Đề cuơng: đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển khu du lịch sinh thái đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình

BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG TỈNH NINH BÌNH BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Du lịch sinh thái ngày càng có tầm quan trọng và mang tính toàn cầu đối với việc bảo tồn môi trường tự nhiên và giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế Liên hiệp quốc đã lấy năm 2002 là năm quốc tế về du lịch sinh thái. Ninh Bình với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, lại nằm ở vùng nhiệt đới nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, vì thế Ninh Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long là một nơi du lịch tiêu biểu, một vùng ngập nước lớn nhất của vùng Bắc bộ, có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Song lại chưa được nhiều người biết đến vì những lý do nêu trên tôi quyết định chọ đề tài: “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long tỉnh Ninh Bình” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SVTH: CHU THẾ ANH 2

pdf25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4103 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cuơng: đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển khu du lịch sinh thái đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA DU LỊCH BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG TỈNH NINH BÌNH GVHD :TS.TRẨN VĂN THÔNG SVTH :CHU THẾ ANH MSSV :100400220 KHÓA :2004-2008 TP. Hồ Chí Minh 11/09/2008 BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 2 LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Du lịch sinh thái ngày càng có tầm quan trọng và mang tính toàn cầu đối với việc bảo tồn môi trường tự nhiên và giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế Liên hiệp quốc đã lấy năm 2002 là năm quốc tế về du lịch sinh thái. Ninh Bình với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, lại nằm ở vùng nhiệt đới nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, vì thế Ninh Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.. Khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long là một nơi du lịch tiêu biểu, một vùng ngập nước lớn nhất của vùng Bắc bộ, có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Song lại chưa được nhiều người biết đến vì những lý do nêu trên tôi quyết định chọ đề tài: “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long tỉnh Ninh Bình” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.KHÁI NIỆM VỀ DU KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Định nghĩa Du Lịch Sinh Thái Sinh thái (ecology) thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Hy Lạp (eco có nghĩa là nhà ở, nơi ở; logos là khoa học). Sinh thái là khoa học nghiên cứu về nơi cư trú của các sinh vật. Định nghĩa của Haeckel đề xướng năm 1868, sinh thái học là khoa học về mối quan hệ tổng hoà giữa sinh vật với tất cả môi trường vô cơ và hữu cơ. Định nghĩa của Việt Nam. Trong hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 9/09/1999 được tổ chức bởi Tổng cục du lịch phối hơp với Hội đồng thiên nhiên quốc tế và Uỷ ban kinh tế - xã hội Châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra định nghĩa thống nhất về du lịch sinh thái ở Việt Nam. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia của cộng đồng địa phương. 1.2. Khái niệm phát triển du lịch sinh thái bền vững Bền vững được áp dụng trong quá trình phát triển bởi phát triển không thì chưa đủ mà phát triển phải gắn liền với bền vững đây là một khái niệm tương đối mới. Phát triển bền vững được đặt ra do nảy sinh từ những vấn đề về môi trường, từ sự phát triển của xã hội tiêu dùng và phát triển bền vững là phát triển để cải thiện nâng cao sức khoẻ, tạo ra công bằng xã hội, công bằng giữa các thế hệ đi trước, đương đại và các thế hệ sau. Do đó phát triển bền vững nổi lên thành một mô hình mới là xu hướng tất yếu cho chính sách toàn cầu BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 4 1.3. Đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái bao gồm: Tính đa ngành,Tính đa thành phần, Tính đa mục tiêu, Tính liên vùng, Tính mùa vụ, Tính chi phí, Tính xã hội hóa. 2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 2.1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn 2.2. Nguyên tắc hòa nhập 2.3. Nguyên tắc quy mô 2.4. Khai thác tài nguyên và sử dụng một cách hợp lý 2.6. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. 2.7. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng2.8. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho kinh tế cộng đồng 3. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 3.1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương 3.2. Vai trò của du khách đối với du lịch sinh thái 3.3. Tổ chức quản lý khu du lịch sinh thái 3.4. Các biện pháp và hoạt động lữ hành 3.5. Vai trò của chính quyền địa phương 4. CÁC NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH ĐIỂM DU LỊCH 4.1. Nguyên tắc thị trường 4.2. Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích 4.3. Nguyên tắc sắc thái đặc biệt 4.4. Nguyên tắc bảo vệ 4.5. Nguyên tắc toàn cục 5. Khái niệm về du khách du lịch sinh thái 5.1. Định nghĩa BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 5 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG TỈNH NINH BÌNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19o50’ đến 20o27’ vĩ độ Bắc và 105o32’ đến 106o33’ kinh độ Đông. Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh: Hòa Bình ở phía Tây Bắc, Hà Nam ở phía Bắc, Nam Định ở phía Đông, Thanh Hóa ở phía Tây Nam, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông Nam. 2.2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Ninh Bình xưa thuộc bộ Giao Chỉ, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Qua các đời nhà Hán, Lương, Đường, lần lượt thuộc châu Trường Yên, châu Trường. 2.1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 26%, Dịch vụ: 34% Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá: GDP tăng 10,4% năm, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 8% năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,3% năm, giá trị sản xuất dịch vụ tăng 13,5%; Nông nghiệp: Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác, vùng biển Kim sơn nuôi tôm sú, nuôi cá và nuôi lợn BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 6 Về du lịch: Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao. Văn hoá: Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn Các lễ hội trong năm: Lễ hội cố đô Hoa Lư là lễ hội cấp tỉnh, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền Thái Vi là lễ hội cấp huyện,...Các danh nhân: Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng); Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư .v.v. 2.1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1.4.1. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tài nguyên du lịch tự nhiên Với diện tích tự nhiên 1.390,11 km2, Ninh Bình có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú: Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu Tam Cốc – Bích Động, Núi Dục Thúy, Động Hoa Lư và hồ Đầm Cút, Động Tiên, Đèo Tam Điệp, Suối nước nóng Kênh Gà, Động Vân Trình, Hệ sinh thái vùng ven biển Cồn Thoi, Hồ Đồng Thái, Hồ Đồng Chương, Hệ thống sông Ninh Bình Tài nguyên du lịch nhân văn: Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, với nhiều giá trị lịch sử:Cố đô Hoa Lư là kinh đô phong kiến tập quyền đầu tiên của Việt Nam, nằm trên một diện tích rộng 400ha, Đền vua Đinh, vua Lê, Chùa Bích Động, Đền Thái Vi, Nhà thờ đá Phát Diệm, 2.1.4.2. LOẠI HÌNH DU LỊCH Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về du lịch. Nguồn tài nguyên về du lịch mà cụ thể là các điểm du lịch có ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 7 tỉnh: Từ vùng miền núi Nho Quan đến huyện ven biển Kim Sơn đều có các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. 2.1.4.3. SẢN PHẨM DU LỊCH Ninh Bình có nhiều sản phẩm Du lịch hấp dẫn: + Nhóm các sản phấm tham quan danh lam thắng cảnh + Nhóm các sản phẩm du lịch văn hóa: + Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái: + Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng. 2.1.4.4. THỊ TRƯỜNG DU KHÁCH Thị trường khách du lịch quốc tế: Khách quốc tế đến Ninh Bình chủ yếu từ đường bộ theo quốc lộ 1A từ Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng đến và các thành phố lớn từ phía Nam. Thị trường khách nội địa: Lượng khách du lịch nội địa đến Ninh Bình luôn chiếm tỉ trọng khá cao trung bình khoảng 70%. Đăc biệt giai đoạn 1997-1999 chiếm 75% lượng khách toàn tỉnh. 2.1.4.5. DOANH THU DU LỊCH Năm 2007, Du lịch Ninh Bình đón và phục vụ trên 1,5 triệu lượt khách, đạt 108% kế hoạch, doanh thu du lịch tăng 23,8% so với năm 2006. (bằng 1/15 của Du lịch Việt Nam đón 23.4 triệu lượt khách)trong đó, khách quốc tế đạt gần 500 nghìn lượt người, đạt 104% kế hoạch, tăng 22%. 2.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI VÂN LONG 2.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình, cách Thành Phố Ninh Bình gần 20 km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 80 km BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 8 về phía Nam là một vùng ngập nước được ví như Vịnh Hạ Long thứ hai của Việt Nam. + Phía Tây Bắc giáp huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình. + Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. + Phía Đông được giới hạn bởi chân núi Đồng Quyển đến núi Mây xã Gia Thanh và sông Đáy. + Phía Nam giáp đê Đầm Cút, kéo dài từ thôn Mai Phương xã Gia Hưng tới đồi sỏi xã Gia Thanh và đường 477. 2.2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Vân Long được khám phá từ năm 1977 là khu đất ngập nước diện tích lớn nhất còn sót lại cùa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vân Long được ghi vào danh mục khu bảo vệ đất ngập nước Việt Nam năm 1998. Và năm 1999 Vân Long được Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn cho xây dựng thành khu bảo tồn thiên nhiên. 2.2.3. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH 2.2.3.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.3.1.1. Địa hình Địa hình Vân Long tương đối bằng phẳng tuy nhiên có sự chênh lệch về cao độ giữa khu vực đã xây dựng và khu ruộng canh tác. Vân Long có nhiều khối núi đá vôi nổi lên giữa vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng miền Bắc Việt Nam. Khối núi đá vôi này được bao bọc xung quanh bởi vùng đất ngập nước là 3 con sông: Sông Đáy, Sông Hoàng Long, Sông Bôi. 2.2.3.1.2. Khí hậu Vân Long nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, kề với vùng núi đá vôi, trực tiếp chịu ảnh hưởng của khí hậu châu thổ Bắc bộ và Bắc khu bốn cũ, nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa sâu sắc giữa các mùa trong năm là 23,3oC – 23,4oC, BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 9 Lượng mưa trung bình 1800mm – 1900mm, . Độ ẩm dao động 84-85 %, Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ. Với điều kiện khí hậu thuận lợi nên Vân Long có thể khai thác du lịch quanh năm. 2.2.3.1.3. Tài nguyên nước Trong vùng có 3 hệ thống sông lớn có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn trong khu BTTN, đó là sông Đáy, sông Bôi và sông Hoàng Long cùng với nhiều nhánh sông nhỏ Đặc điểm của các con sông lớn là có độ dốc nhỏ, nhiều uốn khúc quanh co, lại có nhiều sông nhỏ tạo nên một mạng lưới khá dày đặc. 2.2.3.1.4. Tài nguyên thực động vật (sự đa dạng sinh học, các loài đặc hữu…) Vân Long có ba hệ sinh thái là: + Hệ sinh thái trên cạn được hình thành trên nền Karst + Hệ sinh thái dưới nước. + Hệ sinh thái nơi ở của dân cư. Cảnh quan thiên nhiên: Khu du lịch sinh thái Vân Long có cảnh quan đẹp, nơi đây còn duy trì gần như toàn vẹn những đặc trưng cơ bản của vùng đất ngập nước tự nhiên. Ngoài hệ sinh thái đất ngập nước và núi đá vôi còn tồn tại các hệ sinh thái núi đất, đất nông nghiệp, rừng trồng và nương rẫy, khiến cho Vân Long đẹp như một bức tranh thủy mặc mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, nó mang đậm nét văn hóa truyền thống của miền quê Bắc Bộ. Giá trị đa dạng sinh học cao Qua kết quả nghiên cứu bước đầu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Sinh thái Tài nguyên và Khoa Sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã khẳng định Vân Long là vùng đất ngập nước nội địa có tầm quan trọng rất lớn đối với quốc gia và quốc tế vì có giá trị đa dạng sinh học cao Về thực vật: + Các loài cây sống trên núi đá vôi BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 10 Nghiên cứu điều tra gần đây cho biết số lượng loài của khu hệ thực vật sống trên cạn có 488 loài, thuộc 342 chi, 135 họ, Trong số các loài cây sống trên núi đá vôi còn có các loài cây thuốc để chữa bệnh với 266 loài. Cây bụi có cây xương rồng, cây vú bò, cây ké hoa vàng, cây cơm nguội, cây rau má, hà thủ ô trắng, rau tàu bay, cây đơn buốt, cây thuốc bỏng, ngoài ra còn co trên 20 loại cây cảnh có giá trị đang phan bố tại đây như tuế, thông đất… + Các loài thực vật thủy sinh sống ở đầm Có 39 loài thực vật thủy sinh, thuộc Quyết thực vật có cây hẹ nước, rau câu bợ, bèo ong, rau muống, sen, sung, trang, ấu. + Các loài vi tảo ở đầm Các loài vi tảo sống ở đầm khá phong phú, đã thống kê được 258 taxon bậc loài thuộc 5 ngành: tảo mắt, tảo lục, tảo silic, tảo vàng ánh và tảo hai rãnh. Ngành tảo lục chiếm ưu thế về số loài. Theo kết quả điều tra, khảo sát thực địa năm 2003, thảm thực vật rừng và các loại đất đai của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, được phân chia và xác định như sau: Bảng 8:Thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất đai khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long Thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất Diện tích % Trảng cỏ thứ sinh nhân tác sau nương rẫy 344 13 Trảng cây bụi thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi 1.033 39 Rừng thứ sinh trên núi đá vôi sau khai thác kiệt 370 14 Rừng trồng 96 4 + Bạch Đàn 31 1 + Keo 48 2 Cây bản địa 17 1 BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 11 Núi đá không cây 223 8 Đất ngập nước thường xuyên 377 14 Đất nông nghiệp Đất trồng màu + cây ăn qủa 221 8 Đất nông nghiệp cấy lúa 134 Đất nông ngiệp nương dãy 42 Đất thổ cư 53 Tổng cộng 2.894 (Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình) + Trảng cỏ thứ sinh nhân tác sau nương rẫy: Với diện tích 344 ha, chiếm 13% tổng diện tích khu bảo tồn. + Trảng cây bụi thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi: Với diện tích 1.033ha, chiếm 39% tổng diện tích khu bảo tồn. + Rừng thứ sinh trên núi đá vôi sau khai thác kiệt: Có diện tích 370ha, chiếm 14% tổng diện tích của khu bảo tồn. + Rừng trồng: có diện tích 96 ha, chiếm 4% diện tích khu bảo tồn. Về động vật: Vân Long đã xác định được 39 loài thuộc 19 họ động vật hoang dã, trong đó có Khỉ lông vàng, Khỉ mặt đỏ, Sơn Dương, Gấu ngựa, Gấu chó, Triết bụng vàng... Về chim có 72 loài, 33 họ, 14 bộ trong đó có Phượng hoàng đất, Gà lôi, Sâm cầm, Vịt trời, Le le... Về bò sát có tới 9 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam trong đó có Rắn hổ chúa, Kỳ đà hoa, Rắn sọc đầu đỏ, Rắn cạp nia, Rắn cạp nong, Rắn mang bành, Trăn hoa... Về ếch nhái có 7 loài thuộc 3 họ 1 bộ, cá khoảng 44 loài thuộc 14 họ và 7 bộ. rùa có 4 loài. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 12 Vân Long còn có 37 loài động vật đáy, 45 loài động vật nổi, trong đó có 2 loài trai, hến, 8 loài ốc, 1 loài cua, 2 loài tôm. Các loài côn trùng: Sơ bộ khảo sát thành phần có 79 loài. Các loài thực vật, động vật quý hiếm, đặc hữu Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long hiện đang sinh sống một số lượng khá lớn là 38 loài thực vật và động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam: thực vật có 11 loài, động vật có 27 loài. Đặc biệt Vân Long có Cà Cuống và Voọc mông trắng là hai loại quý hiếm của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long. + Voọc mông trắng Voọc quần đùi trắng có tên khoa học là: (Trachypithecus delacouri) là một loài khỉ ăn lá, có đuôi dài và rậm. Chúng cũng là một loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng nhanh nhất trên thế giới. là 1 trong 25 loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm trên thế giới cần được bảo vệ. Nghiên cứu gần đây( 2008) cho biết ở KBTTNĐNN Vân Long số lượng Voọc quần đùi trắng vẫn còn khoảng 80 cá thể. Chúng sống thành từng từng đàn nhỏ thường gồm 1 Voọc đực vài Voọc cái và một số Voọc con. Chúng thương tập chung sống ở núi Đồng Quyển – Hoàng Quyển. Voọc quần đùi trắng trưởng thành nặng khoảng 8 kg, thân và đầu dài cao 600mm, đuôi dài 850 mm, phần lông trên đỉnh đầu dựng đứng thành cái mào. Chúng ăn lá cây chủ yếu là lá non, một ít hoa, quả, và hạt. Voọc cái mang thai khoảng 6 tháng và đẻ 1 con, Voọc con có lông màu vàng cam. 2.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.3.2.1. Di tích lịch sử văn hóa Giá trị văn hóa lịch sử lớn Vân Long nằm trong vùng kinh đô cũ của 3 triều: Đinh, Lê và Lý. Nên Vân Long có nhiều di tích lịch sử văn hóa: BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 13 Vân Long là một khu vực có nhiều cảnh quan đẹp. Bước đầu khảo sát đã phát hiện 32 hang động đẹp, có giá trị như: Hang Cá, hang Bóng, Hang Rùa, hang Chanh...Cùng với nhiều di tích lịch sử: Đền thờ vua Đinh, Đền tứ vị Hồng Nương, Di tích lịch sử động Hoa Lư, Đền Đức Thánh Nguyễn: 2.2.3.2.2. Lễ hội Lễ mùa xuân: Bắt đầu từ ngày mùng 8 đền ngày 13 tháng giêng để tưởng nhớ công ơn của Ngọ Sơn Đại Vương. Lễ hội đền Bến Nổi: Được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 10 tưởng nhớ Tứ vị hồng Nương, 4 nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Lễ hội động Hoa Lư: Bắt đầu từ ngày mồng 10 đến 15 tháng 8 âm lịch, tưởng nhớ công ơn của vua Đinh Tiên Hoàng. Lễ hội Đức Thánh Nguyễn: Nguyễn Chí Thanh tức Nguyễn Minh Không, nhân dân tôn ông là Thánh ông sinh ngày 14/9 mất ngày 10/8. Chùa Địch Lộng: Hàng năm đều tổ chức lễ hội vào thời gian từ ngày 6 đến 10 tháng giêng Âm lịch, kéo dài đến hết tháng 3. 2.2.4. Loại hình du lịch 2.2.4.1. Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng Cách Vân Long khoảng 3km Khu nước khoáng nóng Kênh Gà (xã Gia Thịnh – Gia Viễn – Ninh Bình) 2.2.4.2. Du lịch học tập và nghiên cứu khoa học Về nghiên cứu ứng dụng có thể triển khai các nội dung Bảo tồn và phát triển quần thể Voọc quần đùi trắng cùng các động vật quý hiếm, bảo vệ và phát triển các lâm sản, đặc sản dược liệu, nuôi trồng và chăn thả các loài đặc sản quý hiếm Non nước Vân Long chính là nơi du lịch sinh thái rất tốt, đồng thời là nơi nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và tìm hiểu về đất ngập nước nội địa của Việt Nam. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 14 2.2.5. Sản phẩm du lịch (các điểm tham quan, tuyến tham quan) Đầm Vân Long hiện được giới du lịch miền Bắc đánh giá là một tuyến điểm du lịch sinh thái đặc sắc hấp dẫn du khách đến từ Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và được tỉnh Ninh Bình chọn là một tkhu du lịch lớn trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 của địa phương. Các tuyến đường thủy: + Tuyến 1: Trung tâm bến thuyền Vân Long – Hang Bóng – Kẽm Trăm – trở về khu du lịch Vân Long. + Tuyến 2: Bến thuyền trung tâm – Đền Mẫu – Chùa Thanh Sơn Tự - Vườn Thánh – Trở về khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long. + Tuyến 3: Bến thuyền trung tâm – Bức tranh mèo cào – Hang Cá – trở về bến thuyền trung tâm. Các tuyến đường bộ: + Tuyến 4: Từ khu du lịch Vân Long – Đền Ba Non – Đền Bến Nổi – Nhà Bảo tàng động vật. + Tuyến 5: Từ khu du lịch Vân long – Đầm Cút – Động Hoa Lư – Đồi Mơ. + Tuyến 6: Tuyến du lịch xuyên rừng từ khu dịch vụ du lịch Vân Long – làng sinh thái Đồi Ngô – Làng sinh thái Cọt – Quèn Cả - Đá Hàn trở về khu dịch vụ du lịch Vân Long. Các tuyến điểm du lịch về nguồn: + Tuyến 7: Từ khu du lịch Vân Long – mộ Nguyễn Bặc(diện tích 1,1 ha ) – đền vua Đinh Tiên Hoàng(diện tích 3 ha) – đền Đức Thánh Nguyễn – Đông và chùa Địch Lộng( diện tích 100 ha) – động Hoa Lư – Trở về khu du lịch Vân Long. Tuyến du lịch làng quê + Tuyến 8: Từ khu dịch vụ du lịch - Vân Lon – Thôn Phù Long – Chi Lễ - Mai Trung – Trung Hòa – Tập Ninh Tuyến ưa thích nhất + Tuyến Kẽm Chăm - Hang Bóng - Núi Voọc (khoảng 2- 4 tiếng) BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 15 2.2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 2.2.6.1. Mạng lưới khách sạn, nhà hàng Vân Long có nhiều nhà hàng, khách sạn như Vân Long Rerost của công ty dịch vụ du lịch Thảo Sơn, hay hệ thống nhà sàn của Công ty TNHH Ngôi Sao… 2.2.6.2. Giao thông vận tải, điện, nước. Giao Thông: Nhờ phát triển du lịch, bộ mặt vùng thôn ở đây đã có nhiều thay đổi; đường giao thông, trường học, các làng nghề được nâng cấp và mở rộng, nhiều khách sạn, khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng. Điện: Trong khu bảo tồn thiên nhiên đã có 93,5% số hộ dùng điện quốc gia. Hiện tại có 3 trạm điện. Nước: Công trình ngăn lũ đê đầm Cút là công trình thủy lợi lớn nhất trong vùng. 2.2.7. Sử dụng đất Quy hoạch khu đất ngập nước Vân long nằm về phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình trên địa phận 7 xã : + Đất lâm nghiệp là 2046,95ha + Đất ngập nước là 421,97ha + Núi đá trọc 145,8ha + Các loại đất khác 119,28ha 2.2.8. Tình hình kinh doanh 2.2.8.1. Thị trường du khách Từ năm 1997 đến nay, nhiều du khách quốc tế từ các nước Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc... đã tìm đến đây tham quan, nghiên cứu. Mỗi năm, lượng khách đến với Vân Long lại tăng thêm. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 16 Bảng 13: Hiện trạng khách du lịch đến Vân Long từ năm 2004 đến 2 tháng đầu của năm 2008. (Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình) Qua bảng số liệu ta thấy năm 2004 lượng khách quốc tế đến Vân Long là 15300 người trong khi đó khách nội địa chỉ có 579 người nhưng đến Năm 2005 con số đó đã tăng lên 79.000 lượt khách. Năm 2006, đã có hơn 60 nghìn lượt khách du lịch tìm tới nơi đây. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, năm 2007, đã có hơn 45.000 khách du lịch đến tham quan tại Vân Long, trong đó khách quốc tế khoảng 40.000 người. Quý I/2008, Vân Long đã thu hút khoảng 10.000 du khách quốc tế. 2.8.2. Doanh thu du lịch Bảng 14: Tổng hợp tình hình kinh doanh Vân Long TT Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 Tổng lượt khách - khách quốc tế - khách nội địa Người 24.516 24.163 353 66.256 4.644 1.606 48.920 45.528 3.392 42.250 38.219 4.031 Doanh thu: Tr. đồng 1.662 2.083 1.590 1.447 Nộp ngân sách Tr. đồng 516 284 459,8 487 ( Nguồn Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Ninh Bình) Năm Tổng số Khách quốc tế Khách nội địa 2004 15.879 15.300 579 2005 79.887 78.103 1.784 2006 67.040 62.375 4.665 2007 45.000 40.000 5000 2 tháng đầu năm 2008 7.702 7.139 563 BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 17 2.2.9. Lao động du lịch Dân trong khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long gồm 2 xã: Gia Hưng và Gia Hòa có 447 hộ dân. Đây là nguồn lao động dồi dào có thể huy động vào các ngành nghề khác nhau. Hiện tại, Trạm du lịch Vân Long có 16 người trực tiếp làm công tác quản lý, bán vé đò, hướng dẫn và điều đò cho khách tham quan. Hơn 300 lao động trong xã Gia Vân tham gia vào dịch vụ chèo thuyền đưa đón khách thăm đầm Vân Long. 2.2.10. Đầu tư phát triển du lịch Sau khi phát hiện khoa học về vùng đất ngập nước nội thuỷ này, Trung tâm Tài nguyên môi trường thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng đã xây dựng một dự án bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái theo mô hình cộng đồng tự quản lý và tìm nga y được tài trợ của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, với tổng trị giá 44.000 USD. Đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh du lịch. Nhiều công ty, doanh nghiệp và cá nhân tìm đến Vân Long đầu tư. Đến nay, ngoài số dự án đã đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ của khách tham quan, còn có 8 dự án khác đã và đang gấp rút triển khai thi công để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian tới tiêu biểu là: dự án xây dựng khách sạn và các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí của Công ty Cổ phần bất động sản Hợp Phát Hà Nội, dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng của Công ty Dịch vụ Du lịch Thảo, Dự án xây dựng của công ty TNHH Ngôi Sao, Dự án của công ty TNHH thương mại và vận tải Hoàng Gia. Đầu tư CSHT du lịch. + Dự án đầu tư đường nối từ đường quốc lộ 477 vào trung tâm bến thuyền Vân Long dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư là 39 tỷ đồng. Hiện đoạn đường này đã đưa vào khai thác sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế và du lịch của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 18 + Tuyến giao thông từ thị trấn Me đi động Hoa Lư (đoạn trên đê bắt đầu đường 477 đến động Hoa Lư) cải tạo mặt đường, gia cố lề và thân đê đảm bảo giao thông cũng như an toàn khi có lũ. + Điểm du lịch Thung Lá đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình chính và đưa vào khai thác thu hút nhiều du khách tham quan. + Dự án đê Đầm Cút 15 km từ xã Gia Thanh đến xá Gia Hưng, trên mặt đê đã được thảm bê tông rất thuận tiện cho giao thông đi lại của du khách đã hoàn tất. + Trong khu vực còn có một số tuyến đường đã được đầu tư xây dựng nhưng 2.2.11. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn + Thuận lợi: Nhân dân sống trong khu bảo tồn và vùng đệm đã nhận thức đúng đắn về công tác bảo tồn và lợi ích từ các hoạt động du lịch mang lại. Tính đa dạng về tài nguên du lịch. Khai thác triệt để được yếu tố tự nhiên của làng xã Gia Vân. Hệ thống giao thông rất thuận lợi, thiết kế trục đường chính tạo cảnh quan đẹp phân tách luồng giao thông hài hòa hợp lý. Có vị trí thuận lợi vì nằm gần thủ đô Hà Nội trung tâm phân phối khách của Bắc Bộ. Phương án thiết kế khai thác triệt để diện tích xây dựng thuận lợi – kinh tế đền bù là không đáng kể. + Khó khăn: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, các dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế. Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp) thiếu về số lượng và yếu về tính chuyên nghiệp. Sản phẩm du lịch chồng chéo, yếu về họat động marketing, xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 19 Khả năng liên kết với các vùng lân cận chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhiều dự án phát triển chưa tuân theo sự phát triển quy hoạch chung gây ra tình trạng khó quản lý. Bến thuyền trung tâm đã có kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa triển khai được, gây khó khăn cho việc đón tiếp khách du lịch. Các tuyến đường thủy, đã tiến hành nạo vét nhưng tiến độ còn chậm. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 20 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG 3.1. Các định hướng phát triển chủ yếu 3.1.1. Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Cùng với sự phát triển cửa khoa học kỹ thuật thì đời sống của con người không ngừng được nâng cao và hình thành nên các nhu cầu về đời sống tinh thần cũng tỉ lệ thuận với đời sống người dân. Do đó việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là một mục tiêu rất quan trọng nó quyết định đến việc thành công hoặc thất bại trong vấn đề kinh doanh du lịch. Từ đó có thể nhận định Vân Long có những loại hình du lịch đặc trưng sau: Sản phẩm du lịch sinh thái, Sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, Sản phẩm nghiên cứu, Sản phẩm nghỉ dưỡng, chữa bệnh: 3.1.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch Vân Long cần có những định hướng về đầu tư phát triển cụ thể là: + Đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. + Đầu tư vào việc bảo vệ tôn tạo, phát triển các nguồn tài nguyên, các loại gen quý hiếm. Định hướng các giai đoạn đầu tư + Giai đoạn 2008 – 2010 + Giai đoạn 2010-2015 + Giai đoạn từ 2015 trở đi: 3.1.3. Định hướng đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 21 Đào tạo về kiến thức du lịch trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhưng người trực tiếp tham gia làm du lịch tại đây thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng. 3.1.4. Định hướng quảng cáo, tiếp thị du lịch Ngày nay các nước phát triển du lịch trên thế giới đều trích ra một khoản thu từ hoạt động du lịch mà họ thu được để quảng bá tiếp thị hình ảnh đất nước tới bạn bè năm châu. Và nếu như đất nước đó du có nhiều điểm du lịch song không ai biết đến thi nó cũng chỉ là những vật vô tri, vô giác, không có hồn. 3.2. Các chỉ tiêu dự báo 3.2.1.Dự báo về nguồn khách Bảng15: Dự báo nguồn khách giai đoạn 2008-2015 Đơn vị: lượt người Giai đoạn Khách nội địa Khách quốc tế 2008 - 2010 7000 47000 2010 -2012 11000 60000 2012 - 2015 15000 75000 (Nguồn: Sở du lịch tỉnh Ninh Bình) + Du khách quốc tế: Vân Long thực sự vẫn chưa có sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên đến năm 2015 các hạng mục gần như là hoàn thiện, lúc này chắc chắn sản phẩm du lịch sẽ đa dạng hơn, chất lượng hơn, và du khách đến Vân Long cũng nhiều hơn. Dự báo khách du lịch quốc tế là 75000 người giai đoạn 2012 - 2015. + Khách nội địa: Vân Long là điểm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần lý tưởng. Vì thế dự báo khách du lịch nội địa là 15000 người giai đoạn 2012 -2015. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 22 3.2.3. Dự báo đầu tư Bảng 16: Dự báo đầu tư khu du lich sinh thái đất ngập nước Vân Long Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình) 3.2.4. Dự báo lao động Hiện Vân Long có 16 người điều hành, quản lý các dịch vụ hoạt động du lịch.Và dự báo đến năm 2010 thì số người tham gia hoạt động du lịch sẽ tăng lên nhiều vì có nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp đào tạo chuyên nghành quản lý nhà hàng, khách sạn và chuyên ngành hướng dẫn đây chính là nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm. Bảng 17: Dự báo nguồn lao đông Du lịch Vân Long từ 2008 đến 2010 Đơn vị: Người (Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình) 3.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch 3.3.1. Định hướng quy hoạch các điểm du lịch Dựa vào tài nguyên phong phú đa dạng của Vân Long ta có thể đưa ra một số điểm du lịch quan trọng của Vân Long như sau: Khu bảo tồn ngập nước Vân Công ty TNHH Thảo Sơn Cổ phần bất động sản Hợp Pháp – Hà Nội TNHH Thương mại & vận tải Hoàng Gia – Hà Nội Nguồn vốn 22,25 149,8 18,4 Năm 2008 2009 2010 Lao động địa phương 750 800 875 Ban quản lý Vân Long 20 25 35 Nguồn lao động trình độ Đại học, Cao đẳng 3 5 8 BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 23 Long, Suối nước nóng kênh gà, Động Địch Lộng ,Động Hoa Lư ,Động Vân Trình, Chùa Bái Đính, Đền Đức Thánh Nguyễn,Đền Vua Đinh 3.3.2. Định hướng quy hoạch các tuyến du lịch mới. Tuyến 1: Từ bến du lịch Vân Long tới hang Vồng, rồi tiếp tiếp tục đi thuyền dọc dãy núi Đồng Quyển lần lượt qua cửa Đồng Thày, hang Bóng, Kẽm Trăm tới đập rồi mới quay lại bến thuyền. Tuyến 2: Đi thuyền từ bến tới chùa Bái Vọng, rồi tiếp tục đi thuyền dọc dãy núi Mèo Cào lần lượt qua hang Bà Ngiệp, Vườn Thị tới hang cá rồi quay lại. Tuyến 3: Từ bến du lịch Vân Long, theo bờ đê đến Đầm Cút thăm chùa Tây Sơn Tự, rồi chùa tới thôn Cọt( xã Gia Hưng) thăm vườn cây ăn trái theo đường mòn lên núi qua đền Thung Lá rồi vào thăm khu rừng trong Thung Quèn Cả. Tuyến 4: Đi thuyền quan sát đàn Voọc quần đùi trắng vào sang sớm hay buổi chiều tối ở núi Đồng Quyển. Tuyến 5: Bắt đầu từ bến xe Phù Long, khách tham quan sẽ đi qua các thôn Chi Lễ, Mai Trung, Trung Hòa và Tập Ninh tham quan các làng xóm, các di tích lịch sử của các thôn và cánh đồng lúa theo tuyến đường riêng. 3.4. Các giải pháp chủ yếu 3.4.1. Giải pháp phát triển sản phẩm Vấn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là một yếu tố rất quan trọng, nó góp phần thu hút du khách và giữ chân khách, đồng thời nó cũng giúp khai thác tài nguyên một cách hiệu quả và nâng cao vấn đề bảo tồn cho tài nguyên du lịch. 3.4.2. Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển du lịch Trong vấn đề phát triển du lịch, đầu tư phát triển du lịch là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch. Tuy nhiên Vân Long cần đầu tư như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất đó là cả một vấn đề cần được nghiên BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 24 cứu và cân nhắc một cách kỹ lưỡng để đầu tư sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu Vân Long. 3.4.3. Giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch Cũng như những ngành kinh tế khác, vấn đề con người vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành công trong phát triển du lịch và vấn đề cạnh tranh với các khu vực khac. Một địa phương với rất nhiều tài nguyên và du lịch, tuy nhiên nghiệp vụ có nhân viên phục vụ du lịch yếu kém thì khu du lịch đó có đặc sắc đến mấy cũng sẽ không thể thu hút khách hoặc khách chỉ đến một lần rồi không bao giờ quay trở lại. Cho nên Vân Long cần có những biện pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức các lớp ngắn hạn một cách định kỳ cho mọi đối tượng phục vụ trơng ngành du lịch 3.4.4.Giải pháp tăng cường việc quảng bá, phát triển du lịch Đây là một trong những giải pháp quan trọng trong việc tạo được hình ảnh du lịch Vân Long đối với trong nước và quốc tế. + Xây dựng hệ thống trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho du khách về Vân Long. + Thiết kế các tập brochure mang tính chuyên nghiệp về hình ảnh Vân Long. + Áp dụng một cách hiệu quả công nghệ thông tin vào việc quảng bá + Thường xuyên tham gia và tổ chức các hội chợ du lịch, các sự kiện…, đây là một điều kiện thuận lợi để du khách biết đến Vân Long nhiều hơn. 3.5. Các kiến nghị 3.5.1. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất để phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tránh tình trạng sử dụng vốn một cách tràn lan. BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD:TS. TRẦN VĂN THÔNG SVTH: CHU THẾ ANH 25 3.5.2. Đối với sở du lịch Có kế hoạch cụ thể để đạo tạo các nhân viên trong ngành du lịch để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch và thường xuyên kiểm tra chất lượng phục vụ của nhân viên. 3.5.3. Đối với các ban, ngành chức năng của tỉnh Phối hợp với sở du lịch trong việc xây dựng các chính sách hợp lý để kêu gọi đầu tư vào du lịch. Và quản lý tốt mọi hoạt động du lịch ở Vân Long. 3.5.4. Đối với khu du lịch Vân Long Bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng phát triển du lịch tại địa phương, tránh tình trạng lấn chiếm và mua bán trái phép ở Vân Long. Kêu gọi đầu tư, thực hiện trước mắt những dự án trọng điểm để đưa vào hoạt động, tạo tiền đề phát triển cho lâu dài. KẾT LUẬN TÀI LIỆU TAM KHẢO PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề cuơng- đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển khu du lịch sinh thái đất ngập nư_.pdf