Đánh giá và phân tích marketing chuẩn xác như Siemens

Đánh giá và phân tích marketing chuẩn xác như Siemens Siemens là tập đoàn điện thoại di động lớn nhất của Đức. Trong cuộc cạnh tranh trên thị trường điện thoại di động ngày càng “khốc liệt” như ngày nay, để đứng vững và tiếp tục mở rộng thị trường thì đòi hỏi Siemens phải có những chiến lược marketing hợp lý. Triết lý marketing của Siemens là muốn marketing thành công thì một bước không thể thiếu của các nhân viên marketing của hãng đó là đánh giá và phân tích. Có như vậy, họ mới nắm bắt thị trường một cách thấu đáo và là cơ sở để hình thành các chiến lược marketing hợp lý.

pdf6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá và phân tích marketing chuẩn xác như Siemens, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá và phân tích marketing chuẩn xác như Siemens Siemens là tập đoàn điện thoại di động lớn nhất của Đức. Trong cuộc cạnh tranh trên thị trường điện thoại di động ngày càng “khốc liệt” như ngày nay, để đứng vững và tiếp tục mở rộng thị trường thì đòi hỏi Siemens phải có những chiến lược marketing hợp lý. Triết lý marketing của Siemens là muốn marketing thành công thì một bước không thể thiếu của các nhân viên marketing của hãng đó là đánh giá và phân tích. Có như vậy, họ mới nắm bắt thị trường một cách thấu đáo và là cơ sở để hình thành các chiến lược marketing hợp lý. Để hiểu vấn đề đánh giá, các chuyên gia marketing Siemens phải hiểu những hoạt động của công ty và ngành mà công ty đang hoạt động. Đặc biệt, những nhân viên này phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề đánh giá, những nhân tố này được gọi là môi trường đánh giá theo cách gọi của Siemens. Môi trường đánh giá bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau và khác phực tạp đòi hỏi các nhân viên marketing của hãng phải có chuyên môn cao cũng như có những kinh nghiệm cần thiết. Thông tin và dự báo trong quá khứ Những thông tin và dự báo trong quá khứ về lượng bán, doanh thu, thị phần, lợi nhuận, công nghệ, dân số, nhân khẩu và lối sống có thể giúp nhân viên của Siemens hiểu vấn đề đánh giá. Những phân tích này nên được thực hiện ở mức độ của ngành và của công ty. Ví dụ nếu doanh thu của Siemens giảm mà doanh thu của thị trường điện thoại di động nói chung tăng lên (trường hợp 1) thì vấn đề sẽ rất khác so với doanh thu của thị trường cũng giảm đồng thời (trường hợp 2). Nếu trường hợp 1 xảy ra thì vấn đề sẽ được đặt ra đối với Siemens chứ không phải của thị trường điện thoại di động. Siemens luôn cho rằng thông tin và dự báo trong quá khứ không thể có giá trị bao trùm toàn bộ cơ hội và các vấn đề đánh giá, có thể nó chỉ khai thác cơ hội tiềm năng hay một phần của vấn đề đánh giá mà thôi. Và Siemens đã đưa ra một ví dụ để minh chứng cho quan điểm này trong marketing của hãng đó là: Trong những năm gần đây có một xu hướng mới đối với các cửa hàng "Fast Food" là khách hàng mua thức ăn mang về nhà hoặc mang đến nơi làm việc thay vì họ ăn tại chỗ. Một đánh giá của Liberman, nhà marketing Mỹ cho thấy trung bình có 81% hộ gia đình ít nhất 4 tuần một lần mua thức ăn về nhà và một tuần một lần đối với nhiều khách hàng khác. Trung bình một tuần một khách hàng chi tiêu khoảng $16,50. Qua đánh giá, ông ta dự báo rằng việc phân phối thức ăn tại nhà sẽ có thị trường trong tương lại gần. Ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, thị trường này cũng đã phát triển mạnh. Khách hàng có thể đòi hỏi được phục vụ tại nhà hoặc tại công ty theo nhu cầu về thức ăn cũng như thời gian phục vụ. Nguồn lực và trở ngại (Resources & Constrains) Bên cạnh đó, Siemens xác định để định dạng vấn đề đánh giá cần thiết phải xem xét cả hai khía cạnh. Thứ nhất là nguồn lực để phục vụ công việc đánh giá như nguồn lực về tài chính (nguồn vật lực) và kỹ năng đánh giá (nguồn nhân lực). Thứ hai là các trở ngại về chi phí và thời gian. Chẳng hạn như đánh giá đòi hỏi phải có kinh phí khoảng 150.000 USD, trong khi tài chính chỉ đáp ứng được 40.000 USD. Trong nhiều trường hợp, phạm vi các vấn đề đánh giá phải giảm để phù hợp với kinh phí cho phép. Điều này cũng có nghĩa rằng chỉ có thể mở rộng phạm việc đánh giá khi được tăng kinh phí, từ đó có thể tăng c¬ờng được tính hữu ích của dự án. Những trở ngại về mặt thời gian có thể rất quan trọng khi những quyết định đòi hỏi phải được đ¬a ra nhanh chóng và đúng lúc, nếu không kết quả đánh giá sẽ không còn giá trị. Những trở ngại khác tác động lớn đến nhân viên của Siemens là cấu trúc và văn hóa của tổ chức hay các loại quyết định khác nhau. Các vấn đề này nên được nhận dạng để xác định phạm vi đánh giá của dự án. Nếu nguồn lực nói chung của Siemens quá hạn chế để cho phép thực hiện một dự án có chất lượng cao thì hãng sẽ không thực hiện nghiên cứu chính thức mà chỉ thực hiện những đánh giá đơn giản hơn mà vẫn đáp ứng được mục tiêu đánh giá. Mục tiêu đánh giá (Objectives) Trong toàn bộ hopạt động marketing của mình, Siemens coi xác định mục tiêu đánh giá cho một dự án là rất quan trọng. Một dự án của Siemens phải xác định rõ mục tiêu để tiến hành thành công các vấn đề đánh giá, nghĩa là mục đích của tổ chức và của nhà tạo ra quyết định phải được xem xét thực hiện một cách chính xác. Ngoài ra, trên cơ sở mục tiêu đánh giá các nhân viên của Siemens sẽ thiết kế bảng câu hỏi, mỗi mục tiêu cụ thể cần bao nhiêu câu hỏi để đáp ứng nhu cầu thông tin cho nó. Hành vi người mua (Buyer behavior) Hành vi người mua là thành phần trung tâm của môi trường đánh giá của Siemens bởi vì theo hãng thì hầu hết các quyết định Marketing, các vấn đề được chỉ ra để dự báo hiệu ứng cụ thể của người tiêu dùng. Yêu cầu đặt ra đối với nhân viên marketing của Siemens là cần thấu hiểu hành vi người mua để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đó. Và qua nhiều năm, Siemens đã rút ra kết luận rằng việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng có thể xem xét vấn đề sau đây: 1. Số lượng và nơi cư¬ trú của người mua và người không mua. 2. Đặc điểm dân số và tâm lý. 3. Thói quen tiêu dùng sản phẩm và các loại sản phẩm có liên hệ khác. 4. Hành vi sử dụng phương tiện thông tin và phản ứng đối với chiêu thị. 5. Sự nhạy cảm về giá. 6. Việc bảo trợ thị trường bán lẻ. 7. Sự thích thú của người mua. Cũng cần nói thêm, sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng có thể đư¬a đến cả hai trường hợp - cơ hội cho Siemens cũng như nỗi đe dọa cho hoạt động của nó. Kỹ năng về Marketing và công nghệ (Marketing and technological skills) Kỹ năng chuyên môn trong marketing hỗn hợp của các nhân viên Siemens cũng như trình độ chung về marketing và công nghệ ảnh hưởng là rất tốt và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược. Chẳng hạn như khi giới thiệu một sản phẩm mới đòi phải có một công nghệ phức tạp, điều này có thể không được đáp ứng nếu Siemens thiếu những kỹ năng để vận hành hoặc giới thiệu sản phẩm bán ra thị trường. Tóm lại, các yếu tố của môi trường công nghệ luôn được hãng ưu tiên xem xét. Theo Siemens thì tiến bộ công nghệ như tiếp tục phát triển máy vi tính đã có một tác động cực lớn đối với đánh giá marketing, nhất là khi xử lý thông tin. Sau khi hiểu chắc chắn môi trường đánh giá, các nhân viên của Siemens sẽ xác định vấn đề trong quyết định quản lý và các vấn đề đánh giá Marketing một cách đúng đắn nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá và phân tích marketing chuẩn xác như Siemens.pdf
Tài liệu liên quan