Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn ở nước ta

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng cao, để nâng cao tính cạnh tranh, ngành chăn nuôi lợn thịt phải nâng cao được hiệu quả kinh tế-kỹ thuật, muốn vậy Nhà nước phải tạo được môi trường thuận lợi hơn như tạo điều kiện và khuyến khích tăng cường việc mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt qua qua chính sách và phát triển các mô hình khuyến nông tổng hợp bao gồm các kỹ thuật về giống, thức ăn, bảo hiểm vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước cần có chính sách tăng cường đầu tư cho nghiên cứu giống lợn thịt một cách hợp lý, nhằm tạo ra giống lợn thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam.

pdf9 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 72 ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ SO SÁNH CỦA CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA Đinh Xuân Tùng*, Nguyễn Đăng Thanh, Đỗ Văn Đức, Trần Phùng Thanh Thủy, Nguyễn Thị Loan, Đỗ Thu Nguyệt và Hàn Anh Tuấn Bộ môn Kinh tế, Môi trường và HTCN – Viện Chăn Nuôi Tác giả liên hệ: Đinh Xuân Tùng – Bộ môn Kinh tế, Môi trường và HTCN Viện Chăn Nuôi – Từ Liêm – Hà Nội – Việt Nam Tel: (04)38.387.237 / 0912.145.703; Fax: (04) 38.389.775; Email: xuantung168@yahoo.com ABSTRACT Comparative advantage of pig production in Vietnam Economic analysis and Policy Analysis Matrix were applied to assess the comparative advantage in pig production by production systems, regions and breeds in Vietnam based on a sample of 825 representative farms selected randomly from 38 communes belong to 18 districts of 8 provinces in the North, Central and Southern regions of the country. Results show that production cost unit of live weight of fattening pigs ranged from 28.72 thousands Vietnamese Dong per kg for smallholder pig farms and 26.30 thousands for commercial pig farms. Under the existing production and market situation in Vietnam, results indicate that pork production is generally competitive (DRC<1). The commercial farms have higher comparative advantages than that of smallhold farms. Key words: pig, comperative advantage, policy analysis matrix ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế toàn cầu hoá, khi các nền kinh tế có sự phụ thuộc lẫn nhau thì chính sách của một quốc gia có thể có tác động đến các quốc gia khác, đặc biệt không chỉ chính sách thương mại, mà còn các chính sách liên quan đến sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện như vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của một ngành hàng là một điều rất quan trọng. Đặc biệt trong điều kiện nông thôn của nước ta, khi các hoạt động tạo thu nhập thay thế còn rất hạn chế, thì việc cân nhắc sản xuất cái gì, và sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào vẫn luôn là một câu hỏi luôn mang tính thời sự cao. Trong môi trường tự do hoá thương mại ngày càng tăng của Việt Nam, câu hỏi đặt ra là, liệu chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng sẽ có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới để vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng trong đa dạng hoá nguồn thu nhập trong nông nghiệp hay không? Liệu chăn nuôi quy mô hộ gia đình có khả năng cạnh tranh với các loại hình chăn nuôi khác với các sản phẩm nhập nội để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phầm chăn nuôi hay không? Giải pháp chính sách cụ thể nào cần phải ban hành nhằm tạo điều kiện cho quá trình đa dạng hoá nguồn thu nhập thông qua chăn nuôi?. Xuất phát từ quan điểm đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của chăn nuôi lợn ở nước ta. Mục tiêu của nghiên cứu này là: Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn trong xu thế hội nhập và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn thịt ở các cơ sở chăn nuôi lợn ở 3 miền Bắc-Trung-Nam. Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại 38 xã thuộc 16 huyện của 8 tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc-Trung-Nam, tại 823 cơ sở chăn nuôi lợn. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất – kinh doanh của các cơ sở chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2007-2009. Phạm vi về nội dung: Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn. ĐINH XUÂN TÙNG– Đánh giá lợi thế so sánh ... 73 Chọn điểm và cơ sở nghiên cứu Các cơ sở chăn nuôi lợn được chọn theo phương pháp phân tầng - hệ thống-ngẫu nhiên. Các cơ sở chăn nuôi này sẽ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ chăn nuôi lợn trong xã lựa chọn. Những số liệu mới về sản xuất lợn sẽ được thu thập thông qua tổ chức điều tra các cơ sở chăn nuôi lợn bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cơ sở 2 lần thông qua bảng câu hỏi thiết kế trước: Đối tượng điều tra chăn nuôi lợn ở 3 miền trong cả nước gồm: Các cơ sở chăn nuôi lợn đại diện cho các loại hình chăn nuôi: Chăn nuôi lợn nông hộ quy mô nhỏ và chăn nuôi lợn trang trại. (i) Chăn nuôi lợn nông hộ quy mô nhỏ: Là hộ chăn nuôi lợn thịt, lợn nái hay cả lợn thịt và lợn nái, có quy mô chăn nuôi thường xuyên từ <99 con lợn thịt hay từ <20 lợn nái. Các hộ này được chọn một cách ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ chăn nuôi lợn trong xã. Danh sách này được Ban Chăn nuôi-Thú y xã xác lập trước khi cuộc điều tra chính thức bắt đầu. Trưởng các đoàn điều tra căn cứ vào danh sách các hộ chăn nuôi, lựa chọn các hộ theo phương pháp hệ thống ngẫu nhiên. Mỗi tỉnh chọn 90 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. (ii) Chăn nuôi lợn trang trại: Các trang trại được lựa chọn theo tiêu chí trong thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê: Chăn nuôi lợn nái từ 20 con trở lên hoặc chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên 100 con trở lên. Căn cứ vào danh sách các trang trại được công nhận của xã, huyện và các trang trại cũng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Mỗi tỉnh lựa chọn ít nhất 10 trang trại nuôi lợn. Để triển khai công tác điều tra khảo sát, việc chọn mẫu được triển khai theo các bước sau đây: Bước 1: Tổng số tỉnh lựa chọn là 8 tỉnh. Dựa trên sự phân bổ đàn lợn và ý kiến chuyên gia, các tỉnh tham gia nghiên cứu dự kiến là: Thái Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Dương, Trà Vinh và Hậu Giang. Bước 2: Chọn 2 huyện đại diện cho mỗi tỉnh lựa chọn dựa trên số liệu phân bổ đàn lợn giữa các huyện trong tỉnh kết hợp với ý kiến chuyên gia các sở nông nghiệp và PTNT sau khi chủ nhiệm đề tài trình bày mục tiêu và nội dung nghiên cứu: 16 huyện đã được lựa chọn. Bước 3: Chọn xã đại diện cho mỗi huyện lựa chọn theo phương pháp chuyên gia: 38 xã. Các xã này được chọn dưới sự tư vấn của các cơ quan phòng nông nghiệp/trạm thu y huyện. Bước 4: Chọn cơ sở chăn nuôi tham gia điều tra: Số mẫu điều tra cơ sở chăn nuôi chăn nuôi lợn là 825 cơ sở, bao gồm 92 trang trại (chiếm 11% tổng số mẫu nghiên cứu). Các cơ sở chăn nuôi này sẽ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ chăn nuôi lợn trong xã lựa chọn. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu Số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp được lấy từ cuộc điều tra 825 cơ sở chăn nuôi lợn đại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam. Thông tin cần thu thập từ các cơ sở chăn nuôi dựa trên bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Bảng câu hỏi bao gồm các biểu mẫu và nội dung phù hợp với mục tiêu cần đạt được. Thông tin thu thập từ mỗi cơ sở sẽ được ghi chép vào 2 bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi thứ nhất: Thông tin cơ bản của cơ sở điều tra (điều tra lần 1). Gồm các chỉ tiêu chính sau đây: Thông tin về chủ cơ sở sản xuất, diện tích đất, số lượng lao động, tình hình trồng trọt (đầu vào-đầu ra), tình hình chăn nuôi, trâu, lợn, gia cầm (đầu vào-đầu ra), nguồn thu nhập. Bộ câu hỏi thứ hai: Thông tin về chi phí đầu vào, đầu ra và các thông tin liên quan đến hoạt động chăn nuôi lợn (điều tra lần 2 có hẹn trước). Gồm các chỉ tiêu chính sau đây: Số lượng lợn, cơ cấu đàn, chu chuyển đàn lợn trong năm, một số chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn, chi phí VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 74 đầu vào trong năm, thu nhập đầu ra trong năm, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình tiếp cận với các loại hình dịch vụ. Bộ câu hỏi được thử nghiệm để kiểm tra tính hợp lý trong các chỉ tiêu cần thu thập trước khi triển khai điều tra chính thức. Phương pháp phân tích số liệu Áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế để xác định và so sánh hiệu quả kinh tế giữa các quy mô chăn nuôi ở các vùng sinh thái, so sánh hiệu quả sản xuất giữa các hoạt động nông nghiệp khác và chăn nuôi lợn. Đồng thời các phương pháp ma trận phân tích chính sách (PAM) theo Monke, E. và Pearson, S.R (1989), Yao (1997), Hai và cs. (2004) và Nhợ và cs. (2005) cũng được áp dụng. Chúng tôi đánh giá lợi thế so sánh của việc chăn nuôi lợn và tác động chính sách theo 4 bước. Bước (1). Xác định và phân bổ các chi phí đầu vào thành các thành phần vật tư hàng hoá và chi phí tài nguyên trong nước, mức thuế và mức hỗ trợ đối với từng loại chi phí. Bước (2), xác định giá xã hội đối với từng loại chi phí và sản phẩm đầu ra. Bước (3). Xác định được bảng ngân sách, và bước (4). Thiết lập bảng PAM. Phương pháp phân tích ma trận chính sách (PAM) nhằm đánh giá lợi thế so sánh của việc sản xuất lợn thịt và tác động chính sách theo 4 bước. Bước (1). Xác định và phân bổ các chi phí đầu vào thành các thành phần vật tư hàng hoá và chi phí tài nguyên trong nước, mức thuế và mức hỗ trợ đối với từng loại chi phí. Bước (2), xác định giá xã hội đối với từng loại chi phí và sản phẩm đầu ra. Bước (3). Xác định được bảng ngân sách; Bước (4). Thiết lập bảng PAM và tính toán các chỉ tiêu sau đây: Hệ số bảo hộ danh nghĩa (Nominal Protection Coeficient-NPC); Hệ số bảo hộ hữu hiệu (Effective Protection Coeficient - EPC); Hệ số chi phí tài nguyên trong nước (Domestic Resource Coeficient- DRC). Các chỉ tiêu này được tính toán theo các công thức dưới đây: Ma trận phân tích chính sách (PAM) Hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC) Hệ số bảo hộ hiệu quả (EPC) Hệ số chi phí tài nguyên trong nước (DRC) NPC= A/E EPC=(A-B)/E-F) DRC=G/(E-F) A: Giá trị sản phẩm theo giá thị trường. E: Giá trị cơ hội của số sản phẩm. B: Giá trị của lượng vật tư hàng hoá theo giá thị trường. F: Giá trị của lượng vật tư hàng hoá theo giá xã hội. G: Giá trị cơ hội của lượng tài nguyên trong nước đã sử dụng. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Quy mô đàn lợn Quy mô chăn nuôi lợn rất khác nhau giữa các phương thức chăn nuôi. Quy mô đàn lợn thịt trung bình của các hộ chăn nuôi tại thời điểm điều tra là 18,0 con/hộ, tổng đàn lợn thịt nuôi được trong năm là 54,28 con/hộ/năm, như vậy trung bình mỗi năm các hộ nuôi được xấp xỉ 3 lứa. Một điều đáng lưu ý là không có sự khác nhau giữa các miền về quy mô trung bình đàn lợn thịt của các hộ gia đình, nhưng lại có sự khác biệt lớn giữa các hộ hay giữa các trang trại trong cùng một vùng, biểu hiện lớn nhất đó là khoảng cách giữa quy mô đàn lớn nhất (Max) và quy mô đàn nhỏ nhất (Min) là rất lớn ở cả 3 miền và hai phương thức chăn nuôi. ĐINH XUÂN TÙNG– Đánh giá lợi thế so sánh ... 75 Bảng 1. Quy mô đàn lợn phân theo vùng và phương thức chăn nuôi (con/cơ sở) Chăn nuôi Hộ gia đình (n=733) Chăn nuôi Trang trại (n=92) Chỉ tiêu ĐVT Mean Max Min Mean Max Min Qui mô nuôi lợn nái Con/hộ 2,36 15 1 44,59 135 8 Qui mô nuôi lợn thịt Con/hộ/lứa 18,00 78 1 198,83 900 29 M iề n B ắc Tổng lợn thịt trong năm Con/hộ/năm 56,63 578 1 664,65 2900 70 Qui mô nuôi lợn nái Con/hộ 2,84 10 1 12,46 30 2 Qui mô nuôi lợn thịt Con/hộ/lứa 18,78 85 2 77,00 320 10 M iề n Tr un g Tổng lợn thịt trong năm Con/hộ/năm 52,57 286 2 456,13 3290 40 Qui mô nuôi lợn nái Con/hộ 3,29 12 1 72,24 636 5 Qui mô nuôi lợn thịt Con/hộ/lứa 17,51 338 1 317,76 1650 35 M iề n N am Tổng lợn thịt trong năm Con/hộ/năm 52,93 403 2 1181,78 6700 20 Qui mô nuôi lợn nái Con/hộ 2,81 15 1 53,26 636 2 Qui mô nuôi lợn thịt Con/hộ/lứa 18,03 338 1 242,76 1650 10 Tr un g bì nh Tổng lợn thịt trong năm Con/hộ/năm 54,28 578 1 911,44 6700 20 Các cơ sở chăn nuôi theo phương thức trang trại có quy mô đàn lợn thịt cao gấp 16,8 lần so với quy mô chăn nuôi của hộ. Trung bình các trang trại chăn nuôi lợn ở miền Nam có quy mô đàn lớn nhất (242 con), tiếp theo là miền Bắc (198 con) và thấp nhất là ở miền Trung (77 con). Một trong những nguyên nhân dẫn đến quy mô của các trang trại ở vùng miền Trung không đáp ứng được quy mô chăn nuôi trang trại tại thời điểm điều tra là do, hầu hết các trang trại ở đây đều nuôi theo hệ thống kết hợp (lợn nái-lợn con-lợn thịt). Quy mô đàn lợn nái nuôi ở trang trại vùng miền trung thấp nhất là 2 con, nhưng ở trang trại này lại nuôi 300 lợn thịt. Cũng ở vùng này, quy mô đàn lợn thịt thấp nhất nuôi ở trang trại là 10 con, nhưng ở trang trại này lại nuôi 24 con lợn nái sinh sản. Tình hình biến động giá lợn hơi và giá cám Biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy là giá lợn lai siêu nạc luôn cao hơn giá lợn hơi lai khoảng từ 2 đến 3 nghìn đồng/kg lợn hơi. Giá lợn hơi từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008, có xu hướng tăng dần đối với lợn siêu nạc vào thời điểm cuối năm, còn giá lợn hơi lai tương đối ổn định trong khoảng thời gian này. Giá lợn hơi có xu hương giảm dần sau tết âm lịch đến khoảng tháng 5-6 năm 2008, và sau đó tiếp tục tăng, đến đỉnh điểm là vào tháng 1 năm 2009. Và từ sau tết năm 2009, giá lợn hơi lại có xu hướng giảm dần và trở về mức giá của quý 4 năm 2007. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 10- 07 11- 07 12- 07 1- 08 2- 08 3- 08 4- 08 5- 08 6- 08 7- 08 8- 08 9- 08 10- 08 11- 08 12- 08 1- 09 2- 09 3- 09 4- 09 5- 09 6- 09 7- 09 8- 09 Sieu nac TB Gia ngo Gia camTB Lon F2 TB Hình 1: Sự biến động giá lợn hơi và giá cám trong giai đoạn 10/2007 đến 8/2009 (Nguồn: Tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu của Bộ Môn Kinh tế, Môi trường và HTCN, Viện Chăn Nuôi) Tuy nhiên giá cám trên thị trường trong cùng giai đoạn trên có xu hướng tăng dần từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 7 năm 2008, và sau đó có xu hướng giảm dần đến cuối tháng 12 năm 2008, trong năm 2009, giá cám hỗn hợp tương đối ổn định. Nhìn chung, giá ngô trong nước có ít biến động hơn giá cám hỗn hợp. Sở dĩ có sự thay biến đổi giá cám như vậy là do giá ngô hạt trên thị trường thế giới tăng cao 294 USD/tấn vào tháng 6 năm 2008, cũng trong thời điểm này, giá dầu đậu tương, bột đậu tương cũng tăng mức kỷ lục, tương ứng là 1.537 USD/tấn, và 512 USD/tấn (European Commission, 2009) VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 76 - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10- 07 11- 07 12- 07 1- 08 2- 08 3- 08 4- 08 5- 08 6- 08 7- 08 8- 08 9- 08 10- 08 11- 08 12- 08 1- 09 2- 09 3- 09 4- 09 5- 09 6- 09 7- 09 8- 09 Hệ số lợn/ngô Hình 2: Biến động chỉ số giá lợn hơi/giá cám giai đoạn 10/2007-8/2009 (Nguồn: Tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu của Bộ Môn Kinh tế, Môi trường và HTCN, Viện Chăn Nuôi) Ở một số nước trên thế giới, người chăn nuôi lợn có thể dựa vào hệ số giữa giá lợn và giá ngô trong quá khứ để dự đoán giá lợn trong tương lai, tuy nhiên ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta khi giá thức ăn cao, lợi nhuận chăn nuôi không cao nên có xu hướng bán giảm số lượng đầu con và giá lợn hơi giảm. Nhưng do vẫn có nhu cầu thường xuyên về thực phẩm động vật của xã hội nên thời gian sau đó thì giá thức ăn có xu thế giảm và giá thịt hơi lại tăng. Bảng 2. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo quy mô Chỉ tiêu ĐVT nhỏ (50) Trung bình n 187 401 72 660 TN hỗn hợp(TNHH) Nghìn 1.167,03 11.589,17 331.511,58 43.536,86 Lãi (PR) Nghìn (4.513,78) 3.616,56 293.212,85 32.905,29 GO/IC Lần 1,08 1,14 1,25 1,22 TNHH/IC Lần 0,04 0,12 0,23 0,19 Lãi/IC Lần (0,17) 0,04 0,20 0,15 GO/tổng chi Lần 0,87 1,03 1,19 1,14 TNHH/Tổng chi Lần 0,03 0,11 0,22 0,18 GO/công LĐ Nghìn 330,41 711,56 2.299,17 776,76 TNHH/công LĐ Nghìn 15,36 70,55 446,06 95,88 Như vậy, ở một số thời điểm nhất định có sự tương quan nghịch giữa giá thức ăn tinh và giá lợn hơi. Hệ số này có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ tháng 11/2007 (5,74) đến tháng 5 năm 2008 (4,64). Đây là thời điểm mà hệ số giá lợn hơi/giá ngô thấp nhất trong 24 tháng. Tuy nhiên hệ số này lại tiếp tục tăng và có xu hướng tăng mạnh và đạt đỉnh điểm vào tháng 1 năm 2009. Bảng 3. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt theo hệ thống chăn nuôi Chỉ tiêu ĐVT Chuyên nuôi Lợn thịt Nuôi kết hợp (Nái-Thịt) Trung bình Cơ sở 169 491 660 TN hỗn hợp (TNHH) Nghìn 16.636,95 52.795,68 43.536,86 Lãi (PR) Nghìn 6.960,78 41.835,27 32.905,29 GO/IC Lần 1,12 1,23 1,22 TNHH/IC Lần 0,11 0,21 0,19 Lãi/IC Lần 0,05 0,17 0,15 GO/tổng chi Lần 1,04 1,16 1,14 TNHH/Tổng chi Lần 0,10 0,20 0,18 GO/công LĐ Nghìn 546,01 856,18 776,76 TNHH/công LĐ Nghìn 30,01 118,55 95,88 ĐINH XUÂN TÙNG– Đánh giá lợi thế so sánh ... 77 Kết quả phân tích của 660 cơ sở chăn nuôi lợn thịt cho thấy chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn từ 50 con trở lên cho hiệu quả cao nhất ở tất cả các chỉ tiêu hiệu quả. Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình với quy mô nhỏ hơn 10 con không có lãi. Tính riêng cho từng vùng cũng cho thấy, lợi thế so sánh của chăn nuôi quy mô vừa và lớn so với chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình. Các chi tiêu kinh tế được phân theo 2 nhóm hệ thống chăn nuôi, đó là các hộ chuyên nuôi lợn thịt và nhóm hộ chăn nuôi kết hợp (lợn nái-lợn con-lợn thịt), kết quả cho thấy nhóm các hộ chăn nuôi theo hệ thống kết hợp có hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm chuyên nuôi lợn thịt. Lãi/IC của nhóm nuôi kết hợp cao hơn hộ chuyên nuôi lợn thịt là 9,8%. Các chỉ tiêu khác như GO/Tổng chi; TNHH/Tổng chi; GO/lao động và TNHH của nhóm hộ nuôi kết hợp cao hơn nhóm nuôi chuyên thịt tương ứng là 11%, 100%, 56% và 300%.. Một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở nhóm nuôi kết hợp là họ đã chủ động được con giống và hạch toán với giá giống hợp lý. Bảng 4: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt phân theo giống Chỉ tiêu ĐVT Chỉ nuôi lợn lai Chỉ nuôi lợn ngoại Nuôi cả lợn Lai-lợn ngoại Trung bình Cơ sở 574 81 5 660 TN hỗn hợp Nghìn 18.449,78 207.542,60 266.640,47 43.536,86 Lãi (PR) Nghìn 10.303,47 180.135,30 242.467,87 32.905,29 GO/IC Lần 1,18 1,24 1,32 1,22 TNHH/IC Lần 0,16 0,21 0,30 0,19 Lãi/IC Lần 0,09 0,19 0,27 0,15 GO/tổng chi Lần 1,08 1,18 1,26 1,14 TNHH/Tổng chi Lần 0,15 0,20 0,28 0,18 GO/công LĐ Nghìn 627,17 1.794,64 1.459,33 776,76 TNHH/công LĐ Nghìn 72,45 250,50 280,84 95,88 Nhìn chung, kết quả phân tích cho thấy chăn nuôi kết hợp cả 2 giống lợn lai và lợn ngoại có hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ chỉ nuôi lợn lai hoặc chỉ nuôi lợn ngoại. Có lẽ đây là chiến lược ngắn hạn khi nhu cầu thị trường của nước ta ở nhiêu nơi, nhiều lúc giá lợn ngoại chưa thực sự luôn luôn cao hơn hẳn giá lợn lai, trong khi nhu cầu dinh dưỡng lợn lai thấp hơn lợn ngoại. Bảng 5: Gía thành lợn thịt xuất chuồng (nghìn đồng/kg) theo phương thức và vùng Chung Bắc Trung Nam Chỉ tiêu Hộ GĐ Trang trại Hộ GĐ Trang trại Hộ GĐ Trang trại Hộ GĐ Trang trại I. Chi phí biến đổi 27,92 25,33 26,79 24,10 27,16 24,08 29,86 26,53 1.Chi phí giống 8,83 10,45 8,09 8,54 7,82 8,75 10,51 12,24 2.Chi phí thức ăn 15,34 13,48 14,83 14,38 16,28 14,61 15,19 12,52 3.Chi phí lao động 3,50 1,17 3,56 0,95 2,88 0,66 3,94 1,49 3.1 LĐ_gia đình 3,50 0,84 3,56 0,78 2,88 0,66 3,94 0,95 3.2 LĐ_Thuê - 0,32 - 0,17 - - - 0,54 4. Chi thú y 0,24 0,22 0,30 0,22 0,17 0,06 0,21 0,27 5. Chi khác 0,01 0,00 0,01 0,01 0,01 0,00 0,01 0,00 II. Chi phí cố định 0,80 1,01 0,76 2,17 1,05 0,20 0,65 0,60 II.1 Khấu hao 0,46 0,54 0,43 0,95 0,44 0,16 0,52 0,44 II.2 Lãi vốn vay 0,34 0,47 0,34 1,23 0,61 0,04 0,12 0,16 Gía thành 28,72 26,34 27,56 26,27 28,22 24,28 30,51 27,13 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 78 Bảng 5 cho thấy, giá thành của chăn nuôi hộ gia đình cao hơn chăn nuôi trang trại là 9%. Gía thành lợn hơi xuất chuồng ở phương thức chăn nuôi trang trại ở Việt Nam gần tương đương giá thành lợn hơi sản xuất ở Thái Lan, gía thành sản xuất 100 kg lợn hơi năm 2008 là 4491 Bath (Olimp F.E and Attasith Khupratakhul, 2008), tương đương 1.4 USD hay 25 nghìn đồng/kg (nếu tính theo tỉ giá ngoại tệ hiện tại năm 2009, là 27 ngàn). Lợi thế so sánh theo mô hình PAM Một điều khó khăn nhất đối với việc xây dựng bảng PAM đã được nhiều tác giả đề cập, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đó là xác định giá bóng (giá xã hội) đối với cả sản phẩm đầu ra và vật tư đầu vào, và việc xác định tỷ lệ vật tư hàng hoá và nguồn lực trong nước đối với một số chủng loại đầu vào nào đó. Bảng 6. Ma trận phân tích chính sách cấp độ trại gia đình (triệu đồng/tấn lợn hơi), năm 2009 Chung Bắc Trung Nam Chỉ tiêu CN hộ CN Trang trại CN hộ CN Trang trại CN hộ CN Trang trại CN hộ CN Trang trại Gía trị thị trường Doanh thu 28,77 31,78 26,79 32,68 28,59 31,03 31,15 32,11 Vật tư hang hóa 21,47 22,68 17,52 21,93 23,67 21,44 23,45 23,49 Tài ng. t.nước 7,25 3,66 10,04 4,34 4,55 2,84 7,06 3,64 Lợi nhuận 0,05 5,44 -0,77 6,42 0,37 6,75 0,64 4,98 Gía trị xã hội Doanh thu 28,19 27,33 28,94 28,44 28,88 28,24 27,72 28,26 Vật tư hang hóa 19,33 20,93 16,93 21,77 22,87 21,41 19,70 21,51 Tài ng t.nước 6,10 3,34 8,55 4,29 3,90 2,80 5,78 3,47 Lợi nhuận 2,76 3,05 3,46 2,38 2,11 4,03 2,24 3,28 Chuyển dịch/so sánh Doanh thu 0,58 4,45 (2,14) 4,25 (0,29) 2,79 3,43 3,85 Vật tư hang hóa 2,14 1,75 0,59 0,17 0,80 0,02 3,75 1,98 Tài ng t.nước 1,15 0,31 1,50 0,04 0,65 0,05 1,28 0,17 Lợi nhuận -2,71 2,39 -4,23 4,04 -1,74 2,72 -1,60 1,70 % Chuyển dịch Doanh thu -2,04 -16,28 7,41 -14,94 0,99 -9,89 -12,36 -13,64 Vật tư hang hóa -11,08 -8,37 -3,48 -0,77 -3,50 -0,11 -19,03 -9,22 Tài ng t.nước -18,77 -9,32 -17,52 -1,04 -16,80 -1,65 -22,14 -4,86 Lợi nhuận 98,19 -78,14 122,11 -169,72 82,34 -67,56 71,46 -51,92 Ví dụ, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia và các tài liệu tham khảo chúng tôi đã tính toán tỷ lệ giữa vật tư hàng hoá và tài nguyên trong nước đối với từng loại chi phí đầu vào. Đối với tài nguyên trong nước chúng tôi đã tham khảo các chính sách chung của nhà nước và chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn ở các địa phương nghiên cứu để xác định mức độ bảo hộ hay như mức thuế đối với từng chủng loại chi phí này. Ví dụ, đối với chi trả lãi suất vay chúng tôi tham khảo chính sách hỗ trợ lãi suất ở từng địa phương để tính chi phí cơ hội của vốn. Còn đối với giá xã hội của thịt lợn hơi chúng tôi tinh bằng cách lấy giá nhập khẩu thịt lợn móc hàm (CIF) trong thời gian nghiên cứu, cộng thêm chi phí vận chuyển từ cảng về nhà máy chế biến, quy đổi thành thịt lợn hơi và trừ đi chi phí vận chuyển từ nhà máy đến cơ sở chăn nuôi lợn, đây chính là giá xã hội của thịt lợn hơi khi so sánh với giá lợn hơi mà người chăn nuôi lợn nhận được. Trong khi người chăn nuôi bán lợn với giá cao hơn thị trường quốc tế, đồng thời ĐINH XUÂN TÙNG– Đánh giá lợi thế so sánh ... 79 cũng phải mua vật tư, cám hỗn hợp cao hơn thị trường quốc tế. Lý do làm cho giá vật tư đầu vào và đầu ra trong chăn nuôi lợn ở trong nước đều cao là do chính sách thuế nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu thức ăn. Chính phủ không hỗ trợ mà còn áp thuế nhập khẩu các nguyên liệu thức ăn cũng như một số loại vật tư khác làm cho giá trong nước cao hơn giá quốc tế. Chính sách này đã tạo ra sự chuyển dịch âm giữa giá trị cá thể và xã hội (Bảng 6). Vì giá vật tư hàng hóa trên thị trường thế giới thấp hơn giá trong nước, nên đã nhiêu cơ sở chú trọng nhập khẩu hơn là tổ chức sản xuất trong nước, đặc biệt là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Lý do làm cho gía lợn hơi trong nước cao hơn giá quốc tế có thể vì tăng nhu cầu trong nước cùng với hàng rào thuế nhập khẩu thịt lợn cho chính phủ quy định. Tuy nhiên, với mức lợi nhuận ở cả chăn nuôi hộ và trang trại cho thấy, nếu mức thuế nhập khẩu thịt giảm xuổng có thể làm cho các cơ sở chăn nuôi lợn trong nước giảm mạnh khả năng cạnh tranh. Nếu thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn giảm xuống, có thể giúp chuyển dịch từ chăn nuôi hộ gia đình đến chăn nuôi trang trại, nếu điều này xảy ra, các trang trại chăn nuôi lợn sẽ có nhiều lợi thế hơn. Bảng 7. Tóm tắt các chỉ số đo mức độ lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn Chung Bắc Trung Nam Các chỉ số CN hộ CN Trang trại CN hộ CN Trang trại CN hộ CN Trang trại CN hộ CN Trang trại NPC 1,02 1,16 0,93 1,15 0,99 1,10 1,12 1,14 EPC 0,82 1,42 0,77 1,61 0,82 1,41 0,96 1,28 DRC 0,69 0,52 0,71 0,64 0,65 0,41 0,72 0,51 Hệ số bảo hộ danh nghĩa cho thấy, các trang trại ở cả 3 miền đều được bảo vệ bởi chính sách và điều kiện thị trường đối với sản phẩm đầu ra là thịt lợn hơi (NPC>1), các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở miền Bắc và miền Trung gần như không được bảo vệ bởi điều kiện thị trường (NPC≈ 1). Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là các hộ chăn nuôi nhỏ ở hai vùng này còn nuôi nhiều lợn lai, giống có tỷ lệ nạc thấp. Nhìn chung, người chăn nuôi theo phương thức trang trại bị chịu thuế cao hơn người chăn nuôi nhỏ lẻ (EPC>1), điều kiện sản xuất, thị trường kết hợp với nhu cầu và tập quán tiêu dùng làm cho giá bán lợn thịt ở miền Nam luôn cao hơn miền Bắc. Khi mặt bằng giá bán lợn hơi tương đương trong cả nước thì người chăn nuôi trang trại ở miền Bắc có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn so với ở miền Trung và miền Nam. Trong điệu kiện sản xuất hiện tại của các cơ sở chăn nuôi lợn, và điều kiện thị trường ở Việt Nam, cho thấy, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn có lợi thế so sánh (DRC<1). Nhìn chung chăn nuôi theo phương thức trang trại có lợi thế so sánh hơn các hộ chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình, các trang trại ở cả 3 miền đều có DRC nhỏ hơn các hộ gia đình. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Akter và cộng sự (2004) rằng trong điều kiện chăn nuôi và điều kiện thị trường của năm 1999, chăn nuôi ở cả 2 vùng miền Nam và miền Bắc đều có lợi thế so sánh cao (DR<1). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận: Chăn nuôi quy mô lớn có hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ ở hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình với quy mô nhỏ hơn 10 con không có lãi. Tính riêng cho từng vùng cũng cho thấy, lợi thế so sánh của chăn nuôi quy mô vừa và lớn so với chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình. Các hộ chăn nuôi theo hệ thống kết hợp có hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm chuyên nuôi lợn thịt. Lãi/IC của nhóm nuôi kết hợp cao hơn hộ chuyên nuôi lợn thịt là 9,8%. Các chỉ tiêu khác như GO/Tổng chi; TNHH/Tổng chi; GO/lao động và TNHH của nhóm hộ nuôi kết hợp cao hơn nhóm nuôi chuyên thịt tương ứng là 11%, 100%, 56% và 300%. Chăn nuôi kết hợp cả 2 loại lợn lai và lợn ngoại có hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ chỉ nuôi lợn lai hoặc chỉ nuôi lợn ngoại. Có lẽ đây là chiến lược ngắn hạn khi nhu cầu thị trường ở nước ta ở nhiều nơi, nhiều lúc giá lợn ngoại chưa thực sự luôn luôn cao hơn hẳn giá lợn lai, trong khi nhu cầu dinh dưỡng của lợn lai thấp hơn lợn ngoại. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 80 Giá thành lợn hơi xuất chuồng của phương thức chăn nuôi hộ gia đình cao hơn phương thức chăn nuôi trang trại là 9%. Giá thành lợn hơi ở phương thức chăn nuôi trang trại ở Việt Nam gần tương đương giá thành lợn hơi sản xuất ở Thái Lan. Trong điệu kiện sản xuất hiện tại của các cơ sở chăn nuôi lợn và điều kiện thị trường ở Việt Nam, cho thấy, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn có lợi thế so sánh (DRC<1). Nhìn chung chăn nuôi theo phương thức trang trại có lợi thế so sánh cao hơn các hộ chăn nuôi theo phương thức quy mô nhỏ hộ gia đình. Nhìn chung, người chăn nuôi theo phương thức trang trại bị chịu thuế cao hơn người chăn nuôi nhỏ lẻ (EPC>1). điều kiện sản xuất, thị trường kết hợp với nhu cầu và tập quán tiêu dùng làm cho giá bán lợn thịt ở miền Nam luôn cao hơn miền Bắc. Khi mặt bằng giá bán lợn hơi tương đương trong cả nước thì người chăn nuôi trang trại ở miền Bắc có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn so với ở miền Trung và miền Nam Đề nghị: Trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng cao, để nâng cao tính cạnh tranh, ngành chăn nuôi lợn thịt phải nâng cao được hiệu quả kinh tế-kỹ thuật, muốn vậy Nhà nước phải tạo được môi trường thuận lợi hơn như tạo điều kiện và khuyến khích tăng cường việc mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt qua qua chính sách và phát triển các mô hình khuyến nông tổng hợp bao gồm các kỹ thuật về giống, thức ăn, bảo hiểm vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước cần có chính sách tăng cường đầu tư cho nghiên cứu giống lợn thịt một cách hợp lý, nhằm tạo ra giống lợn thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Akter, S., M A Jabbar and Simeon Ehui (2004). Competitiveness of Poultry and Pig Production in Vietnam: An application of Policy Analysis Matrix. Quarterly Journal of International Agriculture, 43(2), 2004, pp.177-191 Hai, N.M, and Heidhues F. (2004). Comparative advant age of Vietnam’s rice sector under different liberalization scenarios. Discussion Paper 01/2004. University of Hohenheim. Monke, E. and Pearson, S.R (1989). The policy analysis matrix for agricultural development. Cornell University Press, Ithaca, NY. Nhợ, L.T, Tùng, Đ.X., Giang, Đ.H, Đình, P.V, Hiểu D.V., Nguyệt P.T.M và Hải, N.V (2005). Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn sữa Việt Nam. Viện Chăn Nuôi- Viện Kinh Tế Nông Nghiệp. Qũy nghiên cứu ICARD-MISPA /2003/03 Olimp F.E and Attasith Khupratakhul, (2008). Smoothing out rollercoaster: Thailand’s pork sector attempt to moderate price swings. FBA Issue 23, November/December 2008. Yao, S. (1997). Rice production in Thailand seen through a policy analysis matrix. Foof Policy, Vol.22, No. 6. pp 547-560. *Người phản biện: TS. Ngô Văn Hải và ThS. Đào Hùng Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb10_danh_gia_loi_the_so_sanh_1965.pdf