Tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban
hành bộ tiêu chuẩn Việt GAP áp dụng trên
rau, quả, chè. Đến nay, nhiều chính sách, hoạt
động đã và đang được triển khai nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. Sau hơn hai năm thực
hiện, Chính phủ và các Bộ Ngành đã ban
hành 10 Thông tư, Quyết định liên quan đến
sản xuất an toàn theo GAP. Các cơ quan có
trách nhiệm đã tổ chức được 1700 khóa tập
huấn cho 68.000 người là cán bộ quản lý, cán
bộ kỹ thuật và nông dân các tỉnh về sản xuất
theo GAP. Đến nay cả nước đã có 199 mô
hình sản xuất áp dụng GAP với diện tích
2643 ha là các đối tượng cây trồng như rau,
cây ăn quả, chè và lúa được cấp giấy chứng
nhận. Bên cạnh đó, có 86 mô hình với diện
tích 2.235 ha đang áp dụng VietGAP và có
58 mô hình với diện tích 4.536 ha áp dụng
theo hướng VietGAP. Quy mô sản xuất nhỏ
và thói quen canh tác và tiêu dùng của người
dân là những trở ngại lớn trong việc thực hiện
chương trình sản xuất an toàn theo GAP.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (Viet GAP) trên một số loại cây trồng giai đoạn 2008-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16
11
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIET GAP)
TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG GIAI ĐOẠN 2008-2010
Nguyễn Hữu Thọ1*, Trần Thế Tưởng2, Bùi Thị Minh Hà1
1 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Cục Trồng trọt – Bộ NN &PTNT
TÓM TẮT
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về thực phẩm, đặc biệt là rau quả an toàn ngày càng
tăng. Để quản lý được chất lượng sản phẩm trên rau quả mỗi nước đã xây dựng tiêu chuẩn GAP
của mình dựa trên những tiêu chuẩn Quốc tế. Tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành bộ
tiêu chuẩn Việt GAP áp dụng trên rau, quả, chè. Đến nay, nhiều chính sách, hoạt động đã và đang
được triển khai nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Sau hơn hai năm thực hiện, Chính phủ và các Bộ
Ngành đã ban hành 10 Thông tư, Quyết định liên quan đến sản xuất an toàn theo GAP. Các cơ
quan có trách nhiệm đã tổ chức được 1700 khóa tập huấn cho 68.000 người là cán bộ quản lý, cán
bộ kỹ thuật và nông dân các tỉnh về sản xuất theo GAP. Đến nay cả nước đã có 199 mô hình sản
xuất áp dụng GAP với diện tích 2643 ha là các đối tượng cây trồng như rau, cây ăn quả, chè và lúa
được cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, có 86 mô hình với diện tích 2.235 ha đang áp dụng
VietGAP và có 58 mô hình với diện tích 4.536 ha áp dụng theo hướng VietGAP. Quy mô sản xuất
nhỏ và thói quen canh tác và tiêu dùng của người dân là những trở ngại lớn trong việc thực hiện
chương trình sản xuất an toàn theo GAP.
Từ khóa: rau, quả, chè, thực hành nông nghiệp tốt - VIET GAP.
∗
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), hiện có tới 400 các bệnh lây truyền
qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch
tả, lỵ trực tràng, lỵ amip, tiêu chảy, thương
hàn, cúm... Vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP) đã được đặt lên hàng đầu tại nhiều
hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu,
nhưng tình hình không được cải thiện, nhất là
khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn
nước sạch ngày càng hiếm (Trần Khắc Thi,
Tô Thị Thu Hà, 2010). Từ năm 1963, Ủy ban
hỗn hợp Codex Alimentarius với sự tham gia
của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) và
WHO đã được thành lập, với nhiệm vụ chính
là xây dựng các tiêu chuẩn chung quốc tế về
VSATTP và bản quy tắc thực hiện để bảo vệ
sức khỏe con người. Để đối phó với vấn nạn
này, nhiều nước đã luật pháp hóa vấn đề
VSATTP. Một hành lang pháp lý được hình
thành để kiểm soát VSATTP từ trang trại đến
bàn ăn (ASEAN Secretariat, 2006).
∗
Tel:0912530872
Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, các nước phát triển như Mỹ, EU,
Canađa... đã bắt buộc áp dụng hệ thống Phân
Tích Các Mối Nguy và xác định các Điểm
Kiểm Soát Trọng yếu (HACCP- Hazard
Analysis & Critical Control Points) trong các
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng
như cho các thực phẩm của các nước khác
nhập khẩu vào nước họ. Các tổ chức quốc tế
như Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của
Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
hoá (ISO)...cũng đã khuyến khích áp dụng hệ
thống HACCP cho thực phẩm (ASEAN
Secretariat, 2006).
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về
thực phẩm, đặc biệt là rau quả ngày càng
tăng. Để đánh giá và xác định chất lượng sản
phẩm rau quả mỗi nước đã xây dựng tiêu
chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc
tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP
(Liên minh châu Âu), ASEANGAP (Liên
hiệp các nước Đông Nam Á), hệ thống
SALM của Malaysia, INDON GAP của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16
12
Indonesia, VF GAP của Singapore, Q Thái
của Thái Lan, VIETGAP của Việt
Nam Nguồn gốc GAP là sáng kiến của
những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer
Produce Working Group) đưa ra từ giữa thập
kỷ 90 nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng
giữa người sản xuất nông nghiệp và khách
hàng của họ.
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture
Practices - GAP) là những nguyên tắc được
thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản
xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm
bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như
chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký
sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc
BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat),
đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ
ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa
chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân
bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái,
đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận
chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền
nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
An toàn cho thực phẩm, an toàn cho người
sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên
được nguồn gốc sản phẩm.
VietGAP cho rau quả tươi của Việt Nam là
những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn
tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế
bảo đảm an toàn. Nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản
phẩm. Bộ tiêu chuẩn VietGAP áp dụng cho
rau, quả, chè và một số cây trồng khác đã
được Chính phủ Việt Nam ban hành từ năm
2008 nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ
về phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau,
quả, chè an toàn đến 2015.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thu
thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu là các
báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm, tình
hình sản xuất rau quả, các quy trình sản xuất
rau quả, quy trình VietGAP, các nghiên cứu
liên quan đến VietGAP... được thu thập từ các
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các
tỉnh và chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh và từ
Cục trồng trọt.
Nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp
chuyên gia để tìm hiểu về những thuận lợi,
khó khăn trong quá trình sản xuất rau, quả,
chè theo VietGAP. Đối tượng được phỏng
vấn trong nghiên cứu này là lãnh đạo Cục
trồng trọt, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn một số tỉnh, nơi đã triển khai
nhiều mô hình sản xuất theo VietGAP. Để
nghiên cứu về các chính sách liên quan đến
phát triển rau, quả, chè theo tiêu chuẩn
VietGAP, nhóm nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để tìm
hiểu về các văn bản pháp luật do Chính phủ,
Bộ, Ban Ngành và các tỉnh ban hành kể từ khi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban
hành Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN
ngày 28 tháng 1 năm 2008 về việc Ban hành
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
cho rau, quả tươi an toàn và Quyết định số
1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm
2008 về việc ban hành quy trình thực hành
nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn
(VietGAP).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan đến GAP
Tính đến cuối năm 2010, trong tổng số 10
chính sách liên quan đến việc phát triển sản
phẩm nông nghiệp theo hướng GAP, có một
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, còn lại
9 Thông tư, Quyết định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn.
Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, đào
tạo, tập huấn
Sau hơn hai năm thực hiện đề án sản xuất an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Cục trồng trọt
đã triển khai được nhiều khóa tập huấn cho
gần 2000 cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của
các sở, ban ngành về các lĩnh vực như chính
sách, phương pháp lấy mẫu, quy trình chứng
nhận sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh cũng đã tổ
chức gần 1700 khóa tập huấn cho 68.000
người là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và
nông dân các tỉnh về sản xuất theo GAP.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16
13
Bảng 1. Danh mục các chính sách đã ban hành để hỗ trợ cho sản xuất an toàn theo hướng GAP
giai đoạn 2008-2010
TT Ký hiệu Ngày ban hành Nội dung
1
Quyết định
107/2008/QĐ-TTg
30/7/2008
Về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu
thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015.
2
Thông tư
59/2009/TT-BNN 09/9/2009
Hướng dẫn thực hiện một số điều của QĐ số 107/2008/QĐ-
TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau,
quả chè an toàn đến 2015.
3 Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN 28/01/2008
Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho
rau, quả tươi an toàn (VietGAP rau, quả).
4
Quyết định
1121/QĐ-BNN-
KHCN
14/4/2008 Ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho
chè búp tươi an toàn.
5 Quyết định 84/2008/QĐ-BNN 28/7/2008
Ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.
6 Quyết định
99/2008/QĐ-BNN 15/10/2008
Ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và
chè an toàn
7 Chỉ thị 4136 /CT-BNN-TT 15/12/2009
Chỉ thị Về việc phát động phong trào thi đua áp dụng
VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè
8
Thông tư
32/2010/TT-BNN-
TT
17/6/2010
Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu,
người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận
chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón
9 Quyết định
2998/QĐ-BNN-TT 09/11/2010
Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) cho lúa
10 Quyết định
2999/QĐ-BNN-TT 09/11/2010
Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) cho cà phê
Bảng 2. Kết quả phổ biến các văn bản pháp quy và quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng GAP
giai đoạn 2008-2010
TT Đơn vị Nội dung Số lớp Số học viên Đối tượng
1
Cục Trồng trọt Tập huấn các VBQPPL,
phương pháp lấy mẫu đất,
nước, rau, quả, chè, VietGAP
12 750
Cán bộ quản lý,
Cán bộ kỹ thuật các Sở
Bộ quy tắc chung cho cộng
đồng cà phê 6 160
Cán bộ kỹ thuật một số
Sở, Viện Nghiên cứu,
nông dân
Đào tạo kỹ thuật chuyên sâu
phục vụ công tác chứng nhận
cà phê
- 500 Cán bộ kỹ thuật
2
26 Sở
NN&PTNT
VBPQPL quy định về sản xuất
an toàn, VietGAP, GlobalGAP,
IPM, quy trình sản xuất an toàn...
1.676 67.879
Cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật và nông dân
Tổng 1.694 69.289
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16
14
Bảng 3. Số lượng và diện tích mô hình canh tác đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP,
VietGAP trên rau, quả, chè, và lúa đến năm 2010
TT Sản phẩm
Mô hình
Tổng
Tổng diện
tích
(ha)
Diện tích
TB
(ha)/mô
hình
GlobalGAP VietGAP Organic Sơ
chế
Viet
GAP
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
1 Rau 6 137,8 67 122,5 1 4 74 264,3 3,6
2 Quả 1 7 95 2.192,0 1 97 2.199,0 22,7
3 Chè 1 40 23 34,4 24 74,4 3,2
4 Lúa 4 105,12 4 105,1 26,3
Tổng 12 289,9 184 2.348,9 1 4 1 199 2.643,0 13,9
Bảng 4. Số lượng và diện tích mô hình đang canh tác theo tiêu chuẩn Global GAP và VietGAP đến 2010
TT
Sản
phẩm
Mô hình
Tổng
diện tích
Diện tích
(ha)
Diện tích
TB
(ha)/mô
hình
GlobalGAP VietGAP
Số lượng
Diện tích
(ha) Số lượng
Diện tích
(ha)
1 Rau 24 604,72 24 604,7 25,2
2 Quả 4 200 53 1.199,85 57 1.399,9 24,56
3 Lúa 3 196 2 35,00 5 231,0 46,2
Tổng 7 396 79 1.839,50 86 2.235,6 26
Bảng 5. Số lượng và diện tích mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP hiện đang triển khai
TT Sản phẩm
Mô hình Diện tích (ha) Diện tích TB
(ha)/mô hình Số lượng % Số lượng %
1 Rau 43 74,14 243,35 5,37 5,66
2 Quả 12 20,69 4.244,75 93,58 353,73
3 Chè 1 1,72 3 0,07 3
4 Lúa 2 3,45 44,8 0,98 22,4
Tổng 58 4.535,9 78,21
Kết quả xây dựng mô hình sản xuất và
chứng nhận GAP
Các mô hình áp dụng GAP đã được cấp giấy
chứng nhận
Kết quả điều tra thấy rằng, tính đến cuối năm
2010, trên cả nước đã có 199 mô hình sản
xuất áp dụng GAP với diện tích 2643 ha là
các đối tượng cây trồng như rau, cây ăn quả,
chè và lúa được cấp giấy chứng nhận. Trong
đó, phần lớn diện tích canh tác áp dụng
VietGAP với 184 mô hình và 2349 ha. Bên
cạnh đó cũng có 12 mô hình áp dụng Global
GAP với tổng diện tích là 290 ha.
Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang
thực hiện
Đến cuối năm 2010, đã có 86 mô hình với
diện tích 2.235,6 ha áp dụng VietGAP đang
thực hiện. Trong đó có 24 mô hình VietGAP
trên rau với diện tích 604,7 ha; 57 mô hình
VietGAP trên quả với diện tích 1.396,9 ha và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16
15
5 mô hình VietGAP trên lúa với diện tích
231 ha.
Số lượng mô hình đang thực hiện chủ yếu là
VietGAP cho rau, quả ở một số địa phương
như: Bắc Ninh, Tiền Giang, Bình Thuận,
Thái Nguyên.
Các mô hình theo hướng VietGAP,
GlobalGAP đang thực hiện
Đã có 58 mô hình với diện tích 4.535,9 ha áp
dụng theo hướng VietGAP đã và đang thực
hiện. Trong đó có 43 mô hình trên rau với
diện tích 243,35 ha; 12 mô hình trên quả với
diện tích 4.244,75 ha, 01 mô hình trên chè
với diện tích 3 ha, 02 mô hình trên lúa với
diện tích 44,8 ha. Số lượng mô hình này chủ
yếu áp dụng cho rau, quả và ở một số địa
phương như: Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Yên,
Sóc Trăng.
Một số khó khăn trong việc áp dụng GAP
Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trình
độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức
và ý thức trách nhiệm của số đông người sản
xuất về GAP còn chưa cao.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách
hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau quả chè an toàn,
tuy nhiên nhiều địa phương do ngân sách khó
khăn nên chưa đầu tư hoặc mức đầu tư hỗ trợ
rất thấp cho sản xuất an toàn theo GAP. Một
số địa phương đã xây dựng, phê duyệt đề án,
kế hoạch phát triển sản xuất an toàn tuy nhiên
không có kinh phí để triển khai.
Lực lượng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám
sát chưa đủ mạnh, còn dàn trải, phân công
trách nhiệm còn chồng chéo giữa các Bộ
ngành, giữa các đơn vị trong Bộ; các văn bản
quy phạm pháp luật chưa ổn định. Công tác
thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng;
công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn
rất hạn chế.
VietGAP chưa được cải tiến cho phù hợp với
điều kiện Việt Nam; thiếu hướng dẫn kỹ
thuật, biểu mẫu ghi chép cụ thể nên phạm vi
áp dụng VietGAP còn hạn chế. Việc ghi chép
quá trình sản xuất, hồ sơ mua, sử dụng giống,
phân bón, thuốc BVTV còn rất khó khăn
với người sản xuất.
Nhiều mô hình sản xuất theo GAP nhưng
chưa gắn kết được với doanh nghiệp và thị
trường tiêu thụ; sản phẩm tiêu thụ với giá
không cao hơn sản phẩm thường, chưa đảm
bảo lợi ích của người sản xuất, trong khi chi
phí tư vấn, chứng nhận cao, vượt quá khả
năng của người sản xuất.
Năng lực của một số tổ chức chứng nhận, tư
vấn còn hạn chế; đã xuất hiện việc cấp giấy
chứng nhận VietGAP mang tính hình thức
chưa đáp ứng yêu cầu hoặc thiếu kiểm tra,
giám sát sau khi cấp giấy chứng nhận.
Số đông người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy
đủ về ATTP, thói quen mua bán tự do còn
phổ biến, trong khi các kênh tiêu thụ sản
phẩm an toàn còn yếu, quản lý nhà nước chưa
giúp người tiêu dùng phân biệt được sản
phẩm an toàn và chưa an toàn trên thị trường.
Giải pháp phát triển sản xuất trồng trọt
theo GAP
Xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết
định về các chính sách đầu tư, hỗ trợ áp dụng
GAP trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản để tăng nguồn đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước cho sản xuất an toàn theo GAP.
Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
để triển khai thực hiện Luật ATTP; phân công
quản lý nhà nước giữa các đơn vị thuộc Bộ
Nông nghiệp và PTNT, giữa Trung ương và
địa phương theo hướng cụ thể, rõ ràng, không
chồng chéo, bỏ sót. Cải tiến VietGAP theo
hướng: Đơn giản hơn, dễ thực hiện cho đa số
các cơ sở sản xuất.
Cụ thể hóa VietGAP trong các quy chuẩn kỹ
thuật về điều kiện sản xuất, sơ chế, các hướng
dẫn thực hiện GAP, các biểu mẫu ghi chép
theo hướng cụ thể để người sản xuất dễ áp
dụng. Ban hành VietGAP đối với một số cây
trồng chủ lực khác.
Củng cố nâng cao năng lực của các tổ chức
chứng nhận, các tổ chức tư vấn về GAP theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16
16
hướng xã hội hóa nhằm đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao hiểu biết của người sản xuất về GAP.
Bằng nhiều giải pháp hình thành thị trường sản
phẩm GAP với nhiều kênh phân phối đa dạng
được kiếm soát về ATTP, để giúp người tiêu
dùng phân biệt được và sẵn sàng trả giá cao
hợp lý cho sản phẩm được chứng nhận GAP.
KẾT LUẬN
Tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban
hành bộ tiêu chuẩn Việt GAP áp dụng trên
rau, quả, chè. Đến nay, nhiều chính sách, hoạt
động đã và đang được triển khai nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. Sau hơn hai năm thực
hiện, Chính phủ và các Bộ Ngành đã ban
hành 10 Thông tư, Quyết định liên quan đến
sản xuất an toàn theo GAP. Các cơ quan có
trách nhiệm đã tổ chức được 1700 khóa tập
huấn cho 68.000 người là cán bộ quản lý, cán
bộ kỹ thuật và nông dân các tỉnh về sản xuất
theo GAP. Đến nay cả nước đã có 199 mô
hình sản xuất áp dụng GAP với diện tích
2643 ha là các đối tượng cây trồng như rau,
cây ăn quả, chè và lúa được cấp giấy chứng
nhận. Bên cạnh đó, có 86 mô hình với diện
tích 2.235 ha đang áp dụng VietGAP và có
58 mô hình với diện tích 4.536 ha áp dụng
theo hướng VietGAP. Quy mô sản xuất nhỏ
và thói quen canh tác và tiêu dùng của người
dân là những trở ngại lớn trong việc thực hiện
chương trình sản xuất an toàn theo GAP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ASEAN Secretariat (2006) Good Agriculture
Practice for production of fresh fruits and
vegetables in the ASEAN region, ASEAN
Secrectariat, Jakarta.
[2]. Committee on Trade and
Investment/Agriculture Technical Cooperation
Working group (2006) Proceeding of capacity
building seminar on good agriculture practices for
APEC developing economies, Philippines
[3]. Trần Khắc Thi, Nguyễn Khắc Anh, Nguyễn
Kim Chiến, Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Thị An,
Đinh Nguyệt Thu (2009) "Nghiên cứu ứng dụng
đồng bộ các giải pháp công nghệ để xây dựng mô
hình sản xuất rau quanh năm an toàn vệ sinh thực
phẩm", Báo cáo nhiệm vụ KHCN.
[4]. Trần Khắc Thi, Tô Thị Thu Hà (2010) Đánh
giá hiện trạng sản xuất rau an toàn tại Việt Nam,
Báo cáo tại hội thảo khởi động nhiệm vụ "Cải
thiện chất lượng và VSATTP rau tươi thông qua
chuỗi tiếp cận giá trị ở Việt Nam".
[5]. Nguyễn Quốc Vọng (2007) “Thách thức của
ngành trái cây rau quả việt nam trong thời kỳ hội
nhập WTO”, Tập huấn quản lý chất lượng, công
nghệ sau thu hoạch và quy trình nông nghiệp an
toàn (GAP) cho sản xuất rau công nghệ cao.
Trường Đại học Cần Thơ.
SUMMARY
CURRENT SITUATION OF GOOD AGRICULTURE PRACTICE (GAP) IN SOME
CROPS IN 2008-2010
Nguyen Huu Tho1∗, Tran The Tuong2, Bui Thi Minh Ha1
1 College of Agriculture and Forestry - TNU, 2Cultivation Department – MARD
The demand for fresh and clean vegetables increases repidly in developed society. in order to
control quality of agriculture products, Good Agriculture Practice was established in each country
based on the international standard. In Viet Nam, VIET GAP standard was approved to control
qualiity of vegetables, fruits and tea. Policies, activities regards to VIET GAP were approved and
conducted in order to reach the goal of the program. As a result, ten decisions and degrees
suporting for GAP have been approved affter two years. 1700 training courses with 68.000
participants have been conducted. There were 199 demonstrations with 2643 ha of vegetaables,
fruits, tea and rice certifered by GAP standard and 86 demonstrations with 2.235 ha have been
cultivated by GAP standard and will be certified by GAP institution soon. There were 58
demonstrations with 4536 ha have been followed by GAP standard. The most difficulty for GAP
cultivation were the small scale of cultivation, the cultivation technique of farmers and
consumpsion habit of comsumers
Key words: Vegetable, fruit, tea, good agriculture practice GAP.
∗
Tel:0912530872
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_hinh_ap_dung_thuc_hanh_nong_nghiep_tot_viet_ga.pdf