MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4
1.1. Cơ sở dữ liệu 4
1.1.1. Định nghĩa Cơ Sở Dữ Liệu (Data Base) 4
1.1.2. Các yêu cầu về cơ sở dữ liệu 4
1.1.4.Các đối tượng sử dụng CSDL 5
1.2. Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (Data Base Management System) 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Các chức năng 6
1.2.3. Ưu điểm khi sử dụng HQT CSDL 6
1.3. Hệ cơ sở dữ liệu 7
1.4. Mô hình cơ sở dữ liệu 8
1.4.1. Mô hình mạng 8
1.4.2. Mô hình phân cấp: 8
1.4.3. Mô hình quan hệCSDL 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO MÔ HÌNH QUAN HỆ 11
2.1. Các khái niệm 11
2.1.1. Miền thuộc tính và quan hệ 11
2.1.2. Các đặc trưng của quan hệ 14
2.2. Các ràng buộc quan hệ, lược đồ CSDL quan hệ 15
2.2.1. Các ràng buộc miền 15
2.2.2. Ràng buộc khoá và ràng buộc trên các giá trị rỗng (null) 15
2.2.3. Lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ 16
2.3. Các phép toán quan hệ 16
2.3.1. Các phép toán cập nhật 16
2.4. Lý thuyết thiết kế CSDL quan hệ 23
2.4.1. Các nguyên tắc thiết kế 23
2.4.2 Phụ thuộc hàm 24
*. Cách Xác Định Phụ Thuộc Hàm Cho Lược Đồ Quan Hệ 25
* Hệ tiên đề của phụ thuộc hàm - hệ luật dẫn Armstrong 25
* Tính toán bao đóng 26
2.2.5. Tính toán khoá 28
2.3. Dạng chuẩn của lược đồ quan hệ 30
2.4.5. Các dạng chuẩn 32
2.4.5.1. Dạng Chuẩn Một (First Normal Form) 32
2.4.5.2. Dạng Chuẩn 2 (second normal form) 33
2.2.3. Dạng Chuẩn 3 (third normal form) 34
2.2.4. Dạng Chuẩn BC (Boyce Codd normal form) 35
BÀI TẬP 36
Thuật toán: Tách một lược đồ quan hệ thành BCNF 36
Bước đầu: p chỉ bao gồm R 37
S1 = XA , S2 = S - A 37
CHƯƠNG 3: CSDL THEO MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT 38
3.1. Các thành phần cơ bản của mô hình thực thể-liên kết 38
3.1.1. Thực thể và thuộc tính 38
3.1.2. Kiểu thực thể, tập thực thể, khoá và tập giá trị 38
3.1.3. Liên kết, kiểu liên kết, vai trò và các ràng buộc cấu trúc 39
3.2 Quy tắc chuyển từ mô hình ER sang mô hình quan hệ 44
CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ SQL 46
4.1. Giới thiệu SQL 46
4.1.1. Sơ lược lịch sử 46
4.1.2. Các dạng đặc trưng 47
4.1.3. Tập lệnh của SQL 47
4.2. Ngôn ngữ SQL 49
4.2.1. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu 49
4.2.1. Ngôn ngữ cập nhật dữ liệu: 50
4.2.2. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu 51
4.2.3. Truy vấn có sử dụng các hàm kết tập: 53
4.2.4.Truy vấn có sắp xếp: 54
56 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4104 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương bài giảng Cơ sở dữ liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi giáo viên có một mã số giáo viên (MAGV) duy nhất, mỗi MAGV xác định các thông tin như: họ và tên giáo viên (HOTEN), số điện thoại (DTGV). Mỗi giáo viên có thể dạy nhiều môn cho nhiều khoa nhưng chỉ thuộc sự quản lý hành chánh của một khoa nào đó.
Mỗi môn học có một mã số môn học (MAMH) duy nhất, mỗi môn học xác định tên môn học(TENMH). Ứng với mỗi lớp thì mỗi môn học chỉ được phân cho một giáo viên.
Mỗi phòng học có một số phòng học (PHONG) duy nhất, mỗi phòng có một chức năng (CHUCNANG); chẳng hạn như phòng lý thuyết, phòng thực hành máy tính, phòng nghe nhìn, xưởng thực tập cơ khí,…
Mỗi khoa có một mã khoa (MAKHOA) duy nhất, mỗi khoa xác định các thông tin như: tên khoa (TENKHOA), điện thoại khoa(DTKHOA).
Mỗi lớp có một mã lớp (MALOP) duy nhất, mỗi lớp có một tên lớp (TENLOP), sĩ số lớp (SISO). Mỗi lớp có thể học nhiều môn của nhiều khoa nhưng chỉ thuộc sự quản lý hành chính của một khoa nào đó.
Hàng tuần, mỗi giáo viên phải lập lịch báo giảng cho biết giáo viên đó sẽ dạy những lớp nào, ngày nào (NGAYDAY), môn gì?, tại phòng nào, từ tiết nào (TUTIET) đến tiết nào (ĐENTIET),tựa đề bài dạy (BAIDAY), những ghi chú (GHICHU) về các tiết dạy này, đây là giờ dạy lý thuyết (LYTHUYET) hay thực hành - giả sử nếu LYTHUYET=1 thì đó là giờ dạy thực hành và nếu LYTHUYET=2 thì đó là giờ lý thuyết, một ngày có 16 tiết, sáng từ tiết 1 đến tiết 6, chiều từ tiết 7 đến tiết 12, tối từ tiết 13 đến 16.
Một số yêu cầu của hệ thống này như:: Lập lịch dạy trong tuần của các giáo viên. Tổng số dạy của các giáo viên theo từng môn cho từng lớp, ….
1.4. QUẢN LÝ HỌC VIÊN Ở MỘT TRUNG TÂM TIN HỌC
Trung tâm tin học KTCT thường xuyên mở các lớp tin học ngắn hạn và dài hạn. Mỗi lớp ngắn hạn có một hoặc nhiều môn học (chẳng hạn như lớp Tin học văn phòng thì có các môn : Word, Power Point, Excel, còn lớp lập trình Pascal thì chỉ học một môn Pascal). Các lớp dài hạn (chẳng hạn như lớp kỹ thuật viên đồ hoạ đa truyền thông, lớp kỹ thuật viên lập trình, lớp kỹ thuật viên phần cứng và mạng,… ) thì có thể học nhiều học phần và mỗi học phần có thể có nhiều môn học.
Mỗi học viên có một mã học viên(MAHV) duy nhất và chỉ thuộc về một lớp duy nhất (nếu học viên cùng lúc học nhiều lớp thì ứng với mỗi lớp, học viên đó có một MAHV khác nhau). Mỗi học viên xác định họ tên (HOTEN), ngày sinh (NGAYSINH),nơi sinh (NOISINH), phái nam hay nữ (PHAI), nghề nghiệp (NGHENGHIEP) - nghề nghiệp là SINH VIÊN, GIÁO VIÊN, KỸ SƯ, HỌC SINH, BUÔN BÁN,…
Trung tâm KTCT có nhiều lớp, mỗi lớp có một mã lớp duy nhất (MALOP), mỗi lớp xác định các thông tin: tên lớp (TENLOP), thời khoá biểu, ngày khai giảng (NGAYKG), học phí (HOCPHI).
Chú ý rằng tại một thời điểm, trung tâm có thể mở nhiều lớp cho cùng một chương trình học. Với các lớp dài hạn thì ngày khai giảng được xem là ngày bắt đầu của mỗi học phầnvà HỌC PHÍ là học phí của mỗi học phần, với lớp ngắn hạn thì HỌC PHÍ là học phí của toàn khoá học đó.
Trung tâm có nhiều môn học, mỗi môn học có mã môn học (MAMH) duy nhất, mỗi môn học xác định tên môn học(TENMH), số tiết lý thuyết (SOTIETLT), số tiết thực hành (SOTIETTH).
Mỗi học viên ứng với mỗi môn học có một điểm thi(DIEMTHI) duy nhất. Mỗi lần đóng học phí, học viên sẽ được trung tâm giao cho một phiếu biên lai thu tiền, mỗi biên lai có một số biên lai duy nhất để quản lý.
Một số yêu cầu của hệ thống này như::Lập danh sách những học viên khai giảng khoá ngày nào đó. Lập danh sách các học viên của một lớp ? Cho biết số lượng học viên của mỗi lớp khai giảng khoá ngày nào đó ?
1.5. QUẢN LÝ COI THI TUYỂN SINH
Một hội đồng coi thi tuyển sinh có nhiều điểm thi, mỗi điểm thi được đặt tại một trường nào đó. Các điểm thi (DIEMTHISO) được đánh số là điểm thi số 1, điểm thi số 2, điểm thi số
3,…Mỗi điểm thi xác định địa chỉ (DIACHIDIEMTHI). Ví dụ: điểm thi số 1, đặt tại trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, điểm thi số 2 đặt tại trường PTTH Bùi Thị Xuân,…
Mỗi thí sinh có một số báo danh (SOBD) duy nhất, mỗi số báo danh xác định các thông tin: họ và tên (HOTEN), ngày sinh (NGAYSINH), phái (PHAI), hộ khẩu thường trú (TINH), đối tượng dự thi (DOITUONG), ngành đăng ký thi, khu vực của thí sinh (KHUVUC), số hiệu phòng thi. Ví dụ: thí sinh Vũ Mạnh Cường, có số báo danh là 02978, sinh ngày 12/12/1984, phái nam, hộ khẩu thường trú tại Chợ Gạo - Tiền Giang, thuộc khu vực 1, đối tượng là 5B, đăng ký dự thi vào ngành có mã ngành là 01, thi tại phòng thi 0178, điểm thi số 1.
Mỗi ngành có một mã ngành (MANGANH) duy nhất, mỗi mã ngành xác định tên ngành (TENNGANH)
Mỗi điểm thi có nhiều phòng thi – mỗi phòng thi (PHONGTHI) được đánh số khác nhau ở tất cả các điểm thi. Trong một phòng thi, danh sách các thí sinh được sắp xếp theo thứ tự alphabet (do đó trong một phòng thi có thể có thí sinh của nhiều ngành khác nhau). Mỗi phòng thi có thêm cột ghi chú (GHICHU) - ghi thêm các thông tin cần thiết như phòng thi đó nằm tại dãy nhà nào. Ví dụ phòng thi 0060 nằm ở dãy nhà H lầu 2 - điểm thi số 1 - trường PTTH Bùi Thị Xuân.
Mỗi môn thi có một mã môn thi duy nhất (MAMT), mỗi mã môn thi biết các thông tin như : tên môn thi (TENMT), ngày thi (NGAYTHI), buổi thi (BUOITHI), thời gian làm bài thi được tính bằng phút (PHUT). Thời gian làm bài thi của các môn tối thiểu là 90 phút và tối đa là 180 phút (tuỳ theo kỳ tuyển sinh công nhân, trung cấp, cao đẳng hay đại học)
Mỗi ngành có một mã ngành, chẳng hạn ngành Công Nghệ Thông Tin có mã ngành là 01, ngành Công Nghệ Hoá Thực Phẩm có mã ngành là 10,…
Mỗi đơn vị có cán bộ tham gia vào kỳ thi có một mã đơn vị duy nhất (MADONVI), mã đơn vị xác định tên đơn vị (TENDONVI). Nếu là cán bộ, công nhân viên của trường thì đơn vị là khoa/phòng quản lý cán bộ đó, nếu là giáo viên từ các trường khác thì ghi rõ tên đơn vị đó.
Chẳng hạn cán bộ Nguyễn Thanh Liêm đơn vị Khoa Công Nghệ Thông Tin, cán bộ coi thi
Nguyễn Thị Tuyết Mai, đơn vị trường PTTH Ngôi Sao - Quận 1,…
Mỗi cán bộ coi thi chỉ làm việc tại một điểm thi nào đó. Mỗi cán bộ có một mã số duy nhất (MACANBO), mỗi MACANBO xác định các thông tin khác như : họ và tên (HOTENCB), đơn vị công tác, chức vụ (CHUCVU) được phân công tại điểm thi, chẳng hạn chức vụ là điểm trưởng, điểm phó, giám sát, thư ký, cán bộ coi thi, phục vụ,… Ví dụ cán bộ Nguyen Van Thanh đơn vị Khoa Công Nghệ Thông Tin, làm nhiệm vụ thi tại điểm thi số 1, chức vụ là giám sátphòng thi.
2.4. Lý thuyết thiết kế CSDL quan hệ
2.4.1. Các nguyên tắc thiết kế
Trước khi bàn về cách thiết kế một cơ sở dữ liệu tốt, chúng ta hãy phân tích xem tại sao trong một số lược đồ quan hệ lại tồn tại những vấn đề rắc rối. Chẳng hạn cho lược đồ quan hệ:
Thi(MASV,HOTEN,MONHỌC,DIEMTHI) và sau đây là một quan hệ trên lược đồ quan hệ Thi
MASV HOTEN MONHOC DIEMTHI
00CDTH189 Nguyễn Văn Thành Cấu Trúc Dữ Liệu 7
00CDTH189 Nguyễn Văn Thành Cơ Sở Dữ Liệu 9
00CDTH211 Trần Thu Hà Kỹ Thuật Lập Trình 5
00CDTH189 Nguyễn Văn Thành Kỹ Thuật Lập Trình 8
Quan hệ này ghi kết quả điểm thi các môn của các sinh viên. Chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề nảy sinh sau:
1) Dư thừa (redundancy): Họ tên của các sinh viên được lặp lại mỗi lần cho mỗi môn thi.
2) Mưu thuẫn tiềm ẩn (potentia inconsistancyl hay bất thường khi cập nhật. Do hậu quả của dư thừa, chúng ta có thể cập nhật họ tên của một sinh viên trong một bộ nào đó nhưng vẫn để lại họ tên cũ trong những bộ khác. Vì vậy chúng ta có thể không có một họ tên duy nhất đối với mỗi sinh viên như chúng ta mong muốn.
3) Bất thường khi chèn (insertion anomaly). Chúng ta không thể biết họ tên của một sinh viên nếu hiện tại sinh viên đó không dự thi môn nào.
4) Bất thường khi xoá (deletion anomaly). Ngược lại với vấn đề 3) là vấn đề chúng ta có thể xoá tất cả các môn thi của một sinh viên, vô ý làm mất dấu vết để tìm ra họ tên của sinh viên này.
Những vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết nếu chúng ta phân rã lược đồ quan hệ Diemthi thành hai lược đồ quan hệ:
Sinhvien(MASV,HOTEN)
Ketqua(MASV,MONHỌC,DIEMTHI)
Lúc này lược đồ quan hệ Sinhvien cho biết họ tên của mỗi sinh viên chỉ xuất hiện đúng một lần; do vậy không có dư thừa. Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhập họ tên của một sinh viên dù hiện tại sinh viên đó chưa có kết quả thi môn nào. Tuy nhiên lúc này ta nhận thấy rằng để tìm danh sách họ tên của các sinh viên ứng với môn thi cơ sở dữ liệu thì chúng ta phải thực hiện một phép kết nối, còn với một quan hệ duy nhất Thi chúng ta có thể dễ dàng trả lời bằng cách thực hiện một phép chọn rồi một phép chiếu. Làm sao để đưa được một lược đồ cơ sở dữ liệu chưa tốt về một lược đồ cơ sở dữ liệu tốt hơn ? chương này và chương tới nhằm giải quyết vấn đề này.
2.4.2 Phụ thuộc hàm
Định Nghĩa Phụ Thuộc Hàm
Phụ thuộc hàm (functional dependancy) là một công cụ dùng để biểu diễn một cách hình thức các ràng buộc toàn vẹn. Phương pháp biểu diễn này có rất nhiều ưu điểm, và đây là một công cực kỳ quan trọng, gắn chặt với lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu.
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ, mà bắt đầu là phụ thuộc hàm và một số ứng dụng trong việc giải quyết các bài toán như: tìm khoá, tìm phủ tối thiểu, xác định dạng chuẩn. Trong chương tới chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách thức chuẩn hoá một cơ sở dữ liệu.
Là một trong số các ràng buộc toàn vẹn về dữ liệu, nó mô tả mối liên hệ giữa các thuộc tính
Ví dụ: MaMH ® TenMH, DVHT
Cho lược đồ quan hệ R(U,F), X, Y Í U. Trong đó
U: Tập hữu hạn các thuộc tính
F: là tập các ràng buộc, hay tập các phụ thuộc hàm
X ® Y là một phụ thuộc hàm nếu ứng với mỗi cặp u, v Î R, ta luôn có
Nếu u.X = v.X thì u.Y = v.Y
Các tính chất của phụ thuộc hàm:
F1: Nếu X ÊY thì X ® Y (tính phản xạ)
F2: Nếu X ® Y, Y ® Z thì X ® Z (tính bắc cầu)
F3: Nếu X ® Y thì XZ ® YZ (tính mở rộng hai vế)
F4: Nếu X ® Y, YZ ® W thì XZ ® W (tính tựa bắc cầu)
F5: X ® Y (tính phản xạ chặt)
F6: Nếu X ® Y thì XZ ® Y\W (mở rộng vế trái thu hẹp vế phải)
F7: Nếu X ® Y thì XZ ® Y (mở rộng vế trái)
F8: Nếu X ® Y, Z ® W thì XZ ® YW (cộng tính đầy đủ)
F9: Nếu X ® Y, X ® Z thì X ® YZ (cộng tính vế phải)
F10: Nếu X ® YZ thì X ® Y và X ® Z (bộ phận vế phải)
F11: Nếu X ® YZ, Z ® AW thì X ® YAW (tính tích lũy)
*. Cách Xác Định Phụ Thuộc Hàm Cho Lược Đồ Quan Hệ
Cách duy nhất để xác định đúng các phụ thuộc thích hợp cho một lược đồ quan hệ là xem xét nội dung tân từ của lược đồ quan hệ đó.
Chẳng hạn với lược đồ cơ sở dữ liệu đã cho trong ví dụ 2.1, thì phụ thuộc hàm ứng với từng lược đồ quan hệ được xác định như sau:
MASV → HOTENSV, NU, NGAYSINH, MALOP, TINH
MALOP → TENLOP,MAKHOA
MAKHOA → TENKHOA
MAMH → TENMH, DONVIHT
MASV, MAMH,LANTHI → DIEMTHI
* Hệ tiên đề của phụ thuộc hàm - hệ luật dẫn Armstrong
Để có thể xác định được các phụ thuộc hàm khác từ tập phụ thuộc hàm
đã có, ta dùng hệ tiên đề Armstrong (1974), gồm các luật sau:
1.Luật phản xạ (reflexivity)
Quy tắc này đưa ra những phụ thuộc hàm hiển nhiên (phụ thuộc hàm
tầm thường), đó là những phụ thuộc hàm mà vế trái bao hàm cả vế phải.
Những phụ thuộc hàm hiển nhiên đều đúng trong mọi quan hệ.
2.Luật tăng trưởng(augmentation)
3.Luật bắc cầu(transitivity)
Các quy tắc suy rộng:
4.Luật hợp (the union rule)
5.Luật bắc cầu giả (the pseudotransitivity rule)
6.Luật phân rã (the decomposition rule):
* Tính toán bao đóng
* Bao đóng của tập thuộc tính:
Định nghĩa:
Cho lược đồ quan hệ R(U,F), X U.
A{ = U1A ,2A . . .,n}
F = {Li ® Ri| Li, RiÍ U, i = 1, 2, ...,n}
Bao đóng của X, ký hiệu: X+
X+= { A Í U | X ® A }
* Thuật toán tìm bao đóng:
Input: R(U, F), X Í U
Output: X+ thỏa F
Giải thuật
Bước 1: Đặt X0 = X
Bước 2: X1 = X0 È Ri nếu Li Í X0 ......
Xk+1 = Xk È Ri nếu Li Í Xk. Dừng khi Xk+1 = Xk
Khi đó: X+ = Xk
Ví dụ: Cho lược đồ quan hệ R(U, F)
Với U = ABCDE và F = { AB ® CD, E ® C, D ® CE, A ® E}. Tìm A+
Giải:
Đặt X0 = A
X1 = AE vì A ® E
X2= AEC vì E ® C
X3 = AEC vì A ® E. Dừng vì X3 = X2
Vậy A+ = AEC
* Các tính chất của bao đóng:
Tính phản xạ: X+ Ê X
Tính đơn điệu: X Ê Y thì X+ Ê Y+
Tính lũy đẳng:X++ = X+
X ® X+ và X+ ® X
X+Y)+ = XY+ =(XY)+
* Bao đóng của tập phụ thuộc hàm:
Định nghĩa:
Cho lược đồ quan hệ R(U, F). Bao đóng của tập phụ thuộc hàm F, ký hiệu F+ là tập hợp tất cả các phụ thuộc hàm f: X ® Y. Trong đó: X, Y Í U sao cho f được suy ra từ F thông qua các tính chất của phụ thuộc hàm
F+={f | f = ¬ F}
Ví dụ:
Cho R(U, F), U = ABCDEG
F = { A ® BC, B ® D, CD ® E, BE ® AG}
AE ® CDG Î F+?
Định lý:
Cho lược đồ quan hệ R(U, F) và một phụ thuộc hàm f: X ® Y
f Î F+ Û Y Í X+
Ví dụ:
Chứng minh AE ® CDG bằng phương pháp tìm (AE)+
* Bao đóng của tập phụ thuộc hàm
Định nghĩa:
Cho lược đồ quan hệ R(U, F). Bao đóng của tập phụ thuộc hàm F, ký hiệu F+ là tập hợp tất cả các phụ thuộc hàm f: X ® Y. Trong đó: X, Y Í U sao cho f được suy ra từ F thông qua các tính chất của phụ thuộc hàm
F+={f | f = ¬ F}
Ví dụ:
Cho R(U, F), U = ABCDEG
F = { A ® BC, B ® D, CD ® E, BE ® AG}
AE ® CDG Î F+?
Định lý:
Cho lược đồ quan hệ R(U, F) và một phụ thuộc hàm f: X ® Y
f Î F+ Û Y Í X+
Ví dụ:
Chứng minh AE ® CDG bằng phương pháp tìm (AE)+
2.2.5. Tính toán khoá
* Khái niệm siêu khóa, khóa của lược đồ quan hệ
Siêu khóa
Cho lược đồ quan hệ R(U,F), KÍ. K được gọi là siêu khoá của R nếu K+ = U
Khóa:
Cho lược đồ quan hệ R(U, F), K Í U. K được gọi là khóa của R nếu:
K là siêu khóa
K là siêu khóa nhỏ nhất. Nghĩa là " X Ì K thì X+ ¹ U
Một lược đồ quan hệ có thể có một hoặc nhiều khóa
Số thuộc tính của các khóa có thể khác nhau
Hai khóa phân biệt thì không thể bao nhau.
Nghĩa là: Nếu K1 ¹ K2 thì K1 Ë K2 và K2 Ë K1
Thuật toán tìm khóa của lược đồ quan hệ- Thuật toán 1
Input: lược đồ quan hệ R(U, F)
Output: Khóa K của R
Cách 1:
Khởi tạo K = U
foreach (A in K )
if ((K - A )+ = = U)
K = K - A;
return K;
Thuật toán trả về một khóa của R. Nếu muốn tìm tất cả các khóa của R ta hoán đổi vị trí các thuộc tính trong U
Ví dụ: Cho R(U, F) U = ABCDE
F = {AB ® CD, C ®BE, AE ® B,C ® A}
Tìm tất cả các khóa của lược đồ quan hệ trên
F = { AB ® CD,C ® BE,AE ® BC ® AA ® C}
Khởi tạo: K = ABCDE
Xét (K - A)+ = (BCDE)+ = BCDEA = U ® K = K - A = BCDE
Xét (K - B)+ = (CDE)+ = CDEAB = U ® K = K - B = CDE
Xét (K - C)+ = (DE)+ = DE U ® K = CDE
Xét (K - D)+ = (CE)+ = CEABD = U ® K = K - D = CE
Xét (K - E)+ = C+ = CABED = U ® K = K - E = C
Vậy C là một khóa của lược đồ quan hệ R
Tương tự ta hoán đổi vị trí các thuộc tính trong U để tìm các khóa còn lại của R là {C, A}
Cách 2:
UR: tập các thuộc tính ở vế phải
UL tập các thuộc tính ở vế trái
N = U - UR: các thuộc tính cô lập (không xuất hiện trong bất kỳ phụ thuộc hàm nào và các thuộc tính chỉ xuất hiện ở vế trái các phụ thuộc hàm) => N Ì khóa
Nếu NF+= U thì kết luận N là khóa duy nhất của R.
D = UR - UL : các thuộc tính chỉ xuất hiện ở vế phải các phụ thuộc hàm
L = U - (N È D) : các thuộc tính có thể thuộc khóa hoặc không thuộc khóa
X = N È Li nếu XF+ = U thì X là một khóa của R ("LiÌ L, Li có ít phần tử làm trước)
Lưu ý: nếu X = N È Li là khóa thì không cần thử với các Lj Ì L mà Li Ì Lj
* Phép dịch chuyển lược đồ quan hệ:
Cho lượt đồ quan hệ R(U, F), x Í U.Phép dịch chuyển lượt đồ quan hệ R trên tập thuộc tính X cho ta một lược đồ quan hệ mới: R \ X( U', F') như sau:
U’= U\X
F' = { Li\ X ® Ri\ X, i = 1, 2, 3, ...n}
Định lý cơ bản: Cho R ( U, F), X, Y Í U và X Ç Y = Æ thì
(XY)+ = X(Y)+F \ X
X+F = X ( Æ )+F\X
Ví dụ: Cho R (U, F) U = ABCDE
F = { AB ® CD,C ® BE,AE ® BC ® A}
Tìm (ABC)+ ,
(ABC)+= AB(C)+F \ AB
Xác định: R' ( U', F') với U' = U - AB = CDE
® R'(CDE, F'), F' = {Æ ® CD,C ® E,E ® Æ,C ® Æ}
F' = {Æ ® CD, C ® E}
C = CDE
(ABC)+ = AB(C)+F \ AB = ABCDE
Phụ thuộc hàm tầm thường: là những phụ thuộc hàm được sinh ra từ tính phản xạ.
Ví dụ: R(ABCD, F)
F = { A ® AC,B ® CD,BC ® AB}
Trong F có các phụ thuộc hàm tầm thường là A ® A và BC ® B nên F được viết lại:
F= { A ® C,B ® CD, BC ® A}
* Thuật toán tìm khoá dùng phép dịch chuyển lược đồ
B1: Loại bỏ các phụ thuộc hàm tầm thường trong F.
F = {L i ® Ri \ Li , i = 1, 2, ...n}.
B2: Tính U0 = U - URi (tìm thuộc tính nguyên thủy)
Nếu (U0)+= U ® kết thúc và khóa KR = U0
B3: Tính I0 = URi - ULi (tìm thuộc tính phi nguyên thủy)
B4: Xác định R'(U', F')
U' = U - U0I0
F' = F xác định trên U'
B5: Tìm KR
B6: KR = U0 Å KR
Phép Å được tính như sau:
X Å {Y1, Y2, ...Yn} = {XY1, XY2, ...XYn}
Ví dụ: Cho R(U, F), U = ABCDEGHIJL
F = { AI ® CDE,ABJ ® AGH,CDL ® AB }
Tìm tất cả các khóa của R?
2.3. Dạng chuẩn của lược đồ quan hệ
Khi thiết kế một hệ thống thông tin, thì việc lập lược đồ CSDL đạt đến một tiêu chuẩn nào đó là một việc làm quan trọng. Chất lượng của hệ thống thông tin phụ thuộc rất nhiều vào lược đồ CSDL này. Việc xác định chuẩn cho một lược đồ quan hệ có liên quan mật thiết với thuật toán tìm khoá. Có thể khẳng định rằng thuật toán tìm khoá là một trong những thuật toán quan trọng của lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu.
Chất lượng thiết kế của một lược đồ CSDL có thể được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn trong đó sự trùng lắp thông tin và chi phí kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn là hai tiêu chuẩn quan trọng. Sau đây là một số dạng chuẩn để đánh giá mức độ tốt/xấu của một lược đồ cơ sở dữ liệu.
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan.
* Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Các Dạng Chuẩn
Thuộc tính khoá/không khoá
A là một thuộc tính khoá nếu A có tham gia vào bất kỳ một khoá nào của quan hệ, ngược lại A gọi là thuộc tính không khoá.
Ví dụ 1
Cho lược đồ quan hệ Q(ABC) và tập phụ thuộc hàm
F={ A→ B;A → C;B → A}
Có hai khóa là A và B. khi đó thuộc tính khoá là A, B; thuộc tính không khóa là: C. Thuộc tính phụ thuộc đầy đủ- phụ thuộc hàm đầy đủ.
Ví dụ 2
Cho lược đồ quan hệ Q(ABC) và tập phụ thuộc hàm
F={ A → BA→ C;AB → C} thì A → ;B A → C là các phụ thuộc hàm đầy đủ. Phụ thuộc hàm AB → C không là phụ thuộc hàm đầy đủ vì có A → C.
Chú ý rằng, một phụ thuộc hàm mà vế trái chỉ có một thuộc tính là phụ thuộc hàm đầy đủ.
2.4.5. Các dạng chuẩn
Khi thiết kế một hệ thống thông tin, thì việc lập lược đồ CSDL đạt đến một tiêu chuẩn nào đó là một việc làm quan trọng. Chất lượng của hệ thống thông tin phụ thuộc rất nhiều vào lược đồ CSDL này. Việc xác định chuẩn cho một lược đồ quan hệ có liên quan mật thiết với thuật toán tìm khoá. Có thể khẳng định rằng thuật toán tìm khoá là một trong những thuật toán quan trọng của lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu.
Chất lượng thiết kế của một lược đồ CSDL có thể được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn trong đó sự trùng lắp thông tin và chi phí kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn là hai tiêu chuẩn quan trọng. Sau đây là một số dạng chuẩn để đánh giá mức độ tốt/xấu của một lược đồ cơ sở dữ liệu.
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan.
* Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Các Dạng Chuẩn
Thuộc tính khoá/không khoá
A là một thuộc tính khoá nếu A có tham gia vào bất kỳ một khoá nào của quan hệ, ngược lại A gọi là thuộc tính không khoá.
Ví dụ 1
Cho lược đồ quan hệ Q(ABC) và tập phụ thuộc hàm
F={ A→ B;A → C;B → A}
Có hai khóa là A và B. khi đó thuộc tính khoá là A, B; thuộc tính không khóa là: C. Thuộc tính phụ thuộc đầy đủ- phụ thuộc hàm đầy đủ.
Ví dụ 2
Cho lược đồ quan hệ Q(ABC) và tập phụ thuộc hàm
F={ A → BA→ C;AB → C} thì A → ;B A → C là các phụ thuộc hàm đầy đủ. Phụ thuộc hàm AB → C không là phụ thuộc hàm đầy đủ vì có A → C.
Chú ý rằng, một phụ thuộc hàm mà vế trái chỉ có một thuộc tính là phụ thuộc hàm đầy đủ.
2.4.5.1. Dạng Chuẩn Một (First Normal Form)
Lược đồ quan hệ Q được gọi là đạt dạng chuẩn 1 (1NF) nếu và chỉ nếu
toàn bộ các thuộc tính của Q đều mang giá trị đơn.
Chẳng hạn xét quan hệ
MASV HOTEN MONHOC DIEMTHI
00CDTH189 Nguyễn Văn Thành Kỹ Thuật Lập Trình 8
00CDTH211 Trần Thu Hà Kỹ Thuật Lập Trình 5
Lược đồ quan hệ này không đạt dạng chuẩn 1 vì các thuộc tính MONHOC, DIEMTHI không mang giá trị đơn (chẳng hạn sinh viên Nguyễn Văn Thành có thuộc tính môn học là Kỹ Thuật Lập Trình, Cơ Sở Dữ Liệu, Cấu Trúc Dữ Liệu.
Ta hoàn toàn có thể đưa quan hệ trên về dạng chuẩn 1 như sau:
MASV HOTEN MONHOC DIEMTHI
00CDTH189 Nguyễn Văn Thành Kỹ Thuật Lập Trình 9
00CDTH189 Nguyễn Văn Thành Cơ Sở Dữ Liệu 8
00CDTH189 Nguyễn Văn Thành Cấu Trúc Dữ Liệu 7
00CDTH211 Trần Thu Hà Kỹ Thuật Lập Trình 5
Chú ý rằng nếu ta không nói gì thêm, thì lược đồ quan hệ đang xét ít nhất là đạt dạng chuẩn 1.
2.4.5.2. Dạng Chuẩn 2 (second normal form)
Một lược đồ quan hệ Q đạt dạng chuẩn 2 nếu Q đạt dạng chuẩn 1 và tất cả các thuộc tính không khoá của Q đều phụ thuộc đầy đủ vào khoá.
Nếu một lược đồ quan hệ không đạt chuẩn 2 thì ta nói nó đạt dạng chuẩn1.
Chẳng hạn xét lược đồ quan hệ
Q(A,B,C,D) và F={ AB → C,D;B → D;C→ A}
Khoá là {A,B} và {B,C}. Do đó D là thuộc tính không khoá, A,B → D không là phụ thuộc hàm đầy đủ vì có B → D.
Vậy Q đạt chuẩn 1.
Ví dụ 1:
Xác định dạng chuẩn của lược đồ quan hệ sau.
Q(GMVNHP) F={G→N; G→H; G→P; M→V; NHP→M}
Dễ thấy khoá của Q là G.
Thuộc tính không khoá là M,V,N,H,P.
Do các phụ thuộc hàm G → M; G → V; G → N; G → H; G → P là các phụ thuộc hàm đầy đủ, nên lược đồ quan hệ Q đạt dạng chuẩn 2
Hệ quả:
- Q đạt 2NF nếu Q là 1NF và tập thuộc tính không khoá của Q bằng rỗng.
-Nếu khoá của quan hệ có một thuộc tính thì quan hệ đó ít nhất đạt chuẩn 2.
Ví dụ 2:
Q(ABCDEH)
F={A → E; C → D; E → DH}
Dễ thấy khoá của Q là K={ABC}
D là thuộc tính không khoá. và C → D , vì C là tập con thực sự của khoá nên Q không đạt dạng chuẩn 2.
2.2.3. Dạng Chuẩn 3 (third normal form)
Một lược đồ quan hệ Q đạt dạng chuẩn 3 nếu mọi phụ thuộc hàm X→A
F+ ( F là tập phụ thuộc không hiển nhiên định nghĩa trên Q, A là thuộc tính đơn, X là tập thuộc tính con của tập Q+), thì một trong hai điều kiện sau được thoả:
Hoặc X là một siêu khoá của Q
Hoặc A là một thuộc tính khoá
Nhận xét:
Nếu Q đạt chuẩn 3 thì Q đạt chuẩn 2
Ví dụ 1
Cho lược đồ quan hệ Q(ABCD)
F=[AB → C ; D → B C → ABD]
K1=[AB]; K2=[AD];K3=[C] là các khoá, vậy Q không có thuộc tính không khoá nên Q đạt chuẩn 3
Hệ quả
Nếu lược đồ quan hệ Q,F mà Q không có thuộc tính không khoá thì Q
đạt chuẩn 3.
Ví dụ 2
Xác định dạng chuẩn của lược đồ quan hệ sau.
Q(NGPM)
F={NGP→M;M→P}
Dễ thấy các khoá của Q là {NGP}, {NGM}
NGP → M có vế trái là siêu khoá
M → P có vế phải là thuộc tính khoá.
Nên Q đạt chuẩn 3.
2.2.4. Dạng Chuẩn BC (Boyce Codd normal form)
Một lược đồ quan hệ Q ở dạng chuẩn BC nếu với mỗi phụ thuộc hàm không hiển nhiên X → A F thì X là một siêu khoá của Q.
Nhận xét: Nếu Q đạt chuẩn BC thì Q đạt chuẩn 3
Ví dụ 1
Xác định dạng chuẩn của lược đồ quan hệ sau.
Q(ACDEIB)
F={ACD→EBI;CE→AD}
Dễ thấy Q có hai khoá là: ACD và CE. Các phụ thuộc hàm của F đều có vế trái là siêu khoá, nên Q đạt dạng chuẩn BC.
Ví dụ 2
Chẳng hạn cho lược đồ quan hệ Q(ABCD) và F = [AB → C; D → B;
C→ ABD] thì Q đạt chuẩn 3NF nhưng không là BCNF
Nếu F = [B → D, A → C, C → ABD] thì Q đạt dạng chuẩn 2NF nhưng không là 3 NF.
Dạng chuẩn của một lược đồ cơ sở dữ liệu là dạng chuẩn thấp nhất của các lược đồ quan hệ con.
Chú ý: Các dạng chuẩn cao hơn như dạng chuẩn bốn (với phụ thuộc đa trị), dạng chuẩn năm (với phụ thuộc chiếu kết) có thể xem các tài liệu tham khảo đã chỉ ra.
BÀI TẬP
Bài 1:
Cho lược đồ quan hệ R(U, F) với U = ABCDEHIKJ F = { C -> EHI,HI -> ABC,AC -> DJ, EC -> AB } a. Tìm tất cả các khóa của lược đồ quan hệ trên
b. Lược đồ quan hệ trên đã thỏa 2NF chưa? Tại sao?
c. Dùng phép tách bảo tồn phụ thuộc hàm để tách R thành các LĐQH thỏa dạng chuẩn 3NF
d. Dùng phép tách có nối kết không mất thông tin để tách R thành các LĐQH thỏa BCNF
Bài 2
Cho lược đồ quan hệ R(U, F) với U = ABCDEG F = { A -> B,BE -> C,EC -> A, AD -> G,ED -> C }
a. Phụ thuộc hàm f: ECD -> ABG Î F+ ?
b. Tìm tất cả các khóa của R
c. Chứng minh R chưa thỏa BCNF ?
2.4.6. Chuẩn hoá lược đồ quan hệ
Chuẩn hoá về dạng chuẩn 3
Thuật toán: Tách một lược đồ thành 3NF
Chuẩn hoá về dạng BCNF
Thuật toán: Tách một lược đồ quan hệ thành BCNF
Vào: lược đồ quan hệ R và tập phụ thuộc hàm F
Ra: phép tách của R không mất mát thông tin sao cho mỗi lược đồ quan hệ trong phép tách đều ở BCNF đối với phép chiếu của F trên lược đồ đó.
Phương pháp:
Cấu trúc phép tách p trên R theo phương pháp lặp liên tiếp. Tại mỗi bước phép tách p là bảo đảm không mất mát thông tin đối với F.
Bước đầu: p chỉ bao gồm R
Các bước tiếp: Nếu S là một lược đồ thuộc p, S chưa ở BCNF, chọn X ® A là phụ thuộc hàm thoả trên S, trong đó X không chứa khoá của S, A Ï X. Rõ ràng cần phải có một số thuộc tính khác của S vừa không phải A, vừa không thuộc X hoặc Nếu không thì X phải chứa một khoá của S. Thay thế S trong p bởi S1 và S2 với
S1 = XA , S2 = S - A
Phép tách S thành S1 và S2 là không mất mát thông tin đối với tập phụ hàm trên S vì rằng S1 Ç S2 = X , X ® S1 - S2 = A.
p được thay S bằng S1 và S2 là không mất mát thông tin. Mỗi lược đồ S1, S2 đều có số thuộc tính ít hơn S.
Quá trình tiếp tục cho tới khi tất cả các lược đồ đều ở BCNF. Chú ý rằng tại mọi thời điểm p luôn bảo đảm không mất mát thông tin, vì rằng p ban đầu là R, mà bước thay đổi đều bảo toàn tính chất đó.
CHƯƠNG 3: CSDL THEO MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT
3.1. Các thành phần cơ bản của mô hình thực thể-liên kết
3.1.1. Thực thể và thuộc tính
* Thực Thể (entity)
Thực thể là một sự vật tồn tại và phân biệt được, chẳng hạn sinh viên
Nguyễn Văn Thành, lớp Cao Đẳng Tin Học 2A, môn học Cơ Sở Dữ Liệu, xe máy có biển số đăng ký 52-0549,… là các ví dụ về thực thể.
* Thuộc tính (attribute)
Các đặc điểm riêng của thực thể gọi là các thuộc tính.
Chẳng hạn các thuộc tính của sinh viên Nguyễn Văn Thành là: mã số sinh viên, giới tính, ngày sinh, hộ khẩu thường trú, lớp đang theo học, …
(Trong giáo trình này, tên thuộc tính được viết bằng chữ in hoa)
- Thuộc tính: Là các đặc trưng riêng biệt để mô tả thực thể. Mỗi thực thể được xây dựng bởi một tập thuộc tính đặc trưng cho thực thể.
- Thuộc tính đơn: là các thuộc tính không thể chia thành các thành phần nhỏ. Ví dụ thuộc tính tuổi.
- Thuộc tính phức hợp: là thuộct tính có thể chia thành các thành phần nhỏ hơn. Ví dụ thộc tính Họtên của thực thể nhân viên có thể chia thành hai thuộc tính Họđệm và tên.
- Thuộc tính đơn trị là thuộc tính chỉ có giá trị duy nhất. Ví dụ Họtên là thuộc tính đơn trị vì mỗi nhân viên chỉ có một họ tên duy nhất
- Thuộc tính đa trị là thuộc tính có thể có một tập giá trị của cùng một thực thể. Ví dụ thuộc tính Bằngcấp, vì nhân viên có thể không có bằng cấp nào nhưng nhân viên khác có thể có nhiều bằng cấp.
- Thuộc tính được lưu trữ: là thuộc tính mà giá trị của nó được nhập vào khi cài đặt cơ sở dữ liệu.
- Thuộc tính suy diễn: là thuộc tính mà giá trị của nó có thể tính từ thuộc tính khác. Ví dụ thuộc tính tuổi có thể được suy ra từ thuộc tính ngaysinh.
3.1.2. Kiểu thực thể, tập thực thể, khoá và tập giá trị
* Kiểu thực thể, tập thực thể
- Kiểu thực thể là tập hợp các thực thể có các thuộc tính như nhau.
- Mỗi kiểu thực thể được mô tả bởi tên và các thuộc tính.
Ví dụ:
Một cái ôtô, một con người là một thực thể có thực. Tập các ô tô là kiểu thực thể; Một cơ quan, trường học, lớp học là một thực thể trìu tượng. Tập các cơ quan, trường học, lớp học là những Kiểu thực thể trìu tượng.
* Khoá
- Là các thuộc tính đặc trưng nhất xác định thực thể là duy nhất.
3.1.3. Liên kết, kiểu liên kết, vai trò và các ràng buộc cấu trúc
* Kiểu liên kết, tập hợp và thể hiện: Liên kết thực thể chỉ mối quan hệ ràng buộc giữa các thực thể. Liên kết thực thể chia thành 3 loại như sau:
* Cấp liên kết, tên vai trò và liên kết đệ quy
- Kiểu liên kết một thực thể: là liên kết của thực thể đó với chính nó (hay còn gọi là liên kết đệ quy)
- Kiểu liên kết hai thực thể: là mối liên kết giữa hai thực thể khác nhau.
Có 3 loại liên kết hai thực thể:
• Liên kết 1 -1: là liên kết thoả mãn điều kiện nếu xuất hiện một thực thể A thì xuất hiện một thực thể B hoặc ngược lại
• Liên kết 1 - nhiều: là liên kết thoả mãn điều kiện nếu xuất hiện một thực thể A thì xuất hiện nhiều thực thể B hoặc ngược lại.
• Liên kết nhiều -nhiều: là liên kết thoả mãn điều kiện xuất hiện nhiều thực thể A thì xuất hiện nhiều thực thể B hoặc ngược lại.
- Liên kết nhiều thực thể: là mối liên kết trong đó có nhiều hơn hai thực thể. Để biểu diễn liên kết nhiều thực thể và đơn giản hoá khi biểu diễn ta quy các liên kết nhiều thực thể này về các liên kết hai thực thể bằng cách đưa thêm vào thực thể trung gian (kí hiệu là: TG Khi thêm thực thể trung gian (TG), liên kết nhiều - nhiều - nhiều sẽ chuyển thành 3 liên kết 1 - nhiều (đây là liên kết hai thực thể).
* Thuộc tính của các kiểu liên kết
- Được dùng để thiết kế CSDL ở mức quan niệm
- Biểu diễn trừu tượng cấu trúc của CSDL
- Lược đồ thực thể- liên kết(Entity-Relationship Diagram)
Tập thực thể (Entity Sets)
Thuộc tính (Attributes)
Mối quan hệ (Relationship)
- Một thực thể là một đối tượng của thế giới thực. Thực thể được mô tả bởi một tập các thuộc tính
- Tập hợp các thực thể giống nhau tạo thành 1 tập thực thể
- Chú ý
Thực thể (Entity)
Đối tượng (Object)
Tập thực thể (Entity set)
Lớp đối tượng (Class of objects)
* Ví dụ “Quản lý đề án công ty”
Một nhân viên là một thực thể
Tập hợp các nhân viên là tập thực thể
Một đề án là một thực thể
Tập hợp các đề án là tập thực thể
Một phòng ban là một thực thể
Tập hợp các phòng ban là tập thực thể
1.3.2.3. Loại thực thể (entity type)
Là tập hợp các thực thể có cùng thuộc tính. Mỗi loại thực thể đều phải được đặt tên sao cho có ý nghĩa. Một loại thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật.
Ví dụ các sinh viên có mã sinh viên là ““02CĐTH019”, “02CĐTH519”, “02TCTH465”,… nhóm lại thành một loại thực thể, được đặt tên là Sinhvien chẳng hạn.
Tương tự trong ứng dụng quản lý điểm của sinh viên (sẽ được trình bày ngay sau đây) ta có các loại thực thể như Monhoc, Lop, Khoa,…
(Trong giáo trình này, tên của loại thực thể được in hoa ký tự đầu tiên, các ký tự còn lại viết thường).
1.3.2. 4. Khoá (key)
Khoá của loại thực thể E là một hay một tập các thuộc tính của E có thể dùng để phân biệt hai thực thể bất kỳ của E.
Ví dụ khoá của loại thực thể Sinhvien là MASV, của Lớp là MALOP, của Khoa là MAKHOA, của Monhoc là MAMH,…
Cần chú ý rằng khi biểu diễn một hệ thống bằng mô hình thực thể kết
hợp thì tên của các loại thực thể phải khác nhau. Trong danh sách các thuộc tính của một loại thực thể thì tập thuộc tính khoá thường được gạch dưới liền nét. Nếu một hệ thống có nhiều loại thực thể, để đơn giản hoá mô hình, người ta có thể chỉ nêu tên các loại thực thể; còn các thuộc tính của loại thực thể được liệt kê riêng.
Ví dụ 1.1:
Bài toán quản lý điểm của sinh viên được phát biểu sơ bộ như sau:
Mỗi sinh viên cần quản lý các thông tin như: họ và tên (HOTENSV),ngày tháng năm sinh(NGAYSINH), giới tính (NU), nơi sinh(NƠISINH), hộ khẩu thường trú (TINH). Mỗi sinh viên được cấp một mã số sinh viên duy nhất (MASV) để phân biệt với mọi sinh viên khác của trường, mỗi sinh viên chỉ thuộc về một lớp nào đó.
Mỗi lớp học có một mã số lớp (MALOP)duy nhất để phân biệt với tất cả các lớp học khác trong trường: có một tên gọi (TENLOP) của lớp, mỗi lớp chỉ thuộc về một khoa.
Mỗi khoa có một tên gọi (TENKHOA) và một mã số duy nhất (MAKHOA) để phân biệt với các khoa khác.
Mỗi môn học có một tên gọi (TENMH) cụ thể, được học trong một số đơn vị học trình (DONVIHT) )và ứng với môn học là một mã số duy nhất (MAMH) để phân biệt với các môn học khác.
Mỗi giảng viên cần quản lý các thông tin: họ và tên(HOTENGV), cấp học vị (HOCVI), thuộc một chuyên ngành (CHUYENNGANH) và được gán cho một mã số duy nhất gọi là mã giảng viên(MAGV) để phân biệt với các giảng viên
TÊN THUỘC TÍNH 3 khác. Mỗi giảng viên có thể dạy nhiều môn ở nhiều khoa, nhưng chỉ thuộc về sự quản lý hành chính của một khoa. Mỗi sinh viên với một môn học được phép thi tối đa 3 lần, mỗi lần thi (LANTHI), điểm thi (DIEMTHI). Mỗi môn học ở mỗi lớp học chỉ phân công cho một giảng viên dạy (tất nhiên là một giảng viên thì có thể dạy nhiều môn ở một lớp). Với bài toán trên thì các loại thực thể cần quản lý như: Sinhviên, Mônhọc, Khoa, Lớp, Giảngviên.
Ví dụ với loại thực thể Sinhviên thì cần quản lý các thuộc tính như:
MASV,HOTENSV, NGAYSINH,… và ta có thể biểu diễn như sau:
1.3.2.5. Mối Kết Hợp (relationship)
Mối kết hợp diễn tả sự liên hệ giữa các loại thực thể trong một ứng dụng tin học. Ví dụ mối kết hợp giữa hai loại thực thể Sinhviên và Lop, mối kết hợp giữa Sinhviên với Mônhọc,... Mối kết hợp được biểu diễn bằng một hình elip và hai bên là hai nhánh gắn kết với các loại thực thể (hoặc mối kết hợp) liên quan, tên mối kết hợp thường là: thuộc, gồm , chứa,...
Chẳng hạn giữa hai loại thực thể Lớp và Khoa có mối kết hợp “thuộc” như sau:
Bản số của mối kết hợp:
Bản số của một nhánh R trong mối kết hợp thể hiện số lượng các thực thể thuộc thực thể ở nhánh “bên kia” có liên hệ với một thực thể của nhánh R.
Mỗi bản số là một cặp số (min,max), chỉ số lượng tối thiểu và số lượng tối đa của thực thể khi tham gia vào mối kết hợp đó.
Ví dụ:
Cho bài toán QUẢN LÝ THI TỐT NGHIỆP PTCS được mô tả như sau:
Một phòng giáo dục huyện muốn lập một hệ thống thông tin để quản lý việc làm thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Công việc làm thi được tổ chức như sau:
Lãnh đạo phòng giáo dục thành lập nhiều hội đồng thi (mỗi hội đồng thi gồm một trường hoặc một số trường gần nhau). Mỗi hội đồng thi có một mã số duy nhất (MAHĐT), một mã số hội đồng thi xác định tên hội đồng thi(TENHĐT), họ tên chủ tịch hội đồng(TENCT), địa chỉ (ĐCHĐT), điện thoại(ĐTHĐT).
Mỗi hội đồng thi được bố trí cho một số phòng thi, mỗi phòng thi có một số hiệu phòng(SOPT) duy nhất, một phòng thi xác định địa chỉ phòng thi (ĐCPT). Số hiệu phòng thi được đánh số khác nhau ở tất cả các hội đồng thi.
Mỗi Giáo viên được điều động đến một hội đồng để coi thi. Một giáo viên có một mã giáo viên (MAGV), một mã giáo viên xác định tên giáo viên (TENGV), chuyên môn giảng dạy (CHUYENMON), tên trường giảng dạy (TENTR), chức danh trong hội đồng thi(CHUCDANH).
Các thí sinh dự thi có một số báo danh duy nhất (SOBD), mỗi số báo danh xác định tên thí sinh(TENTS), ngày sinh (NGSINH), giới tính (PHAI), mỗi thí sinh được xếp thi tại một phòng thi nhất định cho tất cả các môn, mỗi thí sinh có thể có chứng chỉ nghề (CCNGHE) hoặc không (thuộc tính CCNGHE kiểu chuỗi, CCNGHE=”x” nếu thí sinh có chứng chỉ nghề và CCNGHE bằng rỗng nếu thí sinh không có chứng chỉ nghề).
Mỗi môn thi có một mã môn thi duy nhất(MAMT), mỗi mã môn thi xác định tên môn thi(TENMT). Giả sử toàn bộ các thí sinh đều thi chung một số môn do sở giáo dục quy định. Ứng với mỗi môn thi một thí sinh có một điểm thi duy nhất (ĐIEMTHI)
Mô hình ER:
HOIDONG
TENHDT
TENCT
DCHDT
MAHDT
DTHDT
PHONG
SOPT
Có
Gồm
1
n
1
DCPT
CCNGHE
PHAI
THISINH
NGSINH
MONTHI
dự thi
n
n
n
SBD
TENTS
MAMON
TENMON
DIEMTHI
3.1.3. Lược đồ ER, các quy ước đặt tên
* Quy tắc đặt tên
- Tên thực thể, tên thuộc tính là danh từ
- Tên của liên kết được biểu diễn bằng các động từ
* Cấu trúc của mô hình
Là đồ thị biểu diễn các tập thực thể, thuộc tính và mối quan hệ
Đỉnh là loại thực thể
Cung là đường nối giữa
Tập thực thể và thuộc tính
Mối quan hệ và tập thực thể
3.2 Quy tắc chuyển từ mô hình ER sang mô hình quan hệ
Sau đây là một số quy tắc được sử dụng trong việc chuyển đổi mô hình thực thể kết hợp sang mô hình dữ liệu quan hệ.
Quy tắc 1:
Chuyển đổi mỗi loại thực thể thành một lược đồ quan hệ, các thuộc tính của loại thực thể thành các thuộc tính của lược đồ quan hệ, thuộc tính khoá của loại thực thể là thuộc tính khoá của lược đồ quan hệ.
Chẳng hạn loại thực thể Sinhvien ở ví dụ 1.2 khi áp dụng quy tắc 1 thì
sẽ được chuyển thành lược đồ quan hệ Sinhvien như sau:
Sinhvien(MASV, HOTENSV, NU, NGAYSINH, TINH,….)
Quy tắc 2:
Nếu mối kết hợp mà cả hai nhánh của nó đều có bản số max là n thì mối kết hợp này sẽ được chuyển thành một lược đồ quan hệ K’ gồm các thuộc tính của mối kết hợp K, cộng thêm các thuộc tính khoá của hai lược đồ quan hệ A, B tương ứng với hai thực thể tham gia vào mối kết hợp. Khoá của lược đồ quan hệ K’ gồm cả hai khoá của hai lược đồ quan hệ A và B.
Chẳng hạn mối kết hợp Phancong giữa ba loại thực thể Giangvien,
Monhoc và Lop được chuyển thành lược đồ quan hệ Phancong và có tập khoá là {MAGV,MAMH,MALOP} như sau:
Phancong(MAGV,MAMH,MALOP)
Quy tắc 3:
Mối kết hợp mà một nhánh có bản số là n (nhánh B) và nhánh còn lại có bản số max là 1 (nhánh A) thì loại bỏ mối kết hợp này khỏi mô hình thực thể kết hợp và thêm các thuộc tính khoá của lược đồ tương ứng với loại thực thể ở nhánh B vào lược đồ tương ứng với loại thực thể ở nhánh A (khoá của B sẽ thành khoá ngoại của A). Nếu mối kết hợp có các thuộc tính thì những thuộc tính này cũng được thêm vào lược đồ quan hệ tương ứng với loại thực thể ở nhánh A.
Chẳng hạn mối kết hợp thuộc giữa hai loại thực thể Sinhvien và Lop nên lược đồ quan hệ Sinhvien được sửa thành như sau:
Sinhvien(MASV,HOTENSV,NU,NGAYSINH, TINH,MALOP)
Quy tắc 4:
Nếu mối kết hợp mà cả hai nhánh đều có bản số max là 1 thì áp dụng quy tắc 3 cho một trong hai nhánh tuỳ chọn.
Ví dụ 2.1:
Sau đây là mô hình dữ liệu quan hệ được chuyển từ mô hình thực thể kết hợp ở ví dụ 1.2.
Sinhvien(MASV, HOTENSV, NU, NGAYSINH, NOISINH,TINH, MALOP)
Lop(MALOP,TENLOP,MAKHOA)
Khoa(MAKHOA,TENKHOA)
Monhoc(MAMH,TENMH,DONVIHT)
Giangvien(MAGV,HOTENGV,HOCVI,CHUYENNGANH,MAKHOA)
Ketqua(MASV, MAMH, LANTHI,DIEMTHI)
Phancong(MALOP,MAMH,MAGV)
BÀI TẬP
1. Cho phân tích sơ bộ về bài toán Quản lý lao động như sau:
Để quản lý việc phân công các nhân viên tham gia vào xây dựng các công trình. Một công ty xây dựng tổ chức quản lý như sau: Cùng lúc công ty có thể tham gia xây dựng nhiều công trình, mỗi công trình có một mã số công trình duy nhất (MACT), mỗi mã số công trình xác định các thông tin như: tên gọi công trình (TENCT), địa điểm(ĐIAĐIEM), ngày công trình được cấp giấy phép xây dựng (NGAYCGP), ngày khởi công (NGAYKC), ngày hoàn thành (NGAYHT).
Mỗi nhân viên của công ty có một mã số nhân viên (MANV) duy nhất, một mã số nhân viên xác định các thông tin như: Họ tên, ngày sinh (NGAYSINH), Giới tính (GT), địa chỉ (ĐIACHI).
Mỗi nhân viên phải chịu sự quản lý hành chính bởi một phòng ban. Tất nhiên một phòng ban quản lý hành chánh nhiều nhân viên. Công ty có nhiều phòng ban (Phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức, phòng chuyên môn, Phòng phục vụ,…). Mỗi phòng ban có một mã số phòng ban(MAPB) duy nhất, mã phòng ban xác định tên phòng ban (TENPB).
Công ty phân công các nhân viên tham gia vào các công trình, mỗi công trình có thể được phân cho nhiều nhân viên và mỗi nhân viên cùng lúc cũng có thể tham gia vào nhiều công trình. Với mỗi công trình một nhân viên có một số lượng ngày công (SLNGAYCONG) đã tham gia vào công trình đó.
Hãy mô tả cơ sở dữ liệu của bài toán trên bằng mô hình thực thể - liên kết (E-R)
Từ mô hình dữ liệu ở câu a, hãy biến đổi sang mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.
2. Một thư viện tổ chức việc cho mượn sách như sau:
Mỗi quyển sách được đánh một mã sách (MASACH) dùng để phân biệt với các quyển sách khác (giả sử nếu một tác phẩm có nhiều bản giống nhau hoặc có nhiều tập thì cũng xem là có mã sách khác nhau), mỗi mã sách xác định các thông tin khác như: tên sách (TENSACH), tên tác giả (TACGIA), nhà xuất bản (NHAXB), năm xuất bản (NAMXB).
Mỗi đọc giả được thư viên cấp cho một thẻ thư viện, trong đó có ghi rõ mã đọc giả (MAĐG), cùng với các thông tin khác như: họ tên (HOTEN), ngày sinh (NGAYSINH), địa chỉ (ĐIACHI), nghề nghiệp (NGHENGHIEP).
Cứ mỗi lượt mượn sách, đọc giả phải ghi các quyển sách cần mượn vào một phiếu mượn, mỗi phiếu mượn có một số phiếu mượn (SOPM) duy nhất, mỗi phiếu mượn xác định các thông tin như: ngày mượn (NGAYMUON), đọc giả mượn, các quyển sách mượn và ngày trả (NGAYTRA). Các các quyển sách trong cùng một phiếu mượn không nhất thiết phải trả trong trong cùng một ngày.
Hãy mô tả cơ sở dữ liệu của bài toán trên bằng mô hình thực thể - liên kết (E-R)
Từ mô hình dữ liệu ở câu a, hãy biến đổi sang mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.
CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ SQL
4.1. Giới thiệu SQL
4.1.1. Sơ lược lịch sử
Mỗi hệ quản trị CSDL đều phải có ngôn ngữ giao tiếp giữa người sử
dụng với cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ giao tiếp CSDL gồm các loại sau:
Ngôn ngữ mô tả dữ liệu (Data Definition Language –DDL): Cho phép khai báo cấu trúc các bảng của CSDL, khai báo các mối liên hệ của dữ liệu (relatíonship) và các quy tắc áp đặt lên các dữ liệu đó.
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipullation Language- DML) cho phép người sử dụng có thể thêm (insert), xoá (delete), sửa (update) dữ liệutrong CSDL.
Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (hay ngôn ngữ hỏi đáp có cấu trúc(Structured Query Language-SQL)): Cho phép người sử dụng khai thác CSDL để truy vấn các thông tin cần thiết trong CSDL.
Ngôn ngữ quản lý dữ liệu (Data Control Language- DCL): Cho phép những người quản trị hệ thống thay đổi cấu trúc của các bảng dữ liệu, khai báo bảo mật thông tin và cấp quyền khai thác CSDL cho người sử dụng.
Những năm 1975-1976, IBM lần đầu tiên đưa ra hệ quản trị CSDL kiểu quan hệ mang tên SYSTEM–R với ngôn ngữ giao tiếp CSDL là SEQUEL (Structured English Query Language). Năm 1976 ngôn ngữ SEQUEL được cải tiến thành SEQUEL-2, khoảng năm 1978-1979 SEQUEL-2 được cải tiến và đổi tên thành ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (Structured Query Language). Cuối năm 1979 hệ quản trị CSDL được cải tiến thành SYSTEM-R*. Năm 1986 viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standards Institute –ANSI) đã công nhận và chuẩn hoá ngôn ngữ SQL và sau đó tổ chức tiêu chuẩn thế giới (International Standards Organization -ISO) cũng đã công nhân ngôn ngữ này.
Đó là chuẩn SQL-86. tới này SQL đã qua 3 lần chuẩn hoá (1989,1992,1996) để mở rộng các phép toán và tăng cường khả năng bảo mật và tính toàn vẹn dữ liệu.
4.1.2. Các dạng đặc trưng
Ngôn ngữ truy vấn SQL có tập lệnh khá phong phú để thao tác trên cơ sở dữ liệu. Chẳng hạn lệnh create để tạo các bảng quan hệ, lệnh update để cập nhật dữ liệu, lệnh delete để xoá dữ liệu, lệnh insert để thêm dữ liệu,…
Trong chương này, chúng tôi chỉ trình bày với bạn đọc câu lệnh quan trọng nhất của SQL đó là câu lệnh hỏi - tìm kiếm dữ liệu SELECT. Kết quả của lệnh select là một quan hệ, quan hệ kết quả này có thể kết xuất ra màn hình, máy in, hoặc là trên các thiết bị lưu trữ thông tin khác. Để đơn giản trong cách trình bày, ta xem quan hệ để thực hiện câu truy vấn là quan hệ nguồn và quan hệ kết quả của truy vấn là quan hệ đích.
Mỗi câu lệnh SQL có thể được viết trên nhiều dòng và kết thúc lệnh bởi dấu chấm phẩy (;), tuy nhiên từ khoá, tên hàm, tên thuộc tính, tên bảng, tên đối tượng thì không được phép viết tách xuống hàng. Trong vận dụng thực tế, từ khoá, tên thuộc tính, tên bảng, tên đối tượng được viết in hoa hay chữ thường là như nhau.
4.1.3. Tập lệnh của SQL
Cú pháp tổng quát của câu lệnh select như sau:
select distinct /*/danh sách thuộc tính/ ,...
from
where
group by
having
order by
Trong đó:
(expression) là sự kết hợp một cách hợp lệ giữa các thuộc tính, các toán tử và các hàm. Sau đây sẽ là các toán tử và hàm thông dụng nhất. (cần chú ý rằng cách sử dụng các toán tử và các hàm này còn tuỳ thuộc vào câu lệnh SELECT của ngôn ngữ được sử dụng).
Các toán tử số học:
^ (luỹ thừa),*(nhân),/ (chia), mod (phần dư), +(cộng), - (trừ)
Các toán tử luận lý:
not(phủ định), and(phép hội), or (phép tuyển)
Các toán tử tập hợp:
In (danh sách các giá trị), LIKE, NOT LIKE, union(phép hợp), intersect
(phép giao), minus(phép trừ)
Các toán tử so sánh :
=, , >, =, <=
các hàm xử lý ngày tháng
date()
Trả về ngày tháng năm của hệ thống
time()
Trả về giờ phút giây của hệ thống
day(biểu thức ngày)
Trả về một trị số từ 1 đến 31 của biểu thức ngày
month(biểu thức ngày)
Trả về một số từ 1 đến 12 - là tháng của biểu thức ngày
year(biểu thức ngày)
Trả về năm của biểu thức ngày
len(biểu thức chuỗi)
Trả về chiều dài của chuỗi
Các hàm tính toán theo nhóm
sum tính tổng giá trị của các bộ theo thuộc tính đã chỉ ra.
max:cho biết giá trị lớn nhất của các bộ theo thuộc tính đã chỉ ra.
min:cho biết giá trị nhỏ nhất của các bộ theo thuộc tính đã chỉ ra.
avg:Cho biết giá trị trung bình của các bộ theo thuộc tính đã chỉ ra.
count */ thuộc tính/ distinct
count *: đếm tất cả các bộ
count:chỉ đếm những bộ mà giá trị của thuộc tính là khác
NULL
count distinct
Chỉ đếm những bộ mà giá trị của thuộc tính là khác NULL. Hơn nữa, những bộ mà giá trị trùng nhau trên thuộc tính chỉ được đếm là một (đại diện cho cả nhóm).
Sau đây ta sẽ lần lượt tìm hiểu kỹ hơn các mệnh đề của câu lệnh
SELECT
Để minh họa cho các ví dụ trong chương này, chúng ta sẽ dùng lại lược đồ cơ sở dữ liệu đã được đề cập trong chương 2.
Sinhvien(MASV, HOTENSV, NU, NGAYSINH, NOISINH,TINH, MALOP)
Lop(MALOP,TENLOP,MAKHOA)
Khoa(MAKHOA,TENKHOA)
Monhoc(MAMH,TENMH,DONVIHT)
Giangvien(MAGV,HOTENGV,HOCVI,CHUYENNGANH,MAKHOA)
Ketqua(MASV, MAMH, LANTHI,DIEMTHI)
Phancong(MALOP,MAMH,MAGV)
4.2. Ngôn ngữ SQL
4.2.1. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu
Là ngôn ngữ dùng để tạo bảng, xóa bảng hay thay đổi thuộc tính của bảng
* Tạo bảng:
CREATE TABLE ( [Ràng buộc], [Ràng buộc],... [{PRIMARY KEY | UNIQUE} [,....n] FOREIGN KEY [(column [,...n])] REFERENS ref_table [(ref_column[,....n] ) ] )
Ví dụ: Tạo bảng với các lược đồ quan hệ như sau:
HANGHOA (MaHG, TenHG, DVT)
Mã hàng hóa là khóa chính, tên hàng và đơn vị tính. Tất cả không được rỗng.
Create Table Hanghoa( MaHG varchar(10) Not Null Primary key, TenHG nvarchar(50) Not Null, DVT varchar(5) Not Null )
Xóa bảng:
DROP TABLE
Ví dụ: Xóa bảng HANGHOA
DROP TABLE HangHoa
4.2.1. Ngôn ngữ cập nhật dữ liệu:
- Là ngôn ngữ dùng để cập nhật dữ liệu.
- Bao gồm các câu lệnh: INSERT, UPDATE, DELETE
* Lệnh thêm dữ liệu vào bảng:
INSERT INTO [()] VALUES ()
Ví dụ: MON (MaMH, TenMH, DVHT)
- Thêm vào bảng MON với mã môn TH345, tên môn Cơ sở dữ liệu, đơn vị học trình là 5
INSERT INTO MON VALUES ('TH345', 'Cơ sở dữ liệu',5)
Hoặc: INSERT INTO MON (MaMh, TenMH, DVHT) VALUES('TH345', 'Cơ sở dữ liệu',5)
* Lệnh cập nhật dữ liệu trong bảng:
UPDATE SET = ,...., =
[WHERE ]
Ví dụ: Cập nhật số DVHT cho môn học 'TH345' tăng thêm 1
UPDATE MON SET DVHT = DVHT + 1
WHERE MaMH = 'TH345'
* Lệnh xóa dữ liệu khỏi bảng:
DELETE FROM [WHERE ]
Ví dụ: Xóa các môn học có số DVHT nhỏ hơn 2
DELETE FROM MON WHERE DVHT < 2
4.2.2. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu
Là ngôn ngữ được hỗ trợ mạnh bởi các Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tạo một khả năng truy xuất dữ liệu linh hoạt từ Cơ sở dữ liệu.
* Truy vấn dữ liệu đơn giản
SELECT * | FROM
Ví dụ: SINHVIEN (MaSV, HoSV, TenSV, Phai, Ngaysinh, QQ, Malop) In ra mã số và họ tên của tất cả các Sinh viên
SELECT MASV. HoSV, TenSV FROM Sinhvien
* Truy vấn có điều kiện
SELECT * | FROM WHERE
Ví dụ: In ra thông tin những sinh viên có tuổi từ 22 tuổi trở lên.
SELECT* FROM SINHVIEN WHERE (Year(getDate()) - Year(Ngaysinh)) >= 22
* Truy vấn loại bỏ phần tử trùng lặp
SELECT DISTINCT FROM ]
Ví dụ: HOC (MaSV, MaMH, HK, NH, LanThi, DIEM) In ra mã số của những sinh viên có học môn TH345
SELECT DISTINCT MaSV FROM HOC WHERE MaMH = 'TH345'
* Truy vấn từ hai hay nhiều bảng
SELECT * FROM [bí danh 1] INNER JOIN [bí danh 2] ON [WHERE ]
Ví dụ: In ra Mã số và họ tên của những sinh viên học môn 'TH345' đạt kết quả từ 8 trở lên ở lần thi thứ nhất
SELECT SINHVIEN.MASV,HoSV,TenSV FROM SINHVIEN INNER JOIN HOC ON SINHVIEN.MaSV = HOC.MaSV WHERE DIEM >= 8 AND Lanthi = 1 AND MaMH = 'TH345'
* Truy vấn lồng nhau
SELECT * | FROM AND | OR ] (SELECT FROM )
Ví dụ: In ra Mã số và họ tên của những sinh viên lớp TH3A không học môn 'TH305'
SELECT MASV, HoSV, TenSV FROM SINHVIEN WHERE Malop = 'TH3A' AND MaSV NOT IN (SELECT MaSV FROM Hoc WHERE MaMH = 'TH305'
* Truy vấn có sử dụng các hàm kết tập
SELECT [ , ] FROM [WHERE ] [GROUP BY ] [HAVING ]
* Các hàm kết tập bao gồm: SUM, MAX, MIN, AVG, COUNT
Có mệnh đề HAVING thì bắt buộc phải có mệnh đề GROUP BY
Trong mệnh đề SELECT có truy vấn danh sách các trường thì tất cả danh sách các trường phải có trong mệnh đề GROUP BY
Hàm kết tập không được gọi lồng nhau.
Ví dụ: DETAI (MaDT, TenDT, Chunhiem, Kinhphi) In ra những giáo viên chủ nhiệm từ hai đề tài trở lên
SELECT Chunhiem, COUNT(MaDT) AS SoLG FROM DETAI GROUP BY ChunhiemHAVING COUNT(MaDT) >= 2
* Truy vấn có sắp xếp
SELECT FROM [WHERE ] [GROUP BY ] ORDER BY ASC | DESC
Trong đó: ASC là giá trị mặc nhiên, sắp xếp kết quả theo thứ tự tăng dần. DESC: sắp xếp kết quả theo thứ tự giảm dần.
Ví dụ: In ra thông tin gồm mã số, họ tên, điểm thi môn TH345 ở lần 1 học kỳ 1 năm học 2006-2007 theo thứ tự điểm thi giảm dần.
SELECT SINHVIEN.MaSV, HoSV + ' ' + TenSV AS Hoten, Diem FROM SINHVIEN INNER JOIN HOC ON SINHVIEN.MaSV = HOC.MaSV WHERE MaMH='TH345' AND Lanthi=1 AND NH='2006-2007' AND HK=1 ORDER BY DIEM DESC
4.2.3. Truy vấn có sử dụng các hàm kết tập:
Hàm SUM ():
Trả về tổng giá trị của tất cả các dòng của một trường kiểu số
Ví dụ: Tính tổng kinh phí của tất cả các đề tài
SELECT SUM(Kinhphi)
FROM Detai;
Đặt lại tên trường: Trong một số trường hợp tên trường của kết quả truy vấn không phù hợp ta cần đặt lại tên trường
Cú pháp:
SELECT SUM(Kinhphi) AS Tong_KP
FROM Detai;
* Hàm MAX ():
Ví dụ: Tìm kinh phí lớn nhất của tất cả các đề tài
Trả về giá trị lớn nhất trong tất cả các dòng của một trường
SELECT MAX(Kinhphi) as KP_MAX
FROM Detai
* Hàm MIN ():
Trả về giá trị nhỏ nhất trong tất cả các dòng của một trường
* Hàm AVG():
Trả về giá trị trung bình cộng của tất cả các dòng của một trường
Ví dụ: Tính trung bình cộng kinh phí của tất cả các đề tài
SELECT AVG(Kinhphi) AS TBC_KP
FROM Detai;
* Hàm COUNT():
Đếm các dòng trong bảng theo một hoặc một số trường nào đó
Ví dụ:
In ra số lượng đề tài mà thầy Lê Đức Phúc làm chủ nhiệm
SELECT COUNT (MaDT) AS So_DT
FROM Detai
WHERE Chunhiem = 'Lê Đức Phúc';
4.2.4.Truy vấn có sắp xếp:
Cho phép sắp xếp các dòng trong kết quả câu truy vấn theo thứ tự tăng dần (hoặc giảm dần) dựa trên một hoặc nhiều trường làm tiêu chí
Cú pháp
SELECT
FROM
[WHERE ]
GROUP BY ]
ORDER BY ASCI | DESC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCTV1121.doc