Đề cương bài giảng Văn học thiếu nhi - Lê Thị Hồng Thắm

3.5.2.2. Giá trị nội dung của tác phẩm: Truyện đề cao quan điểm giáo dục tiến bộ thích hợp với thiếu nhi: - Rèn cho học trò trở thành con người thực sự.66 - Dạy trẻ biết yêu thương quý trọng người khác, sống có thủy, có chung. - Dạy trẻ biết lao động, dù là lao động nghệ thuật hay tay chân. - Con người cần phải trang bị những tri thức, năng lực nhất định, phải có ý chí phấn đấu, có lòng tự trọng, tự tin trước mọi hoàn cảnh. Người thầy giáo, nhà giáo dục phải hết lòng yêu thương trẻ, phải luôn gây hứng thú, không làm trẻ sợ sệt, phải nêu gương tốt cho trẻ. * Kết luận: Văn học trẻ em nước ngoài được dịch ra tiếng Việt đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của nền văn học trẻ em nước nhà. Trong những năm qua mảng văn học dịch đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách của bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam. Giá trị nhân văn cao cả của mảng văn học dịch luôn luôn là hành trang tinh thần cho thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mình. Đồng thời nó cũng là chiếc cầu nối giữa bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam với những tinh hoa của cộng đồng nhân loại. Câu hỏi và bài tập: 1. Phân tích truyện Cô bé bán diêm của Andecxen và nêu ý nghĩa giáo dục của truyện đối với trẻ thơ. 2. Phân tích truyện Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn của Grim và nêu ý nghĩa giáo dục của truyện đối với trẻ thơ.

pdf68 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương bài giảng Văn học thiếu nhi - Lê Thị Hồng Thắm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo đáng yêu ấy là những bài học giáo dục rất bổ ích cho các em: VD: Bài Ngỗng và vịt, giúp bạn học hành. Trong bài Dép xinh, tác giả giáo dục các em bé biết giữ gìn đồ dùng cá nhân: Bàn chân xinh của bé Đi dép đẹp thêm ra Dép cũng vui thích lắm Theo chân đi khắp nhà. Hoặc: Mẹ, mẹ ơi, cô bảo: “Bàn tay như búp lan Phải giữ sao cho sạch Tay bẩn, lo rửa ngay Tránh bẩn sang áo, sách” Giáo dục các em thói quen tập thể dục rèn luyện thân thể: Con cua nó hay cắp Nên cái càng nó to Chân không tập thể dục Chân sẽ như chân cò. Trong bài Anh đom đóm, Phạm Hổ thông qua hình ảnh chú đom đóm lập lòe trong đêm tối để liên tưởng giáo dục các em tinh thần giúp đỡ bạn bè như: - Anh đom đóm ơi! Đèn anh xanh ngắt Gió thổi không tắt Anh xách đi đâu - Tôi ra đầu cầu Lập lòe soi lối Cho cóc tối tối Đi học bình dân. -Thơ Phạm Hổ giáo dục các em biết nâng niu và yêu mến cảnh vật. Đó là một vườn cây, một bóng nắng, một cánh diều bay bổng. (bài Chú bò tìm bạn, Thị, Ổi, Na...) 39 VD: Trong bài thơ Em yêu tổ quốc Việt Nam tác giả viết: Ôi Việt Nam! Việt Nam! Tổ quốc bao thân mến Yêu từng khóm tre làng Từng con đò vào bến - Thơ Phạm Hổ giáo dục các em biết yêu quý ông bà, cha mẹ và những người xung quanh. Bài Mẹ ốm là một bài thơ đậm chất nhân văn. Hoặc giáo dục các em biết chia sẻ cùng bạn bè: Mẹ, mẹ ơi, cô bảo Cái bánh ăn một mình Chỉ ngon một nửa thôi Bẻ đôi ra mời bạn Ăn vừa ngon, vừa vui. Hoặc: Các cháu chơi với bạn Cãi nhau là không vui Cái miệng nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi. Có thể nói: Ngoài việc mở mang sự hiểu biết cho các em về thế giới xung quanh, thơ Phạm Hổ phản ánh những mối quan hệ gần gũi, thương yêu của thế giới trẻ thơ với nhau. Qua đó, đem lại cho các em những bài học nhẹ nhàng mang ý nghĩa giáo dục cao, góp phần giáo dục các em thành những công dân tốt. 2.3. Nghệ thuật thơ Phạm Hổ viết cho các em: 2.3.1. Thơ Phạm Hổ viết cho các em giản dị, súc tích, có tâm hồn do hình thức rõ ràng, nội dung chính xác, thơ ông gần với truyện kể: Mỗi bài thơ của Phạm Hổ là một câu chuyện nhỏ, xinh, các câu thơ, các chữ trong câu gần như lời nói bình thường nên dễ hiểu, dễ nhớ, nội dung bài thơ kể về một điều gì đó rất gần gũi với các em, được các em yêu thích. VD: Bài Chú bò tìm bạn; Ngỗng và vịt; Chơi ú tim; Gà mẹ hỏi gà con; Rình xem mặt trời... vv là những bài thơ tiêu biểu cho lối thơ gần với truyện của Phạm Hổ. 2.3.2. Nghệ thuật miêu tả có tính mô phỏng trong thơ ông rất tài tình: - Khi miêu tả vạn vật trong cuộc sống, Phạm Hổ nhìn chúng bằng con mắt trẻ thơ, nói về chúng bằng giọng trẻ thơ nên dưới ngòi bút của tác giả chúng hiện ra rất đáng yêu bởi lối bắt chước rất tài tình của ông. Trong bài tàu dài, đọc kỹ ta sẽ như thấy tiếng con tàu đang chạy: Hai toa, Ba toa, Bốn toa 40 Bé đếm, Đếm mãi Tàu còn Trôi qua. Bé đếm, Còn đếm Đầu tàu Đã xa Đuôi dài Rồng rắn, Toa còn, Níu toa. Xình xịch, Xình xịch. Kìa đạn, Kìa gạo Ghé mắt, Nhìn ra. Hoặc trong bài Xe chữa cháy tác giả nhại tiếng tí te, tí te của xe chữa cháy bằng sự mô phỏng có ngay! có ngay: Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy? “Có ngay! Có ngay!” 2.3.3. Sử dụng rất thành công lối thơ hỏi – đáp: Đây là nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật thơ Phạm Hổ viết cho các em, làm cho thơ ông mang một vẻ độc đáo. - Lối thơ hỏi – đáp chiếm số lượng khá nhiều trong những bài thơ ông viết cho các em. Các bài thơ này vừa tái hiện lại những điều thắc mắc của trẻ lại vừa giảng giải cho trẻ hiểu vấn đề, cách thắc mắc rất đúng, rất trẻ con mà cách trả lời cũng thật thấu đáo theo cách hiểu của trẻ con. Vì thế lối thơ hỏi – đáp làm nên một nét đặc sắc của nghệ thuật thơ Phạm Hổ. VD: Bài Soi gương, Hoa sen hoa đào, Kim đồng hồ, Chim sáo, Trâu tiêm thuốc là những ví dụ tiêu biểu cho lối thơ hỏi – đáp: – Có ai đang khóc nhè 41 Mà soi gương không bố? - Một đứa khóc đủ rồi Soi gương chi thành hai đứa!!! (Soi gương) Hoặc: - Sao hoa sen, hoa đào? Không nở cùng một lúc? - Hoa chia nhau trực mùa Như các em trực lớp. (Hoa sen hoa đào) Hoặc: - Sao hai kim đồng hồ Cái chạy nhanh chạy chậm? - Vì cái này chân dài Còn cái kia chân ngắn...! (Kim đồng hồ) Hoặc: - Vì sao con chim sáo Cứ một điệu hát hoài ? - Nó không có cô giáo Dạy nó hát nhiều bài...! (Chim sáo) Hoặc: - Sao tiêm thuốc cho trâu Không thấy trâu nó khóc? - Nó đã không sợ đau Tìm đâu ra nước mắt! (Trâu tiêm thuốc) Hoặc: Cua con hỏi mẹ Dưới ánh trăng đêm - Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng yên Đôi mắt lim dim Mẹ cua liền đáp - Chú gió đi xa Lúa buồn không hát. (Cua và gió) * Kết luận: Mỗi nhà văn, nhà thơ có cách nhìn, cách nghĩ, cách viết riêng. Phong cách thơ Phạm Hổ viết cho các em dịu dàng, đằm thắm, sâu xa mà vui tươi, duyên dáng, mang đậm tình người, tình đời và mang tính giáo dục cao. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày những nét đặc sắc về nội dung thơ Phạm Hổ viết cho các em. 2. Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ Phạm Hổ viết cho các em 42 Bài 4: Tô Hoài 2.1. Vài nét về tác giả: Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. - Sinh ngày: 27/9/1920 trong một gia đình làm nghề thủ công. - Quê nội ở huyện Thanh Oai nhưng lại sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (cũ). Nay là huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. - Tô Hoài có quá trình viết văn lâu dài, ông viết văn xuôi thuộc nhiều thể loại. Ông là một trong những cây đại thụ của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ông viết cho người lớn và cũng dành nhiều thời gian sáng tác cho thiếu nhi, ở lĩnh vực nào ông cũng thành công. * Một số tác phẩm chính viết cho thiếu nhi: - Dế mèn phiêu lưu ký (1941) - Võ sĩ Bọ Ngựa (1941) - O chuột (1942) - Đám cưới chuột (1943) - Vừ A Dính (1963) - Chim chích lạc rừng (1960) - Chim Hải âu - Dê và Lợn - Kim Đồng (1973) - Đảo Hoang (1976) - Hợp tác xã chúng em - Đàn chim gáy - Con mèo lười (kịch bản phim) 2.2. Truyện viết cho các lứa tuổi: 2.2.1. Truyện viết cho lứa tuổi nhỏ: Tô Hoài là một trong số ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi. Điểm đáng chú ý đầu tiên ở Tô Hoài là ông nắm được yêu cầu giáo dục của từng độ tuổi, hiểu được tâm lý các em. - Viết cho lứa tuổi nhỏ, tác giả sử dụng những mẩu chuyện ngắn, lời văn dí dỏm, sự việc cụ thể. Nhân vật là những loài vật quen thuộc để truyền lại cho các em những hiểu biết đơn giản về các vấn đề đặt ra trong sinh hoạt hàng ngày, về vẻ đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. 43 - Ở độ tuổi nhỏ, các em thường thích thú xem các chú chim với tiếng hót vui tai, chú gà trống gáy... Nắm được đặc điểm ấy. Tô Hoài đã mượn loài vật để lồng ghép vào đó các bài học. VD: + Một anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, tưởng mình có sức mạnh, gây gổ với bà con hàng xóm, liền nhận được bài học đích đáng từ bác Cồ Cồ, và Bọ Ngựa đã chừa hẳn thói ngông cuồng để trở thành người khiêm tốn (Võ sĩ Bọ Ngựa) + Ông phê phán một con mèo lười, ông dựng lên cảnh nhộn nhịp của các con vật đáng náo nức theo chủ đi lên nương. Còn riêng Mèo Đen chỉ ngồi nhà chờ ăn, Mèo Đen còn lôi kéo các bạn như: Bê, Lợn cũng lười như mình. Nhờ tình thương yêu của các bạn, Mèo Đen đã tự sửa chửa khuyết điểm của mình (kịch bản phim Con Mèo lười). + Ông giới thiệu với các em sự thay đổi nhanh chóng của đất nước, quê hương trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội qua các tác phẩm: Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Cá đi ăn thề 2.2.2. Truyện viết cho các lứa tuổi sắp bước vào đời. Viết cho lứa tuổi lớn, Tô Hoài muốn nhấn mạnh yêu cầu giáo dục lý tưởng cho các em. Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký; Đám cưới Chuột. Đây là những tác phẩm hay, gợi được một không khí riêng. Trong tác phẩm Đám cưới chuột, nỗi buồn của loài chuột bị giam hãm, mất tự do, buồn vì luôn bị đe dọa, bị bóc lột (họ hàng nhà chuột luôn bị mèo mướp ăn thịt, phải cống nộp cá chép, chim bồ câu, khi chuẩn bị rước chuột nhắt vinh qui bái tổ). Do sợ mèo mà các người khiêng kiệu đã làm chuột Nhắt què chân, bị cô chuột Chù từ chối, chuột Nhắt chán đời nhưng ông chuột Cống một người học rộng, tài cao đã giác ngộ, khơi dậy ở chuột Nhắt lòng căm thù loài mèo và chế ngự nỗi sợ truyền kiếp với loài mèo để đấu tranh, sống có ích cho mọi người. Đó là những tác phẩm khẳng định được lý tưởng sống đúng đắn. Tiêu biểu cho nhân vật có lý tưởng là Dế Mèn. Mèn là hiện thân của những chàng trai mới lớn, có sức khỏe, yêu lao động, biết ước mơ nhưng đôi khi cũng quá bồng bột, thiếu chín chắn trong hành động. Tuy nhiên, Mèn cũng nhanh chóng nhận ra lỗi lầm và tự xác định cho mình lý tưởng sống đúng đắn: sống hòa bình, thân ái, muôn loài cùng nhau kết làm anh em. Qua tác phẩm này Tô Hoài còn muốn nói với các em một điều nữa: Để thực hiện lý tưởng, thực hiện những điều mình mong muốn, mọi người cần có một quyết tâm, một nghị lực, cần phải biết yêu thương, đoàn kết với mọi người (Mèn, Dế Trũi, Bọ Muỗm, Kiến...). 44 - Để giáo dục lý tưởng, ngoài lấy con vật để giáo dục các em, Tô Hoài còn xây dựng những nhân vật chính diện, có phẩm chất tốt đẹp nhằm đem lại cho các em lứa tuổi sắp bước vào đời những hình ảnh gương mẫu. VD: Tác phẩm Kim Đồng, Vừ A Dính Đó là những em thiếu niên anh hùng có thực trong lịch sử. Đó là những em thiếu nhi yêu thiết tha gia đình nhưng cũng gắn bó mật thiết với cách mạng. Họ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. + Trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, một thế hệ thiếu nhi mới được hình thành, đã nêu cao lý tưởng sống của con người mới xã hội chủ nghĩa: Mình vì mọi người, mọi người vì mình, vì lợi ích chung của tập thể, các em có ý thức làm chủ đất nước (Hai ông cháu và đàn trâu). 2.2.3. Nghệ thuật truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi 2.2.3.1. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài: Rất sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nói, cách nghĩ của thiếu nhi (Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa, Chim Chích lạc rừng...). VD: Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy các kheo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm (Dế Mèn phiêu lưu ký) 2.2.3.2. Bút pháp miêu tả của Tô Hoài thường sinh động, không lặp lại, nhiều trang viết của ông dồi dào chất trữ tình, chất thơ. VD: Thế giới thiên nhiên qua cách nhìn trìu mến, rất trẻ của ông hiện lên với những màu sắc, âm thanh uyển chuyển. Mùa xuân hiện ra: Mùi hoa hồng và hoa huệ sực nức bốc lên. Trong không khí vắng bóng hơi nước lạnh lẽo, không khí bây giờ sáng và đầy hương thơm... Cây hồng bì đã rũ bỏ những cái áo già đen đủi. Những cây xoan khẳng khiu đang trổ lá... Đây lại là một nét đặc sắc nữa của ngòi bút Tô Hoài khi miêu tả cảnh vật lúc trời đang đổ mưa dữ dội: Mưa đến rồi, lẹt dẹt... lẹt dẹt... Mưa giáo đầu. Những giọt nước to lăn xuống mái phên nứa. Mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo xuống nhanh chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu là nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẩy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm... Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nưá, đập lùng bùng vào lòng lá chuối, tiếng gianh đổ ồ ồ... 45 2.2.3.3. Câu văn trong truyện của Tô Hoài thường đa dạng nhiều câu có sự kết hợp giữa tả và kể, giữa đối thoại và độc thoại rất tài tình. Nhiều câu thể hiện sự dí dỏm, sinh động, rất riêng của ông: VD: Dế Mèn cường tráng, dế Choắt ho hen cò cử, những cô Cào Cào đỏm dáng, ưa làm duyên, một gã Bọ Ngựa huênh hoang, lố bịch, một gã chim Trả trai lơ, ưa làm dáng, già chơi trống bỏi... * Kết luận: Tô Hoài là người có công lớn trong việc xây dựng nên những truyện loài vật có sức sống lâu dài trong văn học thiếu nhi Việt Nam. Tác phẩm của ông thể hiện tấm lòng yêu thương, gắn bó với quê hương làng xóm, yêu thiên nhiên, loài vật. Ông có óc quan sát nhạy bén, tài tình, sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú. Ông xứng đáng là người bạn lớn của các em. Câu hỏi và bài tập 1. Trình bày đặc điểm nội dung truyện Tô Hoài viết cho các lứa tuổi. 2. Trình bày đặc điểm nghệ thuật truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi. 46 Bài 5: Thơ các em viết Trong những năm 60 của thế kỷ XX, xuất hiện một số tác giả nhỏ tuổi làm thơ và lập tức được công nhận là có thơ hay. Đây là một hiện tượng độc đáo. Nó độc đáo vì ở những nền văn học khác chỉ có người lớn làm thơ cho các em. Vậy mà đến những năm 1960 lại xuất hiện hiện tượng trẻ em làm thơ và đã mang đến cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam những thành công bất ngờ. 2.1. Khái quát tình hình sáng tác thơ của các em từ thời chống Mỹ đến nay: - Bắt đầu từ 1964 đã có các bài thơ của các em đăng trên báo như: Báo Văn nghệ, báo Thiếu Niên Tiền Phong. Thời kỳ đầu còn lẻ tẻ với một vài sáng tác của Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Chu Hồng Quý. - Sau này đội ngũ làm thơ của các em đông dần lên và được công nhận là thơ các em viết rất hay. Ngoài những tên tuổi thời kỳ đầu còn có thêm Nguyễn Hồng Kiên, Khánh Vân, Thúy Giang, Ngô Thị Bích Hiền, Khánh Chi, Hoàng Hiếu Nhân, Ngô Hồng Phước, Thu Hà... Cho đến nay đất nước chúng ta đã có rất nhiều các em nhỏ làm thơ; nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản nhiều tập thơ riêng cho các em như: - Tấm lòng chúng em (1965) - Tuổi nhỏ chống Mỹ cứu nước (1970) - Đời đời ơn Bác (1970) - Nối dây cho diều (1970) - Bông hồng đỏ (1970) - Từ góc sân nhà em (1968) - Em kể chuyện này (1971) - Thơ Trần Đăng Khoa (1992) 2.2. Đặc sắc nội dung trong thơ các em viết: 2.2.1. Cuộc đời qua cách nhìn trẻ thơ: Những gì các em viết là tình cảm, trí tuệ của những tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Các em tin yêu cuộc sống nên các em rất hồn nhiên trong cách nghĩ, cách nhìn. - Các em nhìn cuộc đời bằng cặp mắt xanh non, dễ có những cảm xúc bất ngờ, tạo nên những trang thơ thật kỳ lạ. Sự phát hiện của các em bé làm thơ rất tinh tế, nhiều khi làm người lớn phải ngỡ ngàng. Bài thơ Giỡn sóng của Cẩm Thơ là một ví dụ. Năm năm em lại về giỡn sóng Ôi cái sóng biển đông Phù sa về nhuộm hồng Triều lên cùng với sóng Triều reo như trẻ nhỏ 47 Em òa vào lòng sóng mênh mông. Thật là một thế giới trẻ thơ kỳ diệu, đáng yêu. - Tuổi thơ của các em thường rất gần gũi với những cái nên thơ của thiên nhiên, tạo vật. Các em yêu thiên nhiên, tạo vật bằng tấm lòng thiết tha, trìu mến của mình. VD: Ngô Thị Bích Hiền viết về mưa: Mưa, mưa, mưa Rơi, rơi, rơi Lợp, bợp, bợp Trên mái nhà Thành chùm hoa Dưới hồ nước Ướt, ướt, ướt Trên cành cây Lay, lay, lay Cánh cửa sổ Sạch đường phố Mát đôi chân Trời tạnh dần Yêu mưa lắm. - Những vần thơ được hình thành từ một tâm hồn trẻ thơ: Hạt mưa, ông Trăng, cánh diều, cây cau, cây trầu không, vườn chuối... VD: Hình ảnh ông Trăng trong thơ Ngô Thị Bích Hiền đã trở thành một nhân vật như con người, cũng năng nổ, ngộ nghĩnh, có sức lôi cuốn mạnh mẽ: Quả trăng như cái đĩa Từ mái nhà ngoi lên Bầu trời kia là biển Trăng con một chiếc thuyền Dâng trào lên, trào lên. - Một hình ảnh, một âm thanh bất kỳ của cuộc sống có thể trở nên những vần thơ hay, bài thơ đẹp của hồn thơ các em. VD: Chậu nước trong Múc từ sông Ngọc Mẹ gọi: - Kiên ơi, xuống gội đầu Mây trắng Bồng bềnh in mặt nước Ơ kìa! Đáy chậu có trời sao. 48 (Nước trong – Nguyễn Hồng Kiên) 2.2.2. Tình yêu của trẻ thơ qua thơ các em viết: 2.2.2.1. Tình yêu thiên nhiên: - Các em yêu thiên nhiên, đất nước bằng cả tấm lòng thiết tha, trìu mến của mình, yêu say đắm, yêu chân thực. Các bài thơ được diễn tả sinh động, biến động như chính hồn, cuộc sống của các em. Thiên nhiên đã đem lại cho các em cảm hứng thơ. VD: Những Hoa cau, Hoa bưởi vốn đã thơm trong tự nhiên, khi đi vào thơ Trần Đăng Khoa nó lại trở nên thơm hơn và đã làm cho thơ Khoa thơm mãi. Nửa đêm nghe ếch học bài Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây Nghe trời trở gió heo may Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau. (Hoa cau) - Trong thơ các em viết, lá biết nói, hoa biết cười, cây biết buồn vui và nắng cũng biết làm nũng như người, cách nhìn của trẻ thơ làm cho cảnh vật sinh động, đáng yêu: VD: Cây lúa hai tay bới tóc Làm cả buổi chiều xôn xao (Ra ngoại thành – Khánh Thi) Đặc biệt thơ Mưa của Trần Đăng Khoa là một bức tranh sinh động tuyệt vời. Trần Đăng Khoa bằng bút pháp nhân hóa đã biến thiên nhiên trong bài thơ trở thành một thế giới sống động như thế giới con người. Phải có tình yêu thiên nhiên sâu sắc đến mức nào, Khoa mới có được những bài thơ hay như vậy. 2.2.2.2. Tình yêu con người trong thơ các em viết: - Tiếng nói đầu tiên trong thơ các em là tình yêu của người con đối với mẹ. Mẹ là hiện thân của vất vả, gian lao. Mẹ là nơi ấp ủ niềm tin yêu vào cuộc sống của các em. Mẹ là sự chở che mỗi khi vấp vả. Tình cảm các em dành cho mẹ thật chân thành, thật thiêng liêng và cao cả. Bài thơ Mẹ ốm, Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa là những ví dụ điển hình. Với mẹ, các em vừa tìm thấy sự chở che khi còn bé, vừa thấy muốn được chăm sóc, an ủi mẹ khi đã bắt đầu lớn. Mẹ và con luôn có mối quan hệ qua lại hai chiều. Cái đáng cảm phục là ở chỗ con đã ngâm thơ, hát ru mẹ ngủ để xua tan những nhọc nhằn nơi mẹ: Mẹ ơi đông sẽ qua nhanh Mùa xuân sẽ đến, chồi xanh tươi dần Mẹ ru con đã bao lần Hôm nay em mới một lần tập ru. (Vân Trang) Đó là tâm trạng ngóng trông mẹ một chiều mưa. Vừa lo mẹ ướt, vừa mong tìm một chút hơi ấm nơi mẹ: Ước gì mưa tạnh mưa ơi Mẹ về sáng một khoảng trời đầy sao. (Ngô Hồng Phước) 49 - Tình cảm đối với ông bà: Là rụng về cội, khi lớn lên, biết suy nghĩ, nghĩ về quê hương, về cội nguồn, các em đều nhớ đến ông bà của mình. Các em dành nhiều bài thơ nói tới tình cảm đó, nặng lòng biết ơn: Bà chết cháu nhỏ quá Nào đã biết gì đâu Dần dần cháu cũng hiểu Đời bà nhiều khổ đau. (Nguyễn Thị Hương Lý) Ở rất nhiều bài thơ với bao nhiêu xao xuyến nhớ quê hương, bao giờ cũng lắng đọng nỗi nhớ bà, dường như bà và quê hương hòa làm một: Bà ơi! Bà ở nơi nao Có nghe tiếng cháu thì thào gọi không? (Mai Hương Giang) Hoặc bài thơ Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa cũng là một bài thơ thể hiện tình cảm của em đối với bà. - Tình cảm đối với thầy cô giáo cũng không phải là cái gì chung chung mà là cả một niềm yêu mến cụ thể của các em với niềm yêu quý và biết ơn sâu sắc. Trần Đăng Khoa là tác giả có nhiều bài thơ viết về thầy cô hay nhất, xúc động nhất như bài Nghe thầy đọc thơ, Tiễn thầy đi bộ đội, Hỏi đường, Bàn chân thầy giáo. - Đặc biệt là tình cảm của các em đối với Bác Hồ: Đó là những vần thơ hay nhất, xúc động nhất của các em. VD: Trần Đăng Khoa lo cho sức khỏe của Bác: Sang năm Bác tám mươi rồi Bác ơi, Bác thấy trong người khỏe không. Đến lúc Bác qua đời, Khoa không còn hy vọng được gặp Bác nữa. Cả đất nước thương tiếc Bác, trong đó có cả tiếng thơ tràn đầy nước mắt của Khoa: Cháu buốt ở trong tim này Chỗ đeo tang suốt đêm ngày Bác ơi Cháu không nói được nên lời Cháu ngồi cháu khóc, đất trời đổ mưa. (Cháu thề phấn đấu suốt đời – Trần Đăng Khoa) 2.3. Đặc sắc nghệ thuật trong thơ các em viết: 2.3.1. Trí tưởng tượng diệu kỳ: Nói đến thơ các em không thể không nói đến trí tưởng tượng. Tưởng tượng là một phẩm chất rất cơ bản trong tâm hồn các em. Tưởng tượng làm tròn trặn hơn suy nghĩ, đẹp thêm tư tưởng của lứa tuổi mà sự phát triển của tư duy đang ở độ tuổi măng non. Trong các sự vật bình thường, thậm chí rất quen thuộc, gần gũi mà ta gặp hàng ngày, các em lại tìm thấy trong đó bao điều kỳ diệu. Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa 50 là một bài thơ như thế. Ngoài ra Trần Đăng Khoa còn nghe cả những âm thanh của cuộc sống bằng trí tưởng tượng của mình. Trí tưởng tượng ấy được thể hiện qua bài Nửa đêm tỉnh giấc làm cho bài thơ bay lên cùng xúc cảm của Khoa: Nửa đêm em tỉnh giấc Bước ra hè em nghe ......................... Một tiếng gì không rõ Xôn xao cả đất trời. -Thơ các em ngộ nghĩnh, ngây thơ. Các em thổi vào thiên nhiên, sự vật một luồng sinh khí mới qua trí tưởng tượng của mình. Trí tưởng tượng giúp các em sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, liên tưởng. VD: Nhờ trí tưởng tượng mà Nguyễn Hồng Kiên đưa các bạn chứng kiến cảnh cóc đến nhà trời, bắt ông trời phải đổ mưa xuống và rồi sau đó cóc được lên chức là cậu ông trời. Hoặc câu chuyện đầy lý thú và hấp dẫn các bạn trẻ là nhờ ở trí tưởng tượng tài tình của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa. Lão mặt trời quái ác Nốc rượu mặt đỏ nhừ Uống cạn nước ao hồ Để mùa màng chết khát Cả họ hàng nhà Cóc Mở cuộc họp trong hang Cóc tía giận tím gan Muốn lên trời hỏi tội. Có thể nói, trí tưởng tượng làm cho hồn thơ các em bay cao, bay xa. 2.3.2. Ngôn ngữ thơ các em rất gần gũi với khẩu ngữ, vì thế mà thơ các em dễ cảm, dễ hiểu và rất hồn nhiên: VD: Gà mơ trong ổ nhảy ra Đẻ mỗi quả trứng thế mà kêu đau Thực tình, nó chẳng đau đâu Ném cho nắm thóc cúi đầu ăn ngay. (Gà mơ – Trần Mai Khanh) Hoặc bài thơ Sao không về vàng ơi của Trần Đăng Khoa hoặc bài Kể cho bé nghe; Họp báo chim Họa mi của anh cũng mang đậm đặc trưng khẩu ngữ, nó gần gũi với lối nói, nếp nghĩ hàng ngày của trẻ thơ. Tóm lại: Thơ các em là tiếng nói, là tâm hồn tình cảm của tuổi thơ trong sáng nhất. Song đẹp nhất, hay nhất là tầm hồn, tư tưởng thấm vào các em nhuần nhuyễn. Các em cảm nhận tất cả bằng tình yêu cuộc sống, yêu con người để có tình cảm tốt đẹp mà trước hết phải là tình cảm của trẻ thơ. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày những nét đặc sắc trong nội dung thơ các em viết. 2. Trình bày những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ các em viết. 51 Bài 6: Trần Đăng Khoa 2.1. Vài nét về tác giả: - Trần Đăng Khoa sinh 26/4/1958 tại làng Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Dương. - Anh là một cây bút nổi danh từ nhỏ (9 tuổi) và đã đạt được rất nhiều giải thưởng thơ, có thơ đăng từ lúc 6 tuổi (bài Con bướm vàng). - Năm 17 tuổi Trần Đăng Khoa xung phong vào bộ đội. Sau đó được cử về học tại trường viết văn Nguyễn Du. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trường viết văn Nguyễn Du, anh tiếp tục sang Liên Xô (cũ) học ở trường viết văn Gorki. - Hiện nay Trần Đăng Khoa công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân Đội. Trần Đăng Khoa được đánh giá là cây bút xuất sắc nhất trong số các em bé làm thơ ở nước ta, đỉnh cao của văn học thiếu nhi thời chống Mỹ. * Một số tác phẩm tiêu biểu: - Từ góc sân nhà em (NXB Kim Đồng – 1968) - Khúc hát người anh hùng (NXB Phụ Nữ – 1975) - Góc sân và khoảng trời (NXB Kim Đồng – 1975) - Thơ Trần Đăng Khoa (NXB Kim Đồng – 1983) - Bên cửa sổ máy bay (NXB Tác phẩm mới – 1986) 2.2. Nội dung thơ của Trần Đăng Khoa: 2.2.1. Bức tranh nông thôn trong thơ Trần Đăng Khoa: Nông thôn Việt Nam, đối tượng chính của thơ Trần Đăng Khoa được biểu hiện rõ ở hai phương diện: Cảnh vật và con người trong một khung cảnh đặc biệt thời chiến tranh. 2.2.1.1. Cảnh vật thiên nhiên: - Tuổi thơ Khoa gắn bó khăng khít với Góc sân và khoảng trời, Từ góc sân nhà em, Khoa đã nhìn, đã cảm, đã nghĩ và đã đưa vào thơ những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam như: Một mảnh vườn, một khoảnh sân, một dòng sông, một cánh đồng, một trận mưa... Những hình ảnh ấy quen thuộc, bình dị nhưng vẫn gây ngạc nhiên, thú vị cho người thưởng thức bởi Khoa nhìn bằng con mắt trẻ thơ non tươi nét yêu đời. Bởi, Khoa thổi vào chúng vẻ hồn nhiên, tinh nghịch của tâm hồn những cậu bé con lớn lên nơi đồng quê chiêm trũng với những trò chăn trâu, thả diều, bắt cá. VD: + Trong bài Mưa Khoa viết về một mảnh vườn, một góc sân hả hê đón nhận cơn mưa với một sự tưởng tượng phong phú. Trong cơn mưa ấy tất cả các côn trùng, thảo mộc đều thể hiện rõ đặc trưng của giống loài: Sắp mưa, Sắp mưa 52 Những con mối Bay ra Mối trẻ Bay cao Mối già Bay thấp Gà con Rối rít Tìm nơi Ẩn nấp Kiến Hành quân Đầy đường.. + Trong bài Thả diều Khoa đã miêu tả vẻ đẹp riêng của cánh đồng chiều. Cánh diều cùng tiếng sáo đã tạo nên nét thanh bình, thư thái trong cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn người dân quê. Trong hoàn cảnh chiến tranh, cánh diều là hình ảnh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của người dân Việt Nam, là tiếng nói thách thức chiến tranh: Cánh diều no gió Tiếng sáo thổi vang Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng ......................... Tiếng diều văng nắng Trời xanh cao hơn Dây diều em cắm Bên bờ hố bom. + Bài thơ Ò ó o và Buổi sáng nhà em đã ghi lại cảnh sinh hoạt khẩn trương trong một buổi bình minh của nhà nông, cảnh vật và con người vừa bừng tỉnh, đã hối hả lo toan cho một ngày lao động mới. Bài thơ đậm đà chất dân dã của một miền quê Việt Nam quen thuộc. Một số bài thơ như: Đánh thức trầu; Trăng ơi từ đâu đến; Nửa đêm tỉnh giấc; Con trâu đen lông mượt... v.v... là những bài thơ mang đậm chất đồng quê Việt Nam. - Ngoài những gì cảm nhận được ở mảnh vườn, góc sân Khoa còn mở rộng lòng mình để đón nhận hương đồng, gió nội phóng khoáng của đồng quê. Anh miêu tả Cánh đồng làng Điền Trì, ca ngợi vẻ đẹp và sự quý giá của Hạt gạo làng ta anh say 53 với Hương đồng; Đồng chiều và vui cùng bà con niềm vui thắng lợi khi thôn xóm vào mùa. Cánh cò chớp trắng bên sông Kinh Thầy đã đưa người đọc vào không gian rộng rãi, trong lành của đồng quê. + Đọc những bài thơ viết về đồng quê của anh người ta như cảm nhận được cái hương vị, cái thần thái, cái hồn quê Việt Nam. Hồn quê Việt Nam đã từng phảng phất trong những hình ảnh bình dị, quen thuộc qua triết lý của Khoa. Mái gianh ơi hỡi mái gianh! Ngấn bao mưa nắng mà thành quê hương. (Khúc hát người anh hùng) + Hương vị đồng quê đã trở thành một phần không nhỏ trong tâm hồn Khoa: Đất trời cách một gang mây Và tôi cùng với luống cày tỏa hương. (Đồng chiều) Một số bài thơ như Hương đồng; Đồng chiều; Thôn xóm vào mùa... là những bài thơ thể hiện một nông thôn Việt Nam trong lành, nồng nàn men say của đất trời. - Có thể nói, tâm hồn Khoa luôn hòa hợp với thiên nhiên, với quê hương, nên anh có thể bắt được rất tài, rất nhạy thần sắc của nó. Anh có thể nghe được Tiếng cây lách chách đâm chồi, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (của Chiếc lá; Thở hy hóp trên sân của lúa phơi ngày mùa, tiếng Gió giở mình trăn trở đêm thu, có thể thấy Cây cau nó bức quá, phành phạch quạt liên hồi. Qua đó, Khoa đã bộc lộ một tình yêu quê hương sâu sắc và truyền cho người đọc tình yêu ấy. 2.2.1.2. Hình ảnh người nông dân trong thơ Trần Đăng Khoa: - Thiên nhiên là phần nền khắc họa rõ nét thêm hình ảnh người nông dân trong bức tranh quê của thơ Khoa. Qua thơ anh, người đọc có thể thấy được những nỗi vất vả, khó nhọc, chịu đựng, hy sinh của người nông dân, đặc biệt là những người mẹ. - Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ca dao, khi nói tới những nỗi vất vả gian lao của người lao động, Trần Đăng Khoa thường dùng hình ảnh tượng trưng, đó là hình ảnh con cò. Hình ảnh đó thường gắn với người mẹ, đó là người mẹ trong nỗi thương cảm xót xa: Mẹ già ơi! Đêm ngủ có ngon không ? Lặn lội thân cò, con vạc, con nông Đến lúc chết, kẽ chân còn dính đất. (Khúc hát người anh hùng) Từ hình tượng con cò, Khoa luôn liên tưởng đến những gian truân mà người mẹ nếm trải. Khi nói tới cái quý giá của hạt gạo – hạt vàng, anh nhắc nhở cho mọi người biết thế nào là giọt mồ hôi của mẹ. Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba 54 Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Bài thơ cho thấy ý chí đấu tranh chống lại thiên nhiên của người mẹ. Kết hợp với chi tiết đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa của cha, Khoa đã ngợi ca sức sống bền bỉ của những người nông dân trong bất kỳ thời đại nào. Hình ảnh vất vả của người nông dân còn được Trần Đăng Khoa khắc họa trong bài thơ Mẹ ốm Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan (Mẹ ốm) Tuy nhiên, nếu chỉ có gian khổ thì chưa hẳn là cuộc sống. Trong thơ Khoa còn xuất hiện rất nhiều niềm vui đời thường. Đó là niềm vui được lao động, được cống hiến, được gặt hái những thành quả lao động của mình, điều đó tạo nên tiếng cười hồn nhiên, cởi mở của bà con nông dân: Nơi này mấy bác cày Đầu nghiêng nghiêng chiếc nón Tiếng trâu và tiếng cười Vang ruộng dài lõm bõm Nơi kia là mấy chị Thì thòm tát gàu giai Nước reo theo lòng máng Bọt trong trắng hoa nhài Nơi ấy mấy cô cấy Ngửa tay phía mặt trời Mẹ bén hàng đứng thẳng Hồn nhiên trong tiếng cười. (Cánh đồng làng Điền Trì) Còn đây là niềm vui được mùa: ... Chị chủ nhiệm giữ rơm Anh dân quân đập lúa Thóc nở bung như sao Nhuộm vàng cả trời cao (Vào mùa) - Giản dị, trong sáng, sinh động, gợi cảm, đó là những nét nổi bật trong bức tranh quê của thơ Trần Đăng Khoa. Một bức tranh hội tụ khá đầy đủ trong bài Khi mùa thu sang: ... Mặt trời lặn xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên lúng liếng Vườn ra gió chẳng đuổi nhau 55 Lá vẫn bay vàng sân giếng. Xóm ngoài nhà ai giã cốm Làn sương lam mỏng rung rinh Bạn nhỏ cưỡi trâu về ngõ Tự mình làm nên bức tranh Rào thưa tiếng ai cười gọi Trông ra nào thấy đâu nào Một khoảng trời trong leo lẻo Thình lình hiện lên ngôi sao. Qua những suy tư, trăn trở về cảnh vật, con người nơi chôn nhau cắt rốn của mình, Khoa đã bộc lộ tình cảm sâu nặng đối với quê hương. Thơ Khoa đề cập tới những vấn đề tuy không mới mẻ, nhưng đầy chiều sâu ý thức, có hiểu quê thì mới yêu quê được và đã yêu thì chẳng thể nào quên. 2.2.2. Thế giới trẻ thơ trong thơ Trần Đăng Khoa 2.2.2.1.. Từ cuộc sống hàng ngày: - Thơ Khoa cho chúng ta biết cuộc sống vất khá vất vả, nguy hiểm, nhưng không thiếu niềm vui của những cậu bé, cô bé sinh ra và lớn lên ở nông thôn, trong hoàn cảnh chiến tranh. Đó là những em bé chăm ngoan, hiếu thảo, biết lao động giúp đỡ gia đình, kính yêu cha mẹ, yêu quý cô giáo, chăm sóc các em nhỏ. Các em thật xứng đáng là con ngoan, trò giỏi. VD: Bài Khi mẹ vắng nhà; Mẹ ốm; Hạt gạo làng ta thể hiện tình cảm người con đối với cha mẹ. - Trong gia đình thì hiếu thảo, ngoài xã hội các em rất ý thức đóng góp công sức của mình xây dựng quê hương, đất nước, các em tham gia làm kế hoạch nhỏ, cùng các bác xã viên làm ra Hạt gạo làng ta: Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cào rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quét đất. - Các bạn nhỏ trong thơ Khoa rất hồn nhiên vô tư, tinh nghịch, cái tinh nghịch của trẻ em nông thôn được tắm trong hương đồng, gió nội. Sáng nay bọn em đi đánh giậm Ở ao ven làng Bên ruộng lúa xanh non 56 Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác Mặt trời đạp xe qua đỉnh núi Có vẻ vui tươi Nhìn chúng em nhăn nhó cười (Em kể chuyện này) Hoặc: Có cá chúng mày ơi! Dù con to, con nhỏ Nếu chạm đến mồi ta Đều nằm trong khoèo giỏ Riêng mặt trời tinh nghịch Ngậm mồi dưới đáy ao Giật mấy lần không được Còn làm ta ngã nhào! - Thơ Khoa còn làm cho người đọc thấy được các bạn nhỏ rất có ý thức trong việc làm anh, làm chị. Chỉ làm việc rất nhỏ nhưng đã thể hiện rõ ý thức ấy: Trong giấc mơ em Có gặp con cò Lặn lội bờ sông Có gặp cánh bướm Mênh mông, mênh mông Có gặp bóng mẹ Lom khom trên đồng Gặp chú pháo thủ Canh trời nắng trong Em ơi cứ ngủ Tay anh đưa đều Ba gian nhà nhỏ Đầy tiếng võng kêu Kẽo cà... kẽo kẹt. Bài thơ Dặn em là một bài thơ rất cảm động, thể hiện tinh thần trách nhiệm với em rất lớn. Dặn em đừng có chơi xa Tàu bay Mỹ bắn, không ra kịp hầm Đừng ra ao cá trước sân Đuổi con bươm bướm, trượt chân ngã nhào. 2.2.2.2. Đến số phận các em bé Việt Nam trong chiến tranh, các thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh phải tự lập, tự lo cho bản thân trước tuổi. 57 VD: Bài Đánh tam cúc bé Giang ở nhà một mình, không có ai chơi cùng vì mọi người phải lo công việc, lúc kết thân với chú mèo, cùng đánh tam cúc với chú, bé cũng biết nịnh chú mèo để được cùng chơi. Quân này mày được Quân này tao chui Mèo ta phỗng mũi Ngoao! Ngoao một hồi Quân này mày chui Quân này tao được Mèo bỗng dỏng tai Mắt xanh như nước - À thôi! Mày được Bé Giang dỗ dành Mèo thè lưỡi đỏ Liếm vào răng nanh. (Đánh tam cúc) - Không chỉ tự lập, các em còn rất tự tin, rất cứng cỏi trong hoàn cảnh chiến tranh: Trần Đăng Khoa đã kể cho các bạn thế giới thấy sự tự tin của thiếu nhi Việt Nam trong bom rơi, đạn nổ: Chúng tôi đến lớp ngày ngày Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men Ao trường vẫn nở hoa sen Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu. Và các em khẳng định: Chúng tôi chẳng sợ Mỹ đâu Vẫn ca vẫn hát những câu rộn ràng Bao giờ bạn đến Việt Nam Bạn xem Mỹ chết, bạn thăm Bác Hồ. (Gởi bạn Chi Lê) Có thể nói: Chiến tranh không thể khiến các em gục ngã, trái lại còn là là lửa tôi luyện cả một thế hệ măng non, giúp các em có đủ nghị lực, ý chí để vượt lên hoàn cảnh. 2.3. Nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa: Ngoài những nét ngộ nghĩnh, sinh động, ngây thơ mà Khoa đạt được, thơ Trần Đăng Khoa còn hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuổi bằng những nét nghệ thuật đặc sắc sau đây: 58 - Thơ Trần Đăng Khoa giàu chất trữ tình, sử dụng rất thành công biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liên tưởng. VD: Bài Mẹ ốm; Cây dừa; Đám ma bác giun; Nghe thầy đọc thơ (phân tích) - Màu sắc kỳ diệu, tươi mát, hình ảnh sinh động, tinh tế, sáng tạo, sự tưởng tượng phong phú: VD: Bài Buổi sáng nhà em; Hoa cau; Hoa bưởi; Ò ó o; Trăng sáng sân nhà em (phân tích) - Ngôn ngữ đa dạng, tinh tế, giàu âm thanh, giàu hình ảnh qua việc miêu tả thiên nhiên, đồng quê Việt Nam: VD: Bài Đánh thức trầu; Đồng quê; Thả diều Tóm lại: Với nội dung in đậm dấu ấn đồng quê Việt Nam, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, con người, thơ Trần Đăng Khoa còn bộc lộ những suy ngẫm, những khái quát về con người, về quê hương. Điều đó tạo cho thơ anh có chiều sâu và chiều rộng của tính triết lý. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày những nét đặc sắc trong nội dung thơ Trần Đăng Khoa. 2. Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa. 59 PHẦN III: VĂN HỌC TRẺ EM NƯỚC NGOÀI Bài 1: Khái quát văn học trẻ em nước ngoài Sự quan tâm của người lớn đối với trẻ em là vô cùng, không có giới hạn. Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Riêng trong văn học người ta cũng dành sự quan tâm rất đáng kể cho lứa tuổi mầm non. Nhìn chung, mảng văn học dành cho trẻ thơ trên thế giới đều có những điểm thống nhất. 3.1. Sơ lược về mảng văn học trẻ em nước ngoài được dịch sang tiếng Việt: - Mảng văn học trẻ em nước ngoài dịch ra tiếng Việt lâu nay được coi là bộ phận, bổ sung và làm phong phú cho nền văn học thiếu nhi trong nước. Nó là một bộ phận hữu ích và gắn bó hữu cơ với mỗi nền văn học, nó là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học thiếu nhi nước nhà. - Xuất phát từ quan niệm như vậy, chúng ta đã chọn dịch những tác phẩm đặc sắc của các nền văn học trẻ em trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền văn học trẻ em tiên tiến như nước Nga, Đức, Đan Mạch và các nước tiên tiến khác. - Những sách dịch tiêu biểu, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đã dịch sang tiếng Việt như: + Rô Bin Xơn Cruxô (Đa-ni-en Đê - phô) + Không gia đình (Hector Malot) + Túp lều bác Tôm (Bít – chơ – xtô) + Trường học dũng cảm (Gai – đa) + Thôn tiểu Bắc đẩu (Mua – sa –tốp) + Chiếc đồng hồ (Păng-tê-le-ep) + Lời hứa danh dự (Păng – tê – lê –ep) + Vi chi a Ma lê ép ở nhà và ở trường (Nô mơ xop) Và hàng ngàn các sách dịch khác. - Như vậy có thể nói rằng: Sách dịch đã mở ra một chân trời rộng lớn, một thế giới cảnh vật giàu đẹp với bao dân tộc và phong tục tập quán khác nhau. Sách dịch như một cánh cửa rọi thêm ánh sáng vào nền văn học trẻ em trong nước. 3.2. Những giá trị cơ bản nhất: Mảng văn học dịch đã được khai thác và bổ sung cho nền văn học trẻ em trong nước ở những khía cạnh sau: - Khẳng định những tiềm năng to lớn của con người về trí tuệ, về lòng nhân ái, về khả năng chinh phục thiên nhiên và sáng tạo ra cái mới. - Khẳng định những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, trong lao động và trong luân lý thông thường của đời sống. VD: + Truyện ngụ ngôn của La – phông – ten + Truyện cổ Grim 60 + Truyện cổ Bun – ga – ri + Nghìn lẻ một đêm. Đây là những ví dụ sinh động cho việc khẳng định những chuẩn mực đạo đức. - Mảng văn học dịch này cũng cho trẻ em nước nhà thấy rõ, ở đâu cũng vậy, cái ác luôn xen lẫn với cái thiện, cái thiện đấu tranh với cái ác để giành thắng lợi. Cũng chính vì thế nó nhắc nhở con người: Một khi đã có khát vọng chân chính có quyết tâm sắt đá thì phải không ngừng trang bị cho mình những phẩm chất, những năng lực đích thực để làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội. Phải thừa nhận rằng, mảng văn học trẻ em nước ngoài dịch ra tiếng Việt đã góp phần không nhỏ vào việc bồi đắp tư tưởng và tình cảm cho trẻ em nước nhà trong mấy chục năm. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày khái quát văn học trẻ em nước ngoài được dịch sang tiếng Việt 2. Trình bày giá trị về nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài được dịch sang tiếng Việt. 61 Bài 2: Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu 3.1. An – đéc – xen: 3.1.1.Giới thiệu tc giả: Ông là nhà văn Đan Mạch. Sinh ngày 02/4/1805 và mất ngày 04/8/1875. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nghèo, cha là một người thợ đóng giày. - Cha mất sớm, ông phải tự lập để kiếm sống. - Ông sống gần gũi với tầng lớp thợ thuyền. - Những kẻ quyền quý thường chế giễu ông về dòng máu dân đen, nhưng ngược lại ông rất tự hào về sự gần gũi của mình với những con người lao khổ ấy. - Anđécxen vốn là người thông minh, hiếu học, ông viết văn, làm thơ và thường nói: Không có chuyện kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo ra. - Ông nổi tiếng hơn cả vẫn là những truyện cổ tích ông viết cho trẻ thơ. Những truyện cổ tích của Anđécxen có một sức hấp dẫn lạ kỳ đối với người nghe, bởi vì ở đó trí tưởng tượng của một tài năng kiệt xuất đã biến hóa các truyện cổ thành một cách riêng. - Patốpxki đã nhận xét: Trong mỗi truyện cổ tích Anđécxen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ có người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó”. Làm được điều đó là vì Anđécxen đã biết khám phá những khía cạnh thần kỳ, ít người nghĩ tới, ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, thổi cho chúng một linh hồn của thế giới thần thoại đầy chất thơ và giải quyết theo những quan niệm dân chủ tiến bộ của mình, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. - Truyện cổ của Anđécxen đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt. Một số truyện rất được trẻ em yêu thích như: VD: Truyện Cô bé bán diêm; Chú lính chì dũng cảm; Nàng công chúa và hạt đậu; Bà Chúa Tuyết 3.1.2: Giá trị nội dung của tác phẩm. Truyện cổ tích của Andecxen có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với người đọc, người nghe, có giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm tin vào sự thắng lợi của ánh sáng trước bóng tối, sự thắng lợi của trái tim con người trên cái ác, đó là sự mỉa mai, châm biếm sâu cay đối với bất công, lừa dối, ngu dốt. VD:* Khi phân tích truyện Bộ quần áo mới của Hoàng Đế cần lưu ý những điểm sau: - Tính hiếu kỳ của vị hoàng đế. - Thói nịnh bợ của lũ quan lại. - Thói ăn theo nói leo của thiên hạ. 62 - Chỉ có trong trắng, ngây thơ của trẻ thơ là dám gọi tên sự thật. Khi sự thật đã được gọi đúng tên của nó thì thiên hạ như được thức tỉnh,và lúc ấy họ hùa theo đứa bé để gọi tên sự thật: Hoàng đế cởi truồng. - Người đời từ dân cho đến vua đều có thói háo danh và sĩ diện, luôn lẩn tránh những sự thật gây bất lợi cho mình. Truyện mang tính đả kích và tính giáo dục sâu sắc. * Hoặc đối với truyện Cu Nhớn và Cu Con khi phân tích cần chú ý nêu bật các ý sau: - Sự dốt nát, hám lợi và tàn nhẫn của Cu Nhớn. - Sự thông minh, lém lỉnh của Cu Con. - Bài học về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. 3.2. Lép – Nicôlaiêvích Tônxtôi (Nga): 3.2.1. Giới thiệu tác giả: - Tônxtôi sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828 và mất ngày 07/11/1910. - Ông là nhà văn Nga vĩ đại không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm dành cho người lớn như Chiến tranh và hòa bình; An Na Karênina mà còn lưu nổi tiếng cả với những truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích và truyện ngắn cho thiếu nhi. - Viết cho thiếu nhi là một việc làm đầy trách nhiệm trong hoạt động xã hội của Tônxtôi. Ông mơ ước về một cuộc sống no ấm, có học vấn cho con em những người lao động. Ông đã bỏ ra nhiều công sức để soạn sách và mở trường dạy chữ cho con em nông dân ở trang trại của mình. - Những quyển sách như “Sách học vần”, “Sách tập đọc tiếng Nga” là kết quả của nhiều năm lao động của TônXtôi dành cho thiếu nhi, TônXtôi đã đưa vào những quyển sách ấy nhiều truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện đồng thoại và truyền thuyết lấy từ văn học cổ và từ cuộc sống các dân tộc khác nhau trên thế giới. - Song những truyện ngụ ngôn, cổ tích hay truyện đồng thoại ấy là là dịch, sáng tác hay viết lại, dưới ngòi bút của Tônxtôi đều mang đậm phong vị của Nga và dấu ấn của riêng ông viết cho trẻ nhỏ: giản dị, trong sáng và nhân hậu, không triết lý hoặc giáo huấn nặng nề. - Sự nghiệp văn chương của TônXtôi, trong đó có văn chương cho thiếu nhi tràn đầy tư tưởng nhân văn. Và đúng như Lê Nin “Một bước tiến trong quá trình phát triển nghệ thuật của nhân loại”. 3.2.2. Giá trị nội dung của tác phẩm. Tác phẩm của L.Tônxtôi viết cho thiếu nhi đem đến những bài học giáo dục nhẹ nhàng, gần gũi với cuộc sống của các em. Tác giả xây dựng những nhân vật là những con vật sống xung quanh các em để các em qua câu chuyện tự rút ra bài học cho mình. VD:* Khi phân tích câu chuyện Chó nhà và chó soi cần chú ý các điểm sau: 63 - Sự cam chịu,nhẫn nhục của chó nhà để đổi lấy cái ăn. - Sự hoài nghi và lòng yêu tự do của chó sói. - Nghệ thuật dẫn dắt cuộc đối thoại của tác giả. Tự do là cái quý giá nhất cho mỗi con người. * Hoặc khi phân tích câu chuyện Sư tử và chó con: - Tình huống đầy kịch tính giữa sư tử và chó con. - Tình bạn mãnh liệt giữa sư tử và chó con: Sư tử thân thiết với chó con tới mức nó không chịu nổi đau đớn vì cái chết của chó con, và chỉ sau vài ngày không ăn uống vì buồn bã, nó cũng tắt thở bên cạnh người bạn nhỏ của mình. - Một tình bạn đẹp đẽ mà cũng thật lạ lùng trong thế giới loài vật. 3.3. Grim (Đức): 3.3.1. Giới thiệu tác giả: Truyện cổ Grim là một trong những tập truyện cổ tích nổi tiếng thế giới do hai anh em nhà Grim sưu tầm: - Jacop Grim sinh ngày 04/01/1985, mất ngày 20/9/1863. - Winhem Grim sinh ngày 24/02/1786, mất ngày 16/12/1859. Là hai anh em ruột, sinh ra ở Ha Nau trong một gia đình công chức quyền quý và lớn lên ở thành phố Ma – Gơ – Duốc. - Đây là hai nhà bác học, hai nhà văn lớn của nước Đức, có nhiều cống hiến cho cuộc đời và cho sự nghiệp văn học. Do có những hoạt động chung với nhau nên trong lịch sử văn học người ta gọi tắt là anh em Grim hoặc Grim. - Ngoài những công trình riêng, hai anh em Grim đã phối hợp để biên soạn những công trình có giá trị, trong đó tập sách nổi tiếng toàn thế giới là Truyện cổ trẻ em và truyện kể trong nhà. Công trình này nghiên cứu và sưu tập các truyện cổ dân gian, có cách dựng truyện đậm nét phong cách riêng, giàu chất lãng mạn, rất phù hợp với tính cách hồn nhiên, nhạy cảm của tuổi thơ. - Tập Truyện cổ Grim gồm 200 truyện. Kể từ khi ra đời cho đến nay (1815) tập truyện đã được tái bản nhiều lần ở Đức và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới bởi sự hấp dẫn cả về nội dung, cách kể chuyện cũng như ý nghĩa giáo dục của nó. - Ở Việt Nam, truyện cổ Grim đã được dịch từ khá lâu. Những câu chuyện như Người đẹp ngủ trong rừng; Bạch Tuyết và bảy chú lùn; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Con ngỗng vàng...vv. đã đi sâu vào trí nhớ mọi người, nhất là tuổi thơ. 3.3.2. Giá trị nội dung của tác phẩm: Truyện cổ của anh em nhà Grim có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Truyện thường đề cao tinh thần cưu mang đùm bọc nhau giữa con người với con người khi hoạn nạn. 64 Phản ánh ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng. Đồng thời nói lên quan niệm sống Ở hiền gặp lành; ác giả ác báo. VD: * Với truyện Con ngỗng vàng, khi phân tích cần làm nổi bật các ý sau: - Tính ích kỷ của hai người anh. - Tính thật thà, thảo hiền của Chàng Ngốc. - Tính lật lọng của nhà vua. - Kết cục: Ở hiền gặp lành. - Yếu tố thần kỳ của truyện cổ tích. * Hoặc truyện Người đi ngao du thiên hạ để học rùng mình, khi phân tích cần chú ý làm nổi bật: - Vị thế của anh và người em trong gia đình; cách đối xử thiên vị của người cha. - Những việc làm của người em để “học rùng mình”: + Việc xảy ra ở nhà thờ. + Việc diệt trừ lũ ma quỷ ở lâu đài. + Cái rùng mình thật sự khi đã là phò mã. - Ngốc nghếch, nhút nhát hay thông minh, gan dạ? - Tác hại của lối nhìn định kiến, đánh giá sai người khác. 3.4. Fujiko – FuJio (Nhật Bản): 3.4.1. Giới thiệu tác phẩm: - Fujiko - Fu.Jio là bút danh của Fu jimoto Hiroshi, một giáo sư người Nhật Bản, tác giả bộ truyện tranh “Đô rê mon” đã từng làm say mê hàng triệu trẻ em Việt Nam cách đây khoảng mười mấy năm cũng như những năm gần đây. - Tập truyện tranh Đôrêmon giàu tính giáo dục và hấp dẫn. Truyện kể về một chú mèo máy tài ba, có nhiều phép lạ của cổ tích thời hiện đại, có khả năng giúp đỡ và đoàn kết bạn bè. - Đôremon thể hiện năng lực sáng tạo tuyệt vời của tác giả FuJiKo. Ông đã dành trọn 27 năm trong cuộc đời hội họa của mình để tạo nên tác phẩm. Đây là một tác phẩm có giá trị giáo dục rất được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích. Và một điều thật thú vị là giáo sư, họa sĩ FuJiko FuJio đã đến Hà Nội ngày 22/01/1996 theo lời mời của nhà xuất bản Kim Đồng. Cuộc hội ngộ của tác giả “Đô rêmon” với các độc giả nhỏ tuổi Việt Nam thật cảm động. Ông và công ty Shogakukan đã ký với NXB Kim Đồng một dự án thành lập quỹ hỗ trợ trẻ em Việt Nam. Tác giả và công ty này sẽ dành cho quỹ tiền bản quyền trị giá một tỷ đồng Việt Nam vào việc xây dựng quỹ hỗ trợ, giáo dục trẻ em Việt Nam. 3.4.2. Giới thiệu tác phẩm: Đôremon 3.4.2.1. Các câu chuyện trong Đôrêmon thường có một công thức chung, đó là xoay quanh những rắc rối hay xảy ra với cậu bé Nôbita lớp bốn, nhân vật chính thứ nhì 65 của bộ truyện. Đôrêmon có một chiếc túi thần kỳ trước bụng với đủ loại bảo bối của tương lai. Cốt truyện thường gặp nhất sẽ là Nôbita trở về nhà khóc lóc với những rắc rối mà cậu gặp phải ở trường hoặc với bạn bè. Sau khi bị cậu bé van nài hoặc thúc giục, Đôrêmon sẽ đưa ra một bảo bối giúp Nôbita giải quyết những rắc rối của mình, hoặc là để trả đũa hay khoe khoang với bạn bè của cậu. Nôbita sẽ lại thường đi quá xa so với dự định ban đầu của Đôrêmon, thậm chí với những bảo bối mới cậu còn gặp rắc rối lớn hơn trước đó. Đôi khi những người bạn của Nôbita (thường là Xêkô hoặc Chaien) lại lấy trộm những bảo bối và sử dụng chúng không đúng mục đích. Tuy nhiên thường thì ở cuối mỗi câu chuyện, những ai sử dụng sai mục đích bảo bối sẽ phải chịu hậu quả do mình gây ra, và người đọc sẽ rút ra được bài học đạo đức từ đó. 3.4.2.2. Giá trị nội dung tác phẩm: - Chủ đề chính của Đôremon là tình bạn, truyện đề cao tinh thần, khát vọng sáng tạo của trẻ thơ. Mơ ước một xã hội công bằng, tốt đẹp, trong đó con người luôn giúp đỡ nhau. - Truyện giáo dục trẻ phải biết không ngừng học tập, phải biết ước mơ, phải trang bị cho mình những năng lực nhất định, nếu không sẽ bị thất bại. 3.5. Hector Malot (Pháp): 3.5.1. Giới thiệu tác giả: - Ông sinh năm 1830 tại một tỉnh miền Bắc nước Pháp. Ông là một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết. Những tác phẩm như Không gia đình; Trong gia đình; Pơng pông; Rô manh Can đơ ri. - Ông sinh ra và trưởng thành trong một giai đoạn có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. - Xã hội Pháp từ cuộc cách mạng 1830 đến công xã Pari 1871 đã để lại những dấu ấn trong lý tưởng thẩm mĩ của nhà viết tiểu thuyết Heto Malo. 3.5.2. Giới thiệu tác phẩm Không gia đình: 3.5.2.1. Giá trị nội dung của tác phẩm. - Truyện kể lại cuộc phiêu lưu đầy gian khổ và hấp dẫn của chú bé Rêmi, qua đó ca ngợi lương tri, lương tâm, tấm lòng nhân hậu của con người. Những nhân tố tốt đẹp đó giúp con người suy nghĩ đúng, cư xử đúng giữa cuộc đời và đưa con người tới cuộc sống hạnh phúc. - Truyện phản ánh đời sống bấp bênh của nhân dân lao động (nông dân, công nhân, trí thức). - Truyện ca ngợi những tấm lòng nhân hậu (bà Bacbơranh, cụ Vitali, bác A canh, bà Miligơn). 3.5.2.2. Giá trị nội dung của tác phẩm: Truyện đề cao quan điểm giáo dục tiến bộ thích hợp với thiếu nhi: - Rèn cho học trò trở thành con người thực sự. 66 - Dạy trẻ biết yêu thương quý trọng người khác, sống có thủy, có chung. - Dạy trẻ biết lao động, dù là lao động nghệ thuật hay tay chân. - Con người cần phải trang bị những tri thức, năng lực nhất định, phải có ý chí phấn đấu, có lòng tự trọng, tự tin trước mọi hoàn cảnh. Người thầy giáo, nhà giáo dục phải hết lòng yêu thương trẻ, phải luôn gây hứng thú, không làm trẻ sợ sệt, phải nêu gương tốt cho trẻ. * Kết luận: Văn học trẻ em nước ngoài được dịch ra tiếng Việt đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của nền văn học trẻ em nước nhà. Trong những năm qua mảng văn học dịch đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách của bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam. Giá trị nhân văn cao cả của mảng văn học dịch luôn luôn là hành trang tinh thần cho thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mình. Đồng thời nó cũng là chiếc cầu nối giữa bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam với những tinh hoa của cộng đồng nhân loại. Câu hỏi và bài tập: 1. Phân tích truyện Cô bé bán diêm của Andecxen và nêu ý nghĩa giáo dục của truyện đối với trẻ thơ. 2. Phân tích truyện Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn của Grim và nêu ý nghĩa giáo dục của truyện đối với trẻ thơ. 67 Tài liệu tham khảo 1. Trần Đức Ngôn, Giáo trình văn học thiếu nhi, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005. 2. Đỗ Thị Thanh Hương, Văn học thiếu nhi, trường CĐSP MG Trung ương III - TP.HCM, 1996. 3. Nguyễn Đức Tiến - Dương Thu Hương, Văn học và phương pháp dạy trẻ làm quen văn học, NXB GD H Nội, 1994. 4. Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng - Hà Nội - 1985. 5. Tuyển tập thơ, câu đố cho trẻ Mầm non, NXB Giáo dục, 2005. 6. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương, Văn học thiếu nhi, trường ĐHSP Hà Nội 1995. 7. Cao Đức Tiến, Văn học thiếu nhi, tài liệu bồi dưỡng chuẩn hóa THSP Mầm non cho giáo viên nhà trẻ,mẫu giáo của NXB GD 1997. 8. Trần Đăng Khoa, Thơ tuổi học trị NXB Giáo dục, 2003. 9. Tuyển tập Tô Hoài, NXBVăn học, 1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_bai_giang_van_hoc_thieu_nhi_le_thi_hong_tham.pdf
Tài liệu liên quan