Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất Nông nghiệp sang đất phi Nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010

Một số giải pháp cần quan tâm trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp Về quản lý chính sách Ban hành một số văn bản quy định riêng đối với từng vùng, từng khu vực đã được xác định mục đích theo hướng mở rộng, nhằm thu hút đầu tư: Khu vực dịch vụ kinh doanh, khu công nghiệp, chợ và trung tâm hành chính các xã. Nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch bằng các biện pháp hành chính. Công bố quy hoạch theo tính chất của từng loại quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu của địa phương. Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Các giải pháp kinh tế - kỹ thuật Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ công tác quản lý, thực hiện quy hoạch cho cán bộ các cấp cơ sở và cán bộ UBND các phường, xã. Tổ chức đào tạo, nhất là đào tạo nghề tại chỗ cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung; đào tạo, hướng dẫn cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ để họ có điều kiện đầu tư theo hướng nông nghiệp thâm canh, đạt hiệu quả cao. Quan tâm và có kế hoạch đầu tư phát triển tốt hơn các làng nghề truyền thống, hình thành các hợp tác xã nhằm củng cố thương hiệu cho các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương, như: Làng nghề thêu ren của xã Thanh Hà, sản phẩm mây tre đan của huyện... Giải pháp về môi trường Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các làng nghề nhằm giữ vững môi trường sinh thái bền vững. Xây dựng và thực hiện tốt phương án quy hoạch bảo vệ môi trường của địa phương. Tổ chức và thực hiện nghiêm túc xử lý chất thải công nghiệp và tổ chức thực hiện tốt về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục người dân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả vốn đất nông nghiệp.

pdf5 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất Nông nghiệp sang đất phi Nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương Văn Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 29 - 33 29 ĐÁNH GIÁ VIỆC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Lương Văn Hinh1*, Nguyễn Thị Hòa2 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Liêm – Hà Nam TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã và đang tác động tới quá trình phát triển của huyện Thanh Liêm trên các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Thực trạng chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của huyện Thanh Liêm có nhiều tác động và ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tuy nhiên còn ảnh hưởng và những tồn tại cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong giai đoạn tới huyện cần xây dựng các giải pháp hợp lý, hiệu quả đảm bảo tính thực thi cao và phát triển kinh tế, xã hội, môi trường bền vững. Từ khóa: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, chuyển đổi, kinh tế-xã hội, môi trường ĐẶT VẤN ĐỀ* Đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng, nhất là trong 10 năm trở lại đây, đã tác động trực tiếp đến quá trình chuyển đổi đất đai đặc biệt là sự chuyển đổi từ đất nông nghiệp (NN) sang đất phi nông nghiệp (PNN) [2]. Công nghiệp hóa (CNH) là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao. Trong điều kiện mở mang đô thị, sự phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất, đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta có xu hướng giảm đi [1]. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất việc chuyển đổi đất NN sang đất PNN mà vẫn đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã và đang tác động tới quá trình phát triển của huyện Thanh Liêm trên các mặt kinh tế - xã hội và môi trường, đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng quỹ đất của địa phương hợp lý. * Tel: 0913 027586 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô tả vùng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, gồm 20 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 19 xã), với tổng diện tích tự nhiên là 17.831,0 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 10.734,86 ha; đất phi nông nghiệp 4.519, 86 ha và đất chưa sử dụng là 2.576,74 ha (2010). Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Liêm, thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhưng tiếp giáp với dải đá vôi trầm tích nên địa hình tương đối đa dạng, bao gồm cả vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng, trong đó chủ yếu là vùng đồng chiêm trũng. Dân số của huyện là 128.528 người, trong đó nam 62.590 người, chiếm 48,7%; nữ 65.668 người, chiếm 51,3%; khu vực nông thôn 118.972 người, chiếm 92,8%. Mật độ dân số bình quân của huyện là 721 người/km2 [5]. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng trong triển khai thực hiện đề tài: (i) Phương pháp điều tra, khảo sát được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu; (ii) Phương pháp thống 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lương Văn Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 29 - 33 30 kê, so sánh ; (iii) Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, đánh giá một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; (iv) Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo – Tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý về vấn đề chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thực trạng sử dụng đất của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006-2010 Qua bảng 2 cho thấy, cơ cấu các loại đất của địa phương giai đoạn 2006 – 2010 có những thay đổi, đất phi nông nghiệp tăng lên 3,66 % (648,04 ha), đất nông nghiêp giảm gần 8% (tương đương 1.432,18 ha). Giai đoạn 2006-2010, đất nông nghiệp có những biến động (bảng 3), trong đó đất lâm nghiệp giảm 1.028,61 ha, đất sản xuất nông nghiệp giảm 376,36 ha so với diện tích các loại đất này của năm 2006. Việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất là thực hiện theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất 2001-2010 và kế hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2006 - 2010. Bảng 1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010 [3] Đơn vị: % STT Ngành Năm 2001 Năm 2006 Năm 2010 1 Nông nghiệp 51,8 33,8 19,0 2 Công nghiệp – Xây dựng 26,1 36,2 48,5 3 Thương mại – Dịch vụ 22,1 30,0 32,5 Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Liêm năm 2006 và năm 2010[3] STT Loại đất Năm 2006 Năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 17.847,90 100,00 17.831,28 100,00 1 Đất nông nghiệp 12.167,04 68,17 10.734,86 60,20 2 Đất phi nông nghiệp 3.871,64 21,69 4.519,68 25,35 3 Đất chưa sử dụng 1.809,22 10,14 2.576,74 14,45 Bảng 3. Biến động đất nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn năm 2006 – 2010 Đơn vị: ha Stt Loại đất Diện tích năm 2006 Năm 2010 Diện tích Tăng, giảm so với năm 2006 Đất nông nghiệp 12.167,04 10.734,86 - 1.432,18 1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.015,91 8.639,55 - 376,36 2 Đất lâm nghiệp 2.416,27 1.387,66 - 1.028,61 3 Đất nuôi trồng thủy sản 734,86 707,57 - 27,29 4 Đất nông nghiệp khác - 0,08 0,08 Bảng 4. Biến động đất phi nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: ha Stt Loại đất sử dụng Diện tích năm 2006 Năm 2010 Diện tích Tăng, giảm so với năm 2006 Đất phi nông nghiệp 3.871,64 4.519,68 648,04 1 Đất ở 828,37 911,47 83,10 2 Đất chuyên dùng 2.034,58 2.630,12 595,54 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 44,80 44,59 - 0,21 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 158,20 153,00 - 5,20 5 Đất sông suối & mặt nước chuyên dùng 804,37 759,53 - 44,89 6 Đất phi nông nghiệp khác 1,32 20,97 19,65 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lương Văn Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 29 - 33 31 Bảng 5. Năng suất lao động XH phân công theo ngành kinh tế của một số ngành kinh tế huyện Thanh Liêm [3] Đơn vị: triệu đồng/người/năm STT Ngành Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Nông lâm nghiệp 5,2 5,6 8,7 8,7 9,8 2 Thủy sản 15,9 33,5 35,3 53,0 63,1 3 Công nghiệp 27,0 32,3 46,5 59,1 73,2 4 Xây dựng 16,6 21,9 29,3 35,6 43,8 5 Thương nghiệp 9,7 14,1 18,7 24,0 29,3 6 Khách sạn, nhà hàng 24,8 30,8 22,9 43,2 63,9 7 Vận tải, kho bãi, thông tin 45,1 26,0 34,6 53,8 70,4 8 Văn hóa, giáo dục, y tế 18,1 20,3 24,1 29,4 34,2 9 Các ngành dịch vụ khác 31,9 31,0 38,3 48,3 56,4 Trung bình 20,62 22,93 27,75 37,91 47,33 Bảng 6. Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006 – 2010 [4] Đơn vị: % Stt Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,0 13,2 14,6 14,9 15,2 2 Cơ cấu kinh tế: - Công nghiệp – Xây dựng - Dịch vụ - thương mại - Nông lâm, thủy sản 36,2 30,0 33,8 42,7 31,1 26,2 45,8 31,8 22,4 47,0 33,0 20,0 48,5 32,5 19,0 Đất phi nông nghiệp năm 2010 so với năm 2006 có những thay đổi đáng kể, như: diện tích đất ở tăng 83,10 ha, trong đó đất ở nông thôn tăng 74,72 ha, đất ở đô thị tăng 8,38 ha. Đất chuyên dùng của huyện Thanh Liêm năm 2010 so với năm 2006 cũng tăng lên 595,54 ha; trong đó đáng chú ý là đất cho sản xuất kinh doanh tăng 281,53 ha, đất cho mục đích công cộng tăng 265,70 ha. Mặc dù đất nông nghiệp giảm, cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện thay đổi, nhưng với đầu tư theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng, nhờ vậy năng suất lao động trong các ngành nông-lâm nghiệp cũng không ngừng được tăng lên và phát triển theo hướng bền vững. Năng suất lao động các ngành kinh tế được tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2006 – 2010 (bảng 5); đặc biệt năng suất lao động ngành công nghiệp đạt cao nhất (từ 27,0 triệu tăng lên 73,2 triệu đồng/người/năm), tiếp đến là tăng năng suất lao động thuộc khối ngành vận tải, kho bãi, thông tin (từ 45,1 triệu lên 70,4 triệu đồng/người/năm). Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đến mục đích sử dụng đất Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006-2010 đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế: Tác động đến tốc độ phát triển kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 15,2%, cao hơn so với năm 2006 là 3,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng (2006 là 36,2 % tăng 48,5% vào năm 2010) và Dịch vụ - thương mại (năm 2006 là 30,0 % và năm 2010 là 32,5%). Năng suất lao động được tăng lên qua các năm, tuy còn có sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các ngành, nhưng năng suất lao động trung bình của các ngành kinh tế của huyện đã tăng lên rõ rệt (năm 2006 là 20,62 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 47,33 triệu đồng/người/năm). Về mặt xã hội: Cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, hình thành các làng nghề truyền thống... đã thu hút lao động, tạo công ăn việc làm, giảm phần nào sức ép dư 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lương Văn Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 29 - 33 32 thừa lao động nông thôn ở địa phương. Trên địa bàn huyện đến năm 2010 có 13 làng nghề truyền thống, 14 làng có nghề và trên 260 doanh nghiệp, tổ hợp khai thác đá, chế biến vật liệu xây dựng... Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đi kèm với chuyển dịch cơ cấu lao động, việc thực hiện các dự án trên địa bàn đã quan tâm hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, qua nghiên cứu bên cạnh những mặt tích cực việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp làm sinh kế bộ phận người nông dân gặp khó khăn do giảm thu nhập vì bị mất đất đai mà chưa chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp, kịp thời. Về mặt môi trường Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong quá trình thực hiện CNH – HĐH là một xu thế tất yếu, vấn đề môi trường nói chung, việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải nói riêng được quan tâm và cộng đồng xã hội từng bước được nâng cao về nhận thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Bên cạnh những mặt tích cực, chuyển đổi đất đai cũng tác động tiêu cực đến các vấn đề, như: hệ sinh thái khu vực của địa phương, môi trường kinh tế, môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn, quản lý chất thải, môi trường giao thông, môi trường văn hóa lịch sử của địa phương bị ảnh hưởng. Một số giải pháp cần quan tâm trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp Về quản lý chính sách Ban hành một số văn bản quy định riêng đối với từng vùng, từng khu vực đã được xác định mục đích theo hướng mở rộng, nhằm thu hút đầu tư: Khu vực dịch vụ kinh doanh, khu công nghiệp, chợ và trung tâm hành chính các xã. Nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch bằng các biện pháp hành chính. Công bố quy hoạch theo tính chất của từng loại quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu của địa phương. Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Các giải pháp kinh tế - kỹ thuật Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ công tác quản lý, thực hiện quy hoạch cho cán bộ các cấp cơ sở và cán bộ UBND các phường, xã. Tổ chức đào tạo, nhất là đào tạo nghề tại chỗ cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung; đào tạo, hướng dẫn cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ để họ có điều kiện đầu tư theo hướng nông nghiệp thâm canh, đạt hiệu quả cao. Quan tâm và có kế hoạch đầu tư phát triển tốt hơn các làng nghề truyền thống, hình thành các hợp tác xã nhằm củng cố thương hiệu cho các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương, như: Làng nghề thêu ren của xã Thanh Hà, sản phẩm mây tre đan của huyện... Giải pháp về môi trường Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các làng nghề nhằm giữ vững môi trường sinh thái bền vững. Xây dựng và thực hiện tốt phương án quy hoạch bảo vệ môi trường của địa phương. Tổ chức và thực hiện nghiêm túc xử lý chất thải công nghiệp và tổ chức thực hiện tốt về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục người dân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả vốn đất nông nghiệp. KẾT LUẬN Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở huyện Thanh Liêm cho thấy chuyển đổi đất đai trong thời kỳ CNH – HĐH, đặc biệt là chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có nhiều tác động và ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của địa 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lương Văn Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 29 - 33 33 phương, tuy nhiên còn ảnh hưởng và những tồn tại cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, kéo theo sự chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (xây dưng các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ) là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, đất nông nghiệp của tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Thanh Liêm nói riêng có hạn, để đảm bảo an ninh lương thực, địa phương cần xây dựng các giải pháp hợp lý, hiệu quả đảm bảo tính thực thi cao và phát triển kinh tế, xã hội, môi trường bền vững. Quan tâm và tổ chức thực hiện các giải pháp quản lý, kinh tế - kỹ thuật và môi trường để sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả. Tạo điều kiện, đào tạo nghề nghiệp cho các nông hộ có đất thu hồi, hỗ trợ đầu tư đời sống ổn định. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Thắng Lợi (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt nam, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. [2]. Đình Quang (2005), Về quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở nước ta hiện nay“, Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [3]. UBND huyện Thanh Liêm, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. [4]. UBND huyện Thanh Liêm (2006), Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2006- 2010 của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. [5]. UBND tỉnh Hà Nam (2010), Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2010. SUMMARY EVALUATION OF TRANSFORMATION FROM AGRICULTURAL TO NON -AGRICULTURAL LAND IN THANH LIEM DISTRICT, HA NAM PROVINCE, FROM 2006-2010 Luong Van Hinh1*, Nguyen Thi Hoa2 1College of Agriculture and Forestry – TNU, 2Thanh Liem Department of Natural Resources & Environment, Ha Nam The objective of the study is to determine the effects of land-use transformation from agricultural to non-agricultural land; the previous and current impact of the transformation on social, economic and environment. There are both positive and negative impacts of land-use transformation on social-economic and environmental development of Thanh Liem district. In order to obtain sustainable social, economic and environmental development, it is necessary to develop reasonable and effective solutions for land-use transformation in Thanh Liem district. Keyword: agricultural land, non-agricultural land, transformation, social-economic, environment Ngày nhận bài:28/2/2013, ngày phản biện:11/3/2013, ngày duyệt đăng:24/4/2013 * Tel: 0913 027586 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38742_42293_3920139364529_7029_2052056.pdf