Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Qua đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có thể rút ra một số kết luận sau: - Lãnh thổ huyện Can Lộc có sự phân hoá tự nhiên đa dạng, phức tạp và độc đáo do chịu sự tác động tổng hợp của qui luật địa đới và phi địa đới trong phạm vi toạ độ từ 18o20’16’’ đến 18o33’54’’ vĩ độ Bắc và 105o36’29’’ đến 105o50’00’’ kinh độ Đông. Do đó, sự tương tác giữa hoàn lưu gió mùa địa phương trên các bậc địa hình khác nhau cùng với nền mẫu chất phức tạp và chịu sự tác động của con người từ lâu đời đã hình thành nên 89 loại sinh thái cảnh quan. - Với ưu thế về điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, nên lấy lúa nước 2 – 3 vụ làm phương thức sản xuất chính. Tập trung trồng rừng, đồng thời đẩy mạnh trồng cây công nghiệp dài ngày kết hợp với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 28-34 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH NGUYỄN THÁM Trường Đại học Sư phạm - Đại học huế LÊ TỬ LÝ Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Can Lộc nằm về phía Bắc của tỉnh và có diện tích tự nhiên 30.220 ha, nhưng mật độ dân số khá cao (479 người/km2). Đây là quê hương của cách mạng và mảnh đất này đã phải gánh chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh. Can Lộc có đầy đủ các nguồn tài liệu thành phần và bản đồ tỷ lệ từ 1:100.000 - 1:50.000 [7]. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình mang tính tổng hợp cao về đánh giá tiềm năng tự nhiên để có cơ sở khoa học trong việc xác lập hệ thống sử dụng hợp lý lãnh thổ cho mục đích nông, lâm nghiệp bền vững. Để phát triển bền vững thì việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp là vô cùng cần thiết. 2. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quan điểm tiếp cận - Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Đây là quan điểm rất quan trọng được xuyên suốt trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để xây dựng hệ thống phân loại sinh thái cảnh quan và xây dựng bảng ma trận sinh thái cảnh quan. - Quan điểm hệ thống: Tất cả các cơ cấu hợp thành một đơn vị lãnh thổ tự nhiên đều là một bộ phận cấu trúc và mỗi một cấu trúc đó đều giữ các chức năng nhất định, vừa liên quan phụ thuộc vừa chi phối đối với các cấu trúc còn lại. Từ nhận thức quan điểm này cho ta định hướng sử dụng lãnh thổ cho đặc thù từng tiểu vùng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Bao gồm thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ, thống kê qua đo đạc các điểm khảo sát và tính toán trên bản đồ đến thống kê qua điều tra nông hộ với hệ thống chỉ tiêu đã định. - Phương pháp bản đồ cà ứng dụng công nghệ GIS: Bản đồ là ngôn ngữ của địa lý nên khi xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan tập thể tác giả đã sử dụng nhiều loại bản đồ thành phần như bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ đất và sử dụng đất, bản đồ khí hậu và thảm thực vật, ứng dụng công nghệ GIS để chồng xếp bản đồ và xây dựng bản đồ loại sinh thái cảnh quan khu vực nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát thực địa: Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan tập thể tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều tuyến trên địa bàn ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM... 29 nghiên cứu để kiểm tra sự phân hoá không gian các đơn vị sinh thái cảnh quan, thu thập số liệu phục vụ cho việc thuyết minh và chọn chỉ tiêu đánh giá mức độ thích nghi. 3. BẢN ĐỒ SINH THÁI CẢNH QUAN 3.1. Hệ thống phân loại sinh thái cảnh quan Kế thừa các công trình của những tác giả đi trước về phân loại cảnh quan như: A. G. Ixatrenko (1961), N. A. Gvozdexki (1961), Nhikolaev (1976), Vũ Tự Lập (1976), P. W. Michell và I. A. Howard (FAO - 1978) và đặc biệt của tập thể tác giả Phòng sinh thái cảnh quan, thuộc Viện Địa lý (1993). Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên lãnh thổ, tỷ lệ bản đồ và mục đích nghiên cứu, hệ thống phân loại cảnh quan (CQ) cho lãnh thổ huyện Can Lộc đã được xây dựng. Về nguyên tắc, hệ thống này không nằm ngoài hệ thống phân loại CQ chung mà nhiều tác giả Việt Nam đã đưa ra. Tuy nhiên, để tránh sự cồng kềnh và nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nên một số cấp được lược bỏ. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Can Lộc gồm có các cấp: Hệ cảnh quan ! phụ hệ cảnh quan ! lớp cảnh quan ! phụ lớp cảnh quan ! kiểu cảnh quan ! phụ kiểu cảnh quan ! loại sinh thái cảnh quan. 3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan Bản đồ sinh thái cảnh quan là sản phẩm cuối cùng của công tác nghiên cứu tổng hợp, đồng thời là nền tảng cho việc đánh giá, định hướng quy hoạch lãnh thổ và xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái nông hộ một cách có cơ sở khoa học [4]. Để phục vụ cho việc xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan tỷ lệ 1:50 000, tập thể tác giả đã tổng hợp nhiều bản đồ thành phần cùng tỷ lệ như: bản đồ địa chất, địa hình, bản đồ đất, bản đồ khí hậu và thảm thực vật... của lãnh thổ nghiên cứu. Khi xây dựng bản đồ CQ, ngoài hệ thống phân loại thì việc thành lập bảng chú giải dạng “ma trận” là không thể thiếu được. Bảng chú giải này không những giải thích những yếu tố biểu thị trên bản đồ, mà còn là tài liệu chứa đựng những thông tin một cách cô đọng và chặt chẽ, đồng thời thể hiện rõ cấu trúc, chức năng và động lực CQ. Trong bảng chú giải ma trận bản đồ CQ lãnh thổ Hình 1. Sơ đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Can Lộc NGUYỄN THÁM - LÊ TỬ LÝ 30 huyện Can Lộc tỷ lệ 1/50.000, các cấp của hệ thống phân loại CQ được xếp vào 2 nhóm là: nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng vật chất rắn. Loại cảnh quan là cấp phân loại cuối cùng trong hệ thống phân loại CQ lãnh thổ nghiên cứu. Ở đây loại đất, tầng dày, độ dốc được xếp theo cột dọc và các quần xã thực vật được xếp theo hàng ngang. Loại CQ là kết quả giao thoa giữa hàng và cột trong bảng chú giải dạng ma trận của bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Can Lộc. Trên bản đồ CQ sinh thái lãnh thổ huyện Can Lộc, nền màu thể hiện các phụ lớp CQ theo gam màu sinh thái và các chữ số từ 1 đến 89 thể hiện các loại CQ. Bảng 1. Chú giải ma trận bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Can Lộc Ghi chú: Do khuôn khổ bài báo có hạn nên bảng chú giải ma trận này chỉ trích một số loại cảnh quan trong số 89 loại ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM... 31 4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CHỦ YẾU 4.1. Lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá Đối với lãnh thổ huyện Can Lộc, đơn vị được lựa chọn để đánh giá tổng hợp là loại cảnh quan. Việc đánh giá này ngoài việc xác định tiềm năng tự nhiên chứa đựng trong các đơn vị sinh thái cảnh quan, nó còn xác định chức năng tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng loại cảnh quan đó. 4.2. Nguyên tắc và phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá Khi lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu. - Các chỉ tiêu được lựa chọn phải ảnh hưởng rõ rệt đến đối tượng phát triển. Trong phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu này phải có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp nói chung và sự phát triển của các loại cây trồng nói riêng. Đối với lãnh thổ huyện Can Lộc, qua phân tích các nguồn số liệu và khảo sát thực địa, có 7 chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn là: Loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ pH, nhiệt độ trung bình năm. Các chỉ tiêu này được phân cấp như sau: 1. Loại đất: Đất mặn ít (Mi), đất phèn hoạt động nông mặn ít (Sj1Mi), đất phù sa không được bồi (P), đất phù sa glây (Pg), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất xám trên đá magma axit (Ba), đất vàng đỏ trên đá sét (Fs), đất vàng đỏ trên đá magma axit (Fa), đất vàng nhạt trên cát đá (Fq), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), đất xói mòn trơ sỏi đá (E). 2. Độ dốc (SL): Được phân ra 5 cấp: Độ dốc dưới 30 (SL1), từ 3 - 80 (SL2), 8 - 150 (SL3), 15 - 250 (SL4) và độ dốc trên 250 (SL5). 3. Tầng dày (D): Ở lãnh thổ nghiên cứu tầng dày đất được chia ra làm 5 cấp: Trên 100 cm (D1), từ 100 - 70 cm (D2), từ 70 - 50 cm (D3), từ 50 - 30 cm (D4) và dưới 30 cm (D5). 4. Thành phần cơ giới (C): Đối với huyện Can Lộc được phân ra 5 cấp: Cát (C1), cát pha (C2), thịt nhẹ (C3), thịt trung bình (C4), thịt nặng (C5). 5. Hàm lượng mùn (H): Trên địa bàn nghiên cứu hàm lượng mùn được phân làm 4 cấp: Trên 3% (H1), từ 3 - 2% (H2), từ 2 - 1% (H3) và dưới 1% (H4). 6. Chỉ số pH (A): Theo kết quả phân tích của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc cũng như một số nhà khoa học đất đã nghiên cứu cho thấy: Đất huyện Can Lộc có độ chua vừa và được chia làm 4 cấp: Trên 5,5 (A1); từ 5,5 đến 4,5 (A2); từ 4,5 đến 3,5 (A3) và dưới 3,5 (A4). NGUYỄN THÁM - LÊ TỬ LÝ 32 7. Nhiệt độ trung bình (T): Dựa vào sự phân hoá theo độ cao, nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nghiên cứu được chia thành 3 cấp theo các khu vực: Khu vực đồng bằng có nhiệt độ trung bình năm >250C (T1), khu vực đồi có nhiệt độ trung bình năm từ 22-250C (T2), khu vực núi thấp có nhiệt độ trung bình năm <220C (T3). 4.3. Phương pháp đánh giá Việc đánh giá được thực hiện theo bài toán trung bình nhân của D. L. Armand (1983). Bài toán có dạng: n0 1 2 3M = a ... na a a Trong đó, M0: Điểm đánh giá của đơn vị sinh thái cảnh quan. a1, a2, a3,... an: Điểm của các chỉ tiêu (từ chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n). n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Sau khi đánh giá, công đoạn tiếp theo là phân hạng cảnh quan, tức là xem xét mức độ thích nghi của các loại cảnh quan cho từng loại hình sử dụng. Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài này đã áp dụng phương pháp phân hạng theo khoảng cách đều. Công thức có dạng: S = 3 minmax SS − Trong đó: S: Giá trị khoảng cách các hạng Smax: Giá trị điểm tối đa Smin: Giá trị điểm tối thiểu 3: Số hạng được phân cấp sau khi đã loại trừ đi hạng không thích nghi. 4.4. Xác định nhu cầu cho phát triển các loại hình sản xuất chủ yếu Riêng ở huyện Can lộc, nhu cầu cho phát triển các loại hình sản xuất chủ yếu là: lúa nước 2 - 3 vụ có tưới, cây trồng cạn ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, trồng rừng, nông - lâm kết hợp đã được xác định một cách cụ thể. 4.5. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp là so sánh giữa nhu cầu sử dụng của các loại hình sản xuất với tiềm năng tự nhiên trong các loại cảnh quan. Để việc so sánh được thuận lợi, ở các mức độ thích nghi quy định các điểm số tương ứng là: rất thích nghi - 3 điểm, thích nghi - 2 điểm, ít thích nghi - 1 điểm và không thích nghi - 0 điểm. Đối chiếu đặc điểm của từng loại quan với nhu cầu sử dụng của từng loại hình sản xuất sẽ có các điểm số tương ứng. Đem nhân các điểm số này lại với nhau, sau đó lấy giá trị trung bình nhân của tích đó thì sẽ được kết quả đánh giá. Trong quá trình đánh giá, những yếu tố giới hạn mà cây trồng không thể vượt qua được coi là những yếu tố không thích nghi (có điểm tương ứng là 0 điểm). Nếu một loại cảnh quan nào đó có một hoặc vài chỉ tiêu được đánh giá là không thích nghi thì bài toán trung ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM... 33 bình nhân sẽ cho kết quả là 0 điểm. Trong trường hợp này loại cảnh quan đó sẽ không cần lập bảng đánh giá mà xếp luôn vào hạng không thích nghi (N). Kết quả đánh giá cho thấy trong 89 loại sinh thái cảnh quan (STCQ) trên lãnh thổ nghiên cứu có 4 loại STCQ nhận giá trị là 0 điểm (không thích nghi cho các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp được lựa chọn). 85 loại STCQ còn lại được đưa vào đánh giá và phân hạng. Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài này đã áp dụng phương pháp phân hạng theo khoảng cách đều. Trong đó, giá trị điểm trung bình nhân tối đa (Smax) là 3 điểm, giá trị điểm tối thiểu (Smin) là 1 điểm. Thay vào công thức: S = 67,0 3 13 = − Giá trị 0,67 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ huyện Can Lộc có 4 khoảng phân hạng: - Hạng không thích nghi (N): Điểm trung bình nhân là 0 điểm - Hạng ít thích nghi (S3): Điểm trung bình nhân từ 1 - 1,67 điểm - Hạng thích nghi (S2): Điểm trung bình nhân từ 1,68 - 2,35 điểm - Hạng rất thích nghi (S1): Điểm trung bình nhân từ 2,36 - 3,00 điểm Từ thang phân hạng trên, kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại cảnh quan theo 5 loại hình sử dụng được tổng hợp ở bảng 1. Bảng 2. Tổng hợp diện tích các hạng theo loại hình sử dụng Loại hình sử dụng Hạng Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3) Không thích nghi (N) Lúa nước 2 - 3 vụ có tưới 15.412,34 ha 1.354,94ha 12.383,46 ha Cây trồng cạn ngắn ngày 12.385,37 ha 241,16 ha 16.524,21 ha Cây CNDN và ăn quả 9.605,46 ha 673,87 ha 18.871,41 ha Trồng rừng 7.693,23ha 1.367,83 ha 20.089,68 ha Nông - lâm kết hợp 7.980,47ha 1.585,73 ha 19.584,54 ha Kết quả đánh giá cho thấy, trong tổng số 89 loại cảnh quan không có loại cảnh quan được xếp hạng rất thích nghi (S1). Đặc biệt, diện tích đất lúa nước 2 vụ có tưới ở huyện Can lộc được xếp hạng thích nghi là nhiều nhất, vào khoảng 15.500 ha nên việc đầu tư mở rộng diện tích trồng lúa ở đây sẽ mang lại hiệu quả. Riêng diện tích để trồng rừng được đánh giá hạng thích nghi gần 7.500 ha nên cần quan tâm phát triển hơn. 5. KẾT LUẬN Qua đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có thể rút ra một số kết luận sau: - Lãnh thổ huyện Can Lộc có sự phân hoá tự nhiên đa dạng, phức tạp và độc đáo do chịu sự tác động tổng hợp của qui luật địa đới và phi địa đới trong phạm vi toạ độ từ 18o20’16’’ đến 18o33’54’’ vĩ độ Bắc và 105o36’29’’ đến 105o50’00’’ kinh độ NGUYỄN THÁM - LÊ TỬ LÝ 34 Đông. Do đó, sự tương tác giữa hoàn lưu gió mùa địa phương trên các bậc địa hình khác nhau cùng với nền mẫu chất phức tạp và chịu sự tác động của con người từ lâu đời đã hình thành nên 89 loại sinh thái cảnh quan. - Với ưu thế về điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, nên lấy lúa nước 2 – 3 vụ làm phương thức sản xuất chính. Tập trung trồng rừng, đồng thời đẩy mạnh trồng cây công nghiệp dài ngày kết hợp với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997). Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Hoàng Đức Triêm (2001). Cần tiếp cận nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh quan trong đánh giá quy hoạch của lãnh thổ. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 6/2001. [3] Hoàng Đức Triêm và nnk (2003). Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nông, lâm nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Huế. [4] Lê Văn Thăng (1995). Đánh giá phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày. Luận án PTS Địa lý - Địa chất, Hà Nội. [5] Hà Văn Hành (1999). Phân tích cấu trúc cảnh quan để xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông hộ hợp lý phục vụ cho việc định canh định cư ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Đề tài cấp Bộ, Huế. [6] Lê Năm (2004). Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế. Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội. [7] Nguyễn Xuân Thành và nnk (2002). Điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Hà Tĩnh theo phương pháp của FAO - UNESCO tỷ lệ 1/100.000. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. Title: GENERALLY EVALUATING NATURAL CONDITIONS FOR SUSTAINABLE AGRO-FORESTRY DEVELOPMENT IN CAN LOC DISTRICT, HA TINH PROVINCE Abstract: Can Loc district has the large area of 30.220 ha and natural conditions suitable for agro-forestry development. The report generally introduces the methods, processes and results of evaluating and classifying natural conditions. Also, through the evaluation of natural potentials, the report gives out some solutions to use the territory rationally. The results of the study show that Can Loc district is divided into 89 Landscape Species belonging to 1 Subtypes of 1 Types, 4 Subclasses of 3 Classes and 1 Subsystems of 1 Landscape System.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tong_hop_cac_dieu_kien_tu_nhien_phuc_vu_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan