Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác
nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất
cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh
thái của xã, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới
cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, chế biến nông sản
Một số giải pháp được đề xuất nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp, đó là bố trí cây trồng hợp lý; hình
thành và phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp; sử dụng hợp lý nguồn lực
và khoa học công nghệ; hoàn thiện hệ thống
chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 11 - 17
11
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG,
TỈNH BẮC KẠN
Hoàng Thanh Oai1*, Hoàng Văn Hùng2
1Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường tỉnh BắcKạn
2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Quang
Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: toàn xã có 5 loại hình sử
dụng đất (LUT) khác nhau, trong đó các loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bao gồm: LUT
trồng cây ăn quả, LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa – màu v. Loại hình có nhiều tiềm năng và có thể
đem nhiều triển vọng nhất cho xã là LUT cây ăn quả (cam, quýt). Hiện nay, trên một số thị trường
đã xuất hiện thương hiệu cam, quýt Quang Thuận tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm
sản xuất.
Từ khóa: Loại hình sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, sản xuất nông nghiệp, cam, quýt Quang Thuận
MỞ ĐẦU*
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là nền tảng để con người định cư và tổ
chức các hoạt động kinh tế xã hội. Xã hội phát
triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi
hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực
phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa,
xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai
thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu
ngày càng tăng đó [2]. Như vậy đất đai, đặc
biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích
nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác
động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của
con người trong quá trình sản xuất. Đó còn
chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông
nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra
mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất
mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá tiềm
năng đất đai để sử dụng hợp lý theo quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành
vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các
nhà khoa học trên thế giới quan tâm [1].
Xã Quang Thuận là một xã vùng núi cao nằm
ở phía Tây nam của huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn; là một xã thuần nông nên nông
nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Hiện nay,
trên địa bàn xã, quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình
*
Tel: 0936.679.008; Email: oaittktbk1970@gmail.com
này đã gây áp lực mạnh tới việc sử dụng đất
đai, chuyển đổi cơ cấu đất đai và cơ cấu lao
động, đặc biệt là việc chuyển diện tích đất
nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích
khác đòi hỏi xã phải phát huy được thế mạnh
về tiềm năng đất đai cũng như lao động của
mình. Đánh giá tiềm năng đất đai để biết
được quỹ đất và khả năng hiện có, từ đó chỉ
ra phương hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu
quả là việc làm hết sức cần thiết.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông
nghiệp dựa trên cơ sở đánh giá hiện trạng
sử dụng đất, hiện trạng cơ cấu cây trồng
trên địa bàn xã; xác định các loại hình sử
dụng đất (LUT) phổ biến của xã và đánh giá
hiệu quả sử dụng đất.
Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
xã Quang Thuận đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, thu
thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, thực trạng các LUT và hiệu
quả các LUT nông nghiệp trên địa bàn xã
Quang Thuận.
- Phương pháp thống kê: Phân tích, xử lý số
liệu về sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử
dụng đất, làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử
dụng đất hiệu quả hơn [2].
Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 11 - 17
12
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự
tham gia của người dân (PRA) đánh giá nhu
cầu phát triển nông nghiệp, các vấn đề ưu
tiên, xem xét tính khả thi của các biện pháp
đề xuất [1].
- Phương pháp sử dụng phần mềm tin học
Excel để xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả
kinh tế. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng đất gồm: Hiệu quả kinh tế giá trị sản
xuất (GTSX)/ha, chi phí sản xuất (CPSX)/ha,
thu nhập thuần/ha, hiệu quả đồng vốn
(HQĐV)/ha); Hiệu quả xã hội (GTSX/lao
động (LĐ), thu nhập thuần/LĐ, công LĐ đầu
tư cho 1 ha); Hiệu quả môi trường (mức độ sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) [3].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận
Quang Thuận là một xã miền núi nằm ở phía
Tây Nam của huyện Bạch Thông. Xã có vị trí
địa lý và hệ thống đường giao thông rất thuận
lợi, có nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước
dồi dào, tài nguyên sinh vật, tài nguyên rừng
phong phú;
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quang Thuận
là 3249,28 ha chiếm 5,95% tổng diện tích tự
nhiên của huyện Bạch Thông, trong đó diện
tích đất đang sử dụng chiếm tới 98,39%. Đất
nông nghiệp có diện tích là 3035,8 ha, chiếm
93,43% tổng diện tích đất tự nhiên của xã.
Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng
năm chiếm 4,02%; đất trồng cây lâu năm
chiếm 14,46%; đất lâm nghiệp chiếm
81,45%; đất nuôi trồng thủy sản chiếm
0.07%. Đất đai của Quang Thuận rất phong
phú với nhiều chủng loại và kiểu địa hình
khác nhau, có điều kiện để phát triển đa dạng
các loại cây trồng và vật nuôi, đặc biệt đất đai
của xã rất phù hợp với cây ăn quả đặc sản
(cam, quýt).
Quang Thuận chịu ảnh hưởng của vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 2
mùa chính: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng
10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau). Nhiệt độ trung bình trong năm là
21,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1.586
mm. Độ ẩm không khí trung bình đạt khoảng
84%. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại
cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông
nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về
sản phẩm. Tuy nhiên do địa hình đồi núi kết
hợp với mưa lớn, tập trung theo mùa dễ dẫn
đến tình trạng lũ quét làm xói mòn, lở đất,
gây ngập úng cục bộ và phá hủy hệ thống
giao thông, thủy lợi xã cần có biện pháp
chủ động trong giai đoạn tới.
Trong cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp
chiếm tỷ trọng gần 90% tổng giá trị sản xuất
của xã và mang lại nguồn thu nhập chính cho
nông dân. Năm 2011, tổng sản lượng lương
thực quy thóc ước đạt 955 tấn, cây ăn quả
với diện tích 438,91 ha, sản lượng đạt hơn
1000 tấn/năm. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 11,5 triệu đồng/năm. Nhóm cây
lương thực và cây ăn quả là những cây trồng
chính của xã và đóng góp lớn vào giá trị của
ngành nông nghiệp.
Thực trạng sản xuất nông nghiệp
Các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp
Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp chính trên địa bàn xã Quang
Thuận năm 2011 thể hiện bảng 1.
Bảng 1. Các loại hình sử dụng đất
tại xã Quang Thuận năm 2011
Loại
đất LUT
Công thức
luân canh
Diện tích
(ha)
Cây
trồng
hàng
năm
2 lúa 1. LX - LM 72,88
2 lúa -
màu
2. LX - LM
- Rau đông 4,02
1 lúa -
màu
3. LM - Ngô
ĐX 2,44
4. LM - Lạc
xuân 4,37
Chuyên
màu
5. Ngô ĐX
- Ngô HT 19,83
6. Lạc xuân
- Ngô HT 18,63
Cây
lâu
năm
Cây ăn
quả
7. Quýt 346,72
8. Cam 86,67
9. Vải 5,52
(LX: Lúa xuân; LM: Lúa mùa; Ngô ĐX: Ngô đông
xuân; Ngô HT: Ngô hè thu)
Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 11 - 17
13
Bảng 2. Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng
STT Loại cây trồng Diện tích gieo trồng (ha)
Diện tích cho sản
phẩm (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Lúa cả năm 156,59 156,59 46,06 721,31
1.1 Lúa xuân 72,88 72,88 41,68 303,76
1.2 Lúa mùa 83,71 83,71 49,88 417,55
2 Ngô cả năm 60,73 60,73 38,43 233,39
2.1 Ngô hè thu 22,27 22,27 39,59 88,17
2.2 Ngô đông xuân 38,46 38,46 37,76 145,22
3 Lạc 23,00 23,00 14,36 33,03
4 Rau đông 4,02 4,02 92,77 37,29
5 Quýt 346,72 260,34 78,33 2.039,24
6 Cam 86,67 65,03 80,48 523,36
7 Vải thiều 5,52 5,52 16,66 9,20
Số liệu bảng 1 cho thấy: toàn xã có 5 loại
hình sử dụng đất (LUT), tùy thuộc vào điều
kiện từng khu vực mà sự phân bố LUT và
kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một xã miền
núi có diện tích đất nông nghiệp tương đối
cao nên hệ thống cây trồng của xã tương đối
đa dạng, chủ yếu là các loại cây lương thực và
cây ăn quả. Trong đó LUT chuyên lúa chỉ có
một kiểu sử dụng đất, LUT 2 lúa - 1 rau
màu có 1 kiểu sử dụng đất, LUT 1 lúa - màu
có 2 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu có
2 kiểu sử dụng đất và LUT cây lâu năm có
1 kiểu sử dụng đất là trồng các loại cây ăn
quả, chủ yếu là quýt và cam.
Hiện trạng cơ cấu cây trồng
Sản xuất nông nghiệp của xã Quang Thuận
trong năm 2011 được thể hiện qua bảng 2.
Số liệu bảng 2 cho thấy:
- Cây lương thực: Sản lượng trong năm 2011
đạt mức trung bình, cụ thể như: cây lúa có
năng suất trung bình là 46,06 tạ/ha, sản lượng
cả năm đạt 721,31 tấn; cây ngô năng suất đạt
38,43 tạ/ha, sản lượng thu được là 233,39 tấn.
- Cây thực phẩm: Cây trồng chủ yếu trên địa
bàn xã là cây lạc và một số loại rau đông (cà
chua, cải bắp, xu hào...) góp một phần không
nhỏ cho việc sử dụng hàng ngày và phát triển
kinh tế của các hộ, cụ thể: năm 2011 diện tích
cây lạc là 23,00 ha và sản lượng thu được là
33,03 tấn; diện tích cây rau các loại là 4,02 ha
và sản lượng thu được là 37,29 tấn.
- Cây lâu năm phổ biến trên địa bàn xã là cây
quýt, cam, vải, trong đó cây quýt cho giá trị
kinh tế cao, diện tích trồng quýt của xã năm
2011 là 346,72 ha, diện tích cho sản phẩm là
260,34 ha và sản lượng thu được trong năm là
2.039,24 tấn. Bên cạnh đó, cây cam cũng thu
được năng suất và sản lượng tương đối cao,
với diện tích gieo trồng là 86,67 ha, diện tích
cho sản phẩm là 65,03 ha và sản lượng thu
được là 523,36 ha. Ngoài ra, một số hộ dân
trong xã còn trồng thêm cây vải, tuy nhiên
cây vải được trồng với diện tích nhỏ, không
phổ biến, năng suất chỉ đạt mức trung bình,
sản lượng thu được là 9,20 tấn.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp được trình bày trong bảng 3.
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3 cho thấy:
- Trên cùng một điều kiện đất đai, khí hậu
nhưng hiệu quả của các LUT là khác nhau
như: Trong các loại đất trồng cây hàng năm,
đất 2 lúa - màu mang lại hiệu quả cao nhất
với tổng chi phí sản xuất là 62,48 triệu đồng,
tổng thu nhập thuần 50,997 triệu đồng, hiệu
quả đồng vốn đạt 0,82 lần, giá trị ngày công
lao động đạt 124,38 nghìn đồng/công lao
động. Tiếp đến là đất chuyên lúa, đất LM -
Lạc xuân v.v., thấp nhất là kiểu sử dụng đất
chuyên màu với tổng chi phí sản xuất là 32,4
Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 11 - 17
14
– 33.8 triệu đồng, tổng thu nhập thuần 18,8 –
20,3 triệu đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 0,5 –
0,6 lần, giá trị ngày công lao động đạt 94 -
96 nghìn đồng/công lao động, một trong
những nguyên nhân là do thiếu sự đầu tư về
vốn, về khoa học kỹ thuật, các kiểu sử dụng
đất đơn giản, đặc biệt là nhân dân còn sử
dụng các giống địa phương cộng với cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nghèo
nàn, trình độ canh tác còn lạc hậu, điều này
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và hiệu
quả sử dụng đất.
- Trên đất trồng cây lâu năm thì cây trồng chủ
yếu là quýt, cam, vải thiều v.v. Đây là những
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và là thế
mạnh trong sản xuất nông nghiệp của xã.
LUT này có cây quýt là cây mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất do năng suất và giá bán cao,
hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 1,2 lần. Cây
cam cho năng suất cao nhưng do không có thị
trường tiêu thụ nên giá rẻ dẫn đến hiệu quả
kinh tế không bằng cây quýt. Cây có hiệu quả
kinh tế thấp là cây vải thiều, do năng suất
thấp, mặt khác thị trường không ổn định, giá
bán sản phẩm thấp.
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính trên 1 ha
LUT Công thức luân canh GTSX (1000đ)
CPSX
(1000đ)
Thu nhập
thuần
(1000đ)
HQĐV
(lần)
Giá trị ngày
công LĐ
(1000đ)
2 lúa LX - LM 64.092,0 37.130 26.962 0,73 107,85
2 lúa - màu LX – LM - Rau đông 113.477,0 62.480 50.997 0,82 124,38
1 lúa - màu
LM - Ngô ĐX 60.592,0 36.224 24.368 0,67 105,95
LM - Lạc 60.764,0 34.880 25.884 0,74 107,85
Chuyên màu
Ngô ĐX - Ngô HT 52.597,2 33.766 18.831,2 0,56 94,16
Lạc xuân - Ngô HT 52.769,2 32.422 20.347,2 0,63 96,89
Cây ăn quả
Quýt 105.745,5 48.130 57.615,5 1,20 230,46
Cam 68.408,0 39.530 28.878 0,73 137,51
Vải thiều 10.829,0 8.110 2.719 0,34 67,98
Đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thông qua các kiểu sử
dụng đất được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất
LUT Công thức luân canh LĐ (công) GTSX/công LĐ (1000đ)
TNT/công LĐ
(1000đ)
Chuyên lúa LX - LM 250 256,37 107,85
Lúa - Rau màu
LX - LM - Rau đông 410 276,77 124,38
LM - Ngô ĐX 230 263,44 105,95
LM - Lạc xuân 240 253,18 107,85
Chuyên màu
Ngô ĐX - Ngô HT 200 262,99 94,16
Lạc xuân - Ngô HT 210 251,28 96,89
Cây ăn quả
Quýt 250 422,98 230,46
Cam 210 325,75 137,51
Vải thiều 40 270,73 67,98
(TNT: Thu nhập thuần)
Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 11 - 17
15
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ đầu tư
lao động và giá trị ngày công ở mỗi LUT là
khác nhau. Các LUT: chuyên lúa, 2 lúa - màu,
1 lúa – màu, cây ăn quả (cam, quýt) phần lớn
thu hút từ 230 - 410 công lao động/ha/năm.
Các loại hình này đảm bảo một phần lương
thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ
khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động
dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập.
LUT chuyên màu trên địa bàn xã thu hút ít
lao động, LUT ít được đầu tư do đó hiệu quả
kinh tế chưa cao. Đây là kiểu sử dụng đất cần
được quan tâm nghiên cứu, vì nó có thể thu
hút được lực lượng lao động dư thừa trong
nông thôn.
Nhìn chung, các LUT trên địa bàn xã đều là
những LUT đã có từ lâu nên đã đi sâu vào tập
quán canh tác của người dân địa phương và
có thị trường tiêu thụ tại chỗ và một phần
được tiêu thụ tại các địa bàn lân cận, giải
quyết việc làm, thu hút nhiều lao động, tăng
thu nhập cho người dân trên địa bàn xã nâng
cao đời sống nhân dân.
Đánh giá hiệu quả xã hội
Việc lạm dụng phân bón hoá học thay cho
phân hữu cơ là nguyên nhân chính gây ra hiện
tượng hàm lượng cao của lân trong đất (lân ít
bị rửa trôi, khác với đạm và kali) và hàm
lượng chất hữu cơ trong đất thấp của đa số
các LUT. Để đạt năng suất cao và rút ngắn
thời gian thu hoạch, người nông dân thường
bón quá nhiều đạm, lân, kali cho đất mà hầu
như không bón phân hữu cơ.
Lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử
dụng tương đối nhiều, thậm chí lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các loại cây
trồng ở đây đều được phun thuốc bảo vệ thực
vật ít nhất 2 lần/ vụ, đặc biệt cây ăn quả (quýt,
cam...) phun 10-15 lần/năm và các loại rau
màu như cà chua, bắp cải... phun đến 5-6
lần/vụ. Do số lượng thuốc và số lần phun
nhiều, có khi phun ngay trước khi thu hoạch
nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tàn dư
trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là
tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường và sự an toàn chất lượng nông sản.
Trong những năm tới, để nông nghiệp phát
triển bền vững cần quan tâm đến quy trình
sản xuất và chất lượng sản phẩm, đây là yếu
tố quan trọng để xây dựng thương hiệu cho
nông sản.
Đánh giá tiềm năng đất đai
Tiềm năng đất đai là khả năng mở rộng diện
tích các loại đất, khả năng tăng năng suất của
các loại cây trồng, vật nuôi trên một đơn vị
diện tích nhất định [1]. Nói cách khác tiềm
năng quỹ đất bao gồm tiềm năng về số lượng
và chất lượng kể cả đất đang sử dụng và đất
chưa sử dụng. Việc đánh giá đúng tiềm năng
đất đai về lượng và chất theo khả năng thích
hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa
quan trọng, tạo ra những căn cứ nhằm định
hướng cho việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu
quả, phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội của xã [3] .
Hiện nay, quỹ đất phát triển nông nghiệp của
xã còn rất lớn chiếm 93% diện tích đất tự
nhiên của toàn xã. Nhìn chung quỹ đất của xã
đang được khai thác, sử dụng cơ bản đúng
mục đích, hiệu quả sử dụng ngày càng tăng,
tuy nhiên tiềm năng của đất đang sử dụng còn
lớn nếu đầu tư khai thác theo chiều sâu sẽ
mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nữa.
Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn 52,23
ha, trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng
(51,19 ha). Đó là phần diện tích đất chưa sử
dụng có khả năng phục hồi, sử dụng cho sản
xuất nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng,
bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến
năm 2020
Căn cứ điều kiện khí hậu, điều kiện đất đai,
nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình
độ thâm canh của người dân, các tiến bộ kỹ
thuật, giống cây trồng, kết quả đánh giá hiện
trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình
sử dụng đất và trên cơ sở mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của xã, chúng tôi định hướng
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Quang Thuận đến năm 2020 như sau:
Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 11 - 17
16
Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ (2 lúa - 1
màu) với kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa - Lúa
xuân - Rau đông cần áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật đưa các giống có năng suất cao,
chất lượng tốt vào sản xuất nhằm tăng hiệu
quả kinh tế trên 1 đơn vị sử dụng đất như: Nhị
ưu 838, KD 18 các cây trồng vụ đông có
hiệu quả cao như: Cà chua, cải bắp, súp lơ.
Đối với đất 2 vụ cần cải tạo hệ thống thủy lợi
chuyển dịch cơ cầu để nâng diện tích này
thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng
suất cao chất lượng sản phẩm tốt. Chuyển
diện tích trồng màu 2 vụ sang đất trồng 3 vụ.
Tận dụng ưu thế về điều kiện của vùng tập
trung sản xuất cây ăn quả. Đây là loại hình
đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên hiện nay
thị trường tiêu thụ chưa phát triển. Vì vậy
trong thời gian tới cần mở rộng diện tích và
thị trường tiêu thụ để nâng cao thu nhập cải
thiện đời sống nhân dân.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Quang Thuận là một xã miền núi cao có tổng
diện tích tự nhiên là 3249,28 ha, trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 3035,8 ha, chiếm
93,43% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, là
xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm mưa nhiều, có vị trí địa lý thuận lợi
trong việc giao lưu hàng hóa và phát triển
kinh tế. Nông nghiệp là ngành chiếm vai trò
chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã.
Hiện tại, Quang Thuận có 5 loại hình sử dụng
đất với 7 kiểu sử dụng đất khác nhau. LUT
cây ăn quả với cây trồng chủ yếu là cam và
quýt có diện tích lớn nhất 433 ha, thấp nhất là
LUT 1 lúa – màu với kiểu sử dụng đất là Lúa
mùa – Ngô đông xuân có diện tích 2,44 ha.
Trong các loại hình sử dụng đất phổ biến của
xã thì LUT 2lúa - 1 màu với kiểu sử dụng đất
là Lúa mùa - Lúa xuân - Rau đông, LUT 2 lúa
với kiểu sử dụng đất là Lúa mùa - Lúa xuân,
LUT cây ăn quả là những LUT mang lại hiệu
quả kinh tế khá cao do điều kiện tự nhiên (đất
đai, khí hậu) ở đây rất thích hợp; Kiểu sử
dụng đất Ngô đông xuân - Ngô hè thu mang
lại hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân là do:
Trình độ kỹ thuật sản xuất chưa cao, chưa áp
dụng triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
Đề nghị
Chuyển giao các công nghệ sản xuất nông
nghiệp mới cho nông dân thông qua các hoạt
động của công tác khuyến nông. Cần tăng
cường công tác tiếp thị để tạo thị trường tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao
thông, thuỷ lợi để chủ động trong việc vận
chuyển và tiêu thụ nông sản cũng như chủ
động tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường các hoạt động tín dụng tạo điều
kiện cho người nông dân được vay vốn để
đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác
nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất
cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh
thái của xã, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới
cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, chế biến nông sản
Một số giải pháp được đề xuất nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp, đó là bố trí cây trồng hợp lý; hình
thành và phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp; sử dụng hợp lý nguồn lực
và khoa học công nghệ; hoàn thiện hệ thống
chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng
hợp và bền vững, Nxb Nông nghiệp.
[2]. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh
giá đất, Nxb Nông nghiệp.
[3]. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
Hoàng Thanh Oai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 11 - 17
17
SUMMARY
ASSESS THE POTENTIAL AND PROPOSE USING ORIENTATIONS
OF AGRICULTURAL LAND IN QUANG THUAN COMMUNE,
BACH THONG DISTRICT, BAC KAN PROVINCE
Hoang Thanh Oai1*, Hoang Van Hung2
1Center of Resources and Environmental Technology, Bac Kan Province
2College of Agriculture and Forestry - TNU
In this article, potential of agricultural land in Quang Thuan commune, Bach Thong district, Bac
Kan province was assessed and then some using orientations were proposed. It is inferred from
research results that in the whole community, there were five land using types (LUT), among
which the types having high economic efficiency were LUT for fruit trees, LUT for mainly rice
and LUT for two rice crops and one crop of short-day commercial plants. The type which had
much potential and brought the most prospects for the community was LUT for fruits trees
(particularly oranges and tangerines). Recently, on some markets, the trademark of Quang Thuan
oranges and tangerines has been recognized, which encourages farmers in the community to
continue producing.
Key words: land using type, agricultural production, economic efficiency, Quang Thuan oranges
and tangerines
Ngày nhận bài: 10/7/2012, ngày phản biện: 31/7/2012, ngày duyệt đăng: 10/10/2012
*
Tel: 0936.679.008; Email: oaittktbk1970@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tiem_nang_dat_dai_va_dinh_huong_su_dung_dat_san_xua.pdf