Đẩy mạnh chuyển dịch giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi-Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng

Giới thiệu tài liệu Căn cứ vào phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, cần phải tiến hành giải phóng bớt lao động từ ngành trồng trọt sang chăn nuôi. Trong nội bộ ngành trồng trọt cũng cần phải dịch chuyển lao động từ sản xuất cây lương thực sang cây thực phẩm hoa màu, cây nguyên liệu . Để thực hiện được điều này cần có biện pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện của thành phố Đà Nẵng - thành phố công nghiệp với quỹ đất có hạn. Ngoài ra phải củng cố hệ thống khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư hiện có tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng phát triển mô hình kinh tế trang trại ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó cần phải tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp.

pdf11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh chuyển dịch giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi-Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu tiêu dùng nội địa với chất lượng cao, qua đó, góp phần thu hút không ít lực lượng lao động vào ngành thuỷ sản để phát triển. * Bảo vệ rừng, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng ở những nơi thật cần thiết, tập trung đầu tư trồng rừng tạo vùng nguyên liệu của nhà máy giấy, nhà máy ván nhân tạo, đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp phục vụ tiêu dùng trong nước và cho khách du lịch. Mặt khác tạo điều kiện trồng các loại cây thuốc quý, thảo dược... Đổi mới cơ bản chính sách quản lý rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng. * Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển, muốn số lượng sản xuất lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của Thành phố và xuất khẩu trên diện tích đất đai ngày càng hạn hẹp. vì vậy, cần phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào khu vực nông thôn. Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng kinh tế nông nghiệp của Thành phố lên tầm cao mới: người dân được cải thiện cuộc sống bằng những hoạt động nông nghiệp thông qua việc hình thành các vùng chuyên canh nông sản có chất lượng cao vừa cung cấp cho tiêu dùng của Thành phố vừa làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hình thành cụm công nghiệp nông thôn thúc đẩy sự phân công lao động trên địa bàn Thành phố. Thực hiện liên kết công nghiệp - nông nghiệp ngày càng chặt chẽ để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu. Phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo hướng chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Phát triển mạnh kinh tế vườn, các vùng rau sạch, hoa, cây cảnh, dược liệu, ... ở các vùng ven Thành phố. Để thực hiện được công tác chuyển đổi ngành nghề, cơ cấu cây trồng cần phải nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức ngành nghề sản xuất, quản lý kinh doanh với việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi giúp người nông dân có thể khởi đầu công việc dưới hình thức quy mô nhỏ, phù hợp với nhu cầu thị trường của địa phương. Việc bồi dưỡng kiến thức, tay nghề cho người lao động phải theo hướng ưu tiên các nghề thích hợp với địa phương. Qua đó, có thể giải quyết việc làm tại chỗ cho các thành viên trong gia đình và thu hút thêm lao động ở các gia đình khác xung quanh. Mặt khác, phải tăng cường đầu tư hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp sản xuất mới vào nông nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, từ đó, tạo thêm việc làm, thu hút lao động. 2.4. Đẩy mạnh chuyển dịch giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi. Căn cứ vào phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, cần phải tiến hành giải phóng bớt lao động từ ngành trồng trọt sang chăn nuôi. Trong nội bộ ngành trồng trọt cũng cần phải dịch chuyển lao động từ sản xuất cây lương thực sang cây thực phẩm hoa màu, cây nguyên liệu... Để thực hiện được điều này cần có biện pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện của thành phố Đà Nẵng - thành phố công nghiệp với quỹ đất có hạn. Ngoài ra phải củng cố hệ thống khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư hiện có tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng phát triển mô hình kinh tế trang trại ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó cần phải tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp. Nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành trồng trọt sang chăn nuôi trong những năm tới Thành phố cần phát triển mạnh chăn nuôi công nghiệp ( chủ yếu là heo, gia cầm và bò thịt, bò sữa ), gắn với việc xây dựng và quản lý vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ gia súc tập trung và chế biến thực phẩm sạch phục vụ cho dân cư đô thị và các khu công nghiệp. Quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các vùng chăn nuôi tập trung nhằm khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi công nghiệp. Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm kiểm soát chặt chẽ các loại dịch bệnh trong chăn nuôi và đầu tư trang thiết bị kiểm tra bệnh phẩm chăn nuôi để giám sát tốt khâu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Phát triển chăn nuôi toàn diện, kết hợp chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp theo hướng nạc hoá đàn heo, sind hoá đàn bò và phát triển nhanh đàn bò sữa ở các vùng đồng bằng, trung du của huyện Hoà Vang để cung cấp sữa tươi cho thành phố và nhà máy chế biến sữa. Phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm, nhất là gà vịt ở những vùng có điều kiện đồng ruộng, ao hồ sông lạch ... hình thành vành đai cung cấp thực phẩm cho Thành phố. Việc nâng cao trình độ sản xuất trong ngành trồng trọt cho nông dân cũng cần được chú trọng. Tăng cường hỗ trơ ükỹ thuật sản xuất, giống mới cho người dân. Hướng dẫn họ thực hiện đúng lịch thời vụ. 3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ tạo điều kiện ứng dụng thiết bị máy móc ngày càng hiện đại vào sản xuất làm cho năng suất lao động, hiệu quả sản xuất không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, nó đòi hỏi sự thích ứng ngày càng cao của con người trong việc vận hành, sử dụng những náy móc thiết bị công nghệ đó. Chất lượng lao động ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện để người lao động từng bước thích nghi tiến tới làm chủ về kỹ thuật, tạo điều kiện nâng cao hiệu suất công việc. Mặt khác việc chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng chuyển một lượng lớn lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn, trình độ thấp sang phục vụ ở những ngành công nghiệp dịch vụ đòi hỏi trình độ cao hơn làm cho nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng lao động trở nên bức thiết. Ngoài ra một thực tế khách quan là: hiện nay ở nước ta nói chung và Thành Phố Đà Nẵng nói riêng, lực lượng lao động rất dồi dào nhưng việc làm trong xã hội không đáp ứng đủ. Cung lao động vượt quá cầu lao động . Do vậy, để có thể cạnh tranh trong thị trường sức lao động thì trình độ của người lao động đóng một vai trò quyết định. Chất lượng của nguồn nhân lực sẽ tạo điều kiện cho dễ tìm việc làm hơn bởi các doanh nghiệp sẽ đỡ tốn khoản chi phí đào tạo khi tuyển dụng lao động . Vì vậy, tăng cường công tác đào tạo nghề, đào tạo đại học và trên đại học, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động là một điều vô cùng cần thiết trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển như hiện nay. Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra một cơ cấu lực lượng lao động có hàm lượng chất xám, kỹ thuật cao từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Trong đào tạo, hết sức chú ý đào tạo những kiến thức mà ngành cần, xã hội cần. Chất lượng được nâng cao phải trên cơ sở gắn chặt lý luận và thực tiễn, chú ý đến khả năng thực hành, ứng dụng và phát triển công nghệ. Quán triệt phương châm chỉ đạo:” chính quy hoá , hiện đại hoá, đa dạng hoá, việt nam hoá , xã hội hoá, học để biết học để làm, làm để học”. Trong thời gian tới, một số giải pháp đặt ra là: Về đào tạo nghề: Đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời gian qua, mặc dù Thành Phố đã có sự quan tâm đến vấn đề này song việc quản lý còn thiếu tập trung qui mô đào tạo nhỏ và phân tán, định hướng đào tạo nghề chưa sâu sắc làm cho hiệu quả của công tác này chưa cao. Hiện nay, trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng có 42 cơ sở đào tạo nghề nhưng quy mô đào tạo cao nhất trong thơig gian qua của các cơ sở dạy nghề mới đạt khoảng 11.950 học viên trên năm, trong đó khoảng gần 4.850 học viên đào tạo dài và khoảng trên 7.100 học viên đào tạo ngắn hạn. Vì vậy, trong thời gian tới cần: * Xác định nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. Ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong nhiều năm qua, quy mô đào tạo đại học, cao đẳng được mở rộng quá mức, gấp hai đến ba lần so với đào tạo trung học chuyên nghiệp và gấp đến sáu đến bảy lần so với đào tạo công nhân kỹ thuật. Những năm gần đây, mặc dù nhà nước ta đã có chủ trương mở rông quy mô đào tạo nghề nhưng mức tăng của quy mô đào tạo đại học, cao đẳng còn lớn hơn, tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn chưa được khắc phục. Bên cạnh đó, tỷ lệ đào tạo giữa các ngành còn chênh nhau quá lớn, chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng và kế toán mà ít chú trọng đến các ngành đào tạo khác. Việc xác định nhu cầu đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp với thực tế là một trong những vấn đề cần thiết. Đây là vấn đề hiện nay hầu như mọi cơ sở đào tạo nghề đều lúng túng. Muốn vậy, Nhà nước cần phải chủ động trong công tác thống kê, điều tra nghiên cứu, xác định rõ nhu cầu, cơ cấu các ngành nghề trong tương lai để có những định hướng cụ thể rõ ràng cụ thể. * Để giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu thợ cần nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Trong mấy năm qua, quy mô đào tạo nghề đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là yêu cầu về công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng cho sự phát triển của các khu công nghiệp khu chế xuất. Để thực hiện tốt công tác này trước hết cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội của các cấp các ngành về vị trí vai trò của công tác dạy nghề, dấy lên phong trào học nghề trong toàn xã hội. Đồng thời phải quy hoạch lại hệ thống dạy nghề theo hướng đồng bộ cả về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng kinh tế và ở từng địa phương. * Phát triển các hình thức đào tạo nghề mới và mở rộng hệ thống dạy nghề trong tất cả các thành phần kinh tế. Bên cạnh các trường trung cấp kỹ thuật, các trung tâm dạy nghề... cần thành lập trường đại học cộng đồng. Đây là hình thức đào tạo cần có ở từng địa phương nói chung và Thành Phố Đà Nẵng nói riêng vì nó tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu đào tạo nghề trước mắt của từng tỉnh Thành Phố. Đại học cộng đồng là hình thức có nhiều ngành nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau (kinh tế, kỹ thuật ) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt góp phần tạo sự cân đối trong cơ cấu đào tạo của từng địa phương. * Đào tạo nghề phải kết hợp đào tạo chuyên sâu và đào tạo diện rộng. Có như vậy, người lao động mới có thể chuyển đổi dễ dàng theo tính chất, yêu cầu của công việc cũng như khả năng thích ứng nhanh chống với những thay đổi của môi trường sản xuất kinh doanh. * Các cơ sở đào tạo nghề cần phải được trang bị các thiết bị công nghệ, kỹ thuật mới; đội ngũ giảng viên dạy nghề cần phải được tăng cường về số lượng và chất lượng được tiếp cận với kỹ thuật công nghệ mới. Nội dung chương trình cần phải không ngừng được đổi mới theo hướng gọn nhẹ, dễ tiếp thu, nặng về thực hành hơn là lý thuyết và phù hợp với sự thay đổi về máy móc thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại. * Đưa chương trình đào tạo nghề vào giảng dạy ở các cấp học nhằm định hướng nghề nghiệp cho thanh thiếu niên sẵn sàng bước vào học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông. * Hợp tác liên kết giữa các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp. Trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng. Hàng năm một số lượng lớn lao động ở các doanh nghiệp này cần được đào tạo. Vì vậy hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện nắm bắt thông tin nhanh phục vụ việc định hướng đào tạo nghề cho phù hợp. Về đào tạo Đại học, cao đẳng và trên đại học. Đào tạo ở bậc đại học là đào tạo nhân lực ở trình độ cao và phát triển nhân tài cho đất nước, do đó cần được chú trọng đầu tư phát triển. Vì vậy, không nên xem đào tạo đại học là hình thức đào tạo đại chúng nhằm trang bị kiến thức tối thiểu cho người lao động Trong những năm gần đây mặc dù Nhà nước đã có chủ trương khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ, song qui mô đào tạo đại học, cao đẳng và trên đại học vẫn ở mức cao. Bởi vậy, trong thời gian tới cần phải giảm qui mô đào tạo đại học cao đẳng một cách hợp lý. Tức là phải điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế: Đối với những ngành có qui mô đào tạo vượt quá nhu cầu thì cần giảm chi tiêu tuyển sinh và ngược lại. Nhà nước cần kiên quyết hơn trong điều tiết quản lý, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh ở các ngành học khối học, bậc học. Mặt khác phải tiến hành khâu tuyển sinh chặt chẽ nghiêm túc và đảm bảo chất lượng. *Trong quá trình đào tạo, cần phải cân đối giữa đầu vào và đầu ra. Nên đào tạo theo mô hình hình chóp để tránh trường hợp đầu vào bằng đầu ra, tạo sự ỷ lại cho người được đào tạo. Muốn vậy, phải áp dụng hình thức đào tạo loại dần giúp người học không ngừng phấn đấu để tránh sự đào thải. Ngoài ra phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện nội dung chương trình dạy trên cơ sở gắn chặt lý luận và thực tiễn, chú ý đến khả năng thực hành, ứng dụng và phát triển công nghệ, gắn công tác nghiên cứu khoa học với thực tế sản xuất. * Phải định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu cho học sinh phổ thông trung học. Nếu bản thân xét thấy không đủ khả năng học đại học thì có thể cho đi học nghề phù hợp hoặc các trường trung cấp cao đẳng liên thông. Đồng thời phải làm thay đổi tư duy cách nghĩ của toàn xã hội về sự nhất thiết phải học đại học và tầm quan trọng của việc học nghề. * Cần tăng cường kiểm soát việc đào tạo địa học trên địa bàn bằng cách cho phép hoặc không cho phép các cơ quan của địa phương liên kết mở đào tạo đại học đào tạo tại địa phương nếu cơ sở không hội đủ những điều kiện cần thiết như cơ sở đào tạo thích hợp, qui mô đào tạo đúng qui định, nội dung chương trình đảm bảo, thi tuyển nghiêm túc, chất lượng đạt yêu cầu. * Hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo. Hợp tác quốc tế về đào tạo đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong những năm đổi mới các trường đại học đã mở rộng hợp tác với nước ngoài, nhờ đó đã đào tạo được đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu có chuyên môn cao, có được hệ thống tài liệu giáo trình phục vụ cho giảng dạy và học tập, xây dựng được các cơ sở vật chất hiện đại như: thư viên, phòng vi tính, trung tâm thông tin tư liệu... phục vụ lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, điện tử tin học v.v..., nhiều phương thức đào tạo mới, hiện đại đã được đưa vào giảng dạy. Với một quá trình hơn một 1/4 thế kỷ kể từ ngày thành lập, đại học Đà Nẵng đã từng bước phát triển, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ trên lĩnh vực giáo dục đào tạo với các quốc gia khu vực và thế giới. Nhiều hiệp định song phương đã được ký kết. Số lượng học sinh, sinh viên Đà Nẵng đi du học và các lưu học sinh đến Đà Nẵng ngày càng nhiều. Đây là cơ sở để tăng cường tình hợp tác hữu nghị, mặt khác tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển của Thành Phố . Hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo còn tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Cần có chính sách đồng bộ, định hướng chiến lược trong hợp tác nước ngoài về giáo đào tạo, coi chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn lực cho các trường đại học, các cơ sở đào tạo là mục tiêu quan trọng hàng đầu của hợp tác. Trong thời gian tới cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác nhiều hơn nữa, tiến hành xây dựng kế hoạch chu đáo cho việc tuyển chọn, tiếp nhận và đào tạo các lưu học sinh. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích học tập và tạo điều kiện về nơi ở cho những lưu học sinh này. Đối vớinhững đối tượng được đi học nước ngoài cần phải lựa chọn theo những tiêu chí nhất định nhằm đảm bảo hiệu quả sau đào tạo. Về đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Đào tạo lại và đào tạo nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất. Máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất ngày càng nhiều đòi hỏi trình độ của người lao động phải tăng lên tương ứng. Vì vậy, công tác đào tạo lại và đào tạo nâng cao cần được chú trọng. Đối với hình thức đào tạo lại: hình thức này áp dụng cho những công nhân đang làm việc nhưng có năng suất thấp, hoặc mới được luân chuyển sang công việc khác. Nên tiến hành đào tạo ngay tại doanh nghiệp theo hình thức kèm cặp do những người có kinh nghiệm chuyên môn sâu hướng dẫn và trực tiếp thao tác trên máy móc thiết bị tại nơi làm việc. Người lao động tiếp thu, làm thử dưới sự quan sát của người hướng dẫn sau khi đã nắm được những nguyên tắc và phương pháp làm việc. Họ sẽ được giao việc hoàn toàn khi có thể tiến hành công việc độc lập được. Đào tạo nâng cao bao gồm: đào tạo để thăng tiến nghề nghiệp chủ yếu là hướng về vấn đề chuyên môn và rèn luyện kỹ năng ra quyết định; đào tạo nâng cao tay nghề hoặc đào tạo nâng cao khả năng lý luận. Đối tượng được đào tạo theo hình thức này là những cán bộ có thành tích tốt, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Để công tác đào tạo được tiến hành thuận lợi và mang lại hiệu quả, cần phải lựa chọn đối tượng tham gia một cách kỹ lưỡng, đủ tư cách và khả năng thông qua việc qui hoạch cán bộ. Trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là điểm mấu chốt để có thể đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng .Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật tay nghề cho người lao động tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra hợp lý và đúng hướng. 4.Nhóm giải pháp nhằm thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển mạnh là giải pháp nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong khu vực kinh tế phi Nhà nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐẩy mạnh chuyển dịch giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi-Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Th_.pdf