Đánh giá thực trạng về thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Quân Bình - Bạch thông - Bắc Kạn và đề xuất mô hình thức ăn hợp lý

Quân Bình là một xã miền núi của tỉnh Bắc Kạn, diện tích đất tự nhiên/người là 0,3764ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 0,099ha trên một nông dân.Thảm thực vật đã bị thay đổi bởi sự canh tác lạc hậu ,đất bị thoái hoá nhiều, năng suất thảm cỏ tự nhiên không đáp ứng nhu cầu chăn thả gia súc. Thu nhập bình quân trên người chỉ khoảng 3.548.000đồng /người/năm. Để cải thiện mức sống của người dân xã Quân Bình cần thay đổi phương thức canh tác như chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi vụ, giảm đất 1vụ lúa ngô để trồng cỏ cho việc chăn nuôi gia súc, như vậy sẽ tăng hiệu quả kinh tế trên ha đất, tăng thu nhập bình quân đầu người và an toàn về môi trường sinh thái. Người dân cũng có thể trồng cỏ VA 06 và các giống cỏ địa phương khác có thể phát triển tốt vào mùa đông với chất lượng tốt, năng suất cao cho chăn nuôi.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng về thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Quân Bình - Bạch thông - Bắc Kạn và đề xuất mô hình thức ăn hợp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 84 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC CỦA XÃ QUÂN BÌNH-BẠCH THÔNG - BẮC KẠN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THỨC ĂN HỢP LÝ Hoàng Chung, Ngô Hồ Nam (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) Quân Bình là một xã miền núi thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Năm 2007 xã Quân Bình hiện có 76,7% hộ có mức sống từ trung bình trở lên (378 hộ), 23,3% hộ nghèo (115 hộ), thu nhập bình quân của người dân rất thấp chỉ là 3.548.000 đồng/người/năm. Để xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân, UBND tỉnh Bắc Kạn đã xác định cần phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc (ngày 30/12/2005 UBND tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi trâu bò giai đoạn 2006-2010). Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm diện tích lớn và bị chia cắt mạnh,cần có những nghiên cứu sử dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, thực vật phục vụ cho phát triển đàn gia súc đem lại hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường bền vững. Vì vậy chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng về thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Quân Bình và đề xuất mô hình thức ăn hợp lý. 1. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên, trong dân - Trước hết, chúng tôi căn cứ vào các đặc điểm địa hình, thuỷ văn, mục đích sử dụng, phân chia khu vực nghiên cứu ra làm nhiều vùng. Sau đó tiến hành nghiên cứu theo tuyến và ô tiêu chuNn. - Lập tuyến điều tra đi qua các tất cả các kiểu trung và đại địa hình, các thảm thực vật tự nhiên và cây trồng. Trong từng loại địa hình và thảm thực vật đều lập các ô tiêu chuNn để nghiên cứu chi tiết thảm thực vật và lấy mẫu ở tất cả các điểm nghiên cứu (Theo phương pháp của Hoàng Chung 2007 [2]). - Điều tra trong dân bằng phiếu điều tra và trực tiếp phỏng vấn 1.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - Mẫu đất được phân tích một số chỉ tiêu: Xác định độ pH(KCL), xác định hàm lượng mùn (%), xác định hàm lượng N(%), xác định P2O5(%) và K2O(%). - Mẫu thực vật được giám định tên khoa học theo Nguyễn Tiến Bân và cs (2003) [1] và phân tích thành phần hoá học trong phòng thí nghiệm. - Nghiên cứu về năng suất theo phương pháp của Hoàng Chung (2007) [2]. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Xã Quân Bình là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Bạch Thông 8km,có diện tích tự nhiên 762 ha. Địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, bình quân 26-30o, diện tích đất bằng chiếm khoảng 60%, đất nông nghiệp chủ yếu là các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối và phân thành 5 nhóm đất. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp ( khoảng 22,0oC). Lượng mưa trung bình năm là 1.586mm. Trên địa bàn xã, địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại và hoạt động T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 85 sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho sản xuất, mùa khô gây hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng cục bộ. Có 356,31ha đất lâm nghiệp(trong đó toàn bộ là rừng sản xuất), trữ lượng gỗ bình quân đạt khoảng 45m3 /ha, chủ yếu là rừng tái sinh với các loại cây trồng như Mỡ, Keo, Dẻ Giá trị thực vật rừng không chỉ lấy gỗ mà còn làm thuốc, làm cảnh . 2.2. Đặc điểm xã hội Năm 2007, xã Quân Bình có 7 thôn với dân số là 2051 người. Gồm các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Hoa, Nùng . Số người trong độ tuổi lao động 1437 người (chiếm 70,06%), dưới độ tuổi lao động là 355 người (chiếm 17,30%), hết độ tuổi lao động là 232 người (chiếm 12,64%). Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là khoảng 1,15%. Diện tích trồng lúa 133,46 ha, tổng sản lượng đạt 957,518 tấn. Diện tích trồng ngô 65,46 ha, tổng sản lượng đạt 183,370 tấn.Tổng sản lượng lương thực ước đạt 1.140,888 tấn. Sản lượng lương thực bình quân là 555,0kg/người/năm. Ngoài các cây trồng chính, người dân còn trồng thêm một số loại cây trồng khác như Đỗ tương, Thuốc lá, Khoai, Sắn, Lạc với diện tích không nhiều. Tổng thu nhập bình quân đầu người dân xã Quân Bình :3.548.000 đồng/năm[3]. Tóm lại: Xã Quân Bình có diện tích đất đai không lớn, toàn dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp mà tổng bình quân thu nhập thì thuộc loại thấp, hệ số sử dụng đất cũng thấp. Vì vậy toàn xã đang cần có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất để nâng cao thu nhập. 2.2. Phân chia các tiểu vùng sinh thái 2.2.1. Nguyên tắc phân chia Chúng tôi sử dụng các nguyên tắc và căn cứ phân chia các tiểu vùng sinh thái của Hoàng Chung ,Nguyễn Thị Minh Hạnh(2007) để phân chia các tiểu vùng sinh thái của xã Quân Bình. 2.2.2. Kết quả phân chia các tiểu vùng sinh thái Căn cứ vào nguyên tắc trên, chúng tôi đã phân chia thành 12 tiểu vùng sinh thái như sau: + Tiểu vùng sinh thái trồng 3 vụ Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên mặt sông dưới 10m, rộng dưới 10 ha, nước đủ quanh năm, đất loại trung bình, hiện nay là vùng trồng 2 vụ lúa, 1 vụ ngô, gồm Nà Phai, Nà Trùng. + Tiểu vùng sinh thái trồng 3 vụ Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên mặt sông dưới 10m, rộng trên 10 ha, nước đủ quanh năm, đất loại trung bình, hiện nay là vùng trồng 2 vụ lúa, 1 vụ ngô, gồm Nà Nạn-Nà Vèn, Nà Đuổn, Nà Mè, Nà Cằng, Nà Mạ-Nà Lốc. + Tiểu vùng sinh thái trồng 2 vụ lúa: Đất bằng , độ dốc dưới 50, cao trên mặt sông dưới 10m, rộng dưới 10 ha, nước đủ quanh năm, đất loại trung bình, hiện nay là vùng trồng 2 vụ lúa gồm có Khe Khuổi Chàng, Khuổi Luông, Khuổi Cụt. + Tiểu vùng sinh thái trồng 2 vụ lúa: T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 86 Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên mặt sông dưới 10m, rộng trên 10 ha, nước đủ quanh năm, đất loại trung bình, hiện nay là vùng trồng 2 vụ lúa , gồm có Hin Khao, Nà Nùng. Tiểu vùng sinh thái trồng 1vụ lúa, 1 vụ ngô Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên mặt sông dưới 10m, rộng dưới 10 ha, đủ nước vụ mùa, đất loại trung bình, hiện nay là vùng trồng 1vụ lúa, 1 vụ ngô, gồm có Nà Búng, Nà Áng, Nà Cáy. Tiểu vùng sinh thái trồng 1vụ lúa hoặc 1 vụ ngô Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên mặt sông dưới 10m, rộng dưới 5 ha, thiếu nước, đất loại xấu và trung bình, hiện nay là vùng trồng 1vụ lúa hoặc 1 vụ ngô, gồm có bãi soi Nà Đuổn, Nà Búng. Tiểu vùng sinh thái trồng cây hàng năm khác Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên mặt sông dưới 10m, đất loại trung bình. Hiện nay trồng cây hàng năm như Lạc, Đỗ tương, Khoai, MíaGồm các tiểu vùng như Mè Tràng-Nà Tràng, Nà Mòn, Nà Cằng. Tiểu vùng sinh thái chưa sử dụng(bỏ hoang) Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên mặt sông dưới 50m, thiếu nước quanh năm, đất trung bình. Gồm các tiểu vùng Loòng Búng, Khuổi Cụt. Thảm cỏ không khép tán, cao 10-15cm, gồm cỏ Bông, cỏ May Tiểu vùng sinh thái trồng cây lâu năm khác Đất dốc trên 150, độ cao so với mặt sông, suối khoảng 100m, được dân khai thác trồng cây ăn quả lâu năm, đất thuộc loại trung bình. Gồm các tiểu vùng như Khe Hin Khao, Khuổi Khảo, Loỏng Thấn . Tiểu vùng sinh thái rừng trồng Đất dốc trên 150 và độ cao so với mặt sông , suối khoảng 100m, đất loại trung bình. Gồm các tiểu vùng là Khuổi Lình (ô 4), Khuổi Lưa, Khuổi Ngoà. Rừng Mỡ đã khép tán ,cao khoảng 10m. Tiểu vùng sinh thái rừng tự nhiên Đất dốc trên 150 và độ cao so với mặt sông, suối khoảng 100m, đất loại trung bình. Gồm các tiểu vùng là Nà Pò, Khuổi Khảo. Rừng đã khép tán, cao khoảng 10m, gồm các loại: Chẹo, Sau sau, Dẻ gai Tiểu vùng sinh thái đất đồi cỏ tự nhiên Đất dốc trên 150 và độ cao so với mặt sông, suối khoảng 100m, đất loại trung bình. Gồm các vùng đồi Pù Đồn , Nà Búng. Thảm cỏ cao khoảng 5cm, gồm các loài cỏ May, cỏ Đắng, cỏ Bông, cỏ Lông lợn... Nhận xét: Kết quả phân chia tiểu vùng cho thấy, có 7 tiểu vùng có độ cao dưới 10m so với mặt sông, có 2 tiểu vùng 3 vụ, 3 tiểu vùng 2 vụ , 1 tiểu vùng 1 vụ, 1 tiểu vùng bỏ hoá cao dưới 50m.Trong số đó có 4 tiểu vùng được tận dụng làm bãi chăn thả (đồi cỏ, rừng, đất hoang).Qua phân tích các mẫu đất thuộc 12 tiểu vùng sinh thái khác nhau của xã Quân Bình,đa số thuộc nhóm đất loại TB,chỉ một số ít là xấu, không có đất tốt. Hiện nay, diện tích đất SX nông nghiệp có đủ nước để SX chiếm khoảng 55-60% tổng diện tích đất nông nghiệp, số diện tích đất còn lại do thiếu nước nên chỉ là đất trồng lúa một vụ hay trồng màu. Để nâng cao diện tích đất SX nông nghiệp 2- T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 87 3 vụ và hiệu quả trồng trọt, xã Quân Bình cần tiếp tục XD hệ thống kênh mương nội đồng kết hợp sử dụng nhiều phân hữu cơ hơn nữa để cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, nên chuyển những vùng đất trồng màu, đất một vụ lúa, đất hoang hoá sang trồng cỏ cho chăn nuôi gia súc. 3. Đánh giá thực trạng hiện nay về nguồn thức ăn cho gia súc ở xã Quân Bình 3.1. Các thảm cỏ tự nhiên Diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi ở xã Quân bình có không nhiều, đa phần là do chặt phá rừng thời gian dài rồi bỏ hoá mà thành.Chúng tôi đã nghiên cứu sơ bộ tại 3 địa điểm vào tháng 9 năm 2007, kết quả được trình bày ở bảng 1[1,2]. Bảng 1: Năng suất các thảm cỏ ở các đồi cỏ tự nhiên Điểm NC Địa điểm Vị trí lấy mẫu Sinh khối Tươi (g/m2) Phần chết (g/m2) Sinh khối khô (g/m2) Tổng số loài thu được TS loài gia súc ăn Ô 1 Pù Đồn Đỉnh đồi 65.53 131,00 24,45 33 13 Ô 2 Pù Đồn Chân đồi 80,38 124,26 27,75 30 11 Ô 3 Nà Búng Lưng đồi 64,33 195,15 23,60 49 23 Từ số liệu bảng 1cho thấy năng suất thảm cỏ (phần trên mặt đất) trong các đồng cỏ tự nhiên thay đổi khá lớn, cao nhất là điểm N/C số 2 (80,38 g/m2), thấp nhất là điểm N/C số 3(64,33g/m2). Nhóm cây Hoà thảo cao nhất là điểm số 2(46,40g/m2), thấp nhất là điểm số 3(29,00g/m2), nhưng ở điểm 3 cây làm thức ăn cho gia súc lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với điểm số 1 và 2, nguyên nhân là điểm số 1 và 2 được người dân sử dụng để làm bãi chăn thả nhưng mức độ còn thấp và thời gian ngắn hơn điểm số 3 cho nên đất còn tơi, xốp hơn. Điểm số 3 do chăn thả thời gian dài, mức độ cao nên đất bị dí chặt, độ phì kém hơn, các loài cỏ có thân rút ngắn mọc thành búi, chịu được sự dẫm đạp của gia súc mới tồn tại được, trong đồng cỏ còn xuất hiện nhiều cây thảo, cây gỗ nhỏ, cây bụi. Nhìn chung năng suất thảm thực vật trong đồng cỏ tự nhiên là thấp, số lượng các loài thực vật có giá trị chăn nuôi ít, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi là thấp. 3.2. Thảm cỏ dưới rừng Năng suất các thảm cỏ ở một số kiểu rừng điển hình ở xã Quân Bình đã được chúng tôi nghiên cứu sơ bộ tại 4 điểm vào tháng 9/2007, kết quả được trình bày ở bảng 2[1,2] Bảng 2: Năng suất các thảm cỏ dưới rừng Điểm NC Địa điểm Vị trí lấy mẫu Sinh khối tươi (g/m2) Phần chết (g/m2) Sinh khối khô (g/m2) TS loài thu được TS loài gia súc ăn Ô 4 Khuổi Lình Rừng trồng mỡ 122,80 204,50 52,37 42 11 Ô 5 Khuổi Ngoà Rừng trồng mỡ 71,90 180,12 30,87 30 5 Ô 6 Nà Pò Rừng tự nhiên 198,96 132,00 72,34 64 16 Ô 7 Khuổi Khảo Rừng tự nhiên 94,30 111,00 36,67 45 6 Qua số liệu ở bảng 2 về năng suất thảm cỏ (khối lượng phần trên mặt đất) ở các điểm nghiên cứu cho ta thấy, khi rừng càng khép tán thì năng suất của thảm cỏ dưới tán rừng càng giảm. Năng suất thảm thực vật cao nhất là điểm số 6 (198,9g/m2), thấp nhất là điểm số 5(71,90g/m2). Năng suất nhóm Hoà thảo dao động từ 44–56 g/m2 , cao nhất là ở điểm N/C số 6(56g/m2). Biến động phần chết tỉ lệ thuận với mức độ chăn thả và mức độ khép tán của T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 88 rừng.Với năng suất thảm thực vật dưới tán rừng và tỉ lệ các loài có giá trị chăn thả trong thành phần loài ở các điểm N/C cho thấy khả năng đáp ứng nguồn thức ăn cho gia súc là rất thấp. 3.3. Thảm cỏ trong các bãi soi Đối với thảm cỏ tự nhiên ở các bãi soi, chúng tôi đã N/C sơ bộ 03 điểm vào tháng 9/2007, kết quả được trình bày ở bảng 3[1,2]. Từ số liệu bảng 3 về năng suất thu được ở các thảm cỏ trong các soi bãi hoang hóa chúng tôi thấy, năng suất thảm thực vật phần trên mặt đất tại điểm số 8 đạt cao nhất là 194,2g/m2, tiếp đến là điểm số 9 đạt 181,5 g/m2 và thấp nhất là điểm số 10 đạt 80,08g/m2. Ở cả 3 điểm N/C cây thuộc nhóm Hòa thảo luôn chiếm tỉ lệ lớn trong các thảm cỏ, đây là nhóm những cây cỏ làm thức ăn chính cho gia súc. Các thảm cỏ đều bị khai thác nặng và khai thác thường xuyên nên chiều cao của cỏ, năng suất thấp, các loài cỏ đều có thân rút ngắn nên có khả năng chịu được dẫm đạp của gia súc. Bảng 3: Năng suất các thảm cỏ ở bãi soi . Điểm NC Địa điểm Vị trí lấy mẫu Sinh khối tươi(g/m2) Phần chết (g/m2) Sinh khối khô (g/m2) TS loài thu được TS loài gia súc ăn Ô 8 Nà Lẹng Bãi soi Nà Đuổn 194,2 120,5 112,79 36 17 Ô 9 Nà Búng Bãi soi Nà Búng 181,5 175,6 94,25 40 19 Ô 10 Thôm Mò Bãi soi Nà Cằng 80,08 92.55 36,74 40 18 Nhận xét chung: Qua 10 điểm nghiên cứu về các thảm cỏ tự nhiên của xã Quân Bình, chúng tôi thấy thành phần loài, năng suất thảm thực vật và giá trị cho chăn thả gia súc ở các điểm nghiên cứu là không cao và khác nhau, nó thay đổi tuỳ theo điều kiện sinh thái và tác động của con người. Hiện nay, tỉ lệ các loài có giá trị chăn thả trong thảm thực vật ở các bãi soi và đồi cỏ chiếm tỉ lệ cao hơn so với thảm thực vật dưới tán rừng. Do bị chăn thả thường xuyên cho nên đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt mỏng, bị dí chặt, các loài thực vật trong đồng cỏ tự nhiên hay bãi soi đều có thân ngắn, sinh trưởng chậm năng suất thảm cỏ rất thấp, trong thảm cỏ xuất hiện nhiều các loài thuộc nhóm cây gỗ và cây bụi. Với năng suất thảm cỏ tự nhiên như trên, việc phát triển đàn gia súc sẽ cho hiệu quả kinh tế kém, phải tiến hành trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc. 4. Thực trạng chăn nuôi của người dân xã Quân Bình. Tổng đàn gia súc của xã: Đàn trâu 404 con (tăng 46 con so với năm 2006), đàn bò 39 con (tăng 12 con so với năm 2006)... Bình quân số trâu, bò là 0,21 con/người.Tổng số diện tích cỏ trồng để chăn nuôi trâu, bò của xã là 2,925 ha, số thức ăn hàng ngày của đàn gia súc chủ yếu được khai thác ở các bãi cỏ tự nhiên hay cỏ dưới các tán rừng và tận dụng sản phNm dư thừa trong trồng trọt. Trong toàn xã hiện có 3 nhóm tiểu vùng sinh thái được sử dụng làm bãi chăn thả: Nhóm 1 là bãi soi ven sông suối, dọc đường thôn, bản, bãi bỏ hoá. Nhóm 2 là sườn đồi, sườn núi, đồi gò, chân đồi có thảm cỏ lẫn cây bụi. Nhóm 3 là thảm cỏ thưa thớt dưới tán rừng trồng hay rừng phục hồi tự nhiên.Theo số liệu đánh giá về năng suất ở phần trên thì nhóm 1 có năng suất là 56–150g/m2, nhóm 2 có năng suất là 29 - 46g/m2, nhóm 3 có năng suất là 44- 56g/m2.Với năng suất chất xanh cao nhất (thời điểm lấy mẫu là tháng 9/2007) ở bãi soi bình quân là 100g/m2 (tương đương 1tấn cỏ/ha). Với số lượng trâu bò trên (không tính đàn dê), để nuôi tốt mỗi ngày cần tới 13,290 tấn và một năm 4.784,400 tấn cỏ, cả đàn trâu bò của xã cần 1329 ha đất có cỏ mới đủ nuôi, trong khi đó diện tích đất tự nhiên toàn xã chỉ có 762,00 ha, cho T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 89 nên gia súc thiếu thức ăn, chậm lớn và hiệu quả kinh tế không cao...Năm 2008 và các năm tiếp theo, xã có chủ trương tăng đàn trâu bò lên 20-30% so với tổng đàn gia súc năm 2007. Như vậy sản lượng cỏ phục vụ chăn nuôi đàn gia súc sẽ thiếu trầm trọng hơn . Khi nghiên cứu về thành phần loài trong các tuyến và ô tiêu chuNn thì có tới 23 loài hiện đang được khai thác làm thức ăn cho gia súc, đa số đều là cây cỏ thấp, mọc bò sát mặt đất, có thân rút ngắn, năng suất thấp vì đã bị khai thác quá mức. Thực tế tính toán hiện nay việc trồng lúa chỉ đảm bảo an ninh lương thực, không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đã đến lúc người dân trong xã cần thay đổi cách tư duy trong sản xuất, tạo thói quen sống bằng nghề chăn nuôi gia súc. 5. Định hướng phát triển các nhóm vùng trong tương lai Căn cứ vào đặc điểm các tiểu vùng sinh thái tự nhiên của xã, chúng tôi đề xuất hướng sử dụng các tiểu vùng theo nhóm như sau: 5.1. Nhóm tiểu vùng đất bằng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, suối, đất thuộc loại trung bình, đủ nước quanh năm, trồng 2 vụ lúa, năng suất trên dưới 10 tấn/ha/năm. Những vùng này vẫn nên tiếp tục trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực, tuy nhiên do đất thuộc nhóm trung bình, canh tác liên tục nên đất bị thoái hoá, lượng mùn, N, P, K đều thuộc loại thấp vì thế cần bón nhiều phân hữu cơ, hạn chế dùng phân hoá học để cải tạo đất. Những vùng này nên tranh thủ trồng thêm các loại cây màu khoai, rauhoặc trồng ngô dày lấy thân nuôi trâu bò. Với sản lượng lương thực 2 vụ chính và vụ màu thứ 3 ta có thể thu được 40-50 triệu đồng /ha. 5.2. Nhóm tiểu vùng đất bằng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, suối, đất thuộc loại trung bình hay xấu, thiếu nước, trồng 2 vụ (1 vụ lúa, 1 vụ ngô) hay 1 vụ (1 vụ lúa hay ngô). Những vùng này nên chuyển sang trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi hoặc trồng một vụ lúa và 2 vụ ngô để lấy thân làm thức ăn cho gia súc.Với quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng kĩ thuật, năng suất cỏ VA 06 trồng không thâm canh có thể đạt trên 350-400tấn/ha/năm đủ nuôi 40 – 50 con trâu bò. 5.3. Các thảm cỏ tự nhiên cần tu bổ lại, diệt trừ cây bụi và cây dại. Thực hiện chăn thả luân phiên từng vùng, chăn thả thời gian nhất định trong năm. Mỗi năm thảm cỏ loại này có thể cung cấp khoảng 5 tấn cỏ tươi/ha/năm. 5.4. Tiến hành quy hoạch, cải tạo diện tích đất bằng chưa sử dụng (50,98ha), đất đồi núi chưa sử dụng (90,73ha) và giảm một phần diện tích đồi trồng rừng sản xuất có độ dốc thấp dưới 150, độ cao dưới 50m so với mặt sông, gần sông suối để đưa vào trồng cỏ chăn nuôi. Đây là vùng có lớp đất mặt thường khô, chua, rắn, nghèo mùn, thiếu lân nghiêm trọng, thiếu nước, bị che ánh sáng cho nên bước đầu năng suất sẽ không cao. Cần đầu tư nhiều vào hệ thống tưới tiêu nước, bón phân chuồng cải tạo đất.Với diện tích đất này được đưa vào trồng cỏ sẽ đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi của xã. 6. Mô hình thức ăn cho chăn nuôi gia đình Theo thống kê, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp của xã là 203,06ha. Bình quân diện tích đất nông nghiệp là 990m2/người.Vì diện tích đất bình quân trên đầu người không cao, cho nên khi phát triển đàn gia súc xã cần tận dụng hết số đất bằng và đất có độ dốc không lớn chưa sử dụng, khi đó diện tích đất bình quân là trên1200m2/người, một hộ có trung bình 4 người có khoảng 5000m2 đất[3]. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 90 Để thực hiện mô hình chăn nuôi gia đình thì 2 hộ gia đình nên liên kết lại làm một, dành ra một diện tích đất khoảng 5000m2 để trồng cỏ chăn nuôi, với cỏ VA06 có năng suất bình quân đạt 175-200tấn cỏ/5000m2, với lượng thức ăn là 30 kg cỏ/con/ngày đủ nuôi 20 con bò trong cả năm. Ngoài ra có thể trồng ngô vụ 2-3, tận dụng các sản phNm khác của ngành trồng trọt và sản phNm phụ của sản xuất nông nghiệp để tăng dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày cho vật nuôi, làm thức ăn cho vụ đông. Theo con số lý thuyết người chăn nuôi trâu bò sẽ có thu nhập là 2.155.754đồng/tháng (tính theo giá thị trường thời điểm tháng 12/2007). 3. Kết luận Quân Bình là một xã miền núi của tỉnh Bắc Kạn, có địa hình phức tạp, cùng với tập quán canh tác chăn nuôi lâu đời lạc hậu đã làm cho các thảm thực vật và đất bị thoái hoá nhiều. Để nâng cao đời sống cho người dân và đảm bảo phát triển bền vững, xã Quân Bình cần nghiên cứu cơ cấu cây trồng. Thực hiện mô hình chăn nuôi gia đình để nâng cao thu nhập kinh tế gia đình mà không làm suy thoái môi trường. Khi thực hiện mô hình, hiện tại người chăn nuôi trâu bò sẽ có thu nhập là 2.155.754đồng/tháng và cũng có thể cao hơn. Những tiểu vùng trồng lúa một vụ, trồng ngô và những tiểu vùng có độ dốc thấp dưới 150 có thể cải tạo chuyển sang trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi. Những vùng đất cao nên trồng giống cỏ mới VA 06 cho năng suất, chất lượng cao. N/C trồng giống cỏ địa phương (cỏ Dày) có năng suất cao và phát triển tốt vào mùa đông Tóm tắt Quân Bình là một xã miền núi của tỉnh Bắc Kạn, diện tích đất tự nhiên/người là 0,3764ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 0,099ha trên một nông dân.Thảm thực vật đã bị thay đổi bởi sự canh tác lạc hậu ,đất bị thoái hoá nhiều, năng suất thảm cỏ tự nhiên không đáp ứng nhu cầu chăn thả gia súc. Thu nhập bình quân trên người chỉ khoảng 3.548.000đồng /người/năm. Để cải thiện mức sống của người dân xã Quân Bình cần thay đổi phương thức canh tác như chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi vụ, giảm đất 1vụ lúa ngô để trồng cỏ cho việc chăn nuôi gia súc, như vậy sẽ tăng hiệu quả kinh tế trên ha đất, tăng thu nhập bình quân đầu người và an toàn về môi trường sinh thái. Người dân cũng có thể trồng cỏ VA 06 và các giống cỏ địa phương khác có thể phát triển tốt vào mùa đông với chất lượng tốt, năng suất cao cho chăn nuôi. Summary SURVEY ON THE SOURCES OF CATTLE-FEED AND MODELS OF CATTLE- BREEDING AT QUAN BINH ,BACH THONG,BAC KAN PROVINCE Quan Binh is a moutain village in Bac Kan province, the land is about 0.3764ha per person, normally 0.099ha per farmer. The original vegetation cover which has been changed because of cultivation history as a result of soil degeneration is not enough for breeding cattles.The farmer obtained low income about 3.548.000d/person/year. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 91 In order to improve their living standards we need to change the method for production, therefore, if we change the crop and reduce of one rice season to grow the pasture for breeding cattles, then the income should be increased to about 2.155.754d /person/ month or more. We also suggest to grow VA 06 and orther local grasses which may flourish in winter and be good fesh food for breeding. Tài liệu tham khảo [1].Nguyễn Tiến Bân và cs (2003) Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nxb Nông nghiệp,Hà Nội. [2].Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. Nxb Giáo dục, Hà Nội [3].UBND xã Quân Bình (2008): Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_ve_thuc_an_cho_chan_nuoi_dai_gia_suc_cua.pdf
Tài liệu liên quan