Đề cương ôn tập Thẩm định dự án đầu tư

Câu 65: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD 3 đang dự kiến triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu chung cư trên địa bàn Quận Thanh Xuân, thành phố Hn. Tổng mức đầu tư dự kiến là 550 tỷ đồng, trong đó, dự kiến vay ở Vietinbank, Hn là 180 tỷ. Cán bộ thẩm định NH được giao xem xét hồ sơ vay vốn của đơn vị. Cho biết những nội dung cơ bản khi tiến hành thẩm định các yếu tố phi tài chính của công ty. Theo em, những yếu tố phi tài chính này có ảnh hưởng đến: Tính Khả thi/ tính hiệu quả hay cả hai. a. Nội dung cơ bản khi tiến hành thẩm định các yếu tố phi tài chính  Các thông tin cơ bản về tổ chức và quản lý (Thông tin về doanh nghiệp, về các vị trí lãnh đạo chủ chốt, tổng số nhân viên, thông tin về công ty mẹ (nếu có), về các đơn vị trực thuộc (nếu có), về các đơn vị có liên quan (nếu có).  Đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, quản lý sản xuất, nhạy bén và năng động trong kinh doanh,  Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Các thông tin về thị trường tiêu thụ chủ yếu (Các khách hàng quan trọng của đơn vị), Thị phần của đơn vị (nếu có),  Đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Những yếu tố phi tài chính này có ảnh hưởng đến cả tính khả thi và tính hiệu quả của dựa án:  Tính khả thi: Việc đánh giá các thông tin cơ bản về tổ chức quản lý, , vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp xác định liệu dự án có thể thực hiện được hay không, khi thực hiện sẽ gặp phải những thuận lợi, khó khăn gì.  Tính hiệu quả: Việc xem xét những thông tin trên sẽ giúp xác định liệu công ty có khả năng cấp vốn đúng tiến độ hay không? Với năng lực của bộ máy lãnh đạo, đội ngũ cán bộ của công ty, các nguồn lực đầu tư có được sử dụng hợp lý, dự án sau khi hoàn thành có thể đem lại những lợi ích gì

pdf89 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Thẩm định dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư; - Về giá trị tổng mức đầu tư. 5. Kết quả thẩm định / thẩm tra Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị tổng mức đầu tư (tên dự án) sau thẩm định / thẩm tra như sau: Stt Nội dung chi phí Giá trị đề nghị Giá trị thẩm tra Tăng, giảm 1 Chi phí xây dựng 2 Chi phí thiết bị 3 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 4 Chi phí quản lý dự án 5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 6 Chi phí khác 7 Chi phí dự phòng Tổng cộng (có phụ lục chi tiết kèm theo) Nguyên nhân tăng, giảm: (Nêu và phân tích nguyên nhân tăng giảm đối với những nội dung chi phí tăng, giảm chủ yếu). 7. Kết luận và kiến nghị Mẫu 2. Báo cáo thẩm định / thẩm tra dự toán công trình Kinh tế Đầu Tư 54A 72 Thực hiện nhiệm vụ của (chủ đầu tư) giao (đối với trường hợp chủ đầu tư tự thẩm định) hoặc theo đề nghị của (chủ đầu tư) hoặc theo hợp đồng kinh tế (số hiệu hợp đồng) (đối với đơn vị tư vấn thẩm tra) về việc thẩm định / thẩm tra dự toán công trình (tên công trình). Sau khi nghiên cứu hồ sơ (tên đơn vị thẩm định / thẩm tra) có ý kiến như sau: 1. Căn cứ thẩm định / thẩm tra - Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - (Các văn bản khác có liên quan của nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương, ). 2. Giới thiệu chung về công trình - Tên công trình; - Chủ đầu tư; - Các đơn vị tư vấn lập thiết kế, lập dự toán công trình; 3. Nhận xét về chất lượng hồ sơ dự toán công trình - Nhận xét về thiết kế, phương pháp lập dự toán được lựa chọn; - Nhận xét về các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong trong dự toán công trình; - Kết luận về đủ hay không đủ điều kiện thẩm định / thẩm tra. 4. Nguyên tắc thẩm định / thẩm tra - Về sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; - Về tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình; - Về giá trị dự toán công trình. 5. Kết quả thẩm định / thẩm tra Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị (dự toán công trình) sau thẩm định / thẩm tra như sau: Stt Nội dung chi phí Giá trị đề nghị Giá trị thẩm tra Tăng, giảm 1 Chi phí xây dựng 2 Chi phí thiết bị 3 Chi phí quản lý dự án 4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 5 Chi phí khác 6 Chi phí dự phòng Tổng cộng (có phụ lục chi tiết kèm theo) Nguyên nhân tăng, giảm: Kinh tế Đầu Tư 54A 73 (Nêu và phân tích nguyên nhân tăng giảm đối với những nội dung chi phí tăng, giảm chủ yếu). 7. Kết luận và kiến nghị Câu 54: Thể hiện quy trình thẩm định tại một cơ quan?  NHTM 1. Tiếp nhận hồ sơ Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Chuyên viên Ban Tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hoặc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn. Căn cứ vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng (nếu có) sẽ tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, trình Trưởng Ban. 2. Thời hạn thẩm định Các dự án, phương án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi Ngân hàng nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: + Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi Ngân hàng nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên Ngân hàng cấp trên. + Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chi nhánh trình, Ngân hàng cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay. 3. Tiến hành thẩm đinh Thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến. Thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn, thẩm định đảm bảo tiền vay trong đó chú trọng tới uy tín của khách hàng và khả năng đảm bảo trả nợ tiền vay. 4. Lập báo cáo thẩm định -Trưởng phòng tín dụng xem xét. Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định(nếu cần thiết), hoặc trức tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quy định 5. Xét duyệt -Giám đốc chi nhánh đề nghị. Giám đốc ngân hàng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng,Phòng tín dụng/Phòng Kế hoạch kinh doanh trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay: + Nếu đồng ý cho vay thì ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản); + Nếu không đồng ý cho vay thì phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết. Kinh tế Đầu Tư 54A 74 -Tổng giám đốc ra quyết định. Trong trường hợp khoản vay vượt quyến phán quyết của giám đốc chi nhánh thì trình lên Tổng giám đốc đểxét duyệt và ra quyết định.  cơ quan Nhà nước 1. tiếp nhận hồ sơ Chủ đầu tư nộp hồ sơ dự án phát triển nhà ở tới Sở Xây dựng hoặc phòng chức năng cấp huyện (đối với dự án có mức vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng nếu được UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt) Nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định thì ghi giấy biên nhận hồ sơ hẹn thời gian, nếu không đủ giấy tờ thì hướng dẫn tổ chức nộp đủ giấy tờ theo quy định. 2. Thời hạn thẩm định a. Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày làm việc; b. Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc; c. Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc; d. Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc. 3. Tiến hành thẩm định -Thực hiện công việc thẩm định. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Nhà nước thường chú trọng tính hiệu quả kinh tế- xã hội nhiều hơn. 4. Lập báo cáo thẩm định -Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án. Sau khi tiến hành thẩm định xong, Phòng thẩm định lấy ý kiến các phòng, các cơ quan liên quan, tổng hợp ý kiến, ra văn bản thông báo ý kiến thẩm định, giao chon Chủ đầu tư để hoàn chỉnh hồ sơ. 5. Xét duyệt Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Soạn thảo Tờ trình đề nghị phê duyệt dự án của phòng thẩm định và trình ký quyết định phê duyệt của Sở, Bộ, UBND các cấp hoặc Thủ tướng Chính phủ tùy theo mức độ quy mô của dự án. Sau khi có quyết định xong, làm thủ tục phát hành đồng thời lập biểu tính toán phí thẩm định, giao cho Văn phòng Sở để thực hiện việc thu phí thẩm định trước khi trả kết quả cho chủ đầu tư, gửi quyết định cho các cơ quan ghi trên quyết định.  chủ đầu tư 1. tiếp nhận hồ sơ Với chủ đầu tư, quy trình thẩm định do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định đầu tư. Đối với các dự án do ban quản lý lập kế hoạch, chủ đầu tư trực tiếp xét duyệt và cung cấp vốn Thường thì chủ đầu tư tự mình thẩm định hoặc thuê công ty thẩm định nếu không có chuyên môn 2. thời hạn thẩm định Do chủ đầu tư tự quyết, nhưng thường ghi trong hợp đồng là không quá 60 ngày. 3. tiến hành thẩm định Thẩm định hồ sơ theo các yếu tố thị trường, kĩ thuật - công nghệ, tổ chức quản lí nhân sự, tài chính nhưng ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Kinh tế Đầu Tư 54A 75 4. lập báo cáo thẩm định Nếu chủ đầu tư đi thuê công ty thẩm định thì công ty đó có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định trình lên chủ đầu tư, còn do chủ đầu tư tự thẩm định thì có thể bỏ qua bước này 5. xét duyệt Sau khi xem xét tính khả thi và khả năng sinh lời của dự án, nếu hài lòng thì chủ đầu tư sẽ quyết định bỏ vốn đầu tư. Câu 55: So sánh nội dung thẩm định dự án đầu tư giữa các chủ thể (ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp)? Nhà nước Ngân hang Chủ đầu tư Nội dung Xem xét tất cả nội dung: dựa trên các điều kiện thị trường, kĩ thuật - công nghệ, tổ chức quản lí nhân sự, tài chính và đặc biệt khác với các chủ thể khác Nhà nước chú trọng đến thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Cụ thể các dự án đầu tư nhà nước phải thẩm định về: - Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn. - Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung. - Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng. - Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng. - Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án. - Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có). - Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có). - Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu Xem xét trên 3 nội dung lớn: thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn, thẩm định đảm bảo tiền vay. Bên cạnh các nội dung như các chủ thể Nhà nước và chủ đầu tư, Ngân hàng còn phải thẩm định về khách hàng và thẩm định đảo bảo tiền vay, đây chính là chìa khoá đảm bảo cho sự an toàn của Ngân hàng. Cụ thể các dự án đầu tư ngân hàng phải thẩm định về: - Thẩm định khách hàng: + Thẩm định hồ sơ vay vốn: Có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành hay không, phải xem khách hàng có thoả mãn các điều kiện thuộc đối tượng cấp tín dụng hay không. + Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh: đánh giá doanh nghiệp như thế nào? Triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của DN trong thời gian tới. Phân tích cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của DN trong thời gian tới (bao gồm cả những yếu tố môi trường kinh doanh chung, ngành nghề và những yếu tố xuất phát từ nội tại doanh nghiệp,). Đánh giá dựa trên khả năng tài chính sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng theo hai tiêu chuẩn : chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. - Thẩm định dự án đầu tư: thẩm định về thị trường, kĩ thuật, tài chính=> Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để ra quyết định cho vay hay không, nếu cho vay thì vay bao nhiêu, thời gian cho vay và lãi Xem xét trên các nội dung: thị trường, kĩ thuật - công nghệ, tổ chức quản lí nhân sự, tài chính nhưng ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Cụ thể các dự án đầu tư chủ đầu tư phải thẩm định về: - Nghiên cứu thị trường: Đánh giá nhu cầu về sản phẩm của dự án, cung cầu sản phẩm , thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm,phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối , khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. - Kĩ thuật công nghệ: + Thẩm định về địa điểm xây dựng: đánh giá địa điểm có đạt hiệu quả kinh tế cao nhất gần nơi cung cấp nguyên vật liệu gần nơi tiêu thụ sản phẩm gần nguồn cung cấp lao động. + Quy mô sản xuất; thẩm định về dây chuyền công nghệ chất lượng sản phẩm , quy mô giải pháp xây dựng. + Đánh giá tác động môi trường : những tác động đến môi trường tiêu cực như như làm mất cân Kinh tế Đầu Tư 54A 76 tư. - Nhà nước phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án. - Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội (đóng góp cho kinh tế - xã hội, lao động có việc làm tăng thêm, phân phối thu nhập và công bằng xã hội, tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ) suất cho vay là bao nhiêu. - Thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay: kiểm tra tính hợp pháp của tài sản, kiểm tra thông tin thu thập được bằng các nghiệp vụ riêng của Ngân hàng quy định (seach trên mạng, đánh giá khả năng phát triển (tăng or giảm giá của TS), so sánh với các tài sản khác....). Trên cơ sở đã xác định giá trị, tuỳ thuộc vào tính khả mại của tài sản mà bảo đảm cho khoản vay nhất định (theo quy định của từng Ngân hàng). bằng sinh thái, gây ra tai biến như lũ lụt gây ô nhiễm môi trường do làm bẩn nhiễm độc khí nguồn nước, gây ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên - Đánh giá về tài chính dự án thông qua các chỉ tiêu như: NPV, IRR, B/C, thời gian hoàn vốn nội bộ, điểm hòa vốn Câu 56: Phân tích sự tham gia của các nhóm trong quy trình thẩm định? Liên hệ ở một dự án hay một chủ thể? * Các thành viên tham gia thẩm định dự án bao gồm 2 nhóm (khối): - Khối chuyên môn: gồm các cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia có trình độ chuyên môn cao liên quan đến nội dung dự án. - Khối quản lý gồm các cơ quan hoặc chuyên gia về quản lý (ngành và lãnh thổ) có hiểu biết chung về chuyên môn, nhưng có thê không sâu về chuyên ngành. * Khối tư vấn về chuyên môn: xem xét, đánh giá dự án về chuyên môn thường có 2 cách sử dụng tư vấn: + Thành lập Nhóm chuyên gia bao gồm các chuyên gia làm việc tại các bộ, sở quản lý chuyên ngành, có khi có thêm vài chuyên gia độc lập từ các viện nghiên cứu, trường đại học bên ngoài. Trong những trường hợp cần thiết Nhóm này có thể chia ra thành các Tiểu ban chuyên môn để thực Kinh tế Đầu Tư 54A 77 hiện đánh giá theo từng nội dung chuyên môn (thí dụ: Tiểu ban công nghệ, Tiểu ban xây dựng, Tiểu ban kinh tế,). + Các tư vấn độc lập (trong và ngoài nước) là các tổ chức hoặc cá nhân có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực có liên quan. Các tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia này làm nhiệm vụ phản biện toàn bộ hoặc từng phần dự án (theo chuyên đề). Tùy thuộc nội dung, tính chất của dự án cụ thể, cơ quan tổ chức trình người có thẩm quyền quyết định thành lập Nhóm chuyên gia và/hoặc’chọn tư vấn phản biện để tiến hành thẩm định các dự án. Cách thức sử dụng tư vấn chuyên môn thẩm định đối với từng dự án có thê áp dụng cách linh hoạt: có thể có đầy đủ các hình thức tổ chức nói trên (có cả Nhóm chuyên gia, có cả các tư vấn độc lập), có thể chỉ sử dụng một hay một vài hình thức nêu trên (chỉ gồm Nhóm chuyên gia hay một vài Tiểu ban chuyên môn, thậm chí chỉ yêu cầu một vài chuyên gia phản biện). Trên cơ sở ý kiến của các tư vấn chuyên môn nói trên cơ quan thẩm định sẽ xem xét, quyết định để có ý kiến trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Cơ quan thẩm định cần phối hợp với các bộ chuyên ngành, Hiệp Hội tư vấn để hình thành mạng lưới đội ngũ chuyên gia và tổ chức tư vân tương đối ổn định, có mối liên hệ thường xuyên để huy động nhanh đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác thám định. Nhóm chuyên gia liên ngành, các Tiếu ban chuyên môn và Tư vấn độc lập có thế sử dụng thông tin, trao đổi, phối hợp trong quá trình thẩm định đánh giá dự án theo nhiệm vụ được giao. * Đơn vị đầu mối là người tổ chức quá trình thấm định đồng thời là thành viên trong Nhóm chuyên gia hoặc các Tiểu ban chuyên môn đê theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ thẩm định. * Hội nghị tư vấn thẩm định: Tham gia Hội nghị tư vấn thấm định có các thành viên tham gia quá trình thẩm định, đại diện các bộ, ngành và địa phương liên quan (trong trường hợp cần thiết), đại diện Nhóm chuyên gia và/hoặc các Tiểu ban chuyên môn và/hoặc Tư vấn độc lập. Các Nhóm chuyên gia hoặc Tiếu ban chuyên môn tham gia và phát biểu ý kiến tại Hội nghị tư vấn thẩm định. Báo cáo đánh giá của các tư vấn chuyên mồn (Nhóm chuyên gia các Tiếu ban chuyên môn, các Tư vấn độc lập) được gửi tới đơn vị đầu mối (thường trực) và có thể được trình bày tại Hội nghị tư vấn thẩm định. Các báo cáo này được các thành viên tham dự Hội nghị thẩm định trao đổi, thảo luận và thống nhất trong từng vấn đề được xem xét, đánh giá. Cơ quan tổ chức thẩm định sẽ lựa chọn phương án thích hợp nhất kèm theo những kiến nghị cụ thế để trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét để có quyết định cuối cùng. Câu 57: Nêu các căn cứ pháp lý đối với việc sử dụng từng nguồn vốn. Đối tượng nghiên cứu của từng nguồn vốn? Các nguồn vốn: NSNN, Tín dụng ĐTPT, Doanh nghiệp, FDI, ODA  ODA Căn cứ pháp lý: - Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ - Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2013/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Đối tượng áp dụng: Kinh tế Đầu Tư 54A 78 1. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại, bao gồm hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển và đường thủy nội bộ); hạ tầng, đô thị (giao thông đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị, hạ tầng cấp điện đô thị); hạ tầng công nghệ - thông tin và truyền thông; hạ tầng năng lượng (ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới); hạ tầng thủy lợi và đê điều. 2. Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, an sinh xã hội, giảm nghèo, dân số và phát triển. 3. Phát triển khoa học công nghệ cao, công nghệ nguồn và phát triển khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm, kinh tế tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao. 4. Phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp, hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới. 5. Tăng cường năng lực thể chế và cải cách hành chính. 6. Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. 7. Hỗ trợ thúc đẩy thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, du lịch và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 8. Hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 9. Một số lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.  NSNN Căn cứ pháp lý - Luật NSNN 2002 - Luật Ngân sách sửa đổi 2014 - Luật đấu thầu - Nghị định 12/2009/NĐ-CP của CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng - Nghị định 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Đối tượng áp dụng Các dự án không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn, bao gồm: - Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế (giao thông, thuỷ lợi...). - Các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. - Các trạm trại thú y, động, thực vật để nghiên cứu giống mới và cải tạo giống. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình văn hoá, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình giáo dục đào tạo, y tế. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình quản lý Nhà nước, khoa học kỹ thuật. - Dự án bảo vệ môi trường sinh thái hoặc khu vực, vùng, lãnh thổ. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình an ninh, quốc phòng. - Các dự án trọng điểm của Nhà nước do Chính phủ quyết định.  Tín dụng ĐTPT Căn cứ pháp lý - Nghị định 75/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Kinh tế Đầu Tư 54A 79 - Nghị định của chính phủ số 106/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2004 về tính dung đầu tư phát triển của Nhà nước Đối tượng áp dụng - Các dự án sản xuất giống gốc, giống mới sử dụng công nghệ cao. - Các dự án cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt. - Các dự án đầu tư sản xuất và chế biến muối công nghiệp. - Các dự án đầu tư sản xuất kháng sinh. - Các dự án đầu tư trường dạy nghề; - Các dự án đầu tư nhà máy dệt, in nhuộm hoàn tất. - Các dự án sản xuất phôi thép từ quặng, thép chuyên dùng chất lượng cao. - Các dự án khai thác và sản xuất nhôm. - Các dự án sản xuất ôtô chở khách loại 25 chỗ ngồi trở lên với tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40%. - Các dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt tại các cơ sở sản xuất trong nước. - Các dự án sản xuất và lắp ráp đầu máy xe lửa. - Các dự án đầu tư nhà máy đóng tàu biển. - Các dự án sản xuất động cơ diesel loại từ 300 CV trở lên. - Các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí nặng, mới. - Các dự án đúc với quy mô lớn - Các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn: Phục vụ cho di dân và chế tạo thiết bị trong nước  FDI Căn cứ pháp lý - Luật Đầu tư nước ngoài Đối tượng áp dụng Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. 1- Lĩnh vực: a) Sản xuất hàng xuất khẩu; b) Nuôi, trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; c) Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; d) Sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam; đ) Xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng. 2- Địa bàn: Kinh tế Đầu Tư 54A 80 a) Miền núi, vùng sâu, vùng xa; b) Những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Câu 58: Phân biệt thẩm định dự án khía cạnh tài chính của chủ đầu tư và khía cạnh tài chính của dự án? Thẩm định năng lực tài chính chủ đầu tư Thẩm định tài chính dự án Nội dung 5 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. (2) Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động. (3) Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ. (4) Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. (5) Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường doanh nghiệp. 5 nội dung: (1) Tổng vốn đầu tư. (2) Nguồn vốn đầu tư. (3) Dòng thu và chi của dự án. (4) Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. (5) Mức độ an toàn về tài chính. Căn cứ Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Dự án – báo cáo kinh tế kĩ thuật. Cơ sở thông tin, dữ liệu có liên quan. Câu 59: Phân biệt ngân hàng phát triển Việt Nam với NHTM? Ngân hàng Phát triển Ngân hàng thương mại Mục tiêu hoạt động - Cho vay phi lợi nhuận. - Hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. - Hoạt động kinh doanh tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận. Đối tượng cho vay - Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có dự án thuộc diện được hỗ trợ vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư... - Phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư, các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội có nhu cầu về vốn. Điều kiện cho vay - Thành phần, số lượng hồ sơ; * Thành phần hồ sơ, bao gồm: 1- Kết quả thẩm định. 2- Thông báo cho vay. Ngoài ra, người đại diện có thẩm quyền ký kết HĐTD của Chủ đầu tư phải có các gíây tờ sau: + Giấy tờ tùy thân (CMND hoặc hộ chiếu). + Quyết định thành lập pháp nhân; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. + Điều lệ của tổ chức. + Văn bản ủy quyền đối với trường hợp thẩm quyền ký kết HĐTD của bên vay là đại diện theo uỷ quyền. - Các dự án nằm trong danh mục được hỗ trợ lãi suất (nếu có): Chủ đầu tư gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất. * Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). - Yêu cầu, điều kiện thực hiện: *Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Các nội dung của hợp đồng tín dụng - Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân sự. - Có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với qui định của pháp luật (ví dụ như có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và khả năng hoàn trả vốn vay. Kinh tế Đầu Tư 54A 81 phải phù hợp với thông báo cho vay và thể hiện quyền và nghĩa vụ của các Bên cũng như các cam kết khác được các Bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật. *Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Việc ký kết HĐ TD thực hiện đồng thời với việc ký kết HĐ BĐTV hoặc ký sau HĐ BĐTV. - Dự án đã có thông báo cho vay vốn TDĐT của Tổng Giám đốc đối với dự án không phân cấp hoặc của Giám đốc (đối với dự án phân cấp). - Tại thời điểm ký HĐTD không xuất hiện các yếu tố bất lợi cho việc thực hiện dự án. - Nếu phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn tín dụng, NHPT đình chỉ việc ký kết HĐTD. - Trường hợp dự án được đầu tư bằng vốn TDĐT và vốn vay các tổ chức cho vay khác, việc ký HĐTD với các tổ chức cho vay khác phải đảm bảo không ảnh hưởng đến HĐTD đã ký với NHPT. *Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Đối với cho vay thỏa thuận: Các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (TDĐT) đã ký HĐTD với NHPT, nhưng dự án chưa đủ điều kiện để giải ngân nguồn vốn tín dụng đầu tư theo quy định của NHPT, hoặc các dự án có đủ điều kiện giải ngân nguồn vốn TDĐT nhưng chưa cân đối được nguồn vốn TDĐT và chủ đầu tư có nhu cầu về vốn để thực hiện dự án. * Yêu cầu hoặc điều kiện 4: Thời hạn cho vay thoả thuận phù hợp với thời gian để hoàn thiện điều kiện giải ngân vốn TD ĐT. Thời gian cho vay tối đa là 6 tháng kể từ thời điểm ký hợp đồng tín dụng. * Yêu cầu hoặc điều kiện 5 - Chỉ thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản giải ngân thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất khi Chủ đầu tư không có nợ quá hạn (gốc và lãi) đối với tất cả các dự án, khoản vay đang có quan hệ tín dụng. - Các dự án nằm trong danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 106/2008/NDD-CP ngày 19/9/2008 được NHPT cháp thuận ký HĐTD trước và sau ngày 1/4/2009. - Đối với các dự án được hỗ trợ lãi suất: Thời gian vay được hỗ trợ lãi suất tối đa 24 tháng kể từ ngày giải ngân đối với từng khoản vay. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện kể từ ngày1/4/2009 đến ngày 31/12/2011. Kinh tế Đầu Tư 54A 82 Câu 60: Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN đang gửi hồ sơ để được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB để đầu tư xây dựng công trình điện với tổng số vốn đầu tư 1220 tỷ đồng. a. Để được vay vốn ngân hàng, theo em, về phía đơn vị cần phải chuẩn bị những tài liệu gì? ( tập trung đối với hồ sơ của khách hàng). b. So với việc vay vốn ở ngân hàng thương mại, theo em, khi vay vốn ơ VDB có những ưu đãi gì? Trả lời: a. Để được vay vốn ngân hàng, theo em, về phía đơn vị cần phải chuẩn bị những tài liệu gì? - Thành phần, số lượng hồ sơ; * Thành phần hồ sơ, bao gồm: a. Văn bản của Chủ đầu tư đề nghị NHPT thẩm định phương án tài chính của DA (kèm theo phương án tài chính sử dụng và hoàn trả vốn vay) dựa trên điều kiện cho vay lại khung đã được Chính phủ phê duyệt và đề xuất các điều kiện tín dụng , trong đó có lựa chọn đồng tiền vay lại (là ngoại tệ gốc vay của nước ngoài hoặc đồng Việt Nam) và kèm theo bảng kê danh mục hồ sơ gửi NHPT; b. Hồ sơ dự án - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (được lập theo hướng dẫn chung quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 03/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ kể từ tháng 5/2008). - Giấy chứng nhận đầu tư: + Các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên phải có giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điều 45 Luật Đầu tư; + Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư - Quyết định đầu tư (đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư); - Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ; - Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án (đối với dự án đang thực hiện); - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, bao gồm: + Ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu có); + Kết quả thẩm định dự án, thẩm định tổng mức đầu tư (nếu có); + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất hoặc văn bản thoả thuận của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW về địa điểm xây dựng dự án ... (nếu có); + Văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cấp có thẩm quyền hoặc xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định; Kinh tế Đầu Tư 54A 83 + Giấy phép khai thác và sử dụng nguồn nước (nếu có) (đối với dự án cấp nước, thuỷ điện); + Giấy phép thăm dò khoáng sản, kết quả đánh giá trữ lượng, giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định (nếu có) (đối với dự án khai thác sử dụng khoáng sản xi măng, quặng, vật liệu xây dựng...); + Ý kiến về phương án phòng chống cháy nổ cấp cho dự án của cấp có thẩm quyền theo quy định (nếu có); + Văn bản về các nội dung khác có liên quan đến dự án. - Các văn bản khác do Chủ đầu tư gửi kèm liên quan đến đầu tư dự án. c. Hồ sơ Chủ đầu tư - Hồ sơ pháp lý + Hồ sơ về việc thành lập và đăng ký kinh doanh của Chủ đầu tư * Đối với Chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước: Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền); * Đối với chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân): Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền); + Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; + Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc); Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán; (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền); + Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủ đầu tư dự án (hoặc làm đại diện của chủ đầu tư) thì phải có văn bản uỷ quyền của cấp trên có thẩm quyền. + Các tài liệu liên quan khác do chủ đầu tư gửi kèm theo (nếu có). - Hồ sơ tài chính + Đối với chủ đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh: + Báo cáo tài chính (lập theo quy định của pháp luật) trong 3 năm liền kề và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp đến quý gần nhất (bản chính). (Trường hợp doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 3 năm thì gửi báo cáo tài chính các năm đã hoạt động và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp các quý gần nhất). Trường hợp chủ đầu tư thuộc nhóm Doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định và Doanh nghiệp đã thực hiện xong việc kiểm toán báo cáo tài chính, thì phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán kèm theo kết luận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập (bản chính). Đối với Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Báo cáo tài chính phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành; hiện tại theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 15/3/2006 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. Kinh tế Đầu Tư 54A 84 Đối với chủ đầu tư là cơ sở ngoài công lập, Báo cáo tài chính phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành; hiện tại theo Thông tư số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập. Trường hợp chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty. Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty. + Đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập: Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án, phương án góp vốn phù hợp với nghị quyết được thông qua, (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền); - Báo cáo về quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của Người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất: Bảng kê các hợp đồng tín dụng đã ký và tình hình thực hiện vay, trả nợ đối với các hợp đồng tín dụng... * Số lượng hồ sơ: 01 bộ b. So với việc vay vốn ở ngân hàng thương mại, theo em, khi vay vốn ơ VDB có những ưu đãi gì? Lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, quy mô vốn lớn, thời gian cho vay dài, điều kiện đảm bảo vay nợ có ưu đãi hơn, Câu 61: Em hãy cho biết tầm quan trọng của việc tính điểm tín dụng để phân loại khách hàng vay vốn ở NHTM. Theo em, các NHTM dựa trên cơ sở nào và cách thức tiến hành ra sao để phân loại khách hàng được tốt nhất. Tầm quan trọng của việc tính điểm tín dụng để phân loại khách hàng vay vốn ở NHTM: Xếp hạng tín dụng là căn cứ quan trọng để quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Bassel. Để quản trị rủi ro tín dụng, cần phải xây dựng môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. XHTD nói chung và xếp hạng doanh nghiệp nói riêng đề cập đến cả bốn lĩnh vực của quản trị rủi ro tín dụng. Trước hết, bằng việc cung cấp các thông tin và báo cáo chuẩn mực về rủi ro tín dụng ở cấp độ tổng thể như: danh mục đầu tư tín dụng toàn hàng, chi tiết tới từng vùng, khu vực địa lý, ngành hàng, lĩnh vực kinh tế, loại doanh nghiệp, loại hình tài sản bảo đảm, loại sản phẩm hoặc thậm chí tới từng khoản tín dụng riêng lẻ; sau đó xem xét ở từng thời điểm hay kết quả hoạt động của cả một thời kỳ dài Kết quả XHTD ở mức thấp, thì rủi ro khi cho vay càng cao và ngược lại. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở mức nhất định. Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTDNB sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác XHTDNB còn là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay “cảnh báo sớm” để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp. Kinh tế Đầu Tư 54A 85 Ở khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng, thì XHTDNB tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề. Với vai trò quản trị rủi ro tín dụng, XHTDNB giúp thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thông tin. Trên thực tế, thách thức lớn nhất đối với các NHTM chính là việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về người vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro (loại sản phẩm/ngành kinh tế/khu vực địa lý khác nhau) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. XHTDNB vốn đòi hỏi rất nhiều thông tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu ra có giá trị. Điều này sẽ tạo ra động lực để ngân hàng đầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy dần các thông tin cần thiết. Do đối tượng áp dụng XHTD gồm: các định chế tài chính; doanh nghiệp SXKD; khách hàng bán lẻ. Việc xếp hạng các khách hàng này đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và toàn diện, vì vậy, triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, sẽ giúp NHTM dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn. Theo em, các NHTM dựa trên cơ sở nào và cách thức tiến hành ra sao để phân loại khách hàng được tốt nhất? Cơ sở phân loại khách hàng: bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt khi khách hàng không có khả năng chi trả hoặc chi trả không đầy đủ nghĩa vụ đối với các khoản thanh toán đến hạn. Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng. Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp. Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp. Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân: Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng. Bước 2: Chấm điểm thông tin cá nhân cơ bản. Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng. Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng. Câu 62: Theo quy định: “ Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao là đầu mối tổ chức thẩm định dự án sử dụng ngân sách nhà nước”. Với những hiểu biết của mình, em hãy làm rõ những công việc và sự tham gia của các thành viên khi thực hiện nhiệm vụ này qua ví dụ minh hoạ. Vị trí chức năng: Kinh tế Đầu Tư 54A 86 -Phòng Thẩm định là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là Sở), do Giám đốc sở quyết định thành lập theo quyền hạn được Uỷ ban nhân dân thành phố phân cấp; có chức năng tham mưu giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực công tác: thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (trừ vốn ODA) thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố. -Phòng Thẩm định chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của Giám đốc sở; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các Phó Giám đốc sở trong từng lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc sở và có trách nhiệm chủ động phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở, đáp ứng yêu cầu công tác của sở Kế hoạch và Đầu tư và cải cách hành chính. -Phòng Thẩm định có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Chủ trì tổ chức thẩm định dự án đầu tư nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước (trừ vốn ODA, vốn ngân sách nhà nước để đầu tư kinh doanh) thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản của Sở theo trình tự tổ chức thẩm định dự án. 2. Tham gia ý kiến thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA. 3. Tham gia cùng các phòng chuyên môn của Sở trong việc xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Sở. 4. Hướng dẫn cơ quan thẩm định thuộc các cấp, ngành trên địa bàn thành phố nghiệp vụ liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư trong thẩm quyền quyết định hoặc được phân cấp cho Thủ trưởng các cấp, ngành. 5. Tham gia cùng các phòng chuyên môn thẩm tra cấp giất Chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư không sử dụng vốn ngân sách. 6. Tham gia thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đầu tư trên địa bàn thành phố. 7. Tham gia nghiên cứu, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng. 8. Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức công tác tại Phòng, điều hành hoạt động nội bộ phòng để hoàn thành nhiệm vụ được giao; quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ và tài sản được giao đảm bảo đầy đủ, an toàn và theo đúng qui định. 9. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, phòng Thẩm định có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc sở giao. Thủ tục thẩm định các Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh Hải Dương(uỷ quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt). a) Tên thủ tục hành chính: Thẩm định các Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh Hải Dương(uỷ quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt). b) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Bước 1. Nộp hồ sơ: Công dân hay tổ chức có nhu cầu xây dựng mang bộ hồ sơ nộp cho Phòng Thẩm định Đầu tư trong nước. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ Phòng Thẩm định Đầu tư trong nước kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định sẽ tiếp nhận hồ sơ. Bước 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định quy mô nhiệm vụ đầu tư và ra thông báo thống nhất quy mô, nhiệm vụ. Sau đó Chủ đầu tư và tư vấn sẽ chỉnh sửa Dự án đầu tư và nộp lại cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bước 4. Cán bộ Phòng Thẩm định Đầu tư trong nước sẽ thẩm định Dự án đầu tư và mời công dân, tổ chức nộp Dự án đầu tư lên lấy Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư. Kinh tế Đầu Tư 54A 87 c) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả trả lời tại Phòng Thẩm định Đầu tư trong nước (bộ phận 1 cửa) d) Thành phần, số lượng bộ hồ sơ; - Thành phần hồ sơ, gồm: Tờ trình + Dự án đầu tư. - Số lượng bộ hồ sơ: 09 (bộ) e) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 10 ngày làm việc f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân hoặc tổ chức. g) Cơ quan thực hiện TTHC: - Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết: UBND tỉnh. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan đến Dự án. h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt. i) Phí, lệ phí: Không. k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): - Tờ trình thẩm định- Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng. l)Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính; m) Căn cứ pháp lý để giải quyết thủ tục hành chính: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11; - Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng. - Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 của UBND tỉnh Hải Dương; Câu 63: Một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ngân sách nhà nước với tổng VĐT dự kiến là 320 tỷ đồng. a. Cho biết cơ sở pháp lý chủ yếu để thực hiện dự án đầu tư này. b. Tính chi phí thẩm định dự án đầu tư c. Em hãy cho biết các tiêu chí khi tiến hành thẩm định tổng mức đầu tư của dự án. d. Sau khi thẩm định, tổng mức đầu tư của dự án có sự thay đổi. Theo em sự thay đổi đó xuất phát từ nguyên nhân nào? Trả lời: a. Cơ sở pháp lý chủ yếu để thực hiện dự án đầu tư:  Luật đầu tư công thông qua ngày 18/6/2014.  Nghị định 12/2009/NĐ – CP, về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.  Nghị định 83/2009/NĐ – CP, về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/ ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.  Luật xây dựng Kinh tế Đầu Tư 54A 88  Luật Ngân sách Nhà nước  Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;  Thông tư 10/2011/TT – BTC, quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN b. Tính chi phí thẩm định dự án đầu tư.  Phí thẩm định dự án : N = 0,01 - ,, x (320 – 200) = 0,009 (%)  Chi phí thẩm định dự án đầu tư: 320 x 0,009% = 0,0288 tỷ = 28,8 triệu đồng c. Các tiêu chí khi tiến hành thẩm định tổng mức đầu tư của dự án (Nghị định 32/2015/NĐ – CP, Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng) (Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư)  Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án;  Kiểm tra sự đầy đủ của các khối lượng sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng; sự hợp lý, phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí sử dụng để tính toán, xác định các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng;  Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng sau khi thực hiện thẩm định. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định. d. Sau khi thẩm định, tổng mức đầu tư của dự án có sự thay đổi. Sự thay đổi đó xuất phát từ những nguyên nhân:  Phương pháp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án.  Các chi phí được sử dụng để tính toán tổng mức đầu tư được xác định chưa đầy đủ, chưa hợp lý hoặc chưa phù hợp với các quy định, hướng dẫn của nhà nước.  Chủ đầu tư chưa xác định rõ về quy mô, công năng sử dụng và thời gian thực hiện dự án ngay từ khi lập dự án nên xác định tổng mức đầu tư thiếu chính xác (thường nhỏ hơn so với thực tế)  Nguyên nhân xuất phát từ cán bộ thẩm định. Câu 64:Tỷ suất r là một trong những yếu tố cần được xem xét trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư. Em hãy cho biết: a. Ý nghĩa tỷ suất r b. Ảnh hưởng của tỷ suất r đến các nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư c. Căn cứ để thẩm định tỷ suất r đặc biệt trong trường hợp dự án sử dụng nhiều nguồn vốn. Trả lời a. Ý nghĩa tỷ suất r  Tỷ suất “r” được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hay tương lai.  Đồng thời, nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư. Dự án đầu tư được chấp nhận khi IRR( tỷ suất hoàn vốn nội bộ) >= r giới hạn. Dự án sẽ không được chấp nhân khi IRR < r giới hạn. r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, hoặc có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu dự án sử dụng vốn do Ngân sách Nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có. b. Ảnh hưởng của tỷ suất r đến các nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư.  Trên cơ sở tỷ suất r của dự án, chủ đầu tư sẽ xác định nguồn vốn có thể huy động cho dự án: vốn từ ngân sách, vốn vay, vốn góp, vốn liên doanh hay vốn tự có,..Khi đã xác định được các nguồn huy động vốn mới tiến hành xác định tỷ trọng huy động vốn huy động từ mỗi nguồn, tiến độ huy Kinh tế Đầu Tư 54A 89 động của từng nguồn cụ thể. Việc xác định lượng tiền huy động hàng năm cần phải được xác định cả trong trường hợp có biến động về giá cả, lạm phát.  Trong việc xác định dòng tiền, trường hợp dự án vay vốn để đầu tư, lãi phải trả cho vốn vay được tính khi chiết khấu cho phí, doanh thu của dự án. Do đó, khi lãi vay thay đổi -> tỷ suất chiết khấu thay đổi -> dòng tiền của dự án cũng thay đổi theo.  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (IRR, B/C, NPV,..) rất nhạy cảm đối với tỷ suất r. Do đó, khi tỷ suất r tăng hay giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả này. c. Căn cứ để thẩm định tỷ suất r đặc biệt là trong trường hợp dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.  Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay;  Nếu vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì r là lãi vay bình quân từ các nguồn vốn;  Trong trường hợp đầu tư ban đầu bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (vốn dài hạn, vốn tự có, vốn cổ phần,..) thì r là mức lãi suất bình quân của các nguồn đó  Nếu vay theo những kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển các lãi suất đi vay về cùng một kỳ hạn (thường lấy kỳ hạn là năm) .  Trường hợp góp cổ phần để đầu tư thì r là lợi tức cổ phần  Nếu góp vốn liên doanh thì r là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh thoả thuận  Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì r bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội. Mức chi phí cơ hội được xác định dựa vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế hoặc của chủ đầu tư trogn kinh doanh trước khi đầu tư; r (%) = (1+ f) (1 + r cơ hội) -1 f là tỷ lệ lạm phát r cơ hội: mức chi phí cơ hội Câu 65: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD 3 đang dự kiến triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu chung cư trên địa bàn Quận Thanh Xuân, thành phố Hn. Tổng mức đầu tư dự kiến là 550 tỷ đồng, trong đó, dự kiến vay ở Vietinbank, Hn là 180 tỷ. Cán bộ thẩm định NH được giao xem xét hồ sơ vay vốn của đơn vị. Cho biết những nội dung cơ bản khi tiến hành thẩm định các yếu tố phi tài chính của công ty. Theo em, những yếu tố phi tài chính này có ảnh hưởng đến: Tính Khả thi/ tính hiệu quả hay cả hai. a. Nội dung cơ bản khi tiến hành thẩm định các yếu tố phi tài chính  Các thông tin cơ bản về tổ chức và quản lý (Thông tin về doanh nghiệp, về các vị trí lãnh đạo chủ chốt, tổng số nhân viên, thông tin về công ty mẹ (nếu có), về các đơn vị trực thuộc (nếu có), về các đơn vị có liên quan (nếu có).  Đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, quản lý sản xuất, nhạy bén và năng động trong kinh doanh,  Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Các thông tin về thị trường tiêu thụ chủ yếu (Các khách hàng quan trọng của đơn vị), Thị phần của đơn vị (nếu có),  Đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Những yếu tố phi tài chính này có ảnh hưởng đến cả tính khả thi và tính hiệu quả của dựa án:  Tính khả thi: Việc đánh giá các thông tin cơ bản về tổ chức quản lý, , vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp xác định liệu dự án có thể thực hiện được hay không, khi thực hiện sẽ gặp phải những thuận lợi, khó khăn gì.  Tính hiệu quả: Việc xem xét những thông tin trên sẽ giúp xác định liệu công ty có khả năng cấp vốn đúng tiến độ hay không? Với năng lực của bộ máy lãnh đạo, đội ngũ cán bộ của công ty, các nguồn lực đầu tư có được sử dụng hợp lý, dự án sau khi hoàn thành có thể đem lại những lợi ích gì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsecret_de_cuong_tham_dinh_du_an_65_cau_final_6714.pdf
Tài liệu liên quan