Lúa – Cá là mô hình có lợi nhuận 56,72 triệu
đồng/năm/ha, vừa góp phần tăng thu nhập cho
nông hộ, vừa bảo vệ môi trường sinh thái trên
đồng ruộng. Canh tác mô hình Lúa – Cá giúp tăng
năng suất lúa và còn giúp tăng độ phì nhiêu của
đất do phân của cá tích lũy ở mặt ruộng, giảm chi
phí cho việc chuẩn bị ruộng và phân bón cho vụ
Đông Xuân. Hạn chế sử dụng nông dược độc hại
cho người và môi trường. Bên cạnh đó, xét về mặt
xã hội, mô hình đã tạo ra việc làm, ổn định thu
nhập, giúp người dân dễ tiếp cận đến các dịch vụ
y tế, khám chữa bệnh tại bệnh viện, đầu tư cho
con đi học đều tốt hơn trước. Mô hình Lúa – Cá
là mô hình hiệu quả và cần được nhân rộng, tập
huấn cho người dân áp dụng để nâng cao thu nhập
và chất lượng đời sống của người dân, đồng thời
đạt được hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa - cá tại khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng tỉnh Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
31
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG LÚA - CÁ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
LUNG NGỌC HOÀNG TỈNH HẬU GIANG
Nguyễn Thị Ngọc Trang1, Trương Hoàng Đan2
1Trường Đại học Kiên Giang
2Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 08/02/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
13/03/2017
Ngày chấp nhận đăng: 06/2017
Title:
An assessment on the
effectiveness of Rice - Fish
model at the Lung Ngoc Hoang
Nature Reserve, Hau Giang
province
Keywords:
Economic efficiency,
environmental efficiency,
social efficiency
Từ khóa:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả
môi trường, hiệu quả xã hội
ABSTRACT
The objectives of the study are to assess the socio-economic and environmental
efficiencies of the agricultural cultivation Rice - Fish model at the Lung Ngoc
Hoang Nature Reserve. The standardized questionnaire was applied to collect
the data. The research was conducted by interviewing 32 households at the
Lung Ngoc Hoang Nature Reserve and by using the descriptive statistical
method, and evaluation criteria about the socio-economic and environmental
effects. The survey results showed that the Rice-Fish model was of the high
efficiency (56.72 million VND/year/ha). The social and environmental efficiency
was fairly good, and the Rice-Fish model was selected and proposed to the
farmers.
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế và hiệu
quả môi trường của mô hình canh tác nông nghiệp là Lúa – Cá tại Khu Bảo tồn
Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn
được áp dụng để thu thập số liệu. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng
vấn 32 hộ nông dân tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và sử dụng
các phương pháp thống kê mô tả, tiêu chí đánh giá về những tác động xã hội,
kinh tế và môi trường.
Kết quả điều tra cũng cho thấy mô hình Lúa - Cá cho hiệu quả kinh tế cao
(56,72 triệu đồng/năm/ha), hiệu quả xã hội và môi trường là khá tốt, mô hình
Lúa - Cá đã được lựa chọn và đề xuất cho người dân.
1. GIỚI THIỆU
Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc
Hoàng nằm ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Nơi đây hiện có nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học,
những sinh cảnh tiêu biểu, độc đáo và là nơi cư
trú của các loài sinh vật bản địa, hệ sinh thái đất
ngập nước. Bên cạnh đó, khu bảo tồn có nhiệm vụ
duy trì độ che phủ của rừng, giúp không khí trong
lành và đảm bảo an ninh môi trường (Khu Bảo tồn
thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, 2013).
Tỷ lệ hộ có thu nhập khá, trung bình của khu vực
chiếm khoảng 56% tổng số hộ; số hộ cận nghèo
và nghèo chiếm 44%. Đặc biệt số hộ đang sinh
sống bên trong vùng lõi đi lại khó khăn, nhà cửa
còn tạm bợ, cuộc sống chưa thật sự ổn định. (Khu
Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, 2013). Ở
các địa phương khác, sản xuất nông nghiệp theo
mô hình Lúa – Cá đang khẳng định vai trò và vị
trí của mình đối với sinh kế của người dân. Vì vậy
nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình
Lúa – Cá để đề xuất đến người dân nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống nhưng vẫn đảm bảo bền
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
32
vững sinh thái.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Số liệu:
Số liệu thứ cấp được thu thập tài liệu, số liệu từ
các cơ quan quản lý khu bảo tồn Lung Ngọc
Hoàng, đơn vị quản lý chuyên môn, số liệu của
Ủy ban Nhân dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập qua các
bước sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát
Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập từ việc
phỏng vấn trực tiếp các hộ dân có đất sản xuất tại
khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
- Bước 2: Phương pháp chọn mẫu
Tiến hành điều tra và nghiên cứu các hộ nông dân
có mô hình trồng lúa – cá.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có vị
trí nằm ở huyện Phụng hiệp, được chia thành 2
vùng là :
• Vùng đệm.
• Vùng lõi (khu bảo vệ nghiêm ngặt).
Vì thế, để chọn mẫu thì tiến hành chia nhóm theo
vị trí địa lý để thực hiện phỏng vấn. Trong đó,
việc thu thập được tiến hành trên 32 hộ được chia
làm 2 vùng là vùng đệm và vùng lõi.
- Bước 3: Lựa chọn cách đặt câu hỏi và phương
thức phỏng vấn
Các câu hỏi trong bảng được đưa ra có dạng câu
hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi tổng hợp và
phỏng vấn trực tiếp từng hộ gia đình.
- Bước 4: Phỏng vấn thử
Khảo sát thử một số đối tượng để điều
chỉnh những thiếu sót mắc phải trong bảng câu
hỏi, từ đó có thể hoàn thiện bảng câu hỏi hơn.
- Bước 5: Hoàn thiện bảng phỏng vấn và tiến
hành điều tra
Từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các
đối tượng đã được xác định, phỏng vấn và giải
đáp các thắc mắc của đáp viên.
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê mô tả được dùng để đo
lường, mô tả và trình bày số liệu bao gồm: giá trị
trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và
phân tích các số liệu. Phương pháp thống kê sử
dụng các phép tính số từ Excel để xử lý các số
liệu thu thập được từ việc phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
– môi trường:
Lê Tiêu La (2008) có sử dụng bộ tiêu chí để đánh
giá được hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường
như sau:
- Hiệu quả kinh tế
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả xã hội
• Tạo việc làm
• Xóa đói giảm nghèo
• Khoảng cách giàu nghèo
• Tiếp cận các dịch vụ xã hội
• Trình độ dân trí
• Bình đẳng giữa nam – nữ
• Mâu thuẫn trong sử dụng đất
• Tệ nạn xã hội
- Hiệu quả môi trường
0BSTT 1BTiêu chí 2BChỉ số
3B1 4BDoanh thu 5BDoanh thu/ha
6B2 7BThu nhập (Doanh thu – Chi phí sản xuất) 8BThu nhập/ha
9B3 10BHiệu quả vốn đầu tư 1BTỷ suất lợi nhuận/ doanh thu
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
33
Bảng 2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả môi trường
12BSTT 13BTiêu chí 14BChỉ số
15B 16BNhận thức về môi trường Hiều biết các quy định, pháp luật về bảo vệ môi trường
17B2 18BÝ thức về môi trường Ý thức chấp hành các quy định, pháp luật về bảo vệ môi trường
19B3
20BẢnh hưởng tới môi
trường xung quanh
Lượng phân hóa học và phân hữu cơ sử dụng qua các năm
- Hiệu quả kinh tế
Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một
tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị
trường phân phối như thế nào. Theo lý thuyết,
hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh
kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó (Từ điển Thuật ngữ kinh tế
học, 2001). Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh
trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản
xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế
tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo mục đích, có
thể đánh giá hoạt động kinh tế bằng những chỉ
tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả
sử dụng vốn, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu
hồi vốn chỉ tiêu thường được tổng hợp nhiều
nhất là doanh thu và lợi nhuận thu được so với
tổng số vốn bỏ ra.
- Hiệu quả xã hội – môi trường
Hiệu quả môi trường: phản ánh việc khai thác và
sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh
với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nhưng phải xem
xét mức tương quan giữa kết quả đạt được về kinh
tế với việc đảm bảo về vệ sinh, môi trường và
điều kiện làm việc của người lao động và khu vực
dân cư (Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, 2012).
Hiệu quả xã hội: phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất
định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong
phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế,
giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ lành
nghề, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho
người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho
người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng
lớp nhân dân (Giáo trình Thống kê doanh nghiệp,
2012).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu tại
khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc
Hoàng, tỉnh Hậu Giang
Sản xuất nông nghiệp ở khu bảo tồn thiên nhiên
Lung Ngọc Hoàng chủ yếu là trồng trọt và nuôi
trồng thủy sản. Đa số các hộ dân ở đây đều có
nhiều năm kinh nghiệm trong nông nghiệp cũng
như có diện tích canh tác khá nhiều. Do khu bảo
tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng vẫn còn nằm
trong khu vực nông thôn nên trình độ học vấn của
người dân tương đối thấp, chủ yếu canh tác không
theo kỹ thuật mà theo kinh nghiệm lâu năm.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
34
Bảng 3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
21BLớn nhất 2BNhỏ nhất 23BTrung Bình 24BĐộ lệch chuẩn
25BTuổi (năm) 26B78 27B30 52,7 28B12,65
29BNăm kinh nghiệm (năm) 30B50 31B5 32B 2,19 3B9,91
34BHọc vấn (lớp) 35B10 36B1 5,6 37B2,31
38BDiện tích (ha) 39B5 40B3 1,42 41B ,04
Đa số những hộ dân canh tác mô hình Lúa – Cá
có số tuổi khá cao, thể lực và sức khoẻ bị hạn chế,
ảnh hưởng đến năng suất lao động thấp, dẫn đến
mức sống thấp. Những người dân sống lâu đời ở
đây từ xưa chỉ biết canh tác trồng lúa để tạo thu
nhập cho gia đình. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, nhu cầu về cá tăng, những lợi ích của các
mô hình này mang lại khá cao, từ đó, mô hình Lúa
– Cá ngày càng được các hộ dân ưa chuộng và áp
dụng càng nhiều.
Số lượng nhân khẩu trung bình trong một hộ gia
đình là 4,3 - 4,4 người, đây là một con số không
cao đối với số lượng người dân ở nông thôn. Đa
số các hộ khi được phỏng vấn đều cho biết chỉ có
những người trong độ tuổi lao động trong gia đình
mới đi làm nông nghiệp, trẻ em còn nhỏ và đang ở
độ tuổi học hành đều được ưu tiên cho việc học và
không phải làm nông nghiệp. Đây cũng những đổi
mới trong nhận thức của người dân ở nông thôn
đối với việc học tập của trẻ em. Tại đây, nam giới
vẫn là người chủ yếu trong việc quyết định và
thực hiện các vấn đề liên quan đến canh tác sản
xuất. Tuy nhiên, ngày nay, nữ giới cũng có đóng
góp và tham gia rất nhiều. Họ cũng có khá nhiều
sự hiểu biết về vấn đề canh tác và có thể đưa ra
các quyết định về vấn đề liên quan đến nông
nghiệp.
3.2 Hiệu quả kinh tế
Sản xuất nông nghiệp rất phức tạp do nó chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi khí hậu, thời tiết, đất đai đây
là các yếu tố rất khó định lượng được. Vì vậy, các
chỉ số kinh tế sẽ giúp người sản xuất biết được
hiệu quả nguồn lực được sử dụng và có thể đưa ra
các quyết định phù hợp nhằm gia tăng thu nhập
cho gia đình.
Bảng 4. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế.
Theo kết quả điều tra, tổng chi phí trong quá trình
sản xuất của mô hình Lúa – Cá khoảng 26,29 triệu
đồng/năm/ha. Năng suất mô hình Lúa – Cá có
năng suất lúa khoảng 17 tấn/ha với giá bán 1 kg
lúa dao động từ 3.900 đồng – 4.300 đồng, bên
cạnh đó, năng suất thả cá trong ruộng khoảng 0,53
tấn/ha với giá bán dao động tùy vào loại cá.
Người dân thu nhập từ mô hı̀nh Lúa – Cá là 56,72
42BChỉ tiêu 43BĐơn vị tính 4BLúa - Cá
45BTổng chi phí 46BTriệu đồng/năm/ha 26,29 ± 3,75
47BDoanh thu 48BTriệu đồng/năm/ha 83,01 ± 10,47
49BThu nhập 50BTriệu đồng/năm/ha 56,72 ± 10,88
51BThu nhập/chi phí 52BLần 2,16
53BThu nhập/doanh thu 54BLần 0,68
5BDoanh thu/chi phí 56BLần 3,16
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
35
triệu đồng/năm/ha, hiệu quả đồng vốn tương đối
cao 2,16. Kết quả điều tra của Bùi Huy Cộng và
cs. (2008) về năng suất lúa, trong những ruộng lúa
– cá cao hơn hẳn những ruộng không nuôi cá từ
0,8 – 1,2 tấn/ha. Ở mô hình Lúa – Cá tại Phú
Thịnh năm 1997 có lãi là 6,23 triệu đồng/ha, trong
khi cấy 2 vụ lúa chỉ lãi 1,08 triệu đồng/ha.
Nhận xét về mô hình nuôi cá ruộng mùa nước nổi
có thể nói đây là mô hình nuôi đơn giản, người
dân chỉ đầu tư con giống ban đầu, giảm chi phí
thức ăn, ít tốn công chăm sóc, thời gian nuôi lại
ngắn nhưng có hiệu quả. Đây là mô hình vừa
mang lại hiêụ quả kinh tế cao, vừa giải quyết việc
làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa
phương. Và cũng chính là mô hình độc đáo cần
đươc̣ nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng
thoát nghèo, từng bước vươn lên, cải thiện cuộc
sống. Kết quả đánh giá tương tự với kết quả của
Bùi Huy Cộng và cs. (2008) về các yếu tố môi
trường không ảnh hưởng lớn đến đời sống của cá.
Năng suất lúa trong ruộng lúa – cá cao hơn ruộng
cấy lúa đơn thuần. Hiệu quả kinh tế ở mô hình
Lúa – Cá lãi gấp 5 lần so với chỉ trồng lúa. Ngoài
ra còn tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm sản
phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho nông dân và
góp phần làm sạch môi trường.
Kết quả điều tra cũng tương tự với kết quả dự án
“nuôi luân canh lúa-cá” tại huyện Cai Lậy tỉnh
Tiền Giang đến kỳ thu hoạch, trọng lượng bình
quân cá rô đạt 170-200 gr/con; mè vinh 150-200
gr/con, cá sặc rằn đạt 75-80 gr/con, năng suất cá
ước đạt trên 7,8 tấn/ha. Đối với lúa, nhờ áp dụng
mô hình “ba giảm ba tăng” nên chi phí sản xuất
được tiết giảm đáng kể. Dự kiến, sau khi trừ chi
phí, lợi nhuận từ nuôi cá đạt hơn 73 triệu đồng/ha,
cộng với lãi từ hai vụ lúa 20 triệu đồng/ha thì mô
hình cho lãi gần 94 triệu đồng. Như vậy, nếu so
sánh với canh tác thuần lúa ba vụ, mô hình Lúa –
cá cho thu nhập cao hơn gần 2,5 lần (Tấn Văn,
2013).
Lê Quang Trí và cs. ( 2007) thực hiện so sánh và
đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình như mô
hình Lúa 3 vụ, mô hình 2 Lúa – Cá, mô hình Cây
ăn trái. Kết quả cho thấy mô hình 2 Lúa – Cá đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất, kế đến là mô hình Cây
ăn trái và cuối cùng là mô hình Lúa 3 vụ. Mặc dù
người nông dân đầu tư chủ yếu cho mô hình 3 vụ
lúa với mức độ đầu tư cao hơn của mô hình 2 Lúa
– Cá nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn. Đối
với cơ cấu lúa - cá cần mở rộng diện tích, vì đây
là cơ cấu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, ít gây
ô nhiễm môi trường vừa đảm bảo nhu cầu lương
thực, vừa tăng thu nhập cho người dân, giải quyết
được công ăn việc làm cho người dân.
3.3 Hiệu quả môi trường
Theo kết quả điều tra 100% các hộ ở các mô hình
đều cho biết, nước sau khi canh tác nông nghiệp
thải ra đều không được xử lý mà thải ra thẳng
kênh, mương, sông. Đây là một vấn đề cần phải
xử lý gấp, bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức
của người dân về tác động của chất thải nông
nghiệp đến môi trường.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
36
Hình 1. Tình hình đất nhiễm phèn của mô hình Lúa - Cá
Đất canh tác mô hình Lúa – Cá nhiễm phèn ở mức
độ tương đối nhẹ (84,37%), tuy nhiên, có 90,63%
hộ cho biết có xử lý đất trước khi canh tác. Xử lý
đất chủ yếu là ở vụ Đông Xuân: sau khi dọn sạch
cỏ, trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng
máy cày, rải phân lân hạ phèn; vào vụ Hè Thu:
cày đất bằng máy, phơi đất trong một thời gian.
Sau đó bừa, trục và san bằng mặt ruộng, rải phân
lân hạ phèn. Theo thống kê, mô hình Lúa – Cá có
số lượng phân bón trung bình là 40,9 kg, số lượng
phân bón nhiều nhất là 80 kg, số lượng phân bón
ít nhất là 20 kg. Có thể thấy, số lượng phân bón sử
dụng trên 1000 m2 của các hộ dân cho mô hình
Lúa – Cá được phỏng vấn cũng phù hợp với số
lượng phân bón được khuyến cáo sử dụng.
Công nghệ kỹ thuật ngày một tiến bộ, sản xuất
nông nghiệp phát triển cùng với đó là tình hình
đáng lo ngại về việc lạm dụng phân bón hoá học,
hoá chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến môi
trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này đang
ngày càng trở lên nghiêm trọng và làm nảy sinh
rất nhiều vấn đề môi trường. Tuy nhiên, không
phải người nông dân nào cũng nhận thức được tác
động của canh tác sản xuất nông nghiệp đến tình
hình môi trường đất và nước.
Bảng 5. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường (%)
Nội dung Kết quả
Có Không
Hiểu luật môi trường 90,6 9,4
Chấp hành luật môi trường 81,3 18,7
Thống kê cho thấy, đa số các hộ dân đều có hiểu
biết về luật môi trường và tỷ lệ có hiểu về luật
môi trường ở các mô hình khá cao (chiếm 90,6%).
Tuy nhiên, thực trạng hiểu luật và chấp hành luật
không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhau, vẫn
còn 18,7% hộ cho biết các hộ xung quanh không
chấp hành môi trường.
Hiện nay, rất nhiều người dân không được hướng
dẫn mà tự sử dụng thuốc theo thói quen và nhu
cầu diệt sâu hại; tự pha tăng nồng độ để diệt tận
gốc sâu hại mà không biết dư lượng thuốc còn lại
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và
con người sống xung quanh.
6.25
9.37
84.375
0
Lúa - cá
Nặng
Trung bình
Nhẹ
Không
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
37
Bảng 6. Cách xử lý của người dân đối với một số vấn đề (%)
Nội dung điều tra Cách xử lý Lúa - cá
Xử lý các chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thủy sản, bao bì phân bón
Vứt xuống ruộng, bờ kênh, sông ngòi 71,9
Thu gom bán phế liệu 59,4
Tập trung ở bãi rác 0
Thiêu hủy 56,3
Xử lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thủy sản
khi còn dư
Sử dụng tiếp đến hết thuốc cho 1 lần 62,5
Để lại đến lần sau 37,5
Xử lý dụng cụ để phun thuốc bảo vệ thực vật
sau khi sử dụng
Không rửa 0
Rửa ngay sau khi phun (nước sau khi súc
được xả ra ruộng)
62,5
Mang về nhà rửa 37,5
Việc xử lý các chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thủy sản, bao bì phân bón: đa số đều cho
biết họ vứt xuống ruộng, bờ kênh, sông ngòi; thu
gom bán phế liệu và thiêu hủy. Không có hộ nào
cho biết tập trung các chai, lọ thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thủy sản, bao bì phân bón ở bãi rác.
Việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thủy
sản khi còn dư: ở mô hình Lúa – Cá chủ yếu là
sử dụng tiếp đến hết thuốc, một số ít thì để lại sử
dụng lần sau.
Nơi bảo quản thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
thủy sản: 100% các hộ ở mô hình đều cho biết
không có khu vực cách ly, không có nơi để bảo
quản thuốc thực vật, thuốc hóa học, thuốc thủy
sản.
Việc xử lý dụng cụ để phun thuốc bảo vệ thực
vật sau khi sử dụng: đa số các hộ đều chọn súc
rửa ngay sau khi phun (nước sau khi súc được xả
ra ruộng) cho thuận tiện, mô hình Lúa chiếm
73,33%; mô hình Lúa – Cá chiếm 62,5% và mô
hình Mía chiếm 63,9%. Có một số các hộ cho
biết, họ mang về nhà súc rửa và không có hộ nào
không súc rửa dụng cụ sau khi sử dụng.
Mặt dù mô hình 3 Lúa đem lại hiệu quả cao hơn
về việc làm, giải quyết được lực lượng lao động
nhàn rỗi nhiều hơn. Nhưng ngược lại thì mức độ
về đa dạng sinh học thì của mô hình 3 vụ lúa lại
được quan tâm nhiều hơn do sử dụng phân bón và
thuốc trừ sâu cao hơn mô hình Cây ăn trái và Lúa
- Cá (Lê Quang Trí và cs., 2007).
Thực chất mô hình Lúa - Cá sử dụng hiệu quả và
hợp lý hơn các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên đất và nước. Đồng thời, khi tiến hành
canh tác lúa - cá, việc sử dụng phân hóa học,
thuốc trừ sâu giảm hẳn, góp phần giảm ô nhiễm
môi trường đất và nước. Các loại chất thải của cá
tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn
cho ruộng lúa. Cá thường xuyên kiếm thức ăn
bằng cách sục bùn, làm cho đất được cày xốp lên,
toàn bộ xác hữu cơ ở dạng khó tiêu (than bùn)
được chuyển sang dạng dễ tiêu (phân cá). Cá ăn
các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho
ruộng lúa ( Lê Nga, 2013).
3.4 Hiệu quả xã hội
Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua sự thay đổi ở
cuộc sống hiện tại, những thay đổi trong xã hội do
mô hình tác động. Bên cạnh đó, hiệu quả xã hội
cũng nói lên mức độ giải quyết các vấn đề xã hội
khi áp dụng mô hình canh tác như xóa đói giảm
nghèo, nâng cao dân trí, giải quyết việc làm, tiếp
cận các dịch vụ xã hội
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
38
Bảng 7. Đánh giá cuộc sống hiện tại của các hộ dân (%)
Đa số các hộ gia đình cho biết, cuộc sống của gia
đình hiện tại tốt hơn so với trước đây, cuộc sống
tinh thần và vật chất ngày càng cải thiện. Tuy
nhiên vẫn có những hộ cho biết, cuộc sống của gia
đình mình giảm sút so với trước đây, nguyên nhân
là do canh tác không được giá, dịch bệnh tăng, chi
phí đầu tư cao nhưng lợi nhuận thu vào không đủ
nên dẫn đến cuộc sống giảm sút.
Xét về mặt xã hội, mô hình Lúa - Cá còn có ý
nghĩa rất lớn. Việc áp dụng mô hình này vào sản
xuất nông nghiệp làm cho cơ cấu mùa vụ đa dạng,
phá thế độc canh cây lúa, tạo thêm nhiều việc làm,
giảm thời gian nông nhàn, làm tăng thêm thu
nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người
nông dân. Người nông dân có thể làm giàu trên
chính mảnh đất quê hương của mình (Lê Nga,
2013).
Bảng 8. Hiệu quả xã hội của các mô hình sản xuất (%)
57BVấn đề 58BLúa - Cá
59BTốt 60B81,2
61BKhông thay đổi 62B12,5
63BGiảm sút 64B ,3
Vấn đề Lúa - Cá
Tạo việc làm 90,6
Có nhiều thời gian chăm sóc gia đình 31,3
Xóa đói giảm nghèo 18,8
Tiếp cận các dịch vụ xã hội 81,3
Giảm khoảng cách giàu nghèo 21,9
Nâng cao trình độ dân trí 71,9
Giảm các tệ nạn xã hội 43,8
Giảm bất bình đẳng gia đình 25
Tăng thời gian vui chơi, giải trí, du lịch của gia đình 31,3
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 31 – 39
39
Người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa với
thu nhập bấp bênh và đánh bắt các loại động vật
trong rừng, săn bắt cá và chặt đốn cây để kiếm
thêm thu nhập. Sau khi áp dụng các mô hình canh
tác nông nghiệp Lúa – Cá, nhu cầu về lao động đã
giúp cho một bộ phận lao động ở trong khu vực
có thêm việc làm nhằm nâng cao đời sống của gia
đình. Việc nâng cao thu nhập đã dần cải thiện tình
hình giáo dục của địa phương. Khi kinh tế gia
đình phát triển, nhận thức của các hộ dân cũng
phát triển và nâng cao, biết chú trọng đến việc học
của con em trong gia đình, tập trung tạo điều kiện
cho con em đi học để nâng cao trình độ. Bên cạnh
đó, kinh tế ngày một nâng cao giúp các hộ gia
đình có khả năng tiếp cận với các dịch vụ một
cách dễ dàng, đặc biệt là dịch vụ y tế, nhằm phục
vụ nhu cầu của bản thân, các dịch vụ giải trí, du
lịch cũng được đầu tư nhiều hơn.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Lúa – Cá là mô hình có lợi nhuận 56,72 triệu
đồng/năm/ha, vừa góp phần tăng thu nhập cho
nông hộ, vừa bảo vệ môi trường sinh thái trên
đồng ruộng. Canh tác mô hình Lúa – Cá giúp tăng
năng suất lúa và còn giúp tăng độ phì nhiêu của
đất do phân của cá tích lũy ở mặt ruộng, giảm chi
phí cho việc chuẩn bị ruộng và phân bón cho vụ
Đông Xuân. Hạn chế sử dụng nông dược độc hại
cho người và môi trường. Bên cạnh đó, xét về mặt
xã hội, mô hình đã tạo ra việc làm, ổn định thu
nhập, giúp người dân dễ tiếp cận đến các dịch vụ
y tế, khám chữa bệnh tại bệnh viện, đầu tư cho
con đi học đều tốt hơn trước. Mô hình Lúa – Cá
là mô hình hiệu quả và cần được nhân rộng, tập
huấn cho người dân áp dụng để nâng cao thu nhập
và chất lượng đời sống của người dân, đồng thời
đạt được hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Huy Cộng và cs. (24/11/2008). Nghiên cứu kỹ
thuật và hiệu quả kinh tế của các hình thức
nuôi cá lúa. Trang điện tử Liên hiệp các Hội
Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Truy cập từ:
kien-Thanh-tuu-KH-CN/Nghien-cuu-ky-thuat-
va-hieu-qua-kinh-te-cua-cac-hinh-thuc-nuoi-
ca-lua-27311.html
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp. (2012)
Trường Đại học Xây dựng Miền Trung.
Truy cập từ:
r/connectors/asp/image/Chuong%207(2).pdf
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
(2013). Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát
triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Lung
Ngọc Hoàng đến năm 2020. Hậu Giang: Ủy
ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Lê Quang Trí, Phạm Thanh Vũ, Kha Thanh
Hoàng & Văn Phạm Đăng Trí. (2007). Đánh
giá hiệu quả của các yếu tố đầu vào – đầu ra
đến hệ thống sử dụng đất đai theo nhóm nông
dân trên địa bàn xã Song Phú Tam Bình –
Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, 2007:7 67-76.
Lê Tiêu La. (2008). Đánh giá hiệu quả các mô
hình chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản ở
Đồng bằng sông Cửu Long (7558). Hà Nội: Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Viện
Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.
Lê Nga. (2013). Mô hình 1 lúa – 1 cá, hướng đi
mới của xã Đồng Ích. Báo điện tử Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc.
Truy cập từ:
=details&idmuc=KNTS08L
Tấn Văn. (2013). Hiệu quả “kép” từ mô hình “lúa-
cá” mùa lũ ở Tiền Giang. Báo điện tử Nhân
Dân.
Truy cập từ:
lam-an/item/21515002-hiệu-quả-“kép”-từ-mô-
hình-“lúa-cá”-mùa-lũ-ở-tiền-giang.html
Từ điển Thuật ngữ kinh tế học. (2001). Hà Nội:
Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội, trang
224.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_mo_hinh_trong_lua_ca_tai_khu_bao_ton_thien.pdf