Các ngành tiểu thủ công nghiệp, thủ công truyền thống là những ngành đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng lại có khả năng tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, mà chủ yếu là khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phát triển các làng nghề thủ công tại Thành Phố chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có sự phát triển đáng kể. Tính đến nay trên địa bàn thành phố có nhiều làng nghề đang hoạt động như nghề chiếu Cẩm Nè, làng bánh khô mè Cẩm Lệ, đá Mỹ nghệ Non Nước . , nhưng nhìn chung các làng nghề thủ công còn khá nghèo nàn và nhỏ bé hoạt động cầm chừng nên chưa tạo ra được nhiều công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho thành phố. Nhiều làng nghề thuộc diện giải toả di dời chưa có điều kiện để phục hồi. Các ngành sản xuất hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm phục vụ cho du khách là lĩnh vực kinh doanh đưa lại những lợi ích lớn, tỷ suất lợi nhuận cao nhưng hoạt động này lạichưa có sự quản lý một cách chặt chẽ, hầu như chỉ phát triển dưới dạng tự phát là chủ yếu.
Để có thể phát triển các ngành tiều thủ công nghiệp một cách ổn định và lâu dài, cần tạo điều kiện về mặt bằng và vốn cho dân. Cần mở rộng các ngành nghề như sản xuất nước mắm, nước đá, sản xuất hàng mộc cao cấp và dân dụng. Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đang hoạt động bằng các dự án cho vay ưu đãi, miễn giảm thuế cho những cơ sở mới thành lập lại sau khi bị giải tỏa,hỗ trợ họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện trong việc thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung. Tổ chức lại các cơ sở làng nghề đã tạm nghỉ do giải toả, trên cơ sở lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết
giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ họ về mọi mặt, kêu gọi các dự án đầu tư để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Ban hành một số chính sách về vốn, tín dụng và thuế đối với các làng nghề ở thời kỳ khôi phục và phát triển mới. Dành những khoản vốn vay ưu đãi cho những cơ sở và hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động. Đồng thời có chính sách đãi ngộ đối với những nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo và truyền nghề cho lao động trẻ. Nếu có thể tiến hành xây dựng kế hoạch khôi phục những làng nghề truyền thống cũ đã bị giải toả và xây dựng các làng nghề khác trên địa bàn trong thời gian tới. Mà khả thi nhất là hình thành làng nghề thủ công sản xuất các sản phẩm lưu niệm thêu, đan, may, mây tre để bán cho khách du lịch. Đây là lĩnh vực không đòi hỏi đầu tư lớn và lao động có tay nghề, có thể sử dụng các lao động ngoài độ tuổi lao động.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp-Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muốn vậy, một mặt,cần nhanh chóng phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản theo
hướng công nghiệp để đảm bảo năng suất cao và ổn định với một mức đầu tư đủ
lớn nhưng an toàn, tránh tình trạng “phó thác vận may cho trời” như hiện nay.
Trong tương lai cần tiến hành thành lập một số Công ty nuôi trồng thuỷ sản có
công nghệ cao để tạo ra bước đột phá trong khâu cung ứng nguyên liệu cho ngành
chế biến xuất khẩu. Mặt khác, phải liên kết với các địa phương khác trong khu vực
miền trung đầu tư có trọng điểm các dự án đánh bắt xa bờ, nhanh chóng thành lập
đội thuyền có công suất lớn, trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, hệ thống
định vị trên biển, hệ thống máy tầm ngư để nâng cao hiệu quả đánh bắt. Đồng thời
cũng hạn chế phương tiện đánh bắt trong bờ, ngăn chặn triệt để nạn đánh bắt có
tính huỷ diệt. Ngoài ra, phảichú trọng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho ngư
dân để có thể sử dụng được hiệu quả các thiết bị đánh bắt hiện đại.
Bên cạnh việc ổn định nguồn nguyên liệu cần phải mở rộng liên doanh liên kết tìm
kiếm đầu ra cho sản phẩm. Muốn vậy, các doanh nghiệp chế biến phải tận dụng ưu
thế quy mô lớn để đầu tư công nghệ và thiết bị thật tiên tiến để đảm bảo cho sản
phẩm có khả năng thâm nhập mọi thị trường khó tính nhất.
2.1.6. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Các ngành tiểu thủ công nghiệp, thủ công truyền thống là những ngành đòi hỏi
vốn đầu tư ít nhưng lại có khả năng tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao
động, mà chủ yếu là khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phát triển các làng nghề thủ công tại Thành
Phố chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có sự phát triển đáng kể. Tính đến
nay trên địa bàn thành phố có nhiều làng nghề đang hoạt động như nghề chiếu
Cẩm Nè, làng bánh khô mè Cẩm Lệ, đá Mỹ nghệ Non Nước... , nhưng nhìn chung
các làng nghề thủ công còn khá nghèo nàn và nhỏ bé hoạt động cầm chừng nên
chưa tạo ra được nhiều công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho thành phố.
Nhiều làng nghề thuộc diện giải toả di dời chưa có điều kiện để phục hồi. Các
ngành sản xuất hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm phục vụ cho du khách là lĩnh vực kinh
doanh đưa lại những lợi ích lớn, tỷ suất lợi nhuận cao nhưng hoạt động này
lạichưa có sự quản lý một cách chặt chẽ, hầu như chỉ phát triển dưới dạng tự phát
là chủ yếu.
Để có thể phát triển các ngành tiều thủ công nghiệp một cách ổn định và lâu dài,
cần tạo điều kiện về mặt bằng và vốn cho dân. Cần mở rộng các ngành nghề như
sản xuất nước mắm, nước đá, sản xuất hàng mộc cao cấp và dân dụng. Có chính
sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đang hoạt động
bằng các dự án cho vay ưu đãi, miễn giảm thuế cho những cơ sở mới thành lập lại
sau khi bị giải tỏa,hỗ trợ họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện
trong việc thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung. Tổ
chức lại các cơ sở làng nghề đã tạm nghỉ do giải toả, trên cơ sở lấy hộ gia đình là
đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết
giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ họ về mọi
mặt, kêu gọi các dự án đầu tư để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Ban hành một số
chính sách về vốn, tín dụng và thuế đối với các làng nghề ở thời kỳ khôi phục và
phát triển mới. Dành những khoản vốn vay ưu đãi cho những cơ sở và hộ kinh
doanh sử dụng nhiều lao động. Đồng thời có chính sách đãi ngộ đối với những
nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo và truyền nghề cho lao động trẻ. Nếu
có thể tiến hành xây dựng kế hoạch khôi phục những làng nghề truyền thống cũ đã
bị giải toả và xây dựng các làng nghề khác trên địa bàn trong thời gian tới. Mà khả
thi nhất là hình thành làng nghề thủ công sản xuất các sản phẩm lưu niệm thêu,
đan, may, mây tre để bán cho khách du lịch. Đây là lĩnh vực không đòi hỏi đầu tư
lớn và lao động có tay nghề, có thể sử dụng các lao động ngoài độ tuổi lao động.
2.2. Đẩy mạnh phát triển các ngành thương mại dịch vụ.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đã phê duyệt, trong tương
lai phải tăng tỷ trọng đóng góp của dịch vụ lên khoảng 2% trong GDP toàn Thành
phố.
Hiện đại hoá ngành thương mại, xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế,
thương mại của miền Trung và Tây Nguyên và là một trong những trung tâm
thương mại lớn của cả nước, là đầu mối tập trung các giao dịch, buôn bán, xuất
nhập khẩu, trung chuyển qua cảng và giao thương hàng hoá dịch vụ của khu vực.
Thực hiện tốt chương trình hành động của Thành uỷ, thực hiện Nghị quyết 33 của
Bộ Chính trị về phát triển du lịch và các ngành dịch vụ mà Thành phố đang có thế
mạnh. Tập trung đầu tư phát triển du lịch một cách đồng bộ, đồng thời chú ý một
số trọng điểm nhằm tạo những bước đột phá, đưa ngành du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. khai
thác có hiệu quả lợi thế về mặt địa lý, là địa điểm trung tâm của ba di sản văn hoá
thế giới:Hội An, Mỹ Sơn và Huế. Khai thác các điều kiện tự nhiên sinh thái,
truyền thống văn hoá lịch sử như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, du lịch biển, ... Vì vậy,
các giải pháp cần đặt ra là:
* Cải tạo môi trường để phát triển các ngành dịch vụ cao cấp.
Để làm được điều này phải tạo môi trường thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển
loại hình dịch vụ này. Có như vậy mới lôi kéo đựơc lao động, có sự chuyển dịch
mạnh mẽ từ các ngành khác sang và điều chỉnh cơ cấu lao động theo chất lượng
trong nội bộ ngành cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Muốn vậy, ngoài các chính
sách ưu đãi về thuê đất, ưu đãi thuế, ... để lôi kéo các nhà đầu tư bỏ vốn nhằm mở
rộng và phát triển các dịch vụ chất lượng cao, điều cần thiết bây giờ là phải tạo ra
thị trường. Điều này đối với bản thân từng doanh nghiệp riêng lẻ không thể tự giải
quyết được mà phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các ngành chức năng của Thành phố
trong việc tạo ra một môi trường mà trong đó những khách hàng trong khu vực
cảm thấy có lợi khi họ đến Đà Nẵng để sử dụng các dịch vụ này.
Như chúng ta đã biết, các địa phương (tỉnh) ở vùng duyên hải miền Trung nói
chung và Đà Nẵng nói riêng không có ưu thế vượt trội về điều kiện tự nhiên, xã
hội so với các địa phương như Hà nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, ... để
làm lợi thế cạnh tranh. Vì thế, muốn tạo ra được lợi thế, các địa phương này nên
liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển một số ngành kinh tế nào đó mà
các địa phương đều có tiềm năng nhưng không vượt trội như dệt may, thuỷ sản, du
lịch, ...
Thông qua quá trình liên kết theo ngành, theo lãnh thổ như vậy, sẽ tạo điều kiện để
Đà Nẵng phát huy những thế mạnh của mình trong việc cung cấp các dịch vụ kỹ
thuật cao cho các địa phương, cùng nhau hợp tác, phân công lao động trong khu
vực, làm cơ sở để thống nhất thị trường tạo ổn định lâu dài.
Tiếp tục sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng du lịch, tập trung vào
các du lịch sinh thái, các tuyến, các địa điểm du lịch có khả năng thu hút hiệu quả
khách du lịch.
* Tăng cường xúc tiến thị trường, giới thiệu sản phẩm du lịch trong và ngoài nước.
Hỗ trợ công tác thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp thâm nhập và nâng cao hình ảnh du lịch của Việt Nam và Thành phố Đà
Nẵng trên trường quốc tế. Triển khai công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường du
lịch nước ngoài qua các hoạt động giới thiệu sản phẩm du lịch, các đoàn làm quen
tại một số thị trường trọng điểm như Asean, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu,
Trung Quốc, ...Tham gia hội chợ du lịch quốc tế các tổ chức du lịch quốc tế để
quảng bá du lịch nước ngoài.
* Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu thu hút lao động.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một hướng phát triển quan trọng để chuyển dịch
cơ cấu lao động của Thành phố theo hướng gia tăng các dịch vụ có hàm lượng
khoa học cao trong tương lai. Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu dịch vụ trong đó có
dịch vụ vận tải biển. Khai thác các lợi thế đặc biệt của cảng Tiên Sa có điều kiện
hướng ngoại để phát triển thành cảng trung chuyển không chỉ ở khu vực mà còn là
cảng trung chuyển quốc tế.
Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, tăng cường vận tải, thương mại hàng
không, đa dạng hoá dịch vụ bưu chính viễn thông (phát triển các loại hình dịch vụ
giá trị gia tăng, ngân hàng, trạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, xuất khẩu ). Thúc đẩy
nhanh sự hình thành hàng lang kinh tế Đông - Tây nhằm khai thác lợi thế phát
triển loại hình thương mại dịch vụ, vận tải. Đưa Đà Nẵng trở thành điểm tập trung
đến và đi của các loại hàng hoá.
Mặt khác, để đẩy mạnh xuất khẩu trong tương lai, Thành phố cần chú trọng đầu tư
cho các ngành may mặc, giày da, thuỷ sản,... Muốn thực hiện được điều này, trước
mắt cần đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trên địa
bàn Thành phố, nâng cao hiệu quả kinh doanh ổn định, cơ chế quản lý phát huy
nội lức kích thích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng. Về lâu dài cần
tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may theo hướng thành lập các tập đoàn
kinh tế hỗn hợp dựa trên việc liên kết nhiều đơn vị cùng ngành. Ngoài ra, tăng khả
năng cạnh tranh trong trao đổi ngoại thương, nâng cao chất lượng các mặt hàng
xuất khẩu, đẩy mạnh việc khai thác tốt thị trường xuất khẩu, tăng tỷ trọng các mặt
hàng đã qua chế biến, có hàm lượng kỹ thuật cao. Hạn chế tối đa tiến đến chấm
dứt tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô.. Mở rộng khả năng thâm nhập các thị
trường mới như: Trung Đông, Trung Á, Bắc Mỹ, củng cố thị trường truyền thống
như Trung Quốc, Đông Âu, ... Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế, đa dạng hoá các loại hình xuất khẩu, các sản phẩm xuất khẩu. Doanh
nghiệp Thành phố phải nâng cao chất lượng, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng nhằm củng cố uy tín trong kinh
doanh xuất khẩu.
Song song với hoạt động trên, cần nhanh chóng thiết lập các mối liên hệ kinh tế
với các địa phương khác mà cụ thể là các đơn vị cùng ngành ở Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Huế để hình thành một khu vực sản phẩm xuất hàng xuất khẩu thống
nhất với các sản phẩm chủ lực là thuỷ sản, nông sản chế biến, dệt may, giày dép,
nhựa, cao su.
Để tạo điều kiện thu hút lao động vào các ngành công nghiệp chế biến hàng xuất
khẩu, Thành phố cần đẩy mạnh các hoạt động gia công, lắp ráp để xuất khẩu. Lúc
đầu, chúng ta có thể chấp nhận nhập nguyên liệu và toàn bộ chi tiết để lắp ráp xuất
khẩu nhưng sau đó, khi quy mô hoạt động đủ lớn sẽ tiến hành phát triển các cơ sở
sản xuất linh kiện, chi tiết. Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng này, bước đầu nên
chọn các sản phẩm thuộc ngành điện, điện tử dân dụng và máy móc phục vụ nông
nghiệp vì đây là những ngành có thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn, không đòi
hỏi vốn đầu tư quá cao và khả năng nội địa hoá từng phần khá dễ dàng.
*Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành thương mại, dịch vụ:
Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được
cải thiện làm cho nhu cầu về các loại hình dịch vụ tăng lên đáng kể. Nền kinh tế
của một Thành phố hiện đại ngày nay không còn được đại diện bởi một nền công
nghiệp phát triển mà được thay thế bằng một nền dịch vụ phát triển. trong thời
gian qua, ngành dịch vụ của Đà Nẵng cũng đã phát triển nhanh chóng. Thương
mại dịch vụ hoạt động sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá và vật tư trong Thành
phố và các tỉnh liên vùng, mở rộng thị trường. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán
lẻ bình quân 5 năm (1999-2004) tăng khoảng 13,04%/năm. Thương nghiệp Thành
phố bước đầu đã đảm nhiệm được vai trò trung tâm, phát luồng, bán buôn, đầu
mối về xuất nhập khẩu cho các tỉnh miền trung và tây nguyên. Các hoạt động dịch
vụ như du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông
vận tải,... cơ bản có bước tiến triển. Ngoài ra, Thành phố còn là thị trường tiêu thụ
hàng hoá khá lớn so với một số nơi khác trong vùng và cả nước. Một trung tâm
thương mại - siêu thị được hình thành. Hệ thống chợ được quy hoạch lại, trong đó,
một số chợ mới được xây dựng. Nhiều phố chợ, cửa hàng, cửa hiệu được phát
triển rộng khắp ở cả hai khu vực thnàh thị và nông thôn. Hoạt động thương mại
trên địa bàn Thành phố đảm bảo ổn định về giá cả và đáp ứng nhu cầu của nhân
dân.
Ngành du lịch được tập trung đầu tư phát triển, nhiều công trình, sản phẩm mới
được xây dựng, các khách sạn - nhà hàng lớn và cao cấp như Furama, Dae Sco,
Bamboo Green, Cosevco Star, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ,... đã đực đưa vào
khai thác tạo sức hấp dẫn để thu hút du khách. Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ
Thành phố tuy có bước phát triển khá song chưa đồng bộ và không theo kịp yêu
cầu phát triển kinh tế Thành phố. Cơ chế phối hợp với các tỉnh xung quanh chưa
được hình thành nên dịch vụ Thành phố còn hạn chế trong việc thực hiện chức
năng hậu cần dịch vụ đối với phát triển kinh tế các tỉnh trong vùng. Cơ cấu khối
ngành dịch vụ chưa có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng nâng cao khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm dịch vụ. Các ngành dịch vụ hiện đại phát triển dựa trên
công nghệ cao, hàm lượng tri thức còn chưa nhiều. Các loại hình dịch vụ còn
nghèo nàn nhất là phục vụ kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp như vận tải, tài chính ngân hàng, tư vấn, tiếp thị chậm phát
triển. Vì thế trong tương lai cần có sự điều chỉnh mạnh mẽ kết cấu lao động trong
nội bộ ngành thương mại, dịch vụ theo hướng tăng cường lao động cho các ngành
dịch vụ có hàm lượng chất xám cao như du lịch, dịch vụ biển, hàng không, tài
chính, ngân hàng, tư vấn y tế,... và giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nghề
buôn bán nhỏ, dịch vụ cá nhân. Đồng thời tạo mối liên kết, phối hợp với các tỉnh
xung quanh cùng phát huy thế mạnh.
Đối tượng chuyển dịch chủ yếu ở đây là lao động trẻ. Nhằm hạn chế số lao động
trẻ gia nhập ngành dưới các hình thức buôn bán vặt, dịch vụ hè phố. Trong thời
gian đến, cần khuyến khích thu hút vốn đầu tư để phát triển các khu thương mại,
dịch vụ tập trung với quy mô lớn đều khắp trên địa bàn Thành phố. Từ đó, thu hút
các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng với các hộ buôn bán nhỏ, có phong
cách kinh doanh hiện đại vào kinh doanh, qua đó thu hút được khách hàng vào
trung tâm này mua bán. Mặt khác, để thu hút, lôi kéo các nhà đầu tư kinh doanh
trong và ngoài nước cộng với các hộ buôn bán nhỏ vào các trung tâm này thì
Thành phố cần có chính sách thuế hợp lý. Bước đầu có thể giảm thuế cho họ vì
trong giai đoạn đầu khách hàng chưa quen với mua hàng trong siêu thị, nên có thể
doanh thu chưa cao, lợi nhuận chưa nhiều.
Qua việc phát triển các trung tâm thương mại dịch vụ lớn, hiện đại sẽ tạo ra cơ hội
cho số lao động trẻ hàng năm gia nhập vào thị trường lao động làm việc trong các
ngành thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, để làm việc trong các ngành này, lao động
trẻ cần phải qua các khoá đào tạo nghiệp vụ cần thiết để trang bị cho mình những
kiến thức cần thiết tối thiểu, từ đó, nhằm hạn chế số lao động này tham gia vào các
hình thức buôn bán nhỏ.
Trên đây là những giải pháp nhằm phát triển mạnh các ngành công nghiệp xây
dựng, thương mại, dịch vụ nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút nhiều lao
động từ các ngành khác mà chủ yếu là lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, từ
lao động nông nghiệp, nông thôn, trình độ lao động thấp, để có thể làm việc trong
các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất thiết phải đạt được một trình độ nhất định.
Vì vậy, cần phải tiến hành công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của người lao
động, để từng bước thích nghi với công việc mới, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao
động ổn định từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Phần này sẽ
được làm rõ ở mục 3 dưới đây.
2.3. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch từ nông nghiệp sang
lâm nghiệp, thuỷ sản.
Căn cứ vào những thế mạnh về điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành chế
biến và nuôi trồng thuỷ sản cũng như đặc điểm của Thành phố công nghiệp với
quỹ đất có hạn, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Đà Nẵng trong
thời gian tới chỉ ra rằng: cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp sang nông lâm thuỷ sản tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động tương
ứng giữa các ngành này. Đây là một định hướng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm
của Thành phố Đà Nẵng. Thực hiện tốt sự chuyển dịch đúng hướng thông qua
những giải pháp cụ thể sẽ góp phần tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của Thành phố, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu lao động
trong nội bộ ngành nông nghiệp. Để thực hiện được điều này, một số giải pháp đặt
ra là:
* Xây dựng và hình thành trung tâm nghề cá mạnh của khu vực, phát triển đội tàu
cá công suất lớn với trang thiết bị hiện đại gắn với việc tổ chức sản xuất theo
hướng hình thành các tổ hợp tác để hỗ trợ nhau trên biển. Tiếp tục đầu tư, đóng
mới đội tàu công suất lớn (165-450 CV) cộng với một số tàu mẹ công suất 800-
100.000 CV được trang bị đồng bộ thiết bị, công nghệ hiện đại, bảo quản sản
phẩm. Nâng cấp, cải tạo loại tàu công suất lớn 35-60 CV lên 100 -135 CV phục
vụ đánh bắt xa bờ. Đảm bảo hàng năm tăng công suất tàu đánh cá từ 600.000 đến
700.000 CV/ năm, nâng sản lượng khai tháchải sản đến năm 2010 đạt 7.000-9.000
tấn.
* Xây dựng các hệ thống thông tin liên lạc nhằm quản lý các đoàn tàu đánh cá
khai thác trên biển. Hướng dẫn ngư trường, phòng tránh thiên tai, rủi ro và hỗ trợ
công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ thuận lợi.
* Hình thành các trung tâm giao dịch mua bán hàng thuỷ sản, trung tâm đào tạo
huấn luyện, trung tâm chế biến, trung tâm trú bão. Tận dụng diện tích mặt nước
biển, nước lợ, nước ngọt còn lại để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. phát triển nuôi
tôm hùm, cá tam, cá mú trên vùng biển Thọ Quang thuộc Vịnh Đà Nẵng.
* Ngoài ra, tập trung đầu tư chế biến các loại hải sản xuất khẩu có giá trị cao như
tôm, mực, cá, hải sản khác, ... từng bước tổ chức, thực hiện quản lý chất lượng tiêu
chuẩn ISO 9000. đảm bảo giá trị xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm. Đáp ứng nhu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp-Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Th_.pdf