5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc dạy tiếng Anh ở những lớp 10 có trình độ không đồng
đều gây nhiều khó khăn cho hầu hết giáo viên trường phổ thông trung học ở Huế. Các
khó khăn ấy cụ thể như sau:
• Giáo viên tốn nhiều thời gian để soạn giáo án vì phải thiết kế nhiều loại hoạt
động và bài tập dễ và khó, đồng thời phải lựa chọn kỹ thuật dạy thích hợp cho
mỗi hoạt động và phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh.
• Khi dạy các kỹ năng ngôn ngữ giáo viên gặp khó khăn trong việc dạy kỹ năng
Nghe và Nói nhiều hơn dạy kỹ năng Viết và Đọc.
• Khi triển khai hoạt động và bài tập, giáo viên khó thay đổi tình trạng quá thụ
động và thờ ơ của học sinh kém và việc lấn áp của học sinh khá giỏi, cũng như
khuynh hướng sử dụng Tiếng Việt nhiều trong các hoạt động cặp hay nhóm.
Giáo viên Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông đã thực hiện một số biện pháp
nhằm khắc phục các khó khăn nói trên. Nhiều giáo viên chọn dạy kỹ năng Viết, Đọc và
Nói nhiều hơn Nghe và tăng cường vốn từ và ngữ pháp cho học sinh. Mặc dù, tốn nhiều
thời gian, một số giáo viên đã chọn cách thiết kế các bài tập và hoạt động dễ và khó để
giúp học sinh có trình độ khác nhau học tốt. Đặc biệt, khá nhiều giáo viên đã biết cách
tạo hứng thú cho các học sinh khác nhau.
Để khắc phục những khó khăn trên và nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy-học Tiếng Anh,
chúng tôi đề xuất những biện pháp sau.
Giáo viên Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông:
! Cần tìm hiểu trình độ, nhu cầu và sở thích của mỗi học sinh ngay từ đầu năm
học.
! Đa dạng hóa phương pháp và kỹ thuật dạy-học Tiếng Anh. Cụ thể:
o Chọn phương pháp tối ưu để giảng bài và hướng dẫn cách thực hiện các hoạt
động hay bài tập. Cụ thể, giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, phi ngôn
ngữ, hay giáo cụ trực quan.
o Chọn chủ đề đa dạng để tạo hứng thú và phù hợp trình độ của học sinh.
o Thiết kế các hoạt động, bài tập cho các trình độ khác nhau như hoạt động mở
(open-ending), có phân cấp (tiered-text / bias text), bài tập bắt buộc và tự
chọn.
o Khuyến khích nhiều học sinh tham gia và đóng góp ý kiến.
! Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các hoạt động cặp - nhóm một cách thích
hợp để học sinh có thể giúp nhau học tập.
! Nên xây dựng các qui định trong lớp học, đặc biệt trong các hoạt động cặp -
nhóm nhằm khuyến khích học sinh kém tham gia nhiều hơn và hạn chế tính áp
đảo của học sinh khá giỏi.
! Nâng cao ý thức học tập, tính tự chủ và trách nhiệm của học sinh, đặc biệt các
học sinh yếu.
! Dạy đều và kết hợp các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy tiếng anh ở các lớp có trình độ không đồng đều: Khó khăn và giải pháp - Phan Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 138-146
DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC LỚP CÓ TRÌNH ĐỘ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU:
KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
PHAN QUỲNH NHƯ
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế
TỐNG THỊ THÙY TRANG
Trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ, Bà Rịa -Vũng Tàu
Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành để điều tra những khó khăn giáo
viên thường gặp phải khi dạy Tiếng Anh ở những lớp 10 có trình độ không
đồng đều. Kết quả thu được từ bảng câu hỏi điều tra và dự giờ lớp học đã
cho thấy giáo viên dạy tiếng Anh thường gặp nhiều khó khăn như dạy lớp
học có nhiều học sinh yếu, thiết kế giáo án phù hợp cho nhiều trình độ học
sinh, dạy các kỹ năng ngôn ngữ và triển khai hoạt động dạy-học. Nghiên cứu
cho biết giáo viên đã áp dụng một số giải pháp để khắc phục phần nào những
khó khăn ấy.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập niên qua, phương pháp dạy-học Tiếng Anh ở Việt Nam đã không
ngừng được cải tiến nhằm nâng cao khả năng Tiếng Anh của học sinh. Tuy nhiên, giáo
viên Tiếng Anh và học sinh vẫn thường xuyên gặp những khó khăn, đặc biệt là các khó
khăn khách quan. Một trong những khó khăn khách quan phổ biến nhất là lớp học có sĩ
số lớn. Ở những lớp học như thế, trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh quá khác biệt
là một thách thức lớn đối với giáo viên [6].
Nhiều tác giả đã bàn về những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp để có thể dạy-học
Tiếng Anh hiệu quả nhất ở các lớp học có sĩ số lớn. Một số nghiên cứu đã được tiến
hành ở trên thế giới và ở Việt Nam về việc day-học Tiếng Anh ở các lớp học đông.
Prodromou đã tiến hành nghiên cứu ở Hi lạp về các khó khăn của lớp học Tiếng Anh có
sĩ số đông và trình độ chênh lệch [10]. Tác giả đã cho thấy giáo viên và học sinh thường
gặp một số khó khăn nhất định và đề xuất một số giải pháp như sắp xếp tổ chức lớp học
hợp lý, lựa chọn đề tài quen thuộc với học sinh, sử dụng các dạng bài tập có yêu cầu
mở, các kỹ thuật dạy và hoạt động theo khuynh hướng giao tiếp. Ngoài ra, Baurin đã
nghiên cứu thử nghiệm phương pháp đa dạng hóa bài tập ở lớp học Văn học Mỹ ở Việt
Nam [1]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu về các lớp học Tiếng Anh có trình độ không
đồng đều chưa được thực hiện rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt ở các trường phổ thông.
Ở các trường trung học phổ thông ở Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng, lớp học
thường có sĩ số từ 45-50 học sinh. Trình độ Tiếng Anh của các em khá chênh lệch do
khuynh hướng học lệch; rất ít học sinh thích học và học tốt Tiếng Anh, phần lớn học
sinh tập trung học nhiều hơn các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh để chuẩn bị thi vào đại học.
Trước tình hình như thế, giáo viên khó có thể dạy tốt để nâng cao trình độ Tiếng Anh
của học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong quá trình toàn cầu hóa. Hơn thế
nữa, lớp 10 là lớp đầu cấp ở bậc trung học phổ thông, vì vậy nếu giáo viên không có
DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC LỚP CÓ TRÌNH ĐỘ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
139
biện pháp khắc phục thì hiệu quả dạy-học Tiếng Anh ở những năm học sau sẽ khó đạt
kết quả tốt.
Với những lý do trên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đạt được những mục tiêu
chính (1) cung cấp bức tranh tổng quát về những khó khăn mà giáo viên có thể gặp phải
khi dạy tiếng Anh ở những lớp 10 có trình độ không đồng đều, (2) giúp giáo viên tự
đánh giá thực tế giảng dạy, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học Tiếng Anh ở những
lớp 10 có trình độ không đồng đều và (3) đề xuất các biện pháp nhằm giúp giáo viên
dạy Tiếng Anh hiệu quả hơn.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu được tiến hành nhằm trả lời hai câu
hỏi chính sau đây:
1. Giáo viên tiếng Anh thường gặp phải những khó khăn nào khi dạy cho những lớp
10 có trình độ không đồng đều?
2. Các giáo viên dạy tiếng Anh đã áp dụng các biện pháp gì để khắc phục những khó
khăn ấy?
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Định nghĩa về thuật ngữ “multilevel”
“Multilevel” (lớp học có trình độ không đồng đều) là một thuật ngữ đa nghĩa bao gồm
nhiều khía cạnh khác nhau. Nói đến lớp học tiếng Anh có trình độ không đồng đều,
chúng ta thường nghĩ ngay đến sự khác biệt trong khả năng sử dụng ngôn ngữ của học
sinh; có những học sinh sử dụng ngôn ngữ trôi chảy và những học sinh hầu như không
thể ghép được một câu nói hoàn chỉnh [2]. Tương tự, Shank và Terrill cho rằng trong
một lớp học trình độ chênh lệch, học sinh bắt đầu với những khả năng tiếp nhận ngôn
ngữ khác nhau và tiến bộ ở những mức độ khác nhau trong mỗi kỹ năng ngôn ngữ:
nghe, nói, đọc và viết [11].
Ngoài thuật ngữ “multilevel”, khi đề cập đến các lớp có trình độ không đồng đều, các
thuật ngữ khác cũng được sử dụng như “multiple proficiency levels” [4], “mixed-level”
[2] “heterogeneous” [12] và “mixed-ability” [10].
Mặc dù các thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ lớp học có trình độ không đồng
đều, có thể hiểu rằng một lớp học tiếng Anh có trình độ không đồng đều là lớp học gồm
các học sinh có trình độ và khả năng sử dụng tiếng Anh khác nhau.
2.2. Trình độ ngôn ngữ của học sinh
Có thể phân chia học sinh học Tiếng Anh theo ba trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp
[8]. Học sinh ở trình độ sơ cấp hầu như không biết gì hoặc biết rất ít về tiếng Anh. Ở
trình độ trung cấp, học sinh có khả năng nói và viết những điều cơ bản nhất, có thể đọc
hiểu và nghe hiểu những nội dung trực tiếp và đơn giản. Đạt đến trình độ cao cấp, học
sinh có khả năng đọc và nghe hiểu những nội dung có tính chất phức tạp hơn và có thể
giao tiếp một cách trôi chảy với người bản xứ [8].
PHAN QUỲNH NHƯ - TỐNG THỊ THÙY TRANG
140
2.3. Thuận lợi và khó khăn của những lớp có trình độ không đồng đều
Thuận lợi cơ bản nhất ở các lớp học có trình độ không đồng đều là sự tương tác của
người học (interaction) và sự đa dạng của lớp học (diversity) [2]. Cụ thể, lớp học có
trình độ không đồng đều có thể mang lại lợi ích cho học sinh có trình độ thấp lẫn cao.
Những học sinh có trình độ thấp có thể học hỏi từ những học sinh có trình độ cao hơn
và những học sinh có trình độ cao có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ khi giúp đỡ những
học sinh có trình độ thấp hơn. Hơn thế nữa, sự khác biệt giữa các học sinh về phương
pháp học, sở thích, trình độ nhận thức, động cơ học tập, trình độ ngôn ngữ tạo nên sự đa
dạng và phong phú cho lớp học [2], [12]. Ngoài ra, ở những lớp học có trình độ chênh
lệch, học sinh có thể phát triển kỹ năng làm việc một cách độc lập, làm việc theo năng
lực của cá nhân, và có ý thức trách nhiệm về hành vi và việc học của mình [2], [9], [12].
Mặt khác, bên cạnh những thuận lợi, thực tế cho thấy lớp học có trình độ không đồng
đều gây rất nhiều khó khăn và thách thức cho giáo viên và học sinh.
Khó khăn đối với giáo viên: Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng phương
pháp và kỹ thuật dạy-học (methodology and techniques application), thiết kế chương
trình (curriculum design), thiết kế hoạt động dạy-học (activity design), lựa chọn tài liệu
(materials adaptation), quản lý lớp học (classroom management) và kiểm tra đánh giá
học sinh (assessment and evaluation) [2], [5].
Khó khăn đối với học sinh: Học sinh có thể gặp khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả
học tập (effective learning). Có thể bài tập này quá dễ đối với một số học sinh nhưng lại
quá khó đối với các học sinh khác. Ngoài ra, học sinh có thể gặp khó khăn trong việc
tham gia hoạt động học tập trong lớp (participation). Các học sinh khá giỏi liên tục đóng
góp ý kiến xây dựng bài và kiểm soát hầu hết các hoạt động trong khi học sinh có trình
độ thấp lại thờ ơ và thiếu tự tin [5].
2.3. Hoạt động theo cặp và nhóm (pair work/group work) trong lớp học tiếng Anh
2.3.1. Định nghĩa: Hoạt động theo cặp hay nhóm (pair work or group work) là hoạt
động giáo viên chia lớp thành cặp hay nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm và các cặp này
làm việc đồng thời [7].
2.3.2. Lợi ích: Hoạt động theo cặp hay nhóm mang lại nhiều lợi ích cho học sinh trong
lớp học Tiếng Anh. Cụ thể, có thể giúp học sinh có nhiều cơ hội sử dụng ngôn ngữ, giúp
học sinh sử dụng ngôn ngữ lưu loát hơn, học sinh tham gia vào hoạt động trong lớp,
tăng cường việc học hỏi lẫn nhau giữa các học sinh, tạo thêm sự phong phú trong hoạt
động dạy-học, động viên học sinh tự tin hơn, đặc biệt đối với học sinh nhút nhát và nâng
cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân học sinh [4], [7].
2.3.3. Phương pháp phân cặp, nhóm trong những lớp có trình độ không đồng đều
Các cặp hay nhóm học sinh có thể được phân chia theo các cách khác nhau như:
cặp/nhóm có trình độ tương đồng, cặp/nhóm có trình độ khác nhau, cặp/nhóm do học
sinh tự chọn hoặc giáo viên chỉ định [2], [11].
DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC LỚP CÓ TRÌNH ĐỘ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
141
2.4. Quản lý lớp học ở những lớp có trình độ không đồng đều
Để giảng dạy hiệu quả hơn, giáo viên của một lớp học Tiếng Anh có trình độ không
đồng đều nên có các biện pháp cụ thể trong việc quản lý lớp và tổ chức giờ học. Cụ thể
là, giáo viên có thể sử dụng các dạng hoạt động theo cặp và theo nhóm để học sinh tăng
cường tính hợp tác trong học tập [5] và khuyến khích học sinh học hỏi lẫn nhau trong
hoạt động cặp hay nhóm [12]. Hơn nữa, giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ
ràng hoặc sử dụng ngôn ngữ không lời (non-verbal language) để giải thích yêu cầu của
bài tập hay hoạt động và có thể yêu cầu học sinh khá giỏi giải thích lại bằng Tiếng Việt
nếu cần thiết [2]. Ngoài ra, giáo viên có thể chọn lựa hay thiết kế các bài tập và hoạt
động phù hợp với các trình độ của học sinh. Giáo viên có thể thiết kế các bài tập có yêu
cầu mở (open-ending), hoạt động do giáo viên khởi xướng (teacher-initiated activities)
[12] hay bài tập phân cấp (tier-texts hay bias texts) [3]. Hơn nữa, để khuyến khích tất cả
học sinh tham gia tích cực trong giờ học, giáo viên có thể khéo léo áp dụng các thủ
thuật như đặt câu hỏi trước khi gọi tên, dùng lời khen để động viên khích lệ học sinh,
sửa lỗi nhẹ nhàng hoặc gián tiếp để tránh làm tổn thương học sinh yếu và khuyến khích
tính tự học cho học sinh khá, giỏi [2], [12].
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm 25 giáo viên đã dạy lớp 10 từ 2 đến 15 năm và 224 học sinh
của 5 lớp thuộc 05 trường THPT ở Huế; Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Gia Hội, Phan
Đăng Lưu và Hương Thuỷ.
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp định tính và định lượng. Dữ liệu được
thu thập thông qua phiếu điều tra và dự giờ. Phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi tìm hiểu về
các khó khăn và các biện pháp khắc phục khi giáo viên dạy Tiếng Anh ở các lớp có
trình độ chênh lệch. Kết quả học kì 1 của môn học Tiếng Anh được xem xét để chọn ra
các lớp có trình độ không đồng đều đưa vào nghiên cứu thông qua hình thức dự giờ.
Phiếu dự giờ được sử dụng nhằm khẳng định thêm các khó khăn và biện pháp giáo viên
sử dụng để giải quyết các khó khăn trong việc thiết kế giáo án, tổ chức, quản lý các hoạt
động và đánh giá học sinh.
Kết quả thu được từ phiếu điều tra được chuyển sang tỉ lệ phần trăm để phân tích và đưa
ra những kết luận cần thiết.
4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng câu hỏi điều tra và dự giờ lớp học đã giúp chúng tôi thu thập được kết quả về khó
khăn giáo viên gặp phải khi dạy tiếng Anh cho lớp 10 có trình độ không đồng đều và
biện pháp đã được giáo viên sử dụng để khắc phục những khó khăn ấy.
4.1. Khó khăn chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy 56% trong tổng số giáo viên được điều tra cho rằng dạy
tiếng Anh cho những lớp 10 có trình độ không đồng đều thực sự là một thử thách. Đây
là một con số đáng quan tâm.
PHAN QUỲNH NHƯ - TỐNG THỊ THÙY TRANG
142
Bảng 1. Những khó khăn khi dạy những lớp 10 có trình độ không đồng đều
Khó khăn Số lượng (N= 25) Tỉ lệ (%)
Lớp đông 9 36
Lớp với số lượng lớn học sinh yếu 17 68
Thiết kế giáo án 16 64
Việc triển khai hoạt động dạy-học 11 44
Quản lý lớp 5 20
Đánh giá trên lớp 4 16
Dạy các kỹ năng 12 48
Dạy các yếu tố ngôn ngữ 2 8
Kết quả thu được cho thấy khi dạy Tiếng Anh ở các lớp 10 có trình độ không đồng đều,
hầu hết giáo viên gặp một số khó khăn lớn. Thách thức lớn nhất mà giáo viên phải đối
mặt là số lượng học sinh yếu trong lớp quá đông (68%). Điều này đã làm cản trở hiệu quả
của hoạt động dạy và học. Khó khăn thứ hai là việc thiết kế giáo án (64%), giáo viên cần
chọn hoạt động, tài liệu và phương pháp để có thể đáp ứng được hầu hết đối tượng học
sinh. Ngoài ra, 48% giáo viên cho rằng việc dạy 4 kỹ năng ngôn ngữ dạy những lớp 10
này thực sự là một khó khăn và 44% gặp khó khăn khi triển khai hoạt động dạy-học.
4.2. Khó khăn cụ thể
4.2.1. Khó khăn khi thiết kế giáo án
Bảng 2. Những khó khăn khi thiết kế giáo án
Khó khăn Số lượng (N= 25) Tỉ lệ (%)
Thiết kế các hoạt động khác nhau cho mỗi trình độ 15 60
Lựa chọn kỹ thuật dạy thích hợp cho mỗi hoạt động 13 52
Soạn bài tập bổ trợ cho học sinh có trình độ cao 4 16
Đơn giản hóa lời hướng dẫn cho học sinh yếu 9 36
Đơn giản hóa bài tập cho học sinh yếu 9 36
Thiết kế đồ dùng học tập cho tất cả trình độ 8 32
Tốn nhiều thời gian 10 40
Cụ thể, khi soạn giáo án giáo viên Tiếng Anh gặp khó khăn nhiều nhất trong việc thiết kế
hoạt động dạy-học phù hợp với trình độ khác nhau trong lớp (60%), trong việc lựa chọn
kỹ thuật dạy cho mỗi hoạt động (52%) và vì vậy tốn rất nhiều thời gian (40%). Việc đơn
giản hóa bài tập và hướng dẫn học sinh yếu làm bài hay soạn thêm bài tập cho học sinh
giỏi cũng là những thách thức mà giáo viên thường gặp phải khi thiết kế giáo án.
4.2.2. Khó khăn trong dạy 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết)
Bảng 3. Khó khăn trong dạy các kỹ năng
Mức độ khó khăn - Tỉ lệ (%) (1- khó khăn nhất, 4 - ít khó nhất)
Kỹ năng 1 2 3 4
Nghe 36 44 20 0
Nói 36 24 32 8
Đọc 0 0 12 88
Viết 28 32 36 4
DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC LỚP CÓ TRÌNH ĐỘ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
143
Trong bốn kỹ năng ngôn ngữ, giáo viên gặp nhiều khó khăn nhất khi dạy kỹ năng Nghe
và Nói (80% và 70%) cho học sinh ở trình độ khác nhau. Dạy kỹ năng Viết và Đọc
được xem là ít gặp khó khăn hơn.
Giáo viên gặp khó khăn khi dạy các kỹ năng trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân chính là trình độ học sinh chênh lệch quá lớn
(68%), vốn từ của học sinh còn hạn chế (80%), kiến thức ngữ pháp của học sinh còn
hạn chế (56%) và thời lượng dành cho mỗi kỹ năng không đủ (44%).
4.2.3. Khó khăn trong triển khai hoạt động
Bảng 4. Khó khăn trong triển khai hoạt động dạy
Khó khăn Số lượng (N= 25) Tỉ lệ (%)
Tạo ra môi trường giao tiếp thực sự cho học sinh 5 20
Tốn thời gian để hướng dẫn và làm mẫu 11 44
Sự chênh lệch giữa bài tập và nhu cầu của học sinh 9 36
Sự khống chế của học sinh giỏi 13 52
Sự thụ động của học sinh yếu 14 56
Sự nản lòng của học sinh yếu 6 24
Cảm giác nhàm chán của học sinh giỏi 2 8
Học sinh yếu không theo kịp 3 12
Khi triển khai hoạt động, đa số giáo viên đều nhận thấy học sinh kém hơn quá thờ ơ và
thụ động (56%) trong khi học sinh khá giỏi tham gia tích cực và kiểm soát hết mọi hoạt
động (52%). Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong các lớp có trình độ không đồng
đều và được quan sát thấy rõ trong tất cả các lớp được dự giờ tại các trường phổ thông.
Học sinh giỏi điều khiển toàn bộ hoạt động cặp, nhóm, và toàn lớp. Học sinh yếu rất ít
tham gia, chỉ khi nào được giáo viên yêu cầu. Ngoài ra, giáo viên còn gặp khó khăn vì
mất nhiều thời gian hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh (44%).
4.2.4. Khó khăn trong quản lý lớp học
Bảng 5. Khó khăn trong quản lý lớp
Khó khăn Số lượng (N= 25) Tỉ lệ (%)
Sắp xếp học sinh vào cặp / nhóm 16 64
Hạn chế học sinh sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động cặp/nhóm 11 44
Duy trì các nội qui trong lớp 5 20
Theo dõi hoạt động của cá nhân học sinh 12 48
Khuyến khích toàn thể học sinh tham gia tích cực 15 60
Phân bố thời gian hợp lý 8 32
Trong việc quản lý lớp học, giáo viên Tiếng Anh gặp phải khó khăn nhiều nhất trong
việc sắp xếp học sinh có trình độ khác nhau vào trong các cặp và nhóm (64%), khuyến
khích tất cả học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động trong giờ học (60%), theo dõi
từng cá nhân học sinh (48%) và hạn chế sử dụng Tiếng Việt khi học sinh làm việc trong
cặp và nhóm (44%) để nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh. Qua quan sát các lớp
học, chúng tôi nhận thấy kết quả tương tự như kết quả từ phiếu điều tra. Giáo viên
PHAN QUỲNH NHƯ - TỐNG THỊ THÙY TRANG
144
thường lúng túng trong việc phân chia học sinh giỏi, khá vào các nhóm vì lớp học đông
và bàn ghế không dịch chuyển được. Vì vậy, phần lớn giáo viên đã để học sinh ngồi
cùng bàn hoặc hai bàn gần nhau cùng làm việc với nhau thay vì xem xét trình độ của
học sinh trong cặp hay nhóm. Ngoài ra, trong các lớp học được quan sát, phần lớn học
sinh khá giỏi tham gia tích cực và học sinh yếu rất thụ động. Lớp học đông nên mặc dù
đã được yêu cầu nhưng Tiếng Việt vẫn được sử dụng nhiều trong hoạt động cặp hay
nhóm.
4.3. Những giải pháp
Trước rất nhiều khó khăn khi dạy Tiếng Anh ở những lớp có trình độ không đồng đều,
giáo viên đã sử dụng những biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả của việc dạy-học
Tiếng Anh.
Để khắc phục khó khăn khi dạy 4 kỹ năng, giáo viên thường tập trung dạy một số kỹ
năng như Viết (64%), Đọc (56%) và Nói (52%) nhiều hơn Nghe (28%). Hơn nữa, để
giúp việc dạy-học các kỹ năng hiệu quả hơn, giáo viên chú trọng tăng cường vốn từ
vựng (52%) và ngữ pháp (88%) hơn là phát âm (44%) cho học sinh. Quả thật các biện
pháp này chưa phải là giải pháp tối ưu. Để có thể giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng
giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh, giáo viên cần dạy phối hợp các kỹ năng Nghe, Nói,
Đọc và Viết và đặc biệt nên chú trọng hơn đến việc luyện âm cho học sinh.
Để triển khai hoạt động dạy-học trên lớp hiệu quả hơn, khi tổ chức hoạt động, bài tập
cho học sinh, giáo viên thường phân bài tập dễ cho học sinh yếu hơn và bài tập khó hơn
cho học sinh giỏi hơn (56%). Tuy nhiên, nhiều giáo viên chỉ sử dụng một loại bài tập
cho tất cả học sinh (52%). Hơn nữa, để việc dạy và học hiệu quả hơn giáo viên thường
tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (80%) và nhóm (68%) để tăng tính hợp tác và
học hỏi lẫn nhau giữa học sinh. Ngoài ra, giáo viên dùng nhiều cách khác nhau để giúp
học sinh hiểu yêu cầu của hoạt động và bài tập (68%), thiết kế thêm giáo cụ trực quan
(88%) và đa dạng hóa bài tập (20%) nhằm giúp các học sinh kém hứng thú hơn trong
giờ học và nhờ vậy có thể học tốt hơn.
Đặc biệt, giáo viên đã áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích và động viên học sinh
kém hơn như khen ngợi khi các em có tiến bộ dù là rất nhỏ (72%), cho điểm cộng hay
điểm thưởng (một hình thức mà giáo viên THPT hay áp dụng) khi các em đưa ra câu trả
lời đúng hoặc góp ý xây dựng bài (56%) và quan tâm đến các học sinh kém nhiều hơn
bằng cách giúp đỡ hay giảng bài kỹ hơn (56%).
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc dạy tiếng Anh ở những lớp 10 có trình độ không đồng
đều gây nhiều khó khăn cho hầu hết giáo viên trường phổ thông trung học ở Huế. Các
khó khăn ấy cụ thể như sau:
• Giáo viên tốn nhiều thời gian để soạn giáo án vì phải thiết kế nhiều loại hoạt
động và bài tập dễ và khó, đồng thời phải lựa chọn kỹ thuật dạy thích hợp cho
mỗi hoạt động và phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh.
DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC LỚP CÓ TRÌNH ĐỘ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
145
• Khi dạy các kỹ năng ngôn ngữ giáo viên gặp khó khăn trong việc dạy kỹ năng
Nghe và Nói nhiều hơn dạy kỹ năng Viết và Đọc.
• Khi triển khai hoạt động và bài tập, giáo viên khó thay đổi tình trạng quá thụ
động và thờ ơ của học sinh kém và việc lấn áp của học sinh khá giỏi, cũng như
khuynh hướng sử dụng Tiếng Việt nhiều trong các hoạt động cặp hay nhóm.
Giáo viên Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông đã thực hiện một số biện pháp
nhằm khắc phục các khó khăn nói trên. Nhiều giáo viên chọn dạy kỹ năng Viết, Đọc và
Nói nhiều hơn Nghe và tăng cường vốn từ và ngữ pháp cho học sinh. Mặc dù, tốn nhiều
thời gian, một số giáo viên đã chọn cách thiết kế các bài tập và hoạt động dễ và khó để
giúp học sinh có trình độ khác nhau học tốt. Đặc biệt, khá nhiều giáo viên đã biết cách
tạo hứng thú cho các học sinh khác nhau.
Để khắc phục những khó khăn trên và nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy-học Tiếng Anh,
chúng tôi đề xuất những biện pháp sau.
Giáo viên Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông:
! Cần tìm hiểu trình độ, nhu cầu và sở thích của mỗi học sinh ngay từ đầu năm
học.
! Đa dạng hóa phương pháp và kỹ thuật dạy-học Tiếng Anh. Cụ thể:
o Chọn phương pháp tối ưu để giảng bài và hướng dẫn cách thực hiện các hoạt
động hay bài tập. Cụ thể, giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, phi ngôn
ngữ, hay giáo cụ trực quan.
o Chọn chủ đề đa dạng để tạo hứng thú và phù hợp trình độ của học sinh.
o Thiết kế các hoạt động, bài tập cho các trình độ khác nhau như hoạt động mở
(open-ending), có phân cấp (tiered-text / bias text), bài tập bắt buộc và tự
chọn.
o Khuyến khích nhiều học sinh tham gia và đóng góp ý kiến.
! Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các hoạt động cặp - nhóm một cách thích
hợp để học sinh có thể giúp nhau học tập.
! Nên xây dựng các qui định trong lớp học, đặc biệt trong các hoạt động cặp -
nhóm nhằm khuyến khích học sinh kém tham gia nhiều hơn và hạn chế tính áp
đảo của học sinh khá giỏi.
! Nâng cao ý thức học tập, tính tự chủ và trách nhiệm của học sinh, đặc biệt các
học sinh yếu.
! Dạy đều và kết hợp các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
PHAN QUỲNH NHƯ - TỐNG THỊ THÙY TRANG
146
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Baurain, B. (2005). Small group multitasking in literature classes. ELT Journal,
61(3), 237-245.
[2] Bell, J. (1991). Teaching multilevel classes in ESL. Carlsbad: Dominie Press.
[3] Bowler, B. and Parminter, S. (2000). Mixed-level tasks. English Teaching
Professional, 15, 13-15.
[4] Brown, H. D. (2001) Teaching by principles. An interactive approach to language
pedagogy. New York: Longman.
[5] Copur, D. S. (2005). Coping with the problems of mixed ability classes. The Internet
TESL Journal, 11(8). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007 từ
ability.html
[6] Dellicarpini, M. (2006). Scaffolding and differentiating instruction in mixed ability
ESL classes using round robin. The Internet TESL Journal, 12(3). Truy cập ngày 20
tháng 10 năm 2007 từ
[7] Doff, A. (1999). Teach English. Cambridge: Cambridge University Press.
[8] Harmer, J. (2000). How to teach English. Harlow: Pearson Education Limited.
[9] Pham Phu Quynh Na (2007). Some strategies for teaching English to multi-level adult
ESL learners: A challenging experience in Australia. Asian EFL Journal, 9(4). Truy
cập ngày 20 tháng 10 năm 2007 từ
[10] Prodromou, L. (1992). Mixed ability classes. London: Macmillan.
[11] Shank, C.C & Terrill, L. R. (1995). Teaching multilevel adult ESL classes. CAELA
ESL Resources. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007 từ:
[12] Ur, P. (1996). A course in language teaching. Cambridge: Cambridge University
Press.
Title: TEACHING ENGLISH TO MULTI-LEVEL CLASSES: CHALLENGES AND
SOLUTIONS
Abstract: This research is to investigate the difficulties of teaching English to multi-level 10th
grade classes in Hue. The result showed that most of the teachers had difficulties in teaching
English in those classes. They experienced challenges in coping with a large number of weaker
students, teaching the language skills of listening and speaking, designing appropriate tasks and
activities that could be effective for different levels, and conducting the activities and tasks for
the students of varied levels. Some solutions were suggested to facilitate the teaching and
learning at the multilevel classes of English.
ThS. PHAN QUỲNH NHƯ
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế.
TỐNG THỊ THÙY TRANG
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19_303_phanquynhnhu_tongthithuytrang_22_phan_quynh_nhu_719_2021150.pdf