Một số định hướng và giải pháp khắc phục,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do
nước thải KCN gây ra.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý
môi trường các KCN
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về
bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử
phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe
các đối tượng vi phạm.
- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các
khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,
các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ
sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế
phát triển, từ đó có chính sách phù hợp. Đối
với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt
buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây
dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập
trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động,
đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ
về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự
chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức
chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách
nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp
trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.
- Về mặt kỹ thuật: các doanh nghiệp chuyển
giao dây chuyền sản xuất, công nghệ hiện đại
nhằm giảm nguyên liệu đầu vào dẫn đến giảm
nguồn thải, hướng tới sản xuất sạch hơn và
phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Hệ thống xử lý nước thải của KCN Đình
Trám được đầu tư và xây dụng khá hoàn
chỉnh. Trạm xử lý thu gom và xử lý nước thải
của toàn bộ Khu công nghiệp với công suất
4000m3/ngày đêm, được chia làm 2 giai đoạn,
mỗi giai đoạn xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện
vận hành một đơn nguyên xử lý với công suất
2000m3/ngày đêm. Với công nghệ xử lý tại
KCN đã bảo đảm được các thông số về ô
nhiễm môi trường nước được xử lý nên nồng
độ các chất ô nhiễm không vượt quá giới hạn
cho phép. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn
xả thải đối với nước thải công nghiệp theo
TCVN 5945:2005.
6 trang |
Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu Công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 97 - 102
97
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM, TỈNH BẮC GIANG
Phan Đình Binh*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu trạng công tác quản lí nước thải tại khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Bắc Giang cho
thấy: Nguồn gây ô nhiễm và lượng nước thải phát sinh tại KCN bao gồm: Nước thải sản xuất,
nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Nồng độ chất ô nhiễm đã giảm đáng kể sau khi xử lý
ban đầu, song nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn 3 lần, COD vượt 2,7 lần, SS vượt 1,2 lần. Kết quả
xử lý lần 2 cùng với nước thải sản xuất tại khu xử lý nước thải tập trung của KCN đã đạt tiêu
chuẩn trước khi thải ra môi trường đối với nước thải công nghiệp theo TCVN 5945:2005.
Từ khóa: Nước thải, COD, BOD5, ô nhiễm môi trường, nguồn gây ô nhiễm
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Các Khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu
thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả
năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất
khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho
người lao động [3]. Tuy nhiên, bên cạnh
những đóng góp tích cực, quá trình phát triển
các Khu công nghiệp ở Việt Nam đang phải
đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm
môi trường do chất thải, nước thải và khí thải
công nghiệp. Ô nhiễm môi trường từ các Khu
công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sinh thái tự nhiên [4]. Đặc biệt, nước
thải không qua xử lý của các Khu công
nghiệp xả thải trực tiếp vào môi trường gây
thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các
khu vực lân cận. Trong những năm vừa qua,
tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chính sách ưu đãi
để thu hút vốn đầu tư. Với việc thay đổi cơ
chế quản lí, chính sách đầu tư kinh tế đã tạo
điều kiện cho sự ra đời của các khu công
nghiệp, khu chế xuất với nhiều nhà máy, cơ
sở sản xuất vừa và nhỏ. Bên cạnh việc tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao
chất lượng sống cho người dân, đây cũng là
nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường
và tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng [2].
Trong đó vấn đề nổi cộm là việc làm phát
*
Tel: 0984 941626, Email: binh_tuaf@yahoo.com
sinh một lượng lớn nước thải, nó tác động tới
chất lượng đất, nước ngầm, ảnh hưởng tới vệ
sinh đô thị. Do đó cần phải kiểm soát và hạn
chế lượng nước thải phát sinh, nhất là nước
thải phát sinh có nguồn gốc từ các khu công
nghiệp. Khu công nghiệp Đình Trám là một
trong những khu công nghiệp đầu tiên của
tỉnh Bắc Giang với quy mô gần 100 ha và hơn
hai nghìn công nhân [5]. Đã có một lượng lớn
số lao động tại địa phương được giải quyết
việc làm từ khi khu công nghiệp ra đời. Tuy
nhiên, sự phát triển sản xuất cũng dẫn đến
việc phát sinh ô nhiễm môi trường trong đó
có sự gia tăng nước thải. Mặc dù vậy hiện nay
tình trạng nước thải tại khu công nghiệp Đình
Trám vẫn chưa được đánh giá đầy đủ gây khó
khăn cho công tác quản lí, chưa có biện pháp
hữu hiệu và cơ sở khoa học để xử lí nước thải
nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá
thực trạng công tác quản lí nước thải tại khu
công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Bắc Giang”
được thự hiện nhằm đánh giá công tác quản lý
và đề xuất giải pháp quản lý nước thải tại Khu
công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Bắc Giang.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều kiện tự nhiên, tính chất, thực trạng xử lí
nước thải, định hướng và giải pháp khắc
phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do
nước thải nhà máy gây ra tại KCN Đình
Trám. Phạm vi điều tra: trong và khu vực
xung quanh KCN; Đối tượng phỏng vấn: các
cán bộ phụ trách môi trường của các doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư xung quanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 97 - 102
98
KCN (50 hộ); Phương thức điều tra: Phỏng
vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra; Các số liệu
thứ cấp thu thập được xử lý bằng exel. Từ
những số liệu thu thập được trong quá trình
nghiên cứu so sánh với TCVN và tiêu chuẩn
của nhiều ngành khác để đưa ra những nhận
xét đánh giá.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Điều kiện tự nhiên
Hiện tại KCN Đình Trám có tổng diện tích
127,35ha, cách thành phố Bắc Giang 10 km,
cách thủ đô Hà Nội 40 km, có ranh giới tiếp
giáp như sau: Phía Đông giáp khu dân cư xã
Hoàng Ninh, phía Tây giáp quốc lộ 37, phía
Nam giáp quốc lộ 1A và phía Bắc giáp quốc
lộ 1A cũ và khu dân cư xã Hồng Thái.
Hiện trạng môi trường nước
Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát của Xí
nghiệp khảo sát xây dựng Sông Đà đã khẳng
định trữ lượng nước dưới đất không đủ khai
thác cung cấp cho nhu cầu KCN. Nước chủ
yếu tìm thấy ở độ sâu dưới 40m với độ cao
tuyệt đối của mực áp lực thay đổi trong phạm
vi 20 - 55m, lưu lượng đạt 2,5 - 6,5 l/s, hệ số
thấm từ 5,6 - 22 m/ ngày, cá biệt có nơi đạt
46,4 m/ngày [5]. Do đó, để đảm bảo cho KCN
hoat động có hiệu quả thì việc sủ dụng nước
mặt (sông, suối, ao) là tất yếu.
Đặc điểm của KCN Đình Trám
KCN Đình Trám ưu tiên đầu tư các loại hình
sản xuất sử dụng nguyên liệu tại địa phương
với những dây truyền sản xuất hiện đại để bảo
đảm cho quá trình sản xuất không gây ô
nhiễm môi trường. Với diện tích đất là 67,62
ha chiếm 69,66%, được phân thành 51 lô,
diện tích mỗi lô từ 0,942 - 2,0 ha phù hợp với
diện tích yêu cầu của nhà máy có quy mô vừa
và nhỏ (Bảng 1).
Phân khu đất xây dựng công trình kỹ thuật:
Tổng diện tích đất xây dựng công trình kỹ
thuật là 2,627 ha chiếm 2,706% diện tích toàn
KCN, gồm có: Đất để xây dựng trạm cấp
nước được bố trí gần đất xây dựng nhà máy
và sát góc đường chính của KCN; Trạm xử lý
nước thải được bố trí ở phía Đông Bắc của
KCN, gần mương thoát nước T6; Diện tích
đất còn lại của toàn bộ KCN gồm các phân
khu chức năng như: đất giao thông với quy
mô 12,410 ha chiếm 12,785% tổng diện tích;
khu đất trung tâm điều hành với 1,57 ha
chiếm 1,62%; đất cây xanh với 13,013 ha
chiếm 13,283%.[5]
Bảng 1. Cơ cấu đất của các loại hình sản xuất chính trong KCN [2]
TT Loại hình công nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Số lô
1 Các ngành công nghiệp công nghệ cao 4,132 6,111 3
2 Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm 13,455 19,899 12
3 Công nghiệp dệt may, sản xuất lắp ráp máy nông
nghiệp, ô tô, xe máy
17,529 25,924 15
4 Sản xuất bao bì, giấy, nhựa xốp 21,458 31,735 15
5 Công nghiệp cơ khí điện tử, tin học, tự động hóa 11,042 16,331 6
Tổng cộng 67,616 69,662 51
Bảng 2. Nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm điển hình trong nước thải
của các ngành công nghiệp thực phẩm [5]
Ngành công nghiệp
Nồng độ chất ô nhiễm chỉ thị (mg/l)
BOD SS COD Dầu mỡ phi khoáng
Chế biến thịt 1.300 960 2.500 460
Ép dầu đậu nành 220 140 440 -
Pho-mat 3.160 970 5.600 -
Chế biến khoai tây 600 680 1.260 -
Chế biến sữa 1.400 310 3.290 -
Nước ngọt 480 480 1.000 -
Sữa đóng chai 230 110 420 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 97 - 102
99
Thực trạng công tác quản lí nước thải tại
KCN Đình Trám
Nguồn gây ô nhiễm và lượng nước thải phát
sinh tại KCN bao gồm:
Nước thải sản xuất: Ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm, nông sản: Thành phần chất ô
nhiễm trong nước thải là các chất thải hữu cơ
có nguồn gốc động, thực vật và các sản phẩm
sinh ra trong quá trình gia công, lên men
(Bảng 2):
Ngành công nghiệp may mặc: Ngành công
nghiệp may mặc được coi là khá sạch (về
phương diện nước thải) do nước thải của các
xí nghiệp này chủ yếu là nước thải sinh hoạt
của cán bộ công nhân viên nên mức độ ô
nhiễm thấp.
Ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, máy
nông nghiệp: Mức độ ô nhiễm của nước thải
phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ, thiết bị và
nguyên liệu sản xuất. Nước thải chủ yếu phát
sinh từ các công đoạn sơn sấy, xử lý bề mặt
kim loại(Bảng 3).
Bảng 3. Thành phần các chất trong nước thải
ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy,
máy nông nghiệp [3]
Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)
COD 300 - 500
BOD5 100 - 150
Cr6+ 2 - 5
Cr3+ 3 - 10
Kẽm (Zn) 2 - 10
Chất rắn lơ lửng 500 - 1000
Như vậy, các thông số về nước thải như:
COD, BOD, SS, dầu mỡ khoáng, kim loại
nặng tại KCN Đình Trám cao hơn nhiều
lần so với TCVN quy định. Nói chung, nước
thải sản xuất là nguồn gây ô nhiễm môi
trường rất lớn nếu không được thu gom, xử lý
thích hợp. Tác hại của nguồn thải này khi
xâm nhập vào các thủy vực tiếp nhận làm
tăng độ đục, bổ sung các chất hữu cơ nguy hại
vào nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ thủy sinh.
Nước thải sinh hoạt: Khi tính toán thoát nước
cho KCN, lượng nước thải sinh hoạt được
tính là 100 lít/ người/ ngày đêm. Số lượng
công nhân, cán bộ làm việc tại các nhà máy,
văn phòng trong KCN khoảng 10.000 người
(tính 1ha có khoảng 105 - 110 công nhân),
lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày sẽ là:
10.000 người x 100 lít/ người/ ngày đêm =
1.000 m3/ ngày đêm [3]. Đặc trưng của nước
thải sinh hoạt có nhiều thành phần hữu cơ nên
nồng độ COD, BOD, hàm lượng chất rắn
cao (Bảng 4).
Bảng 4. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt tại KCN [2]
TT Chất ô
nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm
không qua xử lý
(kg/ngày)
1 BOD5 283,5 - 340,2
2 COD 535,5 - 642,6
3 SS 441 - 913,5
4 N-NH4 37,8 - 75,6
5 Tổng N 22,82 - 45,36
6 Tổng P 3,78 - 28,35
Nồng độ các chất ô nhiễm chỉ thị trong nước
thải sinh hoạt được tính toán dựa trên lưu
lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm như
bảng 5.
Bảng 5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt KCN [2]
Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/l)
Không qua xử lý Xử lý bằng bể tự hoại Cột B- TCVN 5945 - 2005
BOD5 450 - 540 100 - 200 50
COD 850 - 1020 180 - 360 100
SS 700 - 1450 80 - 160 100
Tổng N 60 - 120 20 - 40 60
N-NH4 36 - 72 5 - 15 1
Tổng P 6 - 45 3 - 10 6
Vi sinh ( MPN/100ml)
Tổng Coliform 106 - 109 104 104
Feacal Coli 105 -106 - Không quy định
Trứng giun sán 103 - Không quy định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 97 - 102
100
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại còn lại
(Bảng 6).
Bảng 6. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt KCN sau khi xử lý [2]
Thông
số
Nồng độ trung
bình (mg/l)
Tải lượng
(kg/ngày đêm)
BOD5 150 95
COD 270 170
SS 120 76
Tổng N 30 19
Tổng P 6 4
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính với
tiêu chuẩn nước thải được phép thải ra môi
trường (cột B- TCVN 5945-2005) thấy rằng:
Mặc dù tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm đã
giảm đáng kể sau khi xử lý, song nồng độ
BOD5 vượt tiêu chuẩn 3 lần, COD vượt 2,7
lần, SS vượt 1,2 lần. Do vậy, nước thải sinh
hoạt sẽ được xử lý lần 2 cùng với nước thải
sản xuất tại khu xử lý nước thải tập trung của
KCN để đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi
trường. Nước mưa chảy tràn: So với các
nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn ít bị ô
nhiễm nên đường cống thoát nước mưa sẽ
tách riêng khỏi các nguồn nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt. Sau đó được
thải thẳng ra môi trường sau khi qua hệ thống
hố ga và song chắn rác để giữ lại các cặn rác
có kích thước lớn.
Công tác quản lí nước thải tại khu công
nghiệp Đình Trám
Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh
hoạt từ các nhà máy trong KCN sẽ được xử lý
bằng các bể tự hoại xây dựng ngay trong từng
nhà máy. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6- 8
tháng, dưới tác động của các vi sinh vật kỵ
khí, các chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành các
chất khí và các chất vô cơ hòa tan. Tuy nhiên,
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt sau khi qua xử lý bằng bể tự hoại, vẫn
còn cao hơn Tiêu chuẩn cho phép. Nên nước
thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại sẽ
được thu gom vào hệ thống cống thoát nước
thải công nghiệp dẫn về hệ thống xử lý tập
trung để tiếp tục xử lý lần 2 cùng với nước
thải sản xuất. Để đạt giới hạn cho phép theo
cột B-TCVN 5945- 2005 trước khi thải ra môi
trường. Đối với nước thải sản xuất:Nước thải
của mỗi ngành công nghiệp chứa các chất ô
nhiễm chỉ thị đặc trưng cho công nghệ của
ngành đó với mức ô nhiễm khác nhau. Do đó,
Ban Quản lý các KCN quy định các nhà máy
trong KCN phải xây dựng các hệ thống xử lý
nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn loại C -
TCVN 6945- 2005 trước khi thải vào hệ
thống thoát nước thải chung để đưa về hệ
thống xử lý tập trung của KCN.
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập
trung:Nước thải sau khi xử lý tại trạm xử lý
tập trung của KCN đạt tiêu chuẩn B-TCVN
5945-2005. Căn cứ vào các thông số đầu vào
và tiêu chuẩn môi trường phải đáp ứng đầu ra,
công nghệ xử lý nước thải bao gồm các bước
sau: 1. Thu gom và tách rác có kích thước lớn
hơn 2 mm bằng máy lọc rác tự động dạng
thanh (Fine Bar Screen); 2. Cân bằng nước
thải; 3. Xử lý hóa lý bằng keo tụ, tạo bông và
lắng sơ bộ; 4. Xử lý sinh học bằng công nghệ
ANAES; 5. Khử trùng nước thải; 6. Xử lý
bùn bằng phương pháp nén và ép bằng máy
nén bùn băng tải.
Các thông số thiết kế công nghệ xử lý nước
thải tập trung tại KCN:Bể xử lý nước thải sản
xuất cao trên 1,5m so với địa hình trung bình
của địa bàn để hạn chế rủi ro và sự cố trong
trường hợp bị ngập lụt. Đối với bể xử lý sơ bộ
để tuần hoàn sử dụng nước đã được xây dựng
có mái che và thành cao 1,5m để ngăn nước
mưa và nước chảy tràn bề mặt đi vào bể.
Những khó khăn trong công tác quản lí
nước thải tại KCN Đình Trám
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ
và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo
vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí,
thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám
sát về môi trường.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ
môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn
đến chưa phát huy được ý thức tự giác,
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng
đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ
môi trường.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi
trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật
phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được
đòi hỏi của thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 97 - 102
101
Ban quản lý các KCN giao cho các doanh
nghiệp tự quản lý đối với nước thải phát sinh
trong cơ sở mình. Do vậy hầu hết các doanh
nghiệp vì lợi nhuận mà thiếu cái nhìn toàn
diện, coi nhẹ việc phát triển đi đôi với bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
Một số định hướng và giải pháp khắc phục,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do
nước thải KCN gây ra.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý
môi trường các KCN
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về
bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử
phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe
các đối tượng vi phạm.
- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các
khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,
các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ
sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế
phát triển, từ đó có chính sách phù hợp. Đối
với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt
buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây
dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập
trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động,
đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ
về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự
chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức
chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách
nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp
trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.
- Về mặt kỹ thuật: các doanh nghiệp chuyển
giao dây chuyền sản xuất, công nghệ hiện đại
nhằm giảm nguyên liệu đầu vào dẫn đến giảm
nguồn thải, hướng tới sản xuất sạch hơn và
phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Hệ thống xử lý nước thải của KCN Đình
Trám được đầu tư và xây dụng khá hoàn
chỉnh. Trạm xử lý thu gom và xử lý nước thải
của toàn bộ Khu công nghiệp với công suất
4000m3/ngày đêm, được chia làm 2 giai đoạn,
mỗi giai đoạn xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện
vận hành một đơn nguyên xử lý với công suất
2000m3/ngày đêm. Với công nghệ xử lý tại
KCN đã bảo đảm được các thông số về ô
nhiễm môi trường nước được xử lý nên nồng
độ các chất ô nhiễm không vượt quá giới hạn
cho phép. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn
xả thải đối với nước thải công nghiệp theo
TCVN 5945:2005.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Tiêu
chuẩn Việt Nam về môi trường.
[2]. Công ty Phát triển hạ tầng kỹ thuật và Đô thị
(2005), Báo cáo đánh giá tác động môi trường
khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang.
[3]. Lê Anh Tuấn, (2010) Giáo trình công nghệ xử
lý nước thải, khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ.
[4]. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (2005),
Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
[5]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang
(2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc
Giang năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 97 - 102
102
SUMMARY
ASSESSMENT THE CURRENT MANAGEMENT OF WASTEWATER
AT DINH TRAM INDUSTRIAL ZONE IN BAC GIANG PROVINCE
Phan Dinh Binh*
College of Agriculture and Forestry - TNU
The results of Assessment the current management of wastewater at Dinh Tram industrial zone
shown that: pollution sources in Dinh Tram industrial zone including: production’s wastewater,
wastewater and rain water. After initial treatment, the concentration of pollution reduced
significantly but still remain 3.0, 2.7 and 1.2 times higher in comparison with Vietnam
environmental standards for BOD5, COD and SS, respectively. The results of second treatment met
Vietnam environmental standards (TCVN 5945:2005) for industrial wastewater to discharge to river.
Key words: wastewater, COD, BOD5, environmental pollution, pollution sources.
Ngày nhận bài:08/6/2012, ngày phản biện: 31/7/2012, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*
Tel: 0984 941626, Email: binh_tuaf@yahoo.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_38268_41824_2820139452697_6246_2052111.pdf