Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo sự phát triển kinh tế của xã Mỹ Yên, chúng tôi đề nghị: * Đối với hộ nông dân trong huyện cần tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức luân canh mới cho hiệu quả kinh tế cao. Cần phát triển cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, xoá bỏ các tập quán lạc hậu, khai thác triệt để hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn v.v. * Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần hướng dẫn các nông hộ sử dụng đất phù hợp, có biện pháp khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân ngày càng nâng cao mức sống và có thu nhập ổn định. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, giúp nhân dân thay đổi nhận thức.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 135 - 141 135 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI XÃ MỸ YÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Trần Thị Mai Anh1, Nguyễn Thị Thu Hồng1, Hoàng Văn Hùng1*, Bùi Thanh Hải2 1Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 2Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên TÓM TẮT Mỹ Yên là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm huyện 10 km, tổng diện tích tự nhiên của xã là 3392,60 ha và chủ yếu là đất đồi núi, địa hình bị chia cắt, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: toàn xã có 6 loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau, trong đó nhiều loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bao gồm: loại hình sử dụng đất lúa – màu, 2 lúa – màu. Đây là hai loại hình sử dụng đất có nhiều tiềm năng và có thể đem nhiều triển vọng nhất cho xã, đặc biệt là cây rau. Kết quả nghiên cứu là hướng tiếp cận quan trọng cho việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cho khu vực. Từ khóa: LUT, giải pháp, Mỹ Yên, nâng cao hiệu quả, sử dụng đất bền vững, thực trạng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác[3]. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện và đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu [2]. Sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế [6]. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh * Tel: 0989.372.386; Email: hvhungtn74@yahoo.com thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai [5][4]. Tuy nhiên, cũng như các huyện nông nghiệp khác xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, chất lượng nông sản thấp, khả năng hợp tác liên doanh cạnh tranh còn yếu, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm [7]. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế, đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghệp bền vững. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp - Số liệu, tài liệu thu thập được: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp. - Phiếu điều tra nông hộ: 35 phiếu điều tra. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu sơ cấp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 135 - 141 136 Thu thập dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, sau đó tiến hành xử lý nội nghiệp điều chỉnh bổ sung theo đúng thực tế. Điều tra ngẫu nhiên các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, các cá nhân có kinh nghiệm trong sản xuất. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft office Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế. - Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất: Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác mức độ sử dụng đất và đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. - Phương pháp đánh giá tính bền vững: bền vùng về kinh tế, xã hội và môi trường. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả phỏng vấn người dân về các loại hình sử dụng đất Kết quả điều tra nông hộ và bản đồ hiện trạng cho thấy trên địa bàn xã Cao Kỳ năm 2012, toàn xã có 6 loại hình sử dụng đất (LUT) với 16 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một xã miền núi có diện tích đất nông nghiệp rộng nên hệ thống cây trồng của xã tương đối đa dạng chủ yếu là các loại cây lương thực và cây ăn quả, mỗi kiểu sử dụng có quy mô, diện tích khác nhau, trong đó có 2 cây trồng chủ yếu là lúa và ngô. Loại sử dụng đất trồng cây lâu năm có đất trồng cây ăn quả (vải, nhãn v.v.). Các loại hình sử dụng đất xã Mỹ Yên năm 2012 thể hiện qua bảng 1. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được trình bày trong bảng 2. Trên cùng một điều kiện đất đai, khí hậu nhưng hiệu quả của các LUT là khác nhau như sau: - Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm Bảng 1: Các loại hình sử dụng đất tại xã Mỹ Yên + LUT 2L - M: LUT này có hiệu quả kinh tế cao. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao nhất là Lúa xuân - lúa mùa – rau đông, với thu nhập thuần là 98.574,04 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 91,73 nghìn đồng. Công thức luân canh Lúa xuân - lúa mùa – ngô đông có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, với thu nhập thuần là 65.169,01 nghìn đồng hơn 2 lần thu nhập thuần của công thức 2 Lúa + rau đông, giá trị ngày công lao động là 76,83 nghìn đồng. + LUT 2L: Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại xã Mỹ Yên. Đây là lý do mà các hộ nông dân hạn chế về nguồn lực dễ chấp nhận tuy thu nhập chỉ đạt mức trung bình. Thu nhập thuần trên 1 ha đạt 53.675,06 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 89,25 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn là 1,31 lần. + LUT 2M - 1L: Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao và phụ thuộc vào công thức luân canh. Công thức luân canh cho hiệu quả cao nhất là Ngô xuân - lúa mùa – khoai lang với thu nhập thuần bình quân là 68.020,63 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động là 79,59 nghìn đồng/công. Trong khi giá trị cây khoai lang ở vùng 3 cho thu nhập thuần là 39,34 triệu đồng/ha/vụ thì các khu vực khác chỉ đạt 11,46 triệu đồng/ha/vụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 135 - 141 137 Bảng 2: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính trên 1 ha + LUT 1L - 1M: Giữa các công thức luân canh có sự chênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế. Kiểu sử dụng đất cho giá trị ngày công lao động thấp nhất là lạc xuân - lúa mùa với 69,71 nghìn đồng/công. Lúa mùa - rau là công thức luân canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu nhập thuần là 71.685,18 nghìn đồng/ha, gấp 2,25 lần Ngô xuân - lúa mùa, giá trị ngày công lao động đạt 92,93 nghìn đồng/công. gấp 1,4 lần Lạc xuân - lúa mùa + LUT 1L: Thu nhập thuần là 26888,86 nghìn đồng, đây là LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất. + LUT chuyên rau, màu: Loại hình sử dụng đất này phân bố chủ yếu tại các khu vực ven sông, đất đai thích hợp cho trồng màu. Hiệu quả kinh tế có sự phân cấp rõ rệt giữa các kiểu sử dụng đất, từ rất thấp đến trung bình và cao. Cao nhất là kiểu sử dụng đất lạc xuân - ngô - rau, với thu nhập thuần là 76.982,61 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động là 69,65 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 1,26 lần. - Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả: Số liệu ở bảng cho thấy tùy từng loại cây trồng khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. + Cây vải: Tổng giá trị sản xuất trung bình của toàn xã là 44.000 triệu đồng, tổng chi phí sản xuất là 12.250 triệu đồng, tổng thu nhập thuần 31.750 triệu đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 2,60 lần, giá trị ngày công lao động đạt 182,9 nghìn đồng/công lao động. + Cây nhãn: Tổng giá trị sản xuất trung bình của toàn xã là 32.100 triệu đồng, tổng chi phí sản xuất là 11.500 triệu đồng, tổng thu nhập thuần 20.600 triệu đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 1,80 lần, giá trị ngày công lao động đạt 132,7 nghìn đồng/công lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 135 - 141 138 + Cây chè: Tổng giá trị sản xuất trung bình của toàn xã là 137,80 triệu đồng, tổng chi phí về vật chất tính bình quân cho 1ha trên địa bàn là 37,422 triệu đồng, công lao động là 659 công, thu nhập thuần đạt 100,376 triệu đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động là 152,3 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 2,68 lần. Như vậy, hiệu quả kinh tế của LUT chè là cao so với các LUT khác. Đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau. * Đối với các LUT trồng cây hàng năm. LUT 2 lúa - màu, 2 màu - 1 lúa và chuyên màu có khả năng giải quyết công ăn việc làm cao hơn nhiều so với LUT 1 lúa - 1 màu và LUT 1 lúa. Trong các kiểu sử dụng đất thì công thức luân canh Lạc xuân - ngô hè thu – rau đông là cần nhiều lao động nhất do lạc và rau đều là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc, công thức luân canh này cũng cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh. Trong những năm qua, diện tích mía được mở rộng, thu hút được lao động. Rau màu giải quyết được việc làm ổn định cho người dân do cần nhiều công lao động trong khâu thu hoạch, chăm sóc và bán. Cây rau màu cho thu nhập cao và được coi là cây làm giàu cho người dân, góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. * Đối với các LUT trồng cây lâu năm. Trong những năm qua, diện tích chè được mở rộng, thu hút được lao động trên địa bàn. Chè giải quyết được việc làm ổn định cho người dân do cần sử dụng nhiều công lao động trong khâu thu hoạch, chế biến. LUT cây ăn quả: đây là loại hình sử dụng đất góp phần tăng thu nhập đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong thời gian nông nhàn chờ thời vụ. Đánh giá hiệu quả môi trường Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bảng 3: Hiệu quả xã hội của các LUT Ghi chú: Cao: 3 Trung bình: 2 thấp:1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 135 - 141 139 Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt sau: Ô nhiễm đất, nước do việc sử dụng đất do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón hóa học, giảm độ màu mỡ, xói mòn đất. Việc lạm dụng phân bón hoá học thay cho phân bón hữu cơ. Hướng lựa chọn các loại hình sử dung đất Từ kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại xã Mỹ Yên về 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường là cơ sở để lựa chọn các loại hình sử dụng cho xã. Kết quả có 6 loại hình sử dung đất thích hợp và triển vọng là: 2 lúa, 2 lúa – 1 màu, 2 màu – 1 lúa, chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, chè, cây ăn quả. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ 2 lúa - 1 màu với kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa - Lúa xuân – rau đông cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt tạo được thương hiệu cho vùng nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị sử dụng đất. Đối vơi đất 2 vụ cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cầu để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt như cây rau đông (cải bắp, xu hào) Chuyển diện tích trồng màu 2 vụ sang đất trồng 3 vụ, tận dụng ưu thế về điều kiện của vùng tập trung trồng chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đây là loại hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên hiện nay thị trường tiêu thụ chưa phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới cần mở rộng diện tích theo hướng chuyên canh để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Đối với cây ăn quả: Đây là loại hình đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng diện tích cây ăn quả có thị trường tiêu thụ chưa phát triển. Vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng diện tích cây ăn quả bằng cách trồng mới hoặc xen canh những cây ăn quả khác để thu lại năng suất cao đối với diện tích hiện có. Đối với cây chè: Trong những năm tới, cần tận dụng diện tích đất có khả năng trồng chè để mở rộng diện tích, tập trung nguồn lực để cải tạo và trồng mới lại những đồi chè bị xuống cấp do quá già hoặc do ảnh hưởng của thâm canh không đúng quy trình kỹ thuật. Sản xuất chè theo hướng chuyên sâu, tức là nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng các khu vực chuyên canh chè. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mỹ Yên đi đến một số kết luận sau: 1. Mỹ Yên là một xã trung du miền núi với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3392,60 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2958,59 ha (chiếm 87,21%). Xã có vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng đã đạt và vượt mức bình quân của huyện Đại Từ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tại địa phương. 2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã là: * Đối với đất trồng cây hàng năm Có 6 loại hình sử dụng đất: 2L - M, 2M - 1L, 2L, 1L - 1M, 1L, chuyên rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, với 15 kiểu sử dụng đất phổ biến. Trong đó, loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu cho hiệu quả cao nhất, LUT 1 lúa cho hiệu quả thấp nhất. * Đối với đất trồng cây lâu năm Có 2 loại hình sử dụng đất chính là: Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (chè). Trong 2 LUT này, LUT chè cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây chủ lực trên đất trồng cây lâu năm, tuy nhiên LUT này có ảnh hướng xấu đến môi trường do sử dụng lượng thuốc BVTV lớn. LUT cây ăn quả chưa được chú trọng đầu tư, phát triển nhằm mục đích kinh tế. 3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra 6 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho xã Mỹ Yên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 135 - 141 140 - LUT 1: 2L - M; Có hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Trong tương lai có thể mở rộng diện tích từ LUT 2L. - LUT 1: 2M - 1L; Phân bố rải rác trên địa bàn, áp dụng chủ yếu ở nhưng nơi có địa hình vàn cao. - LUT 3: 2L; Áp dụng phổ biến trên địa bàn, cung cấp lương thực trên địa bàn xã và các xã lân cận. - LUT 4: Chuyên rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày; Loại hình mang lại hiệu quả rất cao nhưng hiện tại chỉ dừng lại ở sản xuất nhỏ lẻ. - LUT 5: Chè; là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có tiềm năng phát triển tại phía Đông và phía Tây của xã. - LUT 6: Cây ăn quả. Trong tương lai loại hình sử dụng đất này có thể là hướng đi mới để phát triển kinh tế. 4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và bền vững, thì xã Mỹ Yên cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất đặc trưng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về thị trường để thúc đẩy sản xuất. Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Đề nghị Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo sự phát triển kinh tế của xã Mỹ Yên, chúng tôi đề nghị: * Đối với hộ nông dân trong huyện cần tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức luân canh mới cho hiệu quả kinh tế cao. Cần phát triển cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, xoá bỏ các tập quán lạc hậu, khai thác triệt để hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn v.v. * Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần hướng dẫn các nông hộ sử dụng đất phù hợp, có biện pháp khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân ngày càng nâng cao mức sống và có thu nhập ổn định. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, giúp nhân dân thay đổi nhận thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Điền (2001). Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. (275): 50-54. 2. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999). Giáo trình đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng dẫn sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh.Tạp chí Khoa học đất. 4. Nguyễn Quang Học (2001). Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh - Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. 9:57-64. 5. Trịnh Hữu Liên, Trần Văn Điền, Hoàng Văn Hùng (2013). Xác định một số loại hình sử dụng đất xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học đất. 7: 84-90. 6. Hoàng Thanh Oai, Hoàng Văn Hùng (2012). Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kan. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 97 (09): 11-17. 7. Triệu Thị Trang (2011). Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 8. UBND xã Mỹ Yên (2010). Thực trạng kinh tế - xã hội Mỹ Yên 2010 - 2012. Báo cáo UBND xã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Thị Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 135 - 141 141 SUMMARY ASSESSMENT OF THE SITUATION AND THE SOLUTION PROPOSED FOR INCREASING EFFICIENCY OF SUSTAINABLE LAND USE IN MY YEN COMMUNE, DAI TU DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Tran Thi Mai Anh1, Nguyen Thi Thu Hong1, Hoang Van Hung1*, Bui Thanh Hai2 1 College of Agriculture and Forestry - TNU 2Administration Office of People’s Committee of Thai Nguyen Province My Yen commune is located in South – West mountainous area of Dai Tu district, Thai Nguyen province, 10 km far from the district center, the total land area of 3392.60 ha with almost upland and remote area, agriculture is main production activities. Assess the situation and propose solutions to improve the efficiency of sustainable land use for agricultural production in My Yen commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province has important implications for the selection of the type of suitable land use and increasing efficiency of sustainable land use. The research results show that this commune has 6 different types of land use (LUT), which brings various types of economic efficiency: rice (LUT) – annual crop, 2 rice - annual crop, this is a potential LUT that can bring effective opportunity for this area, especilally vegetable crop. This result is useful approach for selecting effective LUT to other areas. Key words: Situation, proposal, solution for improving effectiveness of sustainable land use, My Yen Ngày nhận bài: 20/6/2013; Ngày phản biện:12/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 Phản biện khoa học: PGS.TS. Lương Văn Hinh - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0989.372.386; Email: hvhungtn74@yahoo.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap_nang_cao_hieu_q.pdf