o Các tiêu chí đánh giá hỏi thi vấn đáp: (Tính theo thang điểm 10)
- Lý giải được lý do tại sao lại chọn các phương pháp giảng dạy cho nội dung đó.
- Dự kiến được khó khăn sẽ gặp phải khi tiến hành giảng thực tại trường phổ thông và hướng giải quyết.
- Nhận ra được hạn chế trong bài giảng, rút ra kinh nghiệm và biện pháp khắc phục.
- Nhắc lại được một số nội dung lý thuyết đã được học
o Các tiêu chí đánh giá phần nhận xét bài giảng của bạn : (Tính theo thang điểm 10)
- Nhận ra được ưu điểm, nhược điểm trong bài giảng của bạn. Phân tích được hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục.
- Đánh giá theo các tiêu chí (theo bảng sẵn có) một cách đúng đắn, khách quan.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Chương trình, phương pháp dạy học toán học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN HỌC
Đề cương môn học Chương trình, phương pháp dạy học toán học được phê duyệt theo Quyết định số ..……/QĐ-ĐT ngày …...... tháng …... năm 2008 của Chủ nhiệm khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội và áp dụng từ ngày ký Quyết định ban hành.
Hà Nội, 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
---------------
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Khóa đào tạo: Cử nhân Sư phạm ngành Toán học
Tên môn học: Chương trình, Phương pháp dạy học Toán học
Số tín chỉ: 4
Mã môn học:
Học kỳ: 7
Môn học: Bắt buộc
1. Thông tin về giảng viên:
1. Họ và tên: Nguyễn Vũ Lương
Học hàm, học vị: PGS, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: Khối chuyên toán ĐHKHTN, ĐHQG Hà nội
Điện thoại: 0912313787
2. Họ và tên: Nguyễn Chí Thành
Học hàm, học vị: Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: Cabin # 11, phòng 302, G7, Khoa Sư phạm, ĐGQGHN
Điện thoại, email: 0912536234; thanhnc70@yahoo.com
Họ và tên: Bùi Thị Hường
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Địa chỉ liên hệ: Cabin # 12, phòng 302, G7, Khoa Sư phạm, ĐGQGHN
Điện thoại, email: 04.5632098; 0904588917, bthuong@vnu.edu.vn
4. Họ và tên: Đào Thị Hoa Mai
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Địa chỉ liên hệ: Cabin # 10, phòng 302, G7, Khoa Sư phạm, ĐGQGHN
Điện thoại, email: 0912923889; maidth@vnu.edu.vn
2. Các môn học tiên quyết:
Tâm lý học 1
Tâm lý học 2
Giáo dục học đại cương
Lý luận dạy học
Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Phương pháp - công nghệ dạy học
Tổ chức quản lý trường lớp và hoạt động giáo dục
Thực hành sư phạm 1
Thực hành sư phạm 2
Các chuyên đề bồi dưỡng: Giải tích, Bất đẳng thức, Phương trình và bất phương trình, Hình học tổ hợp, Cơ sở hình học
3. Các môn học kế tiếp:
Thực tập sư phạm.
Khoá luận tốt nghiệp.
4. Mục tiêu môn học:
4.1. Mục tiêu chung
Sau khi học xong môn học, người học sẽ đạt những mục tiêu sau:
Kiến thức:
Hiểu biết đại cương về khoa học PPDH môn Toán: đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, mối quan hệ của nó với các khoa học khác.
Hiểu các cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa (SGK) toán THPT; nắm vững nội dung, chương trình, SGK; phân tích được các đặc điểm, cấu trúc của nội dung môn Toán theo chương trình SGK chuẩn và nâng cao.
Làm rõ được bản chất và ưu nhược điểm của từng PPDH được vận dụng trong dạy học môn Toán ở THPT.
Nêu, phân tích và vận dụng các nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong một tiết dạy học môn Toán.
Nêu được các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá trình dạy học môn Toán trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học.
Hiểu biết và ứng dụng phương tiện dạy học trong dạy học môn Toán phổ thông.
Kĩ năng:
Xây dựng được kế hoạch dạy học bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch năm học.
+ Thiết kế và xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp.
+ Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Toán của học sinh.
Tổ chức điều khiển các tiết dạy học môn Toán trên lớp theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học nâng cao hoạt động của học sinh.
Kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trên lớp và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học trên lớp.
Vận dụng và tích hợp phương tiện dạy học trong dạy học môn Toán.
Đánh giá được trình độ học sinh để xác định khối lượng tri thức, kĩ năng phù hợp cho bài giảng của mình, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy học toán.
Lựa chọn và sử dụng được các PPDH phù hợp trong các hoàn cảnh cụ thể.
Hướng dẫn được học sinh cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu và tự tổ chức lại kiến thức được học.
Tự đánh giá được quá trình dạy học của mình và của đồng nghiệp thông qua dự giờ, phân tích băng hình, giáo án giảng dạy.
Phân tích, tổng kết, phân loại, đánh giá được các nội dung trong chương trình môn Toán ở THPT.
Có khả năng sáng tạo, ví dụ : sáng tạo bài toán, PPDH, KTDH, PTDH mới).
Thái độ:
Có lòng yêu nghề, yêu người, có tinh thần trách nhiệm. Có phong cách chững chạc và tự tin trong giao tiếp với đồng nghiệp và với học sinh.
Tự rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực PPDH.
Không ngừng học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao và cập nhật các tri thức Toán học mới, trau dồi trình độ ngoại ngữ, nâng cao khả năng ứng dụng CNTT-TT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu.
Phát triển năng lực tự đào tạo, sáng tạo trong nghiên cứu về PPDH môn Toán.
Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.
4.2. Các mục tiêu khác:
Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các tài liệu chuyên môn.
Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày trước đám đông.
Kĩ năng xử lý tình huống trong dạy học.
5. Mục tiêu chi tiết môn học:
Mục tiêu
Nội dung
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
1. Khoa học phương pháp dạy học toán và nội dung chương trình môn toán ở THPT
1.1. Khoa học PPDH toán.
1.2. Nội dung chương trình môn toán THPT
I.A.1. Phát biểu đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Khoa học PPDH toán.
I.A.2. Liệt kê các PPNC của khoa học PPDH toán.
I.A.3. Nêu các khoa học liên quan đến khoa học PPDH toán.
I.A.4. Trình bày vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của việc dạy học toán ở THPT hiện nay.
I.A.5. Mô tả nội dung cơ bản trong chương trình toán ở THPT.
I.A.6. Nêu đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn toán THPT
I.B.1. Phân tích các quan điểm khác nhau về đối tượng của khoa học PPDH toán
I.B.2. Phân tích được giữa khoa học PPDH toán với các khoa học khác.
I.B.3. Phân tích xu hướng đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học toán ở THPT trong giai đoạn hiện nay.
I.B.4. Đưa ra các ví dụ minh hoạ cho đặc điểm cấu trúc nội dung, chương trình môn toán THPT.
I.C.1. Nhận xét, đánh giá tính đúng đắn của từng quan điểm về đối tượng của khoa học PPDH toán.
I.C.2. Đánh giá, phân tích mục tiêu, nội dung chương trình dạy học toán ở THPT hiện nay.
I.C.3. Phân tích, so sánh nội dung, chương trình, SGK toán hiện hành so với các nội dung CT, SGK trước.
2. Phương pháp dạy học toán ở THPT
2.1. Bản chất của phương pháp dạy học toán
2.2. Một số PPDH thường sử dụng trong dạy học toán ở THPT
2.3. PPDH một số tình huống điển hình trong DH toán ở THPT
II.A.1. Nêu các quan điểm về PPDH toán
II.A.2. Phát biểu được kết luận về bản chất của PPDH toán
II.A.3. Liệt kê một số PP thuờng dùng trong DH toán ở THPT (khái niệm, ưu, nhược điểm và cách sử dụng trong DH toán).
II.A.4. Nêu căn cứ khoa học để lựa chọn PPDH toán cho một tiết dạy.
II.A.5. Trình bày các nguyên tắc phối hợp PP trong một tiết DH toán.
II.A.6. Nêu các PP chung và các yêu cầu cơ bản trong DH các tình huống điển hình trong dạy học toán.
II.A.7. Nêu các khái niệm về giải toán và dạy học giải toán.
II.A.8. Trình bày các bước hướng dẫn học sinh giải toán và cách làm cho từng bước.
II.B.1. Phân tích các quan điểm để làm rõ bản chất PPDH toán
II.B.2. Phân tích ảnh hưởng của PPDH toán đến hiệu quả của hoạt động dạy học môn toán.
II.B.3 Nêu các ví dụ minh hoạ cho từng phương pháp ứng dụng cho nội dung dạy học toán cụ thể.
II.B.4. Giải thích lý do cần lựa chọn và phối hợp các PP trong tiết dạy học toán.
IIB.5. Lựa chọn và phối hợp được các PP cho một nội dung dạy học toán cụ thể.
II.B.6. Vận dụng thực hành dạy học các tình huống điển hình trong DH toán phổ thông.
II.B.7.Thực hành hướng dẫn học sinh giải toán theo 4 bước.
II.B.8. Vận dụng các PTDH trong dạy học các tình huống điển hình.
II.C.1. Đưa ra ý kiến nhận xét riêng đối với 3 quan điểm về phương pháp dạy học toán.
II.C.2. Nhận định, đánh giá việc lựa chọn, phối hợp các PP trong tiết DH toán cụ thể.
II.C.3. Phân tích đánh giá làm sáng tỏ căn cứ khoa học, nguyên tắc để lựa chọn và phối hợp các PP trong tiết dạy học toán
II.C.3. Tổng kết, đánh giá được một số PPDH thường dùng trong DH các tình huống điển hình của môn toán ở THPT.
II.C.4. Phân tích, dự đoán khó khăn mà HS có thể gặp phải trong học tập khái niệm, định lý, chứng minh và đề xuất các biện pháp khắc phục.
III.C.5. Phân tích, tổng kết được một số hình thức kiểm tra đánh giá thường dùng có hiệu quả cho mỗi tình huống dạy học điển hình.
3. Tổ chức dạy học toán ở THPT
3.1. Mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học môn Toán ở THPT hiện nay
3.2. Quy trình dạy học môn toán theo mô hình dạy học tích cực
3.3. Tổ chức dạy học môn Toán ngoài giờ chính khóa.
III.A.1.Trình bày nội dung của mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học toán ở THPT hiện nay.
III.A.2.Trình bày yêu cầu khi chuẩn bị bài soạn theo mô hình dạy học tích cực.
III.A.3. Nêu các tiêu chuẩn để đạt hiệu quả trong dạy học môn toán theo mô hình dạy học tích cực.
III.A.4.Trình bày các con đường thu nhận thông tin chủ yếu trong đánh giá hiệu quả của hoạt động giảng dạy tích cực.
III.A.5. Liệt kê các cấp độ của kế hoạch giảng dạy môn toán.
III.A.6. Liệt kê các yếu tố trong nội dung một kế hoạch dạy toán cho một năm học.
III.A.7. Mô tả các bước chính trong việc thiết kế một bài dạy môn toán ở THPT.
III.A.8. Nêu những biểu hiện của HS giỏi và HS yếu, kém môn toán
III.A.9. Trình bày phương pháp bồi dưỡng HS giỏi và biện pháp khắc phục HS yếu kém môn toán
III.B.1. Soạn ít nhất 5 bài giảng ứng với các nội dung cơ bản trong môn toán THPT theo mô hình dạy học tích cực.
III.B.2.Thực hành dạy học các bài soạn đã chuẩn bị.
III.B.3. Thiết kế một kế hoạch dạy học cho một năm học (thực hiện khi đi thực tập với điều kiện của nhà trường phổ thông cụ thể).
III.B.5. Thiết kế một giáo án (đầy đủ các yêu cầu) và thực hành tổ chức giảng dạy trên lớp.
III.B.6. Xây dựng được nhiệm vụ cần làm để đạt được 5 tiêu chí của một giờ dạy toán thành công.
III.B.7. Xây dựng được một bài giảng ngắn (10 phút) về dạy học một nội dung toán học cơ bản, thực hành giảng, các sinh viên khác nhận xét mức độ đáp ứng yêu cầu so với 5 tiêu chí của một giờ dạy toán thành công.
III.B.8. Chỉ ra và thể hiện cách dạy khác nhau giữa các loại bài dạy.
III.B.9. Phân tích những biểu hiện của HS giỏi và HS yếu, kém môn toán để rút ra biện pháp phát hiện
III.B.10. Xây dựng được các bài tập, các đề thi nhằm phát hiện học sinh giỏi và yếu kém môn toán.
III.C.1. Nêu và phân tích thực tế DH toán ở THPT trong việc đổi mới PPDH theo định hướng tích cực hóa HĐ của HS.
III.C.2. Đánh giá thực hành dạy học theo mức độ đáp ứng yêu cầu chuẩn bị bài giảng trong mô hình dạy học tích cực.
III.C.3. Tổng kết được các nội dung toán học có thể giảng dạy theo mô hình dạy học tích cực.
III.C.4. Phân tích, đánh giá một số bài dạy qua giáo án, băng hình, dự giờ.
III.C.5. Phân tích và đánh giá đề kiểm tra theo xu hướng tích cực hóa người học.
III.C.6. Xây dựng kế hoạch cho một buổi dạy học toán ngoài giờ chính khoá (có thể là bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc khắc phục học sinh yếu kém).
III.C.7. Thể hiện và phân tích mục đích, ý nghĩa của từng hoạt động trong bồi dưõng HS giỏi toán và khắc phục HS yếu kém toán mà kế hoạch đã nêu ra
4. Một số kĩ năng cần thiết trong dạy học môn toán.
4.1. Phương pháp soạn bài giảng giúp người học dễ nhớ
4.2. Phương pháp soạn bài giảng giúp người học dễ hiểu
4.3. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành
4.4. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
4.5. Phương pháp dạy toán “giải quyết vấn đề”
4.6. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
IV.A.1. Trình bày 6 bậc mục tiêu nhận thức theo Bloom, ứng dụng đối với môn Toán, và những yêu cầu học sinh cần đạt được tương ứng với 6 bậc mục tiêu này.
IV.A.2. Trình bày 7 tiêu chuẩn giúp bài giảng dễ nhớ.
IV.A.3. Trình bày 8 tiêu chuẩn giúp bài giảng dễ hiểu.
IV.A.4. Nêu các bước cơ bản của việc hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm.
IV.A.5. Nêu được 6 kỹ năng cần rèn luyện để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.
IV.A.6. Nêu được 12 yêu cầu đối với việc chuẩn bị bài giảng của người thầy để tạo cơ hội cho người học rèn kĩ năng giải quyết vấn đề.
IV.B.1. Xây dựng được 6 bài giảng đáp ứng được các tiêu chí: giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, v.v
IV.B.2.Thực hành giảng các bài giảng nhằm đạt được các mục tiêu nhận thức.
IV.B.3. Xây dựng các bài giảng rèn kĩ năng chứng minh bằng phương pháp phản chứng, kĩ năng chứng minh trực tiếp, gián tiếp, kĩ năng phân tích số liệu ban đầu v.v cho học sinh.
IV.B.5. Sinh viên xây dựng được ít nhất là 6 bài soạn (về một nội dung tự chọn trong chương trình toán phổ thông) để giúp học sinh rèn luyện nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.
IV.B.6. Xây dựng được các bài giảng, đáp ứng được 1 trong 12 tiêu chí để giờ giảng có hiệu quả, giúp học sinh rèn kĩ năng giải quyết vấn đề.
IV.B.7. Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy của phương pháp hướng dẫn học sinh tự học.
IV.B. 8. Xây dựng và thực hành giảng dạy một số bài giảng hướng dẫn học sinh tự học.
IV.C.1. Đánh giá bài soạn của các sinh viên khác theo các yêu cầu đã đặt ra.
IV.C.2. Soạn bài đạt yêu cầu phối hợp cả 6 bậc mục tiêu nhận thức.
IV.C.3. Tổng hợp các bài soạn rèn các kĩ năng giải toán cho học sinh.
IV.C.4. Tổng hợp các nội dung trong chương trình toán bậc THPT dành cho hướng dẫn học sinh học nhóm.
IV.C.5. Tổng kết được những nội dung toán học có thể chuẩn bị bài giảng rèn kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh.
IV.C.6. Đưa ra được quan điểm đánh giá và nhận xét của mình về việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới trong dạy học môn Toán.
IV.C.7. Sắp xếp, xây dựng và lựa chọn chương trình hướng dẫn học sinh tự học, xây dung bài giảng, các phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp.
5. Hướng dẫn thực hành
5.1. Thực hành hướng dẫn học sinh giải bài tập
5.2. Thực hành hướng dẫn học sinh tổng kết chương
5.3. Thực hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị các bài trình diễn.
5.4. Thực hành hướng dẫn học sinh học nhóm và trình diễn
5.5. Trình bày xêmina các chuyên đề để rèn luyện kĩ năng đánh giá
V.A.1. Trình bày 3 bước cơ bản trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập. Những điều cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh giải bài tập.
V.A.2. Nêu những điểm chính cần lưu ý học sinh khi hướng dẫn học sinh tổng kết chương.
V.A.3. Trình bày những nội dung cần thiết để giúp học sinh chuẩn bị các bài trình diễn.
V.A.4. Trình bày các bước cần thực hiện khi hướng dẫn học sinh học nhóm và báo cáo kết quả làm việc nhóm.
V.B.1. Xây dựng ít nhất là 5 bài soạn hướng dẫn học sinh giải bài tập.
V.B.2. Xây dựng ít nhất là 2 bài soạn hướng dẫn học sinh tổng kết chương.
V.B.3. Xây dựng bài giảng hướng dẫn học sinh cách trình bày một nội dung cụ thể.
V.B.4. Xây dựng được bài giảng hướng dẫn học sinh học nhóm về một nội dung toán phổ thông (tự chọn).
V.B.5. Xây dựng bài giảng hướng dẫn học sinh thảo luận: tổng kết một nội dung toán sơ cấp, xây dựng các phương pháp giải mới.
V.C.1. Trình diễn bài giảng của mình, phân tích được ý tưởng của bài giảng, nhận xét được bài giảng của thành viên khác.
- Chú giải:
+ Bậc 1: Nhớ. (A)
+ Bậc 2: Hiểu, vận dụng. (B)
+ Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. (C)
+ Số La mã: Chương
+ Số ả rập: thứ tự mục tiêu.
6. Bảng tổng hợp mục tiêu môn học:
Mục tiêu
Nội dung
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Tổng
Chương 1
6
4
3
13
Chương 2
8
8
5
21
Chương 3
9
10
7
26
Chương 4
6
8
7
21
Chương 5
4
5
1
10
Tổng
33
35
23
91
7. Tóm tắt nội dung môn học
Chương trình, phương pháp dạy học (PPDH) Toán học là môn học bắt buộc trong quy trình đào tạo giáo viên toán tại khoa Sư phạm, ĐHQG Hà nội. Chương trình của môn học gồm 2 phần: Cơ sở khoa học của dạy học môn Toán trung học phổ thông (THPT) và Thực hành dạy học môn Toán ở THPT.
Cụ thể, môn học cung cấp cho người học tổng quan về nội dung dạy học môn Toán THPT, làm rõ cơ sở khoa học của việc lựa chọn nội dung, và lý giải đặc điểm cấu trúc của nội dung môn Toán theo hai chương trình SGK chuẩn và nâng cao (Chương trình năm 2006); Nêu và phân tích cơ sở khoa học của việc lựa chọn các phương pháp dạy học môn Toán, làm rõ bản chất của từng phương pháp được vận dụng trong dạy học môn Toán ở THPT; Dạy người học cách học, cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PPDH môn Toán trong các tình huống điển hình như: dạy khái niệm, định lý, tính chất, quy tắc Toán học và dạy học giải toán; Trang bị cơ sở khoa học và rèn luyện các kỹ năng cụ thể cho người học trong tổ chức điều khiển quá trình dạy học môn Toán ở THPT (ví dụ : kỹ năng thiết kế bài dạy, điều khiển tiết dạy trên lớp, công tác kiểm tra đánh giá về môn Toán, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, hướng dẫn học sinh tự học); Trang bị các cơ sở khoa học và từ đó có thể tích hợp, vận dụng và PTDH, CNTT-TT trong dạy học môn Toán.
Môn học còn cung cấp cho người học một số kinh nghiệm dạy học môn Toán trong việc thiết kế bài giảng toán, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề cho học sinh THPT.
8. Nội dung chi tiết môn học
PHẦN 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở THPT
CHƯƠNG 1. KHOA HỌC PPDH TOÁN VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN THPT
1.1. Khoa học phương pháp dạy học toán
1.1.1. Đối tượng của một khoa học
1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học PPDH môn Toán
1.1.3. Các phương pháp nghiên cứu của khoa học PPDH môn Toán
1.1.4. Các khoa học liên quan
1.2. Nội dung chương trình môn toán THPT
1.2.1. Vai trò của môn Toán trong chương trình giáo dục
1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn Toán ở THPT
1.2.3. Nội dung, chương trình, SGK môn toán THPT
1.2.3.1. Giới thiệu chung.
1.2.3.2. Phân tích, đánh giá về nội dung, chương trình, SGK toán THPT
CHƯƠNG 2. PPDH MÔN TOÁN Ở THPT
2.1. Bản chất của PPDH môn Toán
2.1.1. Toán học và PPDH môn Toán
2.1.2. Các quan điểm khác nhau về PPDH môn Toán
2.1.3. Bản chất của PPDH môn Toán
2.2. Một số PPDH thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở THPT
2.2.1. Một số PPDH thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở THPT
2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong dạy học môn Toán
2.3. Phương pháp dạy học một số tình huống điển hình trong môn toán ở THPT
2.3.1. Phương pháp dạy học các khái niệm Toán học
2.3.2. Phương pháp dạy học định lý, tính chất, quy tắc Toán học ở THPT
2.3.3. Phương pháp dạy học giải toán
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở THPT
3.1. Mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học toán ở THPT hiện nay
3.1.1. Nội dung mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học toán ở THPT
3.1.2. Một số kinh nghiệm dạy học tích cực trong môn toán
3.1.3. Một số tiêu chí đánh giá giờ dạy học toán tích cực
3.2. Quy trình dạy học môn toán theo mô hình dạy học tích cực
3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học môn toán cho năm học
3.2.2. Thiết kế bài dạy môn toán
3.2.3. Tổ chức dạy học toán trên lớp
3.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh và đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo
3.3. Tổ chức dạy học toán ngoài giờ chính khóa
3.3.1. Cách tổ chức một buổi ngoại khoá về môn Toán
3.3.2. Cách bồi dưỡng học sinh giỏi và biện pháp khắc phục học sinh yếu kém môn Toán
PHẦN 2. THỰC HÀNH GIẢNG DẠY
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
4.1. Phương pháp soạn bài giảng giúp người học dễ nhớ
4.2. Phương pháp soạn bài giảng giúp người học dễ hiểu
4.3. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành
4.4. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp
4.5. Phương pháp dạy toán “giải quyết vấn đề”
4.6. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
CHƯƠNG 5. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
5.1. Thực hành hướng dẫn học sinh giải bài tập
5.2. Thực hành hướng dẫn học sinh tổng kết chương
5.3. Thực hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị các bài giảng cần trình diễn
5.4. Thực hành hướng dẫn học sinh học nhóm báo cáo kết quả
5.5. Trình bày xêmina các chuyên đề để rèn luyện kĩ năng đánh giá
9. Tài liệu:
9.1. Tài liệu chính
1. Lê thị Hoài Châu, PPDH Hình học ở trường phổ thông, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2005
2. Bùi Thị Hường, Tập bài giảng PPDH toán ở THPT, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.
3. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ, PPDH toán, 1992, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Phương pháp DH toán - DH các nội dung cơ bản, (1993), NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Vũ Lương, Tập bài giảng PPDH toán ở THPT, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.
6. Lê Văn Tiến, PPDH toán ở trường phổ thông (Các tình huống DH điển hình), NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
9.2. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Bộ SGK, Bộ sách giáo viên toán lớp 10, 11, 12 (theo chương trình chuẩn và nâng cao).
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện chương trình, SGK lớp 10, 11, 12 THPT theo chương trình SGK toán nâng cao và SGK toán chuẩn)
3. Nguyễn Vũ Lương (Chủ biên), Các bài giảng về bất đẳng thức Côsi, 2006, NXB ĐHQGHN.
4. Nguyễn Vũ Lương (Chủ biên), Các bài giảng về phương trình lượng giác, 2005, NXB ĐHQG HN.
5. Nguyễn Vũ Lương (Chủ biên), Các bài giảng về hệ phương trình chứa căn thức, 2006, NXB ĐHQG HN.
6. Nguyễn Văn Mậu, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toánTHPT: Một số vấn đề chọn lọc về tích phân, 2004, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Văn Mậu, Chuyên đề bồi dưỡng học snh giỏi toán THPT Giới hạn dãy số và hàm số, 2002, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Văn Mậu, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán THPT “Đa thức đại số và phân thức hữu tỷ”, 2002, NXB Giáo dục
9. Đỗ Thanh Sơn, Phương pháp giải toán hình học không gian, 2000, NXB Thành phố HCM.
10. G. Polya, Giải một bài toán như thế nào, NXB Giáo Dục (Sách tái bản)
11. G. Polya, Toán học và suy luận có lý, NXB Giáo Dục, 1996
12. G. Polya, Sáng tạo Toán học, NXB Giáo Dục, 1996
13. Sue Johnston-Wilder, Peter Johnston.- Wilder , David Pimm and John westwell, Learning to teach Mathematics in the Secondary school, 1999, London and New York.
9.3. Tài liệu tham khảo lựa chọn
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội nghị tập huấn PPDH toán phổ thông, Hà Nội, 2000.
2. Học viện Hành chính Quốc gia, PPDH cho người lớn (5 tập tài liệu thực hành), 2000, NXB Thống kê.
3. Phạm Văn Hoàn (chủ biên), Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình, Giáo dục học môn Toán, 1981, NXB Giáo dục.
4. Bùi Thị Hường, Nhận thức đúng bản chất của phương pháp DH toán để nâng cao hiệu quả DH, Tạp chí Giáo dục số 105, 2005
5. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tâm lý học sư phạm đại học (Bài đăng trong GD đại học - ĐHQG Hà Nội và trường Quản lý cán bộ giáo dục và Đào tạo xuất bản, Hà Nội), 2000.
6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Mục tiêu, phương pháp và các yếu tố phát triển kỹ năng sư phạm DH đại học (Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần III), 2002.
Tài liệu tiếng nước ngoài
7. Tow Reactions to The Mathematical Education of Teachers. .
8. Andreescu. T., Feng, Mathematical Olympiads: Problems and solutions from Around the World, 2000, Mathematical Association of America, Washington. DC.
9. Andreescu. T, Razavan Gelca, Mathematical Olympiad Challenges, 2000, Birkhauser Boston.
10. Andresscu. T, Bogdan Enescu, Mathematical Olympiad Treasures, 2000, Birkhauser Boston.
11. Belonienko T.B, Vasiliev A.E, Vasiliena N.I, Krumxkaya P.D, Sbornik Konkyrcnych zadach po Matematike, Specialnaya Literatura,1997.
12. C.H. Hardy, J.E Littlewood,G. Polya, Inequalities, 1952, Cambridge University press.
13. G.Polya, How to solve it Double day, 1957, New York.
14. D.S. Mitrinovic, J. E. Pecaric and A.M. Fink, Classical and New
inequalities in Analysis,Kluwer academic publishers.
15. J. Michael Steele, The cauchy - Schwarz master class, Mathematical association of America, 2004, Cambridge University press.
16. G. Brousseau, La théorie des situations, 2006, NXB La Pensée sauvage, Grenoble, NXB La Pensée sauvage, Grenoble
17. F. Cone, Les fondements en didactiques des Math ématiques, 2007,
18. Một số trang web cung cấp nhiều tài liệu liên quan đến toán sơ cấp, các phần mềm dành cho việc dạy và học toán.
10. Hình thức tổ chức dạy học:
10.1. Lịch trình chung:
Thời gian
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lý thuyết
Xemina
Thực hành
Tự học, tự N/C
KT-ĐG
(tính ngoài 60 giờ tín chỉ)
Tuần 0
(4)
(4)
Tuần 1
1
1
1
1
4
Tuần 2
1
2
0
1
4
Tuần 3
1
0
2
1
4
Tuần 4
1
0
2
1
4
Tuần 5
2
0
1
1
4
Tuần 6
1
0
3
0
4
Tuần 7
2
1
2
0
4
Tuần 8
2
0
2
0
4
Tuần 9
0
0
4
0
8
Tuần 10
1
0
3
0
4
Tuần 11
2
1
0
1
4
Tuần 12
1
0
3
0
4
Tuần 13
2
0
2
0
4
Tuần 14
0
0
3
1
4
Tuần 15
1
0
3
0
4
Tổng
18
5
30
7
60
10.2. Lịch trình cụ thể cho từng nội dung:
Tuần 0 - Tổng quan chung về môn học:
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
(4h tín chỉ)
- Tổng quan chung về môn học, đề cương, tài liệu.
- Kế hoạch dạy - học môn học
- Các quy định chung của môn học
- Chia nhóm học tập.
- Nghiên cứu đề cương, tập bài giảng
KT-ĐG
- Xây dựng kế hoạch học
Tuần 1: : Khoa học phương pháp dạy học toán và nội dung chương trình môn toán THPT
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
(2h tín chỉ)
- Đối tượng, nhiệm vụ KH PPDH Toán
- Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương trình toán THPT
- Nghiên cứu tập bài giảng PPDH Toán (tr1-tr32).
- Tìm hiểu phân phối chương trình môn Toán THPT, sách giáo khoa và sách giáo viên môn Toán THPT (chương trình mới và chương trình chỉnh lý hợp nhất).
Xêmina
(1h tín chỉ)
- Vai trò môn toán trong chương trình giáo dục
- Điểm mới trong nội dung, chương trình sách giáo khoa toán hiện nay
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên toán học nâng cao - 2006 (tr1-tr35).
- Vai trò của Bộ môn phương pháp dạy học toán trong đào tạo giáo viên toán, Bùi thị Hường.
- Lập bảng so sánh nội dung dạy học toán của hai chương trình, đánh dấu những điểm mới, điểm khác của chương trình toán hiện nay so với chương trình toán CCGD đã chỉnh lý và đưa ra ý kiến nhận xét.
Tự học
(1h tín chỉ)
- Các khoa học liên quan đến khoa học PPDH Toán
Tự đọc: Giáo dục học môn Toán (tr6- tr13); Phương pháp dạy học Toán (Nguyễn Bá Kim) (tr14-tr37, tr83-tr10).
KT-ĐG
Giao bài tập cá nhân, thu ở cuối tuần 2.
Tuần 2: Bản chất của phương pháp dạy học toán
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
(1h tín chỉ)
- Bản chất của PPDH Toán
Đọc tài liệu:
+ Tập bài giảng PPDH Toán, các sách về PPDH Đại Cương (Bùi Thị Hường, Nguyễn Bá Kim, Lê Văn Tiến).
+ Problem solving in the mathematics curriculum (tr5-tr37).
Xêmina
(2h tín chỉ)
- Các quan điểm khác nhau về PPDH Toán
- Đặc điểm của nội dung toán học tác động đến bản chất PPDH Toán
- Phân biệt giữa khoa học toán học, khoa học PPDH toán và các phương pháp dạy học toán cụ thể.
- Nêu và phân tích một số quan điểm về PPDH toán (Đánh giá cao quan điểm của bản thân).
Tự học
(1h tín chỉ)
- ý nghĩa của việc nhận thức đúng bản chất của PPDH Toán
- Đọc: Bùi Thị Hường, 2005, Nhận thức đúng bản chất của phương pháp dạy học toán để nâng cao hiệu quả dạy học; Tạp chí Giáo dục số 105 (tr23+28+29).
KT-ĐG
Thu bài tập cá nhân tuần 1
- ý thức tham gia các buổi học LT, xêmina
- GV đánh giá việc đọc tài liệu, tự NC và sự lĩnh hội kiến thức của sinh viên thông qua phần chuẩn bị ở nhà, qua đàm thoại trực tiếp với sinh viên trong giờ xêmina.
Tuần 3: Một số PPDH môn Toán
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
(1h tín chỉ)
- Ưu và nhược điểm của một số phương pháp dạy học môn toán ở THPT.
- Vận dụng nguyên tắc cơ bản của hoạt động dạy học trong dạy học toán ở THPT.
- Đọc tập bài giảng (PGS. TS. Nguyễn Vũ Lương) (Tr3 – Tr30)
Thực hành
(2h tín chỉ)
Vận dụng các PPDH Toán trong dạy học đại số, lượng giác 11; giải tích 12.
- Hoàn thành bài giảng tập theo nhóm với một trong những nội dung sau:
+ Bài giảng “Hàm số” bậc 2: hàm phân thức theo phương pháp thảo luận nhóm.
+ Bài giảng về giới hạn của dãy số, hàm số theo phương pháp giải quyết vấn đề.
+ Bài giảng thuộc chủ đề “Phương pháp giải phương trình” theo mô hình dạy học tích cực.
Tự học
(1h tín chỉ)
Tìm hiểu thực trạng dạy và học toán ở Việt Nam (thuận lợi, khó khăn).
- Sưu tầm thông tin qua sách báo và internet.
Tuần 4: Nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong dạy học toán ở THPT
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
(1h tín chỉ)
- Căn cứ khoa học để lựa chọn phương pháp cho một tiết dạy học toán ở THPT.
- Các nguyên tắc lựa chọn và phối hợp .
- Đọc tài liệu: Tập bài giảng PPDH Toán, Sách PPDH Toán (Lê thị Hoài Châu, Nguyễn Bá Kim, Bùi Thị Hường, Lê Văn Tiến).
Thực hành
(2h tín chỉ)
- Kỹ năng lựa chọn và phối hợp các PPDH trong một nội dung dạy học toán cụ thể.
- Chuẩn bị lựa chọn một nội dung toán trong chương trình THPT, vận dụng các nguyên tắc lựa chọn và phối hợp phương pháp để thiết kế bài dạy và thể hiện trước lớp.
Tự học
(1h tín chỉ)
- Kinh nghiệm phối hợp các phương pháp dạy học cho từng loại bài dạy: Bài dạy lý thuyết, bài luyện tập, bài ôn tập chương, tổng kết học kỳ…
- Quan sát thực tế dạy học toán ở THPT, NC các thiết kế bài dạy trong sách giáo viên toán THPT để tổng kết cách phối hợp các phương pháp dạy học cho từng loại bài dạy.
KT-ĐG
- Giao bài tập cá nhân
Tuần 5: Phương pháp dạy học một số tình huống điển hình trong môn Toán ở THPT
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
(2h tín chỉ)
- Phương pháp dạy học khái niệm, dạy học định lý, tính chất, quy tắc toán học
- Đọc tập bài giảng PPDH Toán ( tr 72- tr 8.) ;
- Tham khảo tài liệu “Mấy vấn đề logic trong giáo dục toán học” của Hoàng Chúng, “Suy luận và chứng minh” của Nguyễn Đức Thuần
Thực hành
(1h tín chỉ)
- Dạy học các khái niệm, định lý, tính chất, quy tắc toán học trong đại số và giải tích, trong hình không gian, hình học giải tích .
- Mỗi sinh viên tự chọn một tình huống điển hình trong môn toán, dự kiến và thể hiện cách dạy tình huống đó ngay tại lớp.
Tự học
(1h tín chỉ)
- Tìm hiểu các phương pháp tích cực trong giảng dạy khái niệm, định lý, tính chất, quy tắc toán học.
- Tìm hiểu qua thực tế dạy học toán ở THPT.
KT-ĐG
Bài tập nhóm: Ví dụ « Tìm hiểu phương pháp dạy học KN, định lý, tính chất, quy tắc toán học trong thực tế dạy học toán ».
Tuần 6: Dạy học một số tình huống điển hình trong môn Toán ở THPT(tiếp)
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
(1h tín chỉ)
- Phương pháp dạy học giải toán. (KN giải toán, dạy học giải toán, bốn bước trong dạy học giải toán )
Đọc tập bài giảng PPDH Toán, Sách PPDH Toán (Lê thị Hoài Châu, Nguyễn Bá Kim, Bùi Thị Hường, Lê Văn Tiến)
Tham khảo: G.Polya, Giải một bài toán như thế nào, NXBGD (Sách tái bản); G.Polya, Toán học và suy luận có lý, NXBGD, 1996; G.Polya, Sáng tạo toán học, NXB GD, 1996.
Thực hành
(3h tín chỉ)
Hướng dẫn học sinh THPT giải các bài toán theo bốn bước
Phương pháp sáng tác đề toán
Phương pháp dạy học sinh tự tìm được lời giải một số dạng toán
Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên môn toán THPT; các sách tham khảo trong tủ sách khối chuyên toán (ĐHKHTN) để chuẩn bị cho việc sáng tác đề toán và phân dạng bài tập.
Tuần 7: Mô hình dạy học tích cực
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
(1h tín chỉ)
- Mô hình dạy học tích cực trong dạy học toán ở THPT.
- Định hướng đổi mới cách dạy học toán theo mô hình dạy học tích cực ở THPT hiện nay.
- Quy trình dạy học toán theo mô hình dạy học tích cực.
- Đọc tập bài giảng (Nguyễn Vũ Lương – Trang 57-81).
- Đọc tập bài giảng (Bùi Thị Hường, Lê Văn Tiến).
- Trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao cần đổi mới cách dạy học toán ở THPT?
+ Định hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục đào tạo về việc đổi mới cách dạy học toán hiện nay ở THPT.
+ Các biện pháp nhằm thúc đẩy hướng đổi mới cách dạy học toán ở nhà trường THPT hiện nay.
Xêmina
(1h tín chỉ)
- Dạy và học toán theo định hướng tích cực
- Bài về cấu trúc bài soạn môn toán ở THPT
-Tìm đọc các tài liệu nóivề dạy và học toán tích cực
- Sưu tầm các bài soạn về môn toán ở THPT
Thực hành
(2h tín chỉ)
- Phân tích và tự thiết kế các bài soạn về môn toán
-SGK môn toán THPT
KT-ĐG
- Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV.
- Đánh giá kết quả làm việc của sinh viên qua bài thực hành.
- Chuẩn bị một bài giảng về môn toán theo mô hình dạy học tích cực.
Tư vấn
- Tìm hiểu tài liệu về mô hình dạy học tích cực, tìm hiểu quy trình dạy học môn toán theo định hướng tích cực; thực tế triển khai mô hình dạy học tích cực trong dạy học toán ở một số trường THPT.
Tuần 8 Mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới cách dạy học toán ở THPT
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
Thực hành
(2h tín chỉ)
- Tổ chức thực hiện quy trình dạy học môn toán theo định hướng tích cực.
- Sinh viên tập đánh giá giờ thực hành theo mẫu đánh giá do giảng viên chuẩn bị.
- Lựa chọn một nội dung toán học phổ thông, soạn giáo án, thiết kế bài dạy.
- Chuẩn bị các đề kiểm tra môn toán theo nhiều hình thức khác nhau
- Sinh viên thực hành dạy trên lớp theo nội dung đã được giao chuẩn bị trước. Các sinh viên khác đánh giá bài giảng của bạn
Tự học
(2 giờ tín chỉ)
Mỗi sv chuẩn bị bài soạn về một nội dung dạy học toán cụ thể ở THPT
KT-ĐG
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bài tập đã giao ở tuần 7.
- Đánh giá kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành thiết kế bài dạy, tổ chức tiết dạy, ra đề kiểm tra về môn toán.
- Chuẩn bị bài giảng, thực hành giảng dạy.
- Lưu ý đến tư thế, tác phong, kỹ năng kết hợp nói, viết, trình bày bảng, phối hợp phương tiện dạy học, phân phối về thời gian, sự sáng tạo trong thiết kế giáo án, đề kiểm tra.
Tư vấn
- Tư vấn về kỹ năng thiết kế bài dạy, điều khiển tiết dạy toán trên lớp, soạn đề kiểm tra môn toán ở THPT.
Kiểm tra
Thi giữa kỳ
Tuần 9 : Thực hiện quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn toán ở THPT
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
Thực hành
(4h tín chỉ)
- Thực hành điều khiển tiết dạy trên lớp
- Thực hành ra đề kiểm tra về môn toán ở THPT
- Thực hành phát hiện học sinh có năng khiếu về môn toán và cách bồi dưỡng
-Thực hành phát hiện học sinh yếu kếm về môn toán và biện pháp khắc phục
- Thảo luận về chuẩn bị bài giảng rèn kĩ năng thực hành cho học sinh PT.
- Tổng kết phương pháp dạy học trong từng loại bài dạy toán, từng loại đối tượng học sinh
- Chuẩn bị bài giảng cụ thể đáp ứng mục tiêu dạy học
Cần chú ý đến các nội dung dạy học cụ thể
Tự NC
KT-ĐG
- Đánh giá giờ thực hành giảng dạy của sinh viên với bài giảng rèn kĩ năng thực hành.
- Viết tổng kết kinh nghiệm dạy học toán cho từng loại bài day
- Soạn bài dạy ở nhà
- Soạn đề kiểm tra
Tư vấn
- Giúp sinh viên lựa chọn các chủ đề dạy học toán ở THPT
- Sưu tầm các đề thi về môn toán ở THPT
Tuần 10: Một số kĩ năng cần thiết trong dạy học môn Toán
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ
- Các mục tiêu nhận thức cần đạt được trong hoạt động dạy – học toán.
- Các phương pháp soạn bài giảng giúp học sinh dễ hiểu.
- Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
- Đọc tập bài giảng (Nguyễn Vũ Lương – Trang 57-81).
Thực hành
2 giờ tín chỉ
- Thực hành giảng dạy một số bài giảng ngắn đáp ứng được các tiêu chí giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu v.v, rèn kĩ năng thực hành cho học sinh.
- Thảo luận về chuẩn bị bài giảng rèn kĩ năng thực hành cho học sinh THPT.
- Chuẩn bị bài giảng với mục tiêu rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
Tự NC
KT-ĐG
- Đánh giá kết quả làm việc của sinh viên qua bài giảng rèn kĩ năng thực hành cho học sinh.
- Giao bài tập cá nhân
- Chuẩn bị một bài giảng về môn toán theo mô hình dạy học tích cực.
Tư vấn
Tuần 11: Phương pháp dạy học “giải quyết vấn đề”
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
(2 h tín chỉ)
- Các kỹ năng cần có của người học trong dạy học giải quyết vấn đề.
- Đọc tập bài giảng, sách PPDH (Nguyễn Vũ Lương, Lê Văn Tiến).
Xeminar
(1h tín chỉ)
- Thảo luận về việc chuẩn bị bài giảng rèn kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh.
Tự NC
(1h tín chỉ)
- Nghiên cứu, sưu tầm các kỹ năng toán học cần thiết.
- Đọc các sách chuyên khảo dành cho môn Toán, các đề thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
KT-ĐG
Giao bài tập nhóm tháng
Tư vấn
Tư vấn về việc lựa chọn tài liệu toán học phù hợp cho việc tổng kết các kĩ năng toán học cần thiết.
Tuần 12: Phương pháp dạy học “giải quyết vấn đề” (tiếp)
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
(2 giờ tín chỉ)
- Các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết một bài toán, một vấn đề cụ thể trong toán học và dạy học toán (tiếp).
- Đọc tập bài giảng (Nguyễn Vũ Lương, Lê Văn Tiến).
Thực hành
(2h tín chỉ)
- Thực hiện bài giảng rèn kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Chuẩn bị bài giảng rèn kĩ năng thực hành.
- Chuẩn bị các phiếu đánh giá bài giảng.
Tự NC
Tư vấn
Giúp sinh viên lựa chọn và phân loại các kĩ năng cần thiết để giải một bài toán.
KT-ĐG
- Đánh giá kết quả làm việc của sinh viên qua bài giảng rèn kĩ năng thực hành cho học sinh.
- Nghiên cứu tài liệu về toán sơ cấp, lựa chọn nội dung, tổng kết phương pháp giải
Tuần 13: Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
Hình thức tổ choc dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của phương pháp hướng dẫn học sinh tự học môn toán.
- Các bước cần thực hiện khi hướng dẫn học sinh tự học.
- Tài liệu hướng dẫn tự học
Thực hành
2 giờ tín chỉ
- Thực hành giảng các bài giảng ngắn hướng dẫn học sinh tự học.
- Xây dựng các bài giảng hướng dẫn học sinh tự học
Tự NC
KT-ĐG
- Đánh giá giờ thực hành giảng dạy của sinh viên với bài giảng hướng dẫn học sinh tự học.
Tư vấn
- Giúp sinh viên lựa chọn các nội dung dành để hướng dẫn học sinh tự học.
Tuần 14: Hướng dẫn thực hành
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
Thực hành
3 h tín chỉ
- Thực hành các phương pháp giải toán sơ cấp
- Đọc tập bài giảng Nguyễn Vũ Lương (tr 77-88)
- Xây dựng một hệ thống bài tập cho một nội dung lý thuyết cụ thể
Sinh viên thực hành giảng dạy các bài giảng hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Tự NC
(1h tín chỉ)
- Các kĩ năng cơ bản khi giải một bài toán hay một dạng toán cụ thể
- Đọc tài liệu tham khảo về toán sơ cấp
KT-ĐG
Xây dựng hệ thống bài tập và các phương pháp giải cho một nội dung
Tư vấn
- Các kĩ năng giải toán, các sách tham khảo, cách khai thác phát triển các bài toán sơ cấp.
Tuần 15: Thực hành hướng dẫn học sinh học nhóm
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
(1h tín chỉ)
- Một số kinh nghiệm cần biết khi thực hành giảng dạy, điều khiển một buổi tổng kết một nội dung toán học.
- Các kĩ năng tổng kết một nội dung toán học.
- Đọc tập bài giảng Nguyễn Vũ Lương (Tr 88-92)
Thực hành
3 h tín chỉ
- Các kĩ năng hệ thống lý thuyết và phân loại các dạng bài tập
- Chuẩn bị bài giảng thực hành theo nhóm, hướng dẫn học sinh tổng kết
Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày
Tự NC
KT-ĐG
- Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện bài tập nhóm tháng và bài tập cá nhân tuần cuối.
Tư vấn
- Giúp sinh viên lựa chọn nội dung để xây dựng bài giảng tổng kết.
11. Chính sách đối với môn học:
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.
Thiếu một điểm thành phần, không có điểm hết môn.
Các bài tập phải nộp đúng hạn, có thể làm lại nếu muốn có điểm cao hơn hoặc phải làm lại khi không đạt yêu cầu.
Đi học đầy đủ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ)
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương môn học.
Chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết cho môn học.
Khuyến khích việc tự nghiên cứu, chủ động trong đăng kí trình bày kết quả nghiên cứu trong các buổi xemina, thảo luận nhóm.
12. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Hình thức và TG kiểm tra
Mục đích kiểm tra
Tiêu chí đánh giá
Kiểm tra thường xuyên
(thực hiện trong tất cả các tuần của học phần)
Đánh giá ý thức tự học, tự NC của SV, khả năng lĩnh hội LT và kỹ năng vận dụng LT vào thực hành trong các tuần của học phần
Tiêu chí:
- Sinh viên tham gia chủ động, nhiệt tình, sáng tạo vào quá trình học tập.
Kiểm tra định kỳ
1. Bài tập cá nhân (3 bài, 10%)
Bài 1:
Giao ở tuần 1, thu cuối tuần 2
Bài 2:
Giao trong tuần 4 thu ở tuần 5
Bài 3: Giao và hoàn thành ở tuần 10
2.Bài tập nhóm/ tháng
(2bài ) 10%
Bài 1: Giao ở tuần 4
Bài 2: Giao ở cuối tuần 11.
3. Thi giữa kỳ
1bài 15%
(thi viết 90’)
4.Bài tập lớn học kỳ:
1bài: 15%
(viết tiểu luận)
- Kiểm tra ý thức chuẩn bị, tự NC của SV theo yêu cầu của GV
- Kiểm tra KT, KN cuối chương
- Kiểm tra KT, KN lựa chọn phối hợp PP trong DH tình huống điển hình
- Kiểm tra KN thiết kế bài dạy và ra đề kiểm tra (chương 3)
- Kiểm tra KT, KN về PP giải các bài toán sơ cấp và PPDH giải toán
- Đánh giá khả năng hợp tác làm việc nhóm của SV trong hoạt động DH toán
- Đánh giá việc lĩnh hội KT, KN của SV trong 7 tuần đầu so với các mục tiêu đã đề ra
- Làm cơ sở để GV rút kinh nghiệm, cho việc XD chương trình và phương pháp giảng dạy
- Kiểm tra năng lực tổng hợp, vận dụng các kiến thức về môn học mà SV đã lĩnh hội được. Qua đó đánh giá mức độ tự học, tự NC của SV.
- Khả năng vận dụng sáng tạo lý luận về PPDH toán vào nội dung DH toán cụ thể
Tiêu chí:
- Nộp đúng hạn
- Làm đúng yêu cầu của GV
- Bài làm đáp ứng được MT kiểm tra
Tiêu chí:
- Nộp đúng hạn
- Sản phẩm thể hiện được sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm
- ND đáp ứng được MT kiểm tra
Kiểm tra toàn bộ các mục tiêu bậc1, 2 và 3 của chương 1.2.3
Tiêu chí:
- Nộp bài ngay sau thời gian quy định cho làm bài.
- Trả lời đúng các câu hỏi lý thuyết (3đ)
- Thể hiện khả năng hiểu và vận dụng LT vào tình huống cụ thể (5đ)
- Thể hiện được khả năng sáng tạo trong nhận xét, đánh giá và đưa ra các quan điểm riêng của mình (2đ)
ND bài tiểu luận: Xây dựng đề cương chi tiết về ND DH toán ở một chương cụ thể (tổng kết lý thuyết, PP dạy các dạng bài tập, dự kiến kiểm tra đánh giá ..)
Tiêu chí
- Nộp đúng hạn (1đ)
- Thể hiện đúng theo HD của GV về số trang, bố cục (3đ)
- Đầy đủ ND, trình bày khoa học rõ ràng, mạch lạc (5đ)
- Có ý sáng tạo (1đ )
Thi cuối kỳ:
Hình thức thi: Thi thực hành giảng + vấn đáp.
Ba sinh viên hợp tác làm việc, chọn một nội dung dạy học toán ở THPT ( có thể SV tự chọn hoặc GVchỉ định bài dạy)
Thiết kế bài dạy với nội dung đã chọn.
Cả nhóm phối hợp thể hiện bài giảng trước lớp trong thời gian 45 phút.
Các sinh viên còn lại theo dõi và ghi biên bản dự giờ, tập đánh giá, nhận xét tiết dạy.
Sau khi thực hành giảng, các sinh viên phải trả lời câu hỏi vấn đáp do giáo viên đặt ra.
Các tiêu chí đánh giá soạn giảng: (Tính theo thang điểm 10)
Giáo án đảm bảo đúng cấu trúc, bố cục rõ ràng
Xác định đúng mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài.
Bảo đảm đầy đủ nội dung.
Lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong giáo án thể hiện đựơc việc đổi mới phương pháp dạy học qua hệ thống các câu hỏi gợi mở, đối thoại với học sinh, khuyến khích được khả năng tư duy chủ động, sáng tạo của học sinh.
Thể hiện được ý tưởng tổ chức điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức học sinh thông qua bài soạn.
Có phương án kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Các tiêu chí đánh giá thực hành giảng: (Tính theo thang điểm 10)
Thực hiện được mục tiêu bài học.
Bảo đảm kiến thức truyền thụ đầy đủ, chính xác. Đảm bảo sự liên thông kiến thức.
Đảm bảo tính lôgic của nội dung sắp xếp trong bài giảng.
Đặt ra hệ thống câu hỏi hợp lý, lôi cuốn đượcc học sinh, kích thích năng lực sáng tạo, chủ động trong suy nghĩ của học sinh. Củng cố và khái quát được trọng tâm kiến thức cho học sinh.
Bài giảng phối hợp được các phương pháp một cách hợp lý, đảm bảo hiệu quả của từng phương pháp.
Tư thế tác phong chững chạc, cách trình bày bảng rõ ràng, phân phối thời gian hợp lý. Nếu sử dụng phương tiện dạy học (máy chiếu, overhead...) thì phải phát huy được tác dụng của phương tiện dạy học và sử dụng thành thạo chúng.
Thể hiện được khả năng tổ chức, bao quát lớp trong giờ giảng.
Thể hiện được sự phối hợp nhịp nhàng trong nhóm giảng.
Khuyến khích tính sáng tạo.
Các tiêu chí đánh giá hỏi thi vấn đáp: (Tính theo thang điểm 10)
Lý giải được lý do tại sao lại chọn các phương pháp giảng dạy cho nội dung đó.
Dự kiến được khó khăn sẽ gặp phải khi tiến hành giảng thực tại trường phổ thông và hướng giải quyết.
Nhận ra được hạn chế trong bài giảng, rút ra kinh nghiệm và biện pháp khắc phục.
Nhắc lại được một số nội dung lý thuyết đã được học
Các tiêu chí đánh giá phần nhận xét bài giảng của bạn : (Tính theo thang điểm 10)
Nhận ra được ưu điểm, nhược điểm trong bài giảng của bạn. Phân tích được hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục.
Đánh giá theo các tiêu chí (theo bảng sẵn có) một cách đúng đắn, khách quan.
Điểm tổng kết môn học được tính theo thang điểm 10, trong đó phần trăm của từng đầu điểm được thể hiện trong bảng sau:
Nội dung kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Tỉ lệ %
A Kiểm tra định kỳ
1. Bài tập cá nhân / tuần
2. Bài tập nhóm / tháng
3. Bài thi giữa kỳ
4. Bài tập lớn học kỳ
10%
10%
15%
15%
B (Thi cuối kỳ)
Soạn giáo án
15%
Thực hành giảng
20%
Vấn đáp
10%
Nhận xét bài giảng của bạn
5%
Tổng
100%
Duyệt Chủ nhiệm bộ môn T/M Tập thể biên soạn
(BCN Khoa) (Kí tên) (Kí tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_va_giao_an_giup_hoc_mon_toan_hieu_qua_mppmjw2sju_20130408111051_577_8224.doc