Đánh giá các tác động môi trường

I. Nguyên tắc đánh giá: Đánh giá tác động môi trường của dự án Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại tuân thủ theo các nguyên tắc sau: 1. Xác định các tác động môi trường có thể xảy ra trong quá trình triển khai Dự án được xem xét theo 4 giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị dự án - Giai đoạn san lấp mặt bằng - Giai đoạn thi công xây dựng - Giai đoạn hoạt động. 2. Đánh giá tác động môi trường được xem xét đến tất cả các yếu tố môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi trường xã hội. 3. Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã lựa chọn điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt được tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho phép.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá các tác động môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn PCCC là các hộ kinh doanh tận dụng tối đa khoảng không gian sẵn có để trưng bày hàng hoá. Vào các dịp lễ tết hàng hóa đưa vào chợ khá nhiều. Các khoảng trống trong chợ được tận dụng tối đa, các cầu thang thoát hiểm thì bị dùng làm nơi vận chuyển và chứa hàng hóa. Vì vậy, nếu xảy ra hoản hoạn rất khó khăn cho lực lượng PCCC trong  việc dập tắt các đám cháy. + Đánh giá tác động: Sự cố cháy chợ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm cả 3 hệ sinh thái đất, nước, không khí. Hơn nữa còn ảnh hưởng đến hoạt động của Dự án, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản. Chợ có thể cháy vào bất cứ thời gian nào. Ảnh hưởng của việc cháy chợ tới con người tùy thuộc vào thời gian xảy ra hỏa hoạn. Nếu hỏa hoạn xảy ra vào những giờ cao điểm tập trung nhiều người trong chợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người .Tuy nhiên nếu xảy ra vào thời điểm này do tập trung đông người sẽ nhanh chóng được phát hiện hỏa hoạn và vận chuyển hàng hóa kịp thời ra bên ngoài hạn chế được tối đa thiệt hại về kinh tế. Nếu hỏa hoạn xảy ra thời gian lượng người ra vào chợ ít thì việc phát hiện ra hỏa hoạn thường rất khó khăn, không kịp thời dập tắt được hỏa hoạn, hàng hóa lại không được sơ tán vận chuyển ra bên ngoài kịp thời gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế. Đặc biệt vào dịp lễ tết lượng hàng hóa được đưa vào chợ rất lớn, số lượng khách hàng ra vào chợ mua bán rất đông. Đây là thời gian có thể dễ xảy ra hỏa hoạn nhất, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn tới cháy chợ gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế và tài sản và tính mạng của người dân. Nhận thức được mức độ nguy hiểm của sự cố cháy chợ Chủ dự án luôn đặt lên hàng đầu công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn, hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra. Mặt khác chủ dự án xây dựng hệ thống phòng chống cháy và trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định của cơ quan PCCC. Như vậy ảnh hưởng của sự cố này tới môi trường được hạn chế tới mức thấp nhất. b. Ngộ độc thực phẩm và phát tán bệnh dịch: Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh càng ngày càng gia tăng và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh. Chợ là nơi dễ phát tán bệnh dịch nhất vì ở đây là nơi cung cấp hàng hóa, tập trung một số lượng lớn người ra vào chợ mua bán và tập trung nhiều các cửa hàng ăn uống. Hiện nay thực phẩm đem bán tại các chợ được hầu như không được kiểm dịch. Việc tập trung một lượng thực phẩm lớn mà không được kiểm dịch sẽ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh nếu có thực phẩm mang bệnh truyền nhiễm. Như vậy nếu công tác kiểm nghiệm dịch bệnh không tốt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân trong vùng. Nhiều cửa hàng giết mổ ngay tại chợ đổ nước tràn ra xung quanh, các thực phẩm rau quả bày bán trên các mẹt, tấm gỗ nhỏ để ngay dưới đất không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đặc thù của các cửa hàng ăn uống là chế biến thực phẩm vì vậy việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài khu chế biến là rất quan trọng nhằm tránh sự có mặt của các côn trùng và vi khuẩn gây bệnh. Khi xuất hiện các loài mang dịch bệnh chúng sẽ đậu bám vào thức ăn, từ đó sẽ gián tiếp truyền bệnh cho khách hàng. Nếu những cửa hàng này sử dụng thực phẩm bị nhiễm bệnh trong quá trình chế biến thức ăn thì sẽ gây ngộ độc thực phẩm và lây lan bệnh dịch trên phạm vi rộng . Khu vực chứa rác trong Dự án nếu không được vệ sinh và thu gom hàng ngày thì cũng là nguồn phát sinh bệnh dịch vì trong rác thải có chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao loại chất thải này phân huỷ rất nhanh gây ra các mùi khó chịu. Đây còn là nơi tập trung ruồi, chuột và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Nguy cơ phát tán bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm khi Dự án đi vào hoạt động là rất lớn. Chính vì vậy chủ dự án có các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nó tới con người được nêu ở chương 4. VI. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại được thực hiện dựa theo các phương pháp sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường; Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm; Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội. Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến trong và ngoài nước, có mức độ tin cậy cao, đánh giá và nhận dạng chi tiết được các nguồn phát thải và mức độ ảnh hưởng của các tác động này đến môi trường, dựa trên cơ sở: - Dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo về chuyên môn được đánh giá cao như tài liệu của Lê Thạc Cán – Hướng dẫn viết báo cáo ĐTM, tài liệu đánh giá nhanh WHO... - Việc tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm đều được thực hiện bởi Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương, một đơn vị có nhân lực và thiết bị đầy đủ nhất trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Các số liệu khí tượng thủy văn trong niên giám thống kê tỉnh Hải Dương trong nhiều năm. - Các công thức, hệ số tính được tham khảo bởi các giáo trình, nghiên cứu khoa học đã được công nhận. - Báo cáo được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, cử nhân có kinh nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương. Trong quá trình đánh giá có thể còn một số tác động đến môi trường chưa nhận dạng được và chưa chắc chắn trong đánh giá do một số nguyên nhân sau: Sai số thiết bị, sai số do khâu phân tích Yếu tố chủ quan, cảm tính của người đánh giá Nhìn chung các phương pháp này đưa ra một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến Dự án. Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đề kháng của cơ thể, sức chịu tải của môi trường,… cho nên một cách định tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của ĐTM. CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Những tác động của Dự án đến điều kiện tự nhiên, môi trường và KT-XH qua các giai đoạn triển khai thực hiện Dự án đã được phân tích và đánh giá cụ thể ở chương 3. Để bảo vệ môi trường trong suốt giai đoạn từ khi bắt đầu dự án cho đến khi Dự án đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm để đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường xung quanh, bao gồm cả biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật. Sau đây là các biện pháp giảm thiểu được đề xuất. I. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị dự án 1. Các biện pháp nghiên cứu, đánh giá cụ thể về vị trí và hiện trạng khu đất Chủ đầu tư Dự án nhận thức rõ về tính hiệu quả của việc bảo vệ môi trường dự án ngay từ giai đoạn quy hoạch và thiết kế đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo (thi công xây dựng và đưa dự án vào hoạt động), đồng thời đã có những tính toán cụ thể, hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường khu vực triển khai dự án. Trong giai đoạn quy hoạch và thiết kế dự án, Chủ đầu tư dự án áp dụng các biện pháp tổng hợp nhằm phòng ngừa ô nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức công tác bảo vệ môi trường trong những giai đoạn tiếp theo như sau: - Tiến hành nghiên cứu chi tiết về vị trí địa lý và địa hình của khu vực dự án nhằm đánh giá đầy đủ các yếu tố thuận lợi, hạn chế trong việc quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, sao cho đạt hiệu quả cao về kinh tế, giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian đầu tư, phát huy ưu thế chung của dự án. - Tiến hành nghiên cứu chi tiết và đánh giá các yếu tố thuận lợi về khí hậu, thời tiết, thủy văn (mực nước, cao độ san nền, ...) để quy hoạch mặt bằng tổng thể sao cho bố trí mặt bằng thuận lợi theo các điều kiện địa hình và thời tiết, khí hậu tự nhiên, phù hợp với các quy hoạch của huyện. - Đánh giá đúng điều kiện địa chất của khu vực dự án nhằm đề ra các phương án thiết kế nền móng công trình. - Đề xuất các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng sao cho giảm thiểu tối đa lượng đất cát cần đào đắp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn san lấp mặt bằng và tạo dòng chảy thoát nước tự nhiên theo địa hình, phòng ngừa các hiện tượng ngập úng trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án. 2. Các giải pháp quy hoạch mặt bằng: Để giảm thiểu những tác động bất lợi do công tác quy hoạch mặt bằng Chủ dự án đã tiến hành: - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dân cư, lao động và xác định quỹ đất xây dựng để đề xuất các giải pháp tổ chức cơ cấu quy hoạch khu vực - Xác định chức năng sử dụng đất cho từng lô đất với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị mới khang trang, hiện đại phục vự người dân sinh sống trong khu vực, bổ sung các nhu cầu mất cân đối về hệ thống hạ tầng xã hội như: Ủy ban nhân dân, trường học, công trình công cộng cây xanh... - Xác định và tính toán quy mô hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp điện, thoát nước, vệ sinh môi trường...để khớp nối với hệ thống chung của khu vực. - Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc, tạo môi trường cảnh quan đẹp, hài hòa với khu vực xung quanh. II. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng 1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực có liên quan đến chất thải a. Giảm thiểu ô nhiễm không khí: - Che chắn những khu vực phát sinh bụi và thường xuyên tưới đường giao thông trong các ngày nắng, khô hanh. Các phương tiện vận chuyển đều phải có bạt che phủ kín. - Thường xuyên tưới rửa đường để hạn chế phát tán bụi ra khu vực xung quanh. - Phân luồng cho các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng theo đúng qui định để tránh ô nhiễm cục bộ trong khu vực Dự án. + Thời gian giữa các lượt xe ra vào công trường: 10 phút. + Vận tốc xe chạy trong khu vực dự án : 10 km/h. + Hạn chế các loại xe vận chuyển hoạt động vào những thời điểm có cường độ gió cao để hạn chế bụi và khí thải phát tán đi xa. + Thời gian hoạt động trong ngày: Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 1 giờ đến 5 giờ. - Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực hợp lý để tránh trồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các phương tiện thi công tiên tiến, cơ giới hoá và tối ưu hoá quy trình xây dựng. - Các tài liệu về máy móc thiết bị xây dựng được cung cấp đầy đủ, các thông số kỹ thuật được kiểm tra thường xuyên, lắp đặt các đèn báo cháy, đèn tín hiệu và các biển báo cần thiết khác. - Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp, hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm. - Khi bốc xếp vật liệu xây dựng, công nhân sẽ được trang bị bảo hộ lao động cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khoẻ. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân và người quản lý lao động trên công trường. Cho họ thấy được lợi ích trong việc bảo vệ môi trường lao động trong sạch gắn liền với bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng. - Xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm qui định. b. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước: Nước thải sinh hoạt của công nhân - Khống chế lượng nước thải sinh hoạt bằng cách ưu tiên tuyển dụng công nhân trong khu vực, có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công. - Tại công trường sẽ sử dụng các nhà vệ sinh di động để thu gom nước vệ sinh, nước sinh hoạt của công nhân và hợp đồng với cơ sở vệ sinh môi trường địa phương hút bùn trong hầm tự hoại theo định kỳ. Nước mưa chảy tràn - Lắp đặt đường ống thoát nước mưa hoặc thường xuyên khơi thông dòng chảy theo địa hình tự nhiên nhằm khống chế tình trạng ứ đọng, ngập úng, sình lầy… - Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công các hạng mục công trình cơ bản của Dự án. c. Giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải rắn - Đối với lượng đất đá phát sinh trong quá trình đào móng, đơn vị xây dựng công trình sẽ sử dụng để đắp nền, làm đường giao thông. Đây là biện pháp mà rất nhiều công trình khác đã áp dụng, nên mức độ khả thi rất cao. - Rác thải xây dựng chủ yếu bao gồm bao bì, cát, đá, coffa, sắt, thép… được tập trung tại bãi chứa quy định, phân loại để tái sử dụng đối với những loại rác thải có khả năng như: bao bì, sắt, gỗ coffa ... còn những loại rác bỏ đi như vữa xây rơi vãi, gạch vụn ... sẽ hợp đồng với cơ sở vệ sinh môi trường địa phương vận chuyển đến nơi quy định. - Rác thải sinh hoạt: bố trí các thùng rác dọc theo cửa ra vào khu vực lán trại, không được để lẫn với rác thải xây dựng và thu gom mỗi ngày đưa về thùng rác tập trung và thuê đơn vị vệ sinh đến thu gom trong ngày không để tồn đọng gây ô nhiễm môi trường. d. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tiếng ồn - Sử dụng các loại xe chuyên dụng ít gây ồn. - Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để tránh việc các máy móc gây ồn cùng làm việc sẽ gây nên tác động cộng hưởng. - Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt. - Lưu ý hạn chế thi công các hạng mục gây ồn (như cắt vật liệu xây dựng…) vào ban đêm để tránh ồn cho các khu dân cư lân cận. - Lắp đặt các thiết bị chống ồn cho những khu vực có mức ồn cao như: máy phát điện, khí nén, máy cưa … - Không sử dụng máy móc thi công đã quá cũ. - Quy định tốc độ của xe và máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công.  2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực không liên quan đến chất thải - Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công quản lý chặt chẽ lao động. - Khai báo tạm trú tạm vắng với địa phương để thực hiện quản lý tốt nhân khẩu. - Phổ biến quán triệt công nhân lao động nghiêm túc thực hiện an ninh trật tự không gây mất đoàn kết với người dân xung quanh. - Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút trong đội ngũ công nhân. - Chủ đầu tư kiến nghị địa phương tăng cường cán bộ quản lý an ninh, trật tự tại địa phương. - Có lực lượng bảo vệ công trường, không cho người không phận sự ra vào công trường. 3. Biện pháp giảm thiểu sự cố môi trường - Lập ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường. - Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật. - Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại công trường; nội quy về trang phục bảo hộ lao động; nội quy sử dụng các thiết bị ; nội quy về an toàn điện; nội quy an toàn giao thông. - Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau . - Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh trường hợp lập lại các tai nạn tương tự. - Lắp đặt các biển cấm người qua lại tại khu vực nguy hiểm. - Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây ra tia lửa điện phải được bố trí thật an toàn. - Bố trí các bình cứu hoả cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy sẽ luôn kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng. - Khi thi công xây lắp dựng dàn giáo, thiết bị trên cao bắt buộc sẽ được trang bị dây đeo móc khóa an toàn. - Lập tổ y tế và trang bị tủ thuốc tại công trường để kịp thời sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng. 4. Các biện pháp an toàn đối với dân cư xung quanh khu vực Dự án - Ban quản lý Dự án sẽ ưu tiên sử dụng công nhân tại địa phương nhằm hạn chế những tác động đến môi trường như xây dựng lán trại, cũng như gây ảnh hưởng đến khu dân cư, gây tác động xấu đến tình hình văn hoá và trật tự xã hội. - Trong quá trình thi công xây dựng, công nhân cần tuân thủ chặt chẽ những biện pháp đã quy định nhằm đảm bảo an toàn cho chính công nhân và cả cộng đồng dân cư xung quanh. - Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm có mật độ người qua lại cao. - Có hệ thống cọc tiêu, đèn báo nguy hiểm tại lối ra vào công trường, tại những vị trí dễ xảy ra tai nạn. III. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu liên quan đến chất thải a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí Các nguồn gây ô nhiễm không khí khi Dự án đi vào hoạt động là do hoạt động giao thông của xe ôtô, xe gắn máy ra vào khu vực Dự án.... Ngoài ra còn có các chất ô nhiễm phát sinh từ từ hoạt động đun nấu, tuy nhiên nguồn ô nhiễm này không đáng kể, có thể giảm thiểu được bằng các biện pháp quản lý và kỹ thuật. Khống chế mùi hôi - Chủ Dự án sẽ hợp đồng với cơ sở vệ sinh môi trường địa phương thu gom vận chuyển chất thải đi xử lý 1 lần/ngày, tránh việc lưu trữ rác tại nguồn trong thời gian dài. - Điểm tập kết rác được bố trí ở vị trí thông thoáng và ngăn cách với khu vực buôn bán và được vệ sinh ngay sau khi thu gom rác. - Tăng số lần dọn vệ sinh tại các khu mua bán trong ngày, đặc biệt với những khu vực kinh doanh các mặt hàng tươi sống, thực phẩm, hoa quả... - Bố trí thêm các thùng rác với dung tích lớn, có nắp đậy ở khu vực rác phân huỷ nhanh như ở khu vực bán cá, lợn, gà, rau quả…. - Các nắp cống, hố ga được đậy kín để tránh phát tán mùi hôi. - Ban quản lý Dự án phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các hộ kinh doanh và buôn bán trong khu vực. - Trong mùa nắng nóng tốc độ phân huỷ rác nhanh sẽ tạo nên mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí. Ban quản lý sẽ sử dụng thường xuyên chế phẩm vi sinh EM (dạng nước, dạng bột) do trung tâm công nghệ môi trường Việt - Nhật nghiên cứu sản xuất để khắc phục mùi hôi, ngăn cản hoạt động của các vi sinh vật có hại. Giảm thiểu lượng bụi, khí thải phát sinh hoạt động giao thông - Khí thải phát sinh do các phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án là nguồn không tập trung. Hơn nữa, khu vực Dự án được quy hoạch thông thoáng, diện tích cây xanh được bố trí hợp lý xung quanh Dự án sẽ góp phần làm sạch môi trường. Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm và che chắn tiếng ồn, cải thiện các yếu tố vi khí hậu. - Các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực Dự án cũng phát sinh lượng bụi như: Xe tải nhỏ, xe gắn máy, xe taxi, sẽ được khắc phục bằng cách vệ sinh sân bãi thường xuyên nhằm giảm lượng bụi phát sinh. - Bố trí bãi đậu xe và nhân viên hướng dẫn ra vào Dự án hợp lý, tránh ùn tắc giao thông gây ô nhiễm môi trường. - Đối với các phương tiện bốc dỡ và các xe vận chuyển hàng hoá ra vào Dự án sẽ tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng trọng tải để giảm thiểu các khí độc hại của các phương tiện này. b. Giảm thiểu ô nhiễm ô nhiễm môi trường nước Biện pháp giảm thiểu nước thải Nước thải trong quá trình Dự án đi vào hoạt động phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Dòng thải của của Dự án được chia thành 3 dòng chính sau: + Dòng thải 1: Lưu lượng khoảng 166 m3/ngày đêm bao gồm nước vệ sinh, tắm giặt của người dân trong nhà chia lô. + Dòng thải 2: Lưu lượng khoảng 24 m3/ngày đêm phát sinh từ khu vực vệ sinh công cộng trong khu vực Dự án. + Dòng thải 3: Lưu lượng khoảng 64 m3/ngày, phát sinh từ hoạt động kinh doanh của chợ, chủ yếu phát sinh từ khu vực mua bán thực phẩm tươi sống, từ khu vực các cửa hàng ăn uống. Nước thải có độ ô nhiễm rất cao BOD= 1474 - 1445, COD= 2446 - 2750. Nước thải này sẽ được xử lý yếm khí để làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ trước khi đưa vào xử lý hiếu khí Trên cơ sở phân luồng dòng thải, phương án để xử lý nước thải trong giai đoạn hoạt động của Dự án là xử lý cục bộ từ các nguồn thải và xử lý tập trung bằng bể Aeroten Phương án này là lựa chọn giải pháp xử lý tại các nguồn thải lớn như chợ, khu nhà chia lô, nhà vệ sinh công cộng vì có lưu lượng nước thải lớn và nồng độ chất ô nhiễm cao. Nước thải từ các hộ gia đình sẽ được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại tại mỗi hộ gia đình. Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh công cộng được xử lý bằng bể tự hoại chung. Nước thải chợ được xử lý yếm khí bằng bể yếm khí. Ba dòng thải này sau khi được xử lý sẽ được thu gom và tiếp tục được xử lý bằng bể Aeroten để đảm bảo nước thải vào thủy vực tiếp nhận đạt QCVN 14 : 2008 (mức B). Hình 3: Sơ đồ xử lý nước thải Bước 1: Xử lý cục bộ tại nguồn Dòng thải 1: - Thể tích yêu cầu của bể tự hoại: V = d.Q Trong đó: V - Thể tích bể tự hoại Q: Lưu lượng nước thải tại từng hộ gia đình: Q = 0,57 m3/ngày d - Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn d = 4 ngày V1 = 0,57 m3/ngày x 4 ngày = 2,28 m3 - Thể tích phần bùn: Wb = b.N/1000 m3 Trong đó: N - Số người b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, 90 l/người Wb = 90 x 5/1000 = 0,45 m3 Thể tích của bể tự hoại tại mỗi hộ gia đình là V=2,73m3 Dòng thải 2: - Thể tích yêu cầu của bể tự hoại: V = d.Q Trong đó: V - Thể tích bể tự hoại Q: Lưu lượng nước thải Q = 24 m3/ngày d - Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn d = 4 ngày V1 =24 m3/ngày x 4 ngày = 96 m3 - Thể tích phần bùn: Wb = b.N/1000 m3 Trong đó: N - Số người b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, 90 l/người Wb = 90 x 700/1000 = 63 m3 Thể tích của bể tự hoại là V=159 m3 Dòng thải 3: V= Trong đó: V: thể tích bể, m3 Qv: lưu lựng nước thải vào bể : thời gian lưu của nước thải trong bể, =10(h) V=10= 27 (m3) Thể tích của bể yếm khí là V= 27 m3 Bước 2: Xử lý tập trung bằng bể Aeroten Nước thải của 3 dòng thải được tập trung và thu gom tại bể điều hòa. Bể này có mục đích điều hoà lưu lượng, ổn định pH và nồng độ cho các quá trình xử lý của các bể tiếp theo. Sau đó nước thải sẽ được xử lý triệt để bằng bể Aeroten, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008 trước khi thải vào thủy vực tiếp nhận. Bể điều hòa: Thể tích bể điều hòa tính theo công thức V= Trong đó: V: thể tích bể, m3 Qv: lưu lựng nước thải vào bể : thời gian lưu của nước thải trong bể Vậy, thể tích bể điều hòa sẽ là Vđ.h=24= 254,4(m3) Bể Aeroten: Thể tích bể Aeroten tính theo công thức V= Trong đó: V: thể tích bể, m3 Qv: lưu lựng nước thải vào bể : thời gian lưu của nước thải trong bể, =12h V==127,2(m3) Vậy, thể tích bể Aeroten sẽ là 127m3 Biện pháp giảm thiểu nước mưa chảy tràn Rác Hệ thống thu gom rác Rác Hệ thống thoát nước mưa khu vực Nước mưa trên mái Hệ thống sênô Lưới chắn rác Nước mưa chảy tràn trên bề mặt Hệ thống thu gom nước mưa Hố ga, lắng cạn Hệ thống thu gom rác Hình 4: Sơ đồ thu gom, xử lý nước mưa Thuyết minh quy trình: Xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải sau đó xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực, tránh tình trạng pha loãng nước thải. Nước mưa thu trên mái tập trung ở sênô chảy qua lưới chắn rác được thu vào các ống đứng dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu vực, còn rác thải sẽ được thu gom lại đem xử lý. Nước mưa khá sạch do đó chỉ cần thu gom và cho lắng cặn đã đáp ứng đủ yêu cầu trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung . c. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn từ chợ - Rác từ các quầy buôn bán hàng tươi sống (thường hữu cơ dễ phân hủy) phát sinh từ quá trình giết mổ gia súc gia cầm và tôm, cua, cá...: như lông, da, phân, nội tạng không sử dụng ...được chứa trong các thùng chứa có nắp. Chất thải này được xử lý bằng cách trộn vôi bột để khử trùng và hạn chế mùi phát sinh trước khi được đưa ra ngoài. - Rác từ các hộ buôn bán và nhà hàng ăn uống sẽ được thu gom và tập trung tại khu vực chứa rác tạm thời của chợ, lượng rác cao điểm từ các hộ buôn bán là khoảng 10h sáng và 5-6 h chiều. Thành phần chủ yếu là thực phẩm dư thừa nên cần được chuyển đi sau khi đã tập trung tại bãi chứa. - Rác từ khu vực các quầy sạp, kiot chủ yếu là giấy, nylon, kim loại được thu gom 2 lần/ngày và chuyển về nơi tập trung rác của Dự án, loại rác này được vận chuyển đi 1 lần vào buổi tối hoặc và giờ sáng sớm của hôm sau. - Các loại rác thải từ sinh hoạt của khách hàng sẽ được thu gom và vận chuyển đi tương tự rác từ các quầy sạp. - Đối với các chất thải là gia cầm chết do nhiễm bệnh phải được xử lý tiêu hủy theo quy định của bộ y tế, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chất thải rắn từ các hộ gia đình Chất thải rắn từ hộ gia đình bao gồm chất thải sinh hoạt. Loại chất thải rắn này nên sử dụng bao nylon làm dụng cụ chứa rác, bao nylon có thể có dung tích 5, 10, 15 lít tùy theo lượng rác phát sinh của từng hộ gia đình. Rác thải trong ngày đổ vào bao nylon, đến giờ thu gom (5-7 giờ sáng hay 4-6 giờ chiều tùy theo quy định của địa phương) các hộ gia đình đem các bao rác để trước nhà hay bên lề đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom rác. Chất thải rắn từ khu vực công cộng Ở các khu vực công cộng như công viên, bãi đỗ xe… trang bị các thùng rác cục bộ, tùy theo lượng người và lượng rác thải có thể bố trí các thùng rác chuyên dụng, thùng rác phải đúng qui định, có nắp đậy để tránh gây vung vãi rác, thuận tiện cho việc bỏ rác vào cũng như lấy rác đi, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom hàng ngày. Phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn phát sinh Một cách tổng quát, hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn bao gồm các khâu như hình dưới đây: CTR sinh hoạt NGUỒN PHÁT SINH PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN THU GOM - VẬN CHUYỂN BÃI RÁC Rác thải được phân loại và lưu trữ tại nguồn theo quy định. Thu gom với 2 loại rác khác nhau, vận chuyển Hình 5: Sơ đồ thu gom, xử lý chất thải rắn Tất cả các rác thải thu gom tập trung để xử lý, Chủ Dự án hợp đồng với cơ sở vệ sinh môi trường địa phương để đưa đi xử lý hàng ngày. Dự án sẽ ban hành quy định thu gom và phân loại rác ngay tại nguồn, với 02 loại rác chủ yếu là rác vô cơ và rác hữu cơ Cuối mỗi buổi các hộ kinh doanh có trách nhiệm gom và phân loại rác, chuyển đến nơi thu gom quy định. Thùng phân loại rác sẽ có hai màu khác nhau với những ghi chú khác nhau để việc phân loại rác dễ dàng. Rác sau khi phân loại sẽ được tập kết ở hai nơi khác nhau. Đối với vị trí tập trung rác được bố trí tại nơi có độ thông thoáng tốt, tránh tích tụ mùi hôi thối lâu ngày, các thùng đựng rác đều có nắp đậy. Thường xuyên phun các loại thuốc chống ruồi muỗi với liều lượng thích hợp để ngăn chặn không cho chúng phát triển. d. Khống chế ô nhiễm nhiệt Mục đích của việc khống chế ô nhiễm nhiệt là làm mát không khí, làm sạch bụi và một số khí độc trong không khí… để tạo môi trường làm việc theo đúng tiêu chuẩn. Hệ thống thông gió sẽ được thiết kế theo các quy định trong TCVN 5687: 1992 “Thông gió điều tiết không khí, sưởi ấm - tiêu chuẩn thiết kế”. Hệ thống thông gió đảm bảo thường xuyên cung cấp nguồn khí trong sạch, môi trường không khí bên trong luôn thông thoáng với bên ngoài, thoả mãn yêu cầu điều kiện vi khí hậu của công trình. Ngoài ra còn bố trí các quạt thải một cách hợp lý để tránh hiện tượng không khí từ các khu vệ sinh lan truyền vào hành lang và các khu kinh doanh. Khu vực các ngành hàng tươi sống, dịch vụ ăn uống, … có nhiều mùi, hơi, khói … sẽ áp dụng biện pháp hút thổi không khí cưỡng bức để tăng cường lưu chuyển không khí, tránh khói, mùi lan toả ra các khu vực khác trong Dự án. Ngoài ra, chủ Dự án sẽ trồng cây xanh bao bọc xung quanh khu vực Dự án, nhằm hấp thụ bức xạ mặt trời, điều hoà các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và khí thải. e. Khống chế ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn trong dự án phát sinh chủ yếu từ hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa.Tuy nhiên, mức độ ồn từ hoạt động mua bán là một đặc trưng của dự án, không thể khống chế được và rất khó xác định cụ thể. Tuy nhiên do các khu vực kinh doanh, buôn bán được bố trí hợp lý trong quy hoạch mặt bằng tổng thể nên mức độ ồn này có thể chấp nhận được. 2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực không liên quan đến chất thải - Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự cho toàn bộ các hộ kinh doanh và cán bộ, nhân viên trong Dự án. - Ban quản lý Dự án sẽ kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý tại khu vực Dự án. - Quy định nội quy rõ ràng tại khu vực Dự án. - Liên hệ chặt chẽ với công an khu vực để phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực Dự án. 3. Biện pháp giảm thiểu rủi ro và sự cố môi trường a. Biện pháp giảm thiểu cháy nổ Yêu cầu chung Để đảm bảo an toàn cho Dự án, trong quá trình thiết kế và xây dựng, đơn vị thi công phải tuân thủ các qui định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622-1995). Tuy vậy, trong thực tế khi Dự án được đưa vào sử dụng cũng cần có các biện pháp hỗ trợ cho việc phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của một khi có sự cố xảy ra. Trang thiết bị an toàn và hệ thống PCCC Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống phòng cháy chữa cháy, bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy trong nhà. Hệ thống phòng cháy chữa cháy thiết kế theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành bao gồm: - TCVN 2622 : 1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình. - TCVN 5760 : 1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt. - TCVN 5040 : 1990 - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy. - TCVN 5738 : 2001 - Hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống báo cháy Toàn bộ các tầng của công trình đều được lắp đặt thiết bị kiểm tra, báo cháy tự động trong từng tầng. Hệ thống báo cháy tự động sử dụng các đầu dò khói & dò nhiệt để phát hiện các sự cố hoả hoạn đang xảy ra. Các tầng nhà, sân thượng ... thì sử dụng đầu dò khói, Gần các tủ PCCC được gắn thêm những nút nhấn bằng tay khẩn cấp. Hệ thống chữa cháy Lắp đặt các họng cứu hỏa cho toàn công trình. Tại các tầng của nhà có cuộn nước, bình bọt, bình khí chữa cháy kết hợp với bể nước sinh hoạt ở trên tầng mái có hệ thống máy bơm tự động. Với quy mô khoảng 2000 dân, nhà xây hỗn hợp, các loại tầng không phụ thuộc vào bậc chịu lửa, theo bảng 12- Tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy TCVN 2622:1995 sẽ có 2 đám cháy xảy ra, lưu lượng nước tính toán cho 2 đám cháy là 15l/s. Với thời gian chữa cháy là 3h thì lưu lượng nước cần thiết chữa cháy là: Qcc= 1533,62=324m3. Tại các nút mạng lưới bố trí van khóa để có thể sửa chữa mạng lưới khi cần thiết. Phương án phòng chống cháy, nổ: - Phải có ý thức giữ gìn và bảo quản các thiết bị gây cháy nổ như : bình gas, bếp gas các thiết bị về điện. - Bộ phận điều hành quản lý trực tiếp tại Dự án phải thường xuyên nhắc nhở, tập huấn về công tác PCCC - chữa cháy và thoát nạn (có sự hướng dẩn của Công an PCCC) cho mọi đối tượng trong Dự án. - Quản lý việc sử dụng các thiết bị điện trong các khu kinh doanh và các kiốt đúng kỹ thuật. Tránh sử dụng điện quá tải làm ảnh hưởng hệ thống điện toàn công trình. - Các bảng tiêu lệnh PCCC phải được gắn ở những nơi có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ. - Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị, giám sát các thông số kỹ thuật và kiểm tra hệ thống quạt tăng áp, hút khí, cấp không khí tươi ở các buồng thang thoát nạn. - Thiết kế hệ thống chống sét đúng theo quy định của nhà nước. - Kiểm tra dây dẫn điện tránh sự quá tải trên đường dây. - Định kỳ kiểm tra các thiết bị chữa cháy và báo cháy, các thiết bị và dây dẫn chống sét công trình để đảm bảo khi có sự cố xảy ra thì vẫn hoạt động tốt. b. Hệ thống chống sét Hệ thống thu lôi chống sét được thiết kế theo tiêu chuẩn 20 TCN 46 - 84 ”Chống sét cho các công trình xây dựng”. Với yêu cầu điện trở cho hệ thống chống sét đánh thẳng R £ 10W. c. Hệ thống thoát hiểm Lối thoát hiểm và thang thoát hiểm tuân thủ theo các quy định trong tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy TCVN 2622:1995 và TCVN 6161:1996, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát hiểm hoặc cầu thang thoát. - Dự án sẽ bố trí các đường thoát hiểm. Hệ thống này sẽ hoạt động khi có sự cố xảy ra. Khoảng cách từ một điểm bất kỳ của công trình đến vị trí thang bộ gần nhất < 24m, đảm bảo khoảng cách an toàn nhỏ hơn quy định của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4601: 1988 (40m/ giữa 2 lối thoát và 25m/ lối ra hành lang cụt). - Khu kinh doanh, kho hàng, ... đều có cửa chính lưu thông với hành lang và lối đi chính. - Bên trong hệ thống thoát nạn sẽ có hệ thống thông gió để đảm bảo chế độ thoáng khí cho người thoát nạn. - Hệ thống thoát nạn cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra. d. Phòng chống dịch bệnh: - Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm dịch khi nhập thực phẩm, rau quả theo mỗi lô hàng. - Khu vực chế biến thức ăn được bố trí xa nơi tập kết rác. Các hố ga trong khu vực này được đóng kín để tránh trường hợp ruồi muỗi đậu vào thức ăn, gây bệnh và lây bệnh cho người dân trong khu vực. - Đối với thực phẩm bị nhiễm dịch phải được tiêu hủy theo quy định của Bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. e. Biện pháp an toàn lao động: Để tạo ra một môi trường lao động an toàn trong quá trình hoạt động, cán bộ nhân viên của chợ và các hộ kinh doanh buôn bán phải tuân thủ đúng theo các quy định về an toàn lao động. Ngoài ra, dự án sẽ tiến hành bảo vệ sức khỏe của cán bộ và nhân viên của chợ bằng các biện pháp sau: - Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên. - Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động cho cán bộ và nhân viên làm việc ở chợ … - Để kịp thời sơ cứu trong trường hợp du khách bị tai nạn hoặc bị bệnh, chủ đầu tư sẽ trang bị tủ thuốc thông dụng để kịp thời sơ cứu. CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG I. Chương trình quản lý môi trường 1. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng Để công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt và có hiệu quả cao, Dự án sẽ bố trí các cán bộ phụ trách về môi trường chuyên theo dõi việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thực hiện quan trắc môi trường. Vì vậy chương trình quản lý môi trường được thực hiện ngay từ giai đoạn xây dựng cũng như trong suốt quá trình sản xuất: Hoạt động Chất thải Biện pháp giảm thiểu Kinh phí đầu tư (Tr.) Kinh phí vận hành (Tr./tháng) Thời gian thực hiện Cơ quan thực hiện Cơ quan giám sát Vận chuyển nguyên vật liệu - Bụi cuốn từ đường - Khí thải từ các phương tiện vận chuyển - Tiếng ồn, độ rung - Che phủ nguyên vật liệu - Tưới nước ẩm đường - Sử dụng máy móc chất lượng tốt 15 10 Giai đoạn xây dựng Chủ đầu tư Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Xây dựng các công trình hạ tầng Bụi, Khí thải có chứa SO2, CO, CO2, NO2, Hydrocacbon, tiếng ồn, độ dung Rác thải - Sử dụng các phương tiện thi công tiên tiến - Thu gom rác thải xây dựng 10 5 Giai đoạn xây dựng Chủ đầu tư Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Sinh hoạt của công nhân - Nước thải sinh hoạt. - Rác thải - Thu gom nước thải và thuê xử lý. - Thu gom rác thải sinh hoạt và thuê xử lý. 5 2 Giai đoạn xây dựng Chủ đầu tư Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Nước mưa chảy tràn Cuốn theo đất, cát… xuống thuỷ vực tiếp nhận - Xây dựng hệ thống thoát nước mưa tạm thời 20 5 Giai đoạn xây dựng Chủ đầu tư Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Quản lý giáo dục - 5 Giai đoạn xây dựng Chủ đầu tư Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương 2. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động Hoạt động Chất thải Biện pháp giảm thiểu Kinh phí (Tr.) Kinh phí vận hành (Tr./tháng) Thời gian thực hiện Đơn vị thực hiện Cơ quan giám sát Phương tiện vận chuyển, ra vào khu vực Dự án - Bụi - Khí thải: CO, SO2, NO2.. - Vệ sinh và tưới ẩm đường - Không sử dụng phương tiện cũ - Phân luồng giao thông 20 5 Trong giai đoạn hoạt động Chủ Dự án Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Quá trình chế biến thức ăn tại các cửa hàng ăn uống CH4, hơi dầu mỡ, chất thải rắn, nước thải - Tập kết, thu gom chất thải rắn sinh hoạt - Thuê công ty môi trường đô thị vận chuyển và xử lý rác thải. - Phun dung dịch chế phẩm EM để khắc phục mùi hôi - Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 30 300 5 10 Trong giai đoạn hoạt động Chủ Dự án Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa thực phẩm Mùi hôi, khí thải CO2, CH4, H2S Chất thải rắn, nước thải Trước giai đoạn hoạt động Chủ Dự án Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Hoạt động sinh hoạt của người dân trong khu vực Dự án - Nước thải sinh hoạt - Chất thải rắn sinh hoạt Chủ Dự án Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Hoạt động máy móc Tiếng ồn, độ rung Định kỳ bảo dưỡng kiểm tra máy 250 5 Trước giai đoạn hoạt động Chủ Dự án Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Nước mưa chảy tràn - Đất, cát và Các chất ô nhiễm Hệ thống thu gom và hố ga lắng cặn 180 3 Trước giai đoạn hoạt động Chủ Dự án Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương Khu chứa rác và các hố ga trong khu vực CO2, CH4, H2S Thuê công ty môi trường đô thị vận chuyển thu gom và xử lý 20 Trong giai đoạn hoạt động Chủ Dự án Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương II. Chương trình giám sát môi trường 1. Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công và xây dựng Trong giai đoạn thi công cần giám sát các hoạt động sau: - Thường xuyên theo dõi các dòng chảy tại khu vực Dự án và khu vực xung quanh Dự án để bảo vệ dòng chảy, nếu có sự cố tắc nghẽn phải tìm giải pháp khơi thông dòng chảy. - Trong quá trình san lấp phải theo dõi, giám sát thường xuyên không để xe cộ hoặc đất cát làm ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu của người dân địa phương. - Kiểm soát ô nhiễm các yếu tố (vi khí hậu, tiếng ồn, CO, CO2, SO2, NO2, bụi, hơi xăng dầu...). - Kiểm soát các máy đóng cọc, máy đầm và khống chế giờ làm việc, không làm việc vào ban đêm gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư và các Dự án xung quanh. 2. Giám sát chất thải khi Dự án đi vào hoạt động a. Giám sát môi trường không khí: - Vị trí giám sát: 6 vị trí. + 2 điểm tại siêu thị, kí hiệu K1, K2. + 1 điểm tại khu vực các cửa hàng ăn uống, kí hiệu K3. + 1 điểm tại khu vực tập kết thu gom rác thải, kí hiệu K4. + 1 điểm tại khu vực bán thực phẩm tươi sống, kí hiệu K5. + 1 điểm tại khu vực xử lý nước thải, kí hiệu K6. + 2 điểm tại khu phố thương mại, kí hiệu K7, K8. - Tần suất giám sát: 6 tháng 1 lần trong giờ hoạt động của dự án. - Các chỉ tiêu giám sát: + Các chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn. + Bụi, các khí : CO, SO2, NO2, H2S. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5937 - 2005, TCVN 5949 - 1998 và tiêu chuẩn Bộ Y tế về môi trường lao động (Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT). b. Giám sát môi trường nước: Giám sát chất lượng nước ngầm: - Vị trí giám sát: 01 vị trí - Tần suất giám sát: 6 tháng 1 lần trong giờ hoạt động của dự án. - Các thông số quan trắc chính: pH, TSS, As, tổng Fe, Mn, độ cứng, Clorua, Pb, , NH3, Nitrat-N, dầu mỡ, coliform. - Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT. Giám sát nước thải chung: - Vị trí: - 01 mẫu nước thải trước xử lý: Nt1(tại bể điều hòa) - 01 mẫu nước thải sau xử lý: Nt2( Sau bể Aeroten) - Tần số thu mẫu: 6 tháng 1 lần trong giờ hoạt động của dự án. - Thông số giám sát: + Lưu lượng. + pH, độ đục, SS. + BOD5, COD. + Hàm lượng các chất dinh dưỡng: NH4+, NO3-, N, P. + Các kim loại nặng: (Fe, Zn, Pb…), dầu mỡ và coliforms. - Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT cột B. 3. Giám sát môi trường xung quanh a. Giám sát môi trường không khí: - Vị trí giám sát: + 1 điểm tại khu dân cư gần nhất, kí hiệu K6. - Các chỉ tiêu giám sát: + Các chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn. + Bụi, khí CO, SO2, NO2, H2S - Tần suất giám sát: 6 tháng 1 lần trong giờ hoạt động của dự án. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5937 - 2005, TCVN 5949 - 1998. b. Giám sát môi trường nước: Giám sát chất lượng nước mặt: - Vị trí giám sát: 1vị trí. - N1: mẫu nước mương tiếp nhận nước thải. - Tần số thu mẫu: 6 tháng 1 lần trong giờ hoạt động của dự án. - Thông số giám sát: pH, NO2, NO3, NH4, SS, BOD5, COD, dầu mỡ, coliform... - Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT. CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Căn cứ theo quy định tại khoản 8 điều 20 của Luật bảo vệ môi trường và theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT chủ Dự án đã gửi văn bản tới UBND cấp xã, UBMT tổ quốc cấp xã nơi thực hiện Dự án thông báo về những nội dung cơ bản của Dự án, những tác động xấu về môi trường của Dự án, những biện pháp giảm thiểu các tác động dự kiến sẽ áp dụng và đề nghị các cơ quan, tổ chức này cho ý kiến phản hồi bằng văn bản. Sau đây là các ý kiến của tổ chức trên về Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu phố thương mại và siêu thị chợ Cuối tại xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. I. Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân xã Tráng Liệt Đại diện cho UBND xã Tráng Liệt, Ông - Chủ tịch UBND xã có ý kiến như sau: 1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội: Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các nội dung dự báo, đánh giá các tác động môi trường của Dự án đã được trình bày trong bản thông báo nêu trên của Chủ Dự án. 2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Các giải pháp, biện pháp giảm thiểu đã được nêu trong thông báo có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của địa phương, do đó chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những giải pháp, biện pháp giảm thiểu đã được nêu trong thông báo. 3. Kiến nghị đối với Chủ Dự án: - Chủ Dự án phải thành lập ban quản lý Dự án thực hiện chính sách đền bù cho các hộ dân có đất nằm trong khu vực của Dự án hợp lý, đúng tiến độ và đúng pháp luật. - Trong quá trình san lấp và xây dựng phải sử dụng đúng diện tích đất và tuân thủ các hạng mục công trình theo đúng bản vẽ quy hoạch chi tiết được duyệt. - Hoàn thành các công trình xử lý chất thải trước khi đi vào hoạt động. - Tiến hành quan trắc kiểm soát chất lượng môi trường định kỳ theo yêu cầu của Sở Tài nguyên - Môi trường Hải Dương. (Mẫu tham vấn ý kiến cộng đồng được đính kèm phần phụ lục). II. Ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Tráng Liệt Đại diện cho UBMT Tổ quốc xã Tráng Liệt, ông Chủ tịch MTTQ xã có ý kiến như sau: 1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội: Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các nội dung dự báo, đánh giá các tác động môi trường của Dự án đã được trình bày trong bản thông báo nêu trên của Chủ Dự án. 2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Các biện pháp, giải pháp giảm thiểu đã được nêu trong thông báo hoàn toàn có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của xã Tráng Liệt. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những giải pháp, biện pháp giảm thiểu đã được nêu trong thông báo. 3. Kiến nghị đối với Chủ Dự án: - Cần phải tuân thủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường đã đề cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt là các biện pháp thu gom và xử lý rác thải trong quá trình Dự án đi vào hoạt động. Nước thải từ quá trình hoạt động của Dự án phải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. - Thực hiện việc đóng thuế đầy đủ và tích cực tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (Mẫu tham vấn ý kiến cộng đồng được đính kèm phần phụ lục). III. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ Dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã Sau khi xem xét ý kiến của UBND xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Chủ Dự án có ý kiến như sau: Tiếp nhận ý kiến đóng góp và sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường khi Dự án đi vào hoạt động như trong nội dụng bản báo cáo ĐTM của Dự án đã nêu (chương 4). KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại tại xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế và các ngành nghề sản xuất trên địa bàn tỉnh, góp phần làm đa dạng thêm ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Dự án cũng góp phần tạo và giải quyết việc làm cũng như thu nhập ổn định cho một số lao động tại địa phương, đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế. Tuy nhiên trong quá trình dự án đi vào hoạt động có phát sinh một số chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu như không có biện pháp xử lý, giảm thiểu: + Ô nhiễm không khí do quá trình vận chuyển, giao lưu hàng hóa. + Ô nhiễm tiếng ồn do các máy móc, quá trình buôn bán trao đổi hàng hóa. + Ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công cộng và nước thải kinh doanh. + Chất thải rắn sinh ra do quá trình sinh hoạt của người dân, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa. Dự án đã quan tâm đầu tư lắp đặt các thiết bị và công trình xử lý chất thải đồng bộ đi cùng với thiết bị, dây chuyền sản xuất, cụ thể: + Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa. + Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công cộng và nước thải kinh doanh. + Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. + Đã có kế hoạch thuê các đơn vị chức năng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh ra từ hoạt động của dự án và quá trình sinh hoạt. + Đã xây dựng phương án phòng chống cháy nổ. Trong báo cáo ĐTM của dự án đã nhận dạng được các loại chất thải phát sinh, đồng thời cũng đánh giá được hầu hết các tác động của chất thải đến môi trường và đã đưa ra được các biện pháp ứng phó, giảm thiểu và xử lý. Các biện pháp đưa ra có tính khả thi cao và đối với quy mô của dự án có thể thực hiện được. Chủ dự án sẽ thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhằm đảm bảo môi trường trong sạch trong quá trình hoạt động. Đồng thời sẽ hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải trước khi Dự án đi vào hoạt động chính thức, đảm bảo chất lượng môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép. II. Kiến nghị. Thông qua việc lập báo cáo ĐTM cho Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại tại xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương kính đề nghị các cơ quan chức năng có kế hoạch quản lý, giám sát và có các chương trình hướng dẫn đầy đủ kịp thời cho chúng tôi các công việc có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho việc triển khai dựa án và đi vào hoạt động sau này luôn luôn giữ gìn môi trường trong sạch. Công ty cổ phần đầu tư Tây Bắc kính đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, Hội đồng thẩm định ĐTM xem xét và cấp quyết định phê duyệt bản báo cáo ĐTM “Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại tại” để Dự án sớm được triển khai đi vào hoạt động. III. Cam kết Dựa vào những tác động phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án cũng như các điều khoản trong Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư về bảo vệ môi trường, UBND huyện Bình Giang đưa ra những cam kết như sau nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. 1. Cam kết trong giai đoạn xây dựng cơ bản + Tuân thủ các quy định về thiết kế, các quy định trong xây dựng cơ bản và vận chuyển vật liệu. + Thu gom và xử lý kịp thời các chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng. Đất đá thải, đất san nền và các loại vật liệu xây dựng khác sẽ được tập kết đúng nơi quy định và có biện pháp thích hợp. + Thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm vật tư, vật liệu và tài nguyên. + Thực hiện đúng nội quy về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Ứng cứu kịp thời các sự cố, rủi ro và phòng tránh thiên tai. + Xây dựng đủ và đúng quy cách các công trình bảo vệ môi trường trước khi Dự án đi vào hoạt động. 2. Cam kết trong giai đoạn hoạt động của Dự án + Thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5. + Thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý các loại chất thải: - Xử lý nước thải: Các công trình xử lý nước thải của dự án đều được hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể Aeroten trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung. - Xử lý chất thải rắn: Đối với chất thải rắn sinh hoạt: bố trí công nhân vệ sinh môi trường có trách nhiệm thu gom rác thải; trang bị các thùng chứa rác; giám sát hoạt động của đơn vị xử lý CTR được thuê. + Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và các sự cố, rủi ro môi trường khác. + Thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. + Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trong việc kiểm tra, giám sát môi trường theo các quy định hiện hành. 3. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của Dự án theo nội dung trong báo cáo ĐTM, cam kết tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. + Đối với nước thải sinh hoạt: Chủ dự án cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột B (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt). + Đối với nước mưa: Chủ dự án sẽ xây dựng hệ thống thu gom, lắng cặn trước khi thải ra môi trường. + Đối với ô nhiễm không khí: Chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu đã nêu trong báo cáo đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998, TCVN 5937-2005, TCVN 5938-2005, TCVN 5939-2005. + Đối với các loại chất thải rắn: Chủ dự án cam kết sẽ thu gom, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định. + Cam kết tuân thủ Quyết định số 35/2002-QĐ-BKHCN-MT ngày 25/6/2002 của Bộ KHCNMT về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. + Cam kết tuân thủ Quyết định số 22/2006-QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. + Hàng năm trích kinh phí để thực hiện chương trình giám sát môi trường. Số liệu giám sát sẽ được cập nhật đầy đủ để báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý. + Cam kết tuân thủ các điều khoản theo Quyết định phê chuẩn báo cáo này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá các tác động môi trường.doc