Câu 1: Thông qua một số triết gia tiêu biểu của khuynh hướng duy vật anh (chị) hãy làm rõ những tư tưởng biện chứng của thiết học Hy Lạp la mã cổ đại.
Câu 2: Tại sao nói mối quan hệ giữa đức tin và lý tính là vấn đề trung tâm của triết học Tây Âu thời trung cổ
Câu 3: Bằng những kiến thức triết học anh (chị) hãy làm rõ đặc điểm triết học thời kỳ phục hưng ở Tây Âu.
Câu 4: Anh (chị) hãy làm rõ vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận là một trong những trọng tâm của thiết học Tây Âu thời cận đại.
Câu 5: Từ lập trường triết học duy vật biện chứng anh (chị) hãy đánh giá về chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoi-ơ-bắc.
Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày triết lý của Phật giáo về thế giới và con người.
Câu 7: Triết học Trung Hoa cổ đại:
+ Khổng tử
+ Lão Tử
+ Pháp Gia
Câu 8. Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin và ở nước ta hiện nay
Câu 9. Thống nhất nguyên tắc giữa lý luận và thực tiển trong triết học Mác - Lênin (nhận định của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin)
Câu 10. Chủ nghĩa duy vật Mác - Lênin cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học
28 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của thực tế xã hội lúc bấy giờ đó là nó thể hiện nguyện vọng của giai cấp Tư sản Đức lúc bấy giờ là muốn đấu tranh để giải phóng con người với tư cách là cá nhân thoát ra khỏi những ràng buộc của phong kiến do vậy ở khía cạnh xã hội con người của ông phản ánh nguyện vọng của giai cấp Tư sản.
Con người trong triết học của Phơ bách là con người phi lịch sử, phi giai cấp đứng trên các quan hệ xã hội, vì vậy đó là con người không hiện thực và con người kiểu như vậy thì không cần đến Phoi-ơ-bắc giải quyết, mà chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật trước đó đã giải quyết, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật Pháp.
Như vậy nếu CNDV ở Phoi-ơ-bắc là một bước tiến lên của CNDV thì Phoi-ơ-bắc lại tiếp tục "say rượu" (duy tâm) trong lịch sử và xã hội. Qua đó có thể khẳng định rằng vấn đề con người trong Phoi-ơ-bắc vẫn là vấn đề bỏ ngõ, mang tính duy tâm rộng mở.
Con người trong Phoi-ơ-bắc là con người không hoạt động thực tiễn vì vậy lí luận của ông chỉ là lí luận suông. Do không hiểu rõ bản chất của con người một cách khoa học, Phoi-ơ-bắc đã lấy tình yêu thương của con người làm bản chất của con người và xem đó là động lực để gắn kết con người lại với nhau. cuối cùng ông ta đã tạo ra một tôn giáo mới đó là "tôn giáo tình yêu" ở đó mọi người được tôn trọng nhau, thay nhau làm "Chúa" của nhau.
Phoi-ơ-bắc là nhà triết học duy vật sog trong triết học của ông đã không áp dụng một cách đến cùng chủ nghĩa duy vật. Nhìn chung các quan điểm củ ông về con người cũng có nhiều điểm hợp lí nhất định: Thứ nhất nó thể hiện quan điểm duy vật khi khẳng định con người cũng như xã hội loài người là sản phẩm của tự nhiên. Thứ hai, ông đề cao tính cá thể của mỗi người. điều này thể hiện nguyện vọng của giai cấp Tư sản Đức lúc bấy giờ muốn đấu tranh đòi giải phóng nhân cách cá nhân con người khỏi mọi hệ thống giáo lí, trật tự xã hội hà khắc của nước Đức phong kiến quý tộc. Tuy nhiên hạn chế của Phơ bách là ở chổ ông không nhận thấy được bản chất xã hội của con người, cũng như vai trò hoạt động của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới, mực dù đôi khi ông có nhắc đến sự hoạt động của con người, tuy vậy con người trong triết học của ông là con người phi lịch sử, phi giai cấp, phi dân tộc và vì thế cực kì trừu tượng chứ không cụ thể. Ông phê phán tôn giáo nhưng thực tế ông chỉ phê phán thiên chúa giáo mà thôi, còn tôn giáo nói chung, theo ông vẫn cần thiết đối với đời sống con người.
Tóm lại CNDV của Phoi-ơ-bắc chưa thật sự là duy vật đó là triết lí của một nhà duy vật nhưng duy tam trong giải quyết con người. Vì vậy trong quan điểm về lịch sử, xã hội con người trong triết học của ông được xếp đồng hàng với các nhà duy tâm và ông là nhà triết học tiêu biểu nhất trong quan niệm, đánh giá về duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội.
Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày triết lý của Phật giáo về thế giới và con người.
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, với khoảng 350 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các nước ĐNA. Ra đời vào giữa thế kỷ VI TCN ở vùng bắc Ấn Độ (nay thuộc Nepal). Người sáng lập ra đạo phật là Si-đa-ta, sau khi thành phật ông có tên là Thích-ca- mâu-ni. Kinh điển phật giáo hiện nay rất đồ sộ, gồm ba bộ phận gọi là Tam Tạng, gồm: Tạng kinh (ghi lại những thuyết pháp của Thích-ca-mâu-ni), Tạng luật (ghi lại giáo điều, giới luật), Tạng luận (là những tác phẩm bình chú giải thích về kinh phật). Tư tưởng chính học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích-ca-mâu-ni.
- Về thế giới quan: khác với đạo Bàlamôn, quan điểm luân hồi của đạo phật không phải là một vòng luẫn quẩn mà thoát ra khỏi cái vòng đó, trở thành giác ngộ ở cõi nát bàn. Phật giáo không thừa nhận có đấng sáng tạo, nghĩa là thế giới chúng ta kể thế giới vật chất và tinh thần không do ai sáng tạo ra hết, các sự vật hiện tượng chỉ là sự kết hợp của vật chất và danh. Nó được thể hiện ở các quan điểm chính sau đây:
+ Duyên khởi: vạn vật đều do nhân duyên mà có. Nhân duyên là nguyên nhân và điều kiện. Duyên giúp cho nhân biến thành quả. Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Duyên khởi từ tâm mà ra, tâm là cội nguồn của vạn vật. Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả tức không có vị thần tối cao nào tạo ra thế giới. Quan niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường.
+ Vô ngã: không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng. Trong thế giới, vạn vật và con người được cấu tạo từ các yếu tố sắc như đất, nước, lửa, gió và danh, tức tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức chứ không có đại ngã và tiểu ngã.
+ Vô thường: không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu cả.Trong thế giới, sự xuất hiện của vạn vật là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và danh, khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất đi. Điều này có nghĩa là vạn vật luôn nằm trong chu trình sinh - trụ - dị - diệt, chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo, vô cùng theo luật nhân quả.
Như vậy, thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác. Thế giới quan chỉ là điều kiện, còn triết lý Phật giáo nằm trong Nhân sinh quan.
- Về nhân sinh quan: là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy, được trình bày trong thuyết Tứ diệu đế (bốn chân lý tuyệt diệu, linh thiêng) với bốn bộ phận là: khổ đế, nhân đế, diệt đế và đạo đế. Nhân sinh quan đầy tính nhân bản, duy tâm chủ quan, không tưởng và thần bí. Triết lý của Phật giáo là cái khổ và mục đích của Phật giáo là giải khổ. Cái quan trọng của đạo phật là giải thích được vì sao con người ta khổ. Theo đạo Phật người ta khổ vì không nhận thức được biến hóa hợp hợp tan tan ở trong vũ trụ. Tóm lại do không biết được rằng mọi cái đều vô thường nên nghĩ rằng mọi cái là thường, từ đó nãy sinh ra lòng tham, lòng khát, nên phải tìm cách để thỏa mãn. Chính ham muốn đó đã dẫn con người khỗ từ kiếp này sang kiếp khác, gọi là luân hồi, và kết quả của kiếp trước là nguyên nhân của kiếp sau gọi là nghiệp báo. Nếu không tin, không hướng thiện…ngày càng sa vào vòng tội lỗi thì nghiệp báo càng khốc liệt. Để giải thoát con người khỏi kiếp nạn trầm luân đó thì đạo Phật đã đưa ra Tứ diệu đế, để làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân, con đường giải thoát khỏi khổ.
+ Khổ đế: là lý luận về những nỗi khổ rõ ràng ở thế gian. Theo Phật có 8 nỗi khổ là sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, sở cầu bất đắt, oán tăng hội và ngũ uẩn.
+ Tập đế: là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người. Phật giáo cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ khi không thoát ra khỏi dòng sông luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam, ngu dốt và si mê, được gọi là Tam độc (tham, sân, si) gây ra. Nhân đế còn được diễn giải trong thuyết Thập nhị nhân duyên gồm vô minh, hành, thức, danh - sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử. Trong 12 nguyên nhân trên, vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh.
+ Diệt đế: là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống để đạt đến niết bàn. Khi vô minh được khắc phục thì tam độc biến mất, luân hồi chấm dứt, niết bàn sẽ xuất hiện. Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của PG vì nó vạch ra cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống tốt đẹp hơn. PG thể hiện khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc “tuyệt đối”, muốn hướng khát vọng chân chính của con người.
+ Đạo đế: là lý luận về con đường diệt khổ, giải thoát. Nó thể hiện nội dung cơ bản trong thuyết Bát chính đạo, khi đã đạt được bát chính đạo thì thực hiện được chân lý vô nhân ngã, nghĩa là không có người và cũng không có ta, đưa chúng sinh đến nát bàn, đó là: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định. Bát chính đạo là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn… về thực chất, thực hành bát chính đạo là khắc phục tam độc bằng cách thực hiện tam học gồm: giới, định và tuệ. Trong đó, tham được khắc phục bằng định, si được khắc phục bằng tuệ.
Phật giáo khuyên chúng sinh thực hành Ngũ giới, rèn luyện Tứ đẳng…, Phật giáo phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo xã hội bất công, đòi bình đẳng công bằng xã hội, khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ về điều thiện và làm điều thiện. Như vậy, nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản sâu sắc nhưng cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan.
C©u 5: T tëng c¬ b¶n cña triÕt häc Khæng Tö
Khæng Tö (551 - 479 TCN) ngêi s¸ng lËp nho gi¸o. Khæng Tö tªn thËt lµ Khæng Kh©u, tªn ch÷ lµ Khæng Ni, sinh ë Khóc Phô níc Lç. Gia ®×nh «ng thuéc lo¹i nghÌo. ¤ng ham häc thÝch nghiªn cøu thi, th, lÔ, nh¹c ®êi tríc. Khæng Tö lµ nhµ t tëng lín, cã ¶nh hëng tíi v¨n ho¸ Trung Quèc, TriÒu Tiªn, NhËt B¶n, ViÖt Nam. Tµi liÖu chñ yÕu ®Ó nghiªn cøu Khæng Tö lµ cuèn LuËn ng÷, ghi l¹i lêi cña Khæng Tö vµ häc trß. HiÖn nay Lç luËn ng÷ ®îc xem lµ b¶n chÝnh. Trong cuéc ®êi cña Khæng Tö cã 4 ®iÒu cÊm kþ:
+ Kh«ng ra vµo suy nghÜ trèng rçng, Trung Quèc coi Khæng Tö lµ cha ®Î cña chñ nghÜa thùc dông, lµ chñ nghÜa bµn ®Õn nh÷ng c¸i cã Ých cho cuéc sèng cña con ngêi.
+ Kh«ng nghiªm ngÆt trong ph¸n ®o¸n cña m×nh, kh«ng b¶o thñ trong nhËn xÐt cña m×nh.
+ Kh«ng biÓu thÞ th¸i ®é ngoan cè.
+ Kh«ng nghÜ vÒ b¶n th©n m×nh.
Về t tëng cña Khæng Tö:
T tëng vÒ b¶n thÓ luËn vµ biÕn dÞch
Tríc hÕt, Khæng Tö kh¼ng ®Þnh: "Thiªn, ®Þa, v¹n vËt nhÊt thÓ", tøc trêi ®Êt, v¹n vËt trong vò trô lµ mét thÓ thèng nhÊt, giao hoµ víi nhau.
Giao hoµ thÓ hiÖn ë chç: chóng tù sinh thµnh, tù vËn ®éng, tù biÕn ho¸ kh«ng ngõng nghØ theo ®¹o, tøc lµ cã tÝnh quy luËt. Sù vËn ®éng, biÕn ®æi ®ã lµ do sù t¬ng t¸c gi÷a ©m vµ d¬ng trong mét thÓ thèng nhÊt vµ cã quy luËt thÓ hiÖn ë chç: c¸i lùc v« h×nh m¹nh mÏ lµm cho d¬ng ph¸t triÓn cùc ®é vµ ho¸ ra ©m, vµ ©m ®Õn cùc ®é ho¸ ra d¬ng. Vµ c¸i gi÷ cho ©m - d¬ng, trêi - ®Êt trung hoµ ®ã lµ ®¹o; ®o¹ lµ huyÒn bÝ, lµ linh diÖu, nã lan to¶ kh¾p trong vò trô nªn kh«ng ai cã thÓ cìng ®îc ®¹o mµ ph¶i chÊp nhËn ®¹o. V× thÕ, c¸i cao nhÊt, quyÕt ®Þnh nhÊt lµ thiªn m¹nh, c¸i sÏ quyÕt ®Þnh sù vËn ®éng, biÕn ®æi, diÖt vong cña thiªn ®Þa, v¹n vËt.
Khæng Tö tin vµo m¹nh trêi:
+ Trêi lµ ®Êng chóa tÓ, cã nh©n c¸ch, ý chÝ, t×nh c¶m... ¤ng nãi: "M¾c téi víi trêi, kh«ng cßn cÇu khÈn g× ®îc n÷a"; "Ta dèi ai, dèi trêi ch¨ng?"; "Trêi sinh ®øc ë n¬i ta"; trêi cã nãi g× ®©u, mµ bèn mïa ®Òu vËn hµnh, tr¨m vËt ®Òu sinh trëng".
+ §¹o cã thi hµnh ®îc hay kh«ng lµ do thiªn mÖnh. B¶n th©n «ng kÕ thõa ®¹o nhµ Chu còng do mÖnh trêi. Khi bÞ v©y khèn ë Khu«ng, «ng nãi: "Trêi mµ muèn døt bá c¸i v¨n ho¸ nµy th× ta ®©y kh«ng ®îc dù vµo c¸i v¨n ho¸ Êy. Trêi mµ cha muèn døt bá c¸i v¨n ho¸ Êy, th× ngêi níc Khu«ng lµm g× ®îc ta".
+ Trêi vµ ngêi cã t¸c dông t¬ng hç víi nhau, tøc hiÖn tîng tù nhiªn cã ¶nh hëng ®Õn ®o¹ ®øc con ngêi vµ ngîc l¹i ®¹o ®øc con ngêi còng cã ¶nh hëng ®Õn c¸c hiÖn tîng tù nhiªn. Kinh Th nãi: "§øng ®¾n th× ma ph¶i thêi; yªn æn th× n¾ng ph¶i thêi; mu trÝ th× l¹nh ph¶i thêi; th¸nh minh th× giã ph¶i thêi". "Ng«ng cuång th× ma lu«n; tiÕm lo¹n th× n¾ng lu«n; nãng n¶y th× l¹nh lu«n; u mª th× giã lu«n".
+ ¤ng nãi víi Tö H¹: " Sinh tö h÷u m¹ng, phó quý t¹i thiªn", «ng cho r»ng kh«ng hiÓu m¹nh trêi th× kh«ng ph¶i lµ ngêi qu©n tö, hay nãi c¸ch kh¸c lµ ngêi qu©n tö th× ph¶i tu©n theo m¹nh trêi.
¤ng cßn cho r»ng ®· lµ ngêi qu©n tö th× kh«ng chØ m¹nh trêi mµ cßn ph¶i sî bËc ®¹i nh©n, tøc lµ sî chö tÝn, sî c¸i uy vµ ph¶i biÕt nghe lêi th¸nh hiÒn.
Ngoµi m¹nh trêi theo «ng con ngêi cßn chÞu sù chi phèi cña quû thÇn, lµ lùc lîng linh thiªng cÇn ph¶i tr¸nh xa. Quû thÇn lµ do khÝ thiªng trêi ®Êt t¹o ra, tai ta kh«ng nghe thÊy, m¾t ta kh«ng nhËn thÊy nhng nã tån t¹i bªn c¹nh chóng ta. Chóng ta ph¶i kÝnh cÈn quû thÇn nhng ph¶i tr¸nh xa b»ng c¸ch kh«ng nªn bµn luËn, kh«ng nªn sïng b¸i quû thÇn. §èi víi quû thÇn, sèng chÕt, «ng cã th¸i ®é kÝnh nhi viÔn chi: " Cha biÕt thê ngêi, sao biÕt thê quû", "Cha biÕt c¸i sèng, lµm sao biÕt c¸i chÕt".
Tãm l¹i, quan ®iÓm b¶n thÓ luËn vµ biªn dÞch cña khæng tö cã m©u thuÈn: mét mÆt «ng thõa nhËn thÕ giíi lµ mét chØnh thÓ lu«n vËn ®éng, biÕn ho¸ do søc m¹nh ©m - d¬ng mang l¹i, ®iÒu ®ã cho thÊy trong triÕt häc cña «ng cã t tëng duy vËt vµ t tëng biÖn chøng. Nhng khi gi¶i thÝch vÒ nguån gèc cña ©m - d¬ng th× «ng ph¶i biÖn dÉn ®Õn thiªn m¹nh, quû thÇn, ®iÒu nay vÒ sau ®· bÞ c¸c häc nho khuyÕch ®¹i lªn vµ giai cÊp thèng trÞ lîi dông ®Ó mÞ d©n.
Quan niÖm cña Khæng Tö vÌ chÝnh trÞ - ®¹o ®øc
Khæng Tö nãi: " T«i cha thÊy ai yªu ®øc nh yªu s¾c ®Ñp cña phô n÷", " lÊy thiÖn b¸o ¸c lµ ngêi ngu xuÈn v× khi ®ã lÊy g× b¸o thiÖn", " ngêi qu©n tö nghÜ vÒ ®¹o chø kh«ng nghÜ vÒ ¨n uèng", " ®èi víi con ngêi lßng nh©n ¸i quan träng h¬n níc víi löa, t«i thÊy cã ngêi chÕt v× níc víi löa chø cha ai chÕt v× lßng nh©n ¸i", "ë ®êi lÔ vËt cao nhÊt mµ mäi ngêi giµnh cho nhau ®ã lµ lßng bao dung"...
Toµn bé nh÷ng quan niÖm vÒ t tëng - chÝnh trÞ - ®¹o ®øc - x· héi cña Khæng Tö lµ nh»m gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò bøc b¸ch cña thêi kú Xu©n Thu, gi¶i quyÕt nh÷ng mèi quan hÖ ®· bÞ suy vÞ, tha ho¸ thêi ®ã.
Víi Khæng Tö, x· héi lµ mét thÓ c¸c mèi quan hÖ gi÷a ngêi víi ngêi, gi÷a gia ®×nh vµ x· héi, gi÷a trêi vµ ngêi. Nhng c¸i lâi, c¸i trung t©m cña quan hÖ x· héi lµ ®¹o ®øc. Vµ ®êng lèi cña Khæng Tö lµ ®óc trÞ. §¹o ®øc lµ gèc, lµ ®êng lèi cña chÝnh trÞ vµ chÝnh trÞ ®îc thùc hiÖn b»ng ®¹o ®øc, c¸i ®iÒu chØnh quan hÖ x· héi lµ ®¹o ®øc, «ng viÕt: "lÊy ®¹o ®øc ®Ó lµm chÝnh trÞ, vÝ nh sao b¾c thÇn ë yªn mét chç mµ mäi sao kh¸c ®Òu híng vÒ nã". ChÝnh v× thÕ, nh÷ng ngêi lµm chÝnh trÞ ph¶i lµ nh÷ng ngêi cã ®¹o ®øc vµ ph¶i lu«n trao dåi ®¹o ®øc, tu th©n theo: nh©n, nghÜa, lÔ, trÝ, tÝn.
ChÝnh trÞ lµ thñ ®o¹n cña giai cÊp, vÊn ®Ò lµ môc ®Ých cña thñ ®o¹n lµ g× cho nªn ngêi lµm chÝnh trÞ ph¶i lµ ngêi cã nh©n.
Ch÷ nh©n
Ch÷ nh©n thÓ hiÖn ë chç: Víi gia ®×nh, ngêi lµm chÝnh trÞ ph¶i thÓ hiÖn ®îc lµ ngêi chñ hoµ thuËn, ph¶i lµ ngêi tÒ gia, sau ®ã míi cã thÓ trÞ quèc, b×nh thiªn h¹.
Ch÷ nh©n lµ h¹t nh©n c¬ b¶n trong ®øc cña Khæng Tö, ®ã lµ ®øc cña trêi ®Êt, lµ gèc cña ®iÒu nghÜa, ®iÒu trÝ, ®iÒu tÝn, ®iÒu dòng; tãm l¹i lµ gèc cña ngêi qu©n tö. Ngoµi ra nh©n lµ c¸i quyÕt ®Þnh mèi quan hÖ gi÷a con ngêi víi con ngêi. V× thÕ mµ nh©n trong triÕt häc cña Khæng Tö lµ ®a nghÜa, ®a d¹ng vµ tuú vµo tõng trêng hîp cô thÓ mµ ®îc hiÓu kh¸c nhau. Song hiÓu theo c¸ch nµo th× nh©n vÉn lµ c¸i gèc cña ®¹o ®øc, cña x· héi.
Theo Khæng Tö: S÷a m×nh theo lÔ lµ nh©n, yªu ngêi lµ nh©n, nãi Ýt th× gÇn víi ®iÒu nh©n. Cßn nh÷ng ngêi thÝch ¨n mÆc trau chuèt, ¨n nãi s¾c s¶o lµ Ýt cã ®øc nh©n. Nhng cã lÏ, ®iÒu quan träng lµ ®iÒu g× m×nh kh«ng muèn th× ®õng lµm cho ngêi, c¸i g× m×nh muèn lËp th× còng lËp cho ngêi kh¸c, c¸i g× m×nh muèn ®¹t th× còng mong cho ngêi kh¸c thµnh ®¹t. Nh vËy lµ nh©n cña Khæng Tö ®èi lËp víi c¸i Ých kû, ®©y lµ quan niÖm cã nh÷ng gi¸ trÞ nhÊt ®Þnh vµ quan niÖm nµy ph¶ng phÊt trong PhËt gi¸o sau nµy.
Theo «ng nh©n quy ®Þnh ®éng c¬ cña ngêi lµm viÖc. Tríc hÕt ph¶i lµm nh÷ng viÖc khã kh¨n råi míi nghÜ ®Õn hëng thô, thu ho¹ch. VÒ mÆt nhËn thøc: cã nh©n lµ ngêi cã trÝ v× cã trÝ míi ph©n biÖt ®©u lµ thiÖn, lµ ¸c vµ ngêi cã nh©n ph¶i cã dòng ®Ó d¸m nhËn ra sai lÇm cña m×nh.
Tuy nhiªn trong quan niÖm vÒ ch÷ nh©n cña Khæng Tö cã ®iÓm m©u thuÉn: «ng rÊt ®Ò cao ch÷ nh©n nhng víi «ng ch÷ nh©n chØ giµnh cho nh÷ng ngêi qu©n tö, cßn kÎ tiÓu nh©n kh«ng cã nh©n. ¤ng nãi: "ngêi qu©n tö cã khi ph¹m vµo ®iÒu bÊt nh©n nhng cha hÒ cã kÎ tiÓu d©n cã nh©n".
Cã thÓ nãi nh©n lµ c¸i trë thµnh häc thuyÕt nh©n trÞ, ®øc trÞ trong Khæng Tö nhng ®Ó nh©n trÞ ®i vµo ®êi sèng hiÖn thùc th× Khæng Tö ®Ò ra t tëng chÝnh danh.
Häc thuyÕt chÝnh danh:
Sù vËt tån t¹i kh¸ch quan, ®Ó biÓu hiÖn nã ph¶i dïng ng«n ng÷. C¸i ng«n ng÷ ®Ó biÓu hiÖn ®ã lµ danh. Danh ®èi lËp víi thùc. Danh cã néi hµm. Sù lu«n thay ®æi nªn néi hµm cña danh còng lu«n thay ®æi. Nhng ng«n ng÷ l¹i cã tÝnh æn ®Þnh nªn danh thêng l¹c hËu h¬n hiÖn thùc, kh«ng thay ®æi kÞp so víi hiÖn thùc tÊt x· héi cã biÕn lo¹n.
Theo Khæng Tö, x· héi lo¹n l¹c lµ do danh kh«ng chÝnh, tøc danh kh«ng phï hîp víi thùc, tõ ®ã lµm cho kû c¬ng phÐp t¾c ®¶o lén. ¤ng nãi: "chÝnh sù lµ lµm cho mäi viÖc ngay th¼ng, c«ng minh". Mçi ngêi ®Òu cã mét ®Þa vÞ, bæn phËn nhÊt ®Þnh, vµ t¬ng øng víi nã lµ mét danh nhÊt ®Þnh. Mçi danh ®Òu cã nh÷ng tiªu chuÈn riªng. Ngêi nµo mang danh nµo ph¶i thùc hiÖn nh÷ng tiªu chuÈn cña danh ®ã nÕu kh«ng ph¶i gäi b»ng danh kh¸c. "ChÝnh lµ lµm cho mäi viÖc ngay th¼ng". ChÝnh danh lµ vua cho ra vua, t«i cho ra t«i, cha cho ra cha, con cho ra con ( Qu©n qu©n, thÇn thÇn, phô phô, tö tö). ¤ng nãi: "NÕu danh kh«ng chÝnh th× lêi kh«ng thuËn; lêi kh«ng thuËn th× viÖc kh«ng thµnh; viÖc kh«ng thµnh th× lÔ nh¹c kh«ng râ rµng ®îc; lÔ nh¹c kh«ng râ rµng th× h×nh ph¹t kh«ng tróng; h×nh ph¹t kh«ng tróng th× d©n kh«ng biÕt lµm ¨n ra sao". ChÝnh v× vËy, nÕu ®îc mêi tham gia chÝnh sù. Khæng Tö "¾t ph¶i chÝnh danh tríc ®·". ¤ng viÕt s¸ch Xu©n Thu nh»m tuyªn truyÒn häc thuyÕt chÝnh danh.
ChÝnh danh lµ ph¶i t«n träng t«n ti trËt tù, c¸i mµ Nho gi¸o gäi lµ lu©n. Trong Ngò lu©n (vua-t«i, cha-con, anh-em, b¹n-bÌ, qu©n-thÇn, phô-tö, phu-phô, huynh-®Ö, b»ng-h÷u) cã ba mèi quan hÖ c¬ b¶n, tam c¬ng ( qu©n vi thÇn c¬ng, phô vi tö c¬ng, phô vi thª c¬ng). Mçi quan hÖ cã nh÷ng tiªu chuÈn riªng, ch¼ng h¹n qu©n nh©n thÇn trung, phu tõ tö hiÕu, phu xíng phô tßng... Trong n¨m mèi quan hÖ trªn, Khæng Tö chó träng hai mèi quan hÖ: vua-t«i, cha-con.
+ Vua-t«i. Khæng Tö chñ trëng dïng ®øc trÞ, tøc ngêi thèng trÞ, tù lÊy ®¹o ®øc cña m×nh ®Ó c¶m ho¸ ngêi bÞ trÞ lµm cho hä kh«ng chèng l¹i, «ng ph¶n ®èi h×nh, chÝnh (ph¸p trÞ). ¤ng nãi: "NÕu lÊy h×nh vµ chÝnh mµ trÞ th× d©n kh«ng d¸m lµm nhng biÕt hæ thÑn mµ cßn kh«ng d¸m lµm".
Theo «ng, ®èi víi d©n, lßng tin lµ quan träng nhÊt, sau míi ®Õn l¬ng thùc, vµ sau n÷a míi ®Õn binh lùc. Nhµ cÇm quyÒn ph¶i gióp cho d©n giµu cã. Khi ®· giµu råi th× nhµ cÇm quyÒn ph¶i gi¸o ho¸ d©n.
T«i ®èi víi vua ph¶i trung(trung thµnh, hÕt lßng, thµnh t©m)
+ Cha-con. Cha tõ, con hiÕu.
HiÕu ë «ng chñ yÕu ®îc xÐt trªn gãc ®é t©m. HiÕu kh«ng chØ phông dìng ngêi ®· sinh ra m×nh, mµ ph¶i cã lßng thµnh kÝnh, hiÕu k«ng ph¶i nhÊt nhÊt theo cha mÑ mµ phËn lµm con thÊy cha mÑ lÇm lçi ph¶i can gi¸n mét c¸ch nhÑ nhµng.
¤ng nãi: "ChØ xÐt c¸i ®¸ng theo mµ theo míi gäi lµ trung, hiÕu". Qu©n cã nh©n th× thÇn míi trung; phô cã tõ th× tö míi hiÕu. §ã lµ quan hÖ hai chiÒu mµ Ýt ngêi ®Ó ý.
Thùc ra trong häc thuyÕt chÝnh danh, Khæng Tö vÉn träng danh h¬n thùc, träng xa h¬n nay, tõ ®ã «ng ®· g¹t bá nhiÒu gi¸ trÞ ®¹o ®øc mang tÝnh nh©n lo¹i.
Quan niÖm cña Khæng Tö vÒ Gi¸o dôc:
Theo Khæng Tö ®Ó x©y dùng mét x· héi th¸i b×nh th× cã 03 viÖc lín cÇn ph¶i lµm:
Lµm cho d©n ®«ng.
lµm cho d©n trÝ.
D¹y cho d©n biÕt lÔ nghÜa.
Cã thÓ thÊy, trong Khæng Tö ®êng lèi chÝnh trÞ chi phèi gi¸o dôc; d¹y cho ngêi ta biÕt, ngêi ta hiÓu cã hiÖu qu¶ gÊp mÊy lÇn b¹o lùc, ph¸p luËt. Víi quan niÖm ®ã, Khæng Tö kh¼ng ®Þnh: Gi¸o dôc lµ cÇn thiÕt cho mäi ngêi, h÷u gi¸o v« lo¹i. Bëi v× kh«ng cã gi¸o dôc th× con ngêi gièng nh viªn ngäc kh«ng mµi th× cuòng v« dông, ngêi kh«ng häc lµ ngêi v« ®¹o vµ muèn còng lµm còng kh«ng biÕt ®©u mµ lµm.
Néi dung gi¸o dôc cña Khæng tö lµ nh©n, lÔ, nghÜa, trÝ, tÝn; tãm l¹i nã thÓ hiÖn ®êng lèi chÝnh trÞ. Trong ®ã, ch÷ nh©n lµ trung t©m, tiÕp ®Õn lµ lÔ.
Quan ®iÓm míi cña «ng trong gi¸o dôc lµ ®Ò cao viÖc nªu g¬ng, lµm g¬ng kÕt hîp víi thuyÕt gi¸o tuú nghi, tuú ®èi tîng mµ nªn nãi c¸i g×. Ngêi häc ph¶i næ lùc suy nghÜ, ®Ó t©m t×n ra ®Çu mèi ph¶i kÕt hîp gi÷a häc víi hµnh, gi÷a tri thøc víi cuéc sèng. ¤ng nãi: "§äc thuéc 300 kinh th nhng giao cho viÖc hµnh chÝnh mµ kh«ng lµm ®îc th× kh«ng Ých g×".
§èi tîng häc theo «ng kh«ng ph¶i nh÷ng tri thøc vÒ s¶n xuÊt.
MÉu ngêi ®µo t¹o cña «ng lµ qu©n tö. Qu©n tö chñ yÕu chØ phÈm chÊt ®¹o ®øc mµ ngêi ®ã ®¹t ®îc. Theo «ng, chøc tíc, giµu sang cha ch¾c lµ ngêi qu©n tö; nghÌo cha h¼n lµ kö tiÓu nh©n. Qu©n tö ph¶i ®¹t ®îc 9 ®iÒu: 1. Nh×n cho minh b¹ch, 2. nghe cho râ rµng, 3. s¾c mÆt lu«n «n hoµ, 4. tíng m¹o ®oan trang, 5. nãi n¨ng trung thùc, 6. lµm viÖc trong sù kÝnh cÈn, 7. cã nghi hoÆc ph¶i hái, 8. khi giËn ph¶i nghÜ ®Õn hËu qu¶, 9. thÊy lîi ph¶i nghÜ ®Õn nghÜa.
Môc ®Ých häc lµ ®Ó lµm quan g¸nh v¸c viÖc quèc gia ®¹i sù. Häc ®Ó tu nh©n, tÒ gia trÞ quèc, b×nh thiªn h¹, ®ã lµ ®êng ®i cña ngêi qu©n tö. Ngêi qu©n tö ph¶i cã nh©n, trÝ, dòng. Nh©n lµ kh«ng lo, trÝ lµ kh«ng lÇm, dòng lµ kh«ng sî.
Qu¸ tr×nh gi¸o dôc, Khæng Tö yªu cÇu ph¶i trùc tiÕp nghiªn cøu v¹t tØ mØ ®Ó n¾m ®îc dÊu hiÖu c¬ b¶n cña sù vËt, cã nghÜa lµ «ng ®Ò cao ph¬ng ph¸p d¹y trùc quan. Theo «ng trong gi¶ng d¹y ph¶i t¹o ra niÒm say mª cho ngêi häc vµ ngêi d¹y. §èi víi trß, thÇy ph¶i khiªm tèn vµ trß cã thÓ häc bÊt cø gi¸ nµo. Cßn trß th× ph¶i chñ ®éng t×m tßi, híng tíi tri thøc míi, trß ph¶i ®îc uèn n¾n tõ nhá.
* Gi¸ trÞ vµ ®Þa vÞ cña Khæng Tö:
Häc thuyÕt cña Khæng Tö lµ häc thuyÕt mang tÝnh chÊt ®¹o ®øc - chÝnh trÞ - x· héi h¬n lµ triÕt häc. ¤ng chñ tr¬ng ®êng lèi chÝnh trÞ vµ ®êng lèi nµy lµ ph¹m trï trung t©m quyÕt ®Þnh c¸c ph¹m trï kh¸c.
TriÕt häc cña «ng m©u thuÉn, ®an xen gi÷a duy vËt vµ duy t©m vµ ®iÒu nmµy ®· bÞ giai cÊp thèng trÞ lîi dông, thªm bít tuú tiÖn theo híng duy t©n, thËm chÝ lµ thÇn bÝ ®Ó mÞ d©n.
¤ng lµ nhµ gi¸o dôc vÜ ®¹i, nhng kh«ng ®a ®Õn sù gi¶i phãng trÝ tuÖ vµ tµi n¨ng con ngêi, mµ l¹i ®Ò ra viÖc gi¶i phãng b»ng con ®êng tu dìng ®¹o ®øc.
Häc thuyÕt cña «ng lµ mét thø triÕt häc kh«ng hoµn chØnh c¶i l¬ng, b¶o thñ vµ ®Çy m©u thuÉn; nã cã phÇn tÝch cùc cøu thÕ nhng b»ng con ®êng ®øc trÞ (lÔ trÞ) cã xu híng phôc cæ. T tëng cña «ng ®Õn thêi H¸n Vò §Õ míi chiÕm vai trß ®éc t«n.
Câu 6: Đánh giá về triết học, tư tưởng của Lão Tử:
Lão Tử (579-479 TCN) là người nước Sở, toàn bộ tư tưởng triết học của Lão Tử được gói gọn trong cuốn đạo đức kinh.
Tư tưởng nền tảng của triết học Lão Tử đó là " Đạo". Ý nghĩa mà Lão Tử dành cho "đạo" có hai mặt rất cơ bản:
- "Đạo" là bản nguyên của thế giới vật chất. Đạo không phải là thứ vật thể đặc biệt, cố định mà nó là cái bản nguyên sâu kín, huyền diệu là khối "hỗn độn", "mập mờ". "thấp thoáng", không có đặc tính, hình thể, "nhìn không thấy", "nghe không thấy", "bắt không được", lúc đầu đạo chưa được phân chia, nó vẫn tồn tại tuyệt đối bao khắp cả vũ trụ, có trước trời và đất, và là cái từ đó vạn vật có danh, có tính, có hình, có thể sinh ra. Do "không biết nó tên là gì, nên đặt tên cho nó là đạo, gượng gọi là lớn". Vậy, "Đạo có trước trời đất" ; "Đạo sinh nhất, sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Do chỗ đạo rất huyền diệu, khó nói rõ danh trạng, bỡi vậy Lão Tử lại dẫn một khái niệm khác là "vô"để thể hiện vạn vật trong thiên hạ đều sinh ra từ hữu (tức vạn vật sinh ra từ nhất, nhị, tam), hữu sinh ra từ vô (tức nhất, nhị, tam lại được sinh ra từ đạo).
- Đạo còn là con đường, là quy luật chung về sự sinh thành, biến hoá của mọi vật, hiện tượng trong vũ trụ"
Quy luật chung ấy vừa có trước sự vật, vừa nằm trong sự vật. Quy luật chung về sự biến hoá tự thận của mỗi sự vật gọi là "Đức" vũ trụ. Đức chính là tiềm tại của Đạo. Đức theo Lão Tử là một phạm trù thuộc vũ trụ quan, chứ không phải là phạm trù của luân lí, Lão Tử chỉ rõ rằng Đạo sinh ra, đức nuôi nấng bảo tồn lấy. Nhờ cái lực của Đức mà làm cho bản thể nằm trong hiện tượng biến hoá. Cội nguồn của mọi quy luật chung ấy, theo Lão Tử vật nào cũng có thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc, vừa liên hệ, dựa vào nhau. Ông nói "ai cũng biết đẹp là đẹp, tức là có cái xấu, hai mặt dài ngắn dựa vào nhau mới có chên lệch" và "trong vạn vật, không vật nào không cõng âm bồng dương" Lão Tử cho rằng sự phát triển đến cực điểm thì sẽ trở thành mặt đối lập, với chính nó. Do đó, "Hoạ là chổ dựa của phúc" "phúc là cổ náu của hoạ", gió to không suốt sáng, mưa lớn không suốt ngày, trong thiên hạ "cái mềm làm chủ cái cứng". Đó là quy luật tự nhiên, là "Đạo trời" chi phối sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội.
Phép biện chứng trong TH Lão Tử: Theo Lão Tử, toàn thể xã hội bị chi phối bởi hai quy luật chung. Đó là quy luật bình quân và quy luật phản phục. Luật bình quân là luôn giữ cho sự vật được thăng bằng, theo một trật tự điều hoà tự nhiên, không có cái gì thái quá, bất cập. Ông nói: "cái gì khuyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì cũ thì sẽ mới, cái gì ít sẽ được, đầy sẽ mất". Quá trình vận động của vạn vật còn tuân theo quy luật phản phục, nghĩa là "phát triển đến cực điểm thì sẽ trở thành cái đối lập với chính nó" . Phản phục có nghĩa là vạn vật biến hoá nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn, nhịp nhàng, bất tận như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi qua lại. Vòng tuần hoàn bất tận ấy, Lão Tử gọi là "thiên quân". Phản phục có nghĩa là trở về với đạo tự nhiên "vô vi". Trở về với đạo tự nhiên vô vi là trở về với cái gốc của mình, bền bỉ, lâu dài. Như vậy là "không làm gì cả, mà không gì không làm", tức không làm những gì trái với "đạo".
Quan điểm của Lão Tử về chính trị - xã hội (vô vi).
Mở rộng quan niệm về "Đạo" vào trong đời sống xã hội, Lão Tử đề xướng học thuyết "Vô vi" qua đó ông trình bày quan điểm về nhân sinh hành vi. Lão Tử cho rằng bả tính nhân lọai có hai khuynh hướng. Một khuynh hướng "hữu vi", hữu dục là khuynh hướng can thiệp đến trời đất, con người dẫn đến xa "đạo thường". Khuynh hướng "vô vi" vô dục là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức là hợp thể với đạo, Rời tự nhên là xa đạo, con người sẽ đi đến tiêu diệt. Vì vậy "vô vi" theo nghĩa tự nhiên là "không làm gì". Nhưng trong tư tưởng của Lão Tử, "vô vi" là "đem cái tự nhiên mà giúp một cách tự nhiên, không tư tâm, không vị kỉ" - nghĩa là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không can thiệp, không làm trái với bản tính tự nhiên. Hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời và nếu cần phải "làm" thì hãy "làm cái không làm" (vi - vô vi) một cách kín đáo, khéo léo. Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế vì ông thấy "dân đói vì trên bắt thuế nhiều, dân khó trị vì trên dùng đạo hữu vi, dân mà coi thường cái chết vì quá cầu cái sống". Do đó "đem cái chết mà doạ dân chúng là không ích gì khi ta dồn họ vào nơi tuyệt vọng, và lại còn gây nên nạn đao binh thì hậu quả vô cùng tai hại".
Như vậy, suy nghĩ đến thời cuộc, Lão Tử nghĩ đến cách dùng đạo trị nước - nghĩa là phải áp dụng thuật xử "lấy vô vi mà xử sự, lấy bất ngôn mà dạy đời". Để lập quân bình trong xã hội thì vô vi là trừ khử những thái quá, nâng đỡ cái bất cập, là "bất tranh nhi thiện thắng" bằng đấu tranh theo phép nhu thuật (nhu nhược thắng cương thường). Muốn lấy vô vi mà xử sự, phải có những con người đã gột sạch tâm tư, tự dục, có như vậy thì mới có tinh thần cách mạng với bản thân và xã hội, mới không chịu sự khuất phục của uy quyền, vì họ là đạo. Từ quan điểm "vô vi", Lão tử đã rút ra phương châm sống là "biết tri túc", "không cạnh tranh và bạo động", "công thành thân thoái", "dĩ đức báo oán".
Tóm lại mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng tư tưởng về đạo của Lão Tử đã có những biểu hiện sâu sắc của phép biện chứng, tư tưởng của Lão Tử có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá, tư tưởng của Trung Hoa.
Câu 8: Vấn đề con người trong triết học Mác và ở nước ta hiện nay.
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học, ví dụ: tâm lí học, dân tộc học, đạo đức học, sinh vật học,... nhưng để giải quyết vấn đề chung nhất về con người thì lại là nhiệm vụ của triết học. Triết học chỉ nghiên cứu những quy luật chung nhất liên quan đến nhân sinh quan của con người, khả năng, năng lực của con người,... nhưng triết học Mác không lấy con người làm đối tượng nghiên cứu mà lấy mục đích giải phóng con người làm mục đích nghiên cứu, giải phóng con người.
Sự hình thành vấn đề về con người trong triết học Mác: Ngay từ nhỏ Mác đã trăn trở về vấn đề con người và người ta thường hay lấy tiểu luận lúc còn ở trường tung học phổ thông của Mác để chứng minh điều này. Trong tiểu luận đó ông đã viết một câu nổi tiếng: "Nếu một người chọn nghề trong đó người đó làm được nhiều việc cho nhân loại...". ý tưởng dùng triết học để giải phóng con người, dùng triết học để khắc phục tình trạng tha hoá ở con người Mác đã thể hiện rõ ở quan niệm là: Triết học không chỉ có chức năng giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới.
Triết học Mác không nghiên cứu con người một cách trừu tượng mà nghiên cứu nhận thức con người hiện thực. Mác khẳng định rằng con ngưòi có đời sống hiện thực và đời sống đó nó vận động và biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của hiện thực. Việc biến đổi hiện thực đặc biệt quan trọng là việc biến đổi phương thức sản xuất đó cũng chính là quá trình làm biến đổi cá nhân. Vì vậy sự tha hoá của con người phải tìm ở trong xã hội và đó cũng chính là con người để nhận thức việc giải phóng con người.
Vậy tại sao triết học không lấy con người làm đối tượng nghiên cứu: Vì con người là một khách thể có nội dung hết sức phong phú và sự tồn tại của nó bao hàm nhiều mặt, nhiều quan hệ phức tạp vì vậy nó được nghiên cứu bởi hiều nghành khoa học. Với chức năng của mình (chức năng phương pháp luận) thì triết học không thể giới hạn vào từng mặt đó.
Vấn đề cơ bản của triết học đó là vấn đề giữa tư duy và tồn tại, và đây cũng là vấn đề chung nhất của con người cho nên triết học phải nghiên cứu.
Đối tượng của triết học rất rộng, nó bao quát cả tự nhiên, xã hội và tư duy vì vậy mỗi học thuyết triết học chỉ góp một phần nhất định vào việc nghiên cứu đó, kể cả triết học Mác cũng không thể giải quyết tất cả những vấn đề về con người đựơc.
Vậy bản chất con người là gì ?
Vấn đề bản chất con người trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau. Trước hết quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: CNDT cho rằng bản chất con người là những gì đã được quy định sẳn từ những thế lực siêu tự nhiên. Chẳng hạn Khổng Tử cho rằng: bản tính con người là tính thiện con người khi mới sinh ra như một tờ giấy trắng. Mạnh Tử thì cho rằng khi con người sinh ra thì bản tính của nó là ác.
Với CNDV trước Mác lại duy tâm về vấn đề con người, họ quy bản chất của con người về những bản tính, những trạng huống tâm lí của con người. Không ít những nhà triết học Anh, Pháp kể cả Phoi ơ Bắc mặc dù đã thấy được sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường đối với con người, những không lí giải được sự tác động này trên lập trường khoa học đối với việc hình thành nên bản chất con người, nghĩa là các nhà khoa học đó chỉ xem xét con người, bản chất con người từ gốc độ tự nhiên, ngay bản thân Arixtốt và các nhà duy vật Pháp thì đã thấy con người là một sinh vật - xã hội, nhưng cái tính xã hội đó ở trong con người mà các nhà triết học này nhìn nhận thấy không phải do các quan hệ xã hội tạo thành mà bẩm sinh ra nó đã có tính xã hội (duy tâm).
Vậy triết học Mác giải quyết như thế nào ?
Xuất phát điểm của việc giải quyết bản chất con người là chỉ có thể xem xét con người trong đời sống hiện thực thì mới hiểu đúng đựơc bản chất con người.
Từ đó Ông đi đến định nghĩa bản chất con người: "Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội"
Vậy triết học Mác quên đi mặt tự nhiên của con người ? Với triết học Mác thì con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và xã hội. Như vậy cái sinh học và cái xã hội nó hoà chung với nhau vào trong một thực thể đó là con người. Vì vậy việc phân định giữa mặt sinh học và mặt xã hội chỉ có ý nghĩa tương đối, tức là về mặt nhận thức phải hiểu con người là sự thống nhất giữa mặt sinh học và xã hội (các hoạt động bản năng cảu con người là sự phát triển cao nhất của xã hội).
Vậy triết học Mác có quên vấn đề con người không ?
Yếu điểm của CNDV trước Mác là không thấy được mặt xã hội trong quá trình hình thành con người, đó chính là khuyết điểm trầm kha nhất của CNDV trước Mác. Mác nhấn mạnh bản tính xã hội của con người trong điều kiện xã hội bấy giờ là cần thiết để chỉ rõ khuyết điểm của CNDV trước Mác.
Như vậy người nào nói CNDV Mác bỏ quên mặt xã hội của con người thì người đó đang siêu hình.
Như vậy bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng mà bản chất con người được thể hiện ở trong hiện thực mà thực tế là các quan hệ xã hội đã tạo thành bản chất của con người, trong đó quan hệ về kinh tế là quan trọng nhất, mà sâu xa là quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. Ngoài ra họ còn chịu sự ảnh hưởng của điều kiện kinh tế cuả bản thân, địa vị giai cấp trong việc hình thành bản chất đó.
Vì vậy theo quan điểm Mác không có cái gọi là bản chất chung cho mọi con người (mặc dù là quan hệ xã hội) từ thời đại này sang thời đại khác, mỗi một bản chất nó tương ứng phương thức sản xuất đó (mỗi chế độ xã hội sẽ tạo ra một bản chất người của chế độ đó) mỗi một chế độ (PTSX) có một kiểu tương ứng cho chế độ đó.
Trong tính hiện thực củ nó chỉ ra con người ở đây là con người cụ thể, con người bằng xương bằng thịt, có tên, tuổi… chứ không phải là một khái niệm người (cho nên triết học Mác không bỏ quên con người mà còn hơn hẳn các quan niệm trước đó)
Kết luận phương pháp luận: Nếu con gười thuộc về một thời đại thì sẽ không có thiên tài, lãnh tụ của mọi thời đại mà lãnh tụ chỉ là lãnh tụ của một thời đại.
Có nhiều quan nịêm cho rằng con người đang tha hoá vậy trong Chủ Nghĩa Xã Hội con người có tha hoá không và khắc phục sự tha hoá con người trong CNXH như thế nào ?
Hê ghen là người đã sử dung thuật ngữ tha hoá với ý nghĩa là chuyển thành cái khác. Như vậy khái niệm tha hoá đó được hiểu là con người đã đánh mất bản chất của mình, tức mất đi những bản chất tốt đẹp, còn ở Hê ghen là sự chuyển đổi từ tinh thần xuống giới tự nhiên (chiều hướng xấu).
Theo Mác sở dĩ con người bị tha hoá là do lao động bị tha hoá (hiện nay đang đấu tranh để giải quyết vấn đề này, nhiều người cho rằng sự tha hoá bắt đầu từ cái tôi) vì sản phẩm lao động của con người tạo ra trở thành cái đối lập chi phối chính cuộc sống của người lao động (sản phẩm của người lao động làm thuê tạo ra và chính sản phẩm đó sẽ quay trở lại thống trị con người - giá cả), đồng thời lao động của con người không còn là sự sáng tạo và niềm vui của con người nữa mà nó trở thành lao động cưởng bức con người, như vậy lao động chính là một trong những nguồn gốc tạo thành con người, nói cách khác lao động làm cho con người có tính người thì bấy giờ lao động quay lại tước đoạt tính người của con người, phủ định tính người, phủ định con người (con người tự tạo ra sản phẩm để làm tha hoá chính mình do bởi chế độ sở hữu tư nhân)
Vậy làm thế nào để khắc phục được sự tha hoá mà nguyên nhân là bởi lao động bị tha hoádo vậy việc công hữu về sở hữu và công hữu ở trong CNXH đó là: Công hữu không phải là tước đoạt sở hữu tư nhân mà phải phủ định SHTN, công hữu có nghĩa là xác lập một chế độ công hữu XHCN mà ở đó thống nhất giữa sở hữu xã hội với sở hữu cá nhân.
Vấn đề con người ở Việt Nam hiện nay:
Con người Việt Nam là kết quả phát triển lâu dài của lịch sử Việt Nam. Những mặt tích cực của người Việt Nam trong lịch sử được ĐCSVN coi là một phần bản sắc của dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tin hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam vun đắp nên qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là: lòng nòng nàn yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Những mặt hạn chế của người Việt Nam trong lịch sử bộc lộ qua: những hạn chế của truyền thống dân chủ, làng xã, tập quán sản xuất tiểu nông, đề cao thái quá kinh nghiệm và tính hai mặt của một số truyền thống.
Cách mạng Việt Nam đang diễn ra trong những biến đổi sâu sắc, phức tạp của thế giới; trên những thành tựu lớn lao mà dân tộc VN đã đạt được và trước những cơ hội và những thách thức mà người VN phải nắm bắt và vượt qua. Hòa bình, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế của thời đại hiện nay. Ở nước ta, trải qua quá trình đổi mới, cơ sở vật chất kỷ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hòa bình, hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để người VN tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. Đồng thời 4 nguy cơ đối với người VN đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau. Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CBĐV đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm nản lòng tin trong nhân dân. VN vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển.
Từ tình hình thực tế của đất nước và thế giới, từ mục tiêu chung là “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nhiệm vụ của cách mạng VN trong giai đoạn hiện nay là: “Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN”. Thực tiển đang đòi hỏi người VN phải đạt được những yêu cầu mới để thực hiện nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng trong mục tiêu chung trước những diễn biến đa dạng, phức tạp của thế giới, trước những cơ hội và thách thức của chính mình.
Đồng thời với việc kiên trì đấu tranh chống thoái hóa, biến chất, xây dựng con người VN trong giai đoạn cách mạng hiện nay là hình thành và phát triển ở con người những đức tính cơ bản sau: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; lao động chăm chỉ; thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẫm mỹ và thể lực.
Để đạt được điều này người VN đã và đang tập trung đầu tư vào những lĩnh vực chủ yếu nhất của XH như:
- Trên lĩnh vực kinh tế, thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là vận dụng một trong những quy luật nền tảng xây dựng con người mới là: Xây dựng con người phải thông qua cơ chế lao động. Tạo công ăn việc làm, kích thích năng lực lao động của con người.
- Trên lĩnh vực chính trị, khẳng định con đường đi lên CNXH trên nền tảng của chủ nghĩa nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của nhân dân, tạo điều kiện để nhân tham gia nhiều hơn vào quản lý nhà nước và xã hội.
- Trên lĩnh vực xã hội, giải phóng con người khỏi sự thao túng của các quan hệ xã hội cũ đã lỗi thời, kế thừa truyền thống tốt đẹp, xây dựng những hệ thống chuẩn mực quan hệ mới.
- Trên lĩnh vực GD-ĐT - KHCN được coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là nền tảng và động lực thúc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Trên lĩnh vực văn hóa: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được coi là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động của văn hóa nhằm xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất...
Câu 9: Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong triết học Mác - Lênin (Nhận định của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin)
Một trong những khuyết điểm của CNDV trước Mác đó là không thấy được vai trò của thực tiễn đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì thế CNDV trước Mác đã sa vào CNDT khi giải quyết các vấn đề xã hội. Sự ra đời của triết học Mác đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng cuả xã hội loài người mà một trong những biểu hiện của nó là thấy được vai trò to lớn của thực tiễn không chỉ đối với xã hội mà cả với quá trình nhận thức.
Thực tiễn trong quan điểm của Mác - Lênin: "Thực tiễn là những hoạt đông có mục đích mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội". Với quan điểm đó thì thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà là những hoạt động vật chất (phân biệt hoạt động thực tiễn với hoạt động tinh thần, hoạt động lí luận). Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động thực tiễn đó là con người phải sử dụng các công cụ vật chất, sức mạnh vật chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội để làm biến đổi chúng phù hợp với mục đích của con người và đó cũng là quá trình con người làm biến đổi tự nhiên và nhận thức của mình, chính vì thế hoạt động thực tiễn nó thể hiện tính năng động, sáng tạo và là quá trình đối tượng hoá.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động chỉ có ở con người vì vậy nó là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người và cũng chính vì thế mà nó là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới.
Thực tiễn là hoạt động có tính chất loài (người) vì thế nó không phải là hoạt động của một số cá nhân riêng biệt vì vậy về nội dung và hình thức thực hiện nó có tính lịch sử - xã hội.
Bất kỳ hoạt động thực tiễn nào cũng chứa đựng, cũng bao gồm những yếu tố như: mục đích, phương tiện và kết quả. Những yếu tố này liên hệ với nhau và nó là những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thực tiễn của loài người.
Vậy sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn cần được xem xét dưới góc độ nào ?
Về mặt nhận thức: Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội. Nghĩa là mỗi một điều kiện lịch sử, thực tiễn khác nhau, xã hội khác nhau sẽ quy định cách thức, phương thức trình độ phản ánh khác nhau. Xã hội phát triển, thực tiễn phát triển thì nhận thức cũng phát triển tương ứng. Vì vậy con đường nhận thức đi từ không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết nông đến biết sâu, từ không đầy đủ, không chính xác đến đầy đủ, chính xác hơn.
Ví dụ như: Nhận thức về nguyên tử: Thời cổ đại thì nguyên tử được coi là dạng vật chất nhỏ nhất không thể phân chia, ngày nay dựa vào các phương tiện hổ trợ ta có thể khẳng định được rằng nguyên tử không phải là dạng vật chất nhỏ nhất, và nguyên tử có thể phân chia.
Nhận thức theo quan điểm của triết học Mác - Lênin là sự thống nhất của hai giai đoạn: cảm tính và lí tính, đây là hai giai đoạn thống nhất của một quá trình (mục đích của việc chia các giai đoạn nhận thức là để thấy được nguồn gốc của nhận thức).
Từ việc nhận thức đó tất yếu dẫn đến việc xuất hiện lí luận. Lí luận là hệ thống những tri thức phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật củ thế giới khách quan. Như vậy, lí luận là kết quả của quá trình nhận thức, Nó khác với quan điểm cảu tôn giáo. Lí luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, là trình độ cao của nhận thức. Xét về mặt chất, lí luận là một hệ thống tri thức đựơc khái quát từ thực tiễn nó phản ánh những mối liên hệ bản chất khách quan của thế giới như vậy xét về nguồn gốc thì lí luận được hình thành trong mối liên hệ với thực tiễn và như vậy thì lí luận không thể tách rời thực tiễn, lí luận tồn tại trong sự liên hệ tác động qua lại với thực tiễn đó là một sự thực. Vậy trong mối quan hệ tác động qua lại đó thực tiễn giữ vai trò gì:
- Thực tiễn là cơ sở mục đích và động lực chủ yếu và trực tiếp của lí luận. Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng không có thực tiễn, không có nhận thức thì không có lí luận. Chính vì vậy trong nhận thức, trong lí luận có một yêu cầu nghiêm ngặt đó là phải có quan điểm thực tiễn.
Quan điểm thực tiễn đòi hỏi nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn và phải coi trọng việc tổng kết thực tiễn, vì nếu xa rời thực tiễn tức là xa rời nguồn gốc lí luận sẽ rơi vào các sai lầm như giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu, chủ nghĩa xét lại.
Quan điểm thực tiễn cũng đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa lí luận với thực tiễn một cách biện chứng nghĩa là không được coi nhẹ lí luận, không đựơc nâng cao hay hạ thấp một trong những mặt của nhận thức biện chứng đó.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí ở chổ chỉ có thực tiễn mới xác định được, kiẻm nghiệm được tính đúng đắn của lí luận để từ đó bác bỏ hoặc tiếp nhận. Đồng thời thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí cũng cần được hiểu nó vừa có tính tuyệt đối vừa có tinhd tương đối: Tuyệt đối vì nólà tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lí, tương đối vì thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi nên nó không phải là những tiêu chí vĩnh cữu tuyệt đích cuối cùng.
Lí luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, nó tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người (Bác Hồ: "Nó là kim chỉ nam cho hoạt động của con người"), nhưng do lí luận phản ánh một cách gián tiếp và trừu tượng cho nên nó có khả năng xa rời thực tiễn vì vậy không được cường điệu hoá vai trò của lí luận mà phải thấy chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng. Với điều này Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết: "Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng và lí luận mà không liên hệ với thực tiễn thì là lí luận suông". "Đảng ta kết hợp được chủ nghĩa Mác - Lênin với tình hình thực tế của đất nước ta cho nên đã thu được nhiều thắng lợi lớn trong công tác" tuy nhiên vẫn có những khuyết điểm. Bác Hồ viết: "Tuy vậy việc khái chân lí của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn của cách mạng Việt Nam chưa được hoàn hảo, có nhiều sai lầm do sự thiếu sót kết hợp đó".
Nếu vi phạm mối quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn sẽ là bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, bệnh giáo điều là bệnh sách vở, bệnh mà người xưa nói là "tầm chương trích cú" nặng về những diẽn giải sách vở mà không đối chiếu với thực tiễn, tức mọi cái đều xuất phát từ sách vở mà xa rời thực tiễn, áp dụng một cách rập khuôn máy móc mà không tính đến điều kiện lịch sử cụ thể, không tính đến điều kiện thực tế của địa phương mình, đất nước mình. như vậy bệnh giáo điều là bệnh xem nhẹ thực tiễn và thiếu quan điểm lịch sử cụ thể. Bệnh kinh nghiệm là bệnh coi thường lý luận, coi thường giới trí thức, bảo thủ, trì trệ và thường thoả mãn với kinh nghiệm của bản thân, rất ngại học lý luận.
Câu 10: Vì sao CNDV Mác xít lại là cơ sở lí luận của thế giới quan khoa học:
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới nhằm giải đáp vấn đề mục đích và ý nghĩa của cuộc sống của con người.
Thế giới quan thần thoại đặc trưng cho người nguyên thuỷ ở giai đoạn sơ khai của loài người, nó phản ánh những kết quả cảm nhận ban đầu của con người về thế giới, ở đó hiện thực và tưởng tượng, lí trí và tín ngưỡng nó hoà quyện vào nhau.
Thế giới quan tôn giáo là thế giới quan duy tâm. Nó phản ánh hiện thực một cách hư ảo và nền tảng của thế giới quan tôn giáo đó chính là niềm tin tôn giáo (đức tin)
Vậy thế giới quan triết học: triết học là lí luận về thế giới quan nó diễn tả những vấn đề của thế giới bằng một hệ thống các khái niệm, phạm trù. lí luận, nó không chỉ nêu mà còn chứng minh bằng lí tính.
Vậy vai trò lí luận của triết học đối với thế giới quan thể hiện như thế nào và tại sao triết học Mác-Lênin lại là cơ sở lí luận khoa học của thế giới quan khoa học:
Triết học là hạt nhân lí luận của thế giới quan. Hạt nhân vì ngoài quan điểm triết học nó còn bao gồm các quan điểm về chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mĩ,… Tuy nhiên những cái này phải dựa trên cơ sở lí luận chung là triết học.
Triết học Mác mới là cơ sở lí luận khoa học của thế giới quan khoa học mà thôi, vì triết học duy tâm (bao gồm cả duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan) đều không phản ánh đúng hiện thực khi họ khẳng định ý thức là cái quyết định (chủ nghĩa duy tâm là lí luận sai lầm về triết học )
Sở dĩ chủ nghĩa duy tâm sai lầm vì: Về mặt nhận thức họ cường điệu, khuyếch đại, thổi phồng, tuyệt đối hoá một mặt của quá trình nhận thức. Về mặt xã hội, những người duy tâm thường bị giai cấp thống trị sử dụng làm vũ khí tinh thần để củng cố giai cấp thống trị.
Chủ nghĩa duy vật Mác xít đã giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn, nó thống nhất thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện (CNDV trước Mác thường tách rời thế giới quan với phép biện chứng) trong khi đó ở các nhà duy tâm lại rất xem trọng phép biện chứng. Công lao của Mác là ở chổ cứu chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình và đưa phép biện chứng ra khỏi quan điểm duy tâm, đã tạo nên sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng.
Chủ nghãi duy vật Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để bởi vì ở Mác chủ nghĩa duy vật đã đựơc vận dụng và mở rộng quán triệt vào nghiên cứu xã hội trở thành chủ nghĩa duy vật lịch sử, vì vậy triết học Mác không chỉ duy vật về tự nhiên mà còn duy vật cả về lịch sử và xã hội đây là điểm cống hiến vĩ đại nhất của triết học Mác, giải phóng triết học khỏi duy tâm và thần bí.
Chủ nghĩa duy vật Mác thống nhất tính cách mạng với tính khoa học, giữa tư tưởng với khoa học cho nên được thể hiện ở câu nói nổi tiếng: "Các nhà triết học trước kia chỉ biết giải thích thế giới song vấn đề cơ bản là cải tạo thế giới"
Vậy để bồi dưỡng thế giới quan khoa học:
- Phải khách quan trong việc xem xét, yêu cầu khi xem xét các sự vật hiện tượng phải khách quan, tức phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức và nhân tố con người, trong đó:
+ Phải chống thái độ thu động, ỉ lại, bảo thủ, trì trệ, phải nâng cao trình đọ cho đảng viên, cán bộ. Đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay phải củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng, trong đó phải nhận thức đúng về lợi ích, phải biết kết hợp các loại lợi ích khác nhau: lợi ích kinh tế, chính trị, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân, xã hội trên tinh thần khách quan, khoa học.
+ Phải khắc phục, ngăn chặn bệnh chủ quan, duy ý chí. Bệnh này ở nước ta chủ yếu do thiếu kiến thức, kém lí luận, sự lạc hậu về nhận thức lí luận .
Để khắc phục ta phải tiến hành nhiều biện pháp khác nhau: trước hết cần phải đổi mới về tư duy lí luận nhất là tư duy về CNXH, phải thực hiện dân chủ hoá nội bộ đảng, dân chủ hoá xã hội, chống tình trạng tư tưởng bảo thủ, quan liêu, giấy tờ. Phải hành động phải nhận thức đúng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cương ôn tập Triết học.doc