Đề cương ôn tập tôn giáo

- Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. - Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ bao gồm: - Thiên phủ (miền trời): có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. - Nhạc phủ (miền rừng núi): có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. - Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. - Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ bao gồm: - Thiên phủ (miền trời): có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. - Nhạc phủ (miền rừng núi): có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. - Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. - Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ bao gồm: - Thiên phủ (miền trời): có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. - Nhạc phủ (miền rừng núi): có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. - Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. - Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.

doc50 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập tôn giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thái, ra đời từ TK XI tr.CN Gồm 46 sách: 5 sách Lịch sử (chi họ Do Thái) 7 sách Văn thơ 18 sách Tiên tri Tân Ước Gồm 27 sách: 4 sách Phúc Âm 1 sách Công vụ các giáo đồ 22 lá thư gửi các giáo đoàn 1 sách Khải Huyền Về thế giới quan: Quan niệm về Thiên Đường – Địa Ngục Thiên chúa là đấng tối thượng Quỷ Sa - tăng Thân phận con người (linh hồn và thể xác) Câu 32. Chỉ ra nguồn gốc xã hội trong sự ra đời của Ki tô giáo? Nguồn gốc xã hội trong sự ra đời của đạo Kitô: đế quốc La Mã trong thời kì này đang trong giai đoạn chuyển mình từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt: mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô, mâu thuẫn giữa dân tộc bị xâm lược với đế quốc La Mã, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp mọi nơi. Nhưng do đế quốc La Mã còn rất hùng mạnh nên các cuộc đấu tranh lần lượt bị thất bại và dìm trong bể máu. Sự tuyệt vọng ko lối thoát của của hiện thực đã đẩy người dân đến chỗ đường cùng, mong chờ được cứu giúp bởi 1 đấng cứu thế từ đó đạo kitô ra đời. Lúc đầu đó là đạo bất hợp pháp, đến TK IV được nhà nước thừa nhận và trở thành đạo phổ quát, đạo chung cho mọi người. Câu 33. Nếu khái quát giáo lý tứ diệu đế của Phật giáo Tứ diệu đế: Bốn chân lý tuyệt đối đúng của đạo Phật khi nhận thức về cuộc đời đó là: Khổ đế Tập đế Diệt đế Đạo đế Khổ đế: = Sự khổ đau Đời là vô thường, khổ, không, vô ngã: Bát khổ Luẩn quẩn trong vòng sinh tử luân hồi Tập đế:= Nguyên nhân sự khổ đau Do Vô Minh che lấp Trí Tuệ Từ Vô Minh mà chìm đắm trong Ngũ Dục (Danh vọng, tiền tài, ăn uống, ngủ nghỉ, tình dục) Con người còn bị tam độc làm hại cùng các thứ khác như vô tàm, vô quý, bất tín, giải đãi, kiêu mạn, phẫn hận… Diệt đế:= Có thể giải thoát được Khổ đau Con người có thể giải thoát khỏi khổ đau là đạt đến cảnh giới Niết Bàn. Muốn đạt đến cảnh giới Niết bàn cần diệt tận gốc nguyên nhân khổ đau là Vô Minh Thuyết thập nhị Nhân duyên là nguồn gốc khổ đau trong đó khởi thủy là Vô Minh Đạo đế:= Con đường giải thoát Khổ đau Bát Chính Đạo Tam học: Giới, Định, Tuệ Các phẩm trợ đạo: Tứ Nhiếp pháp, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Lục Ba La Mật v…v. Đó là các con đường tối hậu để đạt quả vị giải thoát. Câu 34. Nêu khái quát về luật nhân quả của Phật giáo Đạo Phật chủ trương, con người và vạn pháp đều không do một đấng nào tạo ra. Tất cả đều theo nhân duyên mà hợp tan. Có Nhân và có duyên thì sẽ làm Nhân trổ quả. Vạn pháp từ cái thô trược bên ngoài đến cái vi tế bên trong đều do nhân duyên biến hiện Con người sở dĩ có sai khác trong hình hài, dáng vẻ, hoàn cảnh sống là do đã gieo “nhân” thiện ác khác nhau => Nhân đó gọi là Nghiệp “ Gieo nhân nào gặp quả ấy – sự vật theo duyên sinh theo tất theo duyên diệt.” - VD: Muốn có cây cam cần phải có hạt cam, có hạt cam rồi cần pphải có thêm đất nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng mặt trời.... Để câm mọc thành cây từ cây ra quả. Câu 35. Nêu khái quát về giáo lý luân hồi của Phật giáo 1. Khái niệm Luân hồi, tiếng Phạn là samsàra, có nghĩa là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những kiếp sống; và sự chuyển sinh liên tục đó, thường được biểu thị bằng bánh xe (cakka) và được gọi là bánh xe luân hồi (samsaracakka). Từ chỗ luận giải về Luật Nhân quả, đạo Phật chủ trương con người do Nghiệp sinh ra, sinh ra lại tạo Nghiệp nên cứ trôi lăn mãi trong vòng luẩn quẩn không thoát ra được=> sự trôi lăn đó gọi là Luân Hồi Ví như cây Xoài VD. Cây xoài: cây xoài do hạt xoài mọc lên, cây đó lại đơm hoa kết quả, quả mọc xuống đất lại mọc lên cây khác, quả lại thành cây cứ thế đến mãi2 không bit đâu là đầu, đâu là cuối của quá trình. Lý Luân hồi cũng nhấn mạnh rằng, con người ở đời tùy theo nghiệp thiện ác mà có thể trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là cõi Trời, cõi Người, Atula, Súc sinh, Ngã quỷ, Địa ngục. Nếu giữ giới Thập thiện thì sinh lên cõi Trời hưởng phúc; nếu giữ Ngũ giới thì sinh làm Người; giận giữ thì sinh cõi Atula; nếu tham lam, lấy của người khác thì sinh làm súc sinh để đền trả; nếu keo kiệt, bủn xỉn thì sinh Ngã quỷ suốt ngày chịu đói khát; còn nếu gieo các nhân độc ác khác như bất hiếu, cướp của giết người, không tin nhân quả.v..v thì đọa địa ngục. Đạo phật cũng chủ trương con người thoát khỏi luân hồi tức là không còn trôi lăn trong 6 đường kể trên nữa. Tức là con đường tu hành để giải thoát. Khi đó, người tu hành không có gieo thiện nghiệp ác nữa. Không còn tạo nhân thì sẽ không sinh ra quả nữa. Đó là đạt đến cảnh giới Niết bàn. 2. Nội dung + Duyên quyết định cho sự luân hồi của con người. Nghiệp là động cơ chính yếu trong cuộc luân hồi của con người. Nghiệp ác sẽ tạo ra duyên ác, còn nghiệp thiện sẽ tạo ra duyên thiên. Nghiệp là hành động tự thân tâm con người tạo thành. + Cơ quan tạo nghiệp có ba thứ: thân, miệng và ý. + Nghiệp có nghiệp thiện và nghiệp ác. 2.1 Nghiệp ác: Nghiệp ác là hành động làm cho người khổ và mình khổ. Hành động do ba cơ quan tạo nên: thân, miệng, ý - Thân làm ác: Để cho thân buông lung thích hành động giết hại sinh mạng con người, hoặc thích trộm cướp tài sản người, hoặc đắm say dâm dật trái phép, là nghiệp ác của thân. - Miệng làm ác: Miệng ưa nói lời dối trá, lời ác độc, lời ly gián, lời thêu diệt, là nghiệp ác của miệng. - Ý làm ác: Si mê, tham lam, nóng giận là nghiệp ác của ý. Chính nó là động cơ thúc đẩy thân làm ác, miệng nói ác.. 2.2 Nghiệp thiện: Những hành động đem lại sự an ổn vui vẻ chẳng những có trong hiện tại mà còn đến vị lai. Cũng do ba cơ quan tạo thành nghiệp thiện: thân, miệng, ý. - Thân làm lành: Thân không giết hại người, không trộm cướp tài sản người, không dâm dật phi pháp là nghiệp thiện của thân. - Miệng làm lành: Miệng không nói dối trá, không nói ác độc, không nói ly gián, không nói thêu dệt là miệng làm nghiệp lành. - Ý làm lành: Ý không có tham, sân, si là ý làm nghiệp lành. Chúng ta thường thấy mọi sự bất bình đổ vỡ đều phát nguồn từ tham sân si 3. Biểu hiện + Thuyết Luân Hồi đã có những biểu hiện phong phú trong cộng đồng người, đặc biệt là những tín đồ theo Đạo Phật. + Thuyết Luân Hồi còn tồn tại trong những QL của tự nhiên, như quả đất. Quả đất quay liên tục hết ngày rồi lại tới đêm, đó cũng là luân hồi. + Thuyết luân hồi đối với kiếp người. Thuyết Luân Hồi biểu hiện rõ nhất trong ý niệm về sự tồn tại của con người chứ không phải là sự thật hiển nhiên đã rõ như hai biểu hiện trên mà chúng ta có thể thấy bằng hiện thực thực tế khách quan được. Đó là vòng Luân Hồi sống chết mang tính quy luật của mỗi con người. Câu 36. Nêu khái quát về giáo lý vô thường của Phật giáo. Luận về con người: Thân con người do bốn thứ đất, nước, lửa và gió kết hợp mà thành. Khởi đầu do tinh cha – huyết mẹ( nhân) kết hợp với chất dinh dưỡng(đất), máu mủ(nước), hơi nóng(lửa), hơi thở(gió) mà sinh ra thành người Con người sinh ra, sống, thay đổi và chết đi cũng nằm trong quy luật vô thường. Xét cuộc đời, Đạo Phật cho rằng tất cả mọi sự vật sự việc, hiện tượng không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất biến mà tuân theo quy luật Vô thường: Có sinh ra, có tồn tại, có biến đổi và có diệt vong. Quy luật thành - trụ - hoại - không hay sinh - trụ - dị - diệt. Tất cả những sự sinh ra, tồn tại, biến hoại và mất đi đó đều do nhân duyên mà ra (sự vật theo duyên sinh, tất theo duyên diệt) Câu 37. Nêu lịch sử hình thành và phát triển của đạo Ki tô - Ki tô – Xuất phát từ Ki-ri-ki-tô, là phiên âm trực tiếp của Cristos Cơ đốc là phiên âm Hán Việt của Cristos Công giáo là nhánh lớn nhất của đạo Kitô, cùng với hai nhánh khác là Chính thống và tin lành - Thiên chúa giáo là cách gọi của dân gian Lịch sử hình thành Lịch sử hình thành: Đế quốc La Mã thời kì này đang trong bước chuyển mình từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt: mt giữa chủ nô và nô lệ, mt giữa các dân tộc bị xâm lược với đế quốc La Mã. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp mọi nơi. Nhưng do đế quốc La Mã còn rất hùng mạnh lên các cuộc đấu tranh lần lượt bị thất bại và dìm trong bể máu. Sự tuyệt vọng ko lối thoát của hiện thực đã đẩy người dân tới chỗ đường cùng, mong chờ cứu giúp bởi một đấng cứu thế. F Qúa trình phát triển: Kitô xuất phát từ ki-ri-ki-tô là phiên âm trực tiếp của Cristos. Kitô là danh xưng chung cho các đạo cùng thờ chúa Giê – su. - Sự hình thành của Kitô giáo gắn bó chặt chẽ với sự những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá – tư tưởng của chế độ La Mã thế kỉ I TCN và gắn bó với vai trò của nhân vật lịch sử chúa Kitôcùng các tông đồ của ông. Lúc đầu nó là đạo bất hợp pháp Đến thế kỷ thứ IV được nhà nước Rôma thừa nhận, trở thành đạo phổ quát, đạo chung cho mọi người- nên có danh xưng là Công giáo (gốc hi lạp: Catholique) Đến thế kỷ V đế quốc Roma tan rã, phía Đông dần hình thành một nhánh nói mình là chân chính thờ chúa Giê-su.Kitô nên gọi là Chính Thống giáo (gốc Hi lạp Othordox) Nguyên nhân của sự tách ra của đạo Chính Thống là do sự khác nhau: + Nghi lễ, giáo lý, giáo luật giữa phía Tây và phía Đông. + Quan niệm Giesu chỉ là người bình thường đi truyền đạo Chúa chứ không phải là phân thân của đước chúa trời – Ngôi 2 Đến thế kỷ XVI, lại một mảng mới tách ra khỏi Công giáo, lập lên nhiều tôn giáo mới: ở Anh gọi là Anh giáo, ở các nước Đức, Pháp, Hà Lan cũng có các giáo phái mới Các giáo phái này đều chống lại Công giáo nên bị gọi là các đạo Thệ phản (Protestanism). Các nhà tôn giáo học gọi là các đạo Cải cách hoặc đạo Tin Lành Hiện nay Công giáo có ba nhánh chính với hàng ngàn các giáo hội là Công giáo, Chính Thống giáo và đạo Tin Lành Gọi chung là các đạo thờ chúa Giesu Kitô, gọi tắt là các đạo Kitô Số tín đồ của Kitô giáo khoảng 1,7 tỷ người, chiếm gần 30% dân số thế giới. Trong đó Công giáo: 1,02 tỷ Chính Thống: 200 triệu Tin Lành: 550 triệu Câu 38. Trong lịch sử đạo Ki tô đã có những thời kỳ phân kỳ lịch sử nào? Hiện nay Ki tô có mấy nhánh đạo. - Ki tô giáo là danh xưng chung cho các đạo cùng thờ chúa Giê-su gồm các đạo Công Giáo, Chính thống giáo và Tin lành. - Đạo ki tô ra đời từ thế kỉ 1 ??? Ra đời vào đầu công nguyên - Do chúa Ki tô sáng lập. - Sự phân hóa của đạo Ki tô diễn ra vào thời kỳ trung cổ của châu Âu, khi mà giáo hội của đạo này đã trở nên 1 thế lực chính trị hùng mạnh bao trùm và thống trị cả thần quyền và thế quyền, đua châu Âu đắm chìm trong đêm trường trung cổ. có 2 lần phân hóa lớn: ►Lần phân hóa thứ nhất của đạo Ki tô diễn ra vào thế kỷ XI, kết quả dẫn đến việc hình thành 2 tôn giáo “độc lập và riêng biệt” là: + Công giáo với trung tâm giáo hội đóng ở Rooma hay còn gọi là giáo hội phương tây. + Chính thống giáo với trung tâm giáo hội đóng ở côngxtantinốp hay còn gọi là giáo hội phương đông. Sự khác nhau giữa 2 biệt phái này liên quan đến sự giải thích khác nhau về cách giải thích chúa 3 ngôi và tranh giành khu vực truyền giáo. Căn nguyên của sự phân chia này xuất phát từ những khác biệt về kinh tế- văn hóa gữa 2 vùng đông và tây của đế quốc La Mã. ►Lần phân hóa thứ 2 của đạo Ki tô diễn ra vào thế kỷ thứ XVI- XVII trong cuộc đấu tranh, cải cánh đạo Công. Nguyên nhân sâu xa của sự chia rẽ lần này xuất phát từ những điều kiện kinh tế- xã hội và tư tưởng như: + Sự khủng hoảng về uy tín và ảnh hưởng của Công giáo do những tham vọng về quyền lực siêu trần thế + Sự sa xút về đạo đức trong hàng ngũ giáo phẩm + Sự bế tắc của thần học kinh viện + Sự xuất hiện của giai cấp tư sản với những yêu cầu mới về chính tri, tư tưởng, tôn giáo. Tiêu biểu là phong trào cải cách tôn giao ở Đức do Luther đề xướng, phong trào cải cách ở Anh do Canvanh lãnh đạo Kết quả là dẫn tới sự ra đời của đạo Tin Lành tách ra từ Công giáo. ♦ Hiện nay đạo Ki tô nói chung đã phát triển rộng khắp và trở thành 1 tôn giáo lớn của thế giới với 3 nhánh đạo là: Công giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành. Câu 39. Nêu những nội dung cơ bản giáo lý Tam độc trong đạo Phật Gồm: - Tham - Sân - Si Tham Tham có ý nghĩa là ham muốn tham lam bao gồm công danh quyền uy, tiền tài , vật dụng , không biết khi nào đủ, ham mà không biết chán. Tham là tâm lí chung của mọi người, lòng tham của con người là vô cùng vô tận. Biểu hiện của tham : Lòng tham của con người tập trung vào 5 món dục : Tiền tài Danh vọng Sắc đẹp Đồ ăn thức uống Sự ngủ nghỉ Lòng tham có 7 giai đoạn Ưa Ưa thích Ham Ham muốn tội lỗi Tham Tham lam Tham lam thái quá Sân : Là giận, nói cụ thể hơn là cơn giận, lòng giận dữ dồn đến sự nóng nẩy. Từ sự tham lam không đạt được dẫn đến giận dữ, thù hận, khi đó con người có thể bất chấp tất cả, làm những việc sai trái, gây nên tội ác, đau khổ cho người khác. Sân có 2 loại chính: - Bộc phát thương dễ thấy và dễ nhận biết. Khi nghe thấy lời nói trái tai, người khác chê bai, mắng nhiếc mình thì lền nổi nóng, không làm chủ được bản thân mình. - Thầm kín cũng là một loại không kém phần nguy hiểm nhưng không biểu hiện lúc đó mà biểu hiện về sau, là một nguy hiểm khó nhận biết hơn Sân bộc phát. Si: là không sang suốt không có trí tuệ, không thấy rõ pháp tứ đế, không thấy được vô thường vô ngã. Trong tâm độc thì Si là cội gốc sinh ra hai thứ kia, có nghĩa là do si mê nên sinh tham trước do si mê nên mới sinh nóng giận. Biểu hiện: Mình nghĩ cái gì cũng cho là đúng, mình tưởng cái gì cho là hay, mình phân biệt điều gì cũng cho là phải. Bảo vệ ý kiến mình, chống đối ý kiến người khác. Càng cố chấp càng bảo thủ ý kiến của mình là nguyên nhân đau khổ trầm trọng của con người. Tác hại : Si mê có nhiều năng lực tác hại Khi ta thương, si mê nhập vào làm cho ta mù quáng, quên mình có thể làm nên tội lỗi Khi giàu có, Si mê xâm nhập vào làm cho ta mê mệt, cố chấp lấy của, có nhiều càng tham nhiều, không biết thế nào là đủ. Khi ta có quyền chức lớn, si mê xâm nhập vào làm cho ta càng mê theo quyền lực ấy khiến làm những việc không cao đẹp Khi ta giận si mê nhập vào làm cho ta mù quáng có thể giết hại người Diệt Si Tu tâm dưỡng tính Rèn luyện tri thức để cho cái Si , cái mê muội không còn tồn tại Câu 40. Nêu những nội dung chính của giáo lý Tam bảo trong đạo Phật TAM BẢO là một giáo lý trong Đạo Phật. TAM BẢO là ba ngôi quý báu: PHẬT- PHÁP-TĂNG. TAM BẢO gồm 3 bậc: + Đồng thể TAM BẢO + Xuất thế gian TAM BẢO + Thế gian trụ trì TAM BẢO 1. PHẬT BẢO - Phật bảo là người giác ngộ, hiều biết hoàn toàn về 2 phương diện: nhân sinh và vũ trụ là vị giáo chủ của Phật. 2. Pháp Bảo Pháp bảo là chân lý giác ngộ và phương pháp tu hành do Phật truyền dạy, là phương tiện mà chúng ta có thể làm cho đúng và đạt đến sự giác ngộ, giải thoát như Phật. Pháp bảo giúp người tu hành chuyển đời “ phàm phu” trở thành : thánh nhân”. 3. TĂNG BẢO Tăng bảo là những người dời bỏ đời sống gia đình để dành trọn đời tu hành theo giáo pháp cảu Đức Phật hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ. =>> Quy là trở, y là nương tựa, trở về nương tựa với phật pháp tăng. Quy y tam bảo là khởi đầu của bước tin và học theo Phật. Câu 41. Nêu những nội dung chính của giáo lý Tam Nghiệp trong đạo Phật Nếu kiếp trước mình làm điều lành thì tạo được nghiệp lành, các nghiệp lành luôn theo ủng hộ mình trong kiếp này, làm cho mình được may mắn, hạnh phúc. Tam nghiệp là ba cái nghiệp do Thân, Khẩu, Ý tạo ra: Thân nghiệp là các nghiệp do thân thể, tay chân tạo ra. Khẩu nghiệp là các nghiệp do lời nói nơi miệng tạo ra. Ý nghiệp là các nghiệp do ý kiến, tư tưởng tạo ra. Tam nghiệp Thân-Khẩu-Ý 1. Thân nghiệp Là nghiệp do thân thể, tay chân tạo ra; có Thân thiện nghiệp và Thân bất thiện nghiệp. Người tu muốn tạo Thân thiện nghiệp thì phải xả thân hành thiện, giúp người giúp đời. Đó là việc làm công quả, phụng sự chúng sinh. Khi làm các việc ác độc khiến người phiền não, tổn hại như: sát sinh, du đạo, tà dâm th́ tạo Thân bất thiện nghiệp, nhất định sau này sẽ bị quả báo nặng nề theo đúng luật Nhân-Quả. Ba giới cầm đầu trong Ngũ giới cấm là để người tín đồ tránh tạo ra Thân bất thiện nghiệp 2. Khẩu nghiệp Là những nghiệp do miệng lưỡi thốt ra lời nói lành hay dữ. + Lời nói lành gây tốt đẹp cho người thì tạo ra Khẩu thiện nghiệp. + Lời nói dữ gây đau khổ cho người thì tạo thành khẩu bất thiện nghiệp. Có bốn đức tạo ra Khẩu thiện nghiệp: + Thực ngữ: lời nói chân thật. + Chánh ngữ: lời nói ngay thẳng. + Hiệp hòa ngữ: lời nói tạo hòa hiệp,vui vẻ. + Nhu thuận ngữ: lời nói mềm dẻo,thuận hòa. Lời nói tạo Khẩu bất thiện nghiệp trong bốn trường hợp sau: + Vọng ngữ: nói láo để hại người lợi mình. + Ý ngữ: nói thô tục,nhơ bẩn. + Lưỡng thiệt: nói hai lưỡi,lời nói thâm độc gây thù hằn. +Ác khẩu: lời nói hung dữ, chửi rủa 3. Ý nghiệp Là những nghiệp tạo ra do ý kiến hay tư tưởng của mình. Những tư tưởng mới phát khởi trong đầu óc đã tạo thành Ý nghiệp chứ không phải đợi đến khi nó phát triển ra ngoài.Các Ý nghiệp này còn tiềm ẩn bên trong. Khi cái Thân và cái Khẩu hưởng ứng theo cái Ý thì sẽ tạo thành cái nghiệp trọn vẹn. Muốn có ý nghiệp thiện phải suy nghĩ điều chân chính, quên điều dữ, nhớ điều lành, suy nghĩ đến những lợi ích cho Đạo. Tư tưởng của con người được xem là hành động vô hình nên những tư tưởng ác độc tạo thành Ý bất thiện nghiệp. Tham-Sân-Si là ba nguyên nhân chính gây thành tư tưởng ác độc Câu 43. Nêu những nội dung chính của giáo lý Tứ vô lượng tâm trong đạo Phật Câu 44. Nêu những nội dung chính của giáo lý Lục ba la mật trong đạo Phật Đạo phật là một trong những tôn giáo có nhiều tín đồ theo, xung quanh nó có rất nhiều giáo lí để truyền dạy cho các phật tử trong đó có lục độ hay còn gọi là lục Ba-la-mật. Lục độ Ba-la-mật gồm sáu phương tiện: +Bố thí + Trì giới + Nhẫn nhục + Tinh tấn + Thiền định + Trí tuệ. 1. Bố thí Ba-la-mật “Bố thí” là cung khắp, thí là cho  là trao tặng, “bố thí” là cùng khắp cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi là sự chia sẻ, ban cho mang lại lợi ích  và hạnh phúc cho con người.   Bố thí gồm có ba loại sau đây:   - Tài thí.                - Pháp thí. - Vô úy thí 2. Trì giới Ba-la-mật "Trì" là giữ giới chặt chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, những quy luật mà đức Phật đã chế ra để hướng dẫn các đệ tử của Ngài đi vào con đường chánh, và tránh cho họ những hầm sâu hố hiểm mà họ có thể rơi vào, trên con đường đi đến quả vị Phật. 3. Nhẫn nhục Ba-la-mật Nhẫn” là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng. “Nhục” là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình. Nhẫn nhục Ba la mật là nhẫn nhục đến chỗ cùng tột không còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế nữa.     Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn.      Theo nghĩa rộng, nhẫn nhục là không sanh tâm khởi niệm khi tiếp duyên xúc cảm, mà đỉnh cao là Vô sanh nhẫn hay Vô sanh pháp nhẫn. 4. Tinh tấn Ba-la-mật Tinh tấn có nghĩa là ta cần chú tâm vào bất cứ việc gì ta làm. Trong tinh thần đó, khi tu tập ta sẽ có niềm vui. Kiên trì không có nghĩa là cố gắng tối đa một thời gian rồi có lúc buông lơi. Chìa khóa của thành công là phải gắng sức luôn luôn và đều đặn.t vấn đề gì để suy xét Vậy thì tinh tấn nghĩa là gì? Ở đây nó có nghĩa là ta biết vui hưởng khi thực hành các nghiệp thiện. Bạn có thể vẫn làm những việc vô thưởng vô phạt hay gây ra những hành nghiệp bất thiện. Nó thể hiện ra nhiều cách khác nhau: như tính trì hoãn, hoặc là bị vướng mắc vào những hoạt động vô bổ, không chịu tin vào khả năng của mình, tất cả đều vì giải đãi (lười biếng) cả. Ta phải vượt thắng những trở ngại này. 5. Thiền Định Ba-la-mật “Thiền” là đưa trạng thái con người ta vào yên lặng hướng tư duy con người đến chốn bình an. “Định” là làm cho Tâm hư không, hư không và hư không nữa cho đến khi trong tâm chỉ có một Linh giác là Minh đức hạnh sáng suốt. Như vậy, nói một cách tổng quát thì “thiền định” là định tâm trọn vẹn vào một vấn đề gì để suy xét cho thấu lý tức là chấm dứt những suy tư rời rạc nối đuôi nhau. 6. Trí tuệ Ba –la- mật “Trí” phiên âm chữ phạn là Phã na; "Tuệ" phiên âm chữ Phạn là Bát nhã. "Trí" có nghĩa là quyết đoán; "Tuệ" có nghĩa là giản trạch. Tự điển Phật  học Trung Hoa định nghĩa như sau: "Trí là biết Tục đế và Tuệ là thông hiểu Chân đế". - Trí tuệ ba la mật là loại trí tuệ có công năng giúp ta vượt qua được bờ bên kia. Do đó ta mới có danh xưng Phật Mẫu. Chúng ta đều là con của Phật Mẫu. Nhờ trí tuệ mà ta được sinh vào dòng của chánh Pháp và lớn lên trong gia đình của những người con Phật. Khi hạt giống của hiểu biết (trí tuệ) trong ta được chạm tới và biểu hiện, thì tự khắc ta biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm và ngay trong giây phút đó, ta đột nhiên thấy mình đang ở bên bờ của an lạc, hạnh phúc, vô úy và thương yêu. Câu 45. Nêu những nội dung chính của giáo lý Bát khổ trong đạo Phật: Theo giáo lý của nhà Phật, con người ta ai cũng phải chịu tám nỗi khổ Bát Khổ - Tám Khổ @ Sinh khổ @ Lão khổ @ Bệnh khổ @ Tử khổ @ Aí biệt ly khổ @ Oán tăng hội khổ @ Sở cầu bất đắc khổ @ Ngũ uẩn xí thịnh khổ. 1. Sanh khổ: Nỗi khổ do sự sanh: mẹ khổ vì mang nặng đẻ đau, con khổ vì trong thai bị thức ăn nóng - lạnh, cảm xúc,.. của mẹ tác động; đến khi sanh ra lại bị chèn ép đau đớn thống khổ. Chính đó là một trong những nguyên nhân mà CHÚNG SANH ĐỀU BỊ QUÊN TIỀN KIẾP KHI CHUYỂN THÂN CÁCH ẤM, VÌ QUÁ KHỔ. 2. Già khổ (Lão khổ): khổ do tuổi già: dễ bị bệnh tật, sức yếu, năng lực làm việc, suy tư giảm, không còn hoặc giảm sáng suốt, thậm chí không thể giúp người mình muốn giúp và dễ làm gánh nặng cho người khác 3. Bệnh khổ: Nỗi khổ khi mắc phải bệnh tật: đau đớn, thống khổ, rên siết, không ai chia sẻ được, có khi các cảm giác thống siết này tồn tại rất lâu, lại có khi gây ra các di chứng tệ hại phải chịu về lâu dài. 4. Chết khổ (Tử khổ): Khổ vì đau đớn khi thời khắc phải chết đến, tức là nỗi khổ khi Tứ đại trong thân phân ly, mà như Kinh nói là "như con rùa bị lột mai, như con cua bị bỏ vào nồi nước sôi", không thể nào tả xiết. Lại, trong 8 giờ sau khi chết, thần thức vẫn còn tồn lưu trong thân, nếu có kẻ hay vật nào tác động đến thì dù nhẹ đến đâu cũng đau đớn không thể tả nổi, dễ nổi tâm sân hận mà đọa lạc theo niệm đó. Lại, sau khi xuất ra khỏi thân thì trong trạng thái Trung ấm thân tồn tại lâu nhất là đến 49 ngày, cứ cách 7 ngày phải chết một lần, cảm giác đau đớn khổ não cũng như cũ, dễ theo nghiệp mà thọ sanh cảnh xấu. Nên Tử khổ có thể dân đến Sanh khổ trong đời sau. 5. Khổ vì thương yêu chia lìa (Ái biệt ly khổ): Khổ vì phải chia lìa người thân hay vật mình yêu thích, nên sanh tâm đau buồn luyến tiếc mà chìm đắm trong khổ não. Thông thường khổ này nặng nhất khi "sinh ly tử biệt" với người thân. 6. Khổ vì oán thù gặp gỡ (Oán tăng hội khổ): Khổ khi thù ghét nhau, khó chịu với nhau mà phải ở chung, ở gần, phải chịu đựng nhau. 7. Khổ vì mong cầu không được (Sở cầu bất đắc khổ): Khổ khi mong cầu một điều gì đó mà không toại ý nên sanh tâm buồn bực, khổ não, đau buồn. 8. Khổ vì ngũ uẩn nung nấu (Ngũ uẩn xí thịnh khổ): khổ vì ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức" nung nấu chống trái nhau trong thân tâm, làm ta chịu các loại phiền não và khổ đau. Thật ra đây chính là nguyên nhân chính của tất cả các khổ trên, nhưng vì phải phân loại ra cho rõ nghĩa, dễ hình dung nên phải nói nhiều loại. Câu 46. Nêu những nội dung chính của giáo lý Ngũ giới trong đạo Phật Ngũ giới là năm điều ngăn cấm do Đức Phật bảo các Phật tử phải tuân theo, để đủ tư cách một Phật tử cần phải gìn giữ năm giới. Phật vì thương xót chúng sanh mà tạo ra năm điều răn cấm này, cốt khiến đời sống con người được an lành hạnh phúc. Gìn giữ năm giới này là vì chính bản thân mình, không phải vì Phật. Hình thức năm giới: Không sát sanh; không trộm cướp; không tà dâm; không nói dối; không uống rượu. 1. Không sát sinh Giới thứ nhất là không sát sanh là không giết hại người và vật. Sát sanh có 3 hình thức: - Tự mình giết - Khiến người khác giết - Thấy người khác giết mà mình tán thành hoan hỷ. Như trường hợp thấy người khác câu được cá mà trong lòng vui thích... 2. Không trộm cướp Giới thứ hai là không trộm cướp. Không xâm phạm đến tài sản của kẻ khác. Tất cả những lời nói, hành động nào nhằm tước đoạt tài sản đều được coi là phạm giới. Không được ăn trộm, ăn cướp, lừa gạt hoặc dùng quyền lực của mình để cưỡng chiếm tài sản của người khác. 3.Không tà dâm Giới thứ ba là không tà dâm tức không được xâm phạm đến tiết hạnh của kẻ khác. Không tà dâm là không dụ dỗ hay dùng thủ đoạn để cướp vợ người khác, không ép buộc người khác phải thỏa mãn tình dục với mình, không hãm hiếp đàn bà, con gái. Mặc dù Phật chỉ cấm tà dâm, nhưng giữa vợ chồng cũng phải giữ lẽ, điều độ, biết tiết dục, để cho thân được khỏe, tâm được trong sạch nhẹ nhàng. Còn với người xuất gia thì tránh hẳn dâm dục. 4. Không nói dối Nói dối, nói sai sự thật có bốn hình thức: Nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai chiều và nói lời thô ác. Nói dối là nói láo, nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có làm cho người nghe hành động sai vô cùng tai hại. Không nói dối còn bao gồm cả ba điều khác của miệng là không nói lời hai lưỡi, đòn càn (xóc) hai đầu, làm cho hai người khác ghét nhau, thù nhau. Kế tiếp là không được nói lời thêu dệt, thêm bớt, có ít xít ra nhiều, nói châm chọc, bóng bẩy làm cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm. Còn không được nói lời độc ác, thô tục, cộc cằn như nguyền rủạ chửi mắng thậm tệ làm cho người nghe sợ hãi đau khổ. 5.Không uống rượu Giới thứ năm là không uống rượu và không sử dụng các chât kích thích có hại cho cơ thể như ma túy. Rượu và các chất liên quan tới mà túy làm cho con người ta mất sáng suốt, mất tự chủ. Khi say có thể ta sẽ gây ra sự đổ vỡ cho bản thân, cho gia đình và cho Tổ Quốc. Giữ giới này, ta giữ cho thân thể ta được khỏe mạnh và tâm hồn ta được sáng suốt, vì vậy bậc thức giả phải giữ được giới này. Câu 47. Nêu những nội dung chính của giáo lý Bát chính đạo trong đạo Phật Bát Chính Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. @ Chính Ngữ ( lời nói đoan chính) @ Chính Kiến ( nhìn nhận đúng đắn) @ Chính Tư duy ( suy nghĩ đúng đắn) @ Chính Nghiệp ( hành động đúng đắn) @ Chính Mệnh ( giữ gìn thân, tâm đoan chính) @ Chính Định ( thiền định đúng đắn) @ Chính Tinh Tiến ( hăng hái, nỗ lực) @ Chính Niệm ( không tán loạn) Đó là con đường thánh gồm tám chi: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tấn, Chính niệm và Chính định.  1.CHÍNH KIẾN: Chính là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp. Đối với người tu Phật, chính kiến cần phải được khai mở và phát triển mãi mãi bằng học tập và thực hành. 2.CHÍNH TƯ DUY: Tư duy là suy nghĩ. Chính tư duy là suy nghĩ chân chính, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người. Chính Tư Duy, là có những tư tưởng chân chính, mà cũng có nghiã là quyết định chân chính, tức có: 1. Những tư tưởng khước từ, buông bỏ, 2. Những tư tưởng không thù hận 3. Những tư tưởng không hung bạo. 3.CHÍNH NGỮ: Ngữ là lời nói. Chính ngữ là lời nói chân thật không giả dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.  Lời nói là phương tiện để diễn tả điều ta thấy và nghĩ; nếu thấy sai và nghĩ sai thì nói cũng sai.  Mà khi ta nói sai sẽ gây tác động lầm lạc cho chính ta và cho người khác. 4.CHÍNH NGHIỆP: Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chính nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính. Chính nghiệp gồm có hai hành động: hành động chân chính và hành động không chân chính. 5.CHÍNH MỆNH : Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chính nghĩa là sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác. Những phương tiện sinh sống thẳng thắn, không lừa đảo, không gieo rắc lầm lạc, không bóc lột kẻ khác, không vi phạm quyền tự do và bình đẳng kẻ khác, không phá hoại môi trường sinh hoạt của con người:  Đó là chính mệnh. 6.CHÍNH TINH TIẾN:  Tinh tiến là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chính thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy.  Chính tinh tiến bao gồm: a. Chuyên cần chân chính: - Quyết tâm lọai bỏ các việc ác đã sinh - Chuyên làm các việc lành việc tốt. b. Chuyên cần không chân chính:  - Là người say sưa với ngũ dục và khóai lạc. - Là kẻ hay làm tổn hại đến người khác. 7.CHÍNH NIỆM:  Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chính. Chính niệm có 2: Chính ức niệm và chính quán niệm. ức niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quan sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai. 8.CHÍNH ĐỊNH là phương pháp thiền định chân chính. Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chính định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.   Thiền định là sự tập trung ý để đạt tới chính kiến tức là cái thấy chân chính. Những phương pháp này không nhắm đến sự tu luyện thôi miên, pháp thuật và trường sinh, mà nhắm đến sự giác ngộ nên gọi là chính định. Câu 48. Những nội dung chính của giáo lý Thập Thiện trong đạo Phật. Thập Thiện hay còn gọi là Thập Thiện Nghiệp, Thập Thiện Giới, Thập Thiện Pháp. Tên gọi khác nhau là do tùy cách diễn nghĩa theo các phương diện ứng dụng. Chẳng hạn như khi chỉ nói riêng pháp số thì dùng danh từ Thập Thiện để chỉ cho mười điều thiện bao gồm: Không sát sanh Không trộm cắp Không tà dâm Không vọng ngữ Không ỷ ngữ Không lưỡng thiệt (không nói lưỡi đôi chiều) Không ác khẩu (không nói ác) Không tham lam (tham) Không sân giận (sân) Không si mê (si) Câu 49. Đảng và Nhà nước chủ trương như thế nào về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo? Nền tảng lý luận của Đảng ta là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Về tín ngưỡng tôn giáo, Đảng ta khẳng định “Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tôn giáo còn tồn tại lâu dài; để giải quyết vấn đề tôn giáo cần gắn với quá trình vận động cách mạng, cải biến xã hội và nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân” Cốt lõi trong quan điểm của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là “tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc” Nghị quyết TW7 khóa VIII về công tác tôn giáo khẳng định “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, cũng như giữa những tôn giáo khác nhau” Nghị quyết TW7 khóa VIII về công tác tôn giáo cũng khẳng định “Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc, các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bỏ” Câu 50. Ở Việt Nam có bao nhiêu tôn giáo? Kể tên các tôn giáo đó Ở Việt Nam hiện nay, có 06 tôn giáo được Nhà nước công nhận hoạt động hợp pháp Phật Giáo Công giáo Đạo Tin lành Đạo Hồi Đạo Cao Đài Đạo Hòa Hảo Câu 51. Ở Việt Nam có bao nhiêu tín ngưỡng chủ yếu? Kể tên các tín ngưỡng đó Việt Nam có nhiều tín ngưỡng dân gian khác nhau, trong khuôn khổ bài giảng chỉ giới thiệu các tín ngưỡng sau: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng . Câu 52: Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thông qua mấy con đường? Có 2 con Đường du nhập: Đường thủy từ phía Nam, trực tiếp từ Ấn Độ và một số quốc gia phật giáo Đông Nam Á, thông qua giao thương buôn bán. Đường bộ từ phía Bắc, gián tiếp từ Trung Quốc, thông qua giao lưu văn hóa. Câu 53. Ki tô giáo ở Việt Nam hiện nay có mấy nhánh đạo, kể tên và đặc điểm khác biệt của các nhánh đáo đó? Câu 54. Phật giáo ở Việt Nam phát triển thịnh đạt ở những triều đại nào? Kể tên những người tiêu biểu trong thời kỳ đó? - Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý-Trần đã phát triển thịnh đạt. Những người tiêu biêu trong thời kỳ này: như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Thuận, đại sư Khuông Việt, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Mãn Giác, Tuệ Trung Thương Sĩ Thiền sư Pháp Loa, Thiền sư Huyền Quang. - Hai triều đại Lý-Trần tồn tại gần 400 năm, có thể nói đây là triều đại cực thịnh của Phật giáo Việt Nam. Đất nước hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị Bắc thuộc, tiến bước trên con đường xây dựng và phát triển xã hội. Có thể nói thời nhà Trần là triều đại mà Phật giáo phát triển cực thịnh về mọi mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, quân sự. Câu 55. Kể tên các giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam - Giai đoạn 1 (TK II - X) Gắn với sự ra đời của Thiền phái thứ nhất và thứ hai: Thiền phái thứ nhất: Do Tì ni đa lưu chi – Người Ấn Độ sáng lập: Ông sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam, tu tại chùa Pháp Vân (Dâu – Bắc Ninh) năm 580. Dòng thiền này truyền được 19 thế hệ, trong đó có các nhà sư nổi tiếng như Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Giới Không... Thiền phái hai: Do thiền sư Vô Ngôn Thông (Trung Quốc) sáng lập năm 820. Ông tu tại chùa Kiến Sơ (Phù Đổng – Gia Lâm - HN). Dòng thiền này truyền được 17 đời, trong đó có những nhà sư lớn như: Khuông Việt Đại sư, Lý Thánh Tông, Mãn Giác... - Giai đoạn 2: Từ TK X – TKIV, Gắn với sự ra đời của thiền phái thứ 2 và ba của VN - Thiền phái thứ ba: Thiền phái Thảo Đường, do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời. -Thiền phái thứ tư: Thiền phái Trúc Lâm, do vua Trần Nhân Tông sáng lập trên cơ sở hợp nhất các dòng thiền trước đó. Giai đoạn này, Phật giáo trở nên cực thịnh, trở thành Quốc giáo dưới các triều đại Lý, Trần Phật giáo đóng vai trò tích cực trong việc tham gia chính sự. - Giai đoạn 3. Từ TK XV đến trước CM 8 Đây là giai đoạn Phật giáo cung đình đi xuống, nhường chỗ cho đạo Nho Phật giáo dân gian vẫn phát triển xong đi vào huyền bí, mê tín dị đoan. Đầu thế kỷ XX, Phong trào chấn hưng Phật giáo do các vị cao tăng Thích Từ Phong, Thích Thanh Hanh, Cư sĩ Lê Đình Thám tiến hành đã ít nhiều khơi dậy màu sắc cho Phật giáo - Giai đoạn 4: Từ 1945 đến nay Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ các tăng ni, phật tử cũng hăng hái “xếp bút nghiên” lên đường. Đất nước được độc lập. Với chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đạo Phật có điều kiện để phát triển. Năm 1982 Đại hội Phật giáo Việt Nam đã khai mạc lần thứ nhất, thống nhất Phật giáo toàn quốc, lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hiện nay, đạo Phật tiếp tục phát triển ở nước ta và có số tín đồ đông hơn cả: Với hơn 10 triệu người chính thức quy y, còn những người tin theo thì có hơn 40 triệu (Số liệu của ban tôn giáo Chính phủ và Giao hội Phật giáo Việt Nam) Câu 56. Hồi giáo du nhập vào Việt Nam khi nào? như thế nào? * Lịch sử du nhập: - Đạo Hồi vào Việt Nam từ thế kỷ XI: Các nhà sử học Trung Quốc thuộc đời nhà Tống viết trong Tống sử (năm 984), khi kể về xứ sở Chăm pa, có ghi: “Cũng có giống trâu núi không dùng để cày bừa mà dùng để cúng tế. Trước khi giết, thầy cúng đọc câu kinh Allahu Akbar” (Ala vĩ đại). Nhưng đặc biệt, có một phát hiện khảo cổ học gồm hai bia mộ thuộc về người Muslim Champa, một tấm có niên đại 1025-1035 và một tấm có niên đại 1039, minh chứng rõ nét hơn về thời điểm Islam du nhập vào Việt Nam. Tiền đề ra đời - Điều kiện KT – XH: Đầu TK XX – 1939 đất nước ta bị giặc Pháp đô hộ, chúng đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, thi hành chính sách bóc lột về kinh tế, nô dịch về chính trị, “ngu dân” về văn hóa=> Đời sống nhân dân ta, đặc biệt Nam bộ vô cùng thống khổ. - Điều kiện KT – XH: Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra như: Thiên Địa hội của Phan Xích Long (1913). Miền Bắc và Trung cũng xuất hiện những lãnh tụ lớn như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, phong trào cách mạng bước đầu phát triển với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên – xong sự ảnh hưởng của cách mạng vào Nam chưa lớn -Điều kiện Văn hóa- tư tưởng- tôn giáo: Ở Nam bộ cuối TK XIX đầu TK XX gồm chủ yếu bốn nhóm người sinh sống: Việt, Hoa, Khơme, Chăm- đa dạng về tập quán sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng -Về tôn giáo: các tôn giáo truyền thống Nho, Phật, Đạo – không giải quyết được vấn đề đấu tranh thực tại nên không còn phù hợp. Điều kiện Văn hóa- tư tưởng- tôn giáo: Đạo Kitô đang bước đầu được truyền bá nhưng được coi là đạo của kẻ thù (Pháp) Tôn giáo địa phương có rất nhiều các đạo nổi lên: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Dừa… Câu 57. Phân biệt hai dòng Hồi giáo ở Việt Nam? Dòng hồi giáo chính thống là số người Chăm sống ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, thành phố HCM. Tín đồ đạo Ixlam ở các vùng này sinh hoạt tôn giáo không khác gì tín đồ tôn giáo các nước Ả Rập, kinh coran đọc bằng tiếng ảrập. Nhiều chức sắc của Đạo lại là người Mlaixia. Ở vùng châu đốc An Giang có nhiều tín đồ người Malaixia. Số người này có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu xã hội và các hoaạt động ton giáo ở đây. Dòng hồi giáo không chính thống (hay còn gọi là dòng chăm Ba Ni) là những người sống ở các vùng Ninh Thuận. Dòng hồi này chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục tập quán, tín ngưỡng địa phương, đặc biệt là đạo bà lamôn. Giaó lý giáo luật của Ixlam được hiểu và vận dụng sai lạc rất nhiều. Tín đồ ở đây xem Môhamet và thánh Ala là một, rằng đã sinh ra dân tộc Chăm.Năm điều kiêng kỵ được các chức sắc thực hiện một chác tượng trưng. Người theo Đạo dường như tách biệt với đạo hồi, họ không biết tiếng Ảrập, không thuộc kinh Coran và luật Sỉ ri át. Chức sắc có vai trò lớn trong đời sống tín đồ. Giữa các tín đồ có sự bình đẳng. Câu 58. Trình bày ngắn gọn đặc điểm đạo Hòa Hảo ở Việt Nam Trả lời: & Sự ra đời của phật Hoà Hảo: ngày 15/ 05/ 1939 Huỳnh Phú Sổ cho tổ chức khai đạo ở làng mình, lấy tên là phật giáo Hoà Hảo. & Qúa trình phát triển: + Giai đoạn đầu đạo vừa hoạt động tôn giáo vừa hoạt động chính trị, bị các thế lực Pháp và Nhật lợi dụng, lôi kéo. + Năm 1999 đạo Hoà Hảo được chính phủ công nhận hoạt động hợp pháp. Hiện nay có ban đại diện, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. * Giáo lý cơ bản Giáo lý cơ bản của đạo Hòa Hảo thể hiện ở tinh thần Học Phật và Tu thân Học phật là học những giáo lý của đạo Phật nhưng có lược giản và sửa đổi ít nhiều, mục đích chính vẫn là khuyên người ta bỏ dữ làm lành, xa rời ác pháp, tu tập thiện pháp để chấm dứt luân hồi, sinh tử, khổ đau để trở thành hiền nhân Tu thân là tu bốn ân lớn (tứ ân hiếu nghĩa): 1- Ân tổ tiên, cha mẹ, 2-đất nước; 3- Ân đồng bào, nhân loại; 4- Ân tam bảo Ngoài ra, Đạo còn có các bài Sấm do ông Huỳnh Phú Sổ truyền lại vậy Một số câu sấm giảng của Huỳnh Phú Sổ Tu không cần lạy cần quỳ, Ngồi đâu cũng sửa thì mới mau. Đạo Hòa Hảo chủ trương không xây dựng chùa chiền, không thờ tượng ảnh, Việc thờ cúng chủ yếu diễn ra tại các gia đình “Phật tử” Mỗi gia đình theo đạo Hòa Hảo thờ một tấm Trần điều (mầu nâu sẫm ở trang thờ đặt gian chính giữa, còn ngoài sân trước nhà có một bàn thờ thông thiên. Điều đó thể hiện tư tưởng “Phật tại tâm, tâm tức Phật”. Lễ vật chỉ có hương hoa và nước mát. Ban đêm thắp đèn ở trang thờ và bàn thông thiên. Đạo Hòa Hảo không đọc kinh kệ của Phật giáo, chỉ đọc sấm giảng của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ soạn và niệm 6 chữ Nam mô A Di đà Phật để tĩnh tâm. Câu 59. Trình bày ngắn gọn đặc điểm đạo Cao Đài ở Việt Nam Vấn đề danh xưng - Đạo Cao Đài – tên đầy đủ là “Đại Đạo Cao Đài Tam Kỳ phổ độ” - “Đại Đạo” – là một đạo lớn – tổng hợp theo tinh thần “Tam giáo đồng nguyên” và “Ngũ chi hiệp nhất” – với tham vọng là đạo chung cho toàn nhân loại . “Cao Đài” – theo quan niệm của đạo là tên vị Thượng đế chí tôn, thường ngồi ở tòa tháp có tên Cao Đài trên thiên giới, có danh xưng là “Cao Đài Tiên Ông đại bồ tát ma ha tát”- Biểu trưng của tiên ông là “01 con mắt” “Tam kỳ phổ độ” – Là ba thời kỳ Cao Đài tiên ông xuống cứu vớt chúng sinh Kỳ một: Thuở khai thiên lập địa – gắn với Phục Hy, Nhiên Đăng Cổ Phật, Môise. Kỳ hai: Phật Thích Ca giáng thế, Khổng tử mở đạo Nho, Giêsu khai đạo Thánh. Kỳ ba: Đích thân Cao Đài Tiên ông xuống dưới hình thức “Giáng bút huyền cơ” để thống nhất các đạo thành một mối chung duy nhất. Giáo lý của đạo Cao Đài là sự pha tạp, vay mượn, chắp vá từ nhiều đạo: Phật, Nho, Lão. Các kinh sách chủ yếu: Tân Luật, Thánh Ngôn hiệp tuyển, Pháp chánh truyền, Đại thừa chân giáo. Luận về vạn vật vũ trụ: Theo Thuyết Âm Dương của đạo Lão: Đèn thái cực, bát quái đài. Luận về sinh tử: thì có Luân Hồi, thoát khỏi luân hồi là trở về cõi Trời vĩnh hằng với Thượng Đế chí tôn – tức Cao Đài tiên ông Về luật lệ: Đạo Cao Đài khuyên tín đồ giữ “Ngũ giới” và “Tứ hạnh” Nghi lễ và thờ cúng - Chính giữa gian thờ là hình vẽ một cái mắt gọi là “Thiên Nhãn” - Tiếp đến là ban thờ gồm 8 vị: Phật Thích Ca, Khổng tử, Lão tử, Đức Thái Bạch, Quan Âm, Quan Thánh, Chúa Giêsu và Khương Tử Nha Câu 60. Trình bày ngắn gọn những nét chính về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam & Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian lâu đời của VN. Thể hiện 2 khía cạnh đạo đức và tâm linh.Hình thức tín ngưỡng: thờ và cúng: -Thờ Là hoạt động thường xuyên của người sống đối với đối tượng thờ cúng, thể hiện ở những không gian thờ cúng nhất định Đối tượng thờ: + Thờ người mới mất + Thờ gia tiên + Thờ thủy tổ + Thờ gia thần + Thờ Quốc tổ Không gian thờ + Một phần trong không gian kiến trúc nhà(thường là chính giữa Nhà hoặc lầu trên, lầu cao nhất) + Nhà thờ họ, cành, chi, phái + Không gian thờ gia thần Đồ thờ thường là + Bài vị + Bát hương + Ngũ quả + Chân đèn + Nhà sang giả thì có Ngai, khám, hoành phi câu đối - Cúng Là hoạt động không thường xuyên, diễn ra vào những dịp nhất định, do người sống tiến hành tại nơi thờ tự hoặc nơi khác, nhằm biểu đạt sự giao tiếp đối với tổ tiên +Cúng người mới mất Cúng đám ma: Có nhập liệm, phát tang, thiết linh, an táng Cúng 3 ngày Cúng thất thất lai tuần Cúng Tứ cửu (49 ngày) Cúng Bách Nhật (100 ngày) Giỗ đầu (Tiểu tường) Giỗ hai năm (Đại tường) Giỗ ba năm (Đoạn tang hay Từ Phục) Những việc kiêng +Cúng gia tiên Nhân dịp húy kị tổ tiên Cúng rằm tháng 7 để cầu siêu (Lễ Vu Lan) Cúng vào những dịp cưới hỏi, làm nhà… +Cúng Thủy tổ Thủy tổ là tổ cao nhất của dòng họ, hoặc là người khai địa lập ấp Việc cúng thủy tổ cũng vào ngày húy kị, do Cành cả hoặc bô lão trong làng đứng ra. Thường là 2 năm một lần +Cúng gia thần Gia thần được cúng vào dịp cúng gia tiên=> Gia thần được mời chứng giám- Ông táo Cũng có khi được cúng khi gia đình có người ốm đau bệnh tật, xây dựng nhà cửa, cưới xin… +Cúng Quốc tổ Tổ Hùng Vương (10/3) Câu 61. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam xuất phát từ những quan niệm truyền thống nào? Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một truyền thống lâu đời của người VN. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện hai khía cạnh: đạo đức và tâm linh cuả người VN. Về khía cạnh đạo đức, thờ cúng tổ tiên thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người VN, là sự tưởng nhớ công ơn của những người đã sinh thành ra ta hoặc những người đã khuất có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống vật chất, tinh thần của ta. Về khía cạnh tâm linh tôn giáo, thờ cúng tổ tiên là sự quan tâm về thế giới bên kia ( suối vàng),về linh hồn và về cuộc sống sau khi chết. Câu 62. Tín ngưỡng thờ mẫu thể hiện quan niệm gì của người Việt Nam về thiên nhiên và con người? Trả lời: Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện quan niệm của người VN về thiên nhiên và con người là: ' Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện sự tuyệt đối hoá vai trò của tự nhiên và sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên, đặc biệt họ lệ thuộc tới mức biến các hình tượng trời, đất, nước, rừng thành các mẹ, cầu xin sự che chở nơi thiên nhiên ' Sau đó mới về mối quan hệ giữa con người với con người. Lúc đầu trong chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có quyền uy và làm chủ kinh tế trong gia đình. Bởi vậy trong quan hệ xã hội thời kì này, người phụ nữ dược tôn trọng và hình tượng các nữ thần lần lượt ra đời. Câu 63. Nêu hệ thống thần thánh trong tín ngưỡng thờ mẫu Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất, sông nước, rừng núi..): thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh. Các thánh mẫu Tam tòa thánh mẫu: Tam tòa thánh mẫu là thứ ngôi của ba vị thánh thần trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu gồm: Bà Trời (các tên khác: Thiên mụ, Bà Chúa Xứ, Mẫu Thượng Thiên ), Bà Đất (tên khác: Bà Chúa Sông, Mẫu Thượng Ngàn ), Bà Nước (tên khác: Bà Chúa Lạch, Mẫu Thoải ), cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Tứ phủ công đồng: Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ bao gồm: - Thiên phủ (miền trời): có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. - Nhạc phủ (miền rừng núi): có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. - Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. - Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ bao gồm: - Thiên phủ (miền trời): có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. - Nhạc phủ (miền rừng núi): có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. - Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. - Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ bao gồm: - Thiên phủ (miền trời): có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. - Nhạc phủ (miền rừng núi): có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. - Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. - Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ bao gồm: - Thiên phủ (miền trời): có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. - Nhạc phủ (miền rừng núi): có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. - Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. - Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Bố trí, sắp xếp các thánh: Hệ thống bao gồm: A. Hậu cung (cung cấm) là nơi thâm nghiêm đặt ban thờ Mẫu , thường là TAM TÒA THÁNH MẪU - Một tượng Mẫu ở vị trí cao nhất, chính giữa, thường có sắc phục mầu đỏ. Đó là tượng Bà Chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là MẪU Đệ Nhất Thượng Thiên ( Mẫu Nghi Thiên Hạ ) - Một Tượng bên phải có sắc phục mầu xanh , đó là MẪU Đệ Nhị Thượng Ngàn(caiquảnrừngxanh) - Một tượng bên trái là MẪU Đệ Tam Thoải Phủ (cai quản sông nước). B. Mặt Tiền của Hậu Cung là một ban thờ lớn ( CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ) banthờnàygồm3lớp: - Lớp thứ nhất giữa là NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ hai bên là Quan Nam TàovàBắcĐẩu - Lớp thứ 2 là gồm 5 vị Quan lớn ( Ngũ vị Tôn Quan ) + Đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ) + Đệ nhị Giám Sát quyền cai thượng Ngàn (áo xanh) + Đệ Tam Thoải Phủ cai bản mệnh Thanh Đồng (áo trắng) + Đệ Tứ Khâm sai quyền cai tứ phủ (áo vàng) + Đệ Ngũ Tuần Tranh, quyền cai quản âm binh nhà trời (áo tím) - Lớp thứ 3 là hai Ông HOÀNG , ÔNG BẨY sắc phục mầu xanh , ÔNG MƯỜI sắc phục mầu vàng, giữa hai ông Hoàng là lư hương Hai bên tả hữu của cung thờ nêu trên là ĐỘNG SƠN TRANG và Cung ĐỨC THÁNH TRẦN. Nghi lễ đặc trưng của đạo Mẫu là “hầu đồng, hay hầu bóng” Tương truyền có 36 giá đồng, Việc lên đồng thể hiện sự giao tiếp tối cao với thánh mẫu để cầu khấn một điều gì đó tốt đẹp. Câu 64. Tín ngường thờ thành hoàng làng biểu trưng cho tinh thần gì của người Việt Nam? Thứ nhất: Xuất phát từ tình yêu, sự gắn bó của con người với một địa phương, một vùng lãnh thổ nhất định, nên các thần lập ra với ý nghĩa sức mạnh cố kết cộng đồng trong một phạm vi nhất định. Thứ hai: Xuất phát từ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo người dân về một vị thần chung. Thứ ba: Có thể xuất phát từ một tích nào đó(Anh hùng có công với nước, mà quê hương ở đâu đó, hoặc ông tổ làng nghề, hoặc do vua sắc phong… ) Câu 65. Trong tín ngưỡng thành hoàng làng dưới thời phong kiến, các thành hoàng được phân làm mấy bậc? Nêu đặc điểm của các bậc đó. Thần thành hoàng làng được chia làm ba thứ bậc: Thượng đẳng thần Trung đẳng thần Hạ đẳng thần 1.Thượng đẳng thần: Là những thần danh sơn đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đổng thiên vương, Sóc thiên vương, Chử Đồng tử, Liễu Hạnh...Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Hai là các vị Nhân thần như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...v..v. Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước, lúc mất đi, hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bậc ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm thượng đẳng thần. 2. Trung đẳng thần: Là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng, hoặc có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc những thần có chút linh dị, tới khi nhà vua sai kỳ tịnh đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển mà phong làm trung đẳng thần. 3. Hạ đẳng thần: Dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về các bậc chính thần thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm hạ đẳng thần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương ôn tập tôn giáo.doc
Tài liệu liên quan