Đề cương môn học phương pháp luận nghiên cứu văn học

3.2. Các thủ pháp, kỹ thuật nghiên cứu văn học 3.2.1. Tổ chức, đặt tên các tiểu mục 3.2.2. Cấu tạo đoạn văn, chuyển đoạn 3.2.3. Chọn, phân tích dẫn chứng 3.2.4. Kỹ năng lập luận 3.2.5. Ngôn ngữ nghiên cứu văn học 3.2.6. Vận dụng kỹ thuật, kỹ xảo của các ngành khoa học, nghệ thuật khác

pdf6 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn học phương pháp luận nghiên cứu văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Văn học ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC (Methodology of Literary Study) 1. Thông tin về giảng viên Họ và tên: Đoàn Đức Phương Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS Thời gian, địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào buổi đầu tiên của môn học Địa chỉ liên hệ: 04 5650229 – 0912 038719 E-mail: phuongdd@vnu.edu.vn Các hướng nghiên cứu chính: - Lý luận văn học - Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học - Xã hội học nghệ thuật 2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Phương pháp luận nghiên cứu văn học - Mã môn học: LIT 6004 - Số tín chỉ: 2 - Môn học: Bắt buộc - Địa chỉ khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học, ĐHKHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. 3. Mục tiêu của môn học - Mục tiêu kiến thức: Cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu văn học, những vấn đề lý thuyết, những thao tác thực hành, cho học viên cao học và NCS. - Mục tiêu kỹ năng: Nắm vững và ứng dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu vào những trường hợp cụ thể trong thực tiễn nghiên cứu văn học. 4. Tóm tắt nội dung môn học Môn học này trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu văn học: lịch sử hình thành, các trường phái, các khái niệm chính; đồng thời giúp học viên đi sâu vào hệ thống các phương pháp, các thao tác, các kỹ năng cần thiết để thực hiện văn bản nghiên cứu văn học. Nội dung môn học gồm ba vấn đề lớn. Một là khái lược về phương pháp luận nghiên cứu văn học: từ phương pháp đến phương pháp luận nghiên cứu văn học; phương pháp luận nghiên cứu văn học và lý luận văn học; phân loại các phương pháp nghiên cứu văn học. Hai là các phương pháp nghiên cứu văn học: các phương pháp nghiên cứu chung; các phương pháp nghiên cứu chỉnh thể văn học (trào lưu, tác giả, tác phẩm, nhân vật). Ba là một số phương pháp tổ chức, thực hiện công trình nghiên cứu văn học: tổ chức thực hiện theo loại hình công trình nghiên cứu văn học (công trình nghiên cứu văn học trong nhà trường, công trình nghiên cứu văn học phổ biến xã hội); các thủ pháp, kỹ thuật nghiên cứu văn học. Môn học cũng đề cập đến tình hình nghiên cứu văn học hiện nay, gợi mở các xu hướng và triển vọng nghiên cứu văn học ở Việt Nam hiện nay. 5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học Hình thức tổ chức dạy và học Lên lớp Nội dung Lý thuyết 17 Bài tập 2 Thảo luận 1 Thực hành, điền dã Tự học, tự nghiên cứu 10 Tổng 30 Chương 1. Đại cương về phương pháp luận nghiên cứu văn học 1.1. Các khái niệm cơ sở 1.1.1. Khái niệm “phương pháp”, “phương pháp luận” 1.1.2. Khái niệm “phương pháp nghiên cứu khoa học” “phương pháp luận nghiên cứu khoa học” 1.1.3. Khái niệm “phương pháp nghiên cứu văn học”, “phương pháp luận nghiên cứu văn học” 1.2. Phương pháp luận nghiên cứu văn học và lý luận văn học 1.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu văn học trong lý luận văn học 1.2.2. Quan hệ qua lại giữa phương pháp luận nghiên cứu văn học và lý luận văn học 1.3. Phân loại các phương pháp nghiên cứu văn học 1.3.1. Nhóm các phương pháp cận cảnh 1.3.2. Nhóm các phương pháp tổng quan 1.3.3. Nhóm các phương pháp trung dung 4 1 2 7 Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu văn học 2.1. Các phương pháp nghiên cứu chung 2.1.1. Phương pháp thực chứng 2.1.2. Phương pháp hình thức 2.1.3. Phương pháp hiện tượng học 2.1.4. Phương pháp ký hiệu học 2.1.5. Phương pháp cấu trúc 2.1.6. Phương pháp trực giác 2.1.7. Phương pháp tâm lý học 7 1 3 13 Hình thức tổ chức dạy và học Lên lớp Nội dung Lý thuyết Bài tập Thảo luận Thực hành, điền dã Tự học, tự nghiên cứu Tổng 2.1.8. Phương pháp giải thích học 2.1.9. Phương pháp xã hội học 2.1.10. Phương pháp tiểu sử 2.1.11. Phương pháp lịch sử - xã hội 2.1.12. Phương pháp so sánh 2.1.13. Phương pháp mỹ học 2.1.14. Phương pháp loại hình 2.1.15. Phương pháp hệ thống 2.1.16. Phương pháp thi pháp học 2.2. Các phương pháp nghiên cứu chỉnh thể văn học 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu trào lưu văn học 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu nhân vật văn học Chương 3. Tổ chức, thực hiện bài nghiên cứu văn học 3.1. Tổ chức cấu trúc theo loại hình công trình nghiên cứu văn học 3.1.1. Công trình nghiên cứu văn học trong nhà trường (báo cáo khoa học; niên luận; khóa luận; luận văn; luận án) 3.1.2. Công trình nghiên cứu văn học phổ biến xã hội (bài đăng báo, tạp chí; sách biên soạn chung nhiều tác giả; chuyên luận của một tác giả) 4 1 3 8 Hình thức tổ chức dạy và học Lên lớp Nội dung Lý thuyết Bài tập Thảo luận Thực hành, điền dã Tự học, tự nghiên cứu Tổng 3.2. Các thủ pháp, kỹ thuật nghiên cứu văn học 3.2.1. Tổ chức, đặt tên các tiểu mục 3.2.2. Cấu tạo đoạn văn, chuyển đoạn 3.2.3. Chọn, phân tích dẫn chứng 3.2.4. Kỹ năng lập luận 3.2.5. Ngôn ngữ nghiên cứu văn học 3.2.6. Vận dụng kỹ thuật, kỹ xảo của các ngành khoa học, nghệ thuật khác * Vài nét về phương pháp nghiên cứu văn học ở Việt Nam 2 2 6. Học liệu 6.1. Giáo trình môn học 6.1.1. Nguyễn Văn Dân. Phương pháp luận nghiên cứu văn học. NXB Khoa học Xã hội, H, 2006. 6.1.2. Phương Lựu. Phương pháp luận nghiên cứu văn học. NXB Đại học Sư phạm, H, 2006. 6.2. Danh mục tài liệu tham khảo 6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc 6.2.1.1. G. N. Pospelop. Dẫn luận nghiên cứu văn học. NXB Giáo dục, H, 1980. 6.2.1.2. M. B. Khrapchenco. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học. NXB Đại học Quốc gia, H, 2002. 6.2.1.3. Lại Nguyên Ân. Nghiên cứu và phê bình văn học. NXB Hội nhà văn, H, 2002. 6.2.1.4. Phương Lựu (chủ biên). Lý luận văn học. NXB Giáo dục, H, 1996 6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm 6.2.2.1. Arixtot. Nghệ thuật thơ ca. NXB Văn hóa Nghệ thuật, H, 1964. 6.2.2.2. Heghen. Mỹ học. NXB Văn học, H, 1999. 6.2.2.3. Lưu Hiệp. Văn tâm điêu long. NXB Văn học, H, 1999. 6.2.2.4. Phương Lựu. Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1999. 7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học 7.2. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: *Hình thức: Kiểm tra tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng, phát biểu ý kiến v.v). * Tỷ trọng: 10 %. 7.3. Kiểm tra - đánh giá định kì - Kiểm tra giữa kì: + Hình thức: Vấn đáp hoặc viết hoặc tiểu luận + Điểm: thang điểm 10. Tỷ trọng: 30%. - Thi hết môn học/ chuyên đề: + Hình thức: Vấn đáp hoặc viết hoặc tiểu luận + Điểm: thang điểm 10. Tỷ trọng: 60%. Phê duyệt của Trường Chủ nhiệm khoa (Ký và ghi rõ họ tên) Chủ nhiệm bộ môn (Nếu điều hành theo chuyên ngành) (Ký và ghi rõ họ tên) Người biên soạn (Ký và ghi rõ họ tên) PGS. TS Đoàn Đức Phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_9421.pdf
Tài liệu liên quan