IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sử dụng enzyme Viscozyme L xử lý rong
cho hiệu suất quy trình và sức đông carrageenan
cao hơn, khắc phục hạn chế của quá trình sản
xuất carrageenan theo phương pháp sử dụng
NaOH xử lý rong như: carrageenan thu được lẫn
kiềm, ô nhiễm môi trường, độc hại cho người sản
xuất. Enzyme Viscozyme L có cơ sở lý thuyết cũng
như thực tiễn để thay thế hóa chất xử lý rong sụn
Kappaphycus alvarrezii (Doty) Doty trong quá trình
sản xuất Carrageenan.
2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu thiết kế thiết bị để cơ giới
hóa sản xuất, hướng đến việc thương mại hóa sản
phẩm; Nghiên cứu thành phần của dung dịch hiện
đang bỏ đi sau xử lý enzyme. Từ đó, đề xuất hướng
ứng dụng thích hợp, như chế biến phân bón lá trong
nông nghiệp; Sau công đoạn lọc, một lượng bã
(xác rong) tương đối lớn được loại ra, có thể nghiên
cứu chế biến dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm
phân bón hữu cơ
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng enzyme viscozyme l thay thế hóa chất trong sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvarezii (doty) doty - Bùi Huy Chích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ENZYME VISCOZYME L
THAY THẾ HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT CARRAGEENAN
TỪ RONG SỤN KAPPAPHYCUS ALVAREZII (DOTY) DOTY
EVALUATING THE EFFECT OF USING VISCOZYME L
ENZYME REPLACING CHEMICALS IN PRODUCTION OF CARRAGEENAN
FROM SEAWEED KAPPAPHYCUS ALVAREZII (DOTY) DOTY
Bùi Huy Chích1, Đỗ Văn Ninh2, Vũ Ngọc Bội3
Ngày nhận bài: 16/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 16/10/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014
TÓM TẮT
Phương pháp sử dụng enzyme Viscozyme L xử lý rong trong quá trình sản xuất carrageenan từ rong Kappaphycus
alvarrezii (Doty) Doty có nhiều ưu điểm so với phương pháp xử lý rong bằng NaOH. Cụ thể, sử dụng enzyme Viscozyme
L xử lý rong cho hiệu suất quy trình và sức đông carrageenan cao hơn, khắc phục những hạn chế của quá trình sản xuất
carrageenan theo phương pháp sử dụng NaOH xử lý rong như: carrageenan thu được thường lẫn hóa chất, quá trình tinh
chế rất khó khăn, ô nhiễm môi trường, độc hại cho người sản xuất.
Từ khóa: Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty, carrageenan, Viscozyme L
ABSTRACT
Method of using Viscozyme L enzyme for treating seaweed in the production of carrageenan from seaweed
Kappaphycus alvarrezii (Doty) Doty has several advantages over the NaOH treatment method. Specifi cally, Viscozyme
L enzyme treatment of seaweed gave higher yield and higher carrageenan gelation degree, overcoming the disadvantages
of carrageenan production by NaOH treatment where carrageenan obtained was often mixed with chemicals, diffi cult to be
refi ned, causing environmental pollution, and harmful to workers.
Keywords: Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty, carrageenan, Viscozyme L
1 Th.S Bùi Huy Chích: Trường Cao đẳng cộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu
2 TS. Đỗ Văn Ninh: Trường Đại học Nha Trang
3 TS. Vũ Ngọc Bội: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rong sụn là nguyên liệu để sản xuất
Carrageenan, một loại polysaccharide được biết và
sử dụng từ lâu, ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực
như chế biến sữa, thịt, mỹ phẩm, thuốc... Tuy nhiên,
công nghệ chế biến rong sụn và Carrageenan
từ rong sụn ở Việt Nam còn hạn chế nên rong sụn
nguyên liệu ít được tiêu thụ trong nước mà chủ
yếu chủ yếu xuất khẩu qua thương lái dưới dạng
nguyên liệu khô nên rất dễ bị ép giá, bị động trông
chờ vào thị trường nước ngoài. Trong khi, hàng năm
đất nước ta vẫn phải tốn một lượng ngoại tệ lớn để
nhập khẩu các loại Carrageenan làm phụ gia cung
cấp cho các ngành công nghiệp trong nước [1].
Hiện tại, các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực
nuôi trồng và thu nhận Carrageenan từ rong sụn theo
quy trình xử lý rong bằng acid hay kiềm. Phương
pháp xử lý này sản xuất Carrageenan còn có một
số hạn chế là Carrageenan thu được thường lẫn với
hóa chất nên quá trình tinh chế gặp nhiều khó khăn,
ô nhiễm môi trường, độc hại với người sản xuất.
Do vậy, đòi hỏi bức xúc của thực tiễn đặt ra là cần
nghiên cứu phát triển để có được công nghệ sản
xuất Carrageenan từ rong sụn hiệu quả, ổn định,
hạn chế việc sử dụng hóa chất làm ảnh hưởng đến
an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường cung cấp
cho các ngành công nghiệp trong nước và hướng
đến xuất khẩu, hạn chế được tình trạng xuất khẩu
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11
- Tỷ lệ nước nấu/rong 50/1
- t0C= 950C;
- Thời gian nấu 70 phút
- Tỷ lệ rong/nước: 20/1
- Nồng độ enzyme: 1%
- Nhiệt độ xử lý 450C
- pH = 4,6
Rong sụn khô
Ngâm (1 - 2h)
Xử lý enzyme
Rửa
Rửa
Nấu chiết
Lọc nóng
Bổ sung KCl
Để đông, cắt sợi
Cấp đông
Rã đông
Phơi hoặc sấy
Carrageenan
KCl 0,3%
Bã
rong nguyên liệu khô với giá rẻ, nhập khẩu
Carrageenan với giá cao như hiện nay. Từ đó, góp
phần giải quyết đầu ra cho nghề nuôi trồng rong
sụn, nâng cao giá trị thương phẩm. Thúc đẩy nghề
trồng rong sụn tại Việt Nam phát triển.
Với phương pháp sử dụng enzyme để xử lý rong,
phản ứng xảy ra trong điều kiện nhẹ nhàng, hiệu quả
cao do tính đặc hiệu của enzyme [6], không độc hại
cho người sản xuất và ảnh hưởng đến môi trường,
đảm bảo an toàn thực phẩm đang là một hướng
nghiên cứu được nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước quan tâm.Trong phạm vi bài báo này, chúng
tôi không trình bày quá trình nghiên cứu để từ đó đề
xuất quy trình sản xuất carrageenan từ rong sụn theo
phương pháp xử lý rong bằng enzyme Viscozyme L
mà sử dụng luôn quy trình đã nghiên cứu để đánh giá
hiệu quả sử dụng enzyme Viscozyme L thay thế hóa
chất trong sản xuất carrageenan từ rong sụn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Nguyên liệu: Rong sụn Kappaphycus alvarrezii
(Doty) Doty được nuôi trồng tại đầm Thủy Triều, xã
Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Thời
gian thu mẫu, ngày 4/4/2013, rong có độ tuổi là 45
ngày. Sau đó, rong được chuyển về phòng thí nghiệm
Trường Đại học Nha Trang phơi khô tới độ ẩm ≤ 25%,
và được sử dụng để tiến hành tách chiết Carrageenan.
- Enzyme Viscozyme L: Của hãng Novozymes
do Công ty Nam Giang - 133/7 Hồ Văn Huê, Phường 9,
Phú Nhuận, TP. HCM cung cấp, hoạt độ 100 FBG/g,
điều kiện thích hợp để chế phẩm hoạt động:
pH 3,5 - 5,5 và nhiệt độ 40 - 550C. Bảo quản chế
phẩm ở nhiệt độ 1 - 100C.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Các phương pháp phân tích
- Xác định hàm ẩm: bằng phương pháp sấy đến
khối lượng không đổi theo tiêu chuẩn TCVN 3700 - 90.
- Xác định sức đông theo Craigle (1978) [5].
- Phương pháp nhuộm kép: Dùng để phân biệt
một cách rõ ràng các mô của một cơ quan. Những
mô có màng tế bào hóa gỗ sẽ bắt màu xanh của
phẩm lục iode hoặc xanh methylene. Những mô có
màng tế bào cấu tạo bằng cellullose, sẽ bắt màu
hồng của phẩm đỏ carmin [4].
- Xác định hiệu suất thu hồi Carrageenan theo
công thức [3]:
X =
A(100-W2)
100%P(100-W1)
Trong đó, A: là số gram Carrageenan thu được (g);
P: Số gram rong đem nấu chiết (g); W1: Độ ẩm của
rong nguyên liệu (g); W2: Độ ẩm của Carrageenan (g).
2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm sản xuất carrageenan theo
hai quy trình: Xử lý rong bằng enzyme Viscozyme L
và sản xuất carrageenan theo phương pháp xử lý
rong bằng NaOH trên cùng mẫu rong nghiên cứu. Với
mỗi quy trình sản xuất, đánh giá hiệu suất thu hồi sản
phẩm, sức đông, pH và màu sắc sản phẩm thu được.
Hình 1. Sản xuất carrageenan theo phương pháp xử lý rong bằng enzyme Viscozyme L (Bùi Huy Chích, Đỗ Văn Ninh và cs, 2013)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Giải thích hình 1: Rong sụn khô được rửa sạch,
ngâm trương nở từ 1 - 2 giờ, tiếp đó đem xử lý bằng
Viscozyme L với các thông số: Lượng nước gấp
20 lần trọng lượng rong khô; Tỷ lệ enzyme/rong:
1%; Nhiệt độ: 450C; pH môi trường: 4,6; Thời gian:
60 phút. Sau khi xử lý enzyme rong được đem đi rửa
nhằm loại bỏ tạp chất tạo ra trong quá trình thủy phân
enzyme. Tiếp theo, rong được đem đi nấu chiết ở
950C, tỷ lệ nước/rong khô: 50/1 và thời gian 70 phút.
Hỗn hợp được lọc qua một lớp vải, rồi bổ sung 0,3%
KCl vào dịch lọc, để đông tự nhiên, cắt miếng, cấp
đông, rã đông và làm khô thu sản phẩm carrageenan.
- Nhiệt độ 1020C
- Thời gian 65 phút
- Tỷ lệ nước/rong 52/1
Rong sụn khô
Bao gói
Phơi/ sấy
Làm đông, tan giá
Xay nghiền
Dịch lọc
Lọc
Nấu chiết
Rửa trung tính
Xử lý kiềm
Ngâm, rửa
KCl 0,06%
Bã
- Nhiệt độ 300C
- Thời gian 40 phút
- Nồng độ NaOH 6%
Hình 2. Sản xuất carrageenan theo phương pháp xử lý rong bằng NaOH (Đào Trọng Hiếu, 2007)
Giải thích hình 2: Rong sụn khô được rửa sạch,
ngâm trương nở từ 1 - 2 giờ, tiếp đó đem xử lý với
NaOH với các thông số: Lượng nước gấp 20 lần
trọng lượng rong khô; Nồng độ NaOH: 6%; Nhiệt
độ: 300C; Thời gian: 40 phút. Sau khi xử lý NaOH
rong được đem đi rửa trung tính bằng HCl nhằm loại
bỏ tạp chất và trung hòa kiềm dư. Tiếp theo, rong
được đem đi nấu chiết ở 1020C, tỷ lệ nước/rong khô:
52/1 và thời gian 65 phút. Hỗn hợp được lọc qua
một lớp vải, rồi bổ sung 0,06% KCl vào dịch lọc, để
đông tự nhiên, cắt miếng, cấp đông, rã đông và làm
khô thu sản phẩm carrageenan [2].
Song song, tiến hành chụp hình ảnh và làm tiêu
bản đối với rong trước, sau khi xử lý NaOH, enzyme
Viscozyme L để quan sát sự thay đổi của thành tế
bào rong.
Để có được hình ảnh của rong sụn trước và sau
khi xử lý với kiềm, enzyme Viscozyme L sử dụng
phần mềm máy ảnh của điện thoại iphone 4s.
Để quan sát sự thay đổi của thành tế bào rong
trước, sau khi xử lý NaOH, Viscozyme L dùng
phương pháp nhuộm kép và quan sát dưới kính
hiển vi điện tử với độ phóng đại 100X.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả quan sát hình ảnh thành tế bào rong
trước và sau khi xử lý
Hình ảnh của rong sụn trước và sau khi xử lý
với kiềm, enzyme Viscozyme L thể hiện ở hình 3,
hình 4 và hình 5.
Vi ảnh thành tế bào rong trước và sau khi xử
lý NaOH và Viscozyme L quan sát dưới kính hiển
vi bằng phương pháp nhuộm kép được thể hiện ở
hình 6, hình 7 và hình 8.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13
1.1. Màu sắc thân rong
Màu sắc của thân rong xử lý bằng phương pháp
NaOH có màu trắng sáng hơn (hình 3, 4, 5). Do khi
dùng kiềm (hình 4) có tác dụng bào mòn thân rong,
phá vỡ nhiều lớp tế bào sắc tố, khử sắc tố trong
rong nên thân rong thu được có màu trắng sáng.
Trong khi đó, dùng enzyme (hình 5) thì khi bào mòn
thân rong thì một phần nó đã phá vỡ lớp tế bào sắc
tố nhưng vẫn chưa triệt nên sắc tố vẫn còn lưu lại
một ít trong thân rong nên màu sắc tối hơn.
1.2. Kích thước thân rong
Sau khi xử lý, kích thước thân rong có sự thay
đổi rõ rệt, có thể nhận biết bằng mắt thường (hình
3, 4, 5). Cụ thể, kích thước thân rong sau khi xử lý
với NaOH 6% giảm nhiều nhất sau đó đến thân rong
xử lý bằng enzyme. Do khi xử lý rong bằng NaOH
và enzyme có tác dụng bào mòn thân rong. Tuy
nhiên, ngoài tác dụng bào mòn thân rong NaOH còn
tấn công vào các lớp tế bào bên trong. Đây cũng là
cơ sở để giải thích nguyên nhân hiệu suất thu hồi
carrageenan của phương pháp xử lý bằng NaOH
thấp hơn phương pháp xử lý bằng enzyme.
1.3. Kích thước thành tế bào của rong sụn
Thành tế bào của rong sau khi xử lý đều giảm
rõ rệt, tùy thuộc vào phương pháp xử lý rong khác
nhau mà mức độ giảm khác nhau. Đối với phương
pháp xử lý rong bằng NaOH (hình 4, 7) thì thành
tế bào mất hẳn và có thể NaOH tấn công cắt
Hình 3. Ảnh chụp rong sụn khi chưa xử lý Hình 6. Vi ảnh rong sụn khi chưa xử lý
Thành tế bào
Hình 4. Ảnh chụp rong sụn sau khi xử lý Hình 7. Vi ảnh rong sụn sau khi xử lý bằng
NaOH 6%, T0 thường, τ= 40 phút NaOH 6%, T0 thường, τ= 40 phút
Hình 5. Ảnh chụp rong sụn khi xử lý bằng Hình 8. Vi ảnh rong sụn khi xử lý bằng
enzyme 1%, T0= 45 0C, pH= 4,6, τ= 60 phút enzyme 1%, T0 = 450C, pH = 4,6, τ = 60 phút
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
mạch Carrageenan. Đối với phương pháp xử lý rong bằng enzyme Viscozyme (hình 5, 8) thành tế bào giảm
so với khi chưa xử lý, có thể mất hẳn.
2. Kết quả đánh giá chất lượng Carrageenan theo phương pháp xử lý bằng enzyme với phương pháp
xử lý bằng hóa chất
Kết quả đánh giá chất lượng Carrageenan theo phương pháp xử lý bằng enzyme với phương pháp xử lý
bằng hóa chất được thể hiện ở bảng 1.
Kết quả ở bảng 1 cho thấy:
Bảng 1. Kết quả đánh giá chất lượng Carrageenan theo phương pháp xử lý bằng enzyme
với phương pháp xử lý bằng hóa chất
STT Mẫu Hiệu suất (%)
Sức đông
(g/cm2)
pH
(Carrageenan 1%) Màu sắc
1 Xử lý bằng NaOH 16,76 580±5 8,6
2 Xử lý bằng enzyme Viscozyme 29,31 617±5 6,2
2.1. Về mặt hiệu suất
Sử dụng chế phẩm enzyme Viscozyme L thu
được Carrageenan có hiệu suất thu nhận cao hơn
khi dùng hóa chất. Do enzyme Viscozyme L có tác
dụng bào mòn thành tế bào của thân rong, giúp
cho quá trình chiết được triệt để và dễ dàng hơn.
Còn khi sử dụng NaOH để xử lý rong, do NaOH
là một kiềm mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến mạch
polysaccharide, cụ thể làm cắt mạch liên kết dẫn
đến rong bị gãy vụn, gây thất thoát carrageenan,
làm giảm hiệu suất.
2.2. Về sức đông
Carrageenan thu được từ phương pháp sử
dụng enzyme có sức đông cao hơn hẳn việc
sử dụng hóa chất. Do enzyme có tác động nhẹ
nhàng vào thành tế bào rong (hình 5, 8) nên ít ảnh
hưởng đến cấu trúc của Carrageenan, các liên kết
glucoside không bị cắt đứt nên sức đông cao. Tuy
nhiên, khi sử dụng kiềm thì ngoài tác động bào
mòn thành tế bào rong, nó còn tác động vào chuỗi
polysaccharide (hình 4, 7) làm cắt đứt các liên kết
glycoside nên sức đông của Carrageenan thấp hơn
xử lý bằng enzyme.
2.3. Về pH của dung dịch Carrageenan 1%
Carrageenan thu được theo phương pháp xử
lý bằng enzyme Viscozyme L có pH nằm trong vùng
trung tính (pH 6,2), trong khi Carrageenan thu được
theo phương pháp xử lý bằng NaOH có pH nằm
trong vùng kiềm tính (pH 8,6). Quá trình ngâm xử lý
rong với NaOH 6% trong thời gian 40 phút, NaOH
không chỉ phá vỡ thành tế bào bên ngoài của thân
rong mà còn có thời gian để thẩm thấu sâu vào các
lớp tế bào bên trong thân rong. Do đó, sau khi xử
lý xong với kiềm, mặc dù quy trình đã có công đoạn
rửa trung tính rong. Tuy nhiên, công đoạn này chỉ
loại bỏ được lớp kiềm bám ở bề mặt thân rong và
không có tác dụng với các lớp bên trong. Dẫn đến
sản phẩm thu được vẫn còn lẫn hóa chất kiềm.
Ngoài ra, chính vì công đoạn rửa trung tính không
có tác dụng với các lớp bên trong dẫn đến còn tồn
dư NaOH trong các lớp tế bào thân rong, nên khi
nấu chiết kết hợp với nhiệt độ cao làm cắt mạch
Carrageenan dẫn đến sức đông của Carrageenan
giảm. Ngoài ra còn gây khó khăn cho công đoạn
tinh chế và ứng dụng trong thực phẩm do nhiễm dư
lượng NaOH.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15
2.4. Về màu sắc carrageenan
Khi xử lý với kiềm ngoài tác dụng bào mòn thân
rong còn phá vỡ nhiều lớp tế bào sắc tố, khử sắc tố
trong rong và khả năng tẩy trắng nên Carrageenan
thu được có màu trắng sáng hơn. Ngoài ra, môi
trường kiềm khử được lipid và một số protein hòa
tan trong kiềm. Trường hợp xử lý bằng enzyme,
trong quá trình bào mòn thân rong thì đã phá vỡ
một phần lớn tế bào sắc tố nhưng vẫn chưa triệt để
nên sắc tố vẫn còn lưu lại một ít. Do đó, sản phẩm
Carrageenan thu được có màu tối hơn so với dùng
NaOH trong cùng điều kiện lọc nhưng không chêch
lệch đáng kể.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sử dụng enzyme Viscozyme L xử lý rong
cho hiệu suất quy trình và sức đông carrageenan
cao hơn, khắc phục hạn chế của quá trình sản
xuất carrageenan theo phương pháp sử dụng
NaOH xử lý rong như: carrageenan thu được lẫn
kiềm, ô nhiễm môi trường, độc hại cho người sản
xuất. Enzyme Viscozyme L có cơ sở lý thuyết cũng
như thực tiễn để thay thế hóa chất xử lý rong sụn
Kappaphycus alvarrezii (Doty) Doty trong quá trình
sản xuất Carrageenan.
2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu thiết kế thiết bị để cơ giới
hóa sản xuất, hướng đến việc thương mại hóa sản
phẩm; Nghiên cứu thành phần của dung dịch hiện
đang bỏ đi sau xử lý enzyme. Từ đó, đề xuất hướng
ứng dụng thích hợp, như chế biến phân bón lá trong
nông nghiệp; Sau công đoạn lọc, một lượng bã
(xác rong) tương đối lớn được loại ra, có thể nghiên
cứu chế biến dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm
phân bón hữu cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Thị Thúy Hằng, 2012. Nghiên cứu sử dụng Enzyme polysaccharase để thu nhận Carrageenan từ rong sụn Kappaphycus
alvarzeii (Doty) Doty. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
2. Đào Trọng Hiếu, 2007. Tối ưu hóa quy trình công nghệ tách chiết Carrageenan từ rong sụn Kappaphycus alvarezii. Cục Chế
biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, Hà Nội.
3. Trần Thị Luyến, 2010. Nghiên cứu xác lập quy trình sản xuất carrageenan bán tinh chế từ rong sụn Kappaphycus alvarezii
Cam Ranh - Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 1, 3-10.
4. Trần Văn Ơn (Chủ biên), 2012. Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc. Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
5. Craigie J.C, Leigh C, 1978. Carrageenan and agar. In handbook of phycoligical method, Physiological and Biochemical
methods - Cambridge Univ. Press, 9 - 31.
6. Soovendran A/l Varadarajan, Nazaruddin Ramli, Arbakariya Ariff, Mamot Said, Suhaimi Md Yasir, 2009. Development of
high yielding carragenan extraction method from Eucheuma Cotonii using cellulase and Aspergillus niger, Prosiding Seminar
Kimia Bersama UKM-ITB VIII - 461.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_4_2014_02_bui_huy_chich_8489_2024533.pdf