Xuan Son National Park is one of 30 National Parks on the territory of Vietnam, of two on six level
classifications of protected areas of the world. Xuan Son National Park is considered as a forest,
which has rich biodiversity, diversity of terrain construct that make diverse landscape. Specially, this
is the only National Park with forest on limestone mountains in the country. To evaluate the diversity
as well as the conservation of biodiversity of flora, 3 transects survey with 9 quadrats, divided into 45
plots have been established. A statistical research on Xuan Son National Park had pointed that this
park has 7 major ecosystems with 6 branches, 1217 species, 680 plants is divided into four basic
forms of life, including 40 species listed in the Vietnam Red Book and added some new species for
the flora of Vietnam. Simultaneously determine the big value of using of 1171 over 1217 plant
species, accounted for 96.22% as well as the opportunities and challenges in the conservation of
diversity in Xuan Son National Park. From the results, building the propose solutions to contribute to
conservation of flora diversity and abundance of capital Xuan Son National Park and future research
on the relationship between environmental factores with species distribution.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học khu hệ thực vật tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ - Đặng Kim Vui, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 75 - 80
75
ĐÁNH GIÁ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ THỰC VẬT
TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là một trong 30 VQG trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc 2 trong 6 bậc
phân hạng các Khu bảo vệ của thế giới. VQG Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái
phong phú, đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan. Đặc biệt,
đây là VQG duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi ở nước ta. Để đánh giá tính đa dạng cũng như
công tác bảo tồn ĐDSH của khu hệ thực vật (HTV), 3 tuyến điều tra với 9 ô tiêu chuẩn, chia làm 45 ô
dạng bản đã được lập. Nghiên cứu đã thống kê được VQG Xuân Sơn có 7 hệ sinh thái chính với 6
ngành, 1217 loài, 680 chi thực vật chia làm 4 dạng sống cơ bản, trong đó có 40 loài có tên trong sách đỏ
Việt Nam và phát hiện thêm một số loài mới bổ sung cho HTV Việt Nam. Đồng thời xác định được giá
trị sử dụng to lớn của 1171 trên 1217 loài thực vật, chiếm 96,22 % cũng như cơ hội và thách thức trong
công tác bảo tồn đa dạng ở VQG Xuân Sơn. Từ kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm
góp phần bảo tồn khu HTV của VQG Xuân Sơn và nghiên cứu cũng đề nghị cần có những nghiên cứu
sâu hơn về mối quan hệ của HTV tại đây với sự phân bố của loài.
Từ khóa: Đa dạng sinh học, khu hệ thực vật, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, VQG Xuân Sơn
MỞ ĐẦU*
Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn nằm ngay
tại điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, cửa
ngõ của vùng Tây Bắc, thuộc địa bàn huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Do nằm trong khu
vực giao tiếp của hai luồng động – thực vật
Mã Lai và Hoa Nam nên VQG Xuân Sơn
được đánh giá là rừng có tính ĐDSH cao, đa
dạng địa hình đã kiến tạo nên đa dạng cảnh
quan và hệ sinh thái (Trần Minh Hợi, Nguyễn
Xuân Đặng 2008).
Với tổng diện tích 15.048 ha, Xuân Sơn là
VQG duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi
đá vôi (2.432 ha). Đây là nơi sinh sống và tồn
tại của HTV phong phú, đa dạng, đặc biệt là
các loài thực vật cổ độc đáo thuộc ngành hạt
trần, trong đó có nhiều loài quý hiếm cần
được bảo vệ ở mức độ quốc gia và toàn cầu.
Giá trị bảo tồn của Xuân Sơn càng trở nên có
ý nghĩa khi diện tích và chất lượng rừng tự
nhiên trong toàn quốc đang giảm mạnh do các
hoạt động khai thác và sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới theo thống kế có khoảng 1,75
triệu loài đã được xác định, nhưng theo dự
đoán các loài di động khoảng 5-30 triệu loài.
Điều đó chứng tỏ còn hàng triệu loài vẫn chưa
*
Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com
được xác định (Sadava et al., 2010). Việt
Nam được xác định là một trong 20 quốc gia
giầu ĐDSH nhất thế giới (TTNCTNMT,
2005), các tác giả người Pháp từ thế kỷ 19 đã
thống kê được 7000 loài thực vật có mạch ở
nước ta (Phan Kế Lộc, 1985). Các nhà khoa
học đã thống kê được hơn 10.000 loài thực
vật, theo dự đoán nước ta có khoảng 12,000
loài thực vật bậc cao có mạch (vascular plant)
(Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2001).
Bảo tồn ĐDSH đóng góp quan trọng vào quá
trình giảm quy mô của biến đổi khí hậu
(BĐKH) và giảm các tác động tiêu cực đó
bằng tăng khả năng phục hồi cho các hệ sinh
thái. Bởi vậy, các thách thức về ĐDSH và
BĐKH cần được giải quyết đồng thời với
cùng mức ưu tiên (Buckney et al., 2011).
Chúng ta cần một tầm nhìn mới về ĐDSH cho
một hành tinh khỏe mạnh và một tương lai
bền vững của nhân loại (Hoang Van Hung et
al., 2011).
Đánh giá bảo tồn ĐDSH và thống kê các loài
sinh vật vẫn được thực hiện thường xuyên ở
nước ta và các nước trên thế giới (Brummitt,
1992). Trong thời gian gần đây nhiều loài mới
tiếp tục được phát hiện như phát hiện như:
loài Bách vàng, Thông đỏ phân bố ở Hà
Giang, Cao Bằng; nhiều loài bò sát, thú v.v.
cũng mới được phát hiện ở nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 75 - 80
76
Nghiên cứu này tập trung đánh giá hiện trạng
ĐDSH thực vật tại VQG Xuân Sơn và định
hướng các biện pháp bảo tồn ĐDSH cho khu
vực nghiên cứu.
VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, tài
liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực
tiếp bằng phiếu điều tra. Đối tượng được
phỏng vấn là chủ rừng, các cơ quan chuyên
môn và người dân địa phương để nắm được
các thông tin về điều kiện tự nhiên, trạng thái
của rừng, tên địa phương của một số loài thực
vật cùng những tác động của con người và
động vật đến HTV.
- Phương pháp phân loại và lấy mẫu: được
thực hiện tại hiện trường. Xác định tên loài,
tên địa phương, taxon và xây dựng bảng danh
lục các loài.
- Điều tra đánh giá theo tuyến: Chọn và lập
tuyến điều tra đại diện cho khu vực nghiên
cứu. Các tuyến điều tra lấy ranh giới là đường
mòn, sông, suối, khe nước và trên bản đồ hiện
trạng. Trên tuyến điều tra tiến hành điều tra,
xác định: thành phần, kiểu rừng, công dụng
và giá trị của thực vật. Có 3 tuyến điều tra
được lập, gồm tuyến đường vào xóm Lạng,
xóm Lấp, xóm Cỏi. Dọc mỗi tuyến điều tra
lập 3 ô tiêu chuẩn (ÔTC), tất cả gồm 9 ÔTC.
Hình dạng, kích thước và cấu trúc mỗi ÔTC:
Hình 1: Hình dạng và bố trí ÔTC, ÔDB
+ Trong ÔTC: liệt kê tất cả các loài thực vật
bậc cao có mạch và nhận biết công dụng của
các loài thực vật.
+ Trong ÔDB: tiến hành điều tra tầng cây tái
sinh, cây bụi và thảm tươi, đánh giá tình hình
sinh trưởng, công dụng của các loài cây.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử
lý trên các phần mềm chuyên dụng: PRIMER
5.0 và Excel.
Thiết bị, vật dụng nghiên cứu.
- Các loại thước đo: thước kẹp, thước dây,
thước Blumeiss, GPS Trimble Juno SB, bản
đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng VQG.
- Thời gian nghiên cứu: năm 2012.
Bảng 1. Diện tích các sinh cảnh ở VQG Xuân Sơn
Kiểu sinh cảnh Diện tích (ha) %
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 1733 11.5
Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi xương xẩu 1549 10.3
Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy 1156 7.7
Rừng thứ sinh tre nứa 639 4.2
Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh 4624 30.7
Rừng trồng 21 0.1
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 2218 14.7
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp trên đất đá vôi xương xẩu 833 5.9
Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới núi thấp 531 3.5
Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh á nhiệt đới núi thấp 303 2
Thảm cây nông nghiệp và dân cư 1369 9.1
Hồ nước 22 0.1
Tổng 15048 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 75 - 80
77
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đa dạng sinh học Khu hệ thực vật của VQG Xuân Sơn
VQG Xuân Sơn có 7 hệ sinh thái (HST) chính: Rừng trên núi đá vôi; rừng rên núi đất; trảng cỏ
cây bụi, tre nứa; HST nông nghiệp, khu dân cư; HST rừng trồng và HST thủy vực. Trong đó,
HST rừng trên núi đá vôi có nhiều nét độc đáo với 12 kiểu sinh cảnh khác nhau.
Đa dạng các bậc taxon thực vật
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thực vật VQG Xuân Sơn khá phong phú và đa dạng.
Bao gồm 6 ngành: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta);Ngành
thông (Pinophyta); Ngành thông đất (Lycopodiphyta); Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta);
Khuyết lá thông (Psilotophyta). Sự phân bố của các taxon trong các ngành không đồng đều, được
thể hiện tại bảng 2.
Bảng 2. Bảng phân bố các Taxon khác nhau trong hệ thực vật ở VQG Xuân Sơn
Ngành thực vật Tên khoa học Số họ Số chi Số loài Số họ % Số chi % Số loài %
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 151 83.9 633 93 1130 92.8
Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 22 12.2 38 5.9 74 6.1
Ngành Thông Pinophyta 3 1.6 4 0.5 5 0.4
Ngành Thông đất Lycopodiphyta 2 1.1 3 0.4 6 0.5
Ngành cỏ tháp bút Equisetophyta 1 0.6 1 0.1 1 0.1
Khuyết lá thông Psilotophyta 1 0.6 1 0.1 1 0.1
Tổng 180 100 680 100 1217 100
Đa dạng thành phần loài thực vật.
VQG Xuân Sơn có Khu hệ thực vật rất phong phú và đa dạng thể hiện ở số lượng loài, họ và chi.
Theo kết quả nghiên cứu, Xuân Sơn có tất cả 1217 loài thực vật bậc cao thuộc 680 chi và 180 họ.
Sự đa dạng thành phần loài trong các họ thực vật.
Trong 180 họ thực vật có 35 họ chỉ có 1 loài, 71 họ có 2 - 4 loài, 33 họ có 5 - 9 loài, 13 họ có trên
20 loài.
Bảng 3: Những họ thực vật đa dạng nhất ở VQG Xuân Sơn
STT Tên phổ thông Tên latinh Số loài %
1 Họ thầu dầu Euphobiaceae 60 14.78
2 Họ cà phê Rubiaceae 49 12.07
3 Họ Dẻ Fabaceae 38 9.36
4 Họ dâu tằm Moraceae 35 8.62
5 Họ cúc Asteraceae 34 8.37
6 Họ phong lan Orchidaceae 32 7.88
7 Họ hòa thảo Poaceae 27 6.65
8 Họ đơn nem (cơm nguội) Myrsinaceae 24 5.92
9 Họ long não Lauraceae 23 5.66
10 Họ tếch Verbenaceae 23 5.66
11 Họ cói Cyperaceae 21 5.17
12 Họ ráy Araceae 20 4.93
13 Họ gừng Zingiberaceae 20 4.93
Tổng 406 100
Sự đa dạng thành phần loài trong các chi thực vật.
VQG Xuân Sơn có 680 chi, trong đó đặc biệt đa dạng nhất là chi Ficus 24 loài, chi Ardisia 13 loài và
nhiều chi khác đã tạo nên hệ thực vật nhiệt đới phong phú và giàu có trong hệ thưc vật nói trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 75 - 80
78
Bảng 4: Những chi thực vật đa dạng nhất ở VQG Xuân Sơn
STT Tên chi Số loài STT Tên chi Số loài
1 Ficus 24 14 Clerodendrum 6
2 Ardisia 13 15 Cyperus 6
3 Piper 9 16 Desmodium 6
4 Polygonum 9 17 Dioscorea 6
5 Denrobium 7 18 Helicia 6
6 Diopiros 7 19 Maesa 6
7 Elaeocarpus 7 20 Solanum 6
8 Hediotis 7 21 Garcinia 5
9 Psitrotri 7 22 Pteris 5
10 Bauhinia 6 23 Rhododendron 5
11 Begonia 6 24 Schefflera 5
12 Carex 6 25 Syzygium 5
13 Callicarpa 6 26 Dectaria 5
Đa dạng về thành phần dạng sống thực vật ở KVNC
Trong quá trình nghiên chúng tôi đã thống kê được 4 nhóm dạng sống cơ bản trong KVNC, đó là:
Dạng thân gỗ, dạng thân bụi, dạng thân thảo, dạng thân leo. Sự phân bố cụ thể thành phần dạng
sống trong từng ngành thực vật.
Bảng 5: Thành phần dạng sống thực vật trong KVNC
TT Ngành
Thân gỗ Thân bụi Thân thảo Thân leo
Số
loài %
Số
loài %
Số
loài %
Số
loài %
1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 0 0 0 0 6 0.49 0 0
2 Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 0 0 0 0 1 0.08 0 0
3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 0 0 0 0 58 4.77 16 1.31
4 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 386 31,72 114 9.37 465 38.21 165 13.56
5 Ngành thông (Pinophyta) 2 0.16 0 0 0 0 3 0.24
6 Khuyết lá thông (Psilophyta) 0 0 1 0.08 0 0 0 0
Tổng 100% 31.88% 9.45% 43.55% 15.12%
Bảng 6: Bảng phân loại công dụng và giá trị các loài thực vật
STT Công dụng, giá trị Kí hiệu Số loài
1 Cây làm thuốc T 665
2 Cây lấy gỗ G 202
3 Cây ăn được (Quả, Rau v.v.) Q,R 132
4 Cây cho hoa, làm cảnh, bóng mát Ca 90
5 Cây cho tinh dầu TD 41
6 Cây dùng đan lát Đa 12
7 Cây làm thức ăn cho gia súc Tags 12
8 Cây cho dầu béo D 9
9 Cây có độc Đ 8
Tổng 1.171
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 75 - 80
79
Như vậy, dạng sống thân thảo chiếm ưu thế
nhất trong 4 dạng sống được xác định tại
KVNC với 530 loài chiếm 43.55%. Tiếp đến
là dạng sống thân gỗ với 388 loài chiếm
31.88%, dạng thân leo chiếm 15.12% với 184
loài và dạng thân bụi chiếm tỷ lệ thấp nhất
với 115 loài chiếm 9.45%.
Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở
VQG Xuân Sơn.
Hệ thực vật VQG Xuân Sơn đang phải chịu
rất nhiều sức ép do hoạt động dân sinh. Đó là
nạn chặt phá rừng, chặt gỗ, củi làm nguyên
liệu sản xuất hoặc làm củi, Hậu quả là diện
tích rừng giảm đi nhanh chóng, đi kèm với
các nguy cơ sinh thái dẫn đến một số loài bị
tuyệt chủng và có nguy cơ tuyệt chủng ngày
càng cao. Theo thống kê, hệ thực vật VQG
Xuân Sơn có tổng số 40 loài ghi trong sách đỏ
Việt Nam và Nghị định 32/2006/NĐ-CP,
chiếm chiếm 3,29% tổng số loài. Đặc biệt có
10 loài trong SĐVN đang nguy cấp cần được
bảo tồn và nhân giống như: Trọng lâu nhiều
lá (Paris polyphylla Sm.); Kim tuyến đá vôi
(Anoectochilus calcareus Aver); Táu nước
(Vatica subglabra Merr.) .v.v.
Đa dạng về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên
thực vật ở VQG Xuân Sơn
Công dụng của các loài thực vật trong VQG
Xuân Sơn phân thành 9 nhóm sau: Nhóm cây
lấy gỗ (G), nhóm cây làm thuốc (T), nhóm
cây làm cảnh (Ca), nhóm cây có tinh dầu
(TD), nhóm cây ăn được-Q,R, nhóm cây dùng
để đan lát (Đa), nhóm cây làm thức ăn gia súc
(Tags), nhóm cây có dầu béo (D), nhóm cây
có độc (Đ).
Qua điều tra, thống kê và thu thập số liệu đã
xác định được 1.171 trên 1.217 loài thực vật
(chiếm 96,22%) tại VQG Xuân Sơn thuộc vào
9 nhóm trên.
Công tác quản lý, bảo vệ, phân chia các khu
chức năng của VQG Xuân Sơn.
VQG Xuân Sơn đã kiện toàn hệ thống tổ chức
quản lý, thành lập ban quản lý VQG. Ban
quản lý VQG đã biết huy động người dân
tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ khu
bảo tồn; làm tốt công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức, làm cho người dân hiểu được
lợi ích của công tác bảo tồn thiên nhiên và
môi trường; phân khu chức năng để nâng cao
hiệu quả quản lý v.v. Đặc biệt, chú trọng công
tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu
nguồn, phòng cháy chữa cháy, quản lý và sử
dụng bền vững tài nguyên rừng với sự tham
gia của cộng đồng.
Theo số liệu của Hạt kiểm lâm Tân Sơn từ
năm 2007 đến năm 2010 trên địa bàn VQG
Xuân Sơn xẩy ra 153 vụ khai thác, buôn bán
và vận chuyển lâm sản trái phép. Công tác
bảo tồn ĐDSH khu HTV còn nhiều khó khăn,
thách thức cần giải quyết như: cháy rừng,
trình độ dân trí thấp, nạn du canh du cư, đội
ngũ cán bộ, nhân viên quản lý còn thiếu, đặc
biệt cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
trang thiết bị còn rất hạn chế.
Đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH khu hệ
thực vật VQGXS, tỉnh Phú Thọ.
Giải pháp kĩ thuật:
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình sử dụng bền
vững tài nguyên sinh vật.
- Tăng cường các trang thiết bị chuyên dụng
để phục vụ cho công tác bảo tồn ĐDSH khu
hệ thực vật VQG Xuân Sơn, đặc biệt HTV
rừng nguyên sinh trên núi đá vôi.
Giải pháp quản lí:
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý
VQG, gắn liền công tác quản lý nhà nước với
công tác tự quản của người dân.
- Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và
đại diện các nhóm cộng đồng địa phương.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa
học ứng dụng trong bảo tồn ĐDSH khu HTV.
- Tăng cường giám sát đánh giá và điều chỉnh
kế hoạch quản lý cho phù hợp để hạn chế yếu
điểm và thách thức, phát huy điểm mạnh, tận
dụng cơ hội để vừa khai thác lợi ích kinh tế
vừa bảo tồn được ĐDSH của khu HTV.
KẾT LUẬN
- Với tổng diện tích tự nhiên là 15.048 ha,
VQG Xuân Sơn có hệ thực vật rừng vô cùng
phong phú và đa dạng gồm 180 họ, 680 chi và
1217 loài ở các ngành thực vật khác nhau. Hệ
sinh thái đặc trưng là rừng nguyên sinh trên
núi đá vôi với nhiều loài thực vật quý hiếm có
giá trị bảo tồn cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 75 - 80
80
- Có tổng số 40 loài thực vật có tên trong sách
đỏ Việt Nam và Sách đỏ Thế giới ở các mức
độ khác nhau.
- Tính đa dạng về công dụng của thực vật là
giá trị to lớn của nguồn tài nguyên thực vật
rừng ở đây: 1171 trong 1217 loài thực vật có
mặt tại VQG Xuân Sơn có ích, có nhiều tác
dụng như cung cấp gỗ, dược liệu, thức ăn v.v.
- Yếu tố tác động tiêu mạnh nhất đến khu
HTV VQG Xuân Sơn là các tác động của con
người. Vì vậy, giải quyết vấn đề nhận thức mà
sâu xa là sự nghèo đói của người dân vẫn đang
là mục tiêu trước mắt của Ban quản lí VQG
cũng như chính quyền địa phương nơi đây.
- Trong thơi gian tới cần tập trung nghiên cứu
về đa dạng di truyền và nghiên cứu mối quan
hệ giữa các yếu tố sinh thái môi trường với sự
phân bố của một số loài quý hiếm, các loai có
nguy cơ bị tuyệt chủng ở mức độ cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Võ Văn Chi, Trần Hợp (2001), Cây cỏ có ích
ở Việt Nam, 2 tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (2008).
Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật
tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[3]. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng khung phân
loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại
thảm thực vật Việt Nam”, Tạp chí Sinh học. 3: 1 – 5.
[4]. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường, Viên Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, (2005), Danh lục các loài
thực vật Việt Nam, Tập I, II, III. Nhà xuất bản
Nông nghiệp - Hà Nội.
[5]. Brummitt R.K, 1992. Vascular Plant Families
and Genera, Royal Botanic Gadent, Kew.
[6]. David Sadava, Hill D, Heller H., Berenbaum
M. (2010), Introduction Biology: Ecology,
Evolution and Biodiversity. Freemam Custom
Publishing.
[7]. Hoang Van Hung, Luigi De Filippis, Rod
Buckney (2011), “Population structure and
genetic diversity of the rare and endangered
Sinocalamus mucclure and Markhamia stipulata
in Ba Be National Park, Vietnam.” Asian Journal
of Plant Sciences 10 (6): 312-322.
[8]. Rod Buckney, Dang Kim Vui, Hoang Van
Hung, Lou De Filippis (2011). Evaluation of the
conservation status and risks for some endangered
plant species in Ba Be national Park, Bac Kan,
Vietnam. Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội. 1-24.
SUMMARY
EVALUATION OF THE BIODIVERSITY CONSERVATION OF FLORA
IN XUAN SON NATIONAL PARK, PHU THO PROVINCE
Dang Kim Vui, Hoang Van Hung*
College of Agriculture and Forestry - TNU
Xuan Son National Park is one of 30 National Parks on the territory of Vietnam, of two on six level
classifications of protected areas of the world. Xuan Son National Park is considered as a forest,
which has rich biodiversity, diversity of terrain construct that make diverse landscape. Specially, this
is the only National Park with forest on limestone mountains in the country. To evaluate the diversity
as well as the conservation of biodiversity of flora, 3 transects survey with 9 quadrats, divided into 45
plots have been established. A statistical research on Xuan Son National Park had pointed that this
park has 7 major ecosystems with 6 branches, 1217 species, 680 plants is divided into four basic
forms of life, including 40 species listed in the Vietnam Red Book and added some new species for
the flora of Vietnam. Simultaneously determine the big value of using of 1171 over 1217 plant
species, accounted for 96.22% as well as the opportunities and challenges in the conservation of
diversity in Xuan Son National Park. From the results, building the propose solutions to contribute to
conservation of flora diversity and abundance of capital Xuan Son National Park and future research
on the relationship between environmental factores with species distribution.
Keywords: Biodiversity, flora, natural limestone forest, Xuan Son National Park
Ngày nhận bài: 18/2/2013, ngày phản biện: 07/3/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*
Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_38264_41819_2820139444875_9976_2052108.pdf