Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

2. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã xác định được 7 loại hình sử dụng đất chủ yếu với 20 kiểu sử dụng đất như sau: - LUT 1: chuyên lúa; - LUT 2: 1 vụ lúa - 1 màu; - LUT 3: chuyên màu; - LUT 4: cây ăn quả; - LUT 5: cây công nghiệp lâu năm; - LUT 6: Rừng trồng sản xuất. - LUT 7: Nuôi trồng thủy sản. 3. Kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất cho thấy, các loại hình sử dụng đất: Nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội từ cao đến rất cao (Giá trị sản xuất từ 80,70 triệu đến 298 triệu đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp từ (54,13- 152,45 triệu đồng/ha/năm). Loại hình sử dụng đất 2 lúa đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không cao nhưng đây là loại hình sử dụng đất ổn định và đảm bảo an ninh lương thực cho huyện và cho tỉnh Hà Tĩnh (Giá trị sản xuất chỉ đạt 54,52 triệu /ha/năm, thu nhập hỗn hợp 23,76 triệu đồng/ha/năm).

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Sỹ Ba và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 127 - 133 127 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2012 Nguyễn Sỹ Ba1, Hà Xuân Linh2*, Hoàng Thành Lâm3 1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2Đại học Thái Nguyên,3Trường Cao đẳng Tuyên Quang TÓM TẮT Kỳ Anh là một huyện sản xuất nông nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, huyện Kỳ Anh đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như: giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng cho các hộ gia đình, chính sách dồn điền đổi thữa, các chương trình khuyến nông. Việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sức sản xuất của đất trên địa bàn huyện là rất cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển của huyện. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng trên địa bàn huyện đã xác định được 7 loại hình sử dụng đất (LUT) chủ yếu với 20 kiểu sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội từ cao đến rất cao được xác định là các LUT: nuôi trồng thuỷ sản, và cây ăn quả. LUT 2 lúa đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không cao nhưng được xác định là loại hình sử dụng đất ổn định và đảm bảo an ninh lương thực cho huyện. Từ khóa: Loại hình sử dụng đất (LUT), sử dụng đất nông nghiệp, huyện Kỳ Anh ĐẶT VẤN ĐỀ* Kỳ Anh là một huyện sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, huyện Kỳ Anh đã thực hiện các chính sách như: Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng cho các hộ gia đình, chính sách dồn điền đổi thữa, các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Song chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa mạnh mẽ, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất còn hạn chế, sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp đạt còn thấp. Nên việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sức sản xuất của đất trên địa bàn huyện là rất cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển của huyện. * Tel: 0914.584.886 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Toàn huyện được chia thành 3 vùng nghiên cứu, mỗi vùng nghiên cứu lựa chọn các xã đại diện và tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẩu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên với tổng số hộ điều tra 300 hộ. Các phương pháp được sử dụng đó là: (1) Điều tra khảo sát (2) Điều tra nhanh có sự tham gia của nông hộ (3) Phương pháp thống kê xử lý số liệu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía cực Nam của tỉnh Hà Tĩnh có toạ độ địa lý từ 17o 57’ 10” đến 18o 10’ 19” vĩ độ Bắc và từ 106o 11’ 34” đến 106o 28’ 33” kinh độ Đông. Theo số liệu thống kê, năm 2012 tổng diện tích tự nhiên của huyện Kỳ Anh 104.186,73 ha. Đất nông nghiệp 81.546,42 ha chiếm 78,27% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp 16.993,21 ha chiếm 16,31 % diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng 5.647,10 ha chiếm 5,42% diện tích tự nhiên (biểu đồ 1). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Sỹ Ba và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 127 - 133 128 78,27% 16,31% 5,42% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Biểu đồ 1. Cơ cấu đất năm 2012 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất huyện Kỳ Anh Kết quả điều tra cho thấy, huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính (LUT): chuyên lúa; 1 lúa – 1 màu; chuyên màu; cây ăn quả; cây công nghiệp lâu năm; rừng trồng sản xuất; nuôi trồng thủy sản, với 20 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một huyện miền núi có diện tích đất nông nghiệp lớn, hệ thống cây trồng đa dạng. Trong đó, LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất, LUT 1 lúa – 1 màu có 1 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu có 7 kiểu sử dụng đất, LUT cây ăn quả có 4 kiểu sử dụng đất, LUT cây công nghiệp lâu năm có 1 kiểu sử dụng đất, LUT rừng sản xuất có 1 kiểu sử dụng đất, LUT nuôi trồng thủy sản có 4 kiểu sử dụng đất. Đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế của một số loại cây, con chính Cây trồng chính ở đây lúa, lạc, đậu, ngô, sắn, vừng, khoai lang, rau các loại, cây ăn quả, chè và keo. Nhóm cây trồng truyền thống như lúa, ngô, vừng, sắn cho hiệu quả kinh tế thấp, điển hình như lúa mùa có thu nhập hỗn hợp (NVA) là 4,52 triệu đồng/ha, cây ngô là 7,32 triệu đồng/ha, cây vừng 10,88 triệu đồng/ha. Trong khi đó chi phí sản xuất (DC) lớn, cây lúa 6,50 triệu đồng/ha, cây ngô 6,68 triệu đồng/ha, cây vừng 5,92 triệu đồng/ha. Nhóm cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao và rất cao như thu nhập hỗn hợp (NVA) của cây cam là 95,17 triệu đồng/ha, cây bưởi 67,24 triệu đồng/ha, tôm 167,80 triệu đồng/ha, cua 188,50 triệu đồng/ha, nghêu 556,50 triệu đồng/ha, mặc dù chi phí sản xuất (DC) lớn (Bảng 1) nhưng loại cây, con này mang lại hiệu quả kinh tế cao do năng suất tốt, giá thành cao và có thị trường tiêu thu. Bảng 1. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây, con chính Loại cây, con Năng suất GO/ha (triệu đ) CLĐ (công)/ha DC/ha (triệu đ) NVA/ha (triệu đ) NVA/LD (1000đ/côn g) 1. Lúa ĐX 51 29,58 216 10,67 18,91 87,55 2. Lúa HT 48 27,84 210 11,29 16,55 78,81 3. Lúa Mùa 19 11,02 180 6,50 4,52 25,11 4. Lạc 22 44,00 184 11,99 32,01 173,97 5. Đậu các loại 12 31,80 176 7,02 24,78 140,80 6. Ngô 20 14,00 168 6,68 7,32 43,57 7. Sắn 178 24,92 170 6,52 18,40 108,24 8. Vừng 4 16,80 178 5,92 10,88 61,12 9. Khoai lang 64 32,00 180 6,21 25,79 143,28 10. Rau các loại 61 36,60 343 4,03 32,57 94,96 11. Cam 48 126,75 256 31,58 95,17 371,76 12. Bưởi 55 96,89 220 29,65 67,24 305,64 13. Quýt 30 55,40 210 18,73 36,67 174,62 14. Chanh 35 43,75 215 18,30 25,45 118,37 15. Chè 91 59,15 362 22,51 36,64 101,22 16. Keo 42,00 420 19,23 22,77 54,21 17. Tôm 30 300,00 310 132,20 167,80 541,29 18. Cua 20 500,00 340 311,50 188,50 554,41 19. Ngêu 350 630,00 520 73,50 556,50 1070,19 20. NTTS nước ngọt 10 50 435 20 30,00 68,97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Sỹ Ba và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 127 - 133 129 Bảng 2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GO/1 ha (triệu đ) CLĐ (công)/ ha DC/ ha (triệu đ) NVA/ ha (triệu đ) GO/DC (lần) GO/LD (1000đ) NVA/LD (1000đ/ công) NVA/DC (lần) LUT 1 Đất chuyên lúa 2 vụ lúa (Lúa ĐX - Lúa HT) 54,52 426 21,96 32,56 2,48 127,98 76,43 1,48 LUT 2 Đất 1 lúa - 1 màu Lúa mùa – Đậu Xuân 42,82 356 13,53 29,29 3,16 120,28 82,28 2,16 Lúa mùa - Khoai lang Xuân 43,02 360 12,71 30,31 3,38 119,50 84,19 2,38 Trung bình 42,92 358 13,12 29,80 3,27 119,89 83,23 2,27 LUT 3 Đất chuyên màu Lạc Xuân - Đậu HT 75,80 360 19,02 56,78 3,99 210,56 157,72 2,99 Lạc Xuân – Vừng HT 60,80 362 17,89 42,91 3,40 167,96 118,54 2,40 Lạc Xuân – Ngô HT 58,00 352 18,85 39,15 3,08 164,77 111,22 2,08 Sắn Xuân – Khoai lang HT 56,92 350 12,73 44,19 4,47 162,63 126,26 3,47 Chuyên Lạc 88,00 368 23,98 64,02 3,67 239,13 173,97 2,67 Chuyên Sắn 49,84 340 13,04 36,80 3,82 146,59 108,24 2,82 Chuyên rau các loại 109,80 1.130 12,10 97,70 9,07 97,17 86,46 8,07 Trung bình 71,31 466 16,80 54,51 4,50 169,83 126,06 3,50 LUT 4 Đất trồng cây ăn quả Cam 126,75 256 31,58 95,17 4,01 495,12 371,76 3,01 Bưởi 96,89 220 29,65 67,24 3,27 440,41 305,64 2,27 Quít 55,40 210 18,73 36,67 2,96 263,81 174,62 1,96 Chanh 43,75 215 18,30 25,45 2,39 203,49 118,37 1,39 Trung bình 80,70 225 24,57 56,13 3,16 350,71 242,60 2,16 LUT 5 cây CNLN Cây chè 59,23 362 22,51 36,72 2,63 163,62 101,44 1,63 LUT 6 Đất RSX Keo, Chàm, Bạch đàn 42 420 19,23 22,77 2,18 100 54,21 1,18 LUT 7 Đất NTTS Tôm 300 310 121,20 178,80 2,48 967,74 576,77 1,48 Cua 500 340 311,50 188,50 1,61 1470,59 554,41 0,61 Nghêu 342 520 73,50 268,50 4,65 657,69 516,35 3,65 Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 50 435 20 30 2,50 114,94 68,97 1,50 Trung bình 298 401 131,55 166,45 2,81 802,74 429,12 1,81 (Nguồn: Thống kê từ phiếu điều tra) Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (bảng 2) * Về giá trị sản xuất (GO): Tất cả các LUT trên địa bàn huyện đều đạt từ 42,92 triệu đồng/ha/năm trở lên. LUT có giá trị sản xuất bình quân cao nhất là LUT7 với 298 triệu đồng/ha/năm, thấp nhất là LUT2 với 42,92 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt ở LUT7 với nuôi tôm, cua, nghêu đã có giá trị sản xuất từ 300 triệu đồng/ha/năm đến 500 triệu đồng/ha/năm. * Về chi phí sản xuất (DC): Chi phí sản xuât bình quân đối với các LUT trên địa bàn đều tương đối cao từ 12,10 triệu đến 311,50 triệu đồng/ha/năm. LUT có chi phí sản xuất trung bình cao nhất là LUT7 với 131,55 triệu đồng/ha/năm. * Về thu nhập hỗn hợp (NVA): Các LUT cho thu nhập hỗn hợp từ 22,77 triệu đồng/ha/năm đến 166,45 triệu/ha/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Sỹ Ba và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 127 - 133 130 * Về hiệu quả đồng vốn (NVA/DC): Đồng vốn được sử dụng có hiệu quả nhất là ở LUT 3 đạt được 3,50 lần. Thấp nhất là 1,18 lần ở LUT 6. * Về giá trị ngày công lao động (NVA/LD): Nhìn chung giá trị ngày công của các LUT có sự chênh lệch khá lớn. Cao nhât là LUT7 với giá trị ngày công là 429,12 đồng /công và thấp nhất là LUT6 với giá trị ngày công đạt được là 54,21 đồng/công. Để cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế cho các loại hình sử dụng đất có cơ sở khoa học, chúng tôi đã tiến hành phân cấp các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu được đánh giá định lượng bằng tiền và được phân ra thành các mức khác nhau. Theo kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất cho thấy: - Đối với LUT chuyên lúa: Là kiểu sử dụng đất truyền thống và chủ yếu trên địa bàn huyện với mức chi phí và giá trị sản xuất đạt ở mức trung bình, thu nhập hỗn hợp và giá trị ngày công lao động đạt cao nhưng hiệu quả đồng vốn rất thấp. Về trước mắt cũng như lâu dài cần phải quan tâm đầu tư duy trì kiểu sử dụng đất này, đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh nhà nói chung và của huyện Kỳ Anh nói riêng. - Đối với LUT 1 lúa - 1 màu: chi phí cho kiểu sử dụng đất này thường ở mức rất thấp, giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp ở mức trung bình, giá trị ngày công lao động đạt cao, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức rất cao. - Đối với LUT chuyên màu: chỉ tiêu chi phí ở mức rất thấp, còn lại các chỉ tiêu khác đạt ở mức cao và rất cao, sản phẩm nhiều các hủng loại và được thị trường dễ dàng chấp nhận, nên đầu tư thâm canh tăng năng suất và coi đây là mũi nhọn trong triển kinh tế của huyện. - Đối với LUT cây ăn quả: Chi phí trung bình, nhưng hiệu quả đưa lại ở các chỉ tiêu khác rất cao, hiện tại diện tích cho LUT này còn ít, sản phẩm bán ra trên thị trường còn quá ít, trong tương lai nên đầu tư để sản phẩm trở thành hàng hóa là nguồn thu chính cho các hộ gia đình. Bảng 3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế Cấp đánh giá Ký hiệu DC GO NVA NVA/LD (1000 đ/công) NVA/DC (lần) (Triệu đồng/ha/năm) Rất cao VH >40 >80 >50 >120 >2 Cao H 30-40 60-80 30-50 60-120 1.9-2.0 Trung bình M 20-30 40-60 25-30 45-60 1.6-1.9 Thấp L 15-20 35-40 20-25 40-45 1.5-1.6 Rất thấp VL <15 <35 <20 <40 <1.5 Dựa vào bảng phân cấp và bảng tính toán về hiệu quả các loại hình sử dụng đất, bảng so sánh hiệu quả kinh tế các LUT, bảng 4. Bảng 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT Loại hình sử dụng đất GO/1 ha (triệu đ) DC/ ha (triệuđ) NVA/ ha (triệu đ) NVA/LD (1000đ/công) NVA/DC (lần) LUT 1. Đất chuyên lúa M M H H VL LUT 2. Đất 1 lúa - 1 màu M VL M H VH LUT 3. Đất chuyên màu H VL VH VH VH LUT 4. Đất trồng cây ăn quả VH M VH VH VH LUT 5. Đất trồng cây CNLN M M H H M LUT 6. Đất RSX M L L M VL LUT 7. Đất NTTS VH VH VH VH M Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Sỹ Ba và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 127 - 133 131 - Đối với LUT cây cộng nghiệp lâu năm: Chi phí trung bình, hiệu quả kinh tế đưa lại cũng đạt ở mức trung bình, thu nhập hỗn hợp và giá trị ngày công ở mức cao. - Đối với LUT rừng trồng sản xuất: Mức độ chi phí thấp, các chỉ tiêu khác cũng đạt ở mức trung bình và thấp, nhưng kiểu sử dụng đất này chỉ kết hợp tận dụng sức lao đông lúc nhàn rỗi là chủ yếu vì thời gian thu hoạch dài, do vậy xét về hiệu quả kinh tế không đáng kể vì phải đầu tư dài hơi, nhưng giả quyết rất tốt về vấn đề môi trường. - Đối với LUT nuôi trồng thủy sản: Mức đầu tư ử ngưỡng rất cao, tuy nhiên các chỉ tiêu khác cũng đạt ở ngưỡng rất cao, riêng chỉ tiêu hiệu quả đồng vốn ở mức trung bình, hiện tại kiểu sử dụng đất này chỉ mới dừng lại ở mức bán thâm canh và ít hộ gia đình áp dụng vì rủi ro lớn, và không phải hộ nào cũng có điều kiện để thực hiện. Trong tương lai nên nhân rộng kiểu sử dụng đất này và bằng hình thức đầu tư công nghiệp, nếu được đây sẽ là nguồn thu chính của các hộ gia đình. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất là những chỉ tiêu khó định lượng, do đó trong phạm vi của đề tài này chúng tôi chỉ đánh giá định tính thông qua so sánh một số chỉ tiêu sau: Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân của các LUT. Mức độ chấp nhận của người dân: Thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai của nông hộ. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của các loại hình sử dụng đất ở hiện tại và tương lai. Bảng 5. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất CLĐ (công)/ha GO/LD (1000đ/công) NVA/LD (1000đ/công) LUT 1 Đất chuyên lúa 2 vụ lúa (Lúa ĐX - Lúa HT) 426 54,52 76,43 LUT 2 Đất 1 lúa - 1 màu Lúa mùa – Đậu Xuân 356 42,82 82,28 Lúa mùa - Khoai lang Xuân 360 43,02 84,19 Trung bình 358 42,92 83,23 LUT 3 Đất chuyên màu Lạc Xuân - Đậu HT 360 75,80 157,72 Lạc Xuân – Vừng HT 362 60,80 118,54 Lạc Xuân – Ngô HT 352 58,00 111,22 Sắn Xuân – Khoai lang HT 350 56,92 126,26 Chuyên Lạc 368 88,00 173,97 Chuyên Sắn 340 49,84 108,24 Chuyên rau các loại 1.130 109,80 86,46 Trung bình 466 71,31 126,06 LUT 4 Đất trồng cây ăn quả Cam 256 126,75 371,76 Bưởi 220 96,89 305,64 Quít 210 55,40 174,62 Chanh 215 43,75 118,37 Trung bình 225 80,70 242,60 LUT 5 - Đất trồng cây CNLN Cây chè 362 59,23 101,44 LUT 6 - Đất RSX Keo, Chàm, Bạch đàn 420 42 54,21 LUT 7 - Đất nuôi trồng thuỷ sản Tôm 310 300 576,77 Cua 340 500 554,41 Nghêu 520 342 516,35 Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 435 50 68,97 Trung bình 401 298 429,12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Sỹ Ba và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 127 - 133 132 Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng phát triển tốt trên đất có đặc tính, chất lượng phù hợp. Nhưng trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề về mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các loại hình sử dụng đất như sau: - Mức sử dụng phân bón. - Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Mức độ thích hợp các kiểu sử dụng đất hiện tại. Đánh giá tổng hợp của các loại hình sử dụng đất Từ các kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả mội trường) có một số nhận xét như sau: - Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện có sự chênh lệch khá lớn, tuy nhiên một số loại hình sử dụng đất điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo nhiều việc làm với giá trị ngày công lớn, đó là các loại hình sử dụng đất chuyên màu, các loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản. - Loại hình sử dụng đất chuyên màu cho hiệu quả kinh tế tương đối cao, đây là loại hình có nhiều tiềm năng có thể đem nhiều triển vọng nhất cho huyện, đồng thời loại hình sử dụng đất này phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ vừa tận dụng hết nguồn lực lao động dư thừa ở địa phương, đảm bảo an toàn lương thực và phát triển bền vững. - Loại hình sử dụng đất trồng lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế trung bình do quy trình sản xuất mất nhiều thời gian, thường chu kỳ của cây Keo là 7 năm mới được khai thác, việc sử dụng lao động ở mức độ trung bình. Tuy nhiên với điều kiện địa hình đồi núi do vậy việc duy trì phát triển loại hình sử dụng đất này vẫn là sự lựa chọn cần thiết đối với địa bàn của huyện. Từ những yếu tố có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp có hiệu quả ở huyện Kỳ Anh là: + Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội: Trong nhóm này quan trọng nhất phải kể đến là yếu tố thị trường. Thị trường là yếu tố có tính chất quyết định đến việc lựa chọn hàng hoá để tiến hành sản xuất của nông hộ, quyết định cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Các thể chế chính sách: kinh tế, đất đai, vốn đầu tư, các chính sách hỗ trợ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao. Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng có hiệu quả, quan trọng phải kể đến hệ thống giao thông, thuỷ lợi và các trung tâm dịch vụ thương mại. + Nhóm các yếu tố về tổ chức sản xuất, kỹ thuật: Việc tổ chức dịch vụ đầu ra, đầu vào cho các hộ sản xuất là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Ngoài ra, đầu tư vật chất và trình độ khoa học kỹ thuật cũng là một vấn đề có ảnh hưởng lớn không chỉ với hiệu quả kinh tế mà là cả hiệu quả về mặt môi trường và xã hội. + Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên: việc bố trí các cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất, mỗi vùng đất nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản. Mặt khác, việc bố trí phù hợp sẽ không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đất và môi trường. KẾT LUẬN 1. Kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kết quả nghiên cứu các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện cho thấy với đặc thù là huyện miền núi, điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, do đó đã tạo nên một hệ thống cây trồng đa dạng và năng suất cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Sỹ Ba và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 127 - 133 133 2. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã xác định được 7 loại hình sử dụng đất chủ yếu với 20 kiểu sử dụng đất như sau: - LUT 1: chuyên lúa; - LUT 2: 1 vụ lúa - 1 màu; - LUT 3: chuyên màu; - LUT 4: cây ăn quả; - LUT 5: cây công nghiệp lâu năm; - LUT 6: Rừng trồng sản xuất. - LUT 7: Nuôi trồng thủy sản. 3. Kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất cho thấy, các loại hình sử dụng đất: Nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội từ cao đến rất cao (Giá trị sản xuất từ 80,70 triệu đến 298 triệu đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp từ (54,13- 152,45 triệu đồng/ha/năm). Loại hình sử dụng đất 2 lúa đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không cao nhưng đây là loại hình sử dụng đất ổn định và đảm bảo an ninh lương thực cho huyện và cho tỉnh Hà Tĩnh (Giá trị sản xuất chỉ đạt 54,52 triệu /ha/năm, thu nhập hỗn hợp 23,76 triệu đồng/ha/năm). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh huyện Kỳ Anh từ 2010 - 2012. 2. Đề án, Kế hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Kỳ Anh từ 2010 - 2012. 3. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học đất, số 11, tr 20. 4. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh năm 2008 - 2012. 6. Quy hoach sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Kỳ Anh. SUMMARY ASSESSING EFFECTIVENESS OF USING AGRICULTURAL LAND IN KY ANH DISTRICT, HA TINH PROVINCE IN 2012 Nguyen Sy Ba1, Ha Xuan Linh2*, Hoang Thanh Lam3 1College of Agriculture and Forestry - TNU 2Thai Nguyen University, 3Tuyen Quang College Ky Anh is an agricultural production district located in the southern of Ha Tinh province. In recent years, Ky Anh district implemented the policy of the party and state so they had much policies aimed at improving the efficiency in using agricultural land such as forest land and forest allocation for households, land consolidation policy, agricultural extension program. The studies assess the status and effectiveness of using agricultural land in order to propose solutions to improve the productivity of land in the district is necessary for better service of land management in general and agricultural land in particular in the process of integration and development of the district. This study shows that the district identified seven land use types (LUT) with 20 major land use patterns. The land use type is economic efficiency, social efficiency from high to very high is defined as the LUT: aquaculture and fruit trees. 2 rice LUT does not reach high economic efficiency and social efficiency, but it is defined as of stable land use type and it ensures food security for the district. Key words: Land use types (LUT), Agricultural land use, Ky Anh district Ngày nhận bài: 12/6/2013; Ngày phản biện:23/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 Phản biện khoa học: TS. Lê Văn Thơ - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0914.584.886 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_o_huyen_ky_anh_tin.pdf
Tài liệu liên quan