Đề cương: tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyền thế giới mũi cà mau

Đề tài: TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỀN THẾ GIỚI MŨI CÀ MAU GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN DU LỊCH SINH THÁI 1. Thuật ngữ du lịch sinh thái và những tên gọi khác 2. Định nghĩa du lịch sinh thái Định nghĩa về sinh thái của Hiệp hội sinh thái Quốc Tế (1991) Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Nepan Định nghĩa về du lịch du lịch sinh thái ở Malaysia Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Australia Định nghĩa của Hội đồng tư vấn môi trường Cannada về DLST Tổng cục du lịch Việt Nam đưa ra định nghĩa về DLST "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương". II. TỔNG QUAN 1. Quá trình hình thành hoạt động du lịch sinh thái 2. Du lịch sinh thái là hiện tượng toàn cầu 3. Xu hướng phát triển và lợi ích kinh tế của du lịch sinh thái 4. Đối tượng của du lịch sinh thái 4.1. Hệ sinh thái tự nhiên 4.2. Hệ sinh thái xã hội - nhân văn 4.3. Hệ sinh thái đặc thù: Miệt vườn, Sân chim, Cảnh quan tự nhiên 5. Vai trò của du lịch sinh thái 5.1. Vai trò tích cực - Tác động đến việc phát triển kinh tế - Tác động đến văn hóa - xã hội - Tác động đến môi trường: Bảo tồn thiên nhiên Tăng cường chất lượng môi trường Đề cao môi trường Cải thiện hạ tầng cơ sở Tăng cường hiểu biết về môi trường TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 5 -

pdf36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương: tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyền thế giới mũi cà mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gập nước ngọt theo mùa. + Là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non của các loài thủy hải sản cho cả vùng biển rộng lớn (Vịnh Thái Lan). + Nơi còn ghi dấu tích tụ dân cư đầu tiên của người dân các vùng nơi khác di cư đến. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 10 - KDTSQTG Mũi Cà Mau còn có nhiều di sản văn hoá, phản ánh lịch sử hình thành và phát triển, đời sống tâm linh của các dân tộc cư trú trong vùng. Khu DTSQ là mô hình phát triển bền vững của địa phương thực hiện chiến lược phát triển bền vững quốc gia do đó nó mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, phát triển, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền và giáo dục. * VQG Mũi Cà Mau: VQG Mũi Cà Mau nằm trong KDTSQTG Mũi Cà Mau. Vườn có tổng diện tích 41.862 ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau khoảng 100km. VQG Mũi Cà Mau là vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây đước. Đây là HST rừng ngập mặn tự nhiên, có giá trị cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa, lịch sử. VQG Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc Chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển cuả Việt Nam và cùng Châu Á - Thái Bình Dương. Vườn là một địa điểm độc đáo về địa lí tự nhiên, địa chất địa mạo, tạo nên một vùng sinh thái cửa sông ven biển có một không hai ở Việt Nam. Giá trị bảo tồn: Hệ thực vật: Có 26 loài ngập mặn đã được phát hiện. Quần xã thực vật ngập mặn điển hình gồm rừng sinh thái tự nhiên hỗn giao giữa đước, vẹt, và rừng mắm thuần loài và sự hiện diện của các loài số lượng ít như: sú, chà là, ô rố, ráng. Loài cây ưu thế làm mắm trắng, mắm đen, vẹt tách, vẹt dù, đước đôi. Mắm là loài tiên phong lấn biển với hệ thống rễ đặc biệt và có sức chịu mặn cao. Hệ động vật: Có 26 loài thuộc 11 họ. Trong đó có 6 loài trong Sách Đỏ IUCN của thế giới: Khỉ đuôi dài (Panthea tigis) và Cà khu (Trach lypithecus)...;6 loài có trong Sách Đỏ của Việt Nam. Một số loài phổ biến thường gặp: Rái cá, Sóc, Chồn, Khỉ... GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 11 - Lớp chim: có 93 loài thuộc 23 họ. Trong đó, có 7 loài có trong Sách Đỏ IUCN: Cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), Rẽ mỏ cong hông nâu (Numenius madagascariensis), Quắn trắng (Threskiornis melanocephalus),... Bò sát: gồm 43 loài thuộc 12 họ. Trong đó có 6 loài nằm trong IUCN, 13 loài trong Sách Đỏ Việt Nam. Lưỡng cư: có 9 loài thuộc 5 họ . Các loài cá: phát hiện được 139 loài thuộc 89 giống và 55 họ. Tôm: 24 loài. Mũi Cà Mau cũng là cột mốc phía Nam địa đầu của Tổ quốc, có nhiều di tích lịch sử, nơi ghi dấu những chiến công hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, du khách khi đến nơi đây, ngoài cảm giác được đứng ở nơi thiêng liêng của Tổ quốc, sẽ còn cảm giác như đứng trên mũi tàu khổng lồ rẽ sóng ra khơi. Nơi đây đã, đang và sẽ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí... * VQG U Minh Hạ VQG U Minh Hạ nằm trong KDTSQTG Mũi Cà Mau, với tổng diện tích tự nhiên là 8.528ha. VQG nằm trên địa bàn 2 xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. VQG U Minh Hạ có 3 phân khu chính: + Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn, với diện tích: 2.593ha. + Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái với diện tích 5.134ha. + Phân khu dịch vụ hành chính với diện tích: 801ha. Mục tiêu và nhiệm vụ của VQG U Minh Hạ là bảo tồn, tái tạo giá trị về cảnh quan, thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù rừng tràm trên đất than bùn, bảo tồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử...phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 12 - VQG U Minh Hạ là điểm du lịch sinh thái lí tưởng. Những cánh rừng bạt ngàn, bầu không khí trong lành, hương thơm dịu ngọt của hoa tràm đung đưa trong gió sẽ dẫn lối du khách từ phương xa đến với nơi đây. Du khách sẽ có cơ hội thưởng thức đặc sản đồng quê: cá lóc nướng trui, cá rô kho tộ, cá trê vàng nướng mắm gừng, canh chua lươn, lẩu mắm, khô bổi cùng với đọt choại và rau rừng non xanh... 1. Vị trí địa lí khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau Diện tích rừng ngập mặn phân bố gần như trải dài khắp trên phạm vi toàn tỉnh Cà Mau từ 80 30’ đến 90 30’ độ Vĩ Bắc; 1040 8’00” đến 1050 24’30’’ độ kinh Đông. Phía Tây tiếp giáp Vịnh Thái Lan, Phía Đông -Nam giáp Biển Đông và tỉnh Bạc Liêu. 2. Vị trí của khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau Việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là niềm tự hào của tỉnh; lần đầu có một danh hiệu tầm cỡ thế giới, khẳng định vị thế của Mũi Cà Mau trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Đây là điểm nhấn, là cơ hội, là sản phẩm quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Cà Mau. II. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI MŨI CÀ MAU 1. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1. Địa hình Địa hình của đất rừng ngập mặn Cà Mau tương đối bằng phẳng, sự chênh lệch về độ cao giữa các vùng theo hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Thấp dần về phía ven biển. 1.2. Các yếu tố khí hậu Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 – 10 dương lịch, mùa khô từ tháng 11 – 4 dương lịch năm sau. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 13 - 1.3. Chế độ thủy, hải văn 1.4. Tài nguyên rừng - Rừng tràm (Melaleuca cajuputi), rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn - Rừng Tràm trên đất phèn - Đất trảng Sậy (Phragmites vallatoria), trảng Năng (Eleocharis dulcis) - Rừng ngập mặn: phân bố thành rừng và các dải dài ven các cửa sông, rạch... - Vùng rừng trên đất cát ven biển 1.5. Tài nguyên động vật - thực vật 1.5.1. Tài nguyên thực vật Tổng số loài cây hiện có ở Cà Mau là 66 loài. Trong đó: Cây rừng ngập mặn chính thức 28/32 loài hiện có ở Việt Nam. 1.5.2. Tài nguyên động vật Khoảng 69 loài cá, trong đó có 38 loài có nguồn gốc từ biển, 31 loài cá nước lợ. Trong đó 40 loài cá có giá trị kinh tế cao. Khoảng 10 loài mực có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra còn có: Ốc leng, Vọp, Sò huyết, Sò lông, Nghêu.. Thú rừng: Loài Khỉ đuôi dài, heo rừng, Chồn mướp, Chồn cáo Mèo, Cáo cộc, loài rái cá ... Mũi Cà Mau có chế độ thủy triều đặc biệt: - Phía Đông đẩy nước triều vào sâu trong nội địa - Phía Tây hút nước triều ra phía biển Bồi đắp tại bờ Tây Xói lở tại bờ Đông GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 14 - Chim: bao gồm 2 loại chim di cư và chim định cư. Số lượng chim ghi nhận được ở các vườn chim là trên 45.000 con. Tổng số loài chim được ghi nhận từng tồn tại ở RNM Cà Mau là 171 loài thuộc 37 họ, trong đó chim di cư 54 loài , thuộc 17 họ; chim định cư 117 loài thuộc 33 họ. Một số loài chim thuộc dạng quí hiếm đã từng tồn tại ở rừng ngập mặn Cà Mau như Bồ nông chân hồng (pelecanus onocrotalus), Cò lạo xám (Ibis leucocephalus), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus)... 2. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn Trong khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có dân số 170.321 người gồm ba dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer. Các lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Bà Nam Hải, hội cá đường Khai Long, giai thoại về Bác Ba Phi...mang đậm dấu ấn đặc trưng của những cư dân đầu tiên đến khai hoang mở đất. 2.1. Dân cư, làng nghề Dân số tính đến ngày 01/4/2009 của tỉnh Cà Mau là 1.205.108 người. Các ngành nghề truyền thống đã nổi tiếng từ lâu đời ở Cà Mau: - Nghề dệt chiếu (Tân Đức - Tân Thành), đan lát (U Minh), - Nghề làm mắm, nghề làm cá khô, nghề gác kèo ong ở rừng U Minh hạ... - Ngoài ra, còn có nghề vườn và các sản phẩm nghề vườn: dưa hấu Cái Keo, dâu Cái Tàu, vườn trái cây các loại Tân Thành... 2.2. Lễ hội Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt, Hội Phật đản, lễ Cầu An (trước tết Chol Chnam Thmei), lễ hội vào năm mới (tết Chol Chnam Thmei), lễ cúng trăng (lễ đút cốm dẹp) của người Khơ Me Nam Bộ, lễ hội đua ghe Ngo, lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội quan trọng của người Hoa nơi đây. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 15 - 2.3. Di tích lịch sử Tính đến năm 2002, tỉnh Cà Mau có bốn mươi di tích lịch sử văn hoá. Trong đó, có năm di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch phải kể đến các di tích lịch sử Chùa Quan Âm Cổ Tự, chùa Hưng Quảng, Đình Tân Hưng và Hông Anh Thư Quán, Chiến tích CM12 Hòn Đá Bạc... Riêng KSQ Mũi Cà Mau có các di tích lịch sử có thể đưa vào hoạt động du lịch: Làng Rừng, điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển, chính là cửa Vàm Lũng, nhà Bác Ba Phi... 2.4. Các tài nguyên văn hóa khác: Các câu chuyện kể của Bác Ba Phi, Chợ nổi Cà Mau, Đờn ca tài tử... III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI MŨI CÀ MAU 1. Về số lượng khách Bảng: Hiện trạng khách du lịch đến Cà Mau Trong đó Khách Quốc tế Khách Nội địa Năm Lượt khách Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) 1995 32.766 4.759 14,5% 28.007 85,5% 1999 89.117 2520 2,8% 86.597 97,2% 2000 100.000 4.000 4,0% 96.000 96,0% 2001 131.000 4.500 3,4% 126.500 96,6% 2002 169.000 4.840 2,9% 164.160 97,1% 2003 224.940 6.400 2,8% 218.540 97,2% 2004 295.894 6.778 2,3% 289.116 97,7% 2005 353.569 9.364 2,6% 344.205 97,4% Tăng TB 28,7% 18,5% - 29,1% - 2006 459.530 10.467 2,3% 449.063 97,7% 2007 560.000 12.500 2,2% 547.500 97,8% 2008 689.494 16.614 2,4% 672.800 97,6% 2009 705.500 13.400 1,9% 692.100 98,1% Tăng TB 15,4% 8,6% 15,5% Tăng TB 2000-2009 24,2% 14,4% - 24,5% - GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 16 - Riêng đối với KDTSQTG Mũi Cà Mau, số lượng khách tính đến tháng 8/2010: khu du lịch Mũi Cà Mau: 27.300 lượt, VQG U Minh Hạ: 66.800 lượt khách. 2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cà Mau chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phát triển trước một bước để tạo động lực, điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hệ thống giao thông của tỉnh Cà Mau được đầu tư xây dựng và phát triển đều khắp từ thành thị đến nông thôn. 3. Cơ sở vật chất kinh tế phục vụ du lịch 3.1. Cơ sở lưu trú Đến năm 2009, tỉnh Cà Mau có 44 khách sạn với 1.230 phòng, đủ sức phục vụ du khách và tổ chức các hội nghị, liên hoan cấp khu vực. Trong đó, 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 29 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 1 sao. 3.2. Cơ sở ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm Hiện Cà Mau có khoảng 29 nhà hàng trong đó 11 nhà hàng (restaurants) nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 4.150 chỗ ngồi, và khoảng 18 nhà hàng độc lập trong đó có 6 nhà hàng lớn với 2.050 ghế. Nhiều đặc sản làm nức lòng du khách khi thưởng thức: Mắm Ba Khía Rạch Gốc, Cá Kèo nướng muối ớt, Lẩu mắm Cà Mau, Cá lóc nướng rơm, Tôm đất hấp xả, Vọp nướng, Lương um lá nhàu, Ốc len xào dừa, Cua biển rang me...được bán nhiều ở thành phố Cà Mau, các nhà hàng trong khu du lịch Mũi Cà Mau. 3.3. Phương tiện vận chuyển tham quan du lịch sinh thái Trong các khu du lịch sinh thái ở Cà Mau, du khách chủ yếu vận chuyển bằng cano, vỏ lãi, xuồng ba lá... 3.4. Các dịch vụ vui chơi giải trí Các dịch vụ bổ sung như dịch vụ massage, karaoke, vũ trường... còn thiếu; tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, tiện nghi phục vụ tham quan du lịch chưa có. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 17 - 4. Đánh giá vệ sinh thực phẩm - an toàn trật tự xã hội Đa số các hàng rong, quán ăn bên ngoài được tự do buôn bán, không có kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh. Các nhà hàng trong khu du lịch ít được kiểm nghiệm. 5. Đánh giá sự hấp dẫn và khả năng khai thác quản lí của các điểm du lịch sinh thái - Ghi chú về sự phân loại sức hút du khách + Loại A -: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút du khách quốc tế và nội địa. + Loại B: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút du lịch nội địa. + Loại C: Điểm tài nguyên chỉ có khả năng thu hút khách tại địa phương trong phạm vi huyện, tỉnh. Bảng: Đánh giá sự hấp dẫn và khả năng khai thác quản lí các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các điểm trong KSQ và các điểm DLST của tỉnh Cà Mau : Xếp loại đánh giá Tên điểm TNDL TN Loại TN Sức thu hút du khách Quản lí và khai thác Mũi Cà Mau HST RNM & bãi bồi A B VQG U Minh Hạ HST RNM A B Khu đa dạng sinh học LNT 184 B B Bãi Khai Long Bãi biển B C Sân chim Cà Mau HST sân chim A B Sân chim Cái Nước HST sân chim B B Sân chim Đầm Dơi HST sân chim B B Hòn Khoai Đảo A B Hòn Đá Bạc Đảo A B Đầm Thị Tường Đầm B C Cồn Ông Trang Cồn B C KDTSQTG Mũi Cà Mau có khu có thể quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái, gồm VQG U Minh Hạ và khu vực Mũi Cà Mau . Khu vực Mũi Cà Mau có các điểm du lịch: KDL Mũi Cà Mau, VQG Mũi Cà Mau, KDL Lí Thanh Long - bãi biển Khai Long, GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 18 - Hòn Khoai, Lâm ngư trường 184 có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, có cả HST rừng ngập mặn, biển và đảo, khả năng sẽ trở thành trọng điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Cà Mau. VQG U Minh Hạ tuy có HST rừng tràm đa dạng nhưng chưa phải là điểm đến hấp dẫn cho du khách do sự đầu tư về cảnh quan, các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống còn yếu kém. 6. Đánh gía về hoạt động của các hãng lữ hành và công ty du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau Hiện nay, ở Cà Mau có 2 đơn vị lữ hành hoạt động khá hiệu quả, đang từng bước hoàn thiện mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách: +Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Minh Hải + Công ty TNHH du lịch và dịch vụ Công đoàn Cà Mau 7. Đánh giá công tác tổ chức quản lý Ban quản lý khu sinh quyển được thành lập do Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh làm Trưởng ban, với các thành viên là sở KH&CN, NN&PTNT, VH-TT &DL., Phó Chủ Tịch UBND 3 huyện và giám đốc các VQG Mũi Cà Mau, U Minh Hạ và Rừng phòng hộ ven biển phía Tây. Hiệu quả điều phối các hoạt động sẽ tạo nên sự hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế và gìn giữa các giá trị văn hóa của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. 8. Đánh giá sự đóng góp của chính quyền và cộng đồng địa phương Chính quyền và cộng đồng địa phương trong việc quản lí, bảo vệ và phát triển tài nguyên DLST còn yếu kém. Hầu hết không được đào tạo kiến thức trong hoạt động DLST. Người dân địa phương chưa có ý thức khai thác, không thực sự được hưởng lợi từ hoạt động DLST của địa phương nên chưa có ý thức tham gia bảo vệ tài nguyên tự nhiên. 9. Đánh giá công tác bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên Việc xây dựng khu du lịch từ Mũi Cà Mau đến Bãi biển Khai Long đã ảnh hưởng đến môi trường rừng. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 19 - Việc khai thác dầu khí ở vùng Biển Tây - Nam cũng là mối đe doạ tiềm tàng đối với rừng ngập mặn Cà Mau. Việc quản lí không chặt chẽ việc khai thác nghêu trên bãi Khai Long đã làm tác động bất lợi đến hệ sinh thái bãi bồi, suy kiệt nguồn tài nguyên thủy sản giá trị này, ảnh hưởng xấu đến vẻ mỹ quan bãi biển khó có thể phục hồi được khi bị băm nát để cào nghêu. 10. Đánh giá hiệu quả kinh doanh Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống, bán hàng hoá tiêu dùng, vận chuyển khách, chiếm đa số trong tổng doanh thu du lịch, ngược lại doanh thu từ các dịch vụ lưu trú, tham quan giải trí, hàng lưu niệm...nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vố có của tỉnh. Điều quan trọng hiện nay là thời gian lưu trú của khách tại Cà Mau còn thấp (1,24-1,35 ngày). Ngoài ra, các mặt hàng lưu niệm, các hàng hoá đặc sản đặc trưng của tỉnh chưa phong phú và thiếu nên đã hạn chế đến sức chi tiêu của khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Trung bình khách đến Cà Mau chi tiêu khoảng 600.000 đồng (tương đương 32 USD - theo giá quy đổi năm 2010). Trong đó một khách du lịch quốc tế chi tiêu bình quân khoảng từ 40 -45 USD/ngày, còn khách nội địa chi tiêu khoảng 8 – 12 USD/ ngày. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 20 - CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI MŨI CÀ MAU I. NHỮNG CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỊNH HƯỚNG 1. Những yêu cầu của du lịch sinh thái - Thiết lập hoạt động du lịch hiệu quả nhưng ít gây ảnh hưởng đến TNTN. - Thu hút sự tham gia của các cộng đồng, cá nhân, khách DLST, các nhà điều hành du lịch và các cơ quan của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. - Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành du lịch tư nhân. - Tạo nguồn tài chính đóng góp vào công tác bảo tồn KDTSQ. - Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. - Giáo dục nâng cao hiểu biết, khả năng thưởng thức của du khách về các khu DLST và tăng cường sự tham gia của họ công tác bảo tồn. 2. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau 2.1. Phát triển du lịch Cà Mau nhanh, đồng bộ và vững chắc 2.2. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội 2.3.Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững 2.4. Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. 2.5. Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 2.6. Phát triển du lịch Cà Mau phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long... đặc biệt là mối quan hệ với Cần Thơ, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 21 - 3. Mục tiêu, nhiệm vụ ngành du lịch Cà Mau Đến năm 2015, phải khẳng định rõ vị trí quan trọng của tỉnh trong phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2020 trở thành điểm đến quan trọng của cả nước. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí... Quan tâm phát triển và khai thác tiềm năng du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng. ra những sản phẩm du lịch có thương hiệu, mang nét đặc trưng riêng của du lịch Cà Mau. 4. Những định hướng chung của tỉnh - Góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. - Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách của địa phương. - Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn, hải đảo - nơi có tiềm năng phát triển du lịch. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo. - Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. - Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường v.v... 5.Mục đích của việc xây dựng khu dự trữ sinh quyển - Giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay: tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 22 - - Duy trì các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. - Cung cấp cơ sở lí luận đồng thời là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về tác động qua lại giữa con người và sinh quyển. - Bảo đảm ba chức năng: bảo tồn, hỗ trợ, phát triển: - Là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giám sát các HST, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia và quốc tế. II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI MŨI CÀ MAU 1. Định hướng về tổ chức không gian 1.1. Xác định vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp *Vùng lõi: Có thể diễn ra các hoạt động tham quan, triển khai các dự án nghiên cứu khoa học, DLST, văn hóa, duy trì vốn gen, nguồn nước ngầm…nhưng chỉ ở mức độ nhất định và phải tuân thủ hết sức chặt chẽ quy định quản lí sinh thái của vùng. *Vùng đệm: Các hoạt động diễn ra ở đây như: phát triển nông nghiệp, thủy sản, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, tuyên truyền, du lịch và giải trí phát triển dựa trên cơ sở sinh thái học trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Vùng sẽ tập trung vào tạo nguồn thu nhập từ du lịch sinh thái nếu phù hợp với mục tiêu bảo tồn đồng thời nâng cao giá trị di sản văn hóa và kinh nghiệm sử dụng đất truyền thống. *Vùng chuyển tiếp: được gọi là vùng phát triển bền vững, nơi cộng tác của các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân địa phương. Vùng chuyển tiếp là vùng mà các nguồn tài nguyên được khuyến khích phát triển. Vùng chuyển tiếp sẽ là nơi học tập, mô hình trình diễn cho phát triển bền vững, cho sử dụng thông minh, cho bảo tồn và khôi phục, nơi triển khai các thí nghiệm, thực nhiệm khoa học và phát triển mạng lưới về tất cả các cấp (địa phương, quốc gia và quốc tế). Với HST ngập nước, KDTSQTG Mũi Cà Mau chủ yếu phát triển loại hình du lịch sông nước, tham quan bên trong các cánh rừng, tham quan các vườn chim, vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử, thưởng thức đặc sản tại chỗ... GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 23 - 1.2. Cụm du lịch Mũi Cà Mau Đây là cụm du lịch quan trọng nhất của tỉnh Cà Mau với nhiều dạng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú. Kiến nghị tỉnh ưu tiên phát triển khu vực này, nơi đây vô cùng thu hút du khách do có điểm cực Nam của Tổ. Đầu tư khai thác tuyến du lịch VQG, KDL Khai Long cùng với hệ thống đảo ven bờ (hòn Khoai, Hòn Sao, hòn Đá Lẻ...) mang đặc trưng HST đảo, đồng thời mang ý nghĩa lịch sử bởi nơi đây gắn liền với nhiều chiến công oanh liệt của nhà giáo Phan Ngọc Hiển. Ngoài ra, cụm du lịch còn có điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển tại Vàm Lũng, các sân chim, vườn chim Tư Na, Cái Keo... 1.2.1. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau gồm những điểm tham quan sau: Khu đa dạng sinh học lâm trường 184, Sân chim Tư Na – Năm Căn, Sân chim Ngọc Hiển, Khu du lịch Lý Thanh Long - bãi biển Khai Long, Điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển, Hòn Khoai, Làng Rừng, Cột mốc quốc gia. 1.3. Điểm du lịch VQG U Minh Hạ Là điểm du lịch thu hút du khách của tỉnh bởi vẻ đẹp của các cánh rừng tràm nguyên sinh bạt ngàn nhìn từ đài vọng cảnh cao chót vót. Cần có nhiều biện pháp thu hút khách hơn nữa: mở nhiều các dịch vụ vui chơi giải trí (câu cá trong rừng, nghe đờn ca tài tử, thưởng thức đặc sản...) VQG U Minh Hạ và cụm du lịch Mũi Cà Mau đều cần tuân thủ theo nguyên tắc phân vùng, có khoảng cách an toàn giữa khu vực tham quan với vùng lõi, đảm bảo quy mô, kiến trúc các công trình hài hòa với cảnh quan tự nhiên cũng như phù hợp với kiến trúc văn hóa truyền thống của Cà Mau. Các công trình trong VQG nên xây dựng bằng các vật liệu của vườn như cây Đước, cây Dà (VQG Mũi Cà Mau) cây Tràm (VQG U Minh Hạ)... 1.4. Một số điểm du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau ngoài khu dự trữ sinh quyển Sắc tứ Quan Âm Cổ Tự, Chùa Bà Mã Châu, Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Khu chứng tích tội ác chiến tranh Hải Yến - Bình Hưng, Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, Sân chim trong công viên văn hoá Cà Mau, Chợ nổi Cà Mau. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 24 - * Một số chương trình du lịch đến Cà Mau: Tuyến tham quan nội tỉnh - Tuyến Cà Mau - cồn Ông Trang - bãi bùn Đất Mũi - Khai Long (1-2 ngày). - Tuyến Cà Mau - Vồ Dơi - Hòn Đá Bạc - Sông Đốc (2-3 ngày) - Tuyến Cà Mau - Đất Mũi - Khai Long - Hòn Khoai (3-4 ngày) Các tuyến du lịch liên tỉnh: Đường bộ: - TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Quang - An Giang Đường thủy: - Sông Hậu - Quản Lộ Phụng Hiệp - Đất Mũi - Cà Mau - Sông Trẹm - Rạch Giá Cà Mau có những điều kiện thuận lợi để tổ chức các tuyến du lịch bằng xe đạp, các chuyến dã ngoại... Đường không: Hiện chỉ có kết nối đường không Cà Mau - TP Hồ Chí Minh. 2. Định hướng đa dạng hóa sản phẩm Một số định hướng đa dạng hóa sản phẩm đối với KDTSQ Mũi Cà Mau như sau: Các tour tham quan đến KDTSQTG Mũi Cà Mau nên chú ý khai thác các yếu tố mang những dấu ấn văn hóa bản địa sau: tham quan cột mốc tọa độ quốc gia, nghiên cứu tìm hiểu về bãi bồi và vị trí địa lí Mũi Cà Mau, tìm hiểu về cuộc đời và những câu chuyện của Bác Ba Phi, trekking trong rừng, nghiên cứu tìm hiểu đời sống các loài chim, khám phá đám cưới Nam Bộ, trồng lúa, trồng rừng, câu cá đặt lờ, câu mực ở Hòn Khoai, bắt cua, bắt sò, vọp, ốc lel ở bãi bồi, tát ao bắt cá, học chèo xuồng ba lá, chạy vỏ lãi, thăm nhà dân, tham quan và học việc tại các làng nghề (dệt chiếu, đan lát, làm khô), nghe đờn ca tài tử, khám phá văn hóa chợ nổi, tham quan và thưởng thức trái cây tại vườn,... Khôi phục nhanh các sản phẩm văn hóa bản địa có nguy cơ bị mai một: đờn ca tài tử, hát cải lương... GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 25 - Đầu tư; xây dựng đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm nổi tiếng ở Cà Mau như cá khô, tôm khô Rạch Gốc, mật ong rừng tràm U Minh Hạ, nước mắm, đũa Đước, đũa Dà và các hàng thủ công mỹ nghệ làm bằng cây gỗ địa phương (Đước, Dà..)như biểu tượng con thuyền của Mũi Cà Mau, hình con cò trắng Trung Quốc đặc trưng...cần được đầu tư kỹ thuật, thẩm mỹ và đăng ký thương hiệu gắn với biểu tượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau để quảng bá và tăng giá trị của các sản phẩm này đối với thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh các trò chơi trên biển, tăng cường các loại hình du lịch lễ hội: đua ghe Ngo, lễ hội Nghênh Ông, Tết Chol Thnam Thmei...mở rộng và kéo dài quy mô cũng như thời gian của lễ hội. Đa dạng các cơ sở lưu trú. Bên cạnh những dịch vụ hướng đến sinh thái và văn hóa bản địa, các địa phương cũng cần quan tâm đến nhu cầu mua sắm của du khách, đây cũng là nguồn thu có khả năng góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch địa phương đưa loại hình du lịch sinh thái ngày càng phát triển. Tập trung các nghệ nhân có khả năng khắc gỗ của địa phương để nghiên cứu, làm ra nhiều sản phẩm lưu niệm giá trị từ cây gỗ sẵn có, xây dựng khu trưng bày hàng lưu niệm, in ấn phát hành sách truyện của Bác Ba Phi, diễn các vở kịch mô phỏng đời sống của người dân làng rừng, diễn kịch hài về Bác Ba Phi, đóng giả Bác Ba Phi để kể chuyện... Tiếp thị sản phẩm DLST vượt qua biên giới để đến các nước. Đối với các nước không có môi trường thiên nhiên ưu đãi, loại hình DLST càng được ưa chuộng. Do đó nên đẩy mạnh việc liên kết hợp tác với các hãng lữ hành quốc tế để bán sản phẩm. 3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Nhìn chung, cơ sở lưu trú ở KDTSQTG Mũi Cà Mau còn thưa thớt, dịch vụ tẻ nhạt nên chưa có khả năng giữ chân được du khách ở lại quá một ngày. Du khách khi đến tham quan KDTSQTG Mũi Cà Mau, hầu như đều trở lại nghỉ đêm ở thành phố Cà Mau. Điều kiện ngủ - nghỉ của du khách ở các khu vực này cũng chưa được đảm bảo. Tại VQG U Minh Hạ không có khách sạn hay nhà nghỉ phục vụ du khách nghỉ đêm. Du khách muốn nghỉ đêm lại Đất Mũi thì hiện có khu nhà nghỉ ở KDL Lí Thanh Long (bãi biển Khai Long) và các khách sạn ở Năm Căn. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 26 - KDTSQTG Mũi Cà Mau là một khu vực nằm ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế đang khó khăn, phát triển chậm, vùng cần xây dựng chương trình phát triển các cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, hệ thống điện, thông tin liên lạc... Các công trình xây dựng điều phải tuân thủ nguyên tắc bảo tồn các HST tự nhiên (xây đường đi, đường dẫn nước thải phải chú ý không để ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, đời sống động - thực vật hoang dã: đường đi của thú hoang, các dòng chảy ngầm, hệ thống ao hồ... ). Hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng, việc làm thay đổi giá trị tự nhiên của KDTSQTG Mũi Cà Mau khi xây dựng các công trình, cần sử dụng các vật liệu gần gũi, phù hợp với địa chất, khí hậu của địa phương, màu sắc hài hòa với khung cảnh xung quanh. Nghiên cứu, dự báo số lượng khách và công suất sử dụng để tiến hành xây dựng các cơ sở lưu trú đáp ứng được số lượng du khách nghỉ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và phù hợp mức độ được phép sử dụng diện tích tự nhiên. Các cơ sở lưu trú nên sử dụng các dụng cụ làm từ thiên nhiên trong nhà nghỉ, nhà hàng: muỗng gỗ, đũa, gáo dừa múc nước, các đồ dùng bằng cây gỗ đặc trưng: tre, nứa, Đước, Dà (sọt để đồ, vách ngăn, khung ảnh...). Chú ý đảm bảo vấn đề vệ sinh tại các khu nhà nghỉ. Hệ thống giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy phải được quy hoạch chi tiết sao đảm bảo việc tuần tra dễ dàng và các hoạt động tham quan, tiếp cận, hòa nhập với tự nhiên, với các loại động - thực vật hoang dã mà vẫn đảm bảo được cuộc sống bình thường của chúng diễn ra - đặc biệt vào mùa sinh sản. Các phương tiện sử dụng vận chuyển trong khu vực phải đảm bảo ít tiếng ồn, ít không khói bụi ô nhiễm. Trang bị áo phao trên phương tiện đường thủy đảm bảo an toàn cho du khách. Cần xây dựng hệ thống xử lí, tái sinh rác thải (vô cơ, hữu cơ...) ở nơi thích hợp vừa giữ được vệ sinh cũng như vẻ mỹ quan khung cảnh vừa có thể tái chế tái sử dụng. Đặc biệt hệ thống nhà vệ sinh phải được xây dựng, xử lí tốt. Có đội ngũ nhân viên giữ GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 27 - cho luôn giữ vệ sinh sạch sẽ các toilet công cộng., Tránh để ấn tượng không tốt về vấn đề vệ sinh. Xây dựng nhà trưng bày hình ảnh, tiêu bản động - thực vật. Xây dựng khu bán hàng lưu niệm, bản đồ, sách ảnh, đĩa tài liệu, quy hoạch khu riêng cho việc tập trung quảng cáo, bày bán, định mức giá cả đồng nhất và nghiên cứu làm phong phú sản phẩm du lịch. Đầu tư nâng cấp đảm bảo độ an toàn, vẻ mỹ quan các bến tàu, tạo điều kiện cho du khách lên xuống dễ dàng. Đầu tư thêm nhiều phương tiện, tăng cường các tuyến tàu, canô, xe bus đi đến tận các VQG. Đồng thời quản lí chặt chẽ việc đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách trên các chuyến đi, vì chủ yếu phải di chuyển trên các con sông lớn, cửa biển, mức độ nguy hiểm cao. Xây dựng thêm các chuyến bay trực tiếp từ đảo Hòn Khoai vào đất liền, từ Cà Mau tới sân bay các vùng lân cận như Cần Thơ (Sân bay Trà Nóc ), sân bay ở Kiên Giang (Sân bay Rạch Giá, Sân bay Phú Quốc), ... 4. Định hướng nhân lực Đào tạo đồng bộ đội ngũ quản lí trực tiếp các VQG, vùng lõi, vùng đệm của KDTSQTG Mũi Cà Mau, phối hợp với các nhà tổ chức có hiệu quả hoạt động DLST. Hướng dẫn viên DLST cần được tập huấn một chương trình đặc biệt, chú trọng đào tạo những người dân địa phương để họ trở thành hướng dẫn viên am hiểu cả kiến thức sinh thái lẫn phong tục, tập quán của địa phương. 5. Định hướng về tổ chức quản lý - Xây dựng Ban quản lý KDTSQTG Mũi Cà Mau, có cán bộ địa phương tham gia và nắm vị trí lãnh đạo. Qua đó, xây dựng đội ngũ là những đoàn viên thanh niên chuyên tổ chức các hoạt động thể thao trên biển, vui lửa trại, giao lưu văn nghệ...thành lập đội dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ và đường . Tất cả đều phải được huấn luyện tổ chức chuyên nghiệp và bài bản. - Mô hình quản lý nên mở rộng thành phần có sự tham gia của doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và hưởng lợi từ tài nguyên DLST dưới sự kiểm soát của Ban quản lí KDTSQ. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 28 - - Có biện pháp xử lí tốt vấn đề rác thải tại khu du lịch. Triển khai công tác bảo vệ môi trường sâu rộng và hiệu quả bằng việc thường xuyên mở các buổi truyền thông nâng cao nhận thức về vệ sinh, về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, giúp người dân có thể trao đổi ý kiến của mình. Ngoài ra, cần triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền cho các đối tượng khác như học sinh, sinh viên, khách du lịch...Tập huấn cho nông dân theo yêu cầu cụ thể của từng khu vực, Người nông dân sẽ vận dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất. Phát triển hệ thống truyền thông nghe nhìn - Có chương trình đào tạo, huấn luyện đặc biệt cho hướng dẫn viên và người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch. - Mở thường xuyên các lớp ngoại ngữ chuyên ngành - Đối với vùng lõi, đây là vùng cần bảo vệ nghiêm ngặt, tập trung công tác giám sát, nghiên cứu. - Đối với vùng đệm, quản lý đất có định hướng bảo tồn trong việc hợp tác với các chủ đất, thu hoạch sản phẩm phi gỗ, nông lâm ngư kết hợp... Quản lý bền vững thông qua thu hái sản phẩm phi gỗ, cung cấp cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu, giáo dục môi trường, giải trí, du lịch sinh thái... Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho việc triển khai các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng (có thể tăng hơn so với vùng lõi) và giám sát. - Đối với vùng chuyển tiếp, hợp tác kể cả nghiên cứu và giám sát với tất cả các lĩnh vực đặc biệt với vùng lõi trong việc hợp tác với công dân, đồng quản lý... - Ổn định dân cư trong khu vực vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Định vị ngư trường đánh bắt hải sản của người dân. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng và tài nguyên khu vực bãi bồi Khai Long (nghêu giống, sò huyết...). Tăng cường khâu kiểm soát ô nhiễm môi trường, tạo mỹ quan và văn hóa ứng xử tại các điểm du lịch trong khu dự trữ sinh quyển. - Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào việc khai thác bền vững tài nguyên du lịch sinh thái nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế và dân trí. Có chính sách chia sẻ lợi ích kinh tế từ DLST cho cộng đồng địa phương, đóng góp vào các công trình công cộng của địa phương: trường học, cầu, đường, bệnh viện, điện, nước sạch... GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 29 - - Nghiêm cấm và có các hình thức quản lí đối với hoạt động DLST như cấp giấy phép, thường xuyên kiểm tra và phạt nặng hoặc đóng cửa các đơn vị vi phạm nguyên tắc bền vững, xâm hại tài nguyên KDTSQ. Thường xuyên tham khảo phương thức hoạt động và quản lí ở các KDTSQTG khác. - Phải có nhiều biện pháp quảng bá và phương thức hoạt động chuyên nghiệp để du khách nhận thấy nét nổi bật của KDTSQTG Mũi Cà Mau và luôn tôn trọng những giá trị đó. Tranh thủ cho được những ưu thế, nhất là việc chuyển giao những kiến thức để xây dựng một chiến lược phát triển hợp lý cho du lịch Mũi Cà Mau, đặc biệt là chiến lược phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững. - Giám sát các hoạt động DLST: nhắc nhở du khách trước khi tham quan, tổ chức các hoạt động ở trung tâm tiếp khách, hoạt động ngắm động vật hoang dã, hướng dẫn viên DLST... - Ngoài ra, khuyến lâm khuyến ngư là chương trình không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển khu DTSQ. Chuyển giao khoa học - kỹ thuật – công nghệ tới người sản xuất. - Bên cạnh đó, dự án phối hợp với chương trình khuyến lâm - ngư xây dựng phim video theo các chuyên đề tuyên truyền về bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn, khoa học kỹ thuật, khuyến lâm – ngư, vệ sinh nông thôn và phát triên đài truyền hình tỉnh.Xây dựng các bảng tuyên truyền về Bảo tồn thiên nhiên tại những nơi nhiều người qua lại trong các tuyến dân cư vùng đệm và vùng chuyển tiếp. - Phối hợp với các cơ quan thông tấn địa phương biên soạn in ấn và phát hành các tài liệu tập huấn kỹ thuật sản xuất lâm – ngư. Đăng các bài báo chuyên đề phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật lâm – ngư, các giá trị về rừng, tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên, các điển hình sản xuất lâm – ngư giỏi. Thông qua việc xây dựng các điểm trình diễn quy trình nhằm phổ biến kỹ thuật sản xuất lâm – ngư đồng thời đúc kết kinh nghiệm sản xuất, hoàn thiện công nghệ sản xuất trong vùng đệm. Các điểm trình diễn sẽ chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân trong vùng. Mô hình được chọn phù hợp với điều kiện sản xuất, thiết thực và được nhiều người quan tâm chú ý là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm thâm canh, mô hình trồng rừng kết hợp với nuôi tôm. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 30 - 6. Định hướng công tác phòng cháy chữa cháy KDTSQTG Mũi Cà Mau có 13.912ha rừng tràm trên nền đất than bùn tích tụ nhiều năm. Đây là loại rừng rất dễ cháy vào mùa khô. Cần phải có kế hoạch phòng cháy chữa cháy cho khu vực này một cách cụ thể. Đây là công tác thường xuyên và hết sức quan trọng. - Xây dựng chỉ tiêu cấp báo cháy từ các nhân tố khí hậu thời thiêt - Quản lý điều tiết nước một cách hợp lý - Đặt các điểm thông tin liên lạc từ các trạm quản lý bảo vệ rừng và các chòi canh lửa đến trung tâm chỉ huy tại văn phòng Ban quản lý và Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy. - Thường xuyên tuần tra canh gác, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động liên quan đến phòng và chữa cháy cho nhân dân địa phương. - Đào thêm kênh đê và dựa vào hệ thống sẵn có, thiết lập rào cản lửa 7. Định hướng công tác xúc tiến và quảng bá du lịch địa phương Đầu tư cho những nghiên cứu chuyên đề về thị trường DLST, đa dạng hóa các loại hình quảng cáo, quảng bá DLST, quảng bá rộng rãi hình ảnh logo và khẩu hiệu thể hiện được ý nghĩa của KDTSQTG Mũi Cà Mau. Kết hợp với các hãng lữ hành nghiên cứu xây dựng nhiều hơn các chương trình tour đặc sắc, hấp dẫn. Khôi phục và quảng bá các lễ hội truyền thống của Cà Mau. Tham gia học hỏi và đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá KDTSQTG Mũi Cà Mau trong gian hàng của tỉnh tại các Hội chợ trong nước và quốc tế. Thường xuyên mở các hội chợ Thương mại - Du lịch chất lượng, phong phú sản phẩm, các đợt triển lãm ảnh, giới thiệu sản phẩm du lịch, quà lưu niệm...có sự liên kết sản phẩm với các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng...để góp phần đa dạng sản phẩm cho loại hình DLST của ĐBSCL. Tại các điểm du lịch đặt các bảng chỉ dẫn đường đi, chú thích ý nghĩa của các điểm tham quan (ý nghĩa lịch sử, sinh thái, văn hóa...), các bảng kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên... GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 31 - Duy trì hay phát triển quan hệ với các tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh việc giới thiệu, cung cấp miễn phí thông tin tour tới từng cơ quan, trường học bằng các thư ngỏ hoặc gặp gỡ tư vấn trực tiếp. 8. Định hướng về môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn 8.1. Đối với môi trường tự nhiên Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, nhất là các vùng lõi (bảo vệ nghiêm ngặt) đối với các KDTSQ. Xử lí tốt rác thải, nước thải, không cho chất thải đổ trực tiếp xuống biển một cách tự do lan tràn như hiện nay. Cần đầu tư xây dựng các bãi rác công cộng, các lực lượng thu gom rác về bãi rác xử lí. Xây dựng các pano, áp phích, biển báo tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, đưa ra các nội quy cho du khách tại các khu du lịch. Phạt nặng đối với đối tượng không có ý thức chấp hành nội quy và ý thức bảo vệ môi trường. 8.2. Đối với môi trường nhân văn Cần có sự tuyên truyền hiểu biết sâu và rộng trong dân đối với việc bảo toàn và phát huy bản sắc văn hóa từ xa xưa của người dân trong KDTSQ. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 32 - CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Xây dựng KDTSQTG là một chương trình hết sức ý nghĩa. KDTSQ mang đến lợi ích to lớn và lâu dài cho cộng đồng địa phương như: bảo vệ được nguồn lợi đất, nước, tạo công ăn việc làm tại chỗ, giúp bản sắc văn hóa, ngành nghề truyền thống lâu đời được giữ gìn và phát huy, giúp các sản phẩm mỹ nghệ, đặc sản của vùng Đất Mũi xa xôi được giới thiệu trên thị trường quốc tế. Mặt khác, giúp nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng hẻo lánh này, tạo môi trường sống trong sạch lành mạnh cho dân cư. Ngoài ra, KDTSQ còn nâng cao năng lực, tạo cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thêm thông tin, đem đến sự ủng hộ lớn từ người dân cho cán bộ quản lí và cơ quan Nhà nước. KDTSQTG Mũi Cà Mau nổi bật với đặc trưng vùng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và nổi tiếng trên Thế giới về năng suất sinh học cao nhất trong các HST tự nhiên. Diễn thế nguyên sinh trên đất bồi tụ nơi đây tạo nên những quần xã thực vật đặc trưng, là nơi cư trú, bãi đẻ và nuôi dưỡng ấu trùng của các loài thủy hải sản của cả vùng Vịnh Thái Lan rộng lớn. Mũi Cà Mau cũng là nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa đa dạng, đặc sắc của ba dân tộc sinh sống chính: Kinh, Hoa, Khmer. Có nhiều lễ hội lớn thu hút người dân trong và ngoài tỉnh tham gia...mang đậm bản sắc văn hóa của những người dân Nam Bộ đầu tiên đi khẩn hoang mở đất. Song, KDTSQ là một vấn đề mới đối với Cà Mau nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Việc thành lập BQL chung có đầy đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc quản lí đồng thời về rừng, về nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử...là một thách thức lớn đối với tỉnh. Hiện nay, qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, VQG U Minh Hạ, là một phần của KDTSQTG Mũi Cà Mau nhưng chưa thu hút được du khách, mặc dù giao thông từ thành phố Cà Mau đến vườn khá thuận lợi. Đối với KDL Mũi Cà Mau, đa số du khách đến đây vì mong muốn tham quan cột mốc - điểm cuối cùng của Tổ Quốc. Có rất ít du khách biết đến thương hiệu KDTSQTG cũng như đến đây với mục đích tìm hiểu về độ đa dạng sinh học của VQG. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 33 - Cả VQG U Minh Hạ và cụm du lịch Mũi Cà Mau đều chưa có hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với tài nguyên du lịch rừng và biển, chưa xây dựng được các mô hình giới thiệu văn hóa của địa phương như: các sinh hoạt dưới tán rừng, nghề làm khô, đờn ca tài tử...đến với du khách. Chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hóa của DLST. Trên toàn tỉnh Cà Mau và riêng các điểm du lịch của KDTSQTG Mũi Cà Mau chưa có biện pháp tuyên truyền về lợi ích, về tài nguyên vô cùng quý giá mà KSQ mang lại để người dân Cà Mau, nhất là cho cộng đồng xung quanh KSQ hiểu và ý thức được giá trị của tài nguyên để khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả và bền vững. Hiện nay, vai trò người dân trong hoạt động DLST tại cả hai VQG đều vô cùng mờ nhạt. II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với chính phủ và các cơ quan Trung ương Sớm xây dựng một chiến lược quốc gia, ban hành các văn bản pháp lý, những tiêu chí, tiêu chuẩn về DLST tại các KDTSQTG. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức về DLST cho các tầng lớp nhân dân; có chương trình đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể đối với cán bộ làm việc trong ngành DLST, đặc biệt là cán bộ công tác trực tiếp tại các KSQ và xây dựng hệ thống chứng nhận quản lí chất lượng DLST. Xây dựng các sản phẩm DLST tiêu biểu cho từng KSQ trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu và tiến hành các chương trình xúc tiến quảng bá mạnh mẽ thương hiệu KDTSQTG để thu hút nhiều khách DLST đích thực. Đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của Cà Mau vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu, tạo điều kiện cho các dự án du lịch lớn được đầu tư tại Cà Mau. Quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển, cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch vụ cho tỉnh cực Nam xa xôi, còn nhiều điều kiện khó khăn để phát huy tiềm năng DLST, phát triển du lịch KDTSQTG. Xác định vị trí quan trọng của Cà Mau, của KSQ Mũi Cà Mau trong chiến lược phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển chiến lược sản phẩm, cũng như hỗ trợ GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 34 - Cà Mau về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực 2. Đối với Sở Văn hóa - thể thao và du lịch và chính quyền địa phương 2.1. Đối với vấn đề cơ chế chính sách Phê duyệt Quy hoạch tổng thể, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chương trình , nghiên cứu xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án cho việc phát triển du lịch trong thời gian tới. Triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi phát triển du lịch tại các khu vực có tiềm năng, triển vọng, nhất là KSQ. Có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, miễn thuế cho các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp. Chú trọng vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ích lợi đối với bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường. Có chính sách cụ thể về những lợi ích kinh tế mà hoạt động DLST chia sẻ cho cộng đồng địa phương. Kiến nghị đưa ra chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu, gấp rút quy hoạch, sắp xếp lại dân cư ven biển, phát huy năng lực cộng đồng trong bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn gấp các hành vi xâm hại trực tiếp đến tài nguyên. Tăng cường cung cấp hệ thống điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước tại các địa bàn phát triển hoạt động du lịch. 2.2. Đối với vấn đề về cơ sở lưu trú, ẩm thực và giải trí Kêu gọi đầu tư trong và ngoài tỉnh cho các dự án nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng tại cụm du lịch Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ. Theo dõi các dự án thi công đúng tiêu chuẩn sinh thái, phù hợp bản sắc văn hóa địa phương. Đầu tư các loại hình du lịch giải trí tương xứng với cảnh quan, với tiềm năng sinh thái to lớn của KSQ. 2.3. Đối với công tác đào tạo nhân lực, giáo dục sinh thái Kiến nghị tiến hành gấp việc gửi cán bộ nhân viên theo học các chương trình về lĩnh vực du lịch nói chung và DLST nói riêng để thành lập đội ngũ quản lí và nhân viên, hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng về môi trường tự nhiên, môi trường nhân GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 35 - văn và đặc biệt là nền văn hoá bản địa cho hoạt động du lịch hiệu quả tại KDTSQ Mũi Cà Mau. Xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư vào chi phí và phương thức quảng bá, tuyên truyền thương hiệu KDTSQTG Mũi Cà Mau. Trong đó, nội dung quảng bá và tuyên truyền phải được nghiên cứu bởi những nhà du lịch chuyên nghiệp. Thường xuyên điều tra ý kiến của du khách để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách mà không làm ảnh hưởng tới giá trị bền vững của du lịch sinh thái. Thường xuyên mở các buổi tuyên truyền cho người dân về vệ sinh nhà ở, khu vực xung quanh và phương thức tham gia du lịch sinh thái để đón khách. GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU - 36 - TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 - Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Sở văn hóa, thể thao và du lịch, Báo cáo tổng hợp. [2]. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau thời kì 2003 - 2010 và định hướng đến 2020, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, Sở Ngoại vụ du lịch, - Báo cáo tổng hợp. [3]. Hồ sơ đề cử Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cơ quan quản lí: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau - 2008. [4]. Hướng dẫn quản lí khu bảo tồn thiên nhiên - Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế, biên tập: Nguyễn Hữu Dũng, Cục kiểm lâm, Bộ NN&PTNT, Nguyễn Hải Yến, UICN Việt Nam, Cơ quan xuất bản: IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. [5]. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục. [6]. Phạm Trung Lương - Hoàng Hoa Quân - Nguyễn Ngọc Khánh - Nguyễn Văn Lanh - Đỗ Quốc Thông, Du lịch sinh thái - Những vấn đề lĩ luận phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục - 2002. [7]. Cao Thị Tuyết Lan, Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái cùng đồng bằng Sông Cửu Long, Luận văn. [8]. Trần Thị Thúy Lan, Du lịch sinh thái văn hóa Khmer vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Khóa luận tốt nghiệp, niên khóa 2005 - 2009. [9]. Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch và đầu tư tỉnh Cà Mau, Sở văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau, NXB Thông Tấn - 2010. Các trang web: - www.unesco.org/new/en/unesco/ - www.kiengiang.gov.vn - Hoian.Vn - Camau.gov.vn - www.dulichvietnam.com.vn - www.mabvietnam.net - www.web-du-lich.com - www.toquoc.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề cương-tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyền thế giới mũi cà_.pdf
Tài liệu liên quan