ĐẠO ĐỨC KINH DỀ HIỂU
Lời giới thiệu
Có một tác phẩm mà đã là người biết Hán học không ai không đọc, không ai không phục, nhưng cách giải thích từng
câu trong tác phẩm này lại rất khác nhau. Trên hai nghìn năm nay sách chú giải có hàng trăm, sách dịch ra tiếng nước
ngoài cũng không ít hơn, nhưng vẫn chưa có sự nhất trí về nội dung những câu mang tính chất triết học nhất. Đó là
quyển Đạo Đức Kinh, một tác phẩm kinh điển của văn hóa Trung Hoa, bên cạnh quyển Luận Ngữ, tác phẩm kinh điển
của Nho giáo. Tôi gọi nó là sách kinh điển của văn hóa Trung Hoa vì Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia hay Đạo giáo đều
vay mượn khá nhiều ở đấy, và chữ “Vô” làm nền tảng cho nó thuấn nhuần cả thi pháp, tự pháp, họa pháp, nhạc pháp,
cách dinh dưỡng, y học, thậm chí cả ma thuật. Cho nên việc hiểu nó là hết sức cần thiết.
Có một điều đáng chú ý là ở phương Tây ảnh hưởng của Lão Tử là to lớn hơn ảnh hưởng của Khổng Tử rất nhiều, số
bản dịch ở Pháp theo Thu Giang trong Lão Tử, Đạo Đức Kinh là hơn 60 quyển và trong những bài giảng về triết học
của Hegel, Lão Tử được đánh giá rất cao, nhưng Khổng Tử không được xem là nhà triết học. Ở Việt Nam trừ GS
Cao Xuân Huy ra, tôi thấy ảnh hưởng của Lão Tử trong tư tưởng, triết học, văn học không rõ cho lắm. Trái lại, ảnh
hưởng Trang Tử lại rất lớn và không một nhà Nho Việt Nam nào lại không chịu đôi chút ảnh hưởng Trang Tử. Theo tôi,
điều này một phần do các sách chú giải đã thần bí hóa tác phẩm, mà các nhà Nho Việt Nam tuy đều thuộc Đạo Đức
Kinh, vì sách này rất mỏng chỉ có 5000 chữ, nhưng đều xa lạ với cách nhìn khách quan, lạnh lùng của tác giả.
Là người mê bách gia chư tử năm 18 tuổi, tôi đã đọc Đạo Đức Kinh hàng chục lần, nhưng chỉ hiểu được một nửa, cái
nửa có thể nói, ai cũng hiểu như nhau. Còn về nửa kia, dù tôi có đọc đủ mọi bản Đạo Đức Kinh mà tôi tìm được với
những chú giải của Vương Bật, Trần Tụ, Cao Hanh nếu như ở chỗ này tôi có hiểu rõ hơn, thì ở chỗ khác tôi lại thấy
không chấp nhận được. Tự kiểm điểm mình, tôi thấy tôi là anh chàng duy lý, cho nên bất kỳ cách giải thích nào nghe ra
huyền bí tôi đều thấy chối. Tôi ngờ rằng cách giải thích không khỏi chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, điều mà sau này thấy
rất rõ khi nghiên cứu Đạo giáo Trung Hoa.
Để giải quyết băn khoăn, tôi đọc các bản dịch ra một số ngôn ngữ phương Tây mà tôi quen. Tôi vẫn thấy mình không
hài lòng. Người thì biến ông ta thành một người báo trước Thiên chúa giáo, người thì chuyển ông ta thành nhà triết học
trực giác luận, người mượn ông ta để bênh vực thần bí luận. Ngay bản dịch gần đây nhất, năm 1995, do Giáp Văn
Cường dịch, Trần Kiết Hùng hiệu đính, vẫn mang một tên gọi tiêu biểu Lão Tử, Đạo Đức huyền bí.
Vào khoảng năm 1951, nhờ anh Trần Đức Thảo, tôi học triết học cổ điển và hiện đại của Đức. Tôi bắt đầu hiểu Đạo
Đức Kinh một cách khác. Nhờ có học ngôn ngữ học tôi nhận ra điều dưới đây.
Sở dĩ các bản chú thích, và các bản dịch có chỗ không làm tôi tin vì các học giả có xu hướng quan niệm các khái niệm
do Lão Tử đặt ra là những từ kép, có một nội dung siêu hình như: vô vi, huyền tẫn, cốc thần, huyền đức, thiên môn,
thường vô, thường hữu Đồng thời, người ta có xu hướng hiểu cách diễn đạt theo lối ẩn dụ, nói chuyện bóng gió.
Điều này một phần do chỗ các học giả có xu hướng giải thích Đạo Đức Kinh theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử. nhưng Điều này một phần do chỗ các học giả có xu hướng giải thích Đạo Đức Kinh theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử. nhưng
đọc kỹ Trang Tử, tôi lại thấy Trang Tử là người duy tâm chủ quan. Mặt khác, tôi thấy các sách triết học Tiên Tần rất ít
đặt ra những từ kép có nội dung triết học, cố nhiên trừ Trang Tử. Như vậy, nếu như Đạo Đức Kinh là một tác phẩm
thời Chiến Quốc và chắc chắn là trước tác phẩm của Trang Tử thì khó lòng Trang Tử hóa được tác phẩm được.
Tôi lại giải mã tác phẩm theo quan điểm tách mọi từ kép kia thành những từ đơn, rồi giải thích theo nghĩa đen, không
chấp nhận nghĩa bóng. Nói khác đi, tôi đọc với đôi mắt của trẻ thơ như tác giả yêu cầu. Cuối cùng tôi trở về cái nguyên
mộc chưa bị đẽo gọt và công bố bản Đạo Đức Kinh dễ hiểu mà các bạn đang đọc.
Trong bản dịch này, mọi từ do Lão Tử sáng tạo đều bị tách ra, hiểu theo nghĩa mộc. Sở dĩ tôi giữ từ “Vô vi”, chẳng qua
từ này quá thông dụng, nếu đổi sẽ bị phản ứng. Còn nội dung của “Vô vi” là làm theo cái Vô. Cái Vô đây theo cách lý
giải của tác giả đồng thời là cái đạo tự nhiên, cái đạo với chữ Đ hoa, cũng không có gì là huyền bí. Nó không có nghĩa
là làm không bị ham muốn riêng lôi cuốn mà là làm theo cái tự nhiên trong trời đất và trong lòng người. Chính vì làm
theo “Vô vi” mà khiến mọi người làm vì chính vì như họ yêu cầu, do đó mình không nhọc sức mà không có gì không làm
được. Cách này không khác cách nói quen thuộc của ta “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng
xong” là bao nhiêu.
Trong bản dịch này, mỗi chương đều có phần phiên âm chữ Hán được sao lại theo những bản có uy tín nhất, sau đó
có phần dịch rất sát để bạn đọc tự kiểm tra. Tự thân bạn đọc sẽ thấy câu nào cũng sâu sắc, cũng hay và sẽ hiểu tại
sao tác phẩm này lôi cuốn người ta đến như thế. Cũng chính để chứng minh điều ấy, nên tôi cố tình không thêm chú
thích nào hết. Điều chứng minh quả táo tồn tại là tôi ăn nó. Đưa thêm chú giải nào có khó gì, nhưng việc gì phải làm
chuyện rắc rối? Nếu như tác giả có gan viết một tác phẩm triết học bằng một ngôn ngữ mộc mạc nhất ta có thể hình
dung được, vậy cớ gì tôi lại biến ông ta thành con người nói không ai hiểu, nếu không có những chú thích dài dòng?
Tôi chỉ thêm ngoặc đơn là phần có trong bản dịch nhưng không có trong nguyên bản để đọc cho xuôi, và một vài chữ
trong ngoặc chéo để chú thích, hoặc là do nghĩa của từ quá đặc biệt, hoặc vì thực tế có thể xa lạ với chúng ta.
Bây giờ tôi thử dùng ngôn ngữ học chứng minh tại sao tác phẩm này lại khó dịch đến thế. Nó khó dịch không phải vì tư
tưởng khó hiểu mà vì tác giả là người đầu tiên ở Trung Hoa đã thực hiện một hành động cực kỳ táo bạo là tư biện triết
học bằng một ngôn ngữ đơn tiết khi nó chưa tiếp thu những kinh nghiệm của các ngôn ngữ biến tố để đổi mới cách
diễn đạt, kinh nghiệm mà nó sẽ tiếp thu từ tiếng Sanskrit để tạo nên những bản dịch kinh Phật nổi tiếng và văn phong
của Tống Nho.
Tiếng Hán ở thời tác giả cũng đại khái như tiếng Việt trước khi tiếp xúc với tiếng Pháp. Một sự kết hợp như “anh em”
có thể có bảy nghĩa khác nhau. Nếu là danh từ kép thì nó sẽ có nghĩa tương đương với “các bạn”, tức là một danh từ
tập thể; nếu là một tính từ nó sẽ có nghĩa tương đương với “thân mật”; nếu là động từ nó sẽ có nghĩa là “chơi bời thân
thiết”. Một khi nó là hai danh từ tách biệt nhau nó sẽ có nghĩa là “anh của em”, “anh và em”. Còn một khi “em’ được
xem như một đại từ nhân xưng thì nó lại có nghĩa là “anh của tôi”, “anh của mày”. Giải thích cách nào cũng ổn. Để tránh
những hiểu lầm như vậy trong tiếng Việt hiện đại, chúng ta “dán nhãn” cho sự kết hợp này bằng cách thêm những yếu
tố ngữ pháp để xóa bỏ mọi sự hiểu lầm: “các anh em, rất anh em, vẫn anh em, anh của em, anh và em, anh của tôi,
anh của mày”. Đây là một quá trình tự phát nhưng nhìn kỹ nó cũng là một biểu hiện của “Vô vi”, rất phù hợp với ham
muốn của mọi người để đạt đến một ngôn ngữ trong sáng, chính xác, một nghĩa, cho nên được mọi người chấp nhận
và thành quy tắc của tiếng Việt hiện đại, điều mà các nhà thơ trước đây không hề làm. Dĩ nhiên, tôi phải dịch không chỉ
Đạo Đức Kinh mà mọi tác phẩm Hán cổ bằng một tiếng Việt có “dán nhãn” như vậy. Ngày còn trẻ, tôi có tham vọng
dịch Bách gia chư tử thành tiếng Việt hiện đại, ai cũng hiểu. Nhưng cái tham vọng ấy không được thực hiện vì không
có kinh phí, dù ít nhất. Tuy chủ trương dịch ra tiếng Việt hiện đại không được một số người tán thành, nhưng tôi không
thay đổi ý kiến vì tôi thấy các sách dịch Hán văn của ta không lôi cuốn được bạn đọc như lẽ ra phải như vậy. Tuy số
sách dịch khuynh hướng nhiều, nhưng từ Trương Vĩnh Ký đến nay, ngoài các tiểu thuyết ra, các sách lý luận vẫn không
được bạn đọc chú ý. Chính vì Hán cổ quá gần tiếng Việt cho nên ta cứ muốn diễn đạt theo lối phục chế trong khi tâm
thức chúng ta đã Tây phương hóa rất nhiều và tiếng Việt đã mang một diện mạo về ngữ pháp không thể chối cãi
được.
Để làm cho một ngôn ngữ phi tư biện như tiếng Hán có thể diễn đạt một nội dung triết học, Lão Tử bắt buộc phải sử
dụng những biện pháp dưới đây:
a) Cùng một khái niệm là Đạo, được gọi bằng nhiều biểu đạt khác nhau, khi muốn nhấn mạnh một khía cạnh cá biệt.
Do đó Đạo, Nhất, Cốc thần, Thực mẫu, Vô, Hữu thay thế Đạo tùy theo nội dung từng câu muốn nhấn mạnh mặt nào
đó của Đạo.
b) Sử dụng một lối văn xuôi mới mà ông là người đầu tiên khởi xướng. Đó là lối với chia câu ra từng vế đối chọi
nhau, các vế này chỉ khác nhau có một hai chữ, nhưng về cơ bản là lặp lại của nhau, để mượn những chữ khác nhau
này nêu bật cái mâu thuẫn trong tồn tại là điều tác giả cảm nhận cực kỳ sâu sắc. Chính cách diễn đạt này đã đã chuyển
24 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đạo đức kinh dề hiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trí tuệ xuất hữu đại ngụy; lục thân bất hòa, hữu hiếu từ. Quốc gia hôn loạn hữu trung
thần.
* 18
Khi cái Đạo lớn bị bỏ mới có Nhân Nghĩa. Khi sự khôn ngoan, tính toán sinh ra là có cái dối trá lớn. Sáu người thân
chẳng hòa hợp mới có hiếu và từ. Nước nhà có tối tăm loạn lạc mới có kẻ trung thần.
# 19
Tuyệt thánh, khí trí, dân lợi bách bội. Tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ. Tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu. Thử tam
giả, dĩ vi văn, bất túc. Cố lịnh hữu sở thuộc: kiến tố, bão phác, thiểu tư, quả dục.
* 19
Cắt đứt cái sáng suốt, vứt bỏ cái khôn thì dân lợi gấp trăm lần. Cắt đứt nhân, rời bỏ nghĩa, dân sẽ quay trở lại hiếu và
từ. Cắt đứt cái khéo, vứt bỏ cái lợi sẽ không có trộm cướp. Ba cái trên chỉ là cái văn vẻ, không đủ (để cai trị). Cho nên
phải khiến cho dân có cái để theo: nêu cao cái giản dị, giữ lấy sự chất phác, giảm lòng riêng tư, bớt sự ham muốn.
# 20
Tuyệt học vô ưu. Duy chi dự a, tương khứ kỷ hà? Thiện chi dự ác, tương khứ nhược hà? Nhân chi sở úy, bất khả bất
úy. Hoang hề kỳ vị ương tai! Chúng nhân hy hy, như hưởng thái lao, như xuân đăng đài. Ngã độc bạc hề kỳ vị triệu, như
anh nhi chi vị hài. Luy luy hề nhược vô sở quy. Chúng nhân giai hữu dư, nhi ngã độc nhược di. Ngã ngu nhân chi tâm
dã tai! Độn độn hề, tục nhân chiêu chiêu, ngã độc hôn hôn; tục nhân sát sát, ngã độc muộn muộn. Đạm hề, kỳ nhược
hải; liêu hề, nhược vô chỉ. Chúng nhân giai hữu dĩ, nhi ngã độc ngoan tự bỉ. Ngã độc dị ư nhân, nhi quy thực mẫu.
* 20
A. Cắt đứt cái học sẽ không phải lo lắng. Lời vâng dạ và lời mắng nhiếc cách nhau có bao nhiêu đâu! Cái thiện và cái
ác cách nhau có bao nhiêu đâu! Khi tai họa chưa đến thì mơ hồ thay! Cái điều người ta sợ, ta không thể không sợ.
B. Ta khác thế tục quá xa. Mọi người hớn hở, như hưởng bữa tiệc lớn, như bước lên đài vào mùa xuân. Riêng ta lặng
lẽ không tỏ dấu vết gì, như đứa trẻ sơ sinh chưa biết cười. Rũ rượi không biết đi về đâu. Mọi người đều có thừa;
riêng ta thiếu thốn, ta ôm tấm lòng của kẻ ngu sĩ chăng? Mờ mịt thay! Thế tục rạng rỡ, riêng ta mờ mịt; thế tục trong
sáng, riêng ta mờ mờ. Thản nhiên chừ, như biển; phiêu bạt chừ, không có nơi dừng! Mọi người đều có cái để đòi hỏi,
riêng ta một mình bướng bỉnh như bỉ lậu. Riêng một mình ta khác mọi người mà lo giữ bà Mẹ nuôi muôn vật(/ thực
mẫu/).
# 21
Khổng đức chi dung, duy Đạo thị tùng. Đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt. Hốt hề, hoảng hề, kỳ trung hữu tượng; hoảng
hề hốt hề, kỳ trung hữu vật; yểu hề, minh hề, kỳ trung hữu tinh. Kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín. Tự cổ cập kim, kỳ
danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ. Ngô hà dĩ tri chúng phủ chi trạng tai? Dĩ thử.
* 21
A. Biểu hiện của cái Đức lớn (/khổng đức/) là ở điểm nó chỉ tuân theo Đạo.
B. Đạo là một vật chỉ thấp thoáng, mập mờ. Trong đó có hình tượng. Mập mờ, thấp thoáng, trong đó có sự vật; sâu xa
tăm tối, trong đó có "cái mầm" (tinh/ đây chỉ tinh trùng/). Cái mầm ấy rất chắc chắn, trong đó có cái đáng tin. Từ xưa
đến nay, cái tên của nó chẳng mất để làm cái gốc của muôn vật (/dĩ duyệt chúng phủ/). Ta làm sao biết được nó là cái
gốc của muôn vật? Vì điều đã nói ở trên đây.
# 22
Khúc tắc toàn; uổng tắc trực; oa tắc doanh; tệ tắc tân; thiểu tắc đắc; đa tắc hoặc. Thị dĩ thánh nhân bão nhất, vi thiên hạ
thức. Bất tự kiến, cố minh; bất tự thị, cố chương; bất tự phạt cố hữu công; bất tự căng, cố trưởng. Phù duy bất tranh,
cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh. Cố chi sở vi khúc tắc toàn giả, khởi hư ngôn tai? Thành, toàn nhi quy chi.
* 22
A. (Đạo khiến) cái quanh co sẽ được bảo toàn; cái cong thì sẽ được duỗi thẳng; cái gì trũng xuống thì sẽ tràn đầy; cái
gì cũ nát thì sẽ mới lại; cái gì ít ỏi thì sẽ được thêm; cái gì nhiều thì sẽ gây mê hoặc.
B. Chính vì vậy bậc thánh nhân giữ cái một (/cái Đạo/) mà làm mẫu mực cho thiên hạ. Không tự mình nhìn cho nên
sáng; không cho mình là đúng cho nên rực rỡ; không tự khoe mình cho nên có công lao; không tự mãn cho nên đứng
đầu. Chính vì không tranh giành với ai cho nên thiên hạ không ai tranh giành được với ông ta. Cho nên nói "Quanh co
cho nên được bảo toàn” đâu phải lời nói trống không? Hãy chân thành bảo toàn rồi quay theo về với nó (/Đạo/).
# 23
Hy ngôn tự nhiên. Cố phiêu phong bất chung triêu, sậu vũ bất chung nhật. Thục vi thử giả? Thiên địa. Thiên địa thượng
bất năng cửu, nhi huống ư nhân hồ? Cố tòng sự ư Đạo giả Đạo giả đồng ư Đạo. Đức giả đồng ư Đức. Thất giả đồng
ư thất. Đồng ư Đạo giả, Đạo diệc lạc đắc chi. Đồng ư Đức giả, Đức diệc lạc đắc chi. Đồng ư thất giả, thất diệc lạc
đắc chi. Tín bất túc yên, hữu bất tín yên.
* 23
A. Nói ít, theo tự nhiên. Cho nên gió bão chẳng kéo dài suốt buổi sáng; mưa rào chẳng kéo suốt cả ngày. Ai làm nên
điều ấy? Trời đất đấy. Đến cả trời với đất còn chưa có thể kéo dài, huống là con người.
B. Cho nên kẻ nào chăm lo theo Đạo thì sẽ cùng được với Đạo; kẻ nào chăm lo theo Đức thì cùng được với Đức:
Cùng theo với Đạo, Đạo cũng vui nhận anh ta, cùng theo với Đức, Đức cũng vui nhận anh ta; cùng theo với cái mất,
cái mất cũng vui nhận anh ta. Khi đức tin (của mình) không đủ thì mới có chuyện (người ta) không tin.
# 24
Xí giả bất lập; khóa giả bất hành. Tự kiến giả bất minh; tự thị giả bất chương; tự phạt giả vô công; tự căng giả bất
trường. Kỳ tại Đạo dã, viết: “Dư thực chuế hành, vật hoặc ố chi". Cố hữu Đạo giả bất xử.
* 24
Nhón chân thì không đứng vững được; chạng chân thì không đi được. Kẻ tự biểu lộ mình thì không sáng suốt, kẻ tự
cho mình là đúng thì không chói lọi. Kẻ tự khoe công thì không có công; kẻ tự mãn thì không được lâu dài. Căn cứ vào
cái Đạo mà xét thì những điều trên đều là cơm thừa canh cặn. Súc vật còn chán ghét nó, cho nên người có đạo không
chuộng.
# 25
Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu.
Ngô bất tri kỳ danh. Tự chi viết Đạo; cưỡng vi chi danh viết Đại. Đại viết thệ; thệ viết viễn; viễn viết phản. Cố Đạo đại;
Thiên đại; Địa đại; Nhân diệc đại. Vực trung hữu tứ đại nhi nhân cư kỳ nhất yên. Nhân pháp địa; địa pháp thiên; thiên
pháp Đạo; Đạo pháp tự nhiên.
* 25
A. Có cái vật hình thành hỗn độn, sinh trước trước trời đất. Yên lặng trống không đứng một mình không thay đổi, đi
vòng mà không mỏi, có thể làm bà mẹ thiên hạ. Ta không biết cái tên của nó là gì, gượng đặt tên cho nó là Cái Lớn.
Cái Lớn ấy đi; cái đi của nó xa, cái xa của nó quay về.
B. Cho nên cái Đạo lớn; Trời lớn; Đất lớn; Người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà Con Người là một trong bốn
cái này. Con Người lấy Đất làm khuôn phép; Đất lấy Trời làm khuôn phép; Trời lấy Đạo làm khuôn phép; Đạo lấy Tự
nhiên làm khuôn phép.
# 26
Trọng vi khinh căn; tĩnh vi táo quân. Thị dĩ thánh nhân chung nhật hành bất ly tri trọng; tuy hữu vinh quan, yến xử siêu
nhiên. Nại hà vạn thặng chi chủ nhi dĩ thân khinh thiên hạ? Khinh tắc thất bản; táo tắc thất quân.
* 26
Cái nặng là gốc rễ cho cái nhẹ; cái yên tĩnh là gốc rễ cho cái nôn nóng. Vì vậy cho nên bậc thánh nhân suốt ngày đi
đường không rời xe chở; tuy hưởng sự vinh hoa vẫn yên tĩnh vượt lên. Cớ gì ông vua của nước có vạn cỗ xe lại coi
thân mình nặng, coi thường thiên hạ? Coi thường thì bỏ mất cái gốc rễ; nôn nóng thì bỏ mất cái chủ yếu.
# 27
Thiện hành, vô triệt tích; thiện ngôn, vô hà trích; thiện số, bất dụng trù sách; thiện bế, vô quan kiện nhi bất khả khai; thiện
kết, vô thằng ước nhi bất khả giải. Thị dĩ thánh nhân thường thiện cứu nhân, cố vô khí nhân; thường thiện cứu vật, cố
vô khí vật. Thị vị tập minh. Cố thiện nhân giả, bất thiện nhân chi sư; bất thiện nhân giả, thiện nhân chi tư. Bất quý kỳ sư,
bất ái kỳ tư, tuy trí đại mê. Thị vi yếu diệu.
* 27
A. Kẻ khéo đi không để lại dấu vết; kẻ khéo nói không có chỗ sai để chỉ trích. Kẻ khéo tính toán không dùng đến thẻ tre
để tính; kẻ khéo đóng không dùng đến khóa mà người ta chẳng sao mở được; kẻ khéo buộc không dùng đến dây
buộc mà không sao cởi ra được.
B. Vì vậy cho nên bậc thánh nhân bao giờ cũng khéo cứu người, nên không có người bị vứt bỏ; bao giờ cũng khéo
cứu vật cho nên không có vật bị vứt bỏ. Không để vật bị vứt bỏ là tập hợp sự sáng suốt.
Vì vậy người thiện là thầy của người không thiện; người không thiện là cái chỗ dựa cho người thiện. Nếu không quý
ông thầy của mình; không yêu chỗ dựa của mình thì dù là khôn cũng bị mê hoặc lớn. Đó là cái huyền diệu chủ chốt.
# 28
Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư, vi thiên hạ khê. Vi thiên hạ khê, thường đức bất ly, phục quy ư anh nhi. Tri kỳ bạch, thủ kỳ hắc, vi
thiên hạ thức. Vi thiên hạ thức, thường Đức bất thắc, phục quy ư vô cực. Tri kỳ vinh, thủ kỳ nhục, vi thiên hạ cốc. Vi
thiên hạ cốc, thường Đức nãi túc, phục quy ư phác. Phác tán tắc vi khí. Thánh nhân dụng chi tắc vi quan trưởng. Cố
đại chế bất cát.
* 28
Dù biết cái (mặt) trống của nó vẫn giữ lấy cái (mặt) mái của nó, hãy làm cái khe của thiên hạ. Khi làm cái khe của thiên
hạ thì sẽ không rời khỏi cái Đức vĩnh viễn, lại quay về tình trạng trẻ sơ sinh. Dù biết cái (mặt) trắng của nó, ta vẫn giữ
cái (mặt) đen của nó. Khi giữ cái (mặt) đen của nó, ta làm gương mẫu cho thiên hạ. Dù biết cái (mặt) vinh của nó ta
vẫn giữ cái (mặt) nhục của nó, làm cái hang của thiên hạ. Khi làm cái hang của thiên hạ thì cái Đức vĩnh viễn sẽ đầy đủ.
Cái nguyên mộc nếu chia cắt ra sẽ thành đồ dùng. Bậc thánh nhân nếu dùng cái nguyên mộc thì sẽ làm người cầm đầu
các quan. Cho nên cái quy chế lớn (/đại chế/) không bị chia cắt.
# 29
Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí bất khả vi dã. Vi giả bại chi; chấp giả thất
chi. Cố, vật hoặc hành, hoặc tùy, hoặc hư, hoặc xuy hoặc cường, hoặc luy, hoặc tỏa, hoặc truy. Thị dĩ thánh nhân khử
thậm, khử xa, khử thái.
* 29
A. Muốn lấy thiên hạ mà làm (theo ý mình) ta thấy điều này không thể được. Thiên hạ là cái đồ vật thần không thể làm
(theo ý mình) được. Người làm (theo ý mình) thì sẽ làm cho nó hỏng. Người cố chấp thì sẽ làm cho nó mất.
B. Đối với sự vật thì có người làm trước; có người làm theo; có người nôn nóng; có người lạnh nhạt; có người cứng
rắn; có người mềm yếu; có người bồi đắp; có người hủy hoại (/đây là những hành động của người đời/).
C. Cho nên bậc thánh nhân bỏ cái quá mức, bỏ cái xa hoa, bỏ cái thái quá.
# 30
Dĩ Đạo tá nhân chủ giả, bất dĩ binh cưỡng thiên hạ. Kỳ sự hảo hoàn. Sư chi sở xử, kinh cức sinh yên. Đại quân chi
hậu, tất hữu hung niên. Cố thiện hữu quả nhi dĩ, bất cảm dĩ thủ cường. Quả nhi vật căng; quả nhi vật phạt; quả nhi bất
đắc dĩ; quả nhi vật cưỡng. Vật tráng, tác lão thị vị bất Đạo. Bất Đạo, tảo dĩ.
* 30
A. Muốn lấy cái Đạo để phò vua thì không dùng binh lực để ép thiên hạ. Việc này dễ dẫn tới đánh lại. Nơi nào đại quân
đóng thì gai góc mọc. Sau chiến tranh ắt có mất mùa.
B. Cho nên (khéo dùng binh) chỉ cần có kết quả tốt mà thôi, không dám tỏ mình mạnh hơn. Đạt được kết quả mà chớ
kiêu căng; đạt được kết quả mà chớ khoe công; đạt được kết quả mà chớ kiêu ngạo; đạt được kết quả là vì bất đắc
dĩ; đạt được kết quả mà chớ ép buộc.
C. Sự vật tráng thì già đi, đó là chẳng theo Đạo. Chẳng theo Đạo thì mất sớm thôi.
# 31
Phù binh giả bất tường chi khí, vật hoặc ố chi. Cố hữu Đạo giả bất sử. Quân tử cư tắc quý tả, dụng binh tắc quý hữu.
Binh giả bất tường chi khí, phi quân tử chi khí. Bất đắc nhi dụng chi, điềm đạm vi thượng. Thắng nhi bất mỹ. Nhi mỹ chi
giả thử lạc sát nhân. Phù lạc sát nhân giả, tắc bất khả đắc chí ư thiên hạ hĩ. Cát sự thượng tả, hung sự thượng hữu.
Thiên tướng quân cư tả, thượng tướng quân cư hữu. Ngôn dĩ tang lễ xừ chi. Sát nhân chi chúng, dĩ ai bi khấp chi.
Chiến thắng dĩ tang lễ xử chi.
* 31
A. Binh khí là vật chẳng lành, súc vật còn ghét nó cho nên con người có Đạo không dùng.
B. Người quân tử khi ở nhà thì coi trọng bên trái; khi dùng binh thì phải coi trọng bên phải. Việc binh là cái vật bất
tường, bất đắc dĩ mà phải dùng. Điềm đạm, là tốt nhất. Chuyện chiến thắng là chuyện không hay, nếu cho nó là hay tức
là thích giết người. Phàm kẻ thích giết người thì chẳng có thể được thiên hạ thích.
C. Việc lành chuộng bên trái, việc dữ chuộng bên phải. (Khi dùng binh) thiên tướng quân (/vị tướng đương quyền/) ở
bên trái, thượng tướng quân (/vị tướng dự khuyết/) ở bên phải. Như vậy là xem việc binh như tang lễ. Kẻ giết nhiều
người, nên lấy lòng đau xót mà khóc với ông ta. Nên lấy tang lễ đối xử với kẻ chiến thắng.
# 32
Đạo thường vô danh, phác. Tuy tiểu, thiên hạ mạc năng thần dã. Hầu vương nhược năng thủ chi, vạn vật tương tự tân.
Thiên địa tương hợp, dĩ giáng cam lộ. Dân mạc chi lịnh nhi tự quân. Thủy chế hữu danh, danh diệc ký hữu, phù diệc
tương tri chỉ. Tri chỉ khả dĩ bất đãi. Thí Đạo chi tại thiên hạ, do xuyên cốc chi ư giang hải.
* 32
A. Cái Đạo vĩnh viễn không có tên gọi, nguyên mộc. Tuy nó nhỏ, nhưng trong thiên hạ không ai sai khiến được nó. Các
vương hầu nếu nắm được nó thì muôn vật sẽ tự mình phục tùng. Trời và đất sẽ hòa hợp với nhau, móc ngọt rơi xuống,
dân không ai ra lệnh văn tự đạt đến sự vừa đều.
B. Khi cái Nguyên lý đầu tiên (/thủy chế/) đã có tên gọi, đã có tên gọi rồi thì ta phải biết ngăn lại. Biết ngăn lại thì mới
không nguy hại. Cái Đạo ở trong thiên hạ cũng như suối hang đối với sông biển.
# 33
Tri nhân giả trí; tự tri giả minh. Thắng nhân giả hữu lực; tự thắng giả cường. Tri túc giả phú. Cưỡng hành giả hữu chí.
Bất thất kỳ sở giả cửu. Tử nhi bất vong giả thọ.
* 33
Kẻ biết người là có trí; kẻ biết mình là sáng suốt. Kẻ thắng người ta là có sức; kẻ tự thắng mình là mạnh. Kẻ tri túc (/tự
cảm thấy đủ/) thì giàu; kẻ cố gắng thực hiện (Đạo) là người có chí. Kẻ không bỏ mất cái gốc thì lâu dài. Kẻ chết mà
không mất là thọ.
# 34
Đại Đạo phiếm hể, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất từ. Công thành bất danh hữu. Y dưỡng vạn vật nhi bất
vi chủ. Thường vô dục, khả danh vư tiểu. Vạn vật quy yên nhi bất vi chủ. Khả danh vi đại. Dĩ kỳ chung bất tự vi đại, cố
năng thành kỳ đại.
* 34
Cái Đạo lớn tràn khắp chừ, có thể ở bên trái, bên phải. Muôn vật nhờ nó mà sinh ra, mà nó không nói. Công lao hoàn
tất rồi mà không bảo mình có công, nuôi dưỡng muôn vật mà không làm chủ chúng. Bao giờ cũng không có ham muốn
riêng, có thể gọi là Cái Nhỏ. Muôn vật theo về mà không làm chủ nên có thể gọi là Cái Lớn. Vì nó rút cục không tự cho
mình là lớn cho nên hoàn thành được cái
lớn của mình.
# 35
Chấp đại tượng, thiên hạ vãng. Vãng nhi bất hại, an bình thái. Nhạc dữ nhĩ, quá khách chỉ. Đạo chi xuất khẩu, đạm hề
kỳ vô vị. Thị chi bất túc kiến; thính chì bất túc văn; dụng chi bất túc ký.
* 35
Nắm lấy cái Đạo lớn thì thiên hạ sẽ đến theo. Đến theo mà chẳng thiệt hại thì yên ổn thái bình. Âm nhạc bánh trái làm
khách qua đường dừng chân. Còn cái đạo nói ra cửa miệng thì lạt lẽo không có mùi vị. Nhìn nó chẳng bõ thấy, lắng tai
chẳng bõ nghe, nhưng dùng nó lại không thể hết.
# 36
Tương dục nhược chi, tất cố cường chi. Tương dục phế chi tất cố hưng chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dự chí. Thị vị vi
minh. Nhu nhược thắng cương cường. Ngư bất khá thoát ư uyên. Quốc chi lợi khí bất khá dĩ thị nhân.
* 36
(Cái Đạo) muốn rút ngắn một vật thì ắt phải cố kéo nó ra. Muốn làm nó yếu đi ắt phải cố làm cho nó mạnh lên. Muốn bỏ
nó đi, ắt phải cố đề cao nó. Muốn cướp lấy nó ắt phải cố cho nó. Cái đó gọi là cái sáng rõ vi diệu. Mềm yếu thắng
cứng mạnh. Con cá không thể ra khỏi vực sâu. Cái lợi khí (nguyên lí trị nước) không thể cho người ta thấy.
# 37
Đạo thường vô vi, nhi vô bất vi. Hầu vương nhược năng thủ chi, vạn vật tương tự hóa. Hóa nhi dục tác, ngô tương trấn
chi dĩ vô danh chi phác. Vô danh chi phác, phù diệc tương vô dục. Bất dục dĩ tĩnh, thiên hạ tương tự định.
* 37
Cái Đạo bao giờ cũng Vô vi, nhưng không việc gì không làm. Các vương hầu nếu có thể giữ được nó thì muôn vật có
thể tự mình thay đổi. Nếu vật thay đổi mà người ta muốn tác động vào thì ta phải lấy cái nguyên mộc không có tên cản
lại. Muốn lấy cái nguyên mộc không có tên cản lại thì mình phải không có ham muốn (riêng). Ta không có ham muốn
(riêng), dùng cái tĩnh để ứng phó thì thiên hạ tự nó sẽ ngay.
# 38
Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức. Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức. Thượng đức vô vi, nhi vô dĩ vi. Hạ đức vi chi
nhi hữu dĩ vi. Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi; thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng, tắc
nhương tý nhi nhưng nhi. Cố thất Đạo nhi hậu đức; thất Đức nhi hậu Nhân; thất Nhân nhi hậu Nghĩa; thất Nghĩa nhi hậu
Lễ. Phù Lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ. Tiền thức giả Đạo chi hoa nhi ngu chi thủy. Thị dĩ đại trượng phu xử kỳ
hậu bất cư kỳ bạc; xử kỳ thực bất cư kỳ hoa. Cố khử bỉ thủ thử.
* 38
A. Cái Đức cao nhất không (chăm chú) lo Đức cho nên có Đức. Cái Đức kém (chỉ lo) không thất Đức cho nên không
có Đức. Cái Đức cao nhất vô vi mà không có gì để làm, cái Nhân cao nhất có làm nhưng không có cái gì để làm. Cái
Nghĩa cao nhất có làm nhưng có cái để làm. Cái Lễ cao nhất có làm nhưng không có ai hưởng ứng, nên giơ cánh tay
lôi kéo người ta.
B. Cho nên cái Đạo có mất đi thì sau đó mới có cái Đức; cái Đức có mất đi thì sau đó mới có chữ Nhân; chữ Nhân có
mất đi thì sau đó mới có chữ Nghĩa; chữ Nghĩa có mất đi thì sau đó mới có chữ Lễ. Phàm chữ Lễ xuất hiện là do chữ
trung, chữ tín đã mỏng yếu rồi, và là đầu mối của loạn. Kẻ biết trước (/trí giả/) là mối họa của Đạo, là nguồn gốc của
cái ngu.
Vì vậy cho nên các bậc đại trượng phu ở nơi dày không ở nơi mỏng, chuộng cái chất phác, không chuộng cái hoa mỹ.
Cho nên ông ta bỏ cái thứ hai theo cái thứ nhất.
# 39
Tích nhi đắc Nhất giả: thiên đắc dĩ thanh; địa đắc Nhất dĩ ninh; thần đắc Nhất dĩ linh; cốc đắc nhất dĩ doanh; vạn vật đắc
Nhất dĩ sinh. Hầu vương đắc nhất dĩ vi thiên hạ trinh. Kỳ trí chi Nhất dã. Thiên vô dĩ thanh tương khủng liệt; địa vô dĩ
ninh tương khủng phế; thần vô dĩ linh tương khủng yết, cốc vô dĩ doanh tương khủng kiệt; vạn vật vô dĩ sinh tương
khủng diệt; hầu vương vô quý cao tương khủng quyết. Cố quý dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ. Thị dĩ hầu vương tự vị cô
quả, bất cốc. Thử kỳ dĩ tiện vi bản da? Phi hồ? Cố trí sổ dự vô dự. Bất dục lục lục như ngọc. Lạc lạc như thạch.
* 39
A. Người xưa lo có được "Cái Một" là vì: Trời mà có được "Cái Một" thì trong; đất mà có được "Cái Một” thì yên; thần
mà có được "Cái Một" thì thiêng; hang có được "Cái Một" thì đầy. Muôn vật có được “cái Một" thì sinh ra, các vương
hầu có được "Cái Một" thì thành chuẩn mực cho thiên hạ. Tất cả đều lo đạt đến "Cái Một" hết.
B. Nếu trời không có cách đạt đến cái trong thì sợ sẽ vỡ; đất không có cách đạt đến cái yên thì sợ sẽ hỏng; thần không
có cách đạt đến cái thiêng thì sợ sẽ tan; các hang không có gì đạt đến cái đầy sợ sẽ kiệt; muôn vật không có gì để
sống sợ sẽ diệt vong; các vương hầu không có cách đạt đến cái cao quý sợ sẽ mất ngôi.
C. Cho nên cái sang lấy cái hèn làm gốc; cái cao lấy cái thấp làm nền. Cho nên các vương hầu tự xưng mình là “cô”
(/con mồ côi/), là "quả” (/ít đức/), là "bất cốc" (/bất thiện/). Đó chẳng phải họ lấy cái hèn làm gốc đó sao? Chằng phải
thế sao?
D. Cho nên ca ngợi cao nhất là không ca ngợi. Không muốn được người ta quý trọng như viên ngọc đẹp, mà chỉ
muốn bị coi thường như sỏi đá.
# 40
Phản giả, Đạo chi động; nhược giả, Đạo chi dụng. Thiên hạ vạn vật sinh ư Hữu; Hữu sinh ư Vô.
* 40
Trở về, đó là cách vận động của Đạo; yếu mềm đó là cái tác dụng của Đạo. Muôn vật trong thiên hạ đều do cái Hữu
mà sinh ra. Cái Hữu là do cái "Vô” mà sinh ra.
# 41
Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong, hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu,
bất túc dĩ vi đạo. Cố kiến ngôn hữu chi: Minh Đạo nhược muội; tiến Đạo nhược thoái; di Đạo nhược loại; thượng Đức
nhược cốc, đại bạch nhược nhục; quảng Đức nhược bất túc; kiến Đức nhược thu; chất chân nhược du. Đại phương
vô ngung; đại khí vãn thành; đại Đạo hi thanh; đại tượng vô hình; đạo ẩn vô danh. Phù duy Đạo, thiện thải khả thành.
* 41
A. Kẻ sĩ cao nhất nghe Đạo thì chăm chỉ thực hiện. Kẻ sĩ bậc trung nghe Đạo thì vừa nhớ vừa quên. Kẻ sĩ kém nghe
Đạo thì cười chê Đạo. Nếu anh ta không cả cười thì không đáng gọi là Đạo (/vì Đạo đâu phải dễ hiểu/).
Cho nên người xưa có nói: "Kẻ sáng về Đạo có vẻ như ngu muội; kẻ tiến về Đạo có vẻ như là bước lùi; cái Đạo bằng
phẳng có vẻ như là khúc khuỷu.
B. Bậc đức cao nhất có vẻ như cái hang; cái trắng cao nhất có vẻ như là nhơ bẩn; cái đức rộng có vẻ như là không đủ;
cái đức vững chắc có vẻ như là mềm yếu; cái đức chân thực có vẻ như là trống không.
C. Cái vuông cực lớn thì không có góc; cái đồ dùng cực lớn làm xong muộn; cái âm cực lớn thì ít có tiếng; cái hình
tượng cực lớn thì không có hình thù; cái Đạo cực lớn thì không có tên. Chỉ có cái Đạo là khéo sinh ra và tạo thành
muôn vật.
# 42
Đạo sinh Nhất; Nhất sinh Nhị; Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hợp. Nhân
chi sở ố, duy cô, quả, bất cốc, nhi vương công dĩ vi xưng. Cố vật hoặc tổn chi nhi ích; hoặc ích chi nhi tổn. Nhân chi sở
giảo, ngã diệc giáo chi: "Cường lương giả bất đắc kỳ tử”. Ngô tương dĩ vi giáo phụ.
* 42
A. Đạo sinh ra "cái Một"(/Thái cực/); Cái Một sinh ra Cái Hai (/âm dương/); cái Hai sinh ra cái Ba (/âm dương và giao
hợp của chúng/); Cái Ba sinh ra muôn vật. Muôn vật đều cõng âm, ôm dương do khí xung khắc nhau mà hợp với nhau.
B. Điều người ta ghét là cô (/mồ côi/), quả (ít đức/), bất cốc (/ít thiện/), nhưng các vương công lại gọi mình là thế. Các
sự vật có khi bớt nó mà lại là thêm, thêm cho nó mà lại là bớt. Điều (này) người ta đây, ta cũng đem ra dạy: “Kẻ
cương cường thì bất đắc kỳ tử”. Ta nay cũng lấy câu ấy làm cái gốc của điều dạy.
# 43
Thiên hạ chi chí nhu, trì sính thiên hạ chi chí kiên, vô hữu nhập vô gián. Ngô thị dĩ tri vố vi chi hữu ích. Bất ngôn chi giáo,
vô vi chi ích, thiên hạ hy cập chi.
* 43
A. Cái cực mềm trong thiên hạ chi phối cái cực cứng trong thiên hạ, cái không "hữu” (/như ánh sáng/) xuyên cái cái
không có chỗ hở (/như tấm kính/). Ta qua đó biết cái có ích của vô vi.
B. Cách dạy không dùng lời, điều ích lợi của vô vi, thiên hạ ít người đạt được.
# 44
Danh dữ thân, thục thân? Thân dữ hóa, thục đa? Đắc dữ vong thục bệnh? Thị cố thậm ái tất thậm phí; đa tàng tất hậu
vong. Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu.
* 44
Cái danh và thân mình cái nào thân thiết hơn? Thân mình và của cải cái nào quan trọng hơn? Được và mất cái nào
nguy hại hơn? Vì vậy cho nên yêu thích lắm thì tổn thất nhiều; chứa chất lắm thì bỏ mất nhiều. Biết tri túc thì không bị
nhục; biết dừng thì không nguy, có thể lâu dài.
# 45
Đại thành nhược khuyết; kỳ dụng bất tệ. Đại doanh nhược xung, kỳ dụng bất cùng. Đại trực nhược khuất. Đại xảo
nhược chuyết; đại biện nhược nột. Tĩnh thắng táo; hàn thắng nhiệt; thanh tĩnh dĩ vi thiên hạ chính.
* 45
A. Cái đầy đủ nhất có vẻ như thiếu sót; nhưng công dụng của nó không hết. Cái đầy lớn có vẻ như trống rỗng nhưng
công dụng của nó không bao giờ cùng. Người thẳng lớn có vẻ như cong; người khéo lớn có vẻ như vụng; người biện
luận lớn có vẻ như ấp úng.
B. Tĩnh thắng động; hàn thắng nhiệt, lấy thanh tĩnh để làm cho thiên hạ thành ngay.
# 46
Thiên hạ hữu đạo, khước tấu mã dĩ phẩn; thiên hạ vô đạo, nhung mã sinh ư giao. Họa mạc đại ư bất tri túc; cửu mạc
đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ.
* 46
A. Khi thiên hạ có đạo thì dùng ngựa cưỡi để cày. Khi thiên hạ không có đạo thì ngựa chiến đẻ con ở ngoại ô.
B. Không cái họa nào lớn hơn là không biết tri túc; không sai lầm nào lớn hơn là tham lam. Cho nên kẻ biết cái đủ là
đủ thì không bị nhục và bao giờ cũng thấy đủ.
# 47
Bất xuất hộ, tri thiên hạ; bất khuy dũ, kiến thiên đạo. Kỳ xuất di viễn, kỳ tri di thiểu. Thị dĩ thánh nhân bất hành nhi trí; bất
kiến nhi danh; bất vi nhi thành.
* 47
Không ra khỏi cửa lớn mà biết thiên hạ, không nhìn cửa sổ mà biết đạo trời. Người đi càng xa thì cái biết của anh ta
càng ít. Vì vậy nên bậc thánh nhân không đi mà biết; không nhìn mà thấy; không làm mà nên công.
# 48
Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi. Vô vi nhi vô bất vi. Thủ thiên hạ thường dĩ vô sự. Cập kỳ
hữu sụ bất túc dĩ thủ thiên hạ.
* 48
A. Theo cái học thì ngày một tăng thêm; theo cái Đạo thì ngày một bớt đi. Bớt đi lại bớt đi cho đến vô vi.
B. Vô vi mà không việc gì không làm. Lấy thiên hạ bao giờ cũng bằng vô vi. Còn nếu gây việc thì không đủ để lấy thiên
hạ.
# 49
Thánh nhân vô thường tâm, dĩ bách tính tâm vi tâm. Thiện giả, ngô thiện chi; bất thiện giả, ngô diệc thiện chi, đắc thiện
hĩ. Tín giả, ngô tín chi; bất tín giả, ngô diệc tín chi, đắc tín hĩ. Thánh nhân tại thiên hạ, hấp hấp vị thiên hạ hồn kỳ tâm.
Bách tính giai chú kỳ nhĩ mục, thánh nhân giai hài chi.
* 49
Bậc thánh nhân không có cái lòng bất biến, lấy lòng thiên hạ làm cái lòng của mình. Người tốt ta tốt với họ; người
không tốt ta cũng tốt với họ thì sẽ được cái tốt. Người đáng tin ta tin họ; người không đáng tin ta cũng tin họ, thì sẽ
được chữ tín. Bậc thánh nhân ở trong thiên hạ, tấm lòng lo cho thiên hạ mà không bộc lộ. Trăm họ đều dồn mắt lắng
tai, thánh nhân coi họ đều như trẻ thơ.
# 50
Xuất sinh nhập tử. Sinh chi đồ thập hữu tam, tử chi đồ thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử đạo diệc thập hữu
tam. Phù hà cố? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu. Cái văn thiện nhiếp sinh giả, lăng hành bất ngộ tỳ hổ, nhập quân bất bị giáp
binh. Tỳ vô sở đầu kỳ giác, hổ vô sở thố kỳ trảo; binh vô sở dung kỳ nhẫn. Phù hà cố? Dĩ kỳ vô tử địa.
* 50
A. Vào chết ra sinh. Con đường sống có mười ba đường (/cửu khiếu và bốn chân tay/). Con đường chết mười ba
đường. Con người sinh ra đi tới cái chết cũng có mười ba đường. Tại sao lại thế? Đó là vì lo đến cái sống quá hậu hĩ.
B. Cho nên nghe nói: Kẻ khéo nhiếp sinh, đi đường bộ không gặp tê ngưu, hổ. Vào quân đội không bị đao thương. Tê
ngưu, không có nơi để húc sừng, hổ không có chỗ để trổ móng, binh khí không có chỗ để đâm mũi nhọn. Tại sao thế?
Vì không có chỗ để chết (/họ không đến những nơi này/).
# 51
Đạo sinh chi, Đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quý Đức. Đạo chi tôn, Đức chi
quý, phù mạc chi mệnh nhi thường tự nhiên. Cố Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi, dục chi, dưỡng chi, đình chi độc
chi, dưỡng nhi phúc chi. Sinh nhi bất hữu; vi nhi bất thị; dưỡng nhi bất tể. Thị vị Huyền Đức.
* 51
A. Cái Đạo sinh muôn vật, cái Đức nuôi chúng, vật cấp cho chúng hình hài, hoàn cảnh làm cho chúng trưởng thành. Vì
thế cho nên muôn vật không vật nào không trọng cái Đạo và quý cái Đức.
B. Cái đáng trọng của Đạo, cái đáng quý của Đức, chẳng do cái gì ra lệnh cả mà là theo tự nhiên. Cho nên cái Đạo
sinh ra muôn vật, cái Đức nuôi chúng, làm cho chúng lớn lên, đùm bọc chúng, làm cho chúng hoàn tất (/đình/), trọn vẹn
(/độc/), nuôi nấng chúng, che chở chúng. Cái Đức sinh ra mà không chiếm lấy; làm mà không cậy công; giúp chúng lớn
lên mà không làm chủ. Cho nên gọi là cái Đức huyền diệu (/huyền đức).
# 52
Thiện hạ hữu thủy, dĩ vi thiên hạ mẫu. Ký đắc kỳ mẫu, dĩ tri kỳ tử. Ký tri kỳ tử, phục thủ kỳ mẫu. Một thân bất đãi. Tắc kỳ
đoài bế kỳ môn, chung thân bất cần. Khai kỳ đoài, tế kỳ sự, chung thân bất cứu. Kiến tiểu viết minh; thủ nhu viết cường.
Dụng kỳ quang, phục quy kỳ minh. Vô dĩ thân ương, thú vị tập thường.
* 52
A. Thiên hạ có cái khởi thủy để làm bà mẹ thiên hạ. Một khi đã biết được bà mẹ của muôn vật thì biết được đứa con.
Một khi đã biết được đứa con lại giữ được mẹ thì suốt đời không nguy.
B. Nếu bịt các lối, đóng các cửa thì suốt đời không vất vả; nếu mở các lối, bao biện công việc thì suốt đời không cứu
được.
C. Thấy được cái nhỏ kín gọi là sáng, giữ lấy cái mềm gọi là mạnh. Nếu dùng cái ánh sáng (của Đạo) để quay trờ về
cái sáng (của mình) thì không có cái gì có thể khiến thân mình bị tai ương. Cái đó là theo cái bất biến (/tập thường/).
# 53
Sử ngã giới nhiên hữu tri, hành ư đại đạo, duy thi thị úy. Đại đạo thậm di, nhi dân hiếu kính. Triều thậm trừ, điền thậm
vu, thương thậm hư, phục văn thái, đái lợi kiếm, yếm ẩm thực, tài hóa hữu dư. Thị vị đạo khoa. Phi Đạo dã tai?
* 53
A. Nếu như ta có một chút khôn ngoan, thì khi theo con đường lớn chỉ sợ đi sai mà thôi. Con đường lớn (/đại Đạo/) rất
bằng phẳng nhưng dân lại thích đi đường tắt.
B. Triều đình rất hỗn loạn (/trừ/), ruộng vườn rất hoang vu, kho lương rất trống rỗng. Nhưng lại mặc áo gấm thêu, mang
kiếm sắc, lo ăn uống chê chán, có của cải thừa thãi. Đó là bọn trộm cướp đâu phải là Đạo?
# 54
Thiện kiến giả bất bạt; thiện bảo giả bất thoát. Tử tôn dĩ tế tự bất chuyết. Tu chi ư thân, kỳ đức nãi chân. Tu chi ư gia,
kỳ đức nãi dư. Tu chì ư hương, kỳ đức nãi trường. Tu chi ư quốc, kỳ đức nãi phong. Tu chi ư thiên hạ, kỳ đức nãi phổ.
Cố dĩ thân quan thân, dĩ gia quan gia, dĩ hương quan hương, dĩ quốc quan quốc, dĩ thiên hạ quan thiên hạ. Ngô hà dĩ
trĩ thiên hạ nhiên tai? Dĩ thử.
* 54
A. Kẻ khéo dựng thì không thể nhổ, kẻ khéo ôm thì không thể thoát, con cháu sẽ tế tự không dứt.
B. Trau dồi (Đạo) ở thân mình thì cái đức của mình sẽ chân thực; trau dồì Đạo ở nhà mình thì cái đức sẽ có thừa; trau
dồi nó ở làng thì cái đức sẽ lâu dài; trau dồi nó ở nước thì cái đức sẽ thịnh; trau dồi nó ở thiên hạ thì cái đức sẽ lan
khắp.
C. Cho nên hãy lấy thân mình mà xét thân mình; hãy lấy nhà mà xét nhà; hãy lấy làng mà xét làng; hãy lấy nước mà xét
nước; hãy lấy thiên hạ (ngày xưa) mà xét thiên hạ (ngày nay). Ta làm sao mà biết thiên hạ ra sao? Lấy điều đã nói trên
đây.
# 55
Hàm đức chi hậu, tỷ ư xích tử. Độc trùng bất thích, mãnh thú bất cứ; quắc điểu bất bác. Cốt nhược, cân nhu nhi ác cố,
vị tri tẫn mẫu chi hợp nhi thuyên tác tinh chi chí dã. Chung nhật hào nhi bất sá, hòa chi chí dã. Tri hòa viết thường, tri
thường viết minh; ích sinh viết tường; tâm sử khí viết cường. Vật tráng tắc lão, vị chi bất Đạo. Bất đạo tảo dĩ.
* 55
A. Kẻ nào giữ được cái Đức dồi dào thì có thể sánh với đứa con đỏ. Độc trùng không chích nó; mãnh thú không vồ;
chim ác không mổ. Xương nó yếu, gân nó mềm mà nắm chắc; chưa biết giao hợp mà “chim” tự cứng (/vì sinh khí đầy
đủ/) vì tinh khí có dư; kêu gào suốt ngày mà giọng không khản là hòa hợp hết sức. Biết hòa hợp gọi là bất biến
(/thường/); biết cái bất biến là sáng. Lo lắng quá nhiều (/ích/) đến sự sống là có hại (/tường/). Khi cái tâm bị sinh khí
sai khiến thì gọi là cường. Vật mà cường tráng thì sẽ già. Ta gọi nó là không theo cái Đạo. Không theo cái Đạo thì chết
sớm.
# 56
Trí giả bất ngôn; ngôn giả bất trí. Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn. Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Thị vị
huyền đồng. Cố bất khả đắc nhi thân; khả đắc nhi sơ, bất khả đắc nhi lợi; bất khả đắc nhi hại; bất khả đắc nhi quý; bất
khả đắc nhi tiện. Cố vi thiên hạ quý.
* 56
Kẻ có trí thì không nói; kẻ nói thì không có trí. Hãy bịt các lối đi; đóng các cửa của mình; làm cùn cái sắc của mình; gỡ
cái rối; làm cho ánh sáng dịu đi; hòa đồng với bụi bặm. Cái đó gọi là sự hòa đồng huyền diệu (/huyền đồng/). Cho nên
(con người có Đạo) người ta không thể có cách để thân với ông ta; không có cách để xa lánh với ông ta; không có
cách để làm lợi; không có cách để gây hại; không có cách để tôn quý, không có cách để coi khinh. Cho nên làm thành
cái quý giá trong thiên hạ.
# 57
Dĩ chính trị quốc; dĩ kỳ dụng binh; dĩ vô sự thủ thiên hạ. Ngô hà dĩ tri kỳ nhiên tai? Dĩ thử: Thiên hạ đa kị húy, nhi dân di
bần; dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn; nhân đa kỹ xảo; kỳ vật tư khởi; pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu, Cố thánh
nhân vân: Ngã vô vi nhi dân tự hóa; ngã hiếu tĩnh nhi dân tự chính; ngã vô sự nhi dân tự phú; ngã vô dục nhi dân tự
phác.
* 57
Dùng ngay thẳng để trị nước; dùng mưu mô để chiến đấu; nhưng dùng vô vi để lấy thiên hạ. Ta làm sao biết là thế? Vì
những điều dưới đây:
Khi thiên hạ lắm chuyện kiêng cấm thì dân càng nghèo; khi dân có nhiều mánh khóe mưu lợi (/lợi khí/) thì nước nhà sẽ
tối tăm; khi dân có nhiều kỹ xảo thì những vật lạ càng nẩy sinh; khi pháp lệnh càng rạch ròi (/chương/) thì giặc cướp
càng nhiều. Cho nên bậc thánh nhân nói: "Ta vô vi mà dân tự họ cải hóa; ta thích yên tĩnh mà dân tự sửa mình theo cái
đúng, ta vô sự mà dân tự họ giàu có. Ta không có ham muốn riêng mà dân tự họ trở nên chất phác".
# 58
Kỳ chính muộn muộn, kỳ dân thuần thuần. Kỳ chính sát sát, kỳ dân khuyết khuyết. Họa hề phúc chi sở ỷ; phúc hề họa chi
sở phục. Thục tri kỳ cực? Kỳ vô chính. Chính phục vi kỷ; thiện phục vi yêu. Nhân chi mê, kỳ nhật cố cửu. Thi dĩ thánh
nhân, phương nhi bất cát; liêm nhi bất quệ; trực nhi bất tứ, quang nhi bất diệu.
* 58
A. Khi chính sự một nước mờ mờ thì dân của nó thuần hậu; khi chính sự một nước rạch ròi thì dân của nó rối ren. Cái
họa là nơi cái phúc nương náu; cái phúc là nơi cái họa ẩn nấp. Ai biết được kết quả của nó ra sao? Chẳng ai xác định
được. Cái ngay lại biến thành cái mánh khóe; cái thiện lại biến thành cái gian dối. Cái mê muội của người đời đã lâu
ngày lắm rồi.
B. Cho nên bậc thánh nhân để mình vuông vắn mà không cất nó, mình liêm khiết mà không làm thương tổn người khác;
mình trực mà không ngang ngược, mình sáng mà không chói lòa.
# 59
Trị nhân, sự thiên mạc nhược sắc. Phù duy sắc thị vi tảo phục tảo phục, vị chi trọng tích đức; trọng tích đức tác vô bất
khắc. Vô bất khắc tắc mạc tri kỳ cực. Mạc tri kỳ cực, khả dĩ hữu quốc. Hữu quốc chi mẫu, khả dĩ trường cửu. Thị vị
thâm căn cố đế, trường sinh cửu thị chi đạo.
* 59
Trị người, thờ trời không gì bằng tiết kiệm. Bởi vì chỉ có tiết kiệm thì mới sớm trở về với Đạo (/tảo phục/); sớm trở về
với Đạo gọi là coi trọng việc tích đức. Nếu coi trọng việc tích đức thì không có điều gì không khắc phục được. Một khi
không có điều gì không khắc phục được thì không ai biết được cái cùng cực; khi không ai biết được cái cùng cực thì
có thể giữ được nước, có thể có được bà Mẹ của nước, có thể trường cửu. Cái đó gọi là "rễ sâu gốc vững", cái đạo
trường sinh nhờ cậy lâu.
# 60
Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên. Dĩ đạo lị thiên hạ, kỳ quỷ bất thần. Phi quỷ bất thần, kỳ thần bất thương nhân. Phi kỳ
thần bất thương nhân, thánh nhân diệc bất thương nhân. Phù lưỡng bất tương thương, cố đức giao quy yên.
* 60
Cai tri một nước lớn có vẻ như nấu con cá nhỏ. Dùng đạo để cai trị thiên hạ thì quỷ không thiêng. Không phải là quỷ
không thiêng mà cái thiêng của quỷ không làm người bị thương tổn. Không phải cái thiêng của quỷ không làm người
bị thương tổn mà bậc thánh nhân cũng không làm người bị thương tổn. Vì hai bên không làm nhau bị thương tổn, cho
nên cái đức của cả hai giao tiếp với nhau về cùng một nơi.
# 61
Đại quốc giả hạ lưu, thiên hạ chi giao, thiên hạ chi tẫn. Tẫn thường dĩ tĩnh thắng mẫu dĩ kỳ tĩnh vi hạ. Cố đại quốc dĩ hạ
tiểu quốc tắc thủ tiểu quốc; tiểu quốc dĩ hạ đại quốc tắc thủ đại quốc. Cố hoặc hạ dĩ thủ; hoặc hạ nhi thủ. Đại quốc bất
quá dục kiêm súc nhân; tiểu quốc bất quá dục nhập sự nhân. Phù lưỡng giả các đắc kỳ sở dục. Đại giả, nghi vi hạ.
* 61
Nếu như cái nước lớn chịu ở chỗ thấp thì sẽ là nơi quy tụ (/giao/) của thiên hạ. Con cái thường lấy cái tĩnh để thắng
con đực, (vì) lấy cái tĩnh làm chỗ thấp. Cho nên nếu như nước lớn biết hạ mình trước nước nhỏ thì sẽ lấy được nước
nhỏ. Nước nhỏ biết hạ mình trước nước lớn thì sẽ lấy được nước lớn.
Cho nên hoặc là chịu lún (/hạ/) để lấy; hoặc là chịu lún để được che chở. Nước lớn chẳng qua muốn kiêm tính để nuôi
người; nước nhỏ chẳng qua muốn nhập vào để thờ người. Cả hai bên đều đạt được điều mình muốn, cho nên kẻ lớn
nên chịu lún.
# 62
Đạo giả, vạn vật chi áo, thiện nhân chi bửu, bất thiện nhân chi sở bảo. Thiện ngôn khả dĩ thị tôn; mỹ hành khả dĩ gia
nhân. Nhân chi bất thiện hà khí chi hữu? Cố lập thiên tử, trí tam công, tuy hữu củng bích, dĩ tiên tứ mã, bất như tọa tiến
thử đạo. Cổ chi sở dĩ quý thử đạo giả hà? Bất viết cầu dĩ đắc, hữu tội dĩ miễn da? Cố vi thiên hạ quý dã.
* 62
A. Cái Đạo là nơi sâu kín của muôn vật, cái quý báu của người thiện, cái người bất thiện nhờ đó được nương tựa.
Lời nói tốt đẹp có thể làm cho thêm tôn quý (/thị tôn/). Hành động tốt đẹp có thể đề cao con người. Sao lại vứt bỏ
những người bất thiện?
B. Cho nên tuy được lập làm thiên tử, được ở địa vị tam công, tuy tay cầm ngọc bích ngồi xe bốn ngựa kéo, nhưng
vẫn không bằng quỳ dâng cái đạo này. Tại sao người xưa lại quý cái đạo này? Chẳng phải nói (/viết/) do cầu gì được
nấy, có tội được miễn tội đó sao? Vì vậy nó là cái quý trong thiên hạ.
# 63
Vi vô vi; sự vô sự; vị vô vị. Đại tiểu, đa thiểu. Báo oán dĩ đức. Đồ nan ư kỳ di; vi đại ư kỳ tế. Thiên hạ nan sự, tất tác ư
dị; thiên hạ đại sự, tất tác ư tế. Thị dĩ thánh nhân, chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại. Phù khinh nặc, tất quả tín; đa
dị tất đa nan. Thị dĩ thánh nhân do nan chi, cố chung vô nan hĩ.
* 63
A. Làm cái vô vi; theo cái vô sự; nếm cái không có mùi vị. Xem cái lớn như cái nhỏ, cái nhiều như cái ít là như nhau.
Lấy đức để báo oán. Lo liệu việc khó từ khi nó còn dễ; làm việc lớn từ khi nó còn nhỏ. Việc khó trong thiên hạ nhất
định phải làm từ chỗ dễ; việc lớn trong thiên hạ, nhất định phải làm từ chỗ nhỏ bé.
B. Cho nên bậc thánh nhân suốt đời không làm việc gì lớn cho nên có thể làm nên việc lớn. Phàm ai hứa dễ dàng thì
chắc chắn là ít giữ chữ tín. Xem việc quá dễ sẽ gặp nhiều cái khó. Bậc thánh nhân cho nó khó nên suốt đời không gặp
việc khó.
# 64
Kỳ an dị trì; kỳ vi triệu dị mưu; kỳ thủy dị phán; kỳ vi dị tán. Vi chi ư vị hữu; trị chi ư vị loạn. Hợp bao chi mộc, sinh ư hào
mạt. Cửu tằng chi dài khởi ư lủy thổ, thiên lý chi hành, thủy ư túc hạ. Vi giả bại chi; chấp giả thất chi. Thị dĩ thánh nhân
vô vi cố vô bại; vô chấp cố vô thất. Dân chi tòng sự thường ư cơ thành nhi bại chi. Thận chung như thủy, tức vô bại sự.
Thị dĩ thánh nhân dục bất dục, bất quý nan đắc chi hóa; học bất học, phục chúng nhân chi sở quá. Dĩ phụ vạn vật chi tự
nhiên, nhi bất cảm vi.
* 64
A. Khi tình hình đang yên thì dễ nắm giữ; khi cái mầm chưa lộ ra thì dễ lo liệu; khi vật đang mềm thì dễ chia cắt; khi vật
còn nhỏ thì dễ phân tán. Phải làm từ khi nó chưa xuất hiện; phải trị từ khi chưa loạn. Cây gỗ đầy một ôm sinh ra từ cái
mầm con; cái đài chín từng bắt đầu từ một sọt đất; chuyến đi xa ngàn dặm bất đầu ở dưới chân.
B. Kẻ nào làm (theo ý mình) thì làm cho việc hỏng; kẻ nào cố chấp thì thất bại. Cho nên bậc thánh nhân vô vi cho nên
không thất bại; không cố chấp cho nên không mất.
C. Người ta lo công việc thường làm cho công việc hỏng khi sắp hoàn thành. Phải cẩn thận khi kết thúc như lúc đầu
tiên thì sẽ không bị thất bại.
Cho nên bậc thánh nhân muốn mình không muốn, không quý những của cải khó kiếm, học cái không học (/ không phải
do học vấn có được/), làm cho mọi người trở về cái họ đã trải qua (/thời đứa trẻ sơ sinh/). Giúp theo cái tự nhiên của
muôn vật mà không dám làm (theo ý mình).
# 65
Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi. Dân chi nan trị dĩ kỳ trí đa. Cố dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc, bất
dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc. Trì thử lưỡng giả diệc kê thức. Thường tri kê thức thị vị huyền đức. Huyền đức thâm hĩ,
viễn hĩ; dữ vật phản hĩ, nhiên hậu nãi chí đại thuận.
* 65
A. Cho nên người xưa khéo thi hành cái Đạo thì không phải làm cho dân chúng khôn ra, mà làm cho dân chúng ngu đi.
Sở dĩ dân chúng khó trị là vì trí khôn của họ lắm. Cho nên ai muốn lấy trí khôn để cai trị nước thì đó là giặc của nước;
không lấy trí khôn để trị nước đó là cái phúc của nước.
B. Nắm lấy hai cái trên chính là các quy tắc (để trị nước). Việc luôn luôn biết cái quy tắc này, đó là cái Đức huyền diệu
(/huyền đức/). Cái đức huyền diệu sâu thẳm, xa vời. Nó trở về với vật rồi sau đó đạt đến cái thuận to lớn (/đại thuận/).
# 66
Giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi, cố năng vi bách cốc vương. Thị dĩ dục thượng dân, tất
dĩ ngôn hạ chi; dục tiên dân tất dĩ thân hậu chi. Thị dĩ thánh nhân xử thượng nhi dân bất trọng; xử tiền nhi dân bất hại.
Thị dĩ thiên hạ lạc thôi nhi bất yếm. Dĩ kỳ bất tranh cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh.
* 66
Sở dĩ sông biển có thể làm vị vua của trăm hang là vì nó khéo ở dưới thấp (so với hang) cho nên có thể làm vua của
trăm hang.
Cho nên muốn ở trên dân chúng thì phải dùng lời nói để nhún mình, muốn ở trước dân chúng thì phải đặt thân mình sau
dân chúng. Chính vì vậy cho nên thánh nhân ở trên mà dân không cho là nặng, mình ở trước mà dân không cho là có
hại cho họ. Cho nên thiên hạ vui lòng ủng hộ mà không chán. Vì thánh nhân không tranh giành cho nên thiên hạ không
có ai tranh giành được với ông ta.
# 67
Thiên hạ giai vị ngã đạo đại, tự bất tiếu. Phù duy đại, cố tự bất tiếu. Nhược tiếu, cửu hỹ kỳ tế dã phù! Ngã hữu tam
bửu, trì nhi bảo chi: nhất viết từ; nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên. Từ cố năng dũng; kiệm cố năng quảng;
bất cảm vi thiên hạ tiên, cố năng thành khí trưởng. Kim xá từ thả dũng, xả kiệm thả quảng, xá hậu thả tiên, tử hỹ. Phù từ
dĩ chiến tắc thắng, dĩ thủ tắc cố, thiên tương cửu chi, dĩ từ vệ chi.
* 67
A. Thiên hạ đều bảo cái Đạo của ta lớn, có vẻ như không giống cái gì hết. Vì nó lớn cho nên nó không giống cái gì hết.
Ví thử nó giống một vật nào đấy thì từ lâu nó đã nhỏ mất rồi!
B. Ta có ba cái quý: Cái thứ nhất là "Nhân từ”; cái thứ hai là “Tiết kiệm”; cái thứ ba là "Không dám xem mình trước
thiên hạ”. Vì nhân từ cho nên có thể dũng cảm. Vì tiết kiệm cho nên có thể mở rộng. Vì không dám xem mình trước
thiên hạ cho nên có thể thành chúa tể mọi vật (/khí trưởng/).
C. Nay nếu như bỏ nhân từ mà lo dũng cảm; bỏ tiết kiệm mà muốn mở rộng; bỏ việc ở sau mà lo đứng trước thì chết.
Phàm lấy nhân từ để chiến đấu thì thắng, để giữ thì vững chắc. Nếu trời muốn cứu ai thì do người ấy đã lấy nhân từ để
tự bảo vệ mình.
# 68
Thiện vi sĩ giả, bất vũ; thiện chiến giả, bất nộ; thiện thắng dịch giả, bất dữ. Thiện dụng nhân giả vi chi hạ. Thị vị bất
tranh chi đức; thị vị dụng nhân chi lực; thị vị phối thiên cổ chi cực.
* 68
Kẻ làm tướng (/sĩ/) giỏi không dùng vũ lực; người chiến đấu giỏi không nổi giận; người khéo chiến thắng địch không
giao chiến. Người khéo dùng người thì đặt mình dưới người ta. Cái đó gọi là cái đức của việc không tranh giành. Cái
đó gọi là cái đức của việc dùng người. Cái đó gọi là chỗ cùng cực của đạo trời từ xưa.
# 69
Dụng binh hữu ngôn. “Ngô bất cảm vi chủ nhi vi khách; bất cảm tiến thốn nhi thối xích”: Thị vị hành vô hành, nhượng vô
tý, nhưng vô địch, chấp vô binh. Họa mạc đại ư khinh địch; khinh địch cơ táng ngô bảo. Cố kháng binh tương gia, ai
giả thắng hĩ.
* 69
Cách dùng binh có câu: "Ta không dám làm người chủ (để đánh) mà làm người khách (để đối phó), không dám tiến
lên một tấc mà rút lui một thước."
Cái đó gọi là đi mà không dàn binh; đuổi mà không giơ tay; nắm mà không dùng binh khí, bắt giữ mà không giao chiến
với địch. Không có tai họa nào lớn hơn khinh địch. Khinh địch, thì sẽ bỏ mất cái quý của ta. Cho nên khi quân đội giao
chiến, bên nào nhân từ thì bên ấy thắng.
# 70
Ngô ngôn thậm dị tri, thậm dị hành, thiên hạ mạc năng tri, mạc năng hành. Ngôn hữu tông; sự hữu quân. Phù duy vô tri,
thi dĩ bất ngã tri. Tri ngã giả hy, tắc ngã quý hĩ, thị dĩ thánh nhân bị hạt, hoài ngọc.
* 70
Lời nói của ta biết rất dễ; làm rất dễ. Thiên hạ chẳng ai biết; chẳng ai làm. Lời của ta có gốc; việc làm của ta có căn
cứ. Vì thiên hạ không hiểu được (điều này) cho nên họ chẳng hiểu ta. Ai hiểu ta, thì ta quý. Vì vậy bậc thánh nhân mặc
áo vải thô mà lòng ôm ngọc.
# 71
Tri bất tri thượng; bất tri, tri, bệnh. Phù duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh. Thánh nhân bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh.
* 71
Biết mà làm như không biết là cao nhất. Không biết mà làm ra vẻ biết là bệnh. Vì mình biết đó là bệnh cho nên chẳng
có bệnh. Bậc thánh nhân biết đó là bệnh cho nên không có bệnh.
# 72
Dân bất uý uy, tắc dại uy chi. Vô hiệp kỳ sở cư, vô yếm kỳ sở sinh. Phù duy bất yếm, thị dĩ bất yếm. Thị dĩ thánh nhân tự
tri bất tự hiện; tự ái bất tự quý. Cố khử bỉ, thủ thử.
* 72
Dân không sợ uy hiếp thì cái uy hiếp lớn sẽ đến. Chớ chê nơi ở của mình bị chật chội, chớ chán cách sống của mình.
Vì mình không chê cho nên không chán. Cho nên bậc thánh nhân tuy biết mình nhưng không nêu cao mình, tuy tự yêu
mình, nhưng không tự quý trọng mình. Cho nên bỏ cái thứ hai mà theo cái thứ nhất.
# 73
Dũng vu cảm tắc sát; dũng vu bất cảm tắc hoạt. Thử lưỡng giả hoặc lợi, hoặc hại. Thiên chi sở ố, thục tri kỳ cổ? Thị dĩ
thánh nhân do nan chi. Thiên chi đạo bất tranh nhi thiện thắng; bất ngôn nhi thiện ứng; bất triệu nhi tự lai; thiền nhiên nhi
thiện mưu. Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu.
* 73
Kẻ dũng ở chỗ dám làm thì sẽ bị giết; kẻ dũng ở chỗ không không dám làm thì sẽ sống. Hai cái trên đây một cái có lợi,
một cái có hại. Có điều mà trời ghét có ai biết lý do không? Cho nên bậc thánh nhân còn cho điều ấy là khó. Cái đạo
của trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo ứng; không gọi mà tự đến, thản nhiên mà khéo mưu tính. Lưới
trời lồng lộng, tuy thưa nhưng lại chẳng để lọt.
# 74
Dân bất uý tử, nãi hà dĩ tử cụ chi? Nhược sử dân thường uý tử nhi vi kỳ giả, ngô đắc chấp nhi sát chi, thục cảm?
Thường hữu tư sát giả sát. Phù đại tư sát giả sát thị vi đại đại tượng trác. Phù đại đại trác giả, hy hữu bất thương kỳ
thủ hĩ.
* 74
Dân chúng không sợ chết, cớ gì lại lấy cái chết đe doạ họ? Nếu ta khiến cho dân chúng bao giờ cũng sợ chết, rồi có
kẻ làm chuyện xằng bậy ta bắt và giết đi, thì ai dám (làm bậy)? Đạo có cái lo việc giết để giết. Nếu ta thay thế cái lo
việc giết này mà giết thì cũng như thợ mộc mà đẽo, ít có người khỏi đứt tay vậy.
# 75
Dân chi cơ, dĩ kỳ thượng thực thuế chi da, thị dĩ cơ. Dân chi nan trị, dĩ kỳ thượng chi hữu vi, thị dĩ nan trị. Dân chi khinh
tử dĩ kỳ cầu sinh chi hậu, thị dĩ khinh tử. Phù duy vô dĩ sinh vi giả, thị hiền ư quý sinh.
* 75
Dân mà đói là do người trên đánh thuế nhiều cho nên đói. Dân mà khó trị là vì người trên thi hành lối "hữu vi (/chính sự
phiền hà/), cho nên khó trị. Dân mà coi thường cái chết là vì người trên lo cái sống của họ quá nặng, cho nên dân khinh
cái chết. Phàm người quan tâm tới việc không coi trọng chuyện mưu sinh là giỏi hơn kẻ quý trọng việc mưu sinh.
# 76
Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường. Vạn vật thảo mộc chi sinh dã nhu thuỷ, kỳ tử dã khô cảo. Cố kiên
cường giả, tử chi đồ; nhu nhược giả, sinh chi đồ. Thị dĩ binh cường tắc bất thắng; mộc cường tắc chiết. Cố kiên
cường xử hạ; nhu nhược xử thượng.
* 76
Con người khi sống thì mềm yếu mà khi chết thì cứng nhắc. Muôn vật, cây cỏ khi sống đều mềm yếu, mà khi chết đều
khô cứng. Cho nên cứng rắn là con đường chết; mềm yếu là con đường sống. Cho nên binh mạnh thì chẳng thắng, cây
cứng thì bị chặt. Cho nên cứng và lớn ở bực dưới; mềm yếu ở bực trên.
# 77
Thiên chi đạo kỳ do trương cung dư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi; hữu dư giả tổn chi; bất túc giả bổ chi. Thiên chi
đạo tổn hữu dư nhi bổ bất túc. Nhân chi đạo tắc bất nhiên: tổn bất túc dĩ phụng hữu dư. Thục năng hữu dư dĩ phụng
thiên hạ? Duy hữu đạo giả. Thị dĩ thánh nhân, vi nhi bất thị; công thành nhi bất xử, kỳ bất dục hiện hiển.
* 77
Cái đạo của trời giống như trương cây cung chăng? Cây cung khi cao thì hạ thấp nó xuống, khi thấp thì đưa nó lên.
Thừa thì bớt, thiếu thì bù. Đạo trời bớt chỗ thừa mà bù vào chỗ còn thiếu. Đạo người thì lại không thế. Nó bớt chỗ thiếu
để phụng sự chỗ thừa. Ai có thể lấy cái chỗ thừa để phục vụ thiên hạ? Chỉ có người có đạo. Cho nên bậc thánh nhân
làm mà không cậy công, công đã thành mà không cho là của mình. Ông ta không muốn trổ cái tài giỏi của mình.
# 78
Thiên hạ nhu nhược mạc quá ư thuỷ. Nhi công kiên cương giả, mạc nhi năng thắng, kỳ vô dĩ dịch chi. Nhu thắng
cương; nhược thắng cường, thiên hạ mạc năng tri, mạc năng hành. Thị dĩ thánh nhân vân: “Thụ quốc chi cấu thị vi xã
tắc chủ, thụ quốc bất thường, thị vi thiên hạ vương. Chính ngôn nhược phản.”
* 78
Trong thiên hạ không có cái gì mềm yếu hơn nước, nhưng việc công phá cái cứng rắn thì không có cái gì hơn nước,
không có cái gì thay thế được nó. Yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng, thiên hạ không ai không biết điều này, cũng
không không ai thi hành được. Vì vậy cho nên bậc thánh nhân nói: "Kẻ chịu cái nhơ bẩn của thiên hạ thì làm chủ xã tắc;
chịu cái không may của nước thì làm vương thiên hạ. Lời ngay nghe như trái ngược."
# 79
Hòa đại oán, tất hữu dư oán. An khả dĩ vi thiện? Thị dĩ thánh nhân, chấp tả khế nhi bất trách ư nhân. Hữu đức tư khế,
vô đức tư triệt. Thiên đạo vô thân, thượng dữ thiện nhân.
* 79
Nếu giải hòa được cái oán lớn thế nào cũng còn cái oán sót lại, làm sao có thể làm điều thiện được? Vì vậy cho nên
bậc thánh nhân cầm nửa tờ giao kèo bên trái mà không trách cứ người ta. Người có đức trao tờ giao kèo cho người
ta, người không có đức lo thu thuế (/triệt là tên loại thuế/). Đạo trời không thân ai, thường giúp người thiện.
# 80
Tiểu quốc, quả dân. Sử hữu thập bách chi khí nhi bất dụng. Sử dân trọng tử nhi bất viễn tỉ. Tuy hữu chu, dư, vô sở thừa
chi; tuy hữu giáp binh, vô sở thừa chi. Sử dân phục kiết thằng nhi dụng chi. Cam kỳ thực; mỹ kỳ phục; an kỳ cư; lạc kỳ
tục. Lân quốc tương vọng; kê khuyến chi thanh tương văn. Dân chí lão tử bất tương vãng lai.
* 80
Nước nhỏ, dân ít. Tuy có dụng cụ gấp mười, gấp trăm (sức người) cũng không dùng. Khiến dân coi trọng cái chết mà
không đi xa. Tuy có thuyền, xe cũng không ai lên; tuy có binh khí cũng không trưng bày. Khiến dân trở lại dùng tục thắt
nút. Cho thức ăn của mình là ngon; cho quần áo mình là đẹp; bằng lòng với nơi ở của mình; vui với tục lệ của mình. Các
nước láng giềng trông thấy nhau, nghe tiếng gà, tiếng chó của nhan. Dân đến già, chết không qua lại với nhau.
# 81
Tín ngôn bất mỹ; mỹ ngôn bất tín. Thiện giả bất biện; biện giả bất thiện. Trí giả bất bác; bác giả bất trí. Thánh nhân bất
tích. Ký dĩ vi nhân kỷ dũ hữu, ký dĩ dữ nhân kỷ dụ đa. Thiên chi đạo, lợi nhi bất hại. Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh.
* 81
Lời nói đáng tin không đẹp; lời nói đẹp không đáng tin. Người thiện không tranh biện; người tranh biện không thiện.
Người có trí không biết rộng; người biết rộng không có trí. Bậc thánh nhân không tích luỹ, càng giúp cho người ta thì lại
càng có thừa; càng cho người ta thì mình lại càng có nhiều. Đạo trời làm lợi (cho muôn vật) mà không làm hại. Cái đạo
của bậc thánh nhân làm mà không tranh giành.
Chịu trách nhiệm xuất bản: Dương Thu Hồng
Chịu trách nhiệm bản thảo: Nguyễn Văn Lưu
Biên tập: Ban VHNN NXB Văn học, Trung tâm văn hoá Đông Tây
Vẽ bìa: Văn Sáng
Sửa bản in: Dịch giả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đạo đức kinh dề hiểu.pdf