Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.

1.Những thành tựu đạt được. Nhìn chung cơ cấu lao động hiện nay là phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế mà thành phố xây dựng: công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ, nông lâm thuỷ sản. thời gian qua thành phố đã có nhiều nổ lực trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế đặt ra và đã đạt được những thành công nhất định cụ thể như sau: 􀀀 Về cơ cấu lao động theo ngành nghề: Trong những năm vừa qua cơ cấu lao động theo ngành nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm đáng kể tỷ trọng các ngành nông lâm thuỷ sản.Cụ thể năm 2004 tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng là130.240 người tăng 24.418 người về mặt qui mô so với năm 2001. Ngành dịch vụ tương tự năm 2004 có 42,61% tăng 3,16% tỷ trọng so với năm 2001. Trong khi đó tỷ trọng lao động ngành nông lâm thuỷ sản từ 25,71% giảm xuống còn 20,22% năm 2004 tức giảm tương đối là 5,49%.

pdf11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3343 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hoá như bảo tàng chăm, bảo tàng quân khu năm....Vì thế, hai ngành công nghiệp xây dựng, thương mại du lịch tạo ra nhiều chỗ làm cho người lao động. V.Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng. 1.Những thành tựu đạt được. Nhìn chung cơ cấu lao động hiện nay là phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế mà thành phố xây dựng: công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ, nông lâm thuỷ sản. thời gian qua thành phố đã có nhiều nổ lực trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế đặt ra và đã đạt được những thành công nhất định cụ thể như sau: Về cơ cấu lao động theo ngành nghề: Trong những năm vừa qua cơ cấu lao động theo ngành nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm đáng kể tỷ trọng các ngành nông lâm thuỷ sản.Cụ thể năm 2004 tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng là130.240 người tăng 24.418 người về mặt qui mô so với năm 2001. Ngành dịch vụ tương tự năm 2004 có 42,61% tăng 3,16% tỷ trọng so với năm 2001. Trong khi đó tỷ trọng lao động ngành nông lâm thuỷ sản từ 25,71% giảm xuống còn 20,22% năm 2004 tức giảm tương đối là 5,49%. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn: Được sự quan tâm của chính quyền các cấp thành phố. Trong những năm trình độ học vấn của người lao động ở Đà Nẵng đã được nâng lên một bước. Thể hiện qui mô và tỷ trọng lao động chưa tốt nghiệp cấp I có xu hướng ngày càng giảm xuống trong khi đó lao động học hết cấp II tăng lên đặc biệt lao động học hết cấp III tăng nhanh. Tính đến năm 2004 số lao động học hết cấp III chiếm tỷ trọng là: 38,89%, tăng 32.715 người tăng tỷ trọng 4,45% so với năm 2001. Điều đó cho thấy sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đà Nẵng thời gian qua đã có bước phát triển tốt. Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trong thời gian qua trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ của lao động Đà Nẵng nói chung tiến triển. Biểu hiện ở chỗ cơ cấu lao động qua đào tạo ngày càng hợp lý hơn ví dụ cơ cấu năm 2001 của ĐH-CĐ : THCN : CNKT là 1 : 0,48 : 1,37 đến năm 2004 là 1 : 0,59 : 1,62. Mặt khác tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2001 lao động không có chuyên môn kỹ thuật 68,69% sang năm 2004 giảm xuống còn 60,69%. Số lao động có trình độ đại học cao đẳng cũng tăng lên đáng kể. Những con số trên đã biểu rõ được những cố gắng của thành phố trong việc nâng cao chất lượng và trình độ tay nghề cho người lao động hồng đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời đại mới. Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế: Trong giai đoạn 2001-2004 cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của thành phố có thay đổi đáng kể. Lao động làm việc trong các khu vực đều tăng chỉ riêng khu vực kinh tế ngoài nhà nước có giảm nhẹ song vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Cụ thể năm 2001 tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nhà nước là: 26,06% (76003 người), năm 2004 tăng lên 26,52% (92942 người). Các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc. Cụ thể năm 2001 tỷ trọng 3,09% năm 2004 tăng lên 5,54%. Thành phần kinh tế hỗn hợp phát triển tạo việc làm không ít lao động từ 37,66% lên 40,43%. Cơ cấu lao động chia theo thành thị nông thôn. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội quy hoạch chỉnh trang đô thị của thành phố trong những năm qua tỷ lệ lao động khu vực nông thôn có xu hướng giảm từ 23,95% năm 2001 xuống còn 23,45% năm 2004, đồng thời tỷ lệ lao động khu vực thành thị tăng lên từ 76.05% năm 2001 lên 76,55% năm 2004. Việc chuyển dịch cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong tương lai. Cơ cấu lao động chia theo độ tuổi. Nhìn chung lực lượng lao động trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng xu hướng ngày càng tăng. Đây là một lợi thế to lớn cho thành phố trong việc phát triển kinh tế với định đã chọn: công nghiệp , dịch vụ, nông nghiệp. 2.Những hạn chế cần khắc phục. Mặc dù cơ cấu lao động hiện tại của Đà Nẵng tương đối phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong tương lai. Song trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố thời gian qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục. Mặc dù việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông lâm thuỷ sản sang các ngành công nghiệp dịch vụ diễn ra tương đối nhanh song hiệu quả sử dụng lao động trong các ngành chưa cao đặc biệt ngành dịch vụ, chưa khai thác hết tiềm năng của thành phố. Mặt khác số lao động chuyển đổi khu vực chủ yếu là số lao động giản đơn thiếu việc làm từ khu vực nông thôn ra thành thị kiếm tiền bằng các ngành nghề buôn bán nhỏ, bán rong hoặc làm thuê, làm mướn. Một bộ phận lao động nông thôn khác chuyển sang làm các hoạt động xây dựng cơ bản cho các chủ thầu dưới dạng học việc hoặc phụ hồ.... vì thiếu trình độ đào tạo và thiếu kỹ năng nghề nghiệp Xét về trình độ học vấn của lao động mặc dù thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho lao động song nhìn chung chất lượng vẫn còn thấp, không đồng đều giữa hai khu vực nông thôn và thành thị. Điều này gây khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động cho thành phố trong tương lai. Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn nhiều bất cập : Thứ nhất cơ cấu đào tạo bất hợp lý, hiện trạng thừa thầy thiếu thợ còn phổ biến, thiếu đội ngũ lao động công nhân kỹ thuật bậc cao, lành nghề. Mặc dù các trường trung học dạy nghề mở rộng nhiều song học viên vào học vẫn còn ít. Thứ hai: phần lớn đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo trong thời kỳ nền kinh tế bao cấp vì thế chất lượng còn thấp. Chủ yếu được đào tạo dưới hình thức kèm cặp, mở lớp cạnh xí nghiệp chứ ít qua trường lớp đào tạo chính qui. Vì thế, trước những yêu cầu của toàn cầu hoá, hội nhập, thế kỷ của nền kinh tế tri thức vơi trình độ chuyên môn tay nghề như vậy e sẽ không đáp ứng được. Vấn đề cấp bách đặt ra bây giờ cho thành phố là phải tiến hành đào tạo và đào tạo lại, nâng cao chất lượng chứ không phải chạy theo bằng cấp, số lượng. Xét theo thành phần kinh tế: nhìn chung lao động làm việc trong khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao, còn khu vực tư nhân, nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp. Điều đó cho thấy tính bất cập trong các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng. Mặt khác, công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tinh giản biên chế trên địa bàn chưa hiệu quả. PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH. I. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. 1.Quan điểm. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động phải hướng vào việc tạo điều kiện để thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế chính trị của thành phố, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã được chỉnh phủ phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phải xem xét và điều chỉnh một số mối quan hệ cụ thể trong nội bộ các ngành nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện đã thay đổi. Quan điểm này dựa trên mối quan hệ của lao động và phát triển kinh tế. Trong mối quan hệ này một mặt lao động đóng vai trò là một yếu tố sản xuất cơ bản, một nguồn lực mà xã hội phải sử dụng để phát triển kinh tế. Vì vậy, việc huy động sử dụng nguồn lực đó bao nhiêu, ở đâu và vào lúc nào sẽ do bản thân nhu cầu phát triển kinh tế quyết định. Mặt khác lao động bản thân nó là một yếu tố năng động và cách mạng, vai trò cách mạng này thể hiện ở việc nó có thể tạo ra các tác động tích cực để cải tạo các yếu tố sản xuất phát triển để từ đó thu hút, sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Không xem chuyển dịch cơ cấu lao động đơn thuần như là một sự chuyển dịch cơ học giữa các ngành các khu vực trong nền kinh tế mà phải xem nó là một công cụ hữu hiệu để bố trí và tái bố trí nguồn lao động xã hội nhằm mục đích sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực này, tạo ra động lực thúc đẩy to lớn và lâu dài cho sự phát triển kinh tế xã hội. việc chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội trong đó có nguồn lực lao động . Điều này đòi hỏi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ứng với cơ cấu kinh tế đã xác định cần phải có sư ûcân nhắc tính toán cụ thể nhu cầu lao động chuyển dịch giữa các ngành, các khu vực trong mối quan hệ với đầu tư. Việc quyết định quy mô trang bị kỹ thuật cho lao động sẽ phải được cân nhắc đến yếu tố hiệu quả vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu lao động . Việc chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo tính ổn định lâu dài nhưng đồng thời cũng phải tạo ra được những yếu tố linh hoạt cần thiết để hiệu chỉnh khi cần thiết . quan điểm này đòi hỏi việc điều chỉnh cơ cấu lao động một mặt hướng vào thực hiện cácmục tiêu mang tính chất tổng thể trong khoảng thời gian dài từ 5-10 năm,đó là khoảng thời gian cần thiết để việc chuyển dịch cơ cấu lao động không tạo ra sự biến động lớn làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động bình thường của xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, một quốc gia ngày nay luôn bị ảnh hưởng tác động của các nhân tố môi trường bên trong, bên ngoài luôn thay đổi nên bắt buộc các mối quan hệ cân đối đã được xác lập cũng phải có tính linh hoạt nhất định để có thể điều chỉnh khi cần thiết. Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo tạo ra các tiền đề cần thiết nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố, nhanh chống hình thành một nền kinh tế tri thức để tương xứng với vị thế tương lai của một thành phố loại I. Chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan đặt ra trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Quan điểm này đòi hỏi khi xây dựng cách chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố phải tính đến việc nâng chất lượng nguồn nhân lực theo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang diễn ra trên thế giới, phù hợp với yêu cầu đạt ra của công cuộc CNH,HĐH đang tiến hành ở Việt Nam và Đà Nẵng . 2.Mục tiêu. 2.1 Mục tiêu tổng quát Phải tạo được một bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố theo hướng hợp lý, hiệu quả tác động tích cực để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã định. Phải tạo được một cơ cấu lao động có tính chất ổn định và lâu dài và đủ sức thực hiện mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của Miền Trung và Tây Nguyên. Phải tạo điều kiện để thực hiện việc điều chỉnh phân bố dân cư, lao động đảm bảo phát triển xã hội đồng đều trên địa bàn toàn thành phố nhằm khai thác triệt để các tiềm năng , thế mạnh của mỗi khu vực. Phải tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm nhằm sử dụng triệt để nguồn lao động xã hội hiện có, giải quyết cơ bản nạn thất nghiệp, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động, đặc biệt là bộ phận lao động trẻ mới gia nhập vào lực lượng lao động xã hội. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Như chúng ta đã biết: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai của thành phố cần phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố theo hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm nhanh tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp. Cụ thể + Tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng từ 37,17% năm 2004 lên 39,5% năm 2005 và 44,7% vào năm 2010. +Giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông lâm thuỷ sản từ 20,22% năm 2004 xuống còn 15,29% năm 2010. trong 10 năm đến số lao động trong các ngành nông lâm thuỷ sản sẽ giữ ổn định ở mức trên dưới 80.000 lao động . Chuyển dần lao động trong ngành trồng trọt cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và chăn nuôi, đẩy mạnh nghề rừng và nghề biển trong đó chú trọng đến nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản. + Ổn định lao động tham gia vào ngành thương mại dịch vụ ở mức 40,01% vào năm 2010 (tỷ trọng này của năm 2004 là 39,45%). Trong thời gian đến trong nội bộ ngành này sẽ diễn ra chuyển dịch lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động tham gia vào các ngành dịch vụ “ chất xám cao” và giảm dần các dịch vụ buôn bán nhỏ. + Đảm bảo cho trên 90% lao động trẻ mới gia nhập vào lực lượng lao động xã hội có trình độ văn hoá trên cấp 2, trong đó trên 70-75% đã được đào tạo nghề. +Phải đảm bảo đạt được từ 40-45% số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua các khoá đào tạo nghề cơ bản. Cụ thể cơ cấu đào tạo được xác định như sau: 15% trong tổng số là ở trình độ cao đẳng, đại học còn lại là đào tạo ở bậc công nhân kỹ thuật và học nghề. 3.Phương hướng. 3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động trung và dài hạn là chuyển dịch chất lượng lao động về chuyên môn kỹ thuật. +Hướng chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động là nhằm đáp ứng mục tiêu chung về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cần xác định rõ quy mô, phương hướng đào tạo phải theo nhu cầu sử dụng lao động , theo phương hướng phát triển kinh tế, cũng như trình độ kỹ thuật của nước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Điều này cần có sự chỉ đạo của nhà nước với sự phối hợp giữa người sử dụng lao động và các cơ quan đào tạo. Tránh việc đào tạo tràn lan bất cập, không hiệu quả trong một số thời gian trước đây dẫn đến tình trạng một số đối tượng đã qua đào tạo không tìm được việc làm trong khi một số ngành nghề lại không tuyển được lao động . + Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành theo thời gian tới là giảm mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp. Đây là định hướng đúng đắn theo xu thế phát triển kinh tế cả nước cũng như trên thế giới. +Ở các vùng nông thôn, cần đẩy mạnh việc chuyển dịch lao động từ thuần nông sang các ngành nghề khác, đặc biệt là khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống. Đây là biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng thừa lao động ở nông thôn và nó là một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hơn nữa cần phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống ở địa phương. + Tạo điều kiện thuận lợi, như vậy việc quản lý hộ khẩu lao động và sắp xếp nơi ăn nơi ở cho sự dịch chuyển lao động giữa các địa phương và các vùng trong thành phố. Hướng đi là tăng nhanh số lượng tỷ trọng lao động thành thị. Đây có thể được xem là một mục tiêu tất yếu đi cùng với việc dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành và quá trình đô thị hoá. 3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Theo chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà Nước, cũng như mức dự báo GDP trong những năm tới phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế như sau: + Duy trì tỷ lệ lao động trong khu vực nhà nước vào khoảng 10%. Nhà nước cần tinh giản, sắp xếp lại số lao động trong khu vực này theo hướng Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp quan trọng hay các ngành sản xuất hàng hoá công cộng. + Chỗ làm mới chủ yếu cần được tạo ra ở khu vực phi nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ chế chính sách của nhà nước cần tạo điều kiện tốt hơn để thúc đẩy sự phát triển cũng như đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. +Aïp dụng mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm một số các dịch vụ xã hội như giáo dục , y tế văn hoá, thể thao. +Xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cũng như tiết kiệm chi phí đào tạo tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật và tạo thu nhập. II. Dự báo khả năng và nhu cầu lao động trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010. Bước 2: Dự báo năng suất lao động ngành nông nghiệp qua các năm (ĐVT : 1000 đồng) Năm t GDP Lao động NSLĐ (Yt) Ln (Yt) t2 Yt* t (Yt -Yt* )2 1997 1 252.160 85.471 2,95 1,0820 1 1,0820 4,223.10-4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.pdf