Tỉnh Phú Yên

Phú Yên là tỉnh duyên hải nam trung bộ trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông. Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, .

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh. Tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn Tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại 14.716 máy; dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh. Từ ngày tách tỉnh mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố, xây dựng và phát triển. Mở rộng, lắp đặt hệ thống tổng đài điện thoại, telex cho các trung tâm huyện, thị xã đáp ứng nhu cầu thông tin trong và ngoài nước ngày càng tăng. Hiện nay toàn tỉnh có 30 bưu cục, 50 điểm phục vụ bưu điện và 67 điểm bưu điện văn hoá xã. Số máy điện thoại cố định thuê bao toàn tỉnh là 22.500 chiếc, 6.500 thuê bao di động, 300 thuê bao internet..., bình quân có 2,8 cái/100 dân. 3. Mạng lưới điện quốc gia: Phú Yên có nhà máy thuỷ điện Sông Hinh với công suất 72 MW, đang hoà mạng lưới điện quốc gia, đảm bảo cho 100% số huyện và xã được sử dụng lưới điện quốc gia. Hiện tỉnh đang tiến hành chuẩn bị xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Ba với công suất gấp 3 lần nhà máy thuỷ điện Sông Hinh Hệ thống điện: Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh với công suất 72 MW và hệ thống đường dây 500 KVA Bắc - Nam đi qua tỉnh đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt. Hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện Sông Ba hạ với công suất lớn gấp 3 lần so với nhà máy thủy điện Sông Hinh hiện nay, dự kiến 2008 sẽ đi vào hoạt động. Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực Thanh Pho Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các thị trấn huyện lỵ với công suất khoảng 13.000 m³/ngđ. IV.Kinh tế - Xã Hội 1. Kinh tế: Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm. Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầmphá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Ngoài ra còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng. -Nông - lâm - ngư nghiệp: 42,8%. -Thương mại - dịch vụ: 34,3%. Tỷ lệ đói Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10%. Thu nhập bình quân đầu người: 4,5 triệu đồng. Tóm tắt cơ cấu ngành trong GDP: -Công nghiệp - XDCB: 22,9%. nghèo các xã miền núi còn 24,79%. Tỷ lệ trẻ em đủ tuổi đến trường đạt 95%. 100% các xã có trạm y tế xã. Sản phẩm chủ yếu: Lúa, các loại rau đậu, cà phê, mía, điều, dừa, thuốc lá, hồ tiêu, dâu tằm... a. Nông nghiệp Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng dây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. c.Thủy - hải sản Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quí. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú, tôm hùm. Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Huyện Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An), ... Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó. 2. Xã Hội: a. Giáo dục Phú Yên có hệ thống các trường đại học (Phú Yên) đào tạo 300 SV, Cao đẳng (Công Nghiệp, xây dựng số 3) mỗi năm đào tạo khoảng 1200 học viên, 1 chi nhánh học viện ngành tài chính ngân hàng đào tạo trên 300 học viên và các trường và trung tâm đào tạo nghề (mỗi năm đào tạo khoảng 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 công nhân có tay nghề cao - từ bậc 3/7 trở lên)., Thuận Quảng đến Trấn Biên khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp và lập nên phủ Phú Yên vào năm 1611 thì Phú Yên thực sự có tên gọi chính thức. Với một vị trí chiến lược quan trọng, vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, nơi đã ghi chiến công vang dội của Nguyễn Huệ vào tháng 7-1775, tiêu diệt 2 vạn quân ngũ dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ) của Tống Phước Hiệp. Từ thế kỷ XIX trở về sau này, trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, Phú Yên đã phát huy hào khí của ông cha ngày trước, hưởng ứng phong trào Cần Vương do Lê Thành Phương lãnh đạo và cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân, đập tan chiến dịch Atlante của thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ của cả nướcTrong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, phong trào đồng khởi Hoà Thịnh của Phú Yên cùng với nhiều chiến công vang dội khác đã tô đậm thêm truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của tỉnh, kết thúc bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy giải phóng tỉnh Phú Yên 1-4-1975, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. b.Văn hóa Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta). Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian chỉ có ở dân Phú Yên. Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đáTuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai. * Lễ hội Ngoài các lế hội chung của cả nước, còn có nhiều lễ hội riêng biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam: Lễ hội đánh bài chòi, với các bài hát chòi dân gian, đậm bản sắc văn hóa của Phú Yên. Lễ hội đầm Ô Loan được tổ chức tại đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An Lễ đâm trâu của người Ba Na Lễ bỏ mả của người Êđê Lễ cúng đất của người Kinh Lễ hội cầu ngư của người Kinh Lịch một số lễ hội ở Phú Yên (cấu trúc: Tên lễ hội: thời gian (âm lịch), địa điểm.) Hội đua thuyền đầm Ô Loan: 07/01, xã An Cư, huyện Tuy An. Hội đua thuyền sông Đà Rằng: 07/01, phường 6, tp . Tuy Hòa. Lễ hội Đồng Cam: 08/01, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa. Hội đua ngựa: 08/01, xã An Xuân, huyện Tuy An. Lễ hội chùa Từ Quang: 10/01, xã An Dân, huyện Tuy An. Hội chùa Ông (của người Hoa): 13/01, phường 1, tp Tuy Hòa. Hội bài chòi: tết nguyên đán, vùng nông thôn Phú Yên. Lễ hội Sông nước Tam Giang: tết nguyên đán, huyện Sông Cầu. Lễ hội cầu ngư: từ tháng 1 đến tháng 6, khắp các vùng ven biển. Hội thơ đêm nguyên tiêu: rằm tháng giêng hàng năm, Sân tháp Nhạn, phường 1, tp Tuy Hòa. Lễ hội đền Lê Thành Phương:28/01, xã An Hiệp, huyện Tuy An. Lễ hội đền Lương văn Chánh: 19/09, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. Lễ hội cầu an: Tháng 3 và tháng 8, ở khắp các chùa. Lễ hội bỏ mả: tháng 3 đến tháng 5, huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Lễ hội mừng sức khỏe: tháng 3 đến tháng 5, các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Lễ hội đâm trâu: từ tháng 2 đến tháng 6: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Lễ hội mừng nhà mới: từ tháng 3 đến tháng 5, các huyện :Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh Lễ hội mừng lúa mới: từ tháng 3 đến tháng 5: các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh V.Du lịch - Huyện Sông Cầu: núi quan trọng nhất là dãy Cù Mông nằm phía bắc, hướng núi chạy từ tây sang đông, nhiều nơi núi ăn thông ra biển. Ở dãy Cù Mông có những núi cao như: hòn Ông (529m), hòn Cả (657m) Chóp Vung (676m), hòn Khô (704m), hòn Kè (863m). Ngoài ra trong phạm vi Sông Cầu còn có núi Mỏ Cheo (814), Động Bằng (439m), Động Tranh (358m), Đồng Bé (341m), Ông Đình (336m), Côn Lôn (286m), Xuân Đài, hòn Đen, Phú Khê... - Huyện Tuy An: núi phần lớn tập trung ở phía tây bắc và tây nam, độ cao trung bình, tiêu biểu là hòn Chuông (572m), Ông La (591m), hòn Chướng (571), Núi Yang, hòn Hô (378m), Tra Ràng (159m), hòn Sen (154m), Đá Chạm (127m), nằm gần biển có hòn Mái Nhà (104m). - Thị xã Tuy Hòa và huyện Phú Hòa: các núi tập trung ở phía tây như hòn La (cao 500m), hòn Trùm Cát (365m), núi Hương (322m) và nằm trong vùng đồng bằng có núi Chóp Chài (391m), núi Miếu, núi Nhạn. - Huyện Tuy Hòa: núi cao nhất là dãy Đèo Cả, nằm ở phía nam, hướng núi chạy từ tây sang đông và ăn thông ra biển tại Vũng Rô. Trên dãy Đèo Cả có những núi cao như: hòn Dù (1.470m), hòn Kỳ Đà (1.193m), hòn Ông (1.100m), hòn Chúa (1.310m), Đá Bia (706m), hòn Chảo (753m), Đá Chồng (604m), hốc Răm (507m), Mật Cật (227m), Sa Leo (224m), núi cầu Sông Ván (253m). Ở vùng đồng bằng có núi Hương (132m), núi Một, núi Sặc, núi Bà... - Huyện Đồng Xuân: các núi tập trung ở phía tây và tây nam, nơi giáp ranh tỉnh Gia Lai và huyện Sơn Hòa (Phú Yên) như núi La Hiên (1.318m), Chư Treng (1.238m), hòn Rung Gia (1.108m), suối Hàm (1.080m). Các núi khác gồm có: + Núi Thạch Long Cương (tục danh gọi là Hòn Ông) cao 720m + Núi Đạc (806m) + Núi Chuông (590m) + Hòn Nong (590m) + Núi Đá Mài (482m) + Hòn Bồ (411m) + Hòn Khô (371m) + Núi Giang (475m) + Núi Triêm Đức (331m) + Núi Tranh (532m) + Núi Cái Gia (377m) + Hòn Tháp (249m) + Hòn Cấm (207m) + Hòn Đắm (281m) vv... - Huyện Sơn Hòa: núi tập trung ở phía tây bắc và đông bắc, nơi giáp ranh huyện Đồng Xuân, Tuy An và Phú Hòa. Đáng kể là các núi: + Hòn Ông (xã Sơn Hội) (758m) + Hòn Trà Bương (654m) + Hòn Ông (xã Phước Tân) (628m) + Hòn Bầu Bèn (632m) + Hòn Bà (533m) + Hòn Đát (590m) + Hòn Mò O (434m) + Hòn Chóp Vung (375m) + Núi Lỗ Hùm (402m) + Núi Đá Chát (448m) - Huyện Sông Hinh: núi nằm ở phía đông nam và tây nam, tiêu biểu là: Chư Ninh (1.636m), Chư Đan (1.196m), Chư H’le (1.053m), Chư KSor (682m), Chư Bêng (675m), Chư Bát (636m); phía đông có núi Lá (417m). Núi Đá Bia Khu bảo tồn tại Đầm Ô Loan Mũi Đại Lãnh Gành Đá Dĩa Khu Di tích lịch sử cảng Vũng Rô (Đường Hồ Chí Minh trên biển) ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN THẮNG CẢNH PHÚ YÊN Quyến rũ vịnh Xuân Đài, Phú Yên Từ TP.Tuy Hòa, Phú Yên theo Quốc lộ 1A đi về phía Bắc chừng 45km, vịnh Xuân Đài hiện ra như một bức tranh thủy mặc. Vịnh được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển khoảng 15km, trông giống đầu con kỳ lân, rộng khoảng hơn 13.000 ha mặt nước. Quyến rũ vịnh Xuân Đài Bao bọc khu vực bờ vịnh là những rừng dừa xanh ngát, có nhiều dãy núi ăn sâu ra biển, hình thành nên các vũng nhỏ, bãi tắm đẹp, thơ mộng đã đi vào ca dao: “Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào/Vũng Dông, Vũng Mắm, vũng nào cũng thương”. Nơi đây còn có rất nhiều núi, đảo và bán đảo như Cù Lao Ông Xá, mũi Đá Mài, mũi Tai Mã, hòn Mù U… Trong đó, Nhất Tự Sơn được xem là hòn đảo đẹp nhất. Cả đảo được che phủ bởi một rừng cây xanh tốt, bãi đá bị bào mòn nổi vân như thớ gỗ mịn và những khối đá chồng lên nhau, tạo thành bậc ghế ngồi sát mặt nước. Một điểm hấp dẫn khác là gành Đèn, với nhiều tảng đá lớn màu hồng nhạt chồng xếp lên nhau, tạo thành nhiều hang hốc nhỏ. Phía sát mặt nước, gành đá có bờ dốc đứng, từng đợt sóng đánh thẳng vào gành làm bọt tung trắng xóa. Dưới mặt nước, rong biển mọc dày như tấm thảm nhung dập dờn theo từng con sóng. Một hòn đảo nổi tiếng nữa là hòn Yến. Chạy quanh hòn Yến một vòng nhìn nó lúc tựa một cánh buồm, khi giống con hổ ngồi thả hồn trên biển. Ở dưới lòng vịnh có những rạn san hô màu và rong biển mà không phải vịnh nào cũng có được. Có thể nói đây là một tổ hợp về cảnh quan, sinh thái. Đến vịnh Xuân Đài là đến với một vùng non nước thắm đượm màu xanh: Mặt biển xanh, rừng dừa xanh, núi non xanh và bầu trời xanh thẳm. Xung quanh vịnh là những xóm làng bình yên, nấp bóng dưới rừng dừa, những bãi cát trắng xen lẫn những bãi đá có hình thù khác lạ. Đi thuyền trên vịnh Xuân Đài phóng tầm mắt về phía tây là những dãy núi cao trùng điệp, nhìn về hướng đông trên bán đảo Xuân Thịnh bên cạnh những ngọn đồi xanh là cồn cát Từ Nham như một đám mây trắng sà xuống đỉnh núi. Nét độc đáo khác của vịnh Xuân đài là những bãi cát trắng, mịn, sóng êm, rất lý tưởng cho du lịch tắm biển, đặc biệt là Bãi Dài. Người ta gọi là Bãi Dài vì nó là một doi cát chạy theo hình cánh cung có độ dài trên 5km, được bao phủ bởi rừng dương quanh năm rì rào cùng gió biển. Đoạn từ mũi Cổ Cò đến núi Cột Cờ nằm sát cửa vịnh có nhiều mỏm núi nhô ra ngoài mặt nước, trên núi bốn mùa cây cối tốt tươi, có những mạch nước từ trên cao chảy xuống tạo thành những giếng nước ngọt. Đây là những địa điểm lý tưởng cho những chuyến du lịch dã ngoại ở bờ vịnh Xuân Đài. Sự quyến rũ của biển, đảo, những bãi tắm hoang sơ, những làng biển thanh bình… sẽ níu chân du khách khi nơi đây được khai thác dịch vụ du lịch đúng mức. Hơn thế nữa, việc kết nối với những thắng cảnh thiên nhiên khác như gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông… sẽ tạo thành tuor du lịch thú vị. Phong cảnh trời mây, non nước Xuân Đài cùng với những đặc sản nổi tiếng ở đây đã làm say lòng biết bao thi nhân lữ khách. Ngoài những món đặc sản biển như ốc nhảy, cà khía, cua, tôm, ghẹ, cá mú… Xuân Đài còn nổi tiếng với ốc vú nàng, ai từng một lần thưởng thức sẽ rất khó quên. Xuân Đài còn là nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử, là một trong những nơi đặt chân đầu tiên của lưu dân người Việt. Vịnh Xuân Đài là một trong những thắng cảnh tiêu biểu của Phú Yên có sự kết hợp hài hòa của các yếu tố tự nhiên như núi non, biển cả. Đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến vùng đất Phú Yên cũng như lịch sử dân tộc Việt Nam nên Vịnh Xuân Đài có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Di tích này nằm gần các di tích khác như thắng cảnh gành đá Đĩa, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, do đó có điều kiện thuận lợi để kết nối thành một tuyến tham quan các di tích thắng cảnh ở ven biển Phú Yên. Với sự độc đáo về mặt lịch sử địa lý, cảnh sắc thiên nhiên, vịnh Xuân Đài sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách. Tuy nhiên, cần bố trí như thế nào để vịnh Xuân Đài giữ được cảnh quan, nối kết các điểm du lịch trong địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh bạn lân cận, góp phần đưa Sông Cầu sẽ là một đô thị sầm uất trong tương lai. Điều này đặt ra cho chính quyền địa phương nhiều việc cần phải làm, nhất là công tác quy hoạch tổng thể vịnhXuân Đài để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, nhất là phát triển du lịch sinh thái biển. ĐÈO, DỐC Do địa hình có nhiều núi đồi, nên đèo dốc ở Phú Yên cũng khá phong phú, nằm trên quốc lộ 1A có những đèo dốc, đáng kể là: - Đèo Cù Mông nằm trên dãy núi Cù Mông có độ cao 245m, làm điểm phân ranh giữa Bình Định và Phú Yên. - Đèo Tùy Luật thuộc xã Xuân Cảnh. - Đèo Nại thuộc xã Xuân Phương. - Dốc Găng nằm phía nam thị trấn Sông Cầu, cách thị trấn 1km. - Dốc Quít thuộc xã Xuân Thọ 1. - Dốc Gành Đỏ (tục gọi là dốc Xuân Đài) nay thuộc xã Xuân Thọ II, huyện Sông Cầu. - Dốc Vườn Xoài (còn gọi là dốc Đá Trắng) nằm trên địa phận thôn Cần Lương, huyện Tuy An. - Đèo Tam Giang nằm phía nam thị trấn Chí Thạnh, cách thị trấn 2km. - Đèo Quán Cau dài 3km, nằm trên núi Quán Cau, nay thuộc ranh giới hai xã An Cư và An Hiệp, huyện Tuy An. - Dốc Bà Ền nay thuộc xã An Hòa. - Đèo Cả nằm trên dãy núi Đèo Cả, đường đèo dài 10km, thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Tuy Hòa. Trên đường tỉnh, huyện, xã, đèo dốc cũng dày đặc, đáng kể là đèo Cây Cưa trên đường ĐT642 (Triều Sơn đi La Hai), đèo Thị trên đường ĐT641 (Chí Thạnh - Mục Thịnh), đèo Dinh Ông, Đá Đề (Quốc lộ 25), dốc Phường, đèo Bình Thảo (huyện Sông Hinh), dốc Đồng Tranh, dốc Lỗ Chài (huyện Phú Hòa), dốc Đá Mài, suối Bùn, dốc Đỏ, dốc Lau, dốc Đội Mỹ (huyện Sơn Hòa). Đặc biệt dốc Chanh, dốc Mõ thuộc huyện Tuy Hòa là những địa danh gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Phú Yên. HANG, GỘP, HỐC Là một tỉnh có nhiều núi, do đó hang, gộp, hốc ở Phú Yên rất nhiều và phân bố khắp các huyện trong tỉnh. Trong đó có những hang, gộp, hốc tiêu biểu là: - Huyện Tuy Hòa có các gộp bãi Xép, hốc Gạo, hốc Võ, hốc Răm, hốc Hoành, suối Cùng, suối Lạnh, suối Mua, suối Nước Đổ, Đá Đen, hòn Đất, Chà Rang, Mòng Mòng, hốc Nhum. - Thị xã Tuy Hòa có hang Trai Thủy (tục gọi là hang Dơi), ở núi Chóp Chài, gộp Đá Bàn. - Huyện Tuy An có hốc Bé, hốc Tạ. - Huyện Sông Cầu có hốc Bà Beo, gộp Hòa Lợi. - Huyện Đồng Xuân có hốc Bà Chiền. - Huyện Sơn Hòa có hang Thuồng Luồng, gộp hòn Huệnh, gộp Ma Tửu. - Huyện Sông Hinh có hang Cồ. Hầu hết các hang, gộp, hốc đều gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ; có nơi là chỗ đóng cơ quan, có nơi là chỗ đóng quân, có nơi là bệnh viện của cách mạng. CAO NGUYÊN Cao nguyên Vân Hòa nằm ở độ cao 400m gồm các xã Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định. Đây là vùng đất đỏ bazan, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn và dài ngày, xưa, Vân Hòa nổi tiếng với “thơm, mít chợ Đồn”. Cao nguyên Vân Hòa gồm có 3 trảng gò rất rộng gọi là gò lớn: gò lớn Phú Tân (thôn Lương Sơn, xã Sơn Xuân), gò lớn Quán Lê hay còn gọi là gò đồn Ba Xã (xưa ở thôn Vân Hòa và Phong Cao, nay là thôn Phong Hậu, xã Sơn Long), gò lớn Phước Hòa (xã Sơn Định). Cao nguyên Trà Kê thuộc xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, cách thị trấn Củng Sơn khoảng 25km, vùng này là nơi sinh sống chủ yếu của các tộc người thiểu số. Khí hậu, đất đai không tốt bằng cao nguyên Vân Hòa, nên về mặt lâm thổ sản không có gì nổi tiếng. Cao nguyên An Xuân thuộc xã An Xuân, nằm ở phía tây huyện Tuy An, cách thị trấn Chí Thạnh trên 40km, tiếp giáp với cao nguyên Vân Hòa, được nhiều người biết đến với loại chè (trà) An Xuân, một loại trà ngon ở Phú Yên. Khí hậu mát mẻ quanh năm. ĐỒNG BẰNG Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đều cho rằng hầu hết các đồng bằng ven biển Việt Nam được hình thành từ hệ thứ tư (đệ tứ kỷ). Đây là thời kỳ có những biến đổi lớn về mặt địa lý và địa chất. Các trầm tích kỷ thứ tư được xác định bằng phương pháp phóng xạ C14, thuộc Holoxen dưới, có niên đại khoảng 10.000 - 12.000 đến khoảng 7.000 năm, và Holoxen giữa có niên đại khoảng 7.000 năm đến 4.000 - 4.500. Những biến đổi đặc biệt của địa tầng trầm tích Holoxen ở đồng bằng được quyết định bởi các quá trình biển tiến, lùi dưới ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu làm cho nước biển dao động, thay đổi về mặt địa lý. Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Trung, sự hình thành của các đồng bằng không thể không chịu những tác động, ảnh hưởng ấy. Gành Đá (Mỹ Hòa, Hòa Thắng), núi Sầm (Hòa Trị), núi Nhạn (Tuy Hòa) xưa là những cù lao ở ngoài biển, cánh đồng huyện Tuy Hòa, thị xã Tuy Hòa xưa là biển, nay đã lùi ra xa để lại một vùng đất rộng lớn. Trong sự hình thành đồng bằng Phú Yên, còn phải kể đến vai trò của các con sông. Phù sa sông Ba đã bồi đắp và hình thành đồng bằng Tuy Hòa, sông Bàn Thạch bồi đắp tạo thành đồng bằng ở phía nam huyện Tuy Hòa, sông Kỳ Lộ đã bồi đắp và hình thành đồng bằng Tuy An, Đồng Xuân. Trong đó, đồng bằng Tuy Hòa được xem như là một vựa lúa của miền Trung. Đồng bằng Tuy Hòa (bao gồm cả huyện Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa) có diện tích chừng 500km2. Tuy nằm ở một vùng châu thổ rộng lớn, nhưng lúc chưa có đập Đồng Cam mỗi năm chỉ canh tác được một vụ lúa, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, nhiều nơi đất bỏ hoang. Cuối năm 1924, công trình thủy nông Đồng Cam được khởi công, năm 1932 hoàn thành. Hệ thống nông giang này tưới được gần 19.000 ha, từ đó sản xuất lúa gạo Tuy Hòa mới tăng vọt. Đồng bằng Tuy An (bao gồm cả Đồng Xuân) có diện tích khoảng 300km2, do phù sa của con sông Kỳ Lộ bồi đắp. Đồng bằng này không lớn bằng Tuy Hòa nhưng đất đai lại khá tốt. Từ năm 1960 đã xây đập Tam Giang ở xã An Thạch lấy nước tưới cho hàng nghìn ha tại hai xã An Cư và An Thạch. Đồng bằng Sông Cầu có diện tích khoảng 16km2, chủ yếu nằm ở các xã phía bắc thị trấn Sông Cầu. Đây là vùng đất từ Cù Mông đến Xuân Đài, mà thời kỳ đầu Lê Trung Hưng, Lương Văn Chánh đã đưa lưu dân đến khai phá. SÔNG Sông Phú Yên đều phát nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía tây, Cù Mông ở phía bắc và Đèo Cả ở phía nam. Hướng chính của các sông là tây bắc - đông nam hoặc gần tây - đông. Chỉ có sông Ba thuộc loại sông lớn, các sông khác thuộc loại vừa và nhỏ. Các sông chính - Sông Ba: còn gọi là Eaba ở thượng lưu, Đà Rằng ở hạ lưu, ngày xưa có tên gọi là sông Bà. Sông Ba bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, cao trên 1.500m, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum. Từ thượng nguồn tới gần An Khê sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam, qua địa hình núi non hiểm trở, lòng sông hẹp, nhiều ghềnh thác. Từ An Khê đến Cheo Reo lòng sông mở rộng và hạ thấp dần, nhận thêm nước của phụ lưu Ayunpa đổ vào bờ bên phải tại Cheo Reo. Từ Cheo Reo đến thị trấn Củng Sơn sông chảy theo hướng đông bắc - tây nam, nhận thêm nguồn nước của các phụ lưu sông Krông Hnăng tại ranh giới Gia Lai - Phú Yên, sông Hinh tại Đức Bình đổ vào phía phải; hai sông Cà Lúi, suối Thá đổ vào phía bên trái. Đoạn cuối cùng sông chảy theo hướng gần như tây-đông, nhưng từ Đồng Bò ra tới biển sông chuyển hướng hơi lệch về phía bắc và đổ ra cửa Đà Diễn cạnh thị xã Tuy Hòa. Đoạn sông này được nhận thêm nước sông Con (Sơn Hòa), sông Cát bên trái; sông Con (Sông Hinh), sông Đồng Bò bên phải. Sông Ba là con sông lớn của miền Trung, có diện tích lưu vực 13.220km2, chủ yếu tập trung ở Gia Lai, Kon Tum. Phần diện tích nằm ở Phú Yên là 2.420km2, chiếm 18,3%. Toàn sông dài 360km, phần trong tỉnh dài 90km, chiếm 25%. Tuy vậy trong phạm vi tỉnh Phú Yên, sông Ba có tiềm năng thủy điện lớn, tổng lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m3. Trữ lượng thủy điện có công suất khoảng 120.000KW. - Sông Kỳ Lộ: còn gọi là sông La Hiên ở thượng nguồn và sông Cái ở hạ lưu, bắt nguồn từ dãy núi cao 1.000m ở phía đông - nam tỉnh Gia Lai và tây - nam tỉnh Bình Định. Đây là con sông lớn thứ hai trong tỉnh. Diện tích toàn lưu vực 1.950km2, phần nằm trong tỉnh 1.560km2, chiều dài sông là 120km, phần nằm trong tỉnh là 76km. - Sông Bàn Thạch: còn gọi là sông Bánh Lái ở phía thượng nguồn và sông Đà Nông ở phía hạ lưu, bắt nguồn từ dãy núi cao phía tây - nam huyện Tuy Hòa, do ba nhánh hợp thành là suối Đá Đen, sông Trong và sông Mới, có chiều dài 86km, diện tích lưu vực là 590km2, tổng lượng dòng chảy là 0,8 tỉ m3. - Sông Hinh: bắt nguồn từ dãy núi Vọng Phu, có chiều dài khoảng 85km, đoạn chảy qua huyện Sông Hinh là 45km theo hướng từ nam ra bắc, gặp sông Ba tại Đức Bình. - Sông Cà Lúi: bắt nguồn ở độ cao 750m, dài 48km, diện tích lưu vực 190km2, chảy dọc theo ranh giới Gia Lai - Phú Yên, gặp sông Ba tại xã Krông Pa. - Sông Cầu: còn gọi là sông Tam Giang, bắt nguồn từ vùng núi cao, ranh giới giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, đổ ra biển tại vịnh Xuân Đài. Diện tích toàn lưu vực 146km2, chiều dài sông 28km, nằm toàn bộ trong tỉnh. - Sông Krông Năng: nằm ở phía tây huyện Sông Hinh, bắt nguồn từ Đắc Lắc, phần tiếp giáp với huyện Sông Hinh là 12km. Là một phụ lưu quan trọng của sông Ba và nhập dòng sông Ba tại xã Krông Pa, nay là hai xã Krông Pa (huyện Sơn Hòa) và Ea Lâm (huyện Sông Hinh). - Sông Con: bắt nguồn từ núi Chúa (cao 1.010m), chảy vào địa phận sông Ba tại thôn Trường Lạc. Sông có nhiều suối nhỏ đổ vào, đáng kể là suối Sui Beo và Sui Cui. - Sông Đồng Bò: bắt nguồn từ núi Chúa, chảy theo hướng bắc qua Lạc Sanh tới Lạc Thành, rồi theo hướng đông và thông với sông Đà Rằng tại thôn Thạch Bàn (nơi đặt nhà máy đường Đồng Bò). - Sông Thá: còn gọi là suối Thá, nằm ở phía tây huyện Sơn Hòa, bắt nguồn ở độ cao 300m, dài 25km, diện tích lưu vực 148km2, do suối Ea Chà Rang và các nhánh khác ở chân hòn Ó, hòn Mò O đổ vào, gặp sông Ba tại Tịnh Sơn. - Sông Con (Sơn Hòa): bắt nguồn từ độ cao 450m, dài 30km, diện tích lưu vực 238km2, do nhiều dòng suối như suối Bạc, suối Vực Cui, suối Cau hợp lại, nhập vào sông Ba tại Thạnh Hội. - Sông Trà Bương: nằm ở phía tây huyện Đồng Xuân, chảy theo hướng nam-bắc, là một chi lưu quan trọng của sông Kỳ Lộ, nhập dòng cùng với sông Kỳ Lộ, chảy xuống Tuy An rồi đổ ra biển Đông. - Sông Cô: bắt nguồn từ Vân Canh (Bình Định), chảy theo hướng bắc-nam, đi qua nhiều nơi có núi nên lòng sông hẹp, nhiều dốc và thác ghềnh. Sông Cô nhập dòng với sông Kỳ Lộ tại La Hai. Ngoài ra trong phạm vi tỉnh Phú Yên còn có: - Sông Trong (huyện Tuy Hòa). - Sông Qui Hậu (huyện Phú Hòa). - Sông Bà Lá (huyện Sơn Hòa). SUỐI Cũng như sông, suối ở Phú Yên có khắp tỉnh, mật độ tương đối dày, đặc biệt là các huyện miền núi và vùng núi của những huyện đồng bằng, đáng kể là: Huyện Sông Cầu có: Suối Bà Nam: bắt nguồn từ dãy núi Chóp Vung (Cù Mông) ở độ cao 300m, chảy ra đầm Cù Mông. Suối Bà Bông: bắt nguồn ở độ cao 500m từ xã Xuân Lộc chảy ra đầm Cù Mông. Suối Bình Ninh: bắt nguồn từ độ cao 500m, ở núi hòn Tép, nhập dòng với sông Cầu tại Xuân Phương. Huyện Tuy An có: Suối Cay: bắt nguồn từ những dãy núi ở vùng An Lĩnh, An Xuân thuộc phía tây huyện Tuy An, có chiều dài khoảng 20km, diện tích lưu vực 695km2. Trên suối Cay có công trình thủy lợi là hồ chứa nước Đồng Tròn, với sức chứa trên 15 triệu m3. Suối Đồng Dài: bắt nguồn từ các dãy núi thấp khoảng 200m vùng Mỹ Thuận, Mỹ Thạnh, dài 10km, chảy theo hướng nam - bắc rồi đổ ra cầu đá Hàm, diện tích lưu vực của suối là 7km2. Suối Đồng Sa: bắt nguồn từ các núi ở xã An Lĩnh (Tuy An), có chiều dài 21km, chảy theo hướng nam - bắc, đổ ra sông Kỳ Lộ. Suối có lưu vực 4km2, trên suối đã xây dựng một đập ngăn nước tưới cho cánh đồng lúa của tây An Định. Đập này gọi là đập Thế Hiên. Huyện Phú Hòa có: Suối Cái: bắt nguồn từ độ cao 500m ở Vân Hòa (Sơn Hòa), chảy theo hướng bắc - nam, nhập dòng sông Ba tại Hòa Hội (huyện Phú Hòa). Suối Muồng: bắt nguồn từ độ cao 200m, chảy dọc theo hòn La đổ ra sông Ba tại xã Hòa Định Tây. Huyện Tuy Hòa: đa số các suối nằm ở dãy Đèo Cả, đáng kể là suối Sui Beo, suối Sui Cui, suối Thao, suối Thoa, phía đông có suối Hàn. Huyện Đồng Xuân: có suối La Hiên, suối Đá Mài, suối Trưởng, suối Cối, suối Đập, suối Hải Tim, suối Cây Vừng. Huyện Sơn Hòa: có suối Ea Chà Rang, suối Ông Năm, suối Cái, suối Ngả Hai, suối Vực, suối Két, suối Sao, suối Mít, suối Ché, suối Chồng Mâm, suối Đục, suối Bầu Đại, suối Bầu Chai, suối Đá Bàn; Huyện Sông Hinh: có suối Biểu, suối Mây, suối Dứa, Ea Din, Ea Ba, Ea Trôl, Ea Ly, Ea Tao, Ea Nhá... ĐẦM - VŨNG - BẦU Đầm Bầu nước ngọt Bầu Cây Da: thuộc thôn Phú Xuân, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, hiện nay có một công trình thủy lợi quan trọng là hồ chứa nước Phú Xuân, xây dựng năm 1994 - 1995, tưới cho 1.500ha lúa. Bầu Hà Lầm: thuộc xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh. Đây là một bầu nước ngọt, có diện tích hàng chục ha. Xưa, bầu Hà Lầm có những chỗ nước ăn thông với sông Ba, sau nhiều năm bị đất, cát và phù sa bồi lấp, dòng chảy này không còn, nơi đây trở thành một cái bầu. Bầu Hà Lầm nhiều nơi sâu đến 3-4m. Ngoài các loại hải sản như tôm, cá, bầu còn nổi tiếng cá sấu. Xưa, vào những ngày trời nắng, cá lên bờ nằm, đứng từ xa nhìn chẳng khác nào một bãi gỗ. Bầu Hương: nằm ở phía tây - nam xã Hòa Mỹ, huyện Tuy Hòa, nằm ở gần núi Hương nên gọi là bầu Hương. Bầu Súng: nằm giữa bốn thôn Hòa Đa, Phú Long, Phú Hòa và Giai Sơn thuộc xã An Mỹ, huyện Tuy An, xưa vốn là một đầm nước lợ, có cửa thông ra biển. Song do lâu ngày bị đất, cát bồi lấp, đầm trở thành bầu. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, bầu Súng còn có tên gọi là đầm Phú Long. Ngoài ra còn có bầu Cả, bầu Sét, bầu Bồng, bầu Đá, bầu Gốc ở huyện Tuy Hòa, bầu Đục, bầu Sen (thị xã Tuy Hòa) v.v… Đầm Vũng nước mặn Đầm Cù Mông: nằm ở phía nam núi Cù Mông, tục gọi là vũng Mồi, diện tích 15.000ha. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, đầm Cù Mông ở phía bắc (huyện Sông Cầu) là địa phận ba thôn Tùy Luật, Hội Phú và Vĩnh Cửu, đầm rộng trên 2.000ha. Hiện nay là một trong những nơi nuôi trồng thủy sản nổi tiếng của Phú Yên. Đầm Ô Loan: nằm ở phía nam thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, có diện tích 1.570ha, độ sâu trung bình từ 1,2m - 1,4m, vào mùa mưa độ sâu trung bình 3m. Đầm Vũng Rô: (còn gọi là đầm Ô Rô) nằm ở địa phận xã Hòa Xuân Nam, huyện Tuy Hòa. Đây là một cảng biển nước sâu, được bao bọc bởi dãy Đèo Cả nên êm sóng, ít chịu tác động các hướng gió. Vịnh Xuân Đài: nhờ dãy núi cổ ngựa thôn Tuy Phong chạy dài ra biển độ 15km, bao bọc phía ngoài đầm Cù Mông và tại vũng Trung Trinh được nối liền với một dãy núi khác chạy ra biển giống như hình một con kỳ lân, đó là phần đất nay thuộc xã Xuân Thịnh. Vũng Lấm: còn đọc là vũng Lắm, Đại Nam thực lục tiền biên chép là Lâm Úc, nằm cạnh Gành Đỏ, sát quốc lộ 1A. Vũng La, vũng Chao nằm trong vịnh Xuân Đài. HỒ Hồ Hảo Sơn thuộc thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, gần quốc lộ 1A, rộng 40ha. Theo Đại Nam nhất thống chí: “hồ biển Hảo Sơn ở chân núi Thạch Bi, đông nam huyện Tuy Hòa, trong hồ có nhiều cá sấu tính hiền lành, có khi thuyền cỡi trên lưng mà cá sấu vẫn không làm hại” BIỂN VÀ BỜ BIỂN Phú Yên có bờ biển dài 198km, chạy từ Cù Mông đến vũng Rô. Đây là bờ biển đẹp và có cấu trúc khá đặc biệt so với bờ biển các tỉnh ven biển miền Trung. Bờ biển huyện Sông Cầu và huyện Tuy Hòa, do có nhiều chỗ núi ăn thông ra biển nên đã tạo thành nhiều đầm, vịnh, vũng, mũi, đảo và bán đảo. Trong đó, vịnh Xuân Đài và vũng Rô là những nơi neo đậu tàu thuyền, tránh gió bão rất tốt, có mũi Nạy (còn gọi Cap Varella), từ thời Pháp thuộc đã đặt ngọn hải đăng hướng dẫn tàu thuyền đi biển. Ngoài ra, dọc bờ biển còn có những bãi cát trắng mịn, khá đẹp, nhân dân quen gọi là “bãi Tiên”, còn những nơi bãi cát nhỏ hẹp gọi là “bãi Xép”. Cùng với đầm, vịnh, bờ biển Phú Yên còn có những cửa sông và đã từng đóng một vai trò quan trọng. Dưới thời cai trị của nhà Nguyễn, triều đình phong kiến đặt 6 hải khẩu tại Phú Yên đó là: Cù Mông hải khẩu, Xuân Đài hải khẩu, Vũng Lắm hải khẩu, Phú Sơn hải khẩu, Đà Diễn hải khẩu và Đà Nông hải khẩu. Ngoài khơi Phú Yên có dòng hải lưu nóng từ miền xích đạo chạy qua nên quy tụ rất nhiều loại thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đáng kể là cá thu, cá ngừ và các loại mực. ĐẢO VÀ BÁN ĐẢO Đảo Bàn Than: (còn gọi là đảo Hòn Nần) nằm trong vũng biển Cù Mông, nổi cao hơn mặt nước 36m. Các núi quanh vùng đều hướng về đây. Đảo Nhất Tự Sơn: nằm ngoài khơi thôn Khoan Hậu, xã Xuân Thọ I, chạy cùng chiều với bờ biển nên đứng từ bờ nhìn ra trông có hình chữ nhất nên đảo có tên ấy. Đảo Hải Phú: tại vũng Lắm nhìn ra phía bắc biển đông có hòn Mù U, phía nam có hòn Đen, rồi cù lao Ông Xá, xa hơn có cụm núi kết thành bán đảo Hải Phú bao bọc vịnh Xuân Đài, tạo thành nhiều vũng nhỏ như: vũng La, vũng Sứ, vũng Me, vũng Mấm, vũng Chao. Đảo hòn Yến: nay thuộc xã An Hòa, huyện Tuy An, là một khối đá cao 70m, nằm cách đất liền bởi một khối đá thấp hơn (hòn Đụn) và hai lạch nước nhỏ, chỗ đất liền nhô ra gọi là mỏm Choi. Hòn Yến có màu nâu sẫm. Tùy vị trí đứng nhìn, có lúc hòn Yến là một tam giác vuông, khi thì một tam giác cân. Nơi đây một thời chim Yến đến mùa về làm tổ, nay không còn. Đảo hòn Chùa: nằm ngoài khơi thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, trên đảo có một ngôi chùa nên lấy tên ấy. Đảo hòn Than: nằm ngoài khơi thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, trên đảo có một hòn đá khắc chữ Nan, không xác định được năm nào. Đảo hòn Than nằm phía nam đảo hòn Chùa. Đảo hòn Dứa: nằm ở phía nam đảo hòn Than, thuộc thôn Long Thủy, xã An Phú. Đảo hòn Cô: (hòn Khô) nằm ở địa phận xã Hòa Hiệp Nam, huyện Tuy Hòa, gần cửa sông Đà Nông. Đảo hòn Nưa: nằm trong vịnh Vũng Rô, chân phía nam vào lúc thủy triều thấp nhất, là mốc ranh giới giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Bán đảo Tuy Phong - Vĩnh Cửu: (còn gọi là bán đảo Cù Mông), nay thuộc hai xã Xuân Hải và Xuân Hòa, kéo dài từ xóm Cổ Ngựa, thôn Tuy Phong xuống xóm Tuy Bình, thôn Vĩnh Cửu. Bán đảo có độ cao từ 15 đến 20m, tại Xuân Hòa có núi Hòa An cao 125m. Bán đảo Vịnh Hòa: nằm phía nam đầm Cù Mông, trên có hòn Tôm cao 114m. Bán đảo Tuy Bình và Vịnh Hòa bao bọc miếu công thần. Bán đảo Xuân Thịnh: nằm ở phía nam đầm Cù Mông, phía bắc vịnh Xuân Đài, che kín vịnh Xuân Đài và thị trấn Sông Cầu, trên đó có núi hòn Tác (núi Đồng Tranh) cao 358m. Bán đảo An Ninh Đông, An Hải, An Hòa: bao bọc đầm Ô Loan ở mũi Phú Tân (mũi nước giao) cao 114m. Bán đảo Vũng Rô: hình thành từ những dải núi nối tiếp của dãy Đèo Cả gồm: mũi khe Gà, mũi Dao, mũi Ba, mũi La che kín Vũng Rô. Bán đảo Vũng Rô nơi cao nhất đo được trên 300m. Khu du lịch Đại Lãnh Đại Lãnh nằm kề ranh giới hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa, có đèo Cả sừng sững phía Bắc, đèo Cổ Mã án ngữ phía Nam, dãy núi cao che chắn phía Tây, đảo Hòn Nưa như một pháo đài canh gác cho tàu bè ra vào phía Đông Bắc. Đây là một vùng thiên nhiên kỳ thú với núi non, biển cả tuyệt đẹp làm sững sờ biết bao du khách. Đại Lãnh có bãi biển rộng và dài với nước biển xanh biếc, lấp loáng ánh mặt trời, thuyền bè hàng trăm chiếc đậu san sát, sắc màu rực rỡ đẹp như tranh vẽ. Bãi tắm Đại Lãnh thuần khiết bởi một thứ cát trắng mịn, nước trong vắt, độ thoải lớn có thể lội xa bờ mà vẫn yên tâm. Độc đáo hơn là có ngay một nguồn nước ngọt từ chân núi chảy ra, hòa vào biển cả quanh năm mà không cạn. Kề bãi biển là rừng phi lao xanh tươi gió thổi vi vu hòa cùng tiếng sóng biển ầm ào thành bản nhạc không lời du dương, trầm bổng. Từ Đại Lãnh du khách có thể đi thuyền máy thăm những làng chài ở Khải Lương, Đầm Môn thuộc vịnh Vân Phong ở phía Nam, thăm các hòn đảo đẹp, kỳ thú ở phía Đông hay cảng Vũng Rô ở phía Bắc - nơi từng là điểm tập kết của những chuyến tàu không số với di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc chiến giải phóng miền Nam. Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng của Đại Lãnh từ xưa được liệt vào hàng những danh thắng của VN. Từ năm 1836 vua Minh Mạng đã cho thợ chạm hình phong cảnh Đại Lãnh vào một trong chín đỉnh đồng lớn trang trí trước sân Thế Miếu của đất đế đô. Mười bảy năm sau (1853) dưới triều Tự Đức, Đại Lãnh có tên trong từ điển quốc gia do triều đình biên soạn. Điều đó cũng hiếm thấy đối với một vùng thiên nhiên xa cách hẳn với các nơi đô hội và hầu như chưa có mấy sự tạo dựng của bàn tay con người. Đẹp và lãng mạn nhất khi đến Đại Lãnh có lẽ là lúc đón bình minh trên bãi biển. Mặt trời lên đúng vào khoảng trống giữa hai hòn đảo phía Đông. Ánh bình minh chiếu dọi xuống mặt biển như dát vàng thật ấn tượng. Trên biển tàu thuyền tấp nập ra vào, sống động, nhôn nhịp và mời gọi. Đường đến Đại Lãnh rất thuận tiện bởi các loại hình giao thông: đường biển, đường bộ, đường sắt (Quốc lộ 1A và ga Đại Lãnh liền kề). Nơi đây có nhiều hải sản tươi ngon như mực, cá, tôm, cua, ghẹ, ốc... giá cả phải chăng, thái độ phục vụ thân tình. Khu du lịch Đại Lãnh với những nhà nghỉ, nhà hàng thủy tạ nép mình dưới những tán phi lao tươi xanh rất thơ mộng, chiếc cầu gỗ duyên dáng nối với khu du lịch, những chiếc lều bằng tranh xếp thành hàng dài cho du khách nghỉ ngơi khi hóng mát, tắm biển. Nơi đây thích hợp với các loại hình du lịch: tắm biển, câu cá, leo núi, khám phá bí mật của các đảo, dã ngoại, thể thao, nghỉ dưỡng... Đại Lãnh là nguồn thơ, là danh thắng được nhiều du khách biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên "sơn thủy hữu tình” với núi, với đèo, với trời, với biển, với cát trắng, cây xanh, với đảo gần, đảo xa. Kỳ ảo nơi bình minh đến sớm So với vài năm trước đây, đường đến Mũi Điện - Bãi Môn đã dễ dàng nhiều lắm và bạn sẽ trùng trùng cảm khái khi một lần ngắm bình minh sớm nhất trên dãi đất Việt Nam... Đứng trên ngọn hải đăng Mũi Điện mà nhìn bốn bề dâu bể thì chỉ có nước... làm thơ! Phải không ít thứ câu giờ, tôi mới đến được Mũi Điện - Bãi Môn (thuộc thôn Phước Tân, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hoà, Phú Yên). Có lẽ Mũi Điện (hay còn gọi là Mũi Đại Lãnh, Mũi Kê Gà, người Pháp còn đặt tên Cap Varella) là một địa chỉ lữ hành vừa quen vừa lạ đối với nhiều người ham chơi. Quen, bởi Mũi Điện đã được nhiều tài liệu nhắc tới, là điểm cực đông trên dải đất liền Việt Nam, nơi đón ánh bình minh đầu tiên, gần hải phận quốc tế nhất của nước ta, nằm ở tọa độ địa lý 12053'48" vĩ độ Bắc và 109027'06" kinh độ Đông. Lạ, bởi một bản năng biển ăm ắp thân tình của lẻ loi những người sống nơi đây, bởi một không gian núi biển kỳ cùng, tưởng là núi nhưng mà đảo đấy - tưởng là đảo nhưng chính đất liền! Còn Bãi Môn nằm kề chân Mũi Điện, là một vùng cát trắng mịn, rộng khoảng 16 ha, nhìn ra vịnh biển lặng gió với sóng nước lăn tăn; biển và rừng nguyên sinh ấp ôm nhau, không khí tinh khôi, suối nước ngọt leo lẻo chảy từ mạch núi không bao giờ cạn,... Nơi đây có ngọn hải đăng tuyệt đẹp xây năm 1890 gồm: khối nhà cao 5 m với diện tích 320 m2, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời để cung cấp năng lượng để hải đăng chiếu sáng và điện sinh hoạt cho những người gác ngọn hải đăng này. Tháp đèn hải đăng Mũi Điện là một khối hình trụ thon đều, màu xanh sẫm, cao 26,5 m so với nền tòa nhà và cao 110 m so mặt nước biển; cầu thang xoáy lên đến đỉnh tháp đèn có đúng 100 bậc gỗ bóng loáng. Đơn vị quản lý ngọn hải đăng này là Bảo đảm an toàn hàng hải khu vực 3- Cục hàng hải Việt Nam. Đứng trên ngọn hải đăng này mà nhìn mung bốn bề dâu bể thì chỉ có nước... làm thơ! Mặc dù ở giữa núi đá, trùng khơi nhưng các nhân viên ở đây (toàn đàn ông, con trai) đã cố công vun trồng, uốn tỉa nhiều loại cây hoa cảnh độc chiêu, nuôi vài chú chó quấn quýt, mấy cô gà vui tính,... Năm người đàn ông gác ngọn đèn biển này đều hiện có nhà ở Bình Định; câu chuyện hôm ngồi uống rượu với tôi, họ nhắc nhiều về vợ con, đưa hình ảnh cho tôi xem, mơ màng về một tổ ấm thường trực, cùng một tình yêu biển cả cũng ngang bằng với gia đình,... và nếu ai là phụ nữ đến đây thì được tiếp như là thượng khách! Những ngôi nhà dân trong vùng mới gặp lần đầu mà như đã quen thân từ lâu. Trạm trưởng Nguyễn Ngọc Thắng 40 tuổi nhưng đã 18 năm gác đèn nơi đầu sóng ngọn gió; Trạm phó Nguyễn Ngọc ảnh 35 tuổi, nét hiền và đẹp trai, thâm trầm và mơ mộng; trạm viên Nguyễn Thái An 42 tuổi nhưng hoạt bát hơn cả thanh niên... Riêng chàng trai Huỳnh Xuân Phong mới 28 tuổi nhưng đã hơn 8 năm ở Mũi. Những người ở đây có thể ngồi nói chuyện núi non biển trời với khách thâu đêm, riêng câu chuyện cuộc đời họ cũng đã vô vàn thi vị,... Những người của trùng khơi sóng gió, đôi khi vợ vừa tiễn chồng đi là đã nghe tin... biền biệt giữa đại dương... Cũng bởi thế nên cái ân tình của những người con quê biển xứ Nẫu Phú Yên - Bình Định cứ mộc mạc thẳng thừng, nghĩa tình tới bến, khí chất bừng bừng, ăn sóng nói gió, làm hết mình, nhậu hết mình, yêu đương hừng hực hết mình,... Từ TP Tuy Hòa, du khách có thể theo Quốc lộ 1A về phía Nam khoảng 50 km đến đỉnh đèo Cả rồi rẽ xuống Mũi Điện - Bãi Môn. Một con đường nữa đến đây từ Khu công nghiệp Hòa Hiệp cũng đã hoàn thành, men cong theo các sườn núi và sóng biển. Hay từ Vũng Rô, du khách có thể đến Mũi Điện - Bãi Môn bằng đường thủy. So với vài năm trước đây, đường đến đã dễ dàng nhiều lắm và bạn sẽ trùng trùng cảm khái khi một lần ngắm bình minh sớm nhất trân di đất Việt Nam... Núi Nhạn - Sông Đà Là cụm thắng cảnh đã để lại nhiều ấn tượng với du khách khi đặt chân đến Phú Yên Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường I, thành phố Tuy Hòa. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là “Núi Bảo Tháp” hoặc “Tháp Dinh”. Đứng ở độ cao 64 m trên đỉnh Núi Nhạn, du khách có thể bao quát một vùng non nước Phú Yên với toàn cảnh thành phố Tuy Hoà, làng hoa Bình Ngọc, núi Đá Bia, Biển Đông và hai chiếc Cầu đường sắt và đường bộ dài 1.100 m bắt song song qua sông Đà Rằng. Trên đỉnh Núi Nhạn có Tháp Chàm cổ kính, còn có tên gọi là Tháp Nhạn được người Chiêm Thành xây dựng vào khoảng thế kỷ 11. Tháp có cấu trúc khối hình chóp vuông vững chắc cao 25m, gồm tất cả 4 tầng thu nhỏ dần khi lên cao. Ngày nay, cụm thắng cảnh “Núi Nhạn – Sông Đà“ đã trở thành biểu tượng của Phú Yên và Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào dịp lễ, Tết, trên núi Nhạn có tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí ….. Đặc biệt vào rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa. Sông Cầu - Tỉnh Phú Yên Ai ra xứ Huế Nhớ ghé sông Cầu Mua cau mua trầu Mua bánh su sê Bánh su sê làm bằng khoai hạ Dừa Sông Cầu, củi lửa Sông Mao Những câu thơ của nhà thơ Kiên Giang như mời gọi các bạn, dù bôn ba xuôi ngược Bắc-Nam, cũng nên bỏ chút thời giờ dừng chân ghé lại Sông Cầu - Phú Yên, xứ dừa nhỏ bé đầy thơ mộng, nằm ẩn mình dưới rừng dừa bạt ngàn, mặt trông ra Vịnh Xuân Ðài mênh mông sóng nước. Ðến thăm Sông Cầu trong cái nắng oi bức, chắc chắn thế nào các bạn cũng được các cô gái đứng bên cạnh những đống dừa tươi cao nghệu xếp bên vệ đường đon đả mời gọi với cái giọng trong trẻo, ngọt ngào. Nước dừa ở đây ngọt đậm khiến bạn dẫu có mệt mỏi, cũng tươi tỉnh lại ngay. Nhưng trái dừa mà bạn uống đây là được trồng bên kia bán đảo Xuân Thịnh, chung quanh nước biển mặn chát, thế mà dừa lại ngọt nước một cách lạ lùng. Dừa ở đây phong phú cho nên người ta đã dùng quả dừa để chế biến ra biết bao nhiêu món ăn thơm ngon, no bụng mà lại rẻ tiền. Nào là bánh su sê, bánh tráng nước dừa, xôi dừa, mứt dừa, cháo nước dừa, bánh ít nhân dừa, chè nước dừa, gà hầm nước dừa... Buổi sáng, để cho nhẹ dạ, chỉ cần lót lòng một tô cháo nước dừa cũng đủ khoẻ trong mình rồi, các bạn ạ. Cháo nấu bằng gạo trắng thơm với nước dừa tươi, lại thêm một chút nước cốt dừa khô và dừa tươi nạo nhỏ, tạo thành một mùi vị rất "đặc biệt". Nếu các bạn muốn thưởng thức các đặc sản biển ở đây, tôi tin rằng, tuy không phải là ở cao lâu, tửu quán, không có những món ăn Tàu, món ăn Tây, nhưng những hải sản vừa đánh bắt được từ Vịnh Xuân Ðài sẽ là những món ăn hợp khẩu vị các bạn. Ðây là những con tôm hùm, tôm sú, ghẹ, cua, sò, cá mú... bạn muốn luộc hay nướng tuỳ ý. Ngon nhất phải kể đến cá kình giò, một loại cá vừa ăn ngon, vừa bổ, ăn nhiều mát khoẻ, ngủ thoải mái. Sò huyết ở đây tuy nhỏ con hơn sò huyết Thuỷ Triều, Ô Loan nhưng ruột nó béo vô cùng. Sò đem muối chua, trộn với riềng sẽ có món mắm sò ngon tuyệt. Nếu đem trộn với bắp chuối, rau thơm và đậu phộng rang để làm món gỏi sẽ được một món nhậu ngon hết ý. Còn ngao bọp ở đây, nếu đem xào, nướng làm món nhắm hay đem làm mắm ngao cũng mặn mà chẳng kém. Nếu còn thì giờ rảnh rỗi, mời các bạn rời thị trấn để đi thăm chùa Xuân Long, nằm trên sườn núi, bên trong có tượng Phật 18 tay. Từ sân chùa, có thể trông xuống dòng sông Tam Giang (sông Cầu) giống như một dải lụa bạch, còn đập Ðá Vãi trông như hàng triệu viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hoặc các bạn đi về hướng bắc để đến Tuý Phong, một miền thuỳ dương cát trắng có vách đá dựng kỳ lạ và bãi tắm hết sức lý tưởng. Bạn hãy tắmcho mát rồi lên bãi phơi nắng, nằm nghe phi lao thì thầm với gió. Hoặc các bạn đi về hướng nam để đến Gành Ðỏ, ở đó có hang "Lạnh Lùng" và giếng Nước Mặn sâu tưởng chừng không có đáy. Tại Gành Ðỏ có loại cua bốn màu xanh, vàng, đen, đỏ... lốm đốm trên mai trông thật lạ lùng và đẹp mắt... Thắng cảnh Phú Yên - níu chân khách tham quan Nhiều sông suối, nhiều ao hồ cùng nhiều thắng cảnh đẹp, có lẽ ít ở nơi đâu được thiên nhiên ưu đãi như ở Phú Yên. Nằm sát quốc lộ 1A, Phú Yên đang trở thành địa chỉ du lịch tuyệt vời níu chân hàng ngàn khách tham quan. Và thực sự, mỗi du khách qua đây, sau một thời gian nghỉ ngơi, vui chơi rồi trở lại với công việc hàng ngày, họ vẫn không quên nhưng khoảng khắc thanh bình, yên ả đến độc nhất vô nhị của những vũng, vịnh, đầm, hồ như: Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vũng Lắm... ở Phú Yên Sau một giấc ngủ dài trên xe ô tô dọc quốc lộ 1A, chiều từ Bắc vào Nam, mở đầu buổi dạo chơi các bạn sẽ được ngắm những quang cảnh thật tuyệt với tại đèo Cù Mông. Qua đèo Cù Mông, đến đầm Cù Mông - là các bạn đã được đặt chân trên mảnh đất Phú Yên với nhiều những thẳng cảnh tuyệt đẹp. Đầm Cù Mông có mặt nước yên lặng, hai bên bờ là những vạt cỏ mềm mại, những đầm hoa dại mang đầy vẻ đẹp tự nhiên. Quanh đầm Cù Mông là những di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của người dân Phú Yên. Qua Phú Yên, du khách sẽ đặt chân tới huyện sông Cầu, đến sông Cầu, khách tham quan có thể thực sự thả mình trong những bãi tắm đẹp đến mê hồn như bãi Nồm, bãi Ôm, bãi Rạng, bãi Từ Nham...Sau những giây phút được "xoá bỏ mọi bụi đường với một chặng đường dài, khách tham quan có thể xuýt xoa với những món ăn đặc sản của sông Cầu với món ăn hải sản tươi sống: cá mú, cá hồng, ghẹ, tôm hùm, tôm sú, sò điệp, hàu, ốc nhảy,... Đến huyện Tuy An, từ đèo Quán Cau du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy bình minh ló dạng trên đầm Ô Loan, nơi đây còn nổi tiếng có loại Sò Huyết rất ngon, là đặc sản khó tìm. Theo người dân ở đây cho biết loại sò huyết này rất dễ bắt, không tốn nhiều thời gian, sò huyết sống trong vùng đầm sạch nên rất ngon và sạch sẽ. Món sò huyết có thể làm được nhiều món như hấp sò, cũng có thể luộc lên rồi bóc từng con ăn với tương ớt hoặc bát nước mắn cốt pha chanh tương ớt thì thật tuyệt. Không du khách nào qua đầm Ô Loan mà không dành cho mình một vài phút nghi ngơi bên bát sò huyết đang toả hương thơm và bốc khói nghi ngút. Món Sò Huyết được người dân nơi đây rất chuộng nhất là với phụ nữ bởi nó có tác dụng điều hoà khí huyết và giúp những người lao động mệt mỏi có thể tăng thêm sức sống cho mình. Không những thế Ô Loan còn tưng bừng với nhiều truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội truyền thống Đua thuyền vào dịp lễ tết. Đến cửa ngõ phía Nam thị xã Tuy Hòa, du khách sẽ nhìn thấy Núi Nhạn sừng sững, nơi đây còn lại di tích Tháp Chàm đã có từ nhiều thế kỷ nay.Từ thị xã Tuy Hòa đi gần 30km về phía Nam du khách sẽ đến Đèo Cả. Đây cũng là một nơi được du khách dừng chân rất lâu. Ai ham leo trèo thì núi Đá Bia cao 706m nằm sát chân đèo là một vị trí du lịch lý tưởng. Leo lên núi Đá Bia du khách sẽ thực sự bất ngời trước toàn cảnh một vùng đất rộng lớn với toàn cảnh vùng đồng bằng châu thổ của Phú Yên. Cũng từ trên núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những eo, vịnh, đảo với những đường cong bất tận và những khoảng lắng của những mặt biển sâu. Đi thêm chừng vài chục cây số du khách sẽ đến khu du lịch và di tích Vũng Rô với những cảnh đẹp kỳ thú, nơi có cảng biển nước sâu, nơi từng là điểm tập kết của những chuyến tàu không số trong chiến tranh chống Mỹ. Đặc biệt hơn khi đến với mũi Điện, các bạn sẽ tận mắt chứng kiến những ngọn Hải Đăng được xây dựng năm 1890. Phía Tây Bắc của Phú Yên, nằm trên địa phận huyện Đồng Xuân du khách có thể thưởng ngoạn hồ Phú Xuân và các suối nước nóng Triêm Đức và Trà Ô. Tại đây có các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí, tắm nước khoáng nóng. Theo quốc lộ 25 từ thị xã Tuy Hòa lên miền núi phía Tây du khách sẽ đến Khu bảo tồn thiên nhiên Krông-Trai thuộc huyện Sơn Hòa. Theo đường ĐT645 từ Tuy Hòa đi Sông Hinh, du khách sẽ đến Hồ thủy điện Sông Hinh cùng nhiều điểm du lịch sinh thái nằm trong huyện Sông Hinh là nơi du lịch nhiều thú vị trong những ngày đi du lịch trên đất Phú Yên của quý du khách. Tham quan suối nước nóng Triêm Đức (Phú Yên) Từ Thị trấn La Hai (Huyện Đồng Xuân) đi ngược về hướng đầu nguồn Sông Kỳ Lộ khoảng 7km, phía dưới Vực Lò, thuộc Thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang II, có một nguồn nước nóng chảy quanh năm, đó là suối nước nóng Triêm Đức. Tại đây, bên bãi cát trắng phau của dòng sông Kỳ Lộ, có một khối đá to. Từ trong khe đá, một dòng nước nóng khoảng 70 độ C theo một rãnh nhỏ chảy ra ngoài. Lúc trời dịu mát, hơi nước bốc lên có thể nhìn thấy được. Du khách có thể luộc chín trứng gà ở suối nước nóng này. Nhiều người đến đây tham quan đã đem theo cả gà ,vịt sống để làm thịt và nấu nướng tại chỗ. Tương truyền, bùn ở chỗ dòng nước chảy ra có thể chữa được một số bệnh. Những ngày lễ, tết nơi đây đông đảo du khách đến tham quan, du lịch. Nhiều người đến đây lấy nước và bùn về chữa bệnh Gành Đá Đĩa - Điểm tham quan thơ mộng, kỳ thú ở Phú Yên Đến Phú Yên, ngoài việc tham quan núi đá Bia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Đèo Cả, đa số khách du lịch đều đổ về gành Đá Đĩa, một vùng núi non kỳ thú ở vịnh Xuân Đài, thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Muốn đến thắng cảnh độc nhất vô nhị này, du khách phải qua thị xã Tuy Hòa rồi lần theo Quốc lộ 1A ngược về hướng Bắc, đến ngã ba Ngân Sơn, chạy thêm 15 cây số, phía trước sẽ hiện ra một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và vô cùng thơ mộng. Vừa đến bãi biển, từ xa du khách đã trông thấy hàng hàng lớp lớp những tảng đá hình ngũ giác xếp đều, lớp nọ sát lớp kia giống như một tổ ong khổng lồ. Càng đến gần du khách càng ngạc nhiên trước những khối đá thiên tạo gồm đá nằm, đá ngồi, đá dựng chênh vênh nhô lên giữa biển khơi giống như một kho báu kỳ vĩ. Giữa trời nước bao la, từ trên đỉnh gành, du khách sẽ cảm nhận được tiếng sóng thì thầm trước sự trầm mặc vô ngôn của những khối đá màu xám, màu đen tuyền, ngâm mình dưới dòng nước xanh thẫm, có nơi nửa chìm nửa nổi giống như những chú hải cẩu đang đùa giỡn với sóng. Ấn tượng nhất là những phiến đá xếp đều lên nhau như chồng bát đĩa, trải dài ra khơi như có một bàn tay nhiệm mầu nào đó sắp xếp an bài. Giữa các gành đá có một khoảng trũng, mặt nước trong xanh rất dễ nhận ra những loài cá nhỏ bơi lội tung tăng trông thật hấp dẫn. Đây chính là nơi các nghệ sĩ nhiếp ảnh, các họa sĩ hóa thân vẻ đẹp tuyệt vời của đá vào tác phẩm mình. Bên cạnh gành Đá Đĩa là khu vực Bãi Bàng với những tảng đá màu vàng óng ánh nằm dưới những tán bàng sum sê cành lá. Phía bên này làng chài là những hàng dừa xanh cao vút, nghiêng mình, chứng tỏ một sức sống mãnh liệt qua nhiều cơn phong ba, bão tố. Nơi đây, chúng ta có thể lắng nghe tiếng gió vi vu hòa lẫn tiếng sóng rì rào mà lòng cảm thấy lâng lâng thoát tục. Ngoài khơi, cả một vùng biển trời lúc nào cũng lung linh, huyền ảo và trữ tình với những chiếc thuyền chài nhấp nhô trên sóng nước. Gành Đá Đĩa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng thắng cảnh quốc gia nhờ cảnh quan xinh đẹp, nhất là bãi biển thơ mộng và khí hậu trong lành tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Nhưng đáng tiếc, cho tới nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch vì đây là vùng đất nghèo, nhà cửa xác xơ xung quanh chỉ có cát đá mênh mông và những đàn bò gặm cỏ, giống như một sa mạc với nhiều loại xương rồng hoang dại. Đặc biệt là hệ thống giao thông còn nhiều vấn đề bất cập nên đa số du khách chỉ đến vào mùa khô ráo. Hy vọng một ngày không xa, thắng cảnh gành Đá Đĩa sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng nhộn nhịp nhất ở Phú Yên. Nui da bia Bien py

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTỉnh Phú Yên.doc