Đánh giá hiện trạng môi trường nước theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Đề xuất các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã Nhã Lộng Giải pháp quản lý: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường: Hướng dẫn các hình thức khai thác và sử dụng nguồn nước đúng kỹ thuật để bảo vệ tài nguyên nước. Giải pháp kỹ thuật - Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi,... Hệ thống thoát nước thải cần phải được xây dựng đúng kỹ thuật như có nắp đậy kín, không bị rò rỉ ra ngoài,... - Quy hoạch xử lý nước thải: Phải xử lý nước thải trước khi xả vào sông hồ, kênh mương. Không đổ nước thải chưa xử lý vào hố để tự thấm hoặc để chảy tràn lan trên mặt đất. Nước thải cần được thu gom, xử lý trong khu xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường. - Quy hoạch bãi rác tập trung: Đầu tư xây dựng bãi rác thải tập trung của huyện Phú Bình. Tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn xã theo hợp đồng dịch vụ. - Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản. Việc nuôi trồng thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch. - Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng Giải pháp tuyên truyền Để thực hiện được giải pháp này cần phải tổ chức các đợt điều tra xã hội học tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, ý thức và khả năng tham gia bảo vệ môi trường của người dân, những khó khăn và hạn chế của họ để có biện pháp giúp đỡ. Tuyên truyền, giáo dục môi trường là một giải pháp cấp thiết nhưng cần tiến hành lâu dài, liên tục với nhiều hình thức khác nhau thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng như tivi, phát thanh địa phương... cần được tuyên truyền nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hàng ngày, luôn nhắc nhở mọi người phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nước, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước. Giáo dục môi trường có thể thông qua các tranh, ảnh tuyên truyền về môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở các nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng và những nơi tập trung đông người. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau: Nguồn nước mặt tại xã chủ yếu được sử dụng vào mục đích tưới tiêu cho nông nghiệp. Qua đánh giá cảm quan và theo ý kiến của người dân, nước mặt có chất lượng khá tốt, chỉ riêng ở khu vực trung tâm xã nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do các nguồn gây ô nhiễm như chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nước thải chăn nuôi... chưa được xử lý thải ra môi trường. Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã được khai thác dưới hình thức giếng đào và giếng khoan chủ yếu nhằm phục vụ mục đích sinh hoạt. Qua kết quả phân tích, các chỉ tiêu pH, Sắt, Amoni, Coliform đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT). Tuy nước mặt, nước ngầm trên địa bàn xã vẫn có chất lượng khá tốt nhưng hiện nay đang phải đối mặt với các nguồn gây ô nhiễm như: Ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn sinh hoạt; do chất thải chăn nuôi; do hoạt động trồng trọt. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trước khi môi trường nước bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

pdf8 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 93 - 100 93 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THEO TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NHÃ LỘNG, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Phan Đình Binh* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và xác định các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phù hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã Nhã Lộng đáp ứng tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Các mẫu nước ngầm đã được thu thập và phân tích tại Phòng thí nghiệm của Viện khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên. Kết quả phân tích nước ngầm cho thấy kết các chỉ tiêu pH, Sắt, Amoni, Coliform đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 02:2009/BYT) đối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nguồn nước mặt trên địa bàn xã hiện đang phải đối mặt với các nguồn gây ô nhiễm như: Ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn sinh hoạt; do chất thải chăn nuôi và do hoạt động canh tác nông nghiệp. Từ khóa: Chất lượng môi trường, nước ngầm, ô nhiễm nước, Coliform ĐẶT VẤN ĐỀ* Phú bình là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, kinh tế còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn [6]. Do vậy, vấn đề môi trường của huyện đã bộc lộ nhiều bất cập thậm chí đáng báo động. Hiện nay, môi trường đất, môi trường không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm đang bị ô nhiễm [4]. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ người dân. Trên địa bàn huyện có sông Cầu chảy qua, là nguồn nước rất quan trọng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cũng như các hoạt động khác [6]. Tuy nhiên do tiếp nhận nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhà máy công nghiệpvà từ Thành phố Thái Nguyên nên nước đang bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, Phú bình là một huyện thuần nông, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Do lạm dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật cùng với chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý, rác thải rắn bừa bãi đã làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm [3]. Hiện nay, xã đang thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, trong đó có tiêu chí về Môi trường. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trên địa bàn xã Nhã Lộng chưa * Tel: 0984 941626; Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com được quan tâm, chú trọng đúng mức. Sự ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không có biện pháp quản lý tốt chất lượng tài nguyên nước [2]. Để khắc phục, giảm thiểu được ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến đời sống và sức khoẻ người dân thì công việc quan trọng là đánh giá chính xác mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm nước trên địa bàn xã để đưa ra giải pháp khắc phục, giảm thiểu một cách hữu hiệu và phù hợp với điều kiện của địa phương. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, với mục tiêu: - Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và xác định các nguồn gây ô nhiễm tại xã Nhã Lộng huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phù hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã Nhã Lộng đáp ứng tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn nước và hiện trạng môi trường nước, Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 93 - 100 94 đồng thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn xã Nhã Lộng. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại UBND xã Nhã Lộng và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn người dân xã Nhã Lộng (chọn ngẫu nhiên 150 hộ gia đình trong toàn xã, chia đều cho 14 xóm; không phân biệt tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo...). Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu * Lấy mẫu: Lấy mẫu nước theo quy định TCVN 6663-11 với tổng số 18 mẫu. * Phân tích mẫu: Mẫu nước được phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. Phương pháp khảo sát thực địa: Quan sát màu sắc nước, mùi vị,Màu sắc của nước được quan sát trực tiếp bằng mắt thường và đánh giá bằng cảm quan. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được thống kê, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và biểu diễn trên bảng, biểu đồ. Kết quả nghiên cứu, phân tích được so sánh với QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt để đánh giá nồng độ chất ô nhiễm có trong nước giếng [1]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Vị trí địa lý và khí hậu: Nhã Lộng là xã trung du miền núi nằm ở phía Tây huyện Phú Bình, cách trung tâm huyện khoảng 5 km, với tổng diện tích tự nhiên là 549,8 ha, có có ranh giới tiếp giáp với các xã như sau: Phía Bắc giáp xã Bảo Lý; Phía Đông giáp xã Úc Kỳ; Phía Tây giáp xã Điềm Thụy; Phía Nam giáp xã Điềm Thụy,Úc Kỳ huyện Phú Bình. Xã Nhã Lộng có 14 xóm, dân số (năm 2013) là 7343 khẩu (1664 hộ) [6]. Xã Nhã Lộng là một xã trung du của huyện Phú Bình, khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt [6]. - Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23,1oC – 24,4oC. - Lượng mưa trung bình cả năm là 2000 mm đến 2500 mm. - Tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 7) và thấp nhất vào tháng 1 - Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1200 h – 1600 h. Với nhiệt độ và lượng mưa của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, về cơ bản điều kiện khí hậu của xã có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp với phát triển đa dạng các loại cây trồng, có thể thâm canh tăng vụ, bố trí được từ 3 đến 4 vụ cây trồng ngắn ngày trong năm để tăng hệ số sử dụng đất. Bảng 1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Bảo quản 1 Màu sắc Cảm quan - 2 Mùi vị Cảm quan - 3 pH Máy đo pH Meter F-51 Bảo quản không quá 24h 4 Fe TCVN 6177:1996 Chất lượng nước. Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10- phenantrolin Ở nhiệt độ từ 0 - 4 oC bảo quản không quá 1 tuần 5 NH4 + Xác định hàm lượng amoni bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nessler Ở nhiệt độ từ 0 - 4 oC bảo quản không quá 1 tuần 6 Coliform TCVN 6187-1:1996 Chất lượng nước. Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 93 - 100 95 Đặc điểm phân bố dân cư: Dân cư xã Nhã Lộng phân bố ở 3 miền, bao gồm: - Miền Thanh Bình gồm các xóm: xóm Hanh, xóm Nón, xóm Đồi, xóm Bến, và xóm Thanh Đàm. - Miền Sông Cầu gồm các xóm: xóm Trại, xóm Soi 1, xóm Soi 2, xóm Chiễn 1, xóm Chiễn 2. - Miền Hợp Thành gồm các xóm: xóm Mịt, xóm Đô, xóm Náng, xóm Xúm. Nguồn nước và tình hình sử dụng nguồn nước tại xã Nhã Lộng Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Nhã Lộng bao gồm sông, hồ, ao, kênh, mương. Là một xã trung du miền núi nên Nhã Lộng có số lượng ao, hồ ít. Nhã Lộng có dòng sông Cầu chảy qua 3 xóm: xóm Trại, xóm Soi 1 và xóm Chiễn 2. Nguồn nước mặt của xã chủ yếu sử dụng vào mục đích nông nghiệp và nuôi thủy sản. Nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu nông nghiệp chủ yếu lấy từ Hồ Núi Cốc. Nguồn nước mặt của xã đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư. Nguyên nhân là do nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, rác thải của người dân trong xã hầu hết đều thải ra sông, hồ ao và các kênh mương ở gần khu vực sinh sống của họ. Nguồn nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn xã Nhã Lộng chủ yếu được khai thác dưới hình thức giếng đào và giếng khoan nhằm sử dụng cho mục đích sinh hoạt của các hộ gia đình (Hình 1). Biểu đồ 1 cho thấy, tại xã Nhã Lộng hiện nay giếng đào chiếm 58%, giếng khoan chiếm 42%. Phần lớn giếng đào có đường kính từ 0,8 - 1 m, sâu 10 - 15 m, độ cao miệng giếng so với mặt đất khoảng 0,5 - 0,8 m. Giếng khoan trên địa bàn xã có độ sâu trung bình từ 25 - 50 m. Theo ý kiến của người dân, vào mùa khô mực nước giếng rất thấp, khó khai thác vì vậy không đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đặc biệt theo một số ý kiến của người dân tại miền Sông Cầu hiện nay do có hoạt động đào bới ở rìa sông để khai thác cát, sỏi khiến cho vào mùa khô mực nước ngầm càng thấp dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt càng gia tăng. Hình 1: Loại hình sử dụng nước cho sinh hoạt tại xã Nhã Lộng Đánh giá hiện trạng môi trường nước xã Nhã Lộng Nước mặt Quan sát đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn xã, nước sông có màu xanh đậm, không có mùi khó chịu nhưng có sự hiện diện của các loài thực vật thủy sinh như rêu, rong... Qua đánh giá cảm quan nước vẫn có chất lượng khá tốt nhưng đang có dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhân do người dân thực hiện các hoạt động chăn nuôi ở rìa sông như chăn nuôi vịt; các hộ dân ở gần sông hầu hết đều dẫn nước thải ra sông cùng với nước thải nông nghiệp. Các kênh mương: Tại các đoạn kênh mương gần khu vực đông dân cư, nước có màu đen và có mùi khó chịu; tại các đoạn kênh mương ở khu vực có ít dân cư và chảy qua các cánh đồng, nước không có màu hay mùi lạ, tuy nhiên tại các khu vực này lại chứa nhiều các bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng, xác thực vật (cỏ dại)... Tuy tại khu vực này chưa bị ô nhiễm nhưng nếu người dân vẫn tiếp tục thải các bao bì thuốc BVTV, xác thực vật xuống nguồn nước thì chất ô nhiễm sẽ được tích tụ theo thời gian và gây ô nhiễm nguồn nước. Tại các hồ, ao: Trong các ao trên địa bàn xã, phần lớn trong các ao quan sát được nước có màu xanh đen, các ao của các hộ gia đình Loại hình sử dụng nước cho sinh hoạt 58% 42% Giếng khoan Giếng đào Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 93 - 100 96 chăn nuôi lợn nước có mùi khó chịu bốc lên. Qua đánh giá cảm quan, nước ao trên địa bàn xã có chất lượng không tốt. Nguyên nhân là do các hộ gia đình hầu hết thải trực tiếp nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý xuống ao. Như vậy, môi trường nước mặt trên địa bàn xã đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư. Tại các khu vực thưa dân cư, môi trường nước mặt hiện vẫn có chất lượng khá tốt. Môi trường nước mặt sẽ bị ô nhiễm và ô nhiễm nặng thêm nếu không được quản lý tốt và có các biện pháp phòng ngừa hợp lý do chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, phế phẩm nông nghiệp... thải vào môi trường khi chưa được xử lý. Nước ngầm Để đánh giá chất lượng nước ngầm tại xã Nhã Lộng chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước giếng tại một số vị trí điển hình thuộc 3 miền và phân tích các chỉ tiêu như Bảng 1. Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt để đánh giá chất lượng nước giếng trên địa bàn xã, trong đó: - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước. - Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy). Hiện trạng chất lượng nước giếng tại các miền như số liệu Bảng 2. Nhận xét: Kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy các chỉ tiêu pH, Fe, NH4+, Coliform của các mẫu nước ở các miền đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nước sinh hoạt. Nước giếng trong khu vực của các miền có chất lượng khá tốt. Các nguồn gây ô nhiễm nước giếng chưa gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước giếng của khu vực. So sánh chất lượng nước giếng giữa các miền Xã Nhã Lộng được chia làm 3 miền là: Sông Cầu, Hợp Thành và Thanh Bình. Các miền có nhiều đặc điểm tự nhiên, đời sống sản xuất, sinh hoạt chung nhưng mỗi miền cũng có những đặc điểm riêng. Vì vậy mà mỗi miền cũng có các nguồn gây ô nhiễm nước giếng đặc trưng của từng nguồn. * Giá trị pH (Hình 2a): Giá trị pH tại các điểm khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép và có giá trị tương đồng đều, dao động từ 6,32 – 6,62. Độ pH tại xóm Hanh (miền Thanh Bình) là cao nhất (pH = 6,62) và thấp nhất là ở xóm Xúm (miền Hợp Thành). Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng tại các miền TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích các miền QCVN 02:2009/B YT (GHTĐCP II) Sông Cầu Hợp Thành Thanh Bình Mẫu N1 Mẫu N2 Mẫu N1 Mẫu N2 Mẫu N1 Mẫu N2 1 Màu sắc - Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu 2 Mùi vị - Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ 3 pH - 6,33 6,32 6,25 6,35 6,43 6,62 6,0 – 8,5 4 Fe mg/l 0,021 0,061 0,03 0,005 0,128 0,179 0,5 5 NH4 + mg/l 0,08 0,10 0,13 0,32 0,04 0,05 3 6 Colifor m VK/ 100 ml 93 15 2 8 10 3 150 (Nguồn: Số liệu phân tích mẫu) Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 93 - 100 97 * Giá trị sắt (Hình 2b):Qua biểu đồ trên hình 2b cho thấy tại tất cả các điểm khảo sát trong xã đều có hàm lượng sắt trong nước giếng nằm trong QCCP đối với nước sinh hoạt. Tại xóm Hanh (miền Thanh Bình) có hàm lượng sắt cao nhất (0,179 mg/l), xóm Chiễn 2 (miền Sông Cầu) có hàm lượng sắt thấp nhất (0,21 mg/l). * Giá trị Amoni (Hình 2c): Hình 2c cho thấy, tại tất cả các điểm khảo sát trong xã đều có hàm lượng amoni trong nước giếng nằm trong QCCP đối với nước sinh hoạt. Hàm lượng Amoni giữa các miền chênh lệch nhau khá nhiều. Tại xóm Náng (miền Hợp Thành) có hàm lượng amoni cao nhất (0,32 %), xóm Bến (miền Thanh Bình) có hàm lượng amoni thấp nhất (0,04 %). Nguyên nhân nước ngầm bị nhiễm amoni chủ yếu do các hợp chất có chứa Nito có trong nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, phân bón,... Miền Hợp Thành có hàm lượng amoni cao nhất do đây là khu vực có hoạt động sản xuất rau rất phát triển, vì vậy ngoài nguồn gây ô nhiễm là nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, còn do trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều phân bón hóa học, đặc biệt là phân đạm có chứa hàm lượng Nito cao làm tăng hàm lượng amoni trong nước ngầm. Miền Sông Cầu có hàm lượng amoni cao thứ hai do ngoài nguồn gây ô nhiễm là nước thải sinh hoạt, chăn nuôi thì nước giếng còn bị ảnh hưởng của nước sông Cầu. * Giá trị Coliform (Hình 2d): Qua biểu đồ trên ta thấy, tại tất cả các điểm khảo sát trong xã đều có số lượng coliform trong nước giếng nằm trong QCCP đối với nước sinh hoạt. Số lượng Coliform trong nước giếng trên địa bàn xã có độ chênh lệch rất lớn, dao động từ 2 – 93 VK/100ml. Tại xóm Chiễn 2 (miền Sông Cầu) có số lượng Coliform trong nước giếng cao nhất (93 VK/100ml), tại xóm Xúm (miền Hợp Thành) có số lượng Coliform trong nước giếng thấp nhất (2 VK/100ml). Miền Sông Cầu là khu vực ven sông Cầu, chất lượng nước sông đã có ảnh hưởng đến giá trị Coliform của khu vực làm cho tại đây có số lượng Coliform trong nước giếng là cao nhất. Biểu đồ thể hiện giá trị pH của nước giếng giữa các miền trong xã 6 6.1 6.2 6.3 6.4 6.5 6.6 6.7 1 2 3 4 5 6 Kí hiệu các xóm pH Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Fe trong nước giếng giữa các miền trong xã 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 1 2 3 4 5 6 Kí hiệu các xóm mg/l Fe QCVN 02:2009 a/ b/ Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Amoni trong nước giếng giữa các miền trong xã 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 1 2 3 4 5 6 Kí hiệu các xóm mg/l NH4+ QCVN 02:2009 Biểu đồ biểu diễn số lượng Coliform trong nước giếng giữa các miền trong xã 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1 2 3 4 5 6 Kí hiệu các xóm mg/l Coliform QCVN 02:2009 c/ d/ (Ghi chú: (1): xóm Chiễn, (2): xóm Trại, (3): xóm Xúm, (4): xóm Náng, (5): xóm Bến, (6): xóm Hanh) Hình 2: So sánh các giá trị a/ pH, b/ sắt, c/ Amoni và d/Coliform giữa các miền trong xã Nhã Lộng Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 93 - 100 98 Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn xã Nhã Lộng Do hoạt động chăn nuôi: Nhã Lộng là xã có hoạt động chăn nuôi khá phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn. Hoạt động chăn nuôi có xu hướng tăng số lượng so với năm 2012 và chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ và hộ gia đình. Hoạt động chăn nuôi thải ra một lượng lớn chất thải như phân, nước tiểu, thức ăn thừa, nước cọ rửa chuồng, tắm rửa cho vật nuôi. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi có đặc thù là chứa rất nhiều chất hữu cơ và có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao,... Hiện nay chất thải này vẫn chưa có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý nên đã và đang là nguồn gây ô nhiễm không những gây ảnh hưởng đến con người mà còn góp phần làm gia tăng ô nhiễm nước. Việc kiểm soát nguồn ô nhiễm này là rất khó khăn do quy mô nhỏ lẻ và phân tán theo hộ gia đình. Do hoạt động canh tác nông nghiệp: Nhã Lộng là một xã thuần nông nên hoạt động trồng trọt cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải trồng trọt phát sinh chủ yếu từ lượng nước hồi quy. Nước tưới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên và sau đó chảy qua các kênh mương đổ về các hồ chứa nước, suối và cuối cùng tập trung về sông Cầu. Lượng nước hồi quy này là rất lớn và kéo theo một lượng lớn các chất ô nhiễm từ hoạt động bón phân và sử dụng thuốc BVTV. Việc sử dụng phân bón một các bừa bãi, không theo quy trình sẽ làm xâm nhập các chất ô nhiễm vào môi trường nước. Do đời sống sinh hoạt của người dân: Nguồn nước thải sinh hoạt trên địa bàn xã chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, ngoài ra còn từ trạm y tế, trường học, cơ quan. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt có thể tồn tại dưới dạng các chất hòa tan, chất không tan (cặn dễ lắng, cặn lơ lửng) và thành phần gồm: hữu cơ (52 %) chủ yếu là các cacbonhydrat như đường xenlulozo; các chất dầu mỡ như axit béo dễ bay hơi; các chất đạm như axit amin, amoni và ure và các vô cơ (48 %) [5]. Ngoài ra, còn một lượng lớn các loài vi sinh vật là các virut, vi khuẩn gây bệnh. Theo ước tính, hiện nay lượng nước dùng cho sinh hoạt trung bình là 120 l/người/ngày ở khu vực đô thị và 100 l/người/ngày ở khu vực nông thôn [2]. Trong đó lượng nước thải chiếm khoảng 80 % lượng nước cấp. Với số dân hiện nay của xã khoảng hơn 7000 người thì lượng nước thải phát sinh ra mỗi ngày là rất lớn (khoảng 875000 l/ngày). Nước thải sinh hoạt là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nếu như chúng không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã Nhã Lộng Giải pháp quản lý: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường: Hướng dẫn các hình thức khai thác và sử dụng nguồn nước đúng kỹ thuật để bảo vệ tài nguyên nước. Giải pháp kỹ thuật - Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi,... Hệ thống thoát nước thải cần phải được xây dựng đúng kỹ thuật như có nắp đậy kín, không bị rò rỉ ra ngoài,... - Quy hoạch xử lý nước thải: Phải xử lý nước thải trước khi xả vào sông hồ, kênh mương. Không đổ nước thải chưa xử lý vào hố để tự thấm hoặc để chảy tràn lan trên mặt đất. Nước thải cần được thu gom, xử lý trong khu xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường. - Quy hoạch bãi rác tập trung: Đầu tư xây dựng bãi rác thải tập trung của huyện Phú Bình. Tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn xã theo hợp đồng dịch vụ. - Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản. Việc nuôi trồng thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch. - Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng. Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 93 - 100 99 Giải pháp tuyên truyền Để thực hiện được giải pháp này cần phải tổ chức các đợt điều tra xã hội học tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, ý thức và khả năng tham gia bảo vệ môi trường của người dân, những khó khăn và hạn chế của họ để có biện pháp giúp đỡ. Tuyên truyền, giáo dục môi trường là một giải pháp cấp thiết nhưng cần tiến hành lâu dài, liên tục với nhiều hình thức khác nhau thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng như tivi, phát thanh địa phương... cần được tuyên truyền nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hàng ngày, luôn nhắc nhở mọi người phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nước, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước. Giáo dục môi trường có thể thông qua các tranh, ảnh tuyên truyền về môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở các nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng và những nơi tập trung đông người. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau: Nguồn nước mặt tại xã chủ yếu được sử dụng vào mục đích tưới tiêu cho nông nghiệp. Qua đánh giá cảm quan và theo ý kiến của người dân, nước mặt có chất lượng khá tốt, chỉ riêng ở khu vực trung tâm xã nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do các nguồn gây ô nhiễm như chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nước thải chăn nuôi... chưa được xử lý thải ra môi trường. Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã được khai thác dưới hình thức giếng đào và giếng khoan chủ yếu nhằm phục vụ mục đích sinh hoạt. Qua kết quả phân tích, các chỉ tiêu pH, Sắt, Amoni, Coliform đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT). Tuy nước mặt, nước ngầm trên địa bàn xã vẫn có chất lượng khá tốt nhưng hiện nay đang phải đối mặt với các nguồn gây ô nhiễm như: Ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn sinh hoạt; do chất thải chăn nuôi; do hoạt động trồng trọt. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trước khi môi trường nước bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế (2009), QCVN 02:2009 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, 2. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh (2009), Giáo trình cơ sở môi trường nước, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Vân Hà (2006), Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội. 4. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Giáo trình Đánh giá Tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. UBND xã Nhã Lộng (2012), Báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nhã Lộng năm 2012. Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 93 - 100 100 SUMMARY ASSESSING THE CURRENT WATER ENVIRONMENT FOR NEW RURAL BUILDING CRITERIA IN NHA LONG COMMUNE, PHU BINH DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Phan Dinh Binh* College of Agriculture and Forestry - TNU The study was implemented to assess the quality of surface and underground water environment, and find out the sources of water pollution and give suggestions to minimize water environmental pollution in Nha Long commune, Phu Binh district, Thai Nguyen province in order to meet environmental criteria of new rural building process. The underground water samples were collected and analyzed in the laboratory of Life Science Institute - Thai Nguyen university. The results shown that: all factors pH, Fe, Amoni and Coliform still are lower allowance value in QCVN 02:2009/BYT. However, surface water source within Nha Long commune is facing with sources of pollution such as: wastewater, solid waste, animal waste and agricultural cultivation activities. Key words: environmental quality, underground water, water pollution, Coliform Ngày nhận bài:02/6/2014; Ngày phản biện:18/6/2014; Ngày duyệt đăng: 25/11/2014 Phản biện khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN * Tel: 0984 941626; Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48365_52281_49201521412815_9125_2046489.pdf