Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại Thái Nguyên

Kết luận - Các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm chín trung bình, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian sinh trƣởng biến động từ 108-123 ngày (vụ Xuân 2010) và 105-112 ngày (vụ Đông 2010). - Giống H08-9, H08-10, H09-1 và VS09-32 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất so với các giống thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn là 2,1-10,0%, sâu đục thân 1,0-9,4%, sâu cắn râu 1-16,7%, thấp hơn hoặc tƣơng đƣơng với giống đối chứng. - Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 55,0-70,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) và 44,1- 60,3 tạ/ha (vụ Đông 2010). Giống H08-9, H08-10 và H09-1 đạt năng suất 68,9-70,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) và 56,7-60,3 tạ/ha (vụ Đông 2010), cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Đề nghị Tiếp tục khảo nghiệm 3 giống H08-9, H08-10 và H09-1 ở các vụ sau để có cơ sở chọn giống thích nghi với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN Phan Thị Vân*, Trần Mạnh Hùng Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vật liệu nghiên cứu là 11 giống ngô lai mới và giống đối chứng LVN99. Nghiên cứu đƣợc thực hiện vụ Xuân và Đông 2010 tại Thái Nguyên. Kết quả cho thấy: Các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm chín trung bình, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian sinh trƣởng biến động từ 108-123 ngày (vụ Xuân 2010) và 105-112 ngày (vụ Đông 2010). Giống H08-9, H08-10, H09-1 và VS09-32 có khả năng chống chịu sâu bệnh của tốt nhất, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn là 2,1-10,0%, sâu đục thân 1,0-9,4%, sâu cắn râu 1-16,7%, thấp hơn hoặc tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các giống thí nghiệm có năng suất thực thu đạt 55,0-70,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) và 44,1- 60,3 tạ/ha (vụ Đông 2010). Giống H08-9, H08-10 và H09-1 đạt năng suất 68,9-70,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) và 56,7-60,3 tạ/ha (vụ Đông 2010), cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Từ khóa: Sinh trưởng, phát triển, năng suất, ngô lai, Thái Nguyên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tƣ liệu sản xuất đặc biệt có vai trò rất quan trọng quyết định 65-67% năng suất cây trồng (Trần Đình Long, 1997)[3]. Khả năng thích ứng của giống với các điều kiện sinh thái rất khác nhau, vì vậy trong chọn tạo giống, khảo nghiệm và đánh giá là một giai đoạn quan trọng để xác định đƣợc giống phù hợp với các vùng sinh thái. Đặc tính sinh học, tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng thích ứng của giống với điều kiện bất lợi là các chỉ tiêu cần đƣợc quan tâm trong quá trình đánh giá chọn lọc giống mới. Để có cơ sở khoa học chọn đƣợc các giống ngô lai mới tiềm năng năng suất cao, bổ sung vào cơ cấu giống trong sản xuất ngô ở Thái Nguyên, việc đánh giá các giống ngô có triển vọng là rất cần thiết. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Vật liệu nghiên cứu là 11 giống ngô lai mới do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và LVN99 (đối chứng). LVN99 đƣợc công nhận là giống quốc gia năm 2004, đƣợc trồng phổ biến trong sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên[2]. - Nghiên cứu đƣợc thực hiện hai vụ: vụ Xuân và Đông năm 2010, tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. * Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com - Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10TCN 341-2006 [1]. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 12 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 14 m 2, khoảng cách trồng: 70cm x 25cm, mật độ 5,7 vạn cây/ha. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm hình thái và thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm Thời gian sinh trƣởng của các giống thí nghiệm là 108-123 ngày (vụ Xuân 2010) và 105-112 ngày (vụ Đông 2010), thời gian sinh trƣởng của các giống thí nghiệm trong vụ Đông ngắn hơn 2-13 ngày so với vụ Xuân. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm biến động từ 173,1-213,2 cm (vụ Xuân 2010), 195,4-218,3 cm (vụ Đông 2010). Giống H09- 1, H09-2 và VS10-7, chiều cao cây đạt 194,2- 198 cm (vụ Xuân 2010), 210,4-218,3 cm (vụ Đông 2010), cao hơn giống đối chứng ở hai vụ nghiên cứu (P<0,05). Vụ Xuân 2010, giống VS09-32 chiều cao đóng bắp đạt 102,7 cm, cao hơn giống đối chứng, giống H09-2 đạt 84,3 cm thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Vụ Đông 2010, giống H08-9, H08-10 VS10-7 và VS08-230, chiều cao đóng bắp biến động từ 102,9-115,3 cm, cao hơn giống đối chứng chắc chắn (P<0,05). Phan Thị Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Số lá trên cây của cây ngô là đặc tính khá ổn định, quan hệ chặt chẽ với số đốt và thời gian sinh trƣởng (Trần Văn Minh, 2004) [4], vì vậy số lá của các giống thí nghiệm biến động ít đạt 18,4-20,6 lá (vụ Xuân 2010) và 19,2-22 lá (vụ Đông 2010). Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm Vụ Xuân và Đông 2010, các giống thí nghiệm nhiễm chủ yếu là bệnh khô vằn, sâu đục thân, sâu cắn râu nhƣng ở mức độ thấp. Số liệu bảng 3.2 cho thấy: vụ Đông các giống thí nghiệm bị sâu đục thân nhiều hơn đánh giá điểm 2-3, vụ Xuân điểm 1-2. Vụ Xuân ẩm độ và nhiệt độ cao nên bệnh khô vằn xuất hiện nhiều hơn, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn vụ Xuân là 2,2-15,9%, vụ Đông là 2,1-12,3%. Giống H08-9, H08-10, H09-1 và VS09-32 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất so với các giống thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn là 2,1-10,0%, bị sâu đục thân ít đánh giá điểm 1- 2, sâu cắn râu 1-16,7%, thấp hơn hoặc tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống thí nghiệm Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp là chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến độ đồng đều, tính ổn định của các giống thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy: vụ Xuân và Đông 2010 trạng thái cây, trạng thái bắp của các giống thí nghiệm đƣợc đánh giá điểm 2-4. Giống H08-9, H08-10, H09-1 và VS09-32 có trạng thái cây và trạng thái bắp đánh giá điểm 2, tƣơng đƣơng với giống đối chứng ở hai vụ nghiên cứu. Giống H08-9, H08-10, LS07-37 và H09-1 có lá bi dài che kín bắp, độ bao bắp rất tốt, đánh giá điểm 1 tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là các chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Các giống thí nghiệm có số bắp/cây đạt 0,9-1,1 bắp, tƣơng đƣơng với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Các giống thí nghiệm có số hàng/bắp đạt 12,7-14,8 hàng (vụ Xuân 2010) và 12,7-14,5 hàng (vụ Đông 2010). Giống BB08-1 có số hàng/bắp đạt 14,8 hàng (vụ Xuân 2010) và 14,5 hàng (vụ Đông 2010), nhiều hơn giống đối chứng. Giống VS09-32 và SB08-230 có số hàng/bắp đạt 12,7 và 12,9 hàng (vụ Xuân 2010), H09-2 đạt 12,7 hàng (vụ Đông 2010), ít hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân 2010, giống H08-9, H09-1 và H09-2 số hạt/hàng đạt tƣơng ứng là 32,2; 28,8 và 29,6 hạt, vụ Đông 2010, giống LS07-37, VS10-7 và BB08-1 số hạt/hàng đạt 26,0; 26,3 và 25,6 hạt, ít hơn giống đối chứng chắc chắn (P<0,05), các giống còn lại số hạt/hàng tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các giống thí nghiệm có khối lƣợng 1000 hạt đạt 285,4-365,0 g (vụ Xuân 2010) và 268,3- 327,9 g (vụ Đông 2010). Giống H08-9, H09- 1, VS09-32, BB08-1 và SB 09-9 có khối lƣợng 1000 hạt đạt 329,3-365 g (vụ Xuân 2010) và 300,4-327,9 g (vụ Đông) cao hơn giống đối chứng chắc chắn (P<0,05). Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 55,0-70,6 tạ/ha vụ Xuân 2010. Giống H08-9, VS09-26, H08-10, H09-1, VS10-7 và BB08-1 đạt năng suất 66,1-70,6 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại năng suất thực thu tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Vụ Đông 2010, do gặp hạn và rét cuối vụ ảnh hƣởng đến quá trình tích lũy vật chất khô vào hạt nên năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đều giảm, đạt 44,1- 60,3 tạ/ha. Giống H08-9, H08-10 và H09-1 đạt năng suất 56,7- Phan Thị Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 60,3 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng. Các giống còn lại năng suất thực thu đạt 44,1-55,2 tạ/ha, tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Bảng 1. Đặc điểm hình thái và thời gian sinh trƣởng của các giống ngô thí nghiệm năm 2010 Giống TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp Số lá (lá) Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông H08-9 117 110 189,5 197,1 89,2 102,9 19,5 22,0 VS09-26 122 109 181,3 201,0 90,4 99,7 18,6 19,2 H08-10 114 107 198,8 202,8 96,5 105,6 19,0 19,2 LS07-37 117 108 180,6 201,2 95,2 101,9 19,3 20,1 H09-1 112 109 194,4 210,4 87,9 99,5 18,4 20,2 VS09-32 116 112 213,2 205,0 102,7 100,7 19,9 20,8 H09-2 112 110 194,2 210,6 84,3 102,3 19,9 21,7 VS10-7 123 112 198,0 218,3 95,7 115,3 20,6 22,0 SB08-230 113 111 175,4 201,0 100,5 103,4 20,0 20,9 BB08-1 115 111 182,9 202,5 88,8 98,6 19,6 20,2 SB09-9 108 105 173,1 199,2 87,0 92,7 19,0 20,4 LVN99 (đ/c) 110 109 180,2 195,4 93,4 94,8 19,4 19,8 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 0,05 <0,05 CV% 2,9 3,1 5,5 4,5 1,5 2,1 LSD05 9,3 10,8 8,6 7,7 0,5 0,7 Bảng 2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm năm 2010 Chỉ tiêu Giống Sâu đục thân (điểm) Sâu cắn râu (%) Bệnh khô vằn (%) Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông H08-9 1 2 13,0 15,1 2,2 2,2 VS09-26 2 2 23,7 26,0 15,9 9,5 H08-10 1 2 16,7 14,8 10,0 2,1 LS07-37 1 2 21,0 26,7 10,7 9,4 H09-1 1 2 13,3 13,8 6,4 3,1 VS09-32 1 2 1,0 7,6 9,7 8,3 H09-2 1 2 16,1 16,1 12,4 9,5 VS10-7 1 3 18,1 22,9 10,9 9,6 SB08-230 1 3 18,4 18,4 14,0 12,3 BB08-1 1 2 15,0 17,7 9,1 4,2 SB09-9 2 2 20,4 22,9 11,8 8,4 LVN99 (đ/c) 1 3 12,2 15,3 3,1 2,1 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 17,8 12,4 16,0 18,8 LSD05 4,8 3,8 2,6 2,1 Bảng 3. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm năm 2010 Chỉ tiêu Giống Trạng thái cây (điểm) Trạng thái bắp (điểm) Độ bao bắp (điểm) Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông H08-9 2 2 2 2 1 1 VS09-26 3 4 3 3 2 2 H08-10 2 2 2 2 1 1 LS07-37 2 2 2 3 1 1 H09-1 2 2 2 2 1 1 VS09-32 2 2 2 2 2 2 H09-2 2 2 3 2 1 2 VS10-7 2 2 3 3 2 2 SB08-230 3 2 3 3 2 2 Phan Thị Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 BB08-1 3 3 3 2 2 2 SB09-9 3 3 3 3 2 2 LVN99 (đ/c) 2 2 2 2 1 1 Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm năm 2010 Chỉ tiêu Giống Bắp/cây (bắp) Hàng/bắp (hàng) Hạt/hàng (hạt) M1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông H08-9 1,0 1,0 13,7 12,9 32,2 27,6 365,0 324,0 70,3 56,7 VS09-26 1,0 1,1 13,0 12,9 36,6 29,4 304,0 290,7 66,7 44,1 H08-10 1,0 1,0 13,7 13,5 34,9 28,8 345,4 270,4 70,6 56,8 LS07-37 0,9 1,0 14,1 14,3 34,1 26,0 299,3 289,4 63,0 53,8 H09-1 1,0 1,1 13,5 13,0 28,8 29,9 355,0 327,9 68,9 60,3 VS09-32 1,0 0,9 12,7 13,4 33,7 29,1 342,9 302,4 58,8 55,2 H09-2 1,0 0,9 13,9 12,7 29,6 27,3 312,9 292,8 62,7 54,9 VS10-7 1,1 1,1 13,9 13,3 34,0 26,3 314,6 276,0 67,0 54,1 SB08-230 1,1 1,0 12,9 13,3 34,4 26,7 312,3 286,4 63,7 52,2 BB08-1 1,0 1,0 14,8 14,5 31,0 25,6 331,9 300,4 66,1 55,2 SB09-9 1,1 1,0 13,2 12,8 30,1 28,0 329,3 310,1 58,7 53,0 LVN99 (đ/c) 1,0 1,0 13,7 13,4 34,7 29,4 285,4 268,3 55,0 49,2 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 9,2 4,3 3,2 2,7 4,0 5,7 5,5 4,1 8,8 7,5 LSD05 0,2 0,1 0,7 0,6 2,2 2,7 30,0 20,3 9,6 6,8 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận - Các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm chín trung bình, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian sinh trƣởng biến động từ 108-123 ngày (vụ Xuân 2010) và 105-112 ngày (vụ Đông 2010). - Giống H08-9, H08-10, H09-1 và VS09-32 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất so với các giống thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn là 2,1-10,0%, sâu đục thân 1,0-9,4%, sâu cắn râu 1-16,7%, thấp hơn hoặc tƣơng đƣơng với giống đối chứng. - Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 55,0-70,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) và 44,1- 60,3 tạ/ha (vụ Đông 2010). Giống H08-9, H08-10 và H09-1 đạt năng suất 68,9-70,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) và 56,7-60,3 tạ/ha (vụ Đông 2010), cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Đề nghị Tiếp tục khảo nghiệm 3 giống H08-9, H08-10 và H09-1 ở các vụ sau để có cơ sở chọn giống thích nghi với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, (2006), “Giống ngô - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng”, tiêu chuẩn ngành 10TCN 341- 2006. [2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2008), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Trần Đình Long (1997), Chọn tạo giống cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1997, Tr.23. [4]. Trần Văn Minh (2004), Cây ngô nghiên cứu và phát triển, Nxb Nông nghiệp, 2004, Tr.38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 SUMMARY ASSESSING THE GROWTH AND DEVELOPMENT CAPACITY OF POTENTIAL NEW HYBRID CORN VARIETIES IN THAI NGUYEN Phan Thi Van * , Tran Manh Hung College of Agriculture and Forestry - TNU The testing materials included 11 new hybrid corn varieties with LVN99 variety used as control. The trial was conducted in 2010 Spring and Winter crops in Thai Nguyen province. The results showed that the tested varieties were in the medium duration group that is suitable with ecological conditions of Thai Nguyen province. The duration of tested varieties was ranging from 108-123 days (in Spring, 2010) and 105-112 days (in Winter crop, 2010). The H08-9, H08-10, H091 and VS09-32 varieties were the best in tolerating pests. The damage ratio caused by plant borers, flower cutters and leaf wither was 1.0-9.4%, 1- 16% and 2.1 – 10% respectively, which was the same or lower significantly as compared to the controls at 95% level of significance. The real harvested yield of the tested varieties was 55.0-70.6 quintals/ha (in Spring crop, 2010) and 44.1-60.3 quintals/ha (in Winter crop, 2010). The H08-9, H08-10 and H09-1 varieties obtained the yield of 68.9-70.6 quintals/ha (in Spring, 2010) and 44,1- 60,3 quintals/ha (in Winter crop, 2010) that is higher significantly than that of the controls at 95% level of significance. Key words: Growth, development, yield, hybrid corn, Thai Nguyen * Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_cua_mot_so_giong_ng.pdf
Tài liệu liên quan