Tên đề tài : Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ MỞ ĐẦU Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở MN là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Để hiểu rõ và nhận thức đúng vị trí vai trò, giá trị lịch sử và hiện thực của đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. I. Mục đích, yêu cầu - Nắm vững vai trò của đấu tranh ngoại giao và chủ trương của Đảng về mở mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và quá trình Đảng chỉ đạo đấu tranh ngoại giao, ý nghĩa của vấn đề. - Vận dụng vào học tập, nghiên cứu và thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. II. Nội dung: Kết cấu làm 2 phần (trọng tâm là Phần II, trọng điểm là điểm 2 Phần II) 1. Vai trò của đấu tranh ngoại giao và chủ trương của Đảng mở mặt trận đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 2. Quá trình Đảng chỉ đạo đấu tranh ngoại giao III. Thời gian: 2 tiết IV. Phương pháp: Diễn giảng, qui nạp và định hướng nghiên cứu V. Tài liệu 1. Nguyễn Duy Trinh, Mặt trận ngoại giao trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Nxb.Sự Thật, H.1979. 2. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, tập II (1965-1970), Nxb.Sự Thật, H.1986, tr.35-43. 3. Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), tập 1, Ngoại giao Việt Nam 1945-1975, Nxb.CAND, H.1996. 4. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb.CTQG, H.2000. 5. Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 4), H.2005. tr.11-25. NỘI DUNG I. Vị trí, vai trò của đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (2 điểm) 1. Thuận lợi, khó khăn a. Thuận lợi: - Cuộc KC chống Mỹ ngày càng phát triển, thế và lực của ta được tăng cường, đủ sức đánh thắng địch (1954-1959, ta ở thế giữ gìn lực lượng, đấu tranh CT là chủ yếu đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ -> từng bước đánh thắng các chiến lược chiến tranh của địch) - Cả dân tộc bước vào cuộc KC bằng ý chí, quyết tâm “Không có gì quí hơn độc lập tự do” -> NQTƯ 11,12 xác định: Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc - Có Đảng lao động VN lãnh đạo, rút được kinh nghiệm từ đấu tranh ngoại giao trong KC chống Pháp. - Có lãnh tụ HCM với thiên tài trong hoạt động ngoại giao - Có sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhất là các nước XHCN b. Khó khăn: - Chưa đủ sức mạnh để áp đảo kẻ thù - Mỹ là kẻ thù có tiềm lực mạnh về KT và quân sự - Tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, không đồng thuận, nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự chia rẽ + Chiến tranh Biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô -> Liên Xô: vừa giúp, vừa kiềm chế VN -> TQ: giúp VN nhưng lại muốn VN ủng hộ ý đồ của TQ (TQ và Mỹ thoã hiệp với nhau về chiến tranh VN) -> Đến 1972: Cả LX và TQ cùng thoã hiệp với Mỹ về chiến tranh VN 2. Vị trí, vai trò của đấu tranh ngoại giao - Đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, góp phận làm nên chiến thắng chung của cả dân tộc - Đấu tranh quân sự và CT diễn ra ngay từ đầu, còn đấu tranh ngoại giao chỉ bắt đầu khi có điều kiện * NQTƯ 13 – K3 (1/1967) - Đấu tranh ngoại giao có vai trò quan trọng, tích cực chủ động - Nhằm mục đích: + Tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ + Tuyên truyền về tính chất chính nghĩa của nhân dân ta + Phân hoá hàng ngũ kẻ thù + Phối hợp với đấu tranh quân sự
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 8693 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bổ trợ 18a
ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
MỞ ĐẦU
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở MN là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.
Để hiểu rõ và nhận thức đúng vị trí vai trò, giá trị lịch sử và hiện thực của đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
I. Mục đích, yêu cầu
- Nắm vững vai trò của đấu tranh ngoại giao và chủ trương của Đảng về mở mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và quá trình Đảng chỉ đạo đấu tranh ngoại giao, ý nghĩa của vấn đề.
- Vận dụng vào học tập, nghiên cứu và thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
II. Nội dung: Kết cấu làm 2 phần (trọng tâm là Phần II, trọng điểm là điểm 2 Phần II)
1. Vai trò của đấu tranh ngoại giao và chủ trương của Đảng mở mặt trận đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
2. Quá trình Đảng chỉ đạo đấu tranh ngoại giao
III. Thời gian: 2 tiết
IV. Phương pháp: Diễn giảng, qui nạp và định hướng nghiên cứu
V. Tài liệu
1. Nguyễn Duy Trinh, Mặt trận ngoại giao trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Nxb.Sự Thật, H.1979.
2. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, tập II (1965-1970), Nxb.Sự Thật, H.1986, tr.35-43.
3. Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), tập 1, Ngoại giao Việt Nam 1945-1975, Nxb.CAND, H.1996.
4. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb.CTQG, H.2000.
5. Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 4), H.2005. tr.11-25.
NỘI DUNG
I. Vị trí, vai trò của đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (2 điểm)
1. Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi:
- Cuộc KC chống Mỹ ngày càng phát triển, thế và lực của ta được tăng cường, đủ sức đánh thắng địch (1954-1959, ta ở thế giữ gìn lực lượng, đấu tranh CT là chủ yếu đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ -> từng bước đánh thắng các chiến lược chiến tranh của địch)
- Cả dân tộc bước vào cuộc KC bằng ý chí, quyết tâm “Không có gì quí hơn độc lập tự do” -> NQTƯ 11,12 xác định: Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc
- Có Đảng lao động VN lãnh đạo, rút được kinh nghiệm từ đấu tranh ngoại giao trong KC chống Pháp.
- Có lãnh tụ HCM với thiên tài trong hoạt động ngoại giao
- Có sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhất là các nước XHCN
b. Khó khăn:
- Chưa đủ sức mạnh để áp đảo kẻ thù
- Mỹ là kẻ thù có tiềm lực mạnh về KT và quân sự
- Tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, không đồng thuận, nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự chia rẽ
+ Chiến tranh Biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô
-> Liên Xô: vừa giúp, vừa kiềm chế VN
-> TQ: giúp VN nhưng lại muốn VN ủng hộ ý đồ của TQ (TQ và Mỹ thoã hiệp với nhau về chiến tranh VN)
-> Đến 1972: Cả LX và TQ cùng thoã hiệp với Mỹ về chiến tranh VN
2. Vị trí, vai trò của đấu tranh ngoại giao
- Đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, góp phận làm nên chiến thắng chung của cả dân tộc
- Đấu tranh quân sự và CT diễn ra ngay từ đầu, còn đấu tranh ngoại giao chỉ bắt đầu khi có điều kiện
* NQTƯ 13 – K3 (1/1967)
- Đấu tranh ngoại giao có vai trò quan trọng, tích cực chủ động
- Nhằm mục đích:
+ Tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ
+ Tuyên truyền về tính chất chính nghĩa của nhân dân ta
+ Phân hoá hàng ngũ kẻ thù
+ Phối hợp với đấu tranh quân sự buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán, tạo thế có lợi cho ta để giành thắng lợi toàn cục trên chiến trường, kết thúc chiến tranh.
“đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường”
Và khẳng định: “trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”
(Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, “Nghị quyết Hội nghị TƯ lần thứ 13”, tập II (1965-1970), Nxb.ST. H.1986, tr.38)
II. Quá trình Đảng chỉ đạo đấu tranh ngoại giao (gồm 2 thời kỳ)
1. Thời kỳ 1954 - 01.1967
- Những năm 1954-1965, hoạt động ngoại giao ở mức độ thích hợp, chủ yếu là mở rộng đoàn kết với các nước XHCN, đồng thời lên án ĐQ Mỹ xâm lược VN.
- Từ 1965 trở đi, đấu tranh ngoại giao sôi động hơn và thu được nhiều thắng lợi to lớn (Từ năm 1965, Mỹ đưa quân trực tiếp vào xâm lược nước ta, chiến trường gặp nhiều khó khăn -> Tăng cường đấu tranh ngoại giao)
- 13.3.1965, NQBCT đã đề cập đến đấu tranh ngoại giao, xem là “hoạt động quốc tế…”
-> Chủ tịch HCM chỉ rõ: phải mở mặt trận ngoại giao để ngoại giao trực tiếp với đối phương.
- 22.3.1965, Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN đưa ra luận điểm có những điều kiện để đấu tranh với Mỹ:
+ Mỹ phải rút quân và vũ khí ra khỏi VN
+ Tôn trọng hoà bình độc lập của nhân dân VN
+ Thừa nhận Mặt trận là đại diện duy nhất cho nhân dân MN
-> Đây là bước đi đầu tiên để chỉ đạo chống Mỹ, định hướng lâu dài cho hoạt động ngoại giao
- 25.3.1965, Hội nghị Trung ương 11 xác định: phải đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để tranh thủ sự động tình ủng hộ của nhân dân TG
+ Chống tư tưởng đàm phán khi không có điều kiện
+ Chống tư tưởng kết thúc chiến tranh bằng mọi giá
+ Chống tư tưỏng ỷ lại vào sự giúp đỡ của TG
+ Nêu cao ý chí tự lực, tự cường
- Ngày 8.4.1965, Chính phủ VN dân chủ cộng hoà nêu lập trường 4 điểm:
+ Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, yêu cầu Mỹ phải chấp nhận (độc lập, tự quyết)
+ Nam - Bắc không liên minh quân sự với ai
+ Thừa nhận Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN
+ Thống nhất lúc nào do nhân dân hai miền quyết định, không có sự quyết định của nước ngoài
-> Phản ứng của TG:
+ Có nhiều ý kiến cho rằng ta đòi hỏi quá cao
+ (Hoặc) Cho rằng lập trường 3 điểm của Mặt trận, 4 điểm của VN là bước lùi so với Hiệp định Giơnevơ (phê phán đó là bước lùi của những người cộng sản)
- 21-27.12.1965, Nghị quyết TƯ 12 khẳng định: đấu tranh ngoại giao là tranh thủ sự đồng tình của nhân dân TG “vừa đánh, vừa đàm”, không thắng mới đàm mà vừa đánh, vừa đàm. Chỉ đàm khi Mỹ chấp nhận các ý kiến của ta, chỉ khi nào Mỹ yếu thế.
- 24.01.1966, Chủ tịch HCM gửi thư cho 60 nguyên thủ quốc gia trên thế giới để nói lên nguyện vọng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân VN, tố cáo ĐQ Mỹ gây tội ác đối với nhân dân VN, yêu cầu Mỹ rút quân và chấm dứt chiến tranh.
- 7.1966, Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi chống Mỹ gây tiếng vang lớn trên thế giới
- 01.1967, trước sức ép của dư luận, chính phủ Mỹ phải cử người gặp đại sứ ta tại Liên Xô bàn đưa ra luận điểm về chiến tranh VN, ta đưa ra lập trường 4 điểm yêu cầu Mỹ thực hiện:
+/ Tôn trọng độc lập, chủ quyền của VN
+/ Ngừng ném bom, bắn phá miền Bắc
+/ Rút quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam
+/ Bồi thường chiến tranh
- Phía Mỹ: duy trì chế độ 2 miền ở VN, với nội dung cơ bản
+ 02.1967, Giônsơn viết thư cho Hồ Chủ tịch bào chữa cho hành động xâm lược.
-> Người viết thư trả lời: kiên quyết vạch trần tội ác của Mỹ, sự lẫn trốn trách nhiệm của Mỹ, đồng thời yêu cầu chấm dứt chiến tranh
+ Hội nghị Trung ương 13 (cuối 01.1967): Về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
-> Quyết định tăng cường mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhân dân thế giới (XHCN), qua đó để khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ của địch, cô lập phái hiếu chiến trong chính phủ Mỹ, hổ trợ đấu tranh chính trị trên chiến trường MN
(Đấu tranh ngoại giao phi quân sự nên luôn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ đấu tranh quân sự -> không bao giờ đóng vai trò quyết định)
+ 12.1967, ta chủ động đưa ra chương trình đàm phán với Mỹ, thực chất là nghi binh chiến lược để ta xúc tiến chuẩn bị mở cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968
-> Đây là thắng lợi lớn về đấu tranh ngoại giao (song về đấu tranh quân sự trong chiến dịch Mậu Thân 1968, do nhiều nguyên nhân nên kết quả hạn chế)
2. Hội nghị Pari 1968 - 1973
a. Nguyên nhân: Chỉ sau khi Mỹ bị thất bại ở hai miền, đặc biệt là Xuân 1968 Mỹ mới chịu xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàn phán với ta
- 31.3.1968, Tổng thống Giônsơn tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận đàm phán
- 3.4.1968, chính phủ ta tuyên bố cử đoàn đàm phán tại Pari
b. Diễn biến đấu tranh ngoại giao VN - Mỹ tạ Pari (1968-1973)
- Hội nghị chính thức mở phiên họp đầu tiên vào 13.5.1968 và kết thúc phiên cuối cùng vào ngày 27.01.1973 (sau 4 năm, 8 tháng và 14 ngày)
- Thời gian đó có 204 phiên họp công khai và nhiều cuộc họp kín được chia ra làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 2 bên: Ta và Mỹ
+ Giai đoạn 4 bên:
- Giai đoạn 2 bên: gồm đại diện Việt Nam dân chủ cộng hoà và đại diện chính phủ Mỹ
+ Khai mạc 15.3.1968 tại Pari, có sự chứng kiến của rất nhiều nhà báo quốc tế
+ Đại diện chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm:
+/ Đồng chí Xuân Thuỷ, Bộ trưởng Phủ Chủ tịch (trưởng đoàn) là người lão luyện về ngoại giao, người thường xuyên đi với Bác Hồ
+/ Đại sứ Hà Văn Lâu (phó trưởng đoàn), nguyên Đại tá - Cục trưởng Cục tác chiến Quân đội (thực chất là tình báo Quân đội), là đại sứ của ta tại Liên Hiệp quốc và Cu Ba
+/ Luật gia Phan Hiền, nhà báo Nguyễn Thành Lê…
+/ Đồng chí Lê Đức Thọ - Uỷ viên BCT, trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng, cố vấn chính phủ
+ Phái đoàn Chính phủ Mỹ gồm:
+/ Haliman - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
+/ Xirutvanca - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
+/ Philíp và Goócđan - Cố vấn của Kíchxinhgơ
+ Mục tiêu của ta đưa ra:
+/ Buộc Mỹ phải chấm dứt vô điều kiện ném bom miền Bắc và rút quân về nước
+/ Tranh thủ bằng được dư luận thế giới ủng hộ VN
+/ Thông qua đấu tranh ngoại giao để làm thất bại ý đồ của phía Mỹ
+ Biện pháp:
+/ Kết hợp đấu tranh cả trên bàn đàm phán và bên ngoài
+/ Gặp gỡ những nhân vật quan trọng
+/ Giải quyết dứt điểm từng vấn đề mới đàm phán tiếp
+/ Kiên trì giữ vững độc lập dân tộc và CNXH
+ Kết quả: Mỹ chấp nhận ngừng ném bom miền Bắc, song không chấp nhận rút quân. Tuy nhiên, Mỹ đưa ra yêu cầu có chính quyền Sài Gòn mới thực hiện điều khoản ký kết (ta đưa ra, nếu có chính quyền Sài Gòn thì phải có Chính phủ lâm thời miền Nam VN)
- Giai đoạn Hội nghị 4 bên: 25.01.1968 – 27.01.1973
+ Thành phần: Đại diện Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Mỹ, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà MNVN
+ Diễn ra 174 phiên họp công khai, 24 phiên kín, diễn biến hội nghị rất căng thẳng, có lúc tưởng bế tắc
+ Năm 1969, ta xác định mục tiêu đấu tranh:
+/ Ép địch xuống thang chiến tranh, đòi Mỹ rút 1 bộ phận quân về nước và đề cao vai trò của Mặt trận DTGPMN
+/ Tranh thủ các nước XHCN
-> Kết quả: tiến triển không được nhiều (VD: Mỹ đòi cả Bắc VN phải rút quân và thả hết phi công Mỹ bị bắt; ngầm thúc Liên Xô – Trung Quốc ép ta trong hội nghị bằng cắt viện trợ quân sự)
+ Năm 1970, chiến trường chính MN gặp khó khăn ta đấu tranh:
+/ Lên án hành động xâm lược
+/ Đòi Mỹ rút quân về nước trước tháng 6.1971, yêu cầu lập chính phủ Liên hiệp 3 thành phần và loại bỏ chính phủ Thiệu
-> Kết quả:
+/ Mỹ đưa ra kế hoạch rút quân trong 12 tháng, nhưng đòi quân đội VN rút quân khỏi Campuchia
+/ Đòi có đi, có lại
+/ Có tiến triển hơn năm 1969 nhưng chậm chạp
+ Năm 1971, Hội nghị Pari tiến triển chậm chạp vì phía Mỹ ngoan cố không chấp nhân điều kiện ta đưa ra
-> Ví dụ: Không rút quân mà doạ mở rộng chiến tranh
Hứa rút quân nhưng không có thời hạn
Đòi thả phi công
+ Năm 1972, do tác động của chiến trường MN có nhiều thuận lợi cho tăng cường đấu tranh ngoại giao
+/ Phía Mỹ: để tranh thủ cử tri trong bầu cử Tổng thống, chính phủ đã chơi con bài cuối cùng đơn phương tuyên bố hoãn thương lượng, trở lại ném bom miền Bắc. Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn hy vọng đánh đòn quân sự quyết định, buộc ta phải chấp nhận điều kiện trong đàm phán
-> Sau thất bại trong đánh phá các thành phố miền Bắc trong 12 ngày đêm (18-29.12.1972), Mỹ chấp nhận tiếp tục đàn phán trên thế yếu, thế thua cuối cùng phải chấp nhận ký Hiệp định Pari (27.01.1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở VN và Đông Dương
+/ Công nhận quyền tự quyết của nhân dân MN,
+/ Công nhận ở MN có 2 chính quyền, 2 quân đội và 2 vùng kiểm soát.
=> Điều khoản phụ: Hứa phá huỷ bom mìn ở miền Bắc; cam kết đền bù 3,25 tỷ USD để hàn gắn vết thương chiến tranh và 1,25 tỷ USD đền bù khác.
* Nhận xét:
- Ta thực hiện được ý đồ chiến lược đánh cho “Mỹ cút, nguỵ nhào”, giành thắng lợi quyết định rồi đến thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước
- Đấu tranh ngoại giao kết thúc, Hiệp định Pari được ký kết, tạo ra khung pháp lý và tạo điều kiện để kết thúc chiến tranh
c. Ý nghĩa thắng lợi đấu tranh ngoại giao
Sau gần 5 năm, kiên trì đàm phán cùng cả quá trình đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, thắng lợi đã thuộc về nhân dân ta.
- Những thắng lợi trên mặt trận đấu tranh ngoại giao đã tạo điều kiện vững chắc cho quân và dân ta giành thắng lợi quyết định trên chiến trường
- Nâng cao vị thế VN trên trường quốc tế, cô lập Mỹ giúp nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta
- Thắng lợi của đấu tranh ngoại giao khẳng định vai trò, vị trí của đấu tranh ngoại giao, đây là mốc son chói lọi đánh dấu sự trưởng thành của Đảng và nhân dân ta.
- Thắng lợi này có ý nghĩa quốc tế, mở ra một thời kỳ mới đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH; mở ra thời đại mới của cách mạng VN: đánh thắng Mỹ, tạo ra “Hội chứng VN”.
KẾT LUẬN
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao đã góp phần quan trọng, cùng với những thắng lợi trên mặt trận đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị làm nên thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến.
Trong suốt cuộc kháng chiến Đảng ta luôn nắm chắc tình hình, dự báo đúng âm mưu, thủ đoạn của địch và đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch, để đề ra đường lối đấu tranh ngoại giao đúng đắn. Nhằm tố cáo tội ác dã man của ĐQ Mỹ và tay sai, vạch trần thủ đoạn “hoà bình” bịp bợm của chúng, đồng thời làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa và thế tất thắng của ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quí báu của nhân dân các nước XHCN và mọi lực lượng yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới, lập một mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới chống ĐQ Mỹ xâm lược.
Ngày nay, những bài học kinh nghiệm về đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn giữ nguyên giá trị, có thể vận dụng vào hoạt động ngoại giao trong thời kỳ mới của cách mạng nước ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ.doc