiên nhiên của Sapa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi , màu xanh của rừng , như một bức tranh được sắp xếp có bố cục hài hòa tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng , hấp dẫn. Không có nơi nào ở vùng Tây Bắc có được khí hậu tuyệt vời như nơi đây, trong một ngày có cả bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Nằm ở độ cao 1600 m trên lưng chừng núi, Sa Pa như lẫn trong muôn ngàn dáng mây. Mây Sa Pa thay đổi theo mùa, theo tháng. Mỗi mùa lại có những dáng vẻ riêng của nó. Năm nay, du khách lên Sa Pa vào mùa hè, năm sau nên chọn mùa đông mà đi, sẽ thấy một Sa Pa khác nhưng cũng luôn tuyệt đẹp, đến nỗi mọi lời diễn tả dù tha thiết đến mấy cũng đều trở nên vô nghĩa.Nếu từng đến Sa Pa, hẳn trong ký ức mỗi người vẫn còn ấn tượng về một mùa đông với sương mù bảng lảng giăng kín phố núi và gió rét bủa vây từng dãy phố - nhưng cũng không thể quên mùa hè với những dải mây trắng Ô Quy Hồ vắt qua thung lũng, vờn bay vào tóc du khách; rừng samu xanh ngắt, vườn hoa rực rỡ, và bên đường thác nước tung bọt trắng xóa. Những điều kỳ thú đó đã giúp Sapa trở thành " thủ đô" của miền Bắc vào mùa hè, khiến phiên chợ cuối tuần thêm nhộn nhịp, ủ tình yêu qua tiếng khèn, đàn môi, kèn lá của những chàng trai, cô gái Mông xuống núi. Trong những năm qua, tận dụng những ưu đãi từ thiên nhiên, Sapa đã hấp dẫn được rất nhiều khách Du lịch trong & ngoài nước với các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng , tham quan nghiên cứu,hội nghị , du lịch vui chơi giải trí. Nhiều tuyến điểm DL trong vùng được đầu tư đưa vào khai thác rất có hiệu quả , trong đó có chương trình DL mạo hiểm được coi là một trong những tour DL hấp dẫn nhất. TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 6 Nhờ may mắn có dịp được trải nghiệm & khám phá vẻ đẹp Sapa, tôi đã tiến hành viết khóa luận tốt nghiệp về đề tài "Xây dựng định hướng các loại hình DLST tại Sapa đối với khách du lịch quốc tế".Ngoài ra lý do tôi chọn đề tài này là vì : Tôi rất thích loại hình DLST , một loại hình du lịch mang yếu tố trách nhiệm . Việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này sẽ giúp tôi nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của các loại hình DLST đối với sự phát triển bền vững của môi trường & xã hội tại Sapa, qua đó sẽ giúp tôi nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân & có thái độ ứng xử đúng đắn khi đứng trong đội ngũ nhân viên của ngành du lịch Việt Nam sau này. Tuy nhiên do khoảng thời gian đến thăm Sapa quá ngắn và những thông tin kiến thức, ý tưởng của mình còn hạn chế, cho nên khóa luận này ắt hẳn sẽ còn một số thiếu sót nhưng tôi hy vọng sẽ nhận được những ý kiến chỉ dẫn của Thầy (Cô) cũng như của tất cả những ai có quan tâm. II.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo như tác giả biết các đề tài nghiên cứu khoa học về Sapa chủ yếu về khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung của vùng . Riêng về mảng DLST hầu như chưa có đề tài hay cuốn sách nào, mà đơn thuần chỉ là những bài báo đơn lẻ, hay ấn phẩm quảng bá các điểm du lịch Sapa một cách rất chung chung. Về hệ thống khóa luận trong trường, không có đề tài nào về vấn đề này.Vì vậy , đề tài"Xây dựng định hướng các loại hình DLST tại Sapa đối với khách du lịch quốc tế" là một đề tài mới.Ngoài ra , tôi cũng gặp khó khăn vì tài liệu về DLST tại Sapa quá ít.Để khắc phục , tôi đã tìm đến những bạn trẻ đam mê mạo hiểm, đã từng nhiều lần khám phá Sapa để tìm hiểu thêm , đồng thời, tôi cũng phải đến khảo sát nhiều điểm tại Sapa. III.Giới hạn & phạm vi nghiên cứu Khi nghiên cứu về các loại hình DLST tại Sapa, với trình độ còn rất hạn chế của một sinh viên nên tôi chỉ có thể dựa vào vốn kiến thức mà mình đã được học ở trường cộng với việc tìm hiểu , tham khảo thêm sách báo & một ít kinh nghiệm khi đi khảo sát thực tế để thực hiện bài khóa luận của mình. Do đó bài khóa luận chỉ giới hạn trong phạm vi sau: - Những vấn đề cơ bản thuộc về lý luận của DLST. - Xây dựng định hướng các loại hình DLST tại Sapa phù hợp với tiềm năng sẵn có của vùng, từ đó đưa ra những chương trình DLST mà khách du lịch quốc tế ưa chuộng. IV.Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp thu thập & xử lý tài liệu Giai đoạn đầu tiên của bất kỳ một khóa luận nào, người thực hiện phải tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài mà mình quan tâm, PP này rất quan trọng vì trên cơ sở các tài liệu mà mình nghiên cứu thu thập được , người làm đề tài mới thấy được những mối liên hệ, những quy luật có liên quan , chi phối sự phát triển hoặc sự suy thoái của đối tượng mà mình đang quan tâm. 2.2 Phương pháp khảo sát thực địa TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 7 Phương pháp thực địa cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với các đề tài về du lịch, nếu sử dụng PP này sẽ giúp chúng ta đánh giá , nhận xét đối tượng 1 cách chính xác hơn. Tuy nhiên khi quan sát chúng ta phải có các phương tiện để hỗ trợ cho việc quan sát, để nâng cao hiệu quả quan sát như: máy ảnh, máy thu âm...Đồng thời , phỏng vấn trực tiếp một số người làm công tác DL, đồng bào dân tộc tại Sapa. 2.3 Phương pháp cân đối Các thông tin về du lịch cũng như các thông tin có liên quan khác được cung cấp từ nhiều nguồn, nên thường có sự sai lệch nhất định.Do vậy, trong quá trình nghiên cứu tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu cân đối để xem xét,tính toán, để có được kết quả nghiên cứu xác thực, phù hợp nhất. 2.4 Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ Tôi cũng thông qua bản đồ hành chính , bản đồ DL để định vị các tài nguyên DLST & xác định các điểm DL phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Nhằm làm phong phú cho bài viết, tôi cũng sử dụng một số hình ảnh minh họa để giúp người đọc có ấn tượng & hiểu được về các sản phẩm DL nơi đây. 2.5 Phương pháp phân tích SWOT Đây là phương pháp phân tích những ưu điểm, khuyết điểm, những lợi thế và hạn chế bên trong và những cơ hội, thách thức bên ngoài đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này cho phép các tổ chức doanh nghiệp du lịch nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện SWOT để đưa vào trong tiến trình phân loại sự lựa chọn chiến lược và chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp du lịch quốc gia và vùng. V.Tài liệu tham khảo chính 1.Phạm Côn Sơn chủ biên ,Cẩm nang du lịch – Sapa trữ tình , NXB Văn hóa dân tộc,2005. 2.Nhiều tác giả ,Chào mừng quý khách đến với Sapa , NXB Thông tấn 2005. 3.Nhiều tác giả , Du hành ký – Cuộc sống & những điều kỳ diệu ,NXB Thanh Hóa 2004. 4.Bửu Ngôn ,Du lịch 3 miền – Tập 3 Miền Bắc , NXB Thanh Niên 2004. 5.Phạm Trung Lương ,Hoàng Hoa Quân ,Nguyễn Ngọc Khánh ,Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông, Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận & thực tiễn phát triển ở Việt Nam , NXB Giáo dục 2002. Các tài liệu khác TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 8 1.Bài giảng môn Du lịch sinh thái – TS. Đỗ Quốc Thông 2.Bài giảng môn tổng quan du lịch, TS. Đỗ Quốc Thông. 3.Tạp chí Travellive – Cẩm nang du lịch Việt Nam , NXB Thế giới. 4.Một số khóa luận tốt nghiệp của Sinh viên khoa du lịch trường Đại học Hùng Vương các khóa trước. Các website www.vncreatures.net www.dulichonline.com.vn www.webdulich.com www.vietnamtourism.edu.vn www.vnexpress.net www.saigonnet.vn www.google.vn CẤU TRÚC KHÓA LUẬN Bài khóa luận tốt nghiệp có tổng cộng 104 trang (không tính trang bìa), được chia thành 03 chương chủ yếu với những nội dung khát quát như sau: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DLST(Trang 5 – trang 10) CHƯƠNG II:TIỀM NĂNG & HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DLST TẠI SAPA(Trang 11 – trang 30) CHƯƠNG III:XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TẠI SAPA ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ(Trang 32 – trang 104) NỘI DUNG KHÓA LUẬN CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DLST(Trang 5 – trang 10) Trong phần chương đầu tiên này, tôi xin được phép đề cập đến vấn đề cơ bản về định nghĩa, các khái niệm cơ bản của DLST, từ đó có một cái nhìn tổng quan về loại hình du lịch này. Cụ thể như sau: I.Những khái niệm cơ bản 1.Khái niệm về DLST 2.Khái niệm về khách du lịch II.Tài nguyên DLST 1Khái niệm 2.Đặc điểm TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 9 III.Quan hệ giữa DLST & phát triển 1.DLST với bảo tồn đa dạng sinh học 2.DLST với phát triển cộng đồng 3.DLST với phát triển bền vững CHƯƠNG II:TIỀM NĂNG & HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DLST TẠI SAPA(Trang 11 – trang 30) Nội dung chủ yếu trong phần chương thứ hai này, tôi xin được phép đề cập đến một vài vấn đề về tiềm năng sẵn có, các thế mạnh về tài nguyên , văn hóa dân tộc của Sapa, đồng thời khắc họa đôi nét các loại hình DLST phù hợp với khách du lịch quốc tế tại Sapa. Cụ thể như sau: I. Tiềm năng phát triển 1.Tổng quan về Sapa: 2. Tài nguyên DLST II.Hiện trạng hoạt động DLST tại Sapa: 1.Các loại hình DLST tại Sapa thích hợp đối với khách du lịch quốc tế 2.Những đặc điểm cơ bản của khách DLST quốc tế Khách DL quốc tế đến Việt Nam với mục đích từ ban đầu là DLST hầu như chưa có . Hiện tại , các mục đích chính để khách vào Việt Nam vẫn là nghỉ dưỡng chiếm 42,8%, thương mại :23,7%,thăm thân :19,6 % & các mục đích khác như công vụ , hội nghị , thể thao , nghiên cứu chiếm 14%. Các kết quả điều tra về khách DL quốc tế do Viện nghiên cứu Phát triển DL thực hiện năm 1998 cho thấy,tuy loại khách DLST thuần túy đến Việt Nam hiện chưa có, song số khách sang với các mục đích như đã nêu ở trên vẫn tham gia nhiều vào các loại hình DL dựa vào thiên nhiên. Các kết quả điều tra cũng cho thấy khuynh hướng tham gia vào các hoạt động DLST của khách DL quốc tế rất cao. Khách DL quốc tế có đặc điểm là rất yêu thích các khu thiên nhiên & đã từng đến nhiều khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Khách quốc tế tham gia các hoạt động DLST ở Việt Nam có khả năng chi trả 500 – 2000 USD cho một chuyến DL.Khách quốc tế tới các VQG theo các nhóm nhỏ hơn so với khách nội địa. Nhóm ít nhất chỉ có 2 người & nhóm nhiều nhất có 50 người, trung bình là 7-15 người. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cao hơn về mức độ tác động tới môi trường thiên nhiên & sức chứa của các điểm DL. TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 10 CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DLST TẠI SAPA ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ (Trang 32 – trang 104) Tiếp theo, trong phần chương ba này, tôi xin phép được đề cập các loại hình DLST tại Sapa đối với khách du lịch quốc tế, đồng thời đưa ra những định hướng về chính sách để phát triển các loại DLST này bền vững & gắn kết với cộng đồng.Theo nhận định của tôi cho rằng việc lựa chọn địa điểm tiến hành cho những chương trình DLST gắn liền với việc tìm hiểu đời sống,văn hóa của cư dân bản địa là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Bởi lẽ, hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều khu vực đang hoạt động DLST & bước đầu dần hình thành những loại hình du lịch cảm giác mạnh, chinh phục thiên nhiên…nhưng hiếm có nơi nào giàu tiềm năng, hội đủ nhiều điều kiện & nhất là được du khách quốc tế ưa chuộng như Sapa. Nếu có chỉ là gói gọn trong phạm vi nhỏ về địa điểm tổ chức, các lọai hình du lịch còn nghèo nàn ,lặp lại và số lượng người tham gia rất hạn chế. 1.Các loại hình DLST tự nhiên 1.1Du lịch mạo hiểm (Hardy Tourism) : Du lịch mạo hiểm là một hình thức đi du lịch kết hợp với các hoạt động vui chơi thể thao đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong việc tổ chức chương trình vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn cho du khách. Phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậu cần chu đáo và quan trọng nhất là luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình. Tuy nhiên, du lịch mạo hiểm cũng đòi hỏi du khách những tố chất nhất định: lòng dũng cảm và thể lực khỏe mạnh. Để tham gia một tour như vậy, các du khách phải đăng ký trước một thời gian.Trước chuyến đi, các du khách phải trải qua một kỳ huấn luyện nhỏ về thể lực. Đây không phải là một kỳ huấn luyện bắt buộc như một trại khổ luyện, mà du khách có thể tự rèn luyện ở nhà. Vài năm trở lại đây, DL mạo hiểm đã có những nét khởi sắc mới , tập trung khai thác địa hình của vùng núi phía Tây Bắc...Các công ty chuyên về dã ngoại thường kết hợp với các nhóm tổ chức du lịch mạo hiểm làm các chương trình huấn luyện thể lực và tinh thần đồng đội cho lữ khách trước các chuyến du lịch mạo hiểm...Hấp dẫn, độc đáo và đầy lôi cuốn, các tour du lịch mạo hiểm đang dần trở thành một loại hình du lịch được yêu thích. Hình thức này ngày càng được khách du lịch quốc tế ưa chuộng. Với nguồn lực là thiên nhiên đa dạng, phong phú, có nhiều núi cao, vực sâu và hang động, VN sẽ là điểm du lịch mạo hiểm hấp dẫn, thu hút một số lượng đông đảo khách du lịch quốc tế. 1.1.1Hành trình chinh phục Sapa bằng xe moto phân khối lớn hoặc xe đạp địa hình TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 11 Các cung đường có thể thực hiện hành trình: ■Hà Nội – QL32 – Cầu Trung Hà – QL 32C – Yên Bái – QL 37 – QL 70 – Lào Cai – QL 4D – Sapa. ■Hà Nội – Cầu Thăng Long – Rẽ phải đi Sơn Dương (có dân tộc Cao Lan sinh sống, cảnh rất đẹp vào mùa cấy)- Tuyên Quang – đi theo đường lên Hà Giang- rẽ trái đi Phố Ràng – Rẽ phải theo đường 70 lên Lào Cai. ■Đi xa & có thời gian ngắm cảnh: Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Thanh Sơn – Rẽ phải qua đèo Khế lên Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Căng Chảy – Than Uyên – Sapa. ■Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu – Phong Châu – Đoan Hùng – QL70 – Lào Cai – Sapa. ■Sapa – Thác Bạc – Vườn VQG Hoàng Liên – Bình Lư 1.1.2 Chinh phục đỉnh núi Phan Si Păng Đối với nhiều du khách quốc tế thích mạo hiểm & cảm giác mạnh thì điều thú vị nhất của họ là đến Sapa để được thử sức mình qua việc chinh phục đỉnh Phan Si Păng cao 3143m, từng được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Độ dài thông thường của tour này thường là 3 ngày 2 đêm. Có 3 tuyến leo Fan phổ biến nhất là: Cát Cát, Sín Chải, Trạm Tôn (Cổng Trời) Đây là tên của các điểm xuất phát và kết thúc của những hành trình leo núi. Các địa điểm này nằm ở các khu vực khác nhau dưới chân núi và ở các độ cao cũng tương đối khác nhau. Mỗi tuyến leo núi có độ dài và độ khó khác nhau vì vậy du khách cần phải cân nhắc việc lựa chọn tuyến leo núi cho phù hợp với thời gian và sức khỏe của mình . Tuyến Cát Cát: Xuất phát ở thung lũng Cát Cát (làng Cát Cát), cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 3km và có độ cao so với mặt nước biển là 1245m. Cát Cát là tuyến dài nhất cũng là tuyến có độ dốc lớn nhất. Đây được đánh giá là tuyến tuyến leo thú vị nhất bởi cảnh quan và địa hình đa dạng nhất trong cả 3 tuyến cộng với hành trình đi từ điểm đầu đến điểm cuối không hề bi lặp lại một đoạn nào. Tuyến leo núi này phù hợp nếu du khách có thời gian và sức khỏe đáp ứng với yêu cầu mỗi ngày trung bình leo núi khoảng 8h (không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa (khoảng 1h) hay những cuộc nghỉ ngắn khoảng 7-10 phút). Tuyến Sín Chải:bao gồm hai lựa chọn Trạm Tôn – Sín Chải & Sín Chải – Trạm Tôn. Sín Chải có độ cao so với mặt nước biển là 1260m, cách trung tâm thị trấn Sapa 5km. Tuyến Sín Chải – Trạm Tôn được ít người lựa chọn hơn tuyến Trạm Tôn – TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 12 Sín Chải vì có độ dốc cao hơn. Tuyến Sín Chải cũng có cảnh quan tương đối đa dạng tuy nhiên so với tuyến Cát Cát thì ngoài đặc điểm thời gian chinh phục ngắn hơn 1 ngày còn có một đặc điểm khác là đoạn từ độ cao khoảng 2100 đến đỉnh Phan Si Păng sẽ phải lặp lại khi leo xuống. Với nhưng đặc điểm đó tuyến này phù hợp cho các du khách không có nhiều thời gian và có thể lực đáp ứng được yêu cầu mỗi ngày trung bình leo núi khoảng 8h (không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa (khoảng 1h) hay những cuộc nghỉ ngắn khoảng 7-10 phút). Tuyến Trạm Tôn: Tuyến Trạm Tôn là tuyến có nhiều người chọn nhất vì thời gian chinh phục ngắn và đòi hỏi về thể lực không cao như hai tuyến kia. Trạm Tôn có độ cao so với mặt nước biển là 1900m. Tuyến leo núi này có cùng 1 đường lên và xuống vì vậy không có sự đa dạng về cảnh quan nhiều như hai tuyến kia. Tuyến Trạm Tôn phù hợp với những người bi hạn chế về thời gian và có mức độ thể lực trung bình. 1.2 Tham quan các cảnh đẹp & nghiên cứu HST ở núi cao 1.2.1Tham quan, tìm hiểu & nghiên cứu hệ thống động thực vật sinh thái trên núi Phan Si Păng Khối Phan Si Păng là khối núi cao nhất không chỉ trên dãy Hoàng Liên Sơn mà còn là của nước ta với đỉnh cao nhất là Phan Si Păng 3143m. Độ cao địa hình là yếu tố chủ yếu gây nên sự phân hóa sinh thái ở khu vực này. Sự phân hóa của các HST trên khối núi Phan Si Păng theo độ cao gắn liền với sự phân hóa chung của toàn dãy Hoàng Liên Sơn. 1.2.2Tham quan, tìm hiểu & nghiên cứu hệ thống động thực vật trong vườn quốc gia Hoàng Liên Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt biển, phía Tây Bắc dãy núi Hoàng Liên, trong đó có đỉnh Pansipan cao nhất Đông Dương (3.143m). Tổng diện tích phần lõi của vườn gồm 29.845ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 11.875ha, phân khu phục hồi sinh thái chiếm 17.900ha và phân khu dịch vụ hành chính gồm 70ha. Trong khu vực có 6 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Dao và H'Mông chiếm đa số. Một số tuyến DL trong vườn quốc gia - Tuyến du lịch sinh thái chinh phục đỉnh Fansipan - Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Sa Pa; - Sa Pa - Lao Chải- Tả Van - Bản Hồ - Sa Pa; - Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Núi Xẻ - Thác bạc - Sa Pa - Tả Van - Séo Mý Tỷ - Sa Pa; TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 13 - Sa Pa - Bản Hồ - Séo Trung Hồ - Sa Pa - Sapa – Trạm Tôn – Fansipan – Sín Chải - Sapa 1.2.3Tham quan cảnh đẹp núi Hàm Rồng Khởi công vào năm 1996, khu du lịch Hàm Rồng rộng 148ha, đã khai thác triệt để nét hoang sơ, thiên nhiên của những rừng đá rêu phong, rừng đào lâu năm (20- 30 năm tuổi). Từ cụm vườn lan 1, vườn lan 2 với 6.000 giò của 194 loài lan bốn mùa đua nhau khoe sắc, trong đó có những loài lan đặc hữu như kiếm trần mộng, kiếm thu, lan tiêu thân gỗ hoa dài như chiếc chuông... đến vườn hoa với những đóa cẩm tú cầu đường kính tới 30cm cùng những giống hoa lạ mắt nhập từ Nga, Pháp về và hơn 2.000 cây anh đào Nhật đang trồng thử nghiệm. Hành trình tham quan:Sapa – Vườn Lan 1- Vườn Lan 2- Vườn hoa Châu Âu- Làng dân tộc- Cổng Trời- Sân Mây. 1.3 Thám hiểm,nghiên cứu hang động Tả Phìn Hang động Tả Phìn nằm ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Hang động Tả Phìn là nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ, và tham quan du lịch. Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía bắc, nơi có hai dân tộc Dao và H'Mông cư trú 2.Các loại hình DLST nhân văn DLST nhân văn là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng... gần đây DLST nhân văn được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. DLST nhân văn chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì DLST nhân văn là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa . Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia DLST nhân văn tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 14 triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. 2.1 Trekking dài ngày hoặc thăm các bản làng dân tộc ít người tại Sapa Với khung cảnh kết hợp giữa núi, đồi.. Sapa được xem là khu vực trekking tốt nhất và thực tế Sapa là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đi trekking nhất tại Việt Nam. KDL nước ngoài muốn khám phá thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam , muốn thử sức mình & yêu thích sự phiêu lưu mạo hiểm , vận động thì loại hình du lịch này chính là sự lựa chọn số 1 của họ.Thời gian đi trekking thường không bao giờ ít hơn 2 ngày & có thể kéo dài cả tháng trời tùy thuộc vào quỹ thời gian & kế hoạch. Một kế hoạch trekking thường bắt đầu bằng ô tô hoặc xe máy để di chuyển gần nhất đến khu vực cần khám phá. "Có thể lựa chọn các cấp độ của trekking tour, từ mạo hiểm vừa phải đến thực sự mạo hiểm, tương ứng với các cấp độ mạo hiểm là những địa danh phù hợp cho du khách lựa chọn.Đối với những người sức khỏe có hạn đều chọn Hầu Thào, Tả Phìn , Cát Cát(cách thị trấn Sapa chừng 8- 12 km) là nơi khám phá , tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống , sinh hoạt của đồng bào các dân tộc & có thể ăn trưa tại nhà dân.Tại các khu vực này, du khách có thể đi bộ thăm các bản làng người Mông,Dao Đỏ; thăm bãi đá cổ, hoặc câu lạc bộ thổ cẩm Tả Phìn.Ở một cấp độ khác dành cho những du khách thích khám phá các thung lũng ở Sapa,họ có thể thăm Tả Van – nơi sinh sống của dân tộc Giáy, ăn & ngủ tại nhà dân.Sáng hôm sau đi bộ tiếp để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thung lũng Sapa; họ có thể đi cầu treo , vượt suối , ngắm ruộng bậc thang hoặc một phần của thị trấn Sapa.Đặc điểm của cấp độ này là du khách phải đi bộ liên tục từ 6 – 8 tiếng , vì vậy họ phải có một đôi chân khỏe & thật dai sức mới thực hiện được tour này."2 +Sapa – Ý Lình Hồ(H'Mông) - Lao Chải(H'Mông) – Tả Van(Giáy) – Giàng Tả Chải(H,Mông) – Sử Pán(men theo đường ruộng bậc thang & cac khu rừng trúc)(H'Mông đen, Dao đỏ). +Can Hồ A (Dao)- Suối Thầu (H'Mông)- Xả Xéng(Dao) sau đó tiếp tục thăm hang Tả Phìn. +Từ cầu 32 đi Sả Séng (H'Mông) – Hang Đá (H'Mông) – Hầu Trư Ngài – (H'Mông) – bản Pho (H'Mông)(Cung đường này dành cho du khách quốc tế muốn tìm hiểu đời sống , phong tục tập quán của người Mông). +Bản Cát Cát(H'Mông, Kinh) – Cầu Lao Chải – Lý Lào Chải(H'Mông)-Tả Van. +Tả Van(Giáy)- Séo Mí Tỷ(H'Mông)- Tả Trung Hồ (Dao). TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 15 +Tả Van(Giáy) – Giàng Tư Chải(H'Mông) – Séo Trung Hồ(Dao) – bản Dền(Tày , Kinh). +Mông Xáo(H'Mông) – Bản Khoang. - Đặc sắc hơn là trekking từ bản Cát Cát của người Hmong đền bản Khoang của người Dao. Ngoài ra còn có rất nhiều tuyến trekking nối các điểm với nhau còn rất hoang dã,tùy theo sự sáng tạo & đam mê,với bản đồ trong tay du khách sẽ tự mình khám phá những cung đường đầy màu sắc & thi vị. 2.2Homestay :ở & tìm hiểu đời sống của người dân bản địa Với nhiều người, DL đơn thuần là một cuộc dạo chơi, cưỡi ngựa xem hoa tại điểm đến. Nhưng theo sự phát triển của xã hội, tri thức & nhu cầu khám phá; du lịch đã chuyển sang nhiều dạng hình khác nhau, ứng với nhu cầu của từng lứa tuổi & sở thích.Homestay là cách lựa chọn để đi & trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm chính mình trên mảnh đất xa lạ nào đó. KDL nước ngoài sau một ngày trekking trong rừng sẽ rất thích thú khi được trú ngụ trong ngôi nhà của đồng bào dân tộc tại Sapa. Ở đó họ sẽ được tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của người dân bản địa. Đồng thời , KDL sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời như một người bản xứ, như đi bộ & đạp xe qua những nương lúa bậc thang & vườn chè, được tắm lá thuốc, thưởng thức ẩm thực truyền thống, tham gia các ngày hội, những chương trình văn nghệ đặc sắc đậm đà bản sắc địa phương. Ở Sapa , mô hình homestay còn hấp dẫn KDL hơn bởi những ngôi nhà làm bằng gỗ Pơmu quý hiếm mọc lên giữa núi rừng hay khung cảnh bình yên của thung lũng Mường Hoa thơ mộng & đại ngàn Hoàng Liên xanh thẳm. Để có một kỳ nghỉ homestay thú vị, cần tuân theo 10 nguyên tắc cơ bản sau : ☻Đánh giá cao ☻Món quà ☻Thư giãn ☻Hỏi ☻Cười ☻Quan sát ☻Hòa mình ☻Vượt lên chính mình ☻Tôn trọng ☻Ghi nhớ 2.3 Tìm hiểu truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc ít người TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 16 Sa Pa là vùng đất xinh đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều sắc tộc cùng chung sống. Đến nơi đây ngày chợ phiên du khách sẽ không khỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H'Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống, tập tục, phương thức canh tác..., cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú và bí ẩn. 2.4Nét văn hóa chợ phiên Hiện nay, khái niệm "Chợ tình" đã được loại bỏ, người ta cho rằng tên gọi như vậy là một sự xúc phạm nặng nề đối với người dân tộc , chỉ có những người không hiểu thật sâu sắc về bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người mới hiểu như thế. Thật ra phiên chợ này người dân tộc đem sản phẩm tự tay làm để bán ở chợ. Đây là cách khoe kỹ năng, nghề nữ công của các cô gái. Vì đi bộ đường xa, từ các bản làng xa xôi, heo hút ở núi rừng, hoặc tại những thung lũng thăm thẳm, các cô gái ở lại qua đêm tại thị trấn chờ sáng ngày hôm sau quay về . Tất nhiên có những cơ hội tình cờ trai gái gặp nhau & khi chợ tan, các sạp bán hàng đóng lại, các cô cậu ngồi đứng trò chuyện chờ sáng. Dịp này cũng là để các cậu trai làng xa bày tỏ tài nghệ tháo vác của mình. Trong bối cảnh tự nhiên, lòng người thanh nhã, không có gì gọi là thô tục, sỗ sàng. Trai gái được tự do làm quen , thoải mái, không nặng nề mặc cảm , câu nệ.Từ chuyện buôn bán , mưu sinh cuối tuần đến hiện tượng mở rộng tình yêu đi đến hôn nhân. Phải nói những phiên chợ cuối tuần ở Sapa mang tính cách đặc thù. Là nơi hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số sống xa cách ở vùng cao, có bản sắc văn hóa, phong tục riêng. Các phiên chợ này như thực hiện những ước hẹn truyền thống của tuổi trẻ. Chính vì vậy, cần có những phiên chợ phóng khoáng để gái trai lặn lội đường xa, tìm đến với nhau. Vừa bán buôn sản phẩm làm ra, vừa mua được những thứ thiết yếu cho cuộc sống, vừa để được yêu thương, làm cho đời tươi đẹp hơn. II.Tuyến Du lịch sinh thái Chương trình 1:KHÁM PHÁ SAPA VỚI 8 BẢN LÀNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Thời gian :4 ngày,5 đêm) Chương trình 2:TOUR XEM BƯỚM TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN (Thời gian :2 ngày 1 đêm) TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 17 Chương trình 3:CHINH PHỤC ĐỈNH PHAN SI PĂNG (Thời gian:5 ngày 5 đêm) III.Những bất lợi khi khai thác quá mức các loại hình DLST tại Sapa Sapa là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình DLST, tuy nhiên nếu khai thác quá mức mà không có chính sách bảo vệ thì một ngày nào đó Sapa sẽ dần chìm vào sự quên lãng của du khách. -Khách du lịch và các vận động viên leo núi quá đông, không có chính sách ràng buộc , bảo vệ có thể gây tác động xấu về bảo vệ môi trường đối với rừng Quốc gia Hoàng Liên cùng những cây rừng tự nhiên rất quý mọc xung quanh đỉnh Phan Si Păng, đồng thời việc một số người dân địa phương vô ý thức, làm cháy rừng. -Trước khi 17 dự án thủy điện được xây dựng tại Lao Chải, Sử Pán… các điểm du lịch cộng đồng nằm trên tuyến du lịch làng bản xuống khu vực hạ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai đã đón lượng lớn du khách đến tham và lưu trú, chủ yếu là khách quốc tế. Tuy nhiên, khi các dự án thủy điện khởi công và có tác động rõ nét đến môi trường và cảnh quan du lịch thì lượng khách đến tham quan và lưu trú tại các điểm này giảm mạnh,năm 2009 giảm tới hơn 54% so với năm 2008 -Năm 2009, ruộng bậc thang Sa Pa được Tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, nhưng nay do tác động của quá trình thi công thủy điện hệ thống ruộng bậc thang này có nguy cơ bị thu hẹp và phá vỡ cấu trúc. -Việc mất đất canh tác và suy giảm các nguồn tài nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế trong đó có du lịch. Nguồn nước giảm không đủ cung cấp nước sạch cho ăn uống sinh hoạt cho con người và nước tưới cho các diện tích đất canh tác còn lại. Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu sử dụng nước sạch của khách du lịch. -Việc khai phá & chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch...sẽ làm mất đi khu hệ cư trú của các loài hoang dã, phá vỡ các nhân tố sinh sản, nuôi dưỡng, tuyệt chủng cục bộ , làm chết các cá thể sinh vật. -Việc phá rừng lấy mặt bằng & vật liệu cho các công trìnhdu lịch, đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu phục vụ khách du lịch sẽ làm mất đi môi trường cư trú, phát triển của loài sinh vật trong HST rừng nhiệt đới... IV.Các giải pháp & chính sách để phát triển các loại hình DLST tại Sapa1 1.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực & công tác quản lý TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 18 2.Giải pháp về chính sách đầu tư 3.Giải pháp tuyên truyền quảng cáo & mở rộng thị trường 4.Giải pháp về an ninh chính trị & trật tự an toàn xã hội 5.Giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên & môi trường văn hóa xã hội 6.Giải pháp nâng cao các dịch vụ phục vụ du lịch 7.Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng & cơ sở vật chất kỹ thuật 8.Giải pháp phát triển DLST gắn kết với cộng đồng TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 19 KẾT LUẬN DLST không nên giới hạn trong các khu bảo tồn thiên nhiên hợp pháp hoặc những điểm DL đã có sẵn , vì nếu như vậy những khu vực này sẽ chịu những sức ép quá lớn & gây nên sự nhàm chán cho du khách , đặc biệt là thị trường khách quốc tế luôn đòi hỏi những cái mới , cái lạ .Đầu tư du lịch chính là kích thích phát triển kinh tế , đem lại nguồn ngoại tệ đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương nhưng du lịch kết hợp được với môi trường sinh thái đem lại rất nhiều nguồn lợi , góp phần duy trì & bảo tồn nguồn gien động thực vật quý để phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch , từ đó, thương hiệu du lịch sinh thái Việt Nam sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với khách du lịch quốc tế. Sapa được ví như cô gái đẹp trong buổi sớm mai đất trời còn ngái ngủ, với hàm mi rợp mát trên cặp mắt mơ màng của nàng thiếu nữ đang tuổi xuân thì. Nằm ở độ cao gần 2000m, cách trung tâm chừng 10 phút tản bộ, vị trí lý tưởng này giúp du khách có thể thả sức quan sát tứ phía, cảm nhận được thế núi hùng vĩ của thị trấn tận cùng phương Bắc: Kia thị trấn bốn mùa xuân mây phủ, nguyên mẫu của nhiều bức tranh từng đoạt giải thưởng quốc tế. Xa hơn những thửa ruộng bậc thang đang mùa thu hoạch vàng óng một màu, xoáy những vòng tròn bất tận.Phía bên trái, bản Hồ như một chiếc gương soi của mặt trời, sậm đỏ ráng chiều. Từ những năm đầu thế kỷ người Pháp đã tìm thấy sức hấp dẫn của Sa Pa về cảnh quan, khí hậu và nguồn nước.... vì thế du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc Pháp của hơn 200 biệt thự nghỉ mát Sa Pa, một địa danh nguyên sơ với làng bản của các dân tộc ít người như H’Mông, Dao, Tày, Xá Phó... với Thác Bạc, cổng Trời, cầu Mây, hang Gió, núi Hàm Rồng... xứng đáng là một nơi dành cho những ai yêu thích thiên nhiên muốn tìm hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi.Có người nói rằng, Sa Pa là “hình ảnh Đà Lạt” thu nhỏ ở miền Bắc. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Vì dáng vẻ trầm mặc, uy nghi pha chút lãng mạn, thơ mộng của cảnh sắc Sa Pa ít nơi nào sánh kịp. Để du lịch Sa Pa ngày càng hấp dẫn, thân thiện với du khách ngoài việc nâng cao chất lượng phục vụ, bảo tồn các giá trị truyền thống, cảnh quan tự nhiên, các cấp chính quyền cần chú trọng đầu tư, tôn tạo các di tích thiên nhiên hiện có.Đặc biệt, quảng bá về Sa Pa thông qua những sản phẩm lưu niệm do bà con dân tộc tự sản xuất. Vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, triển khai tuyên truyền Luật Du lịch, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ để tiếp tục giữ vững thương hiệu du lịch Sa Pa thân thiện, từng bước củng cố và không ngừng phát triển ngành "công nghiệp không khói" một cách bền vững. TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 20 Kiến nghị Đối với nhà nước Sapa với phong cảnh tuyệt đẹp cùng hệ thống động thực vật, núi non trùng điệp là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển các loại hình DLST. Tuy nhiên , điều kiện kinh tế - xã hội nơi đây vẫn còn rất nhiều khó khăn nên hoạt động du lịch vẫn chưa phát huy hết thế mạnh & chưa tương xứng với những gì thiên nhiên đã ban tặng. Để thu hút vốn đầu tư, Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư du lịch tại Lào Cai cũng như Sapa, tạo điều kiện cho Sapa tăng cường cải thiện hạ tầng giao thông, phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao. Bên cạnh đó nhà nước cần có những giải pháp nhằm ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh:xây dựng & củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.Đây cũng là khu vực miền núi trọng yếu & hiểm trở, cần thắt chặt an ninh , phát hiện & xử lý kịp thời các hành vi phản động & chống đối để tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho du lịch phát triển. Đối với UBND tỉnh Lào Cai Ủy ban nhân tỉnh nên quy định phân vùng chức năng cho từng bộ phận để quản lý tốt các tài nguyên du lịch nói chung & tài nguyên DLST nói riêng Phối hợp với sở kế hoạch đầu tư nhanh chóng thẩm định & phê duyệt các dự án đầu tư du lịch. Phối hợp với các sở tài nguyên & môi trường trong việc nghiên cứu cũng như bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Hoàng Liên & các khu rừng đặc dụng. Ủy ban nhân dân tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số nơi mà hoạt động DLST diễn ra. Họ chưa thực sự được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Xây dựng chiến lược phát triển DLST dài hạn trong đó núi Phan Si Păng & VQG Hoàng Liên giữ vị trí then chốt, điểm nhấn để hấp dẫn du khách. Đối với Sở văn hóa –Thể thao & Du lịch Chinh phục đỉnh núi Phan Si Păng cao hơn 3.000 mét là niềm mơ ước của không ít người, nhất là du khách trẻ và du khách quốc tế. Nhưng đường lên “Nóc nhà Đông Dương và Việt Nam” rất khó đi, đặc biệt phải qua vùng lõi của rừng nguyên sinh trong rừng quốc gia Hoàng Liên - Vườn di sản ASEAN Sa Pa - nên sẽ TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 21 ảnh hưởng trực tiếp, nhất là các đoàn đông người, đến công tác bảo tồn nguồn gen đặc biệt quý hiếm của hệ thực vật, động vật vùng tiểu khí hậu ôn đới Sa Pa và vùng núi xung quanh đỉnh Phan Si Păng.Vì lẽ đó ngành Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Lào Cai sẽ đề nghị giảm hẳn số lượng người đăng ký tham gia vì quá đông người leo núi sẽ rất khó quản lý lửa củi, chặt phá cây rừng. Phối hợp với các cơ sở liên quan để xây dựng các chương trình liên ngành cùng thực hiện quy hoạch du lịch một cách hợp lý & khoa học, đẩy mạnh công tác quảng bá & xúc tiến du lịch. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch du lịch , nắm rõ tình hình du lịch trên địa bàn tỉnh từ đó đưa ra những định hướng , giải pháp, nhằm quản lý & khai thác du lịch một cách hiệu quả nhất cả về mặt kinh tế & bảo tồn tài nguyên du lịch Đối với ban ,ngành chức năng của tỉnh Phối hợp một cách chặt chẽ với Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch để thực hiện & điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp & đạt hiệu quả nhất. Phối hợp xây dựng các chính sách hợp lý để kêu gọi đầu tư vào du lịch & quản lý tốt hoạt động du lịch tại Sapa. Đối với vườn quốc gia Hoàng Liên Ngày 4/7/2010, tại thôn Séo Mý Tỷ, huyện Sa Pa (Lào Cai), trên 200 người dân thuộc các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ và cán bộ nhân viên Vườn quốc gia Hoàng Liên đã ra quân hưởng ứng chiến dịch trồng 150 ha rừng khắc phục hậu quả vụ cháy xảy ra hồi đầu năm do UBND tỉnh phát động. Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng bằng việc tổ chức sắp xếp dân cư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và xây dựng mô hình trồng và bảo vệ rừng hiệu quả nhằm bảo tồn tài nguyên Vườn quốc gia Hoàng Liên.Phấn đấu đến hết năm 2010, trồng 150 ha rừng hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Cần có quy định đối với khách du lịch để đảm bảo rác thải từ hoạt động du lịch, từ sinh hoạt của khách trong thời gian lưu trú được tập trung ở những điểm quy định. Bên cạnh việc tuyên truyền , nhắc nhở , cần có những biện pháp xử phạt buộc những người gây ra ô nhiễm bằng chất thải phải chịu trách nhiệm về những chi phí thu gom, xử lý chất thải.Rác thải sau khi thu gom phải được xử lý ở những quy định theo quy hoạch, bằng những phương pháp thích hợp. TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS.ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH:Nguyễn Phương Thùy MSSV:120600212 22 Một trong những hấp dẫn cơ bản của các khu du lịch trong VQG là cảnh đẹp & sự yên tĩnh.Tiếng ồn do khách du lịch gây ra sẽ tác động làm thay đổi tập tục sống của nhiều loài động vật sống trong VQG, làm giảm khá năng quan sát các loài thú của khách du lịch. VQG Hoàng Liên được xem là thế mạnh & tiềm năng lớn để phát triển du lịch nói chung & DLST nói riêng. Vì vậy , cần nhanh chóng phối hợp với các ban ngành chức năng quy hoạch, khoanh vùng, chia vùng để phục vụ du lịch, hạn chế đến mức tối đa các tác động của du lịch làm ảnh hưởng đến môi trường & các hệ sinh thái. Hoạt động du lịch phải tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững.Xây dựng VQG, khu bảo tồn tự nhiên , rừng đặc dụng thành các trung tâm DLST, kết nối với các tour du lịch của Sapa & của cả nước sẽ góp phần triển khai có hiệu quả chủ trương mở rộng , phát triển mạnh kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, phát triển DLST sẽ là cơ hội tốt để nâng cao nhận thức cho du khách & cộng đồng địa phương về công tác bảo tồn thiên nhiên , gìn giữ tài nguyên.Đồng thời , cần tăng cường thêm lực lượng kiểm lâm để công tác bảo vệ rừng được tốt hơn. Bài viết của tôi xin được kết thúc tại đây , kiến thức mênh mông bao la như trời biển , tuy đã được đầu tư nhiều về thời gian & công sức nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết cả về nội dung lẫn hình thức . Vì vậy, tôi mong có được những ý kiến nhận xét & đóng góp của thầy để bài viết được thành công hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề cương- Xây d ựng định hướng các loại hình du lịch sinh thái tại sapa đối với khách du lịch quốc _.pdf