Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống lúa OM 4498, VND 95-20, IR 64, CR 203 ở mức độ mô sẹo bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

Cả 4 giống lúa đều có khả năng tạo mô sẹo và khả năng tái sinh cây từ mô sẹo. Khả năng tạo mô sẹo của giống CR 203 là cao nhất, thấp nhất là giống VND. Song khả năng tái sinh cây của giống OM là cao nhất, thấp nhất là giống CR203. Xử lý mô sẹo ở ngưỡng 0,03M không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của mô sẹo, ngược lại còn kích thích sự sinh trưởng của mô sẹo. Tăng nồng độ xử lý NaCl lên 0,07M và 0,1M làm ức chế sự sinh trưởng của mô sẹo so với đối chứng. Khả năng tái sinh cây của mô sẹo sống sót sau chọn lọc ở ngưỡng NaCl 0,03M cao hơn hẳn so với mô không bị xử lý. Ngưỡng chọn lọc các dòng mô chịu NaCl của giống OM, VND là 0,1M, của giống IR và CR 203 là 0,07M. Đã tạo được 68 dòng mô và 180 dòng cây xanh. Khả năng chịu mặn của các giống lúa ở mức độ mô sẹo có sự khác nhau, thứ tự từ thấp đến cao như sau: CR 203 < VND< IR < OM. Quần thể R0 có mức độ biến động lớn về các đặc điểm nông học( chiều cao cây, kích thước hạt, số dảnh ). Đây là đặc điểm thuận lợi cho việc chọn ra các cá thể đầu dòng theo yêu cầu chọn tạo giống.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống lúa OM 4498, VND 95-20, IR 64, CR 203 ở mức độ mô sẹo bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Tâm và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 143 - 148 143 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁC GIỐNG LÚA OM 4498, VND 95-20, IR 64, CR 203 Ở MỨC ĐỘ MÔ SẸO BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY IN VITRO Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Hồng Liên Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm gần đây, mực nƣớc biển liên tục tăng làm gia tăng diện tích đất nhiễm mặn. Do đó, công tác tuyển chọn giống lúa chịu mặn là rất cấp thiết. Trong bài báo này, chúng tôi công bố kết quả đánh giá khả năng chịu mặn ở mức độ mô sẹo của 4 giống lúa: OM 4498, VND 95 - 20, IR 64, CR 203 bằng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro nhằm phục vụ cho việc chọn tạo vật liệu khởi đầu cho chọn dòng chịu mặn của lúa. Kết quả cho thấy cả 4 giống lúa đều có khả năng tạo mô sẹo và khi xử lý mô sẹo ở các nồng độ NaCl 0,03M, NaCl 0,07M và NaCl 0,1M, mô sẹo các giống có tốc độ sinh trƣởng và khả năng tái sinh chồi khác nhau, cao nhất là giống OM 4498. Đã tạo đƣợc 68 dòng mô và 180 dòng cây xanh phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Từ khoá: nuôi cấy in vitro, mô sẹo, tái sinh cây, tính chịu mặn, lúa. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, lúa (Oryza sativa L.) là cây nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở những vùng ven biển, một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất của cây lúa là đất nhiễm mặn. Theo “Nghiên cứu điển hình phục vụ báo cáo phát triển con ngƣời 2007-2008“ của UNDP, hiện nay đồng bằng sông Cửu Long có 1,77 triệu ha đất nhiễm mặn chiếm 45% diện tích, một số địa phƣơng khác nhƣ Nam Định và Thanh Hoá diện tích nhiễm mặn là 7600 ha... Vì vậy, nghiên cứu khả năng chịu NaCl và tăng cƣờng khả năng chịu NaCl của các giống lúa nhằm nâng cao và ổn định sản lƣợng lúa trong điều kiện nhiễm mặn là một đòi hỏi thực tiễn trong sản suất nông nghiệp. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu ảnh hƣởng của NaCl đến sự sinh trƣởng ở mức độ mô sẹo của một số giống lúa [1], [2], [4], [5], [7]. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hƣởng của NaCl đến sự sinh trƣởng ở mức độ mô sẹo của các giống lúa OM 4498, VND 95 - 20, IR 64, CR203 làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống lúa chịu mặn. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Vật liệu nghiên cứu là hạt của các giống lúa: OM 4498, VND 95 - 20, IR 64 do sở Nông  Tel: 0986059258, Email: nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ cung cấp, CR 203 do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Giang cung cấp. Bảng 1. Đặc điểm của các giống lúa Giống Ký hiệu Nguồn gốc Thời gian sinh trƣởng (ngày) Đặc tính OM 4498 OM Tổ hợp lai IR 64/OMCS 2000/ IR 64 95-100 Chịu mặn khá VND 95-20 VN D Đột biến phóng xạ gama Co60 giống IR 64 90-95 Chịu mặn khá IR 64 IR Nhập nội từ IRRI 95-100 Chịu mặn CR 203 CR 203 Chọn lọc từ giống IR 8423- 132- 622 từ IRRI 110-160 Không chịu mặn Phƣơng pháp Sử dụng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro, theo các bƣớc sau: Khử trùng hạt: Các hạt lúa chín đƣợc bóc bỏ vỏ trấu và khử trùng bằng cồn 70% trong 1 phút, lắc nhẹ trong nƣớc gia ven 60% trong 20 phút. Sau đó tráng nƣớc cất 3 lần. Tạo mô sẹo: Các hạt sau khi đƣợc khử trùng đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng MS cơ bản (Murashige và Skoog, 1962) bổ sung sucrose 3%, aga 0,8%, 2,4D 2mg/l, pH 5,8. Mỗi bình Nguyễn Thị Tâm và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 143 - 148 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cấy 20 hạt. Nuôi 1 tuần trong tối, 2 tuần dƣới ánh sáng đèn trong phòng nuôi cấy với cƣờng độ 2000 lux. Sau 3 tuần tiến hành đánh giá khả năng tạo mô sẹo. Xử lý mô sẹo: Mô sẹo tạo thành đƣợc chuyển sang môi trƣờng MS có sucrose 3%, 2,4D 2mg/l, bổ sung NaCl 0,03M hoặc NaCl 0,07M hoặc NaCl 0,1M, pH 5,8. Đối chứng là môi trƣờng không có NaCl. Tiến hành nuôi lắc trong vòng 24 giờ, tốc độ 200 vòng/phút. Tái sinh cây: Mô sẹo sau đó đƣợc chuyển lên môi trƣờng tái sinh chồi (MS, BAP 4mg/l, sucrose 3%, aga 0,8%, pH 5,8, có bổ sung NaCl 0,03M hoặc NaCl 0,07M hoặc NaCl 0,1M). Đối chứng là môi trƣờng tái sinh chồi không có NaCl. Sau 3 tuần đánh giá tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống sót của mô sẹo. Sau 8 tuần đánh giá khả năng tái sinh cây. Tạo cây hoàn chỉnh: Các chồi lúa tái sinh đƣợc tách ra thành từng dòng cây và cấy chuyển lên môi trƣờng tạo cây hoàn chỉnh (MS, sucrose 3%, aga 0,8%, NAA 0,3 mg/l, pH 5,8). Mật độ cấy 10 chồi/bình. Nuôi dƣới ánh sáng đèn neon trong phòng nuôi cấy với cƣờng độ 2000 lux. Ra cây và chế độ chăm sóc: Khi cây con trong bình nuôi cấy đạt 3 lá, rễ dài 3 - 5cm, dùng panh lấy cây ra khỏi bình cấy, rửa lớp agar bám quanh gốc và rễ bằng nƣớc sạch. Tiến hành trồng ngoài đồng ruộng. Phƣơng pháp nghiên cứu trên đồng ruộng: Cây từ ống nghiệm và cây đối chứng đƣa ra ngoài đồng ruộng đƣợc cấy 1 dảnh, gọi là một dòng để thu hạt R0. Chế độ chăm sóc các dòng và giống gốc nhƣ nhau. Đánh giá các chỉ tiêu nông học của các dòng qua các chỉ tiêu: chiều cao cây, số bông/khóm, chiều dài bông, chiều dài hạt, chiều rộng hạt, số hạt chắc/bông, khối lƣợng 1000 hạt, thời gian sinh trƣởng. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thăm dò khả năng tạo mô sẹo và tốc độ sinh trƣởng của mô sẹo lúa Để đánh giá khả năng thích ứng của các giống trong hệ thống nuôi cấy mô nhằm sử dụng chúng trong việc đánh giá khả năng chịu mặn cũng nhƣ với mục đích chọn dòng tế bào sau này, chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm khảo sát khả năng tạo mô sẹo, tốc độ sinh trƣởng và khả năng tái sinh cây của các giống nghiên cứu. Khả năng tạo mô sẹo đƣợc đánh giá sau 3 tuần nuôi cấy. Sau 3 tuần nuôi cấy mô sẹo đƣợc cắt nhỏ với kích thƣớc 3mm2, nuôi lắc trong 24 giờ, sau đó cấy trên môi trƣờng tái sinh. Khả năng tái sinh đƣợc đánh giá sau 8 tuần nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 2. Ảnh hƣởng của NaCl đến tỷ lệ sống sót của mô sẹo Để xây dựng quy trình chọn dòng chịu mặn, cần xác định ngƣỡng chịu mặn của mô sẹo. Chúng tôi tiến hành xác định khả năng chịu mặn của các giống ở mức độ mô sẹo thông qua chỉ tiêu về khả năng chịu NaCl và tái sinh cây của mô sẹo sau khi xử lý NaCl với các nồng độ 0,03M; 0,07M; 0,1M. Khả năng chịu Bảng 2: Thời gian sinh trƣởng và đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm vụ xuân năm 2009 Giống Tỷ lệ tạo mô sẹo (%) sau 3 tuần Tốc độ sinh trƣởng (đvms/hạt/3tuần) Tỷ lệ tái sinh cây(%) sau 8 tuần OM 97,80 ± 0,01 2,41 ± 0,02 15,14 ± 0,12 VND 85,67 ± 0,07 2,66 ± 0,02 12,29 ± 0,21 IR 86,21 ± 0,10 2,04 ± 0,01 11.12 ± 0,14 CR 203 98,36 ± 0,12 2,60 ± 0,01 12,14 ± 0,11 NaCl của mô sẹo đƣợc đánh giá thông qua tỷ lệ sống sót của mô sẹo sau khi nuôi phục hồi 3 tuần. Kết quả thu đƣợc cho thấy, những mô sống sót có màu trắng ngà, sau 3 tuần kích thƣớc mô sẹo đã lớn hơn khối mô trƣớc khi xử lý. Những mô bị chết có màu đen hoặc trắng, kích thƣớc không thay đổi. Tỷ lệ sống sót của mô sẹo sau xử lý mặn bằng NaCl là một trong các chỉ tiêu để đánh giá khả năng chịu mặn của các giống lúa. Tỷ lệ sống sót của mô sẹo các giống sau khi xử lý mặn bằng NaCl đƣợc thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm Nguyễn Thị Tâm và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 143 - 148 145 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Giống Tỷ lệ sống sót(%) ĐC NaCl 0,03M NaCl 0,07M NaCl 0,1M OM 72,01 ± 0,02 75,16 ± 0,23 52,56 ± 0,12 16,19 ± 0,01 VND 70,19 ± 0,13 72,48 ± 0,01 42,17 ± 0,15 9,57 ± 0,02 IR 60,45 ± 0,24 61,36 ± 0,22 23,15 ± 0,09 0 CR 203 60,32 ± 0,15 61,14 ± 0,11 21,56 ± 0,13 0 Kết quả ở bảng 3 cho thấy, trong cùng một giống xử lý, tỷ lệ sống sót của mô sẹo tỷ lệ nghịch với nồng độ NaCl. Nồng độ xử lý càng cao thì tỷ lệ sống sót của mô sẹo càng giảm. Khả năng chịu mặn của các giống ở mức độ mô sẹo rất khác nhau. Tỷ lệ mô sẹo sống sót của OM là cao nhất ở hầu hết các nồng độ xử lý (75,16%, 52,56% và 16,19% tƣơng ứng với nồng độ xử lí NaCl là 0,03M, 0,05M, 0,1M). Tỷ lệ mô sẹo sống sót của CR 203 là thấp nhất ở hầu hết các nồng độ xử lý (61,14% và 21,56% và 0% tƣơng ứng với nồng độ xử lí NaCl là 0,03M, 0,07M, 0,1M. Các giống CR 203 và IR xử lý ở nồng độ NaCl 0,1M mô chết hoàn toàn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây của Nguyễn Thị Lang, Đặng Minh Tâm [6]. Ảnh hƣởng của NaCl đến tốc độ sinh trƣởng của mô sẹo Đồng thời với đánh giá khả năng sống sót của mô sẹo, chúng tôi còn theo dõi khả năng sinh trƣởng của mô sẹo sau xử lý bằng NaCl ở các nồng độ 0,03M, 0,07M và 0,1M và nuôi phục hồi 3 tuần. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4. Kết quả bảng 4 cho thấy, tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối của mô sẹo các giống không đều nhau. Trong đó, khi xử lý NaCl 0,03M, 0,07M, 0,1M giống OM có tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối của mô sẹo cao nhất trong các giống nghiên cứu (2,91 đvms/mô, 2,14 đvms/mô, 1,73 đvms/mô), giống CR 203 là thấp nhất (một đơn vị mô sẹo với kích thƣớc 3mm 2 ). Tỷ lệ mô sẹo sống sót càng cao thì tốc Bảng 4. Tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối của mô sẹo sau xử lý NaCl 3 tuần Tên giống Tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối (đvms/mô/3tuần) ĐC NaCl 0,03M NaCl 0,07M NaCl 0,1M OM 2,41 ± 0,02 2,91 ± 0,01 2,14 ± 0,01 1,73 ± 0,02 VND 2,66 ± 0,02 2,74 ± 0,01 2,15 ± 0,02 1,25 ± 0,01 IR 2,04 ± 0,01 2,17 ± 0,02 1,61 ± 0,01 0 CR 203 2,60 ± 0,01 2,76 ± 0,01 1,64 ± 0,01 0 độ sinh trƣởng của mô càng cao và ngƣợc lại. Kết quả ở bảng 4 cũng cho thấy, ở ngƣỡng xử lý NaCl 0,03M không làm ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của mô sẹo, ngƣợc lại còn kích thích sự sinh trƣởng của mô sẹo so với đối chứng, tăng cao nhất là giống OM từ 2,41 đvms/mô lên 2,91 đvms/mô. Khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo sau khi xử lý NaCl Khả năng tái sinh chồi sau 8 tuần nuôi cấy của các mô sẹo sống sót khi xử lý NaCl đƣợc trình bày ở bảng 5. Kết quả cho thấy mô sẹo của các giống sau xử lý ở các ngƣỡng NaCl khác nhau đều còn giữ đƣợc khả năng tái sinh chồi. Mô sẹo bị xử lý ở các ngƣỡng NaCl 0,03M có khả năng tái sinh cao hơn so với đối chứng ở tất cả các giống (từ 11,12% →15,14% so với 10,46% → 12,35% của đối chứng). Kết quả bảng 5 cho thấy, giống OM có tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất ở tất cả các nồng độ xử lý (15,14% ở NaCl 0,03M, 12,13% ở NaCl 0,07M và 8,19% ở NaCl 0,1M). Giống có tỷ lệ tái sinh chồi thấp nhất là giống CR 203 (12,14% ở NaCl 0,03m, Nguyễn Thị Tâm và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 143 - 148 146 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6,56% ở NaCl 0,07M và mô bị chết hoàn toàn ở NaCl 0,1M). Nhƣ vậy, nồng độ NaCl càng cao thì tỷ lệ tái sinh chồi càng giảm. Kết quả cho thấy, hầu hết mô của các giống qua xử lý NaCl khi sống sót thƣờng có khả năng tái sinh cao hơn so với đối chứng không bị xử lý NaCl. Theo Lê Trần Bình và cs (1998) nguyên nhân là do khi xử lý cực đoan, những tế bào mẫn cảm đã bị giết chết, chọn ra những tế bào có sức sống và khả năng tái sinh cao hơn [2]. Nhƣ vậy, khả năng tái sinh không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào nồng độ xử lý mặn mô sẹo. Qua thực nghiệm chúng tôi đã thu đƣợc 68 dòng mô có khả năng chịu NaCl và 180 dòng cây xanh của 4 giống lúa phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Từ những khảo sát về khả năng chịu NaCl và tái sinh cây của các giống, chúng tôi xác định đƣợc ngƣỡng chọn dòng chịu NaCl của các giống OM, VND là 0,1M, ngƣỡng chọn dòng chịu NaCl của giống IR, CR 203 là 0,07M. Tuy nhiên, để khẳng định đƣợc chắc chắn đó là các ngƣỡng xử lý có hiệu quả đối với các giống cần phải tiếp tục theo dõi ngoài đồng ruộng, phân tích về di truyền, hoá sinh cũng nhƣ kiểm tra khả năng chống chịu NaCl của các thế hệ tái sinh từ các dòng mô chịu NaCl thu đƣợc. Phân tích mức độ biến động di truyền quần thể R0 Cây tái sinh từ mô sẹo chịu mặn của các giống đƣợc chuyển ra ngoài đồng ruộng trong điều kiện canh tác bình thƣờng. Trong tổng số 180 dòng cây xanh chúng tôi thu đƣợc 68 dòng cây R0 có hạt chắc (chiếm 37,78%). Phân tích 68 dòng cây R0 nói trên ở một số đặc điểm nông học nhƣ: chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt chắc/bông, kích thƣớc hạt, thời gian sinh trƣởng chúng tôi thấy xu hƣớng biến thiên của các giống gần giống nhau. Vì vậy, chúng tôi chọn kết quả của giống OM là đại diện để trình bày. Bảng 5. Khả năng tái sinh chồi của mô sẹo sau khi xử lý NaCl Tên giống Khả năng tái sinh chồi (%) ĐC NaCl 0,03M NaCl 0,07M NaCl 0,1M OM 12,35 ± 0,18 15,14 ± 0,12 12,13 ± 0,11 8,19 ± 0,02 VND 11,69 ± 0,11 12,29 ± 0,16 10,17 ± 0,16 6,13 ± 0,11 IR 10,28 ± 0,07 11,12 ± 0,14 8,15 ± 0,21 0 CR 203 10,46 ± 0,01 12,14 ± 0,11 6,56± 0,18 0 Bảng 6. Mức độ biến động một số chỉ tiêu nông học của quần thể R0 tái sinh từ mô sẹo chịu mặn của giống OM Chỉ tiêu theo dõi OM đối chứng Quần thể R0 xmX  Cv(%) xmX  Cv(%) Chiều cao cây (cm) 78,13 ± 0,28 3,46 54,9 ± 0,13 21,11 Chiều dài bông(cm) 21,64 ± 0,12 8,66 11,9 ± 0,10 14,43 Dảnh/cây 8,87 ± 0,04 15,76 5,96 ± 0,07 29,27 Hạt chắc/bông 102,95 ± 0,28 28,6 46,85 ± 0,24 42,89 Chiều dài hạt (mm) 7,88 ± 0,01 2,97 7,73 ± 0,04 4,56 Chiều rộng hạt (mm) 2,68 ± 0,04 3,98 2,17 ± 0,01 4,76 Khối lƣợng 1000 hạt (g) 25,1 ±0,24 4,45 21,0 ± 0,16 10,7 Kết quả bảng 6 cho thấy, mức độ biến động di truyền của các đặc điểm hình thái ở R0 cao hơn so với đối chứng. Chiều cao cây là đặc điểm biến đổi mạnh ở R0 (Cv = 21,11% so Nguyễn Thị Tâm và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 143 - 148 147 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên với đối chứng Cv = 3,46%). Chiều cao cây ở R0 biến thiên từ 38,6cm đến 81,5cm, trong khi đối chứng biến thiên từ 65,3cm đến 102,7cm. Kích thƣớc hạt cũng là một chỉ tiêu biến đổi mạnh ở R0, đặc biệt là chiều dài hạt Cv= 4,56% so với đối chứng Cv= 2,97%. Trị số trung bình về chiều dài bông và số hạt chắc/bông có xu hƣớng giảm so với đối chứng, nhƣng hệ số biến động di truyền của hai chỉ tiêu này vẫn cao hơn so với đối chứng. Những biến động về các đặc điểm nông học ở R0 chứng tỏ mô sẹo sống sót sau xử lý NaCl có sự biến đổi lớn về các đặc tính sinh lý dẫn tới có sự biến động về các tính trạng hình thái. Các nghiên cứu trƣớc đây khi tiến hành xử lý mặn, lạnh hay nóng mô sẹo cũng thu đƣợc những biến động phong phú về các đặc điểm biến dị quần thể R0 nhƣ vậy [1], [2], [3], [8]. Qua phân tích và chọn lọc ở quần thể R0 từ các giống thí nghiệm, chúng tôi thu đƣợc một số biến dị nổi bật nhƣ sau: Mô chọn lọc từ giống IR thu đƣợc các loại biến dị về thời gian sinh trƣởng ngắn hơn so với đối chứng 10 ngày và thấp cây. Mô chọn lọc từ giống OM thu đƣợc các loại biến dị về chiều cao cây và chiều dài bông. Mô chọn lọc từ giống CR203 thu đƣợc 2 dòng có thời gian sinh trƣởng ngắn hơn so với đối chứng 12 ngày. Tuy nhiên, để khẳng định khả năng di truyền tính chịu mặn của các dòng lúa và các biến dị có lợi xuất hiện ở quần thể R0 cần phải tiếp tục theo dõi, kiểm tra đánh giá ở thế hệ sau. KẾT LUẬN Cả 4 giống lúa đều có khả năng tạo mô sẹo và khả năng tái sinh cây từ mô sẹo. Khả năng tạo mô sẹo của giống CR 203 là cao nhất, thấp nhất là giống VND. Song khả năng tái sinh cây của giống OM là cao nhất, thấp nhất là giống CR203. Xử lý mô sẹo ở ngƣỡng 0,03M không làm ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của mô sẹo, ngƣợc lại còn kích thích sự sinh trƣởng của mô sẹo. Tăng nồng độ xử lý NaCl lên 0,07M và 0,1M làm ức chế sự sinh trƣởng của mô sẹo so với đối chứng. Khả năng tái sinh cây của mô sẹo sống sót sau chọn lọc ở ngƣỡng NaCl 0,03M cao hơn hẳn so với mô không bị xử lý. Ngƣỡng chọn lọc các dòng mô chịu NaCl của giống OM, VND là 0,1M, của giống IR và CR 203 là 0,07M. Đã tạo đƣợc 68 dòng mô và 180 dòng cây xanh. Khả năng chịu mặn của các giống lúa ở mức độ mô sẹo có sự khác nhau, thứ tự từ thấp đến cao nhƣ sau: CR 203 < VND< IR < OM. Quần thể R0 có mức độ biến động lớn về các đặc điểm nông học( chiều cao cây, kích thƣớc hạt, số dảnh). Đây là đặc điểm thuận lợi cho việc chọn ra các cá thể đầu dòng theo yêu cầu chọn tạo giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Quang Bình, Laszlo E. Heszky, Ibolya Simo – Kiss, “In vitro studies on salt tolerance in rice”, Cahiers Option M éditerranéennes, vol 8. [2] Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. [3] M.Chen, Q-J. Chen, X-G. Niu, H-Q.lin, C.Xu, X- C. Wang, G-Y. Wang, J.Chen (2007), Plant soil tolerance 53, China, pp 490-498. [4] M. Y. Salem, Z. Mukhtar, A.A. Cheema and B. M. Atta (2005), “Induced mutation and in vitro techniques as a method to induce sail tolerance in basmati rice”, Int. J. Environ. Sci. Tech, vol 2, no 2, pp 141-145. [5] M. Al – Forkan, M. A. Rahim, T. Chowdhury, P. Akter and L. Khaleda (2005), “Deverlopment of highly in vitro callogeenesis and regeneration system for some salt tolerance rice cultivars of bangladesh”, Biotechnology 4 (3), pp. 230 - 234 . [6] Đặng Minh Tâm, Nguyễn Thị Lang (2003), “In vitro selecsion for sail tolerance in rice”, Omorice, pp 68-73. [7] Nguyễn Thị Tâm (2004), Nghiên cứu khả năng chịu nóng và chọn dòng chịu nóng ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội. [8] Trần Ngọc Thạch, R. C. Plant (1999), “In vitro study on salt tolerance in rice”, Omorice 7. [9] Nguyễn Tƣờng Vân, Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1994), “Chọn dòng chịu muối ở lúa bằng công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật”, Kỷ yếu viện CNSH, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 19-27. Nguyễn Thị Tâm và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 143 - 148 148 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên EVALUATING SALT SUFFER OF OM 4498, VND 95 – 20, IR 64, CR 203 ON CALLUS LEVEL WITH IN VITRO METHOD Nguyen Thi Tam  , Nguyen Thi Hong Lien College of Education – Thai Nguyen University SUMMARY In recent years, the continuent rising of water level makes the salt infection area enlarge. Thus, it is neccesary to carry out the work on selecting the salt suffer ability rice race. In this journal, the researchers declare the evaluation result of salt suffer ability on callus level on 4 modals: OM 4498, VND 95 - 20, IR 64 and CR 203 with in vitro method, which serve for choosing the first substance in selecting the salt suffer rice race. The result indicates that 4 modals have the creating callus ability and under NaCl 0,03M NaCl 0,07M and NaCl 0,1M, the callus of each modal has a different growth speed and regeneration sprout ability, the highest ones is OM 4498. Finally, 68 callus and 180 plant lines have been created serving for the further research. Key words: in vitro, callus, regeneration, salt tolerance, rice.  Tel: 0986059258, Email:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_chiu_man_cua_cac_giong_lua_om_4498_vnd_95.pdf