Dựa trên tài liệu địa chấn, tài liệu Mudlog và
kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan
tác giả đã đánh giá môi trường trầm tích của
giếng khoan 102 – TB – 1X thuộc lô 102 – bồn
trũng Sông Hồng có các môi trường trầm tích
thay đổi tương ứng theo từng giai đoạn phát triển
địa tầng từ giai đoạn Oligocene đến Miocene
dưới như sau:
Từ độ sâu 481,3 – 1312,3 mMD - Miocene
giữa tướng ứng với hệ tầng Phù Cừ (U250) có
các đơm vị trầm tích sông, trầm tích đới ven biền
và các dòng chảy của sông là môi trường trầm
tích sông.
Từ độ sâu 1312,3 – 2290,9 mMD - Miocene
dưới tương ứng với hệ tầng Phong Châu (U300)
có các đơn vị trầm tích đới ven biển, phẳng thủy
triều, lagoon và dòng chảy là môi trường trầm
tích biển nông.
Từ độ sâu 2290,9 – 2900 mMD là thuộc
Oligocene tương ứng với hệ tầng Đình Cao
(U350) có các đơn vị trầm tích như: trầm tích ao
hồ, đầm lầy và đồng bằng tam giác châu trong
môn trường trầm tích tam giác châu.
Qua kết quả đánh giá biểu hiện dầu khí và
phép đo DTS cho thấy khu vực lô 102 có tiềm
năng khí và biểu hiện dầu khí trong trầm tích
tầng Miocene là chủ yếu. Trên cơ sở đó cần tiến
hành nhiều phép đo log và phân tích chi tiết để
đánh giá chính xác trữ lượng của khu vực
18 trang |
Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá môi trường trầm tích lô 102, bồn trũng Sông Hồng trên cơ sở minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 84
Đánh giá môi trường trầm tích lô 102,
bồn trũng Sông Hồng trên cơ sở minh
giải tài liệu địa vật lý giếng khoan
Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Bùi Thị Luận
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
( Bài nhận ngày 26 tháng 03 năm 2015, nhận đăng ngày 12 tháng 01 năm 2016)
TÓM TẮT
Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan
giúp xác định tướng đá nhằm phục hồi môi
trường trầm tích của lô 102 thuộc bồn trũng
Sông Hồng, góp phần trong việc xác định
không gian phân bố các tầng đá sinh, chứa
và chắn ở khu vực nghiên cứu, góp phần
trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. Kết
quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan
lô 102 thuộc bồn trũng Sông Hồng cho thấy
một số đơn vị môi trường trầm tích như sau:
Tầng trầm tích Oligocene được lắng đọng
trong môi trường trầm tích tam giác châu với
các tướng đá như: trầm tích ao hồ, đầm lầy
và đồng bằng tam giác châu; tầng trầm tích
Miocene dưới được lắng đọng trong môi
trường trầm tích ven biển với các tướng đá
như: trầm tích đới ven biển, phẳng thủy triều,
lagoon và dòng chảy, tầng trầm tích
Miocene giữa được lắng đọng trong môi
trường trầm tích sông với các tướng đá như:
trầm tích sông, trầm tích đới ven biển và các
dòng chảy của sông.
Từ khóa: tướng đá, môi trường trầm tích, địa vật lý giếng khoan, tam giác châu, sông, biển
nông.
MỞ ĐẦU
Bồn trũng Sông Hồng nằm về phía Bắc của
Việt Nam trải dài từ 105030 – 110030 kinh độ
Đông, 14030 – 21000 vĩ độ Bắc. Bồn trũng có
một phần nhỏ diện tích nằm trên đất liền thuộc
đồng bằng Sông Hồng, còn lại phần lớn là thuộc
vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung; bắt
đầu từ Quảng Ninh (phần lớn thuộc Miền Bắc –
Việt Nam) đến Bình Định [3-4].
Bồn trầm tích có dạng hình thoi kéo dài từ
miền võng Hà Nội ra đến Vịnh Bắc Bộ và một
phần ven biển miền Trung với lớp phủ trầm tích
Đệ Tam dày hơn 14 km. Phía Tây bồn trồi lộ các
đá móng Paleozoi – Mesozoi, phía Đông Bắc tiếp
giáp với bể Tây Lôi Châu (Weizou Basin); phía
Đông trồi lộ đá móng Paleozoi – Mesozoi đảo
Hải Nam, Đông Nam Hải Nam và bể Hoàng Sa,
phía Nam tiếp giáp bể trầm tích Phú Khánh [3-4].
Bể Sông Hồng rộng lớn với cấu trúc địa chất
phức tạp thay đổi dần từ đất liền ra biển theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam và Nam, chia thành
ba vùng địa chất chính: vùng Tây Bắc, vùng
Trung Tâm và vùng phía Nam.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 85
Hình 1. Vị trí địa lý của bồn trũng Sông Hồng trên khu vực biển Đông và lô 102 [2]
Vị trí vùng nghiên cứu thuộc Lô 102 - bồn
trũng Sông Hồng cách thềm lục địa 50 km tính từ
Hải Phòng với mực nước sâu từ 25 – 30 m, xung
quanh là các lô 106, 103 – 107 và Miền Võng Hà
Nội (MVHN) (Hình 1).
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tài liệu
Để thực hiện nội dung bài báo tác giả đã thu
thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu của các
công ty Dầu khí.
Tham khảo các tài liệu đã công bố về địa
chất khu vực lô 102 và bồn trũng Sông Hồng.
Minh giải tài liệu địa vật giếng khoan, tài liệu
Mudlog trong phạm vi khu vực nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu địa chấn
Trên cơ sở tài liệu địa chấn địa tầng phân tập
của giếng khoan Thái Bình – 1X, cho thấy các
ranh giới (marker) từng tập trầm tích của giếng
khoan 102 – TB – 1X (Hình 2).
1
0
2
1
0
6
1
0
3
1
0
7
Pr
o
s
p
ec
ts
/le
a
d
s
Y
T
W
H
A
L
O
N
G
-
1
X
H
O
N
G
H
A
TH
AI
BI
N
H-
1X
D
O
N
G
N
A
I
H
A
U
G
I
A
N
G
B
E
N
H
A
I
T
H
U
B
O
N
TI
E
N
G
I
A
N
G
V
A
M
C
O
Y
E
N
T
U
-
1
X
B
A
C
H
L
O
N
G Ga
s
D
is
c
o
v
e
r
y
D
O
S
O
N
C
H
I
LI
N
H
S
O
N
G
D
A
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 86
Hình 2. Băng địa chấn tổng hợp phân chia các tập địa chấn - địa tầng [2]
Dựa trên băng địa chấn tổng hợp kết hợp với tài liệu địa chất tại các khu vực lân cận của vùng
nghiên, cho thấy địa tầng của giếng khoan 102-TB-1X như sau ở Bảng 1.
Bảng 1. Địa tầng của giếng khoan 102-TB-1X
Age Formation top mMDDF mTVDSS
U100 487 453.3
Middle
Miocene
U215 620 586.3
U217 760 726.3
U220 997 963.3
Lower
Miocene
U250 1318 1284.3
H260 1808 1774.3
Oligocene
U300 2297 2262.9
U350 2900 2862
Phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan 102 –
TB – 1X
Dựa trên sự biến đổi của các đường cong địa
vật lý giếng khoan điển hình là đường log
Gamma Ray (đường đo phóng xạ tự nhiên của
thành đất đá tác động lên thiết bị ghi nhận dữ
liệu), kết hợp với các đường cong về điện trở,
đường mật độ để phân chia tướng đá (Hình 3).
Kết hợp với tài liệu FMI, với các cấu trúc
trầm tích, thành phần thạch học giúp đánh giá
môi trường trầm tích trong khu vực nghiên cứu
thêm chính xác.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 87
Hình 3. Biểu đồ tương quan sự thay đổi đường Gamma Ray, thành phần vật liệu và môi trường [1]
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Theo kết quả minh giải tài liệu địa vật lý
giếng khoan 102 – TB – 1X trong khoảng độ sâu
từ 360 – 2900 mMD, được lấy mẫu mùn khoan
để nghiên cứu và khoảng cách lấy mẫu như sau:
từ 353.6 – 959 mMD khoảng cách là 10 m lấy 1
mẫu, từ 959 – 2900 mMD khoảng cách là 5 m lấy
1 mẫu.
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu địa chất đã
công bố, kết hợp với kết quả minh giải tài liệu địa
vật lý giếng khoan, cho thấy sự thay đổi đột ngột
có chu kỳ của đường cong GR, tác giả đã phân
chia ranh giới các tập trầm tích của giếng khoan
của giếng khoan 102-TB-1X theo thứ tự địa tầng
từ nông đến sâu:
Từ độ sâu đầu giếng khoan – 481.3 mMD,
tương ứng với trầm tích Đệ Tứ và Pliocene.
Từ độ sâu 481.3 – 1312.3 mMD - Miocene
giữa tướng ứng với hệ tầng Phù Cừ (U250).
Từ độ sâu 1312.3 – 2290.9 mMD - Miocene
dưới tương ứng với hệ tầng Phong Châu (U300).
Từ độ sâu 2290.9 – 2900 mMD là thuộc
Oligocene tương ứng với hệ tầng Đình Cao
(U350).
Đối tượng nghiên cứu là các tầng trầm tích
Miocene và Oligocene. Theo các tài liệu đã công
bố, đây là hai đối tượng chính được tập trung
nghiên cứu bởi có tiềm năng về dầu khí và khai
thác có giá trị kinh tế [2].
Kết quả nghiên cứu đã xác định được các
dạng môi trường trầm tích như sau:
Môi trường trầm tích sông (Miocene giữa): độ
sâu từ 481.3 – 1312.3 mMD
Phân chia môi trường trầm tích dựa trên sự
biến đổi đường cong GR và đường Sonic (SP –
Spontaneous potential – điện thế phân cực tự
nhiên trong đất đá) (Sainta và Fisher, 1968)
(Hình 4).
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 88
Hình 4. Phân chia môi trường theo Sainta và Fisher, 1968[1]
Từ độ sâu 487 – 950 mMD giá trị đường
cong GR thay đổi trong biên độ 75 – 110 GAIP,
đôi chỗ giảm xuống 0 – 25 GAIP (bề dày dưới 1
m) là do ảnh hưởng của vật liệu than, hay giá trị
lên cao 180 GAIP là do xuất hiện các vỉa nhỏ
trầm tích carbonate. Quan sát tổng thể toàn bộ bề
dày của tập trầm tích ở độ sâu này, sự biến đổi
của đường GR tương đối đồng đều, cho thấy
tương ứng với môi trường trầm tích sông.
Từ độ sâu 950 – 1284,3 mMD, có sự thay đổi
tướng trầm tích từ thô hạt chuyển sang mịn hạt
dần, qua kết quả phân tích đường GR dao động
trong khoảng 95 – 150 GAIP tương ứng với bề
dày trầm tích gần 50 m, cho thấy thành phần mịn
hạt tăng dần, kết quả về độ rỗng từ đường mật độ
(density) đạt giá trị từ trung bình đến thấp, đây là
đới chuyển tiếp môi trường từ các đơn vị trầm
tích sông sang môi trường trầm tích khác. Ngoài
ra, có các trầm tích đá vôi xen kẹp với các lớp sét
mỏng dạng thấu kính (Hình 5).
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 89
Hình 5. Băng log cơ sở đánh giá thay đổi của GR
Kết quả báo cáo thăm dò Mudlog, cho thấy:
thành phần thạch học khoảng độ sâu này của
giếng khoan chủ yếu là cát kết xen kẹp với các
lớp sét kết và các lớp than mỏng:
Cát kết: chủ yếu màu xám sáng đến trung
bình, độ trong suốt từ mờ đến trong suốt, hạt độ
từ hạt mịn đến trung bình, đôi chỗ hạt thô, độ
tròn từ bán tròn đến tròn, độ cầu từ bán cầu đến
cầu, độ cứng từ trung bình đến cứng, thành phần
khoáng vật chủ yếu là thạch anh, nhiều biotite và
muscovite, đôi chỗ có chlorite, vết pirit, độ rỗng
kém đến tốt.
Sét kết: chủ yếu màu xám xanh, xám đến
xám đen, xanh xám. Đôi chỗ xen kẹp lớp bột kết
mỏng.
Than: màu đen, đen nâu; có xen lẫn thành
phần mica.
Từ độ sâu từ 480 – 550 mMD: có thành phần
thạch học chủ yếu là cát kết, với bề dày trầm tích
từ 2 – 10 m. Ngoài ra, có xen kẹp là các tập sét
và những vỉa than mỏng (Hình 6).
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 90
Hình 6. Băng mudlog mô tả thạch học ở độ sâu 480 – 550 mMD.
Hình 7. Băng log độ sâu từ 690 – 770 mMD
Từ độ sâu 690 – 770 mMD, thành phần cát
kết xen kẹp với sét kết, khá phổ biến và rất hiếm
gặp các vỉa than. Qua kết quả phân tích cho thấy
môi trường trầm tích có năng lượng thay đổi từ
cao đến trung bình tạo nên các lớp trầm tích chủ
yếu thô hạt với thành phần thạch học là cát kết
(Hình 7).
Từ độ sâu 1156 – 1203 mMD có sự chuyển
tiếp, với thành phần hạt mịn tăng lên, vật liệu thô
hạt giảm xuống. Ở độ sâu này nhận thấy các lớp
sét kết với bề dày tăng và chúng xuất hiện nhiều
hơn so với các lớp cát kết. So sánh với kết quả
minh giải tài liệu địa vật lý ở độ sâu này cũng bắt
đầu có sự xáo trộn các đường log (GR, density,
điện trở ... ) đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa các
môi trường khác nhau theo độ sâu của giếng
khoan (từ nông đến sâu) tương ứng với tướng hạt
thô sang tướng hạt mịn (Hình 8).
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 91
Hình 8. Băng log độ sâu 1156 – 1203 mMD
Trên cơ sở lý thuyết về phân chia môi trường
của Sainta và Fisher (hình 4)[1]. Qua kết quả phân
tích địa vật lý giếng khoan và tài liệu mud log đã
xác định tầng trầm tích Miocene giữa được thành
tạo trong môi trường trầm tích sông gồm các
tướng đá sau: trầm tích sông, trầm tích đới ven
biển, trầm tích các dòng chảy của sông.
Môi trường trầm tích biển nông (Miocene
dưới): độ sâu từ 1312.3 – 2290.9 mMD
Độ sâu từ 1312.3 – 2290.9 mMD: Qua kết
quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan cho
thấy đường Sonic biến đổi theo địa tầng của
giếng khoan tương đồng với kết quả phân chia
địa tầng tham khảo từ tài liệu địa chấn (Bảng 1).
Với kết quả minh giải môi trường trầm tích
qua sự biến đổi đường GR và đường SP, cho thấy
tầng trầm tích Miocene dưới (từ độ sâu 1312.3 –
2290.9 mMD) đã được thành tạo gồm các tướng
đá đặc trưng cho môi trường trầm tích biển nông
(Coleman và Prior, 1980) (Hình 9, 10).
Hình 9. Phân chia môi trường trầm tích của Coleman và Prior, 1980 [1]
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 92
Tầng Miocene dưới, quan sát sự thay đổi
đường SP cho thấy môi trường trầm tích ở thời kì
này rất ổn định và biên độ dao động giảm thấp
giá trị SP dao động từ 450 – 550VV.
Quan sát sự thay đổi giá trị đường SP từ 610
VV (tầng Miocene giữa) xuống 450 – 550VV
(tầng Miocene dưới), cho thấy môi trường trầm
tích của tầng Miocene giữa và Miocene dưới
khác nhau (Hình 5, 10).
Phân tích giá trị đo GR đường cong dao động
với thành phần mịn đều của sét bột đến sét và sự
xen kẹp của các thành phần đá vôi từ 75 – 178
GAIP trong đó phổ biến khoảng 95 – 130 (tương
ứng thành phần cát bột – sét) (Hình 10).
Hình 10. Băng log cơ sở độ sâu 1000 – 2300 m MD
Thành phần thạch học khoảng độ sâu này của
giếng khoan chủ yếu là cát kết và sét kết xen kẹp
với các lớp bột kết và than:
Cát kết: màu sắc từ xám sáng đến xám đen,
độ trong suốt từ mờ đến trong suốt, hạt độ trung
bình, đôi chỗ hạt mịn hoặc thô, hình dạng hạt chủ
yếu là bán góc cạnh, đôi khi bán tròn, bán cầu, độ
chọn lọc trung bình, thành phần khoáng vật chủ
yếu là thạch anh, độ gắn kết từ trung bình đến tốt,
ximăng vôi, mảnh biotite và muscovite, đôi chỗ
chlorite, kết hợp với pirit, độ rỗng kém.
Sét kết: chủ yếu màu xám đen, xám nâu, đôi
chỗ xám xanh, xen kẹp đá vôi và những lớp
mỏng bột kết, nhiều mica, có dấu vết vật liệu hữu
cơ tàn dư.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 93
Bột kết dolomite: xám sáng, trắng đục, đôi
chỗ màu xanh, hồng vàng, có cấu trúc của đá bùn
xen kẹp đá vôi không đồng đều, thành phần
khoáng vật sét, thạch anh, chlorite ít, ở những lớp
đá vôi xen kẹp đôi chỗ có tinh thể, đôi chỗ
chuyển thành dolomite.
Than: màu đen, đôi chỗ đen nâu, cứng, giòn,
dạng khối đến dẹt, rạn nứt.
Hình 11. Băng log từ 1620 – 1770 mMD
Qua phân tích tài liệu mudlog tổng hợp ở độ
sâu 1620 – 1770mMD cho thấy các lớp trầm tích
sét kết tăng lên nhiều hơn và có biểu hiện xen
kẹp những lớp đá vôi mỏng dạng thấu kính. Các
lớp cát kết ở dạng các vỉa mỏng xen kẹp với sét
kết (Hình 11).
Hình 12. Băng log 1967 – 2037 mMD
Phân tích mudlog ở độ sâu 1967 – 2037
mMD, các tập trầm tích đá vôi xen kẹp trong các
tập sét đều hơn. Thành phần hạt thô (cát kết)
giảm dần và hạt mịn tăng lên cao (gồm sét kết và
đá vôi). Qua kết quả phân tích thành phần thạch
học, sự thay đổi kích thước hạt cho thấy trong
giai đoạn trầm tích các vật liệu này có năng
lượng môi trường thấp, mực nước khá yên tĩnh
tạo điều kiện cho các vật liệu mịn có điều kiện
lắng đọng nhiều, bên cạnh đó qua mô tả độ cầu
và độ tròn của vật liệu trầm tích cho thấy trong
quá trình di chuyển các vật liệu trầm tích không
gần nguồn cung cấp (Hình 12).
Hình 13. Băng log 2142 – 2216 mMD
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 94
Độ sâu từ 2142 – 2216 mMD của tài liệu
mudlog cho thấy sự phân bố trầm tích sét kết ở
độ sâu này tăng cao và có dạng cấu trúc phân lớp
xen kẹp cát – sét, đôi chỗ xen kẹp thành phần đá
vôi. Qua phân tích đây là vùng có sự xáo trộn
năng lượng nên thành phần vật liệu có sự xen kẹp
liên tiếp với nhau (Hình 13).
Kết hợp với kết quả đo FMI (FullBore
MicroImager) ở độ sâu từ 990 – 1800 mMD thể
hiện các cấu trúc trầm tích như xiên chéo, chảy
rối,... cũng như thành phần vật liệu trầm tích đan
xen nhau giữa các tướng đá trong môi trường
biển như sau: môi trường đới ven bờ biển, môi
trường phẳng thủy triều và lagoon. Phân bố theo
độ sâu từ 990 mMD là môi trường ven biển đến
phẳng thủy triều và lagoon, các dòng chảy sang
phẳng thủy triều (Hình 14).
Hình 14. Kết quả do FMI ở giai đoạn Miocene sớm
Ở tầng trầm tích Miocene dưới, trên cơ sở
phân tích đường Gamma Ray, tài liệu mudlog và
kết hợp với kết quả đo FMI đều cho kết quả minh
giải với các tướng đá thuộc môi trường trầm tích
biển nông theo bảng phân chia môi trường của
Coleman và Prior (Hình 9) và sự phân bố thành
phần thạch học theo độ sâu từ thô dần đến mịn.
Đây là giai đoạn có sự tác động của biển với các
trầm tích ven biển chiếm ưu thế.
Trầm tích tam giác châu (Oligocene): độ sâu
2290,9 – 2900 mMD
Quan sát sự thay đổi của các đường cong địa
vật lý như đường GR, đường điện trở và đường
SP từ độ sâu này cho giá trị đường SP ở độ sâu
2370 – 2500 mMD thay đổi trong khoảng 349 –
405 VV giảm so với tầng Miocene dưới (khoảng
500 VV) cho thấy có sự chuyển biến sang một
dạng môi trường trầm tích khác (Hình 10, 16).
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 95
Hình 15. Phân chia môi trường trầm tích tam giác châu trên cơ sở các đường GR và SP (theo Coleman và Prior,
1982)[1]
Phân chia môi trường dựa trên sự biển đổi
đường GR và đường SP theo bảng phân chia của
Coleman và Prior kết hợp với đối sánh giá trị
đường điện trở và đường mật độ trên băng địa vật
lý giếng khoan cho thấy tầng trầm tích Oligocene
này có các đơn vị trầm tích đầm lầy, ao hồ thể
hiện đây là môi trường trầm tích tam giác châu
(Hình 15).
Quan sát và phân tích sự thay đổi của đường
GR đều dao động trong khoảng 95 – 140 GAIP
tương đối ổn định trong độ sâu nghiên cứu (Hình
16). Dựa trên kết quả đánh giá đường GR với
thành phần sét kết (hạt mịn) chiếm ưu thế (có độ
sâu sét kết phân bố gần 5 m bề dày) xen kẹp là
các thấu kính sét vôi, than trong toàn tầng trầm
tích ở độ sâu này, thành phần cát kết xen kẹp đều
với bề dày lớp cát trong khoảng 1 – 2 m.
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 96
Hình 16. Băng log đoạn từ 2200 – 2900 mMD.
Đánh giá tài liệu Mudlog cho giá trị sau:
Thành phần thạch học khoảng độ sâu này của
giếng khoan chủ yếu là sự xen kẹp giữa cát kết và
sét kết với các lớp mỏng sét vôi, bột kết, đôi chỗ
có than:
Cát kết: màu sắc từ xám đến xám đen, đôi
chỗ xám nâu, xám xanh đen, độ cứng trung bình
đến cứng, giòn, kích thước hạt từ thô đến rất mịn,
đôi chỗ hạt mịn, độ chọn lọc trung bình đến tốt,
gắn kết tốt bởi ximăng vôi, thành phần khoáng
vật chủ yếu là thạch anh rất mịn đến mịn, đôi chỗ
có biotit màu nâu đen, có nhiều vật liệu vôi trong
thành phần, độ rỗng kém.
Sét kết: chủ yếu xám xanh, xám trung bình
đến sáng, có đá vôi, đôi chỗ xen kẹp dạng bùn
hay bột kết, có biểu hiện nhiễm vôi.
Sét vôi: chủ yếu màu đen nâu, đen, độ cứng
trung bình đến cứng, tách rời, đôi chỗ có bùn, đôi
chỗ nhiều mica.
Limestone: màu xám sáng, trắng, trắng xanh
sáng, rất mềm đến mềm, bán khối đến khối, có
lẫn sét và cát.
Than: màu đen, độ cứng trung bình, giòn,
dạng khối đén bán khối, đôi chỗ dạng dẹt.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 97
Hình 17. Băng log từ 2436 – 2487 mMD
Qua phân tích kết quả đo mudlog ở độ sâu
2436 – 2487 mMD cho thấy các thành phần mịn
hạt chiếm phần lớn trong mẫu, các vỉa trầm tích
sét kết và cát kết xen kẹp nhau với bề dày mỏng
1 – 2m. Môi trường ở độ sâu này có năng lượng
thấp nên thành phần mịn hạt có điều kiện lắng
đọng nhưng cũng thay đổi theo mùa thể hiện ảnh
hưởng của sông tuy không mạnh mẽ (Hình 17).
Hình 18. Băng log từ 2530 – 2594m MD
Độ sâu 2530 – 2594 mMD cho thấy thành
phần hạt mịn giảm thành phần hạt thô cao và có
thành phần của carbonate thể hiện sự thay đổi của
một đơn vị trầm tích trong hệ thống trầm tích của
giai đoạn Oligocene. Trầm tích carbonate nằm
xen kẹp với lớp sét kết có dạng thấu kính mỏng
nằm bên trong lớp sét đấy (Hình 18) và cát kết
xen kẹp với sét kết.
Kết quả phân tích cho thấy môi trường ở
đoạn này có năng lượng thay đổi cao hơn mức
năng lượng của độ sâu 2436 – 2487 mMD. Quá
trình vận chuyển các vật liệu trầm tích có sự
đóng góp vật liệu trên đoạn đường di chuyển nên
có sự thay đổi các loại vật liệu khác nhau. Thành
phần carbonate với hàm lượng thấp có điều kiện
lắng đọng và tạo thành cấu trúc thấu kính mỏng.
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 98
Hình 19. Độ sâu 2765 – 2854 m MD
Phân tích tài liệu mudlog của độ sâu 2765 –
2854 mMD (Hình 19), thành phần thạch học trầm
tích có các nhóm sau: cát kết, sét kết và trầm tích
các lớp bùn xen kẹp trong độ sâu này. So sánh
với các dao động Gramma Ray và Density –
Neutron của đường cong địa vật lý cho thấy độ
sâu này thành phần mịn hạt chiếm ưu thế cao và
độ rỗng rất thấp.
Với bề dày trầm tích gần 90 m cấu trúc phân
lớp thể hiện trên giếng khoan. Trầm tích mịn hạt
xen kẹp trầm tích thô hạt hơn nhưng ở khoảng độ
sâu này phân tích thạch học mẫu vụn và biểu hiện
giá trị đường Density – Neutron cho thấy thành
phần chiếm ưu thế là các thành phần hạt mịn và
độ rỗng ưu thế thấp. Với thành phần thạch học đã
mô tả trên và phân bố của chúng trong giếng
khoan ở độ sâu này cho thấy đây là vùng bình ổn
ít chịu tác động của sóng nên điều kiện lắng đọng
diễn ra từ từ với các vật liệu mịn hạt chiếm chủ
yếu. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của lớp bùn sét
kết xen kẹp bên trong cho thấy vùng có vật liệu
hữu cơ trầm tích biểu hiện một đơn vị trầm tích
nguồn gốc đầm lầy ở đấy.
Trên cơ sở minh giải tài liệu Địa vật lý giếng
khoang kết hợp với tài liệu Mud Log và tài liệu
phân tập địa tầng - địa chấn, kết quả minh giải
môi trường trầm tích giếng khoan 102 – T – 1X
được thể hiện ở (Hình 20).
Tham khảo tài liệu tổng hợp Mudlog, các
biểu hiện dầu khí cho giá trị các thông số C1 – C5
(Bảng 2) .
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 99
Hình 20. Cột địa tầng của giếng khoan 102 – T – 1X sau phân tích[2]
Bảng 2. Kết quả đo biểu hiện dầu khí
Science & Technology Development, Vol 18, No.T6- 2015
Trang 100
Trong quá trình khoan bắt gặp các biểu hiện
phát quang ở Miocene giữa, Miocene dưới với tỉ
lệ rất thấp (< 5 %), không có gì đặc biệt. Trong
Oligocene, nhìn chung các phát quang đều thấp
hơn 5 %, ngoại trừ trong đoạn 2381-2387 m lên
tới 40-50 %. Từ độ sâu 2546 m tới TD có biểu
hiện phát quang liên tục với tỉ lệ 5-20 %, khả
năng đây chỉ là biểu hiện tàn dư của đá mẹ.
Kết quả đo DST:
DST#1 (trầm tích cát kết Miocene dưới):
1641 – 1653 m-MDDF (1641 – 1653 m-TVDDF)
1657 – 1667 m-MDDF (1657 – 1667 m-TVDDF)
Kết quả: Cho dòng khí (main flow) ở chế độ
côn 40/64” với lưu lượng 14 MMscf/d,
condensate 46stb/d, áp suất miệng giếng 1629psi,
CO2 : 0,5%.
DST#2 (Trầm tích cát kết Miocene giữa):
1183,5 – 1199,5 m-MDDF (1183,5 – 1199,5 m-
TVDDF)
1202,5 – 1206,5 m-MDDF (1202,5 – 1206,5 m-
TVDDF)
Thêm 1161 – 1167 m-MDDF (1161 – 1167 m-
TVDDF)
Thêm 1260 – 1266 m-MDDF (1260 – 1266 m-
TVDDF)
Kết quả như sau:
Bảng 3. Kết quả đo DTS của giếng khoan 102 – TB – 1X
Côn Gas ( MMscf/d) Cond. (stb/d) WHP (psi) CO2 (%)
28/64” 6,45 1479 0,5
48/64” 15,36 1174 0,5
60/64” 18,84 9 908 0,5
40/64” 11,62 8 1316 0,5
60/64” 19,03 21 923 0,5
128/64” 24,43 27 514 0,5
KẾT LUẬN
Dựa trên tài liệu địa chấn, tài liệu Mudlog và
kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan
tác giả đã đánh giá môi trường trầm tích của
giếng khoan 102 – TB – 1X thuộc lô 102 – bồn
trũng Sông Hồng có các môi trường trầm tích
thay đổi tương ứng theo từng giai đoạn phát triển
địa tầng từ giai đoạn Oligocene đến Miocene
dưới như sau:
Từ độ sâu 481,3 – 1312,3 mMD - Miocene
giữa tướng ứng với hệ tầng Phù Cừ (U250) có
các đơm vị trầm tích sông, trầm tích đới ven biền
và các dòng chảy của sông là môi trường trầm
tích sông.
Từ độ sâu 1312,3 – 2290,9 mMD - Miocene
dưới tương ứng với hệ tầng Phong Châu (U300)
có các đơn vị trầm tích đới ven biển, phẳng thủy
triều, lagoon và dòng chảy là môi trường trầm
tích biển nông.
Từ độ sâu 2290,9 – 2900 mMD là thuộc
Oligocene tương ứng với hệ tầng Đình Cao
(U350) có các đơn vị trầm tích như: trầm tích ao
hồ, đầm lầy và đồng bằng tam giác châu trong
môn trường trầm tích tam giác châu.
Qua kết quả đánh giá biểu hiện dầu khí và
phép đo DTS cho thấy khu vực lô 102 có tiềm
năng khí và biểu hiện dầu khí trong trầm tích
tầng Miocene là chủ yếu. Trên cơ sở đó cần tiến
hành nhiều phép đo log và phân tích chi tiết để
đánh giá chính xác trữ lượng của khu vực.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ đề tài mã số:
C2013-18-05.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015
Trang 101
Evaluation of the sedimentary
environment of the block 102 of Song
Hong basin by petrophysics
Nguyen Thi Ngoc Thanh
Bui Thi Luan
University of Sience, VNU-HCM
ABSTRACT
Interpretation of wireline logging data
supported to recover the sedimentary
environment of block 102 of Song Hong
basin. It inchided in determination of the
spatial distribution of source, reservoir and
cap rocks and an indispensable part in oil
exploration of this area. Resulted wireline
logging data showed some sedimentary
environment units as the following The late
Oligocene was delta environment. It was
identified as forming delta plain, swamp to
lacustrine. The middle Miocene had changed
to shallow water marine environment, which
formed the shoreface, tidal flat, lagoon and
channel. The lower Miocene was aluvial
environment that changed into fluvial and
coastal plain.
Key word: environment, wireline logging, delta, aluvial, shallow water marine.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. O. Serra, Schlumberger company.
Sedimentary Environments from Wireline
Logs, 147-185 (1989).
[2]. Báo cáo thăm dò lô 102 bồn trũng Sông
Hồng, Tổng công ty Thăm dò và Khai thác
Dầu khí (2009).
[3]. H.V. Long, Peter D. Clift. Đặc điểm trầm
tích Kainozoi vịnh Bắc Bộ và châu thổ sông
Hồng, Tạp chí Dầu khí của tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam, 8, 8-18 (2009).
[4]. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Địa chất và Tài
nguyên Dầu khí Viêt nam. Hội Địa Chất Dầu
khí Việt Nam biên soạn, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật ( Tháng 1 -2007).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23833_79756_1_pb_806_2037377.pdf