Đánh giá mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu của một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Vùng đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, Quảng Bình bao gồm khu vực đồng bằng và dải cát ven biển, chiếm 16,28% diện tích tự nhiên của Huyện. Đây là vùng thường xuyên chịu tác động của các yếu tố khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây Nam khô nóng, gió mùa Đông Bắc và các hiện tượng cát bay, cát chảy. Với 5 mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH hiện có trên địa bàn gồm: lúa - dưa hấu, lúa Đông Xuân - Hè Thu cực ngắn ngày, lúa - cá, trồng rau che giàn, nông - lâm kết hợp, kết quả đánh giá mức độ thích ứng cho thấy: mô hình lúa - dưa hấu không thích ứng, các mô hình còn lại thích ứng với BĐKH nhưng ở các mức độ độ khác nhau. Trong đó, thích ứng cao nhất là mô hình nông - lâm kết hợp, còn các mô hình trồng rau che giàn, lúa - cá, lúa Đông Xuân - Hè Thu cực ngắn ngày, nếu áp dụng với một số biện pháp kỹ thuật cải tiến, sẽ giúp hoàn thiện mô hình nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu của một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 117-124 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRƯƠNG THỊ TƯ Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước các tác động của sản xuất và biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm gần đây các hiện tượng thời tiết bất lợi và nguy hiểm ngày càng gia tăng và trở nên thất thường, các mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, gây ảnh hưởng đến môi trường, làm cho đời sống của cư dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp đang tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu, đề xuất một số mô hình sản xuất tối ưu, thích ứng với BĐKH sẽ góp phần đắc lực khắc phục những vấn đề còn hạn chế nhằm định hướng khai thác vùng đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: thích ứng với BĐKH, mô hình sản xuất, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm về phía Nam của Quảng Bình, Quảng Ninh là một huyện ven biển có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 1.191,692 km2, trong đó vùng đồng bằng ven biển chiếm 16, 28% diện tích, gồm dải cồn cát và đồng bằng trũng thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để đối phó với các hiện tượng cát di động, bảo vệ môi trường, ở đây còn có cả những mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), các loại hình thời tiết bất lợi và nguy hiểm xảy ra ngày càng trở nên thất thường với tần suất gia tăng. Khu vực đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh lại chủ yếu là đồng bằng mài mòn - bồi tụ và dải cát ven biển, vì thế được xem là khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước các tác động đó. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở Hình 1. Phạm vi khu vực nghiên cứu 118 TRƯƠNG THỊ TƯ đây trở nên bất cập, hiệu quả giảm sút. Chình vì vậy chúng cần được lượng hóa, đánh giá để tìm ra các mô hình kinh tế sinh thái có năng suất ổn định, thích ứng cao với những diễn biến bất thường của khí hậu [2]. 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. Đối tượng và mục tiêu đánh giá Đối tượng đánh giá là một số mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp hiện đang tồn tại trên địa bàn nghiên cứu. Việc lựa chọn các mô hình đánh giá được căn cứ trên các cơ sở: Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi sử dụng đất như khắc phục vấn đề thiếu lương thực, áp lực đối với đất đai, thoái hóa đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất [4]. Qua các đợt điều tra và khảo sát thực tế trên 13 xã, dựa vào các loại hình sử dụng đất ở địa phương với sự biến động của khí hậu trong thời gian qua, qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tự nhiên và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nghiên cứu này xác định và đưa vào xem xét 5 mô hình đang được áp dụng ở địa bàn nghiên cứu gồm: Lúa- dưa hấu, lúa-cá, lúa đông xuân – hè thu (ĐX-HT) cực ngắn ngày, trồng rau che giàn và mô hình nông - lâm kết hợp. Trong đó: Mô hình lúa - dưa hấu: Với kiểu lúa Đông Xuân + dưa hấu Hè Thu. Mô hình lúa-cá: Với kiểu lúa Đông Xuân + Tái sinh + cá (như chép, rô phi, trắm, mè,..). Mô hình lúa ĐX - HT cực ngắn ngày: Giống lúa được đưa vào sử dụng là PC6 đột biến, một số giống lúa ngắn ngày khác với tổng thời gian sinh trưởng khoảng 75 ngày, rút ngắn từ 10 - 15 ngày so với các giống trước đây. Mô hình trồng rau che giàn: Dọc theo đường quốc lộ 1A thuộc xã Gia Ninh, Võ Ninh với các cây rau vụ đông như: xà lách, cải, su hào, hành, ngò, rau thơm được trồng dưới giàn che. Mô hình nông - lâm kết hợp: Thực hiện theo phương pháp đa canh, đa dạng hóa cây trồng có sự kết hợp hài hòa giữa cây lâm nghiệp, cây trồng cạn ngắn ngày, xen canh tràm hoa vàng với các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, khoai, sắn, đậu Mục tiêu của việc đánh giá là đưa ra những cơ sở khoa học để lựa chọn, đề xuất một số mô hình sản xuất tối ưu, thích ứng với BĐKH trong số các mô hình hiện có, góp phần khắc phục những vấn đề còn hạn chế, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, phát triển bền vững lãnh thổ nghiên cứu trong thời gian tới. 2.2. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá Một mô hình thích ứng với BĐKH phải đạt được mục đích phát triển lâu bền. Tức là, mô hình đó phải đảm bảo được chức năng cung cấp (kinh tế), chức năng bảo vệ (sinh thái) và phải được bố trí hợp lý trên lãnh thổ; Mô hình bắt buộc phải có khả năng chống chịu và có những thay đổi hợp lý để thích nghi với các điều kiện bất lợi của tự nhiên. Để ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 119 đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của một mô hình sản xuất, không nhất thiết chỉ đánh giá ở hiện tại mà phải xem xét đến sự tương thích của mô hình đó trong tương lai. Một số tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của các mô hình sản xuất nông nghiệp gồm: Tính ổn định của năng suất; Tính chống chịu; Tính đa dạng; Khả năng điều chỉnh lịch thời vụ; Giống cây trồng chịu được nước, hạn hán, sâu bệnh,...; Nguồn nước đảm bảo; Tính khả thi của các loại cây trồng trong các mô hình [4]. 2.3. Phương pháp đánh giá, phân hạng thích nghi các mô hình Áp dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp, sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của DL. Armand (1983) có dạng : M0 = n naaaa ..... 321 Trong đó: M0: Điểm đánh giá. naaaa ..... 321 : Điểm của các tiêu chí đánh giá. n: số lượng các tiêu chí. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - sinh thái của các loại cây trồng trong từng mô hình, mỗi mô hình được đánh giá bởi 6 tiêu chí, tương ứng với các mức đánh giá là điểm số, thang điểm đánh giá cụ thể như sau: - Rất cao: 3 điểm. - Cao: 2 điểm. - Trung bình: 1 điểm. - Thấp: 0 điểm Những mô hình nào có tiêu chí giới hạn không thể vượt qua sẽ có số điểm là 0 nên giá trị trung bình nhân bằng 0 và mô hình này không được đưa vào đánh giá. Do đó điểm tối đa Smax= 3, điểm tối thiểu Smin= 1. Để phân hạng thích nghi các mô hình, áp dụng công thức tính khoảng điểm của các cấp trong trường hợp lấy đều nhau ta có: M SS S minmax   Trong đó: Smax: 3 điểm Smin: 1 điểm M: Số cấp đánh giá Khoảng cách điểm trong một hạng sẽ là 0,66 và số điểm trung bình nhân tương ứng với các hạng là: - Điểm trung bình nhân là 0,0: Không thích ứng - Điểm trung bình nhân là 1,00 - 1,66: Ít thích ứng - Điểm trung bình nhân là 1,67 - 2,33: Thích ứng - Điểm trung bình nhân là 2,34 - 3,00: Rất thích ứng 120 TRƯƠNG THỊ TƯ Như vậy, mỗi mô hình khi đưa vào đánh giá và phân hạng sẽ được xác định ở một trong các mức độ thích ứng là: rất thích ứng, thích ứng, ít thích ứng hoặc không thích ứng. 2.4. Kết quả đánh giá các mô hình Trên cơ sở đặc điểm sinh thái của các loại đối tượng trong từng mô hình và đặc điểm của các hiện tượng thời tiết, khí hậu tại địa phương, có tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội, mức độ thích ứng của các mô hình được tổng hợp như sau: Bảng 1. Kết quả phân cấp một số tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng theo các mô hình Mô hình Tiêu chí Lúa - dưa hấu Lúa - cá Lúa ĐX-HT cực ngắn ngày Trồng rau che giàn Nông - lâm kết hợp Tính ổn định của năng suất Thấp Cao Cao Cao Rất cao Tính chống chịu - Cao Cao TB Rất cao Khả năng điều chỉnh lịch thời vụ - Rất cao Rất cao TB Rất cao Giống chịu được một số loại thiên tai, sâu bệnh - Cao Cao TB Rất cao Nguồn nước đảm bảo - Rất cao Cao Rất cao Rất cao Tính khả thi - TB Cao Cao Rất cao Bảng 2. Kết quả đánh giá mức độ thích ứng của các mô hình Mô hình Tiêu chí Lúa - dưa hấu Lúa - cá Lúa ĐX-HT cực ngắn ngày Trồng rau che giàn Nông - lâm kết hợp Tính ổn định của năng suất 0 2 2 2 3 Tính chống chịu - 2 2 1 3 Khả năng điều chỉnh lịch thời vụ - 3 3 1 3 Giống chịu được một số loại thiên tai, sâu bệnh - 2 2 1 3 Nguồn nước đảm bảo - 3 2 3 3 Tính khả thi - 1 2 2 3 Điểm trung bình nhân 0 2,04 2,14 1,51 3 Như vậy, sau khi đã loại các tiêu chí giới hạn, chỉ còn lại 4 mô hình được đưa vào đánh giá. Căn cứ vào điểm đánh giá, kết quả phân hạng mức độ thích ứng của các mô hình khác nhau, cụ thể: - Mô hình trồng rau che giàn ít thích ứng với BĐKH; - Mô hình lúa ĐX - HT cực ngắn ngày và mô hình lúa - cá thích ứng với BĐKH; - Mô hình nông - lâm kết hợp thích ứng cao với BĐKH. Những mô hình này đều đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khá cao. Mô hình nông - lâm kết hợp có ý nghĩa lớn về môi trường, còn các mô hình khác ở mức trung bình [1]. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 121 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT THÍCH ỨNG VỚI BĐKH 3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất Trên cơ sở các quan điểm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các mô hình sản xuất phải phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và những biến đổi của điều kiện khí hậu; phải có tính ổn định, bền vững; có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của các mô hình hiện có trên địa bàn nghiên cứu; căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của các mô hình [1]; cùng với định hướng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của huyện Quảng Ninh đến năm 2020 [5] là những cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các mô hình sản xuất phù hợp. 3.2. Một số mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH Trên cơ sở các mô hình sản xuất hiện có, bài báo lựa chọn, đề xuất phát triển 04 mô hình thích ứng với BĐKH là: nông - lâm kết hợp, lúa ĐX - HT cực ngắn ngày, lúa - cá và mô hình trồng rau che giàn thích ứng với BĐKH. Đồng thời, trong từng mô hình, đề xuất sản xuất một số loại cây, con có nhu cầu sinh thái phù hợp, thích ứng cao với BĐKH, đang phát triển tốt và có hiệu quả kinh tế ổn định ở khu vực nghiên cứu. 3.2.1. Mô hình nông - lâm kết hợp Nông - lâm kết hợp là một phương thức sản xuất kinh doanh có khoa học, kết hợp một cách hài hoà giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra hệ thống bền vững về mặt tài nguyên - sinh thái; kinh tế, xã hội và môi trường, vì vậy rất phù hợp với các cồn cát ven biển, trong đó: - Rừng: Trồng rừng gồm các loại tràm hoa vàng, keo lai, phi lao,... chắn cát, tạo thảm cây xanh giữ ẩm, tăng độ phì cho đất. - Cây trồng ngắn ngày: Bố trí ở địa hình tương đối bằng phẳng, lên luống trồng các cây ngắn ngày như khoai lang, lạc, ngô, dưa hấu, đậu các loại, sắn, nén, ớttrồng thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, trồng thêm một số cây ăn quả như: cam Mỹ, chanh không hạt, thanh long ruột đỏ,... Song song với phương thức canh tác trên, để tăng hiệu quả kinh tế, có thể phát triển chăn nuôi và thủy sản đi kèm với mô hình nông - lâm kết hợp tạo nên một nông trại sinh thái bền vững hay mô hình nông - lâm kết hợp cải tiến với quy trình khép kín. 3.2.2. Mô hình lúa ĐX - HT cực ngắn ngày Mô hình này mặc dù đạt hiệu quả kinh tế không cao bằng các mô hình khác, nhưng ý nghĩa về mặt xã hội của mô hình này rất lớn. Bên cạnh đó, khả năng chống chịu với các yếu tố khí hậu, sâu bệnh tốt, qua đánh giá cho thấy mô hình này đạt được mức độ thích ứng cao với BĐKH. Tiếp tục sử dụng các giống lúa có năng suất cao, đặc điểm tốt như giống X21, P6, TBR1, HT6 và lúa lai ở vụ Đông Xuân và giống P6ĐB vào vụ Hè Thu. 122 TRƯƠNG THỊ TƯ Tuy nhiên, một số biện pháp canh tác truyền thống của bà con nông dân như: gieo mạ dược, nhổ đi cấy khi cây mạ 4 - 5 lá thậm chí còn già hơn; thường cấy 3 - 5 dảnh/khóm và cấy 45 - 50 khóm/m2 . Biện pháp này đã làm cho cây mạ bị đứt rễ, lâu hồi xanh, dẫn đến đẻ nhánh kém, số dảnh hữu hiệu thấp và bông nhỏ, hạt ít. Mặt khác, nông dân thường bón đạm cao hơn so với nhu cầu của cây lúa và không cân đối với kali. Việc bón đạm quá nhiều, quan trọng hơn là bón không đúng thời điểm cây cần bón làm cây lúa không đẻ tập trung, nhiều dảnh vô hiệu. Việc cấy nhanh, bón phân lai rai, bón nhiều phân và lạm dụng phân đạm cũng là nguyên nhân gây bùng phát các loại sâu bệnh có hại. Các biện pháp này đã cản trở và làm giảm sức sống tiềm năng của cây lúa, làm cho đất canh tác ngày càng xấu, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng, năng suất lúa ngày càng giảm. Vì vậy, nên áp dụng một số kỹ thuật mới nhằm giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường và nâng cao năng suất cây trồng, giảm sâu bệnh như thâm canh lúa cải tiến SRI, ICM “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm”, đốt rơm rạ bằng kỹ thuật đốt than biochar, tưới tiêu khô - ướt xen kẽ, làm mạ sân. 3.2.3. Mô hình lúa - cá Đối với hợp phần trồng lúa, sử dụng các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất khá tốt được nhiều hộ nông dân tin dùng như: PC6, lúa lai, TBR1, SH2, HT1, X21, 94 - 11QX4, KD18, P6 đột biến (P6ĐB), IR38,... Đối với hợp phần nuôi cá, một số giống cá đang được bà con nuôi có năng suất cao gồm: chép, rô phi, mè, trắm và một số loài khác; để tận dụng thức ăn trong ruộng có thể lồng ghép thêm nuôi vịt để lấy phân vịt làm thức ăn cho cá góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. 3.2.4. Mô hình trồng rau che giàn thích ứng với BĐKH Trong các mô hình lựa chọn để đề xuất, mô hình trồng rau che giàn hiện nay ở khu vực nghiên cứu là mô hình có mức độ thích ứng thấp, nguyên nhân là do việc thực hiện mô hình này chưa đúng kỹ thuật, còn thiếu đầu tư máy móc phục vụ sản xuất, quy mô sản xuất của mô hình này rất nhỏ, lẻ, chủ yếu là tận dụng phần đất dư thừa của các hộ gia đình. Tuy nhiên về đặc điểm sinh thái của các loại rau được trồng như: Cải, cây gia vị, ớt, tỏi, hành, nén, các loại rau vụ đông...là rất phù hợp với thổ nhưỡng (đất cát pha) và tương đối phù hợp với thời tiết ở đây. Bởi vậy, để có cơ sở đề nghị tiếp tục sử dụng mô hình này, bài báo tiếp tục nghiên cứu, phân tích SWOT thực trạng mô hình, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện mô hình nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH ở khu vực nghiên cứu, cụ thể như sau: - Phân tích SWOT mô hình trồng rau che giàn: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 123 Bảng 3. Phân tích SWOT mô hình trồng rau che giàn Điểm mạnh Điểm yếu - Thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp với sản xuất rau các loại; - Có nguồn nước ngầm phong phú - Có giàn lưới che làm giảm cường độ nắng và sự va đập của mưa - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ - Chưa đầu tư vào hệ thống máy móc phục vụ sản xuất - Dễ bị sâu bệnh, ngập úng hư hại cây rau vào mùa mưa lũ (đầu chính vụ) - Không có quy trình sơ chế rau an toàn sau khi thu hoạch Cơ hội Thách thức - Định hướng của huyện đến năng 2020 sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và hình thành vùng trồng sau sạch ở Võ Ninh, Gia Ninh, Xuân Ninh. - Nhu cầu sử dụng rau an toàn ngày càng gia tăng. - Đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng - Từ bảng phân tích SWOT, bài báo đề nghị tiếp tục thực hiện mô hình trồng rau che giàn nhưng tùy từng vụ để thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau: + Đối với vụ Hè Thu, không lên luống hoặc làm luống thấp để giữ nước, tưới nhiều lần vào buổi sáng và chiều muộn, che lưới để giảm cường độ chiếu sáng của nắng. + Đối với vụ Đông Xuân, lên luống cao để tránh ngập úng, bề rộng luống thường 1,2 - 1,5 m và rãnh nước sâu 20 - 30 cm hoặc có thể sâu hơn tùy từng vị trí. Tranh thủ thu hoạch sớm trước lũ lụt để tránh thiệt hại cho sản xuất. Đặc biệt, có thể xây dựng tổ hợp tác phát triển rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 4. KẾT LUẬN Vùng đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, Quảng Bình bao gồm khu vực đồng bằng và dải cát ven biển, chiếm 16,28% diện tích tự nhiên của Huyện. Đây là vùng thường xuyên chịu tác động của các yếu tố khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây Nam khô nóng, gió mùa Đông Bắc và các hiện tượng cát bay, cát chảy. Với 5 mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH hiện có trên địa bàn gồm: lúa - dưa hấu, lúa Đông Xuân - Hè Thu cực ngắn ngày, lúa - cá, trồng rau che giàn, nông - lâm kết hợp, kết quả đánh giá mức độ thích ứng cho thấy: mô hình lúa - dưa hấu không thích ứng, các mô hình còn lại thích ứng với BĐKH nhưng ở các mức độ độ khác nhau. Trong đó, thích ứng cao nhất là mô hình nông - lâm kết hợp, còn các mô hình trồng rau che giàn, lúa - cá, lúa Đông Xuân - Hè Thu cực ngắn ngày, nếu áp dụng với một số biện 124 TRƯƠNG THỊ TƯ pháp kỹ thuật cải tiến, sẽ giúp hoàn thiện mô hình nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên để phát triển bền vững các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, thì các vấn đề quy hoạch, bảo vệ rừng ven biển; tăng cường đầu tư vốn và các giải pháp khoa học, công nghệ; thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cần phải được coi trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2013). Đánh giá hiệu quả và đề xuất một số loại hình sản xuất nông –lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học Huế. [2] Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình (2011). Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, Quảng Bình. [3] Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình (2010). Tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng ven bờ tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình. [4] Lê Văn Thăng và nnk (2013). Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất nhân rộng, Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển cấp Nhà nước, Mã số: KHCN-BĐKH/11-15, Huế. [5] UBND huyện Quảng Ninh (2011). Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Bình. Title: ASSESSING THE CLIMATE CHANGE ADAPTABILITY OF SOME MODELS OF AGRICUTURAL PRODUCTION IN COASTAL PLAIN OF QUANG NINH DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE Abstract: Coastal plain region of Quang Ninh district, Quang Binh province is a sensitive one which is vulnerable to the impact of production activities and climate change (CC). In recent years, the unfavorable and danger weather signals have been more and more increasing and unusual, some kinds of agricultural production have no longer brought high economic efficiency,leading bad impact on environment and creating dificulties to the lives of the local people. Assessing effectiveness some kinds of models of agricultural production in the study area and suggesting some kinds of optimalagricultural production which are adaptable to climate change will contribute significantly to overcome the issues in order to orient exploitation and sustainable development of the coastal plain of Quang Ninh district, Quang Binh province in the coming time. Key words: the climate change adaptability, model of production, Quang Ninh District, Quang Binh Province TS. TRƯƠNG THỊ TƯ Trường Đại học Quảng Bình ĐT: 0915 345 768, Email: truongtu95@gmail.com (Ngày nhận bài: 10/6/2016; Hoàn thành phản biện: 18/7/2016; Ngày nhận đăng: 30/7/2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_muc_do_thich_ung_voi_bien_doi_khi_hau_cua_mot_so_mo.pdf